Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp từ thực tiễn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.92 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ HỒNG NHUNG

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng ứng dụng)

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phương

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.



TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Hồng Nhung


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáo TS.Nguyễn
Văn Phương - Trưởng Bộ môn Luật Môi trường, Trường Đại học Luật Hà Nội,
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn
Luật Môi trường; các thầy giáo, cô giáo trong khoa Pháp luật Kinh tế cùng với các
thầy giáo, cô giáo công tác tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy,
cung cấp cho em những kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi động viên giúp
dỡ em để em hoàn thành luận văn.
Với thời gian, kiến thức có hạn và trong phạm vi một luận văn thạc sỹ không
thể tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện thêm. Em xin
kính mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và những ai quan tâm đến vấn đề
này.
Em xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Hồng Nhung


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT


Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KCN

Khu công nghiêp

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................ 2
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ............................................................. 3
5. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn; ................ 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .............................................. 3
7. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn ........................................................ 3
8. Bố cục (các chương) của luận văn.............................................................. 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NƯỚC THẢI, PHÁP LUẬT
QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VỀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ........... 5
1.1 Những vấn đề chung về nước thải và pháp luật về quản lý nước thải
công nghiệp....................................................................................................... 5
1.1.1 Những vẫn đề chung về nước thải .......................................................... 5
1.1.2 Pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp .......................................... 8
1.2

Các quy định pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam
............................................................................................................... 13

1.2.1 Quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường và quy chuẩn kỹ
thuật môi trường.............................................................................................. 13
1.2.2 Quy định pháp luật về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá
hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước ... 16
1.2.3 Quy định pháp luật về giấy phép xả nước thải vào nguồn nước .......... 18
1.2.4 Quy định pháp luật về phí BVMT đối với nước thải. ............................ 20
1.2.5 Các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật

liên quan đến quản lý nước thải ...................................................................... 22
1.2.6 Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nước thải ...................................... 24


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ ................................. 30
2.1 Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
và những vấn đề đặt ra về quản lý nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ. ......................................................................................................... 30
2.1.1 Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.30
2.1.2 Những vấn đề đặt ra về quản lý nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ. .......................................................................................................... 34
2.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến pháp luật quản lý nước thải
công nghiệp và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về quản lý nước
thải công nghiệp qua thực tiễn thi hành tại tỉnh Phú Thọ .......................... 36
2.2.1 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến pháp luật quản lý nước thải
công nghiệp. .................................................................................................... 36
2.2.2 Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về quản lý nước thải công
nghiệp qua thực tiễn thi hành tại tỉnh Phú Thọ .............................................. 40
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP........................................ 54
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý nước thải công
nghiệp ở Việt Nam .......................................................................................... 54
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nước thải công
nghiệp ở Việt Nam. ......................................................................................... 56
3.2.1 Giải pháp pháp lý .................................................................................. 56
3.2.2 Giải pháp khác ...................................................................................... 60
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nước thải công
nghiệp tại địa bàn tỉnh Phú Thọ.................................................................... 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như nhiều địa
phương khác trong cả nước, cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ cơ bản chuyển đổi theo
hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì
vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất, đặc biệt là quản lý nước thải công
nghiệp đang được đặt ra. Hiện nay, Phú Thọ đang phải đối mặt với tình trạng ô
nhiễm môi trường, nhất là tại các khu vực xung quanh khu công nghiệp và đô thị
trên địa bàn tỉnh; một số hệ thống sông, ngòi, ao, hồ đã bị ô nhiễm. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chất lượng nước thải công nghiệp
chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhiều công trình, cơ sở xả thải chưa được cấp phép
theo đúng quy định của pháp luật. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là tình trạng ô
nhiễm môi trường trầm trọng quanh khu vực bị xả thải. Nước thải công nghiệp có
đặc điểm là chứa hàm lượng chất gây ô nhiễm cao, việc không xử lý nước thải công
nghiệp gây ra rất nhiều hệ quả xấu cho kinh tế xã hội đất nước, để lại những hệ lụy
nghiêm trọng về mọi mặt, bao gồm cả chính trị, kinh tế và xã hội. Vì vậy, em chọn
đề tài “Pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ” để
tìm hiểu về các quy định pháp luật quản lý nước thải công nghiệp và việc áp dụng
những quy định này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đồng thời em hy vọng có thể đóng
góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến thời điểm hiện nay mới chỉ có một số các công trình nghiên cứu
hoa học pháp lý liên quan đến quy định pháp luật về quản lý chất thải công nghiệp.
Điểm chung của các công trình nghiên cứu trên là tập trung đề cập đến vấn đề môi
trường từ khía cạnh pháp lý, trong đó ở nhiều góc độ khác nhau, người nghiên cứu
cũng đã đề cập đến vấn đề pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp.

Dưới góc độ khoa học pháp lý có một số đề tài nghiên cứu như:
-

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2009 “Hoàn thiện Pháp luật về

quản lý chất thải” do tác TS. Nguyễn Văn Phương là chủ nhiệm, trường Đại học
Luật Hà Nội.


2

- Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2011 “Pháp luật về bảo vệ môi trường đối
với khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Tây Ninh” của tác giả Phan Thị
Trúc Linh, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra có một số bài viết trên các tạp chí Luật học, Tạp chí Cộng sản, tạp
chí Lý luận chính trị, nghiên cứu pháp luật môi trường dưới nhiều góc độ, khía cạnh
pháp lý khác nhau. Trên các trang tin điện tử internet có nhiều bài viết về vấn
đề quản lý nước thải công nghiệp hoặc tình trạng xả thải không qua xử lý gây ô
nhiễm của một số khu công nghiệp …như: Bài viết của tác giả Vũ Thị Duyên Thủy
đăng trên tạp chí Luật học số 9/2011"Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động của các khu công nghiệp ở Việt Nam"; bài " Môi trường khu công
nghiệp, khu chế xuất các tỉnh Phía Bắc thực trạng và bài học kinh nghiệm" của tác
giả Phương Nhung đăng trên tạp chí quản lý Nhà nước số 174 (tháng 7/2010). Về
công tác quản lý môi trường KCN , tác giả Ngô Sỹ Trung có bài viết: "Quản lý môi
trường các khu công nghiệp hiện nay" được đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước
số 6/2010; tác giả Hoàng Thị Hường với bài viết: "Tăng cường quản lý môi trường
đối với các Khu công nghiệp" đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số 157( tháng
2/2009); tác giả Lê Thị Kim Tuyên với bài viết: "Thực trạng và giải pháp bảo vệ
môi trường trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay" đăng trên
Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, tháng 7 năm 2012 và nhiều công trình khác

Tuy vậy, chưa có công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào tìm hiểu sâu và
toàn diện các quy định pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp bao gồm đầy đủ
các vấn đề về hoạt động doanh nghiệp liên quan đến nước thải công nghiệp (quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp) song song với đó là quản lý của cơ quan
nhà nước. Mặt khác, cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu
khả năng áp dụng những quy định này tại một địa bàn cụ thể. Bởi vậy, có thể khẳng
định: Đề tài: “Pháp về quản lý nước thải công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ” là
đề tài còn mới cần được đi sâu tìm hiểu.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: hệ thống pháp luật Việt Nam về quản lý
nước thải công nghiệp và thực tiễn triển khai những quy định này.
Phạm vi nghiên cứu: địa bàn tỉnh Phú Thọ những năm gần đây.


3

4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn có 2 mục tiêu chính đó là:
Thứ nhất, nghiên cứu những quan điểm, luận điểm khoa học về quản lý nước
thải công nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nước thải công
nghiệp, các phương thức quản lý nước thải công nghiệp, quy định pháp luật Việt
Nam về quản lý nước thải công nghiệp;
Thứ hai, nghiên cứu đánh giá toàn diện quy định pháp luật về quản lý nước
thải công nghiệp cũng như thực tiễn áp dụng chúng để tìm ra những tồn tại, vướng
mắc của hệ thống pháp luật; Nghiên cứu tình hình quản lý nước thải, nguyên nhân,
hậu quả của - tình trạng xả nước thải công nghiệp không đúng quy định của nhà
nước; Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng hoàn thiện hệ thống - pháp luật trong
lĩnh vực quản lý nước thải công nghiệp.
5. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn;
Trong quá trình nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tác

giả đã sử dụng phương pháp phân tích, giải thích pháp luật, tổng hợp, thống kê, so
sánh, hệ thống.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Với phương hướng nghiên cứu và nội dung như trên, luận
văn sẽ góp phần vào hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý nước thải công nghiệp
và pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn: Tác giả hy vọng luận văn có giá trị tham khảo nhất định,
trước hết với những người quan tâm về quản lý nước thải công nghiệp dưới góc độ
pháp lý và là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập
môn học Luật Môi trường. Bên cạnh đó, luận văn còn có giá trị tham khảo, hỗ trợ
chuyện ngành đối với những cá nhân tổ chức, doanh nghiệp muốn tìm hiểu sâu và
thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp.
7. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
- Pháp luật quản lý nước thải công nghiệp được quy định như thế nào và còn tồn tại
những nhược điểm gì trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
- Trình bày thực trạng quản lý nước thải công nghiệp trên địa bản tỉnh Phú Thọ?


4

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nước thải công nghiệp trên lý
thuyết và thực thế áp dụng tại tỉnh Phú Thọ?
- Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định này là gì?
8. Bố cục (các chương) của luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Nội dung của luận
văn được trình bày thành 3 chương. Chương 1: Những vấn đề chung và pháp luật
quản lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam; Chương 2: Pháp luật quản lý nước thải
công nghiệp từ thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ; Chương 3: Phương hướng và giải
pháp hoàn thiện pháp luật quản lý nước thải công nghiệp.



5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NƯỚC THẢI, PHÁP LUẬT
QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1.1 Những vấn đề chung về nước thải và pháp luật về quản lý nước thải công
nghiệp
1.1.1 Những vẫn đề chung về nước thải
Nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất hành
tinh, là điều kiện tiên quyết để duy trì sự sống, sự phát triển của nhân loại. Tuy
nhiên, cùng với việc tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dân số tăng nhanh,
một lượng nước thải công nghiệp chưa được qua xử lý đã xả vào sông, hồ và khu
vực ven biển, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, tác động tiêu cực đến hệ sinh
thái và đe dọa cuộc sống của con người. Tại Việt Nam, hơn 70% chất thải công
nghiệp trong đó có nước thải chưa qua xử lý được xả vào nguồn nước và gây ô
nhiễm nguồn nước cấp1. Nước thải có thể chứa một loạt các chất gây ô nhiễm.
Trong nhiều trường hợp, nước thải không chỉ xả trực tiếp ra sông, hồ, khu vực ven
biển mà nó còn thấm xuống lòng đất và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tuy nhiên,
điều này thường rất khó để phát hiện khi việc quan trắc, giám sát thường khá tốn
kém. Ngay cả khi được phát hiện, việc xử lý có thể cũng vô cùng khó khăn. Hệ quả
là môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp (KCN) và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải. Vì vậy, việc xử lý nước thải là rất cần thiết để bảo vệ môi
trường sống của con người.
1.1.1.1. Khái niệm nước thải
 Khái niệm nước thải
Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6
tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải thì nước thải là
“nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con
người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường”. Ngoài ra, ngày 24 tháng 4

năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất
Cục quản lý tài nguyên nước (2017), “Nước thải và công nghiệp”,
ngày 01/08/2018
1


6

thải và phế liệu, theo đó, “Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất
được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”
(Điều 3 khoản 5).
Như vậy có thể hiểu, nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất
được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động
khác của con người.
 Phân loại nước thải
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh và mục
đích sử dụng. Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc
công nghệ xử lý. Căn cứ vào hai yếu tố nêu trên, nước thải bao gồm các loại sau:
- Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
- Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ
các nhà máy, khu chế xuất đang hoạt động, từ các làng nghề, những cơ sở kinh
doanh, dịch vụ hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên, chúng
được thu gom theo hệ thống riêng.
1.1.1.2. Ảnh hưởng của nước thải tới môi trường và sức khỏe con người
Nước thải chứa số lượng lớn các chất ô nhiễm và chất bẩn như: Các chất
dinh dưỡng; vi sinh vật gây bệnh; kim loại nặng; chất ô nhiễm hữu cơ và chất hữu
cơ phân hủy sinh học và vi chất ô nhiễm. Tất cả những thứ này có thể gây ra nhiều
vấn đề cho sức khỏe và môi trường đồng thời cũng gây ra những tác động kinh tế,

xã hội khi nước thải ít được xử lý hoặc không xử lý đầy đủ trước khi thải ra môi
trường.
 Ảnh hưởng của nước thải tới môi trường
- Ảnh hướng tới môi trường nước và sinh vật nước. Cụ thể như sau:
 Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sự mất cân bằng giữa
lượng chất thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các
sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất hữu cơ,
chất rắn lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng


7

lớn, dẫn đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước
bị suy giảm nghiêm trọng.
 Nước ngầm: Ngoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng
lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, 1 phần lượng chất được các sinh vật tiêu
thụ, 1 phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến đổi
tính chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu
cơ, kim loại nặng…)
 Sinh vật nước: Nước bị nhiễm kim loại nặng từ nước thải của các KCN, các
nhà máy sản xuất công nghiệp như luyện kim, nhiệt điện, gang thép,… ảnh hưởng
trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông, do nước ở vùng này trực tiếp
chịu tác động từ nước thải của các nhà máy, KCN chưa xử lý hoàn toàn đổ ra. Nhiều
loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi
trong cơ thể của chúng, một số trường hợp gây đột biến.
- Ảnh hướng tới môi trường đất: Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và khó
khôi phục lại trạng thái ban đầu. Nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm phát sinh từ
hoạt động sản xuất thải vào môi trường làm thay đổi chất lượng đất, ảnh hưởng
nguy hại tới các loại vi sinh vật sống trong đất, giảm năng suất cây lương thực, ảnh
hưởng trực tiếp tới sản lượng hoa mầu của ngành công nghiệp cũng như sản lương

nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp.
- Ảnh hướng tới môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường nước không chỉ
ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà còn ảnh hưởng đến không khí. Các hợp
chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi
nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những
vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công
nghiệp độc hại khác. Không chỉ thế, nước thải chưa qua xử lý đổ ra các con sông
làm cho nước sông đổi màu và gây ra mùi khó chịu trong không khí, ảnh hưởng tới
môi trường sống của người dân xung quanh.
- Ảnh hưởng tới đa dạng sinh học: Từ những ảnh hưởng trên, có thể thấy
được, việc xả nước thải không được kiểm soát có thể gây tác động tới các hệ sinh
thái thuỷ sinh, ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loại sinh vật quý hiếm


8

như cò thìa, bồ nông chân hồng, mòng biển,… dẫn đến việc giảm khả năng phục hồi
đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.
 Ảnh hưởng của nước thải đến sức khỏe con người
- Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp
và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…
ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều
loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm
nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi
trồng thủy sản2.
 Ảnh hưởng của nước thải tới nền kinh tế.
- Nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ khi xả vào môi trường gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến ngành du lịch và dịch vụ do cảnh quan thiên
nhiên bị ảnh hưởng. Những nơi bị ô nhiễm sẽ bị hạn chế khách du lịch tham quan
do cảnh quan môi trường xuống cấp, gây thiệt hại về kinh tế cho địa phương.

- Nước thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước làm cho các ngành kinh tế
trọng điểm gặp nhiều khó khăn như ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Mặt
khác, người lao động tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy xí nghiệp sống trong khu
vực bị ô nhiễm do nước thải sẽ dễ mắc các bệnh gây suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng
đến năng suất làm việc, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường khi nguồn cầu
nhiều mà nguồn cung không đủ.
- Không chỉ thế, trước tình hình trên, để khắc phục hậu quả do nước thải gây
ra, nhà nước sẽ phải sử dụng ngân sách để xử lý và khắc phục. Nếu như càng có
nhiều nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường, việc phải sử dụng quá nhiều ngân
sách cho vấn đề xử lý nước thải dẫn đến hệ lụy không thể phân chia đồng đều ngân
sách cho những chính sách quan trọng khác. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
phát triển của nền kinh tế.
1.1.2 Pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm quản lý nước thải công nghiệp
 Khái niệm về quản lý nước thải công nghiệp
Thị Hà (2013), “Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước với sức khỏe con người”,
ngày 01/08/2018
2


9

Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào quy định khái niệm “Quản lý nước thải”.
Tuy nhiên, căn cứ vào hoạt động quản lý nước thải trong thực tế, ta có thể hiểu quản
lý nước thải bao gồm hoạt động thu gom và xử lý nước thải. Tương tự như vậy,
quản lý nước thải công nghiệp sẽ được hiểu là hoạt động thu gom và xử lý nước thải
công nghiệp. Cụ thể:
- Hoạt động thu gom nước thải công nghiệp: việc thu gom nước thải tại địa
điểm xả thải hay các cơ sở xả thải là giai đoạn đầu tiên, không thể thiếu trong quá
trình quản lý nước thải công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nước thải

công nghiệp một cách tập trung.
- Hoạt động xử lý nước thải công nghiệp: là quá trình sử dụng công nghệ hay
biện pháp kỹ thuật làm thay đổi các tính chất và thành phần của nước thải công
nghiệp nhằm làm mất hay giảm mức độ gây nguy hại của nước thải công nghiệp đối
với môi trường và sức khỏe con người. Đây là giai đoạn quan trọng cần vận dụng
nhiều biện pháp thích hợp để xử lý nước thải công nghiệp.
- Việc thu gom, xử lý nước thải công nghiệp, căn cứ theo quy định của Luật
bảo vệ môi trường (BVMT) 2014 như sau:
 Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và
nước thải, trong đó có nước thải công nghiệp.
 Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu gom, xử lý
đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Ngoài ra, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thu gom,
xử lý nước thải cũng có một số quy định về việc thu gom, xử lý nước thải công
nghiệp cụ thể như sau:
 Các KCN phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử
lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống xử lý nước thải
phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở
trong KCN và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong KCN đi vào
hoạt động. Các KCN gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước
thải tập trung.
 Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa
và thu gom, xử lý nước thải theo các hình thức sau: tự xử lý tại hệ thống xử lý nước


10

thải của cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường; bảo
đảm yêu cầu nước thải đầu vào trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
của KCN hoặc làng nghề theo quy định của chủ sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật

KCN hoặc làng nghề; chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên ngoài cơ sở
phát sinh theo quy định: Đối với nước thải nguy hại thì được quản lý theo quy định
về quản lý chất thải nguy hại; đối với nước thải không nguy hại thì chỉ được phép
chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
 Đặc điểm của hoạt động quản lý nước thải công nghiệp:
Quản lý nước thải công nghiệp cũng là một hoạt động quản lý chất thải, nên
nó cũng mang các đặc điểm chung của hoạt động quản lý chất thải như:
- Về chủ thể: Pháp luật quản lý nước thải công nghiệp điều chỉnh mối quan hệ
giữa các chủ thể tiến hành hoạt động có liên quan đến hoạt động quản lý nước thải
công nghiệp với cơ quan nhà nước về môi trường và mối quan hệ giữa các chủ thể
tiến hành hoạt động có liên quan đến quản lý nước thải công nghiệp với nhau: Các
quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường với các tổ chức, cá
nhân tiến hành các hoạt động có liên quan quản lý nước thải công nghiệp, bao gồm
quan hệ giữa chủ nguồn thải, chủ thu gom, xử lý nước thải với các cơ quan quản lý
nhà nước về môi trường. Các quan hệ này chính là các quan hệ phát sinh trong quá
trình tiến hành các quan hệ quản lý nhà nước về nước thải công nghiệp. Mối quan
hệ giữa các chủ thể tiến hành hoạt động liên quan đến quản lý nước thải công
nghiệp với nhau, bao gồm các quan hệ phát sinh trong quá trình thu gom, xử lý
nước thải công nghiệp, bồi thường thiệt hại do quản lý nước thải công nghiệp gây ra.
- Về đối tượng quản lý: đối tượng của hoạt động quản lý nước thải công
nghiệp là nước thải công nghiệp.
- Về mục đích: BVMT và sức khỏe cộng đồng thông qua vấn đề đặt ra các
khung pháp lý quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước về môi trường, quyền
và nghĩa vụ của các tổ chức, các nhân có liên quan đến quản lý nước thải công
nghiệp. Pháp luật quản lý nước thải công nghiệp đã phân định rõ ràng quyền hạn
cho các cơ quan nhà nước sẽ giúp hoạt động quản lý nhà nước đối với các vấn đề
này đạt hiệu quả cao hơn; định hướng xử sự và hành vi của các chủ thể có liên quan
đến hoạt động quản lý nước thải được thực hiện nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa và



11

khắc phục những tác động có hại của nước thải công nghiệp đối với môi trường và
sức khỏe của con người.
1.1.2.2. Khái niệm Pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp
 Định nghĩa Pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp
Pháp luật quản lý nước thải công nghiệp là một bộ phận của pháp luật môi
trường bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các
chủ thể tiến hành hoạt động liên quan đến nước thải công nghiệp với cơ quan quản
lý nhà nước về môi trường và giữa các chủ thể tiến hành hoạt động liên quan đến
nước thải công nghiệp với nhau trong quá trình quản lý nước thải công nghiệp nhằm
BVMT và sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể nào về pháp luật quản lý nước thải
công nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế thi hành pháp luật, có thể hiểu khái quát
như sau: Pháp luật quản lý nước thải công nghiệp là hệ thống các quy phạm pháp
luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong hoạt động quản lý nước thải công nghiệp.
 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp bao
gồm:
- Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chuyên môn trong việc áp dụng quy định về định mức kinh tế - kỹ
thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải công nghiệp và khả năng tiếp nhận
nước thải của nguồn nước.
- Quan hệ phát sinh trong việc cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước: quan
hệ giữa cơ quan cấp phép và cơ quan tiếp nhận, quản lý cấp phép, quan hệ giữa các
tổ chức, cá nhân xả thải và các cơ quan trên.
- Quan hệ phát sinh trong việc thu phí BVMT với nước thải là quan hệ giữa
đối tượng nộp phí và đối tượng thu phí.
- Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các loại chủ thể xả thải
vào môi trường trong việc thực hiện quy định về Quy chuẩn kỹ thuật môi trường,

Đánh giá tác động môi trường.


12

- Quan hệ gắn với việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nước thải là quan
hệ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các chủ thể có hành vi vi phạm
pháp luật về xả nước thải công nghiệp.
1.1.2.3. Vai trò của pháp luật trong quản lý nước thải công nghiệp
Mọi lĩnh vực trong xã hội, nhất là môi trường đều đỏi hỏi sự quản lý của nhà
nước một cách cụ thể và chi tiết. Xuất phát từ mục tiêu ngăn ngừa, giảm thiểu tác
động có hại của nước thải tới môi trường và sức khỏe của con người, pháp luật về
quản lý nước thải công nghiệp có vai trò quan trọng.
Thứ nhất, pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp sẽ quy định quyền hạn,
nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể trong các quan hệ xã hội về quản lý nước
thải công nghiệp. Hoạt động quản lý nước thải công nghiệp bao gồm nhiều loại
khác nhau với các tính chất và mức độ khác nhau, mỗi hoạt động lại có một nhóm
các chủ thể khác nhau tham gia. Vì thế, pháp luật quản lý nước thải công nghiệp
quy định quyền và nghĩa vụ riêng của mỗi chủ thể tham gia. Trong đó đề cao trách
nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên
môn trong hoạt động kiểm soát nước thải công nghiệp và có trách nhiệm tuân thủ
pháp luật của các tổ chức, cá nhân xả thải.
Thứ hai, pháp luật quản lý nước thải công nghiệp có vai trò quan trọng trong
việc răn đe, giác ngộ ý thức BVMT cho các chủ thể liên quan. Pháp luật về quản lý
nước thải công nghiệp thể hiện tính răn đe, giác ngôn thông qua việc xử phạt các
hành vi vi phạm pháp luật về xả thải. Từ đó, các thành viên trong xã hội phải có ý
thức trong việc xả thải, đặc biệt là các doanh nghiệp cần quan tâm tới lợi ích môi
trường bên cạnh lợi ích kinh tế, có trách nhiệm trong việc xử lý nước thải của doanh
nghiệp mình, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu.
Thứ ba, các quy phạm pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp có vai trò

tăng cường tính kỷ luật và trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động quản lý
nước thải. Các chế định trong các quy phạm pháp luật về quản lý nước thải công
nghiệp càng được xây dựng chặt chẽ bao nhiêu thì tính kỷ luật của pháp luật càng
được nâng cao bấy nhiêu. Khi các chủ thể tuân thủ pháp luật, một mặt vừa đảm bảo
tính pháp quyền của nhà nước xã hội chủ nghĩa, một mặt góp phần vào việc BVMT
khỏi sự ảnh hưởng của nước thải công nghiệp.


13

Thứ tư, pháp luật quản lý nước thải công nghiệp còn có vai trò đảm bảo dân
chủ, công bằng xã hội và tăng cường phát triển kinh tế xã hội. Pháp luật áp dụng
như nhau đối với các chủ thể có liên quan đến nước thải công nghiệp, đảm bảo tính
công bằng cho xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Thứ năm, pháp luật quản lý nước thải công nghiệp phát triển hoàn thiện sẽ
giúp phát triển hoạt động quản lý nước thải công nghiệp trong quá trình hội nhập và
hợp tác quốc tế. Hiện nay, nhà nước ta đã kí kết với các quốc gia khác nhiều điều
ước quốc tế về BVMT, trong đó có quy định cả về hoạt động quản lý nước thải công
nghiệp. Trong tương lai, sẽ có nhiều điều ước khác được ký kết trong lĩnh vực môi
trường nói chung và hoạt động quản lý nước thải công nghiệp nói riêng.
1.2 Các quy định pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam
1.2.1 Quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường và quy chuẩn kỹ thuật
môi trường
Nước thải công nghiệp là một loại chất thải gây ảnh hướng lớn tới môi
trường sống. Chủ nguồn thải phải có trách nhiệm BVMT, một trong các hoạt động
nhằm BVMT của chủ nguồn thải là việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo khoản 23, Điều 3 Luật BVMT 2014,
“Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án
đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó”. Lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là cơ sở để chủ nguồn thải biết rõ

hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà
nước về BVMT đánh giá về công tác BVMT của chủ nguồn thải. Theo quy định tại
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch BVMT,
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT,
có 113 dự án phải lập báo cáo ĐTM. Đối với những dự án thuộc đối tượng phải lập
báo cáo ĐTM, chủ dự án phải có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn
thực hiện báo cáo ĐTM theo quy định tại Điều 19 Luật BVMT 2014; chịu trách
nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện báo cáo ĐTM và các thông tin, số liệu
sử dụng trong báo cáo ĐTM.


14

Một nội dung quan trọng trong quá trình lập báo cáo ĐTM là Chủ đầu tư
phải thực hiện tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp
bởi dự án, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các bên tham vấn
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người,
đảm bảo sự phát triển bền vững của dự án. Đối với các dự án phù hợp với quy
hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo
ĐTM cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; dự án thuộc danh mục bí mật
nhà nước không phải thực hiện tham vấn.
Điều 20 Luật BVMT 2014 và Điều 15 nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định
chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM trong các trường hợp: Không triển khai dự án
trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; Thay
đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê
duyệt; Có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đổi khác dẫn
đến các công trình BVMT không có khả năng giải quyết được các vấn đề môi
trường gia tăng.

Về nội dung báo cáo ĐTM được quy định cụ thể hơn tại Điều 22 Luật
BVMT 2014. Những quy định về tổ chức, yêu cầu, trách nhiệm của hội đồng thẩm
định được lược bỏ vì cơ quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định
và phê duyệt kết quả thẩm định là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1 Điều
27); các hội đồng thẩm định chỉ có chức năng tư vấn cho cơ quan thẩm định và phê
duyệt kết quả thẩm định.
Để chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật, sau khi báo cáo ĐTM được
phê duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm: Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án
theo đề xuất của báo cáo ĐTM; niêm yết công khai thông tin tại trụ sở UBND cấp
xã nơi thực hiện tham vấn, cơ quan phê duyệt báo cáo về kế hoạch vận hành thử
nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành chính thức (Điều
16 Nghị định 18/2015/NĐ-CP)
Luật BVMT 2014 quy định: “Chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan phê duyệt
báo cáo ĐTM kết quả thực hiện các công trình BVMT phục vụ vận hành dự án đối
với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định.
Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kiểm


15

tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ dự
án, Điều 28 quy định: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn
thành công trình BVMT, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM phải tổ chức kiểm tra và
cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT của dự án. Trường hợp phải phân
tích các chỉ tiêu phức tạp thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT
của dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày”. Như vậy, chỉ có các dự án do
Chính phủ quy định mới có kiểm tra sau thẩm định và hậu thẩm định bị ràng buộc
thời gian nhất định.
Nước thải công nghiệp sau khi được xử lý đi vào môi trường phải đạt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Việc quy

định một hệ thống các quy chuẩn kỹ môi trường về nước thải công nghiệp là hết sức
quan trọng và cần thiết trong hoạt động quản lý của nhà nước, một mặt hạn chế
được ảnh hưởng của nước thải, mặt khác là cơ sở cho hoạt động kiểm tra, thanh tra,
giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.
Để thuận lợi cho công tác quản lý nước thải công nghiệp, đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của đất nước, bộ Tài nguyên và môi trường và các Bộ ngành có
liên quan đã tổ chức biên soạn và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt
Nam. Trong đó có một số các quy chuẩn được áp dụng cho công tác quản lý nước
thải như sau:
- QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp giấy và bột giấy.
- QCVN 13-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp dệt nhuộm.
Bên cạnh các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải công nghiệp, Bộ
Khoa học công nghệ cũng ban hành một số tiêu chuẩn có liên quan:
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5945-2010 về nước thải công nghiệp – tiêu
chuẩn thải.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8184-5:2009 (ISO 6107 – 5:2004) về chất
lượng nước - Thuật ngữ - Phần 5.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6622-1:2009 về chất lượng nước – xác định
chất hoạt động bề mặt.


16

Nội dung các tiêu chuẩn và quy chuẩn bao gồm: các quy định giải thích thuật
ngữ, quy định kỹ thuật về giá trị tối đa cho phép của các chất độc hại (COD, BOD,
coliform,…) có trong nước thải sau khi thải vào môi trường.
Mặc dù luật BVMT 2014 đã được ban hành và có hiệu lực nhưng một số
TCVN về nước thải do Bộ khoa học công nghệ chưa được thay thế mà vẫn dùng

một số TCVN trước đây. Đây là cơ sở quan trọng góp phần tăng cường công tác
quản lý nước thải của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải mọi
quy định về quy chuẩn kĩ thuật và tiêu chuẩn Việt Nam cũng như báo cáo ĐTM đều
được thực thi một cách nghiêm túc. Thực tế cho thấy, hai trong nhiều các hành vi vi
phạm của công ty Vedan là không lập báo cáo ĐTM theo quy định của pháp luật
môi trường, xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên, nhưng sau 14
năm vi phạm công ty này mới bị phát hiện, điều đó cho thấy sự nới lỏng quản lý của
các cơ quan có thẩm quyền.
1.2.2 Quy định pháp luật về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện
trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả
năng tiếp nhận nước thải của nguồn là định mức về hao phí lao động, hao phí vật
liệu và định mức sử dụng công cụ, máy móc, thiết bị để thực hiện một khối lượng
công việc nhất định. Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng phù hợp với yêu
cầu kĩ thuật, quy trình thực hiện điều kiện tổ chức và kỹ thuật hiện tại của lĩnh vực
tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời có tính đến việc áp
dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.
Định mức lao động công nghệ là quy định thời gian lao động trực tiếp sản
xuất một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một bước công việc chính, đơn vị tính là
công nhóm/đơn vị sản phẩm.
Định mức sử dụng vật liệu là số lượng cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính theo đơn vị của từng loại vật liệu/đơn
vị sản phẩm.
Định mức sử dụng dụng cụ máy móc, thiết bị là thời gian sử dụng dụng cụ và
máy móc, thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công


17

việc); đơn vị tính là ca/sản phẩm; thời hạn sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị

tính là tháng.
Các định mức quy định trong Thông tư 21/2009/TT-BTNMT ngày 5/11/2009
quy định về định mức kinh tế - kĩ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và
khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là toàn bộ hao phí cho việc thực hiện
các bước công việc để hoàn thành một dự án điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước
thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, theo yêu cầu kĩ thuật, trình tự
thực hiện các nội dung công việc cụ thể.
Ngày 29/12/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số
76/2017/TT-BTNMT quy định về đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước
thải của sông, hồ. Theo Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT, việc đánh giá khả năng
tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải đảm bảo các nguyên
tắc tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước. Đối với nguồn nước là sông,
suối, kênh, rạch (sông), khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức
chịu tải phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá. Việc phân đoạn sông,
xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số
chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả
năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ
thống theo từng sông, hệ thống sông. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải,
sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải được thực hiện đối với từng thông số ô
nhiễm. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước
sông, hồ phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn
nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội. Thông số để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu
tải của nguồn nước sông, hồ gồm có COD, BOD5, amoni, nitrat, photphat… Ngoài
ra còn phải căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, quy chuẩn
kỹ thuật về nước thải, mục đích sử dụng nước, quy mô, tính chất nước thải, yêu cầu
bảo vệ nguồn nước, BVMT đối với từng đoạn sông, hồ thì cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải xem xét, quyết định cụ thể các
thông số khác để đánh giá cho phù hợp.



18

Việc quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả
nước thải là một hoạt động quan trọng trong quản lý nước thải công nghiệp. Những
định mức này là căn cứ để xây dựng đơn giá và dự toán cho việc thực hiện dự án
điều tra, đánh giá hiện trạng xả thải vào nguồn nước cho lưu vực sông, một vùng
lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chính và đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của
nguồn nước cho một đoạn sông/ dòng sông.
1.2.3 Quy định pháp luật về giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2012, các tổ chức cá nhân sử dụng
nước trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác nếu xả vào nguồn nước phải
căn cứ vào khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, bảo đảm không gây ô
nhiễm nguồn nước và việc bảo vệ tài nguyên nước.
Theo đó, Nhà nước đã ban hành một số văn bản hướng dẫn về việc cấp giấy
phép xả nước thải vào nguồn nước như: nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày
27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước; thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 quy định việc đăng kí
khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh cấp lại giấy phép tài
nguyên nước, thông tư 270/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
xả thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do cơ quan trung ương
thực hiện,…
Điều 15 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định: “Giấy phép tài nguyên nước
bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác và sử dụng nước
biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.” Ngoài ra, Chính phủ cũng quy định
thêm về các trường hợp xả thải không phải đăng ký, không phải xin cấp phép tại
Điều 16 Nghị định này, ví dụ như: Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc
hại, chất phóng xạ trừ các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 3 thông tư

27/2014/TT-BTNMT, Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá
10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa,…
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép xả
thải vào nguồn nước:


19

- Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường và
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội
dung giấy phép, đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép theo đúng thẩm quyền; thông
báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin phép; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
nghĩa vụ của chủ giấy phép.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu
hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước trong trường hợp: Xả nước thải với lưu
lượng 30.000 m3/ ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; Xả nước
với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.
- Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận, quản lí hồ sơ, cấp phép: Cục quản lý tài
nguyên nước và sở Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và
hướng dẫn thủ tục cấp phép, yêu cầu tổ chức, cá nhân xin giấy cấp phép bổ sung hồ
sơ theo quy định; thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép và chịu trách nhiệm về kết quả
thẩm định…
Theo báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước, tính đến tháng 12 năm 2017,
Cục Quản lý tài nguyên nước đã thẩm định, trình Bộ cấp 170 giấy phép trong lĩnh
vực tài nguyên nước, trong đó có 10 giấy phép khai thác nước dưới đất; 13 giấy
phép hành nghề khoan nước dưới đất; 09 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 70 giấy
phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; 68 giấy phép xả nước thải vào nguồn
nước. Thống kê sơ bộ, năm 2017 các địa phương đã cấp được 2.815 giấy phép tài
nguyên nước các loại (cấp mới 87%, gia hạn 13%), trong đó cấp phép xả nước thải
vào nguồn nước 1.195 giấy phép (chiếm 42%), khai thác sử dụng nước mặt 243

giấy phép (chiếm 9%), thăm dò nước dưới đất 237 giấy phép (chiếm 8%), khai thác
sử dụng nước dưới đất 1.031 giấy phép (chiếm 37%), hành nghề khoan nước dưới
đất 109 giấy phép (chiếm 4%)3. Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2018, năm 2018,
Cục Quản lý tài nguyên nước đã thẩm định, trình Bộ cấp 83 giấy phép trong lĩnh
vực tài nguyên nước. Trong số giấy phép tài nguyên nước được cấp, có 24 giấy
phép xả nước thải vào nguồn nước; 01 giấy phép khai thác nước dưới đất; 04 giấy
phép hành nghề khoan nước dưới đất; 03 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 51 giấy
Cục quản lý tài nguyên nước(2018), Cả nước cấp được 2985 giấy phép về tài nguyên nước năm 2017,
ngày 01/08/2018.
3


×