Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 105 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT








LÊ PHƢƠNG LINH



PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC














HÀ NỘI – 2012





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT







LÊ PHƢƠNG LINH




PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI





Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUANG


HÀ NỘI – 2012


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài…………………… ….1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5
6. Những kết quả mới của luận văn 5
7. Kết cấu của luận văn 5

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
HẠI 6
1.1 Định nghĩa về chất thải nguy hại 6
1.2 Hệ thống quản lý chất thải nguy hại 7
1.3 Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại .12
1.4 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại 15
1.5 Các đặc tính của chất thải nguy hại 20
1.6 Nhận dạng và phân loại chất thải nguy hại 26
1.7 Tình hình quản lý chất thải nguy hại trên thế giới 39

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 40
2.1 Đặc điểm chung về thành phố Hà Nội 40
2.2 Thực trạng pháp luật quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố
47
2.3 Hệ thống quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam 57
2.4 Các tác động của chất thải nguy hại tới môi trường 67


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI HÀ
NỘI 76
3.1 Cần chú trọng phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại 76
3.2 Về đường lối chiến lược quản lý chất thải nguy hại 81
3.3 Về chính sách pháp luật quản lý chất thải nguy hại 82
3.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải nguy hại
tại thành phố Hà Nội 84
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98




BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BVMT : Bảo vệ môi trường
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CTR: Chất thải rắn
NN&PTNN: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
KCN: Khu công nghiệp
KHCN&MT: Khoa học công nghệ và môi trường
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TN& MT: Tài nguyên và môi trường
TW: Trung ương
UBND: Ủy ban nhân dân
CTNH: Chất thải nguy hại


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1.Thành phần chất thải sinh hoạt nguy hại từ các hộ gia đình ở
một số nước phát triển 13
Bảng1.2. Một số loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công
nghiệp 14
Bảng 1.3. Các loại chất thải đặc thù từ các hoạt động y tế 16
Bảng 1.4. Mức độ và số lượng chất thải nguy hại phát sinh từ lĩnh vực
khác 16
Bảng 1.5 Mức độ của các đặc tính độc 20

Bảng 1.6. Tóm tắt một số đặc tính của chất thải nguy hại 21
Bảng 1.7. Số và mã chất thải nguy hại theo quy định của US EPA 22
Bảng 1.8. Hệ số phát sinh chất thải nguy hại theo loại hình công nghiệp
(kg/người/năm) 31
Bảng 1.9. Hệ số phát sinh chất thải nguy hại được ước đoán theo các số
liệu thống kê về nhân công đối với công nghiệp sản xuất thép 32
Bảng 1.10. Hệ số phát sinh chất thải nguy hại được ước đoán theo các số
liệu thống kê về nhân công đối với công nghiệp xử lý và mạ kim loại 32
Bảng 1.11. Hệ số phát sinh chất thải nguy hại được ước đoán theo các số
liệu thống kê về nhân công đối với công nghiệp hóa chất và thuốc bảo vệ
thực vật 33
Bảng 1.12. Hệ số phát sinh chất thải nguy hại được ước đoán theo các số
liệu thống kê về nhân công đối với công nghiệp sản xuất dụng cụ điện . 34
Bảng 2.1. Hệ thống quản lý và các hoạt động trong quản lý chất thải nguy
hại của các nước trong khu vực 62
Bảng 2.2. Một số vấn đề xảy ra liên quan đến việc thải bỏ chất thải công
nghiệp “đặc biệt” 65
Bảng 3.1. Tóm tắt phạm vi ứng dụng các phương pháp xử lý chất thải rắn
nguy hại 70
Bảng 3.2. Loại chất thải nguy hại có thể thu hồi và tái sử dụng 73


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nền công nghiệp đã thúc đẩy
kinh tế thế giới phát triển. Công nghiệp phát triển đã góp phần vào sự
hình thành và phát triển các đô thị. Thực tế đã chứng minh nhiều đô thị

trên thế giới và ở nước ta đã được tạo lập trên các cơ sở công nghiệp.
Công nghiệp phát triển đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công
ăn việc làm, đóng góp tích cực cho bộ mặt kiến trúc đô thị, ảnh hưởng
đến hệ sinh thái và môi trường đô thị, làm ô nhiễm không khí, đất, nước
Đất nước ta đang trên đà phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày
càng mạnh mẽ. Sự tăng trưởng về công nghiệp bình quân mỗi năm tăng
15% (theo tài liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội tháng 8-1997). Sự
phát triển sản xuất sẽ đưa lại đời sống của nhân dân được nâng cao cả về
vật chất lẫn tinh thần, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao
động, giảm bớt các tệ nạn xấu trong xã hội. Đồng thời với sự phát triển
sản xuất nhu cầu sử dụng nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho các cơ
sở sản xuất tăng lên, lượng thải các chất thải độc hại, bụi bẩn cũng tăng
lên làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ngày càng trầm trọng
đe dọa đến sự phát triển bền vững. Mặt khác các cơ sở công nghiệp ở
nước ta được xây dựng đã lâu, do nhiều nước viện trợ không đồng bộ,
công nghệ lạc hậu. Máy móc thiết bị đã cũ kỹ, lỗi thời. Lại bị chiến tranh
tàn phá nên nhà xưởng, cơ sở hạ tầng xuống cấp nặng nề. Khi quy hoạch,
xây dựng và phát triển công nghiệp chúng ta cũng chưa có sự quan tâm
thỏa đáng tới yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị. Vì thế ở nhiều đô thị và
khu công nghiệp (KCN) nước ta đã bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt ở các đô
thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Việt Trì
Sự ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp không những gây tác hại về kinh

2

tế mà còn gây ra ảnh hưởng sức khỏe cho cộng đồng, phá hoại cảnh quan
thiên nhiên, cảnh quan đô thị.
Ở Việt Nam, quản lý chất thải, đặc biệt là các chất thải nguy hại sao cho
hợp lí và an toàn theo phương diện bảo vệ môi trường là một trong những
vấn đề rất bức xúc của các đô thị và khu công nghiệp ở nước ta hiện nay.

Theo các thong tin tổng hợp trong báo cáo diễn biến môi trường Việt
Nam năm 2010 của bộ tài nguyên và môi trường xuất bản, khối lượng
chất thải nguy hại phát sinh mỗi ngày trên toàn quốc đã gia tăng them
23% so với năm 2004, trong đó có khoảng trên 80% phát sinh từ hoạt
động công nghiệp, 15% từ các bệnh viện, còn lại từ các hoạt động khác.
Một hạn chế cơ bản khác đối với thực tiễn quản lý chất thải đang tồn tại ở
Việt Nam là hầu như thiếu hẳn việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và
giảm thiểu chất thải cũng như chưa có phân lập chất thải nguy hại ở Việt
Nam, những chất thải này hiện mới được xử lý ở mức rất sơ bộ.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện
pháp bảo vệ môi trường. Trong chỉ thị 36-CT/TW ngày 25-6-1998 của Bộ
Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước có chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một
vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội
sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với
cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”.
Một trong những chiến lược đặc biệt quan trọng mang tầm quốc gia nhằm
bảo vệ môi trường của chúng ta hiện nay đó chính là quản lý chất thải và
chất thải độc hại. Nhận thức được vai trò to lớn của công tác quản lý chất
thải đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay, tôi đã
chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng
trên địa bàn Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3

Tại Việt Nam, pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật
quản lý chất thải nguy hại nói riêng là lĩnh vực tương đối mới so với các
lĩnh vực pháp luật khác. Lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại, có một số
bài viết, công trình nghiên cứu ở những góc độ khác nhau đã được công

bố. Dưới góc độ quản lý chất thải nguy hại nói chung, có cuốn: “Quản lý
chất thảI nguy hại” của tác giả Nguyễn Đức Khiển- Nhà xuất bản Xây
dung Hà Nội 2003; Giáo trình quản lý chất thảI nguy hại của Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản Xây dung năm 2006;
hay luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hòa Bình (năm 2004) với đề tài: “Điều
tra, đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn nguy hại của Việt Nam và đề
xuất một số giảI pháp quản lý có hiệu quả”…Các công trình nghiên cứu
về chất thảI nguy hại từ góc độ pháp lý thì không nhiều. Bên cạnh một số
khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, chỉ
có một vài bài viết về vấn đề này như: bài viết của Nguyễn Hòa Bình trên
tạp chí Bảo vệ môI trường năm 2000 và 2002 của Cục môi trường: “Một
số công việc cần triển thực hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại ở Việt
Nam”; “Thực hiện công ước Basel về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên
giới chất thải nguy hại”…; và mới đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường mã số LH-08-16/ĐHL của Trường Đại học Luật Hà Nội “Hoàn
thiện pháp luật về quản lý chất thảI” năm 2008. Luận án Tiến sỹ của Vũ
Duyên Thủy “ Xây dung và hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải nguy
hại ở Việt Nam”…
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản
lý chất thảI nguy hại và pháp luật quản lý chất thải nguy hại, đánh giá
thực trạng pháp luật quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố
Hà Nội.

4

Để đạt được những mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau
đây:

- Nghiên cứu, đánh giá những quan điểm lý luận chung về chất thải
nguy hại, quản lý chất thải nguy hại và pháp luật quản lý chất thải nguy
hại trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung;
- Nghiên cứu, đánh giá một số quy định pháp luật hiện hành về
quản lý chất thải nguy hại cũng như thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội
để tìm ra những tồn tại, hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý
chất thải nguy hại tại Hà Nội và trong cả nước hiện nay và trong thời gian
sắp tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam về quản lý chất
thải nguy hại;
- Thực tiễn thi hành pháp luật quản lý chất thải nguy hại trên địa
bàn Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý
chất thải nguy hại và pháp luật quản lý chất thải nguy hại; thực trạng và
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải nguy hại tại
Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
- Phân tích, so sánh các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật
của một số quốc gia khác, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của các quốc
gia khác trên thế giới
- Phỏng vấn chuyên gia trong việc soạn thảo, ban hành chính sách,
biện pháp về quản lý chất thải nguy hại

5

- Bên cạnh đó kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khác như:

phân tích, so sánh, thống kê, chứng minh, quy nạp, diễn dịch…
6. Những kết quả mới của luận văn
- Góp phần xây dựng hệ thống lý luận về pháp luật quản lý chất
thải nguy hại;
- Phân tích, đánh giá một cách hệ thống và khoa học những ưu
điểm, tồn tại hạn chế của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy
hại;
- Xác định cụ thể yêu cầu cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật quản lý chất thải tại thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nước
nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm những nội
dung cơ bản sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về quản lý chất thải nguy hại và
pháp luật quản lý chất thải nguy hại
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật quản lý chất thải nguy hại trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản
lý chất thải nguy hại tại Hà Nội







6

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY

HẠI
1.1 Định nghĩa về chất thải nguy hại
Thuật ngữ “ chất thải nguy hại” được bắt đầu chấp nhận từ những
năm 70 của thế kỷ XX và được đưa vào các văn bản pháp lý của Mỹ và
các nước Châu Âu một vài năm sau đó. Theo cục bảo vệ môi trường Mỹ
(US EPA) chất thải nguy hại được định nghĩa như sau: chất thải nguy hại
là chất có chứa một chất (hoặc các chất) có tính nguy hại có tiềm năng
gây nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng và đối với chất lượng môi trường.
Theo công ước Basel công bố năm 1995 về “kiểm soát vận chuyển xuyên
biên giới và đổ thải các loại chất thải nguy hại”, có 45 loại chất thải được
xếp vào danh mục nguy hại nếu chúng có một hay nhiều 13 đặc tính nguy
hại và được xếp theo mã số từ H1 đến H13 trong đó có những đặc tính
nguy hại điển hình là dễ cháy, ôxi hóa, độc, lây nhiễm, ăn mòn và độc
tính sinh thái.
Theo định nghĩa về chất thải nguy hại ở Châu Âu, trong danh mục 850
loại chất thải thì có khoảng 429 loại được xếp là chất thải nguy hại với
các đặc tính chính là độc, ăn mòn, dễ cháy và dễ phản ứng.
Ở Việt Nam: Theo luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2005: chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố
độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc
hoặc đặc tính nguy hại khác.
Có thể nói cách khác, chất hại nguy hại là chất:
- Có chứa một chất (hoặc các chất) có tính nguy hại
- Có thể gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con người hoặc môi
trường


7


1.2 Hệ thống quản lý chất thải nguy hại
Do chất thải nguy hại có thể tồn lưu những độc tính trong một thời
gian dài, có khi hàng thế kỷ, nên cần sớm giảm thiểu lượng chất thải nguy
hại được thải bỏ. Việc giảm thiểu lượng chất thải nguy hại có thể được
thực hiện thông qua các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải phát sinh tại
nguồn, xử lí, tái chế, hoặc tái sử dụng chất thải nhằm hạn chế tới mức
thấp nhất những ảnh hưởng của chúng tới môi trường.
Theo kinh nghiệm về quản lý chất thải của các nước trên thế giới, một hệ
thống quản lý chất thải nguy hại hữu hiệu khi hệ thống này biết gắn kết
chặt chẽ giữa các yếu tố pháp lý với các chính sách
- Công cụ pháp lý: Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý
chất thải. Bởi đây là nền tảng cho các hợp phần khác của toàn bộ
hệ thống. Việc áp dụng một khung pháp lý có thể thực hiện ngay từ
ban đầu, ví dụ như các hướng dẫn kĩ thuật được thực hiện dưới các
điều khoản của luật pháp hiện hành, và cũng có thể cuối cùng được
phát triển thành các văn bản pháp lí độc lập riêng về chất thải nguy
hại.
- Cƣỡng chế: Luật pháp thông thường chỉ là một khung, đòi hỏi các
quy chế hướng dẫn và quy định thực hiện cụ thể phải được soạn
thảo trước khi được triển khai. Để tiếp tục việc triển khai, cần có
những giải pháp để cưỡng chế thi hành luật phù hợp trước khi công
bố một biện pháp kiểm soát nào đó.
- Phƣơng tiện: không thể thực hiện và cưỡng chế thi hành luật pháp
nếu như các văn bản pháp lý đó không có tính khả thi, ví dụ các
quy định pháp lý yêu cầu chủ thải phải sử dụng loại phương tiện
đối với loại chất thải nguy hại cụ thể nào đó trong khi các chủ thải
không thể có được loại phương tiện yêu cầu hoặc trên thực tế chưa
có loại phương tiện đó được áp dụng, do vậy, một hệ thống kiểm
soát chất thải nguy hại cấp quốc gia sẽ phải bao gồm cả các biện


8

pháp khuyến khích cung cấp các phương tiện phù hợp để quản lý
thích hợp các chất thải nguy hại và các biện pháp để đảm bảo các
phương tiện này được sử dụng.
- Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ: Rất khó xây dựng một hệ thống
kiểm soát chất thải nguy hại mà không có cơ sở hạ tầng về mặt kĩ
thuật , do vậy cần có một năng lực nhất định về phòng thí nghiệm
các thông tin kĩ thuật về phòng tư vấn, các kế hoạch đào tạo để
cung cấp, ví dụ những thanh tra viên và những người vận hành có
trình độ.
Nhận thức về nhu cầu cần thiết đối với các hệ thống quản lý chất thải
nguy hại tổng hợp mới chỉ có từ cuối thập kỉ 60 hoặc đầu thập kỉ 70 ở hầu
hết các nước phát triển. Sau 20 năm hầu hết các nước phát triển thuộc
khối OECD ngày nay đều có hệ thống quản lí hoàn thiện. Nhìn chung các
hệ thống này đã được phát triển một cách từ từ, dựa trên một hệ thống
các hành động và biện pháp.
Một khẳng định nữa là trong bất cứ một hệ thống kiểm soát ô nhiễm nào
nói chung, hay một hệ thống quản lý chất thải nguy hại nào nói riêng, thì
sự thành công của nó phụ thộc vào sự chấp nhận của các bên liên quan
khác nhau, bao gồm:
- Chính phủ: chính phủ cần đảm nhiệm các vai trò quan trọng để
xây dựng một cơ sở xử lí chất thải nguy hại thành công như:
o Chính phủ là người cưỡng chế những quy chế chất thải nguy
hại đối với các chủ thải, đảm bảo sao cho chất thải phải được
giao cho cơ sở xử lý để xử lý.
o Chính phủ là người xúc tiến quá trình phát triển, tạo ra một
môi trường để các chủ đầu tư cơ sở xử lí cảm thấy thoải mái;
o Chính phủ là người kiểm soát bản thân cơ sở xử lí, vừa
cưỡng chế các tiêu chuẩn môi trường thích hợp, vừa phải


9

kiểm soát giá cả để đảm bảo rằng không có sự lạm dụng độc
quyền;
o Chính phủ là người giáo dục cho cả chủ thải và cộng đồng,
đồng thời cơ sở xử lý phải được giao vai trò tích cực trong
việc cải thiện môi trường.
- Các chủ phát thải: thành phần bị kiểm soát bởi luật và được coi
là đối tượng sẽ chịu phần lớn hoặc tất cả các chi phí, ít nhất là dài
hạn, trên cơ sở người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Nhiều chủ thải, nhất là đối với những nguồn nhỏ có thể không nhận
biết được rằng họ đang phát thải chất thải nguy hại. Đặc biệt là trường
hợp đổ chất thải không kiểm soát vào nguồn nước mặt. trong những
trường hợp như vậy cần có một chương trình giáo dục kèm theo các
quy trình cưỡng chế.
Một lưu ý khác nữa, theo quan điểm của các nhà công nghiệp, những
người đang sinh ra nguồn chất thải lớn, thì họ chính là những người
tạo ra nguồn chất thải lớn , thì họ chính là những người tạo ra thu nhập
cho quốc gia về ngoại tệ, vì vậy có bất cứ một chi phí thêm nào cũng
đều làm giảm khả năng của họ trên thị trường thế giới. Họ có thể chấp
nhận một cách miễn cưỡng yêu cầu phải trả tiền do gây ô nhiễm môi
trường trong một thời kì lâu dài, nhưng họ không muốn và không thể
chấp nhận một sự tăng chi phí cao vọt trong thời gian trước mắt.
- Các nhóm quan tâm chuyên ngành: đại diện cho các viện, các
trường đại học, cơ quan tư vấn, các cơ sở thí nghiệm thuộc nhà
nước, họ là những người có quan tâm về chuyên môn trong việc
ủng hộ việc xây dựng và tiếp tục vận hành hệ thống kiểm soát ô
nhiễm và quản lý chất thải nguy hại có hiệu quả.
- Các nhóm công chúng: bao gồm các tổ chức phi chính phủ và

công chúng nói chung có quan tâm trong việc bảo vệ môi trường
nói chung và nơi họ đang ở nói riêng.

10

Hầu hết những bên có liên quan cần có hiểu biết về sự cần thiết phải
có một hệ thống quản lý chất thải nguy hại và cần phải ưu tiên cho vấn
đề này.
- Nguồn phát sinh: các chất thải nguy hại thường phát sinh từ các
nguồn thải khác nhau, chúng không còn khả năng giảm thiểu, phục
hồi, tái sinh và tái sử dụng, cần được xử lý và thải bỏ theo một
trình tự nhất định.
- Thu gom và vận chuyển: thu gom toàn bộ chất thải phát sinh từ
các nguồn thải khác nhau và được chuyển đến khu xử lý và hủy bỏ
hoặc đến trạm trung chuyển hoặc đến nơi lưu trữ tạm thời, tùy
thuộc vào điều kiện và khả năng cụ thể của từng khu vực và của
các đơn vị, cơ sở để phát sinh ra nguồn thải.
- Xử lí trung gian: Chất thải được xứ lý để giảm về khối lượng,
được ổn định, giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính và làm cho phù hợp
hơn đối với khâu thải bỏ cuối cùng. Các phướng pháp xử lý gồm
xử lý cơ học, xử lý vật lý, hóa học, sinh học và nhiệt. Có thể xử lý
kết hợp hoặc riêng rẽ tùy theo loại chất thải cần được xử lý. Sản
phẩm cuối cùng của những quá trình này gồm những chất thải ở
dạng khí hoặc lỏng và cặn rắn được trừ độc, trơ hoặc ổn định.
- Chuyên chở sau xử lý: Chất thải sau xử lý được chuyên chở tới
nơi thải bỏ cuối cùng.
- Tiêu hủy và đổ thải ( chôn lấp cuối cùng ): Phương thức chôn lấp
chất thải nguy hại là khâu cuối cùng sau khi đã qua các quá trình
xử lý.
Tổ chức quản lý Tài nguyên môi trường của Anh ( ERM) đã đúc kết từ

những kinh nghiệm của các nước trên thế giới tám yếu tố cốt lõi trong
một hệ thống quản lý chất thải nguy hại như sau:
+ Yếu tố 1 – Định nghĩa rõ ràng: Muốn quản lý tốt các loại chất
thải, một yếu tố cần thiết là phải có những định nghĩa rõ ràng về “ chất

11

thải ” và “ chất thải nguy hại ” nhằm đưa ra được những quyết định đúng
đắn trong việc cần kiểm soát chất thải đó hay không.
+ Yếu tố 2 – Đăng ký nguồn thải: Bằng cách yêu cầu các chủ phát
thải tự đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền, ngay lập tức người ta có
thể thiết lập được một cơ chế cả cho việc nhận thông tin chính xác cho
mục đích quy hoạch và cả cho cưỡng chế và kểm soát.
+ Yếu tố thứ 3 – Trách nhiệm quan tâm: Một nghĩa vụ được đặt
trên vai các chủ thải là buộc họ phải chịu trách nhiệm về các chất thải của
họ và đối với bất cứ sự tổn hại nào với môi trường bắt nguồn từ việc thực
thi không nghiêm chỉnh “ trách nhiệm” thậm chí kể cả sau khi chất thải đã
rời khỏi nơi mà nó sinh ra. Điều này nhằm mục tiêu thúc đẩy việc bảo
đảm an toàn hơn cho những người ký hợp đồng quản lý chất thải và tọa
điiều kiện thanh tra, kiểm soát chính quyền. Trách nhiệm trước nhất thuộc
về các chủ thải, trách nhiệm thứ hai thuộc về các chủ vận chuyển và các
chủ cơ sở quản lý chất thải. Trách nhiệm này đòi hỏi họ phải quản lý chất
thải theo một phương thức thích hợp.
+ Yếu tố thứ 4 – Đăng ký vận chuyển chất thải: Đây là một yêu
cầu đơn giản nhằm đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền nếu họ
chuyên chở các chất thải nguy hại. Một điểm quan trọng từ quan điểm
kiểm soát là nó sẽ tạo ra một phương thức đơn giản để chứng tỏ mắc sai
phạm vì bất cứ một xe chở chất thải không có hồ sơ đăng ký thì đã là vi
phạm.
+ Yếu tố thứ 5 – Kiểm soát vận hành việc vận chuyển chất

thải: Những kiểm soát này chia làm hai mảng: thứ nhất liên quan tới việc
vận chuyển chất thải đến nơi lưu giữ, xử lý, tái chế hay chôn lấp chất thải
thích hợp đã được cấp giấy phép. Những vi phạm như đổ chất thải bất
hợp pháp là quan trọng, nhưng trong trường hợp này cần phải chứng
minh rằng loại vật chất đang xem xét là chất thải và chủ xe đã đổ chất thải
bất hợp pháp để quy là phạm pháp. Thứ hai là liên quan đến an toàn và

12

bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển chất thải, chúng thường
nằm trong những quy chế khác.
+ Yếu tố thứ 6 – Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới: Một
yếu tố quan trọng trong khung pháp lý của từng quốc gia sẽ phải là sự
kiểm soát việc buôn bán quốc tế chất thải nguy hại, và việc thực hiện đầy
đủ Công ước Basel mà quốc gia thành viên đã ký kết.
+ Yếu tố thứ 7 – Đăng ký các cơ sở quản lý chất thải nguy hại
đang hiện hành: Đây được coi là một biện pháp tạm thời để xác định
những cơ sở lưu giữ, chuyển giao, tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải
đang tồn tại. Thậm chí nếu những cơ sở đang tồn tại này được đánh giá là
không thể chấp nhận được thì cũng sẽ tốt hơn nếu chính quyền biết được
sự tồn tại của chúng và có thể chuẩn bị giải pháp phân đoạn để cuối cùng
sẽ nâng cấp, cấp giâý phép hay đóng cửa chúng.
+ Yếu tố thứ 8 – Cấp giấy phép cho những thiết bị quản lý
chất thải: Một nhân tố cơ bản của tất cả các hệ thống quản lý chất thải và
chất thải nguy hại trên khắp thế giới là tất cả các thiết bị đều phải buộc
yêu cầu cấp phép kể cả những thiết bị được vận hành bởi chủ thải hay chủ
vận chuyển.
1.3 Quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn
bắt đầu. Hành lang pháp lý cũng đang được dần hoàn thiện, cụ thể:

+ Luật bảo vệ môi trường 2005, trong đó Mục 2 của Luật tập trung
các vấn đề về Quản lý chất thải nguy hại.
+ Các văn bản dưới Luật là Nghị định số 80/2006/NĐ – CP của Chính
phủ hướng đẫn thi hành luật Bảo vệ môt trường.
+ Quyết định số 23/2006/QĐ – BNMT ngày 26/12/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành Danh mục chất thải nguy
hại

13

+ Thông tư 12/2006/TT – BTNMT Hướng dẫn về điều kiện năng lực,
thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải
nguy hại (thay cho Quy chế quản lý Chất thải gây hại, ban hành kèm theo
Quyết định số 155/1999/QĐ – TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ
tướng Chính phủ).
+ Nghị định 59/2007/NĐ – CP về Quản lý chất thải rắn ban hành ngày
9 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ.
+ Quyết định của bộ trưởng bộ KH CN& MT số 60/2002/QĐ –
BKHCNMT ngày 7 tháng 8 năm 2002 về việc ban hành hướng dẫn kỹ
thuật chôn lấp chất thải nguy hại.
+ Thông tư số 12/2006/TT- BCH ban hành ngày 22 tháng 2 năm 2006 về
việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ- CP ngày 20 tháng 5
năm 2005 của Chính phủ về An toàn hóa chất.
+ Quy chuẩn Việt Nam 07/2009/BTNMT về Ngưỡng chất thải nguy hại.
+ Hoạt động liên quan đến quản lý chất thải nguy hại đã được quy định
trong Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT: “Thông tư hướng dẫn điều
kiện năng lực, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số
quản lý chất thải nguy hại” do Bộ TNMT ban hành ngày 26-12-2006.
Thông tư số 12-2006/TT – BTNMT quy định trách nhiệm cho chủ nguồn
thải chất thải nguy hại phải:

- Thực hiện phân loại và phân lập chất thải nguy hại;
- Bố trí nơi lưu trữ chất thải nguy hại an toàn;
- Đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại theo từng chủng loại trong
các dụng cụ như bồn chứa, bao bì chuyên dụng sao cho đáp ứng
các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, đảm bảo chất thải nguy hại không
bị rò rỉ, phát tán ra môi trường;
- Sử dụng các nhãn cảnh báo các chất thải nguy hại theo quy đinh
của TCVN 6707 – 2000 Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo
phòng ngừa.

14

Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam ban hành
theo “ quyết định của Thủ tướng chính phủ số 2149/QĐ- TTg về việc
phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn tới
năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050” (sau đây gọi tắt là Chiến lược về
quản lý chất thải rắn) được xây dựng bởi Bộ xây dựng và Bộ tài
nguyên và môi trường trong năm 2009. Chiến lược về quản lý chất
thải rắn đưa ra mục tiêu quản lý chất thải rắn, bao gồm chất thải sinh
hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế trong các năm 2015, 2020 và
2025.
Mục tiêu năm 2020 được nêu ra trong chiến lược về quản lý chất thải
rắn như sau:
- 90% chất thải rắn từ hộ gia đình và đô thị được thu gom và xử lý
để bảo vệ môi trường, trong đó 85% sẽ được tái chế, tái sử dụng,
tái tạo năng lượng hoặc sản xuất phân bón hữu cơ.
- 80% tổng chất thải rắn trong xây dựng xả thải từ các thành phố sẽ
được thu gom, trong đó 50% được thu gom để tái sử dụng hoặc tái
chế.
- 50% phân bùn bể phốt từ các đô thị loại 2 trở lên và 30% các đô thị

còn lại sẽ được thu gom và xử lý an toàn với môi trường.
- Giảm sử dụng 65% túi nilon tại siêu thị và các trung tâm thương
mại so với năm 2010.
- 80% các thành phố có điểm riêng để tái chế chất thải rắn được phân
loại từ từng hộ gia đình.
- 90% tổng lượng chất rắn công nghiệp không nguy hại sẽ được thu
gom và xử lý để bảo vệ môi trường, trong đó 75% được thu gom để
tái sử dụng và tái chế.
- 70% tổng lượng chất rắn nguy hại từ khu công nghiệp được xử lý
để bảo vệ môi trường.

15

- 100% chất thải rắn không nguy hại và chất thải rắn nguy hại từ
ngành y tế được thu gom và xử lý để bảo vệ môi trường.
- 70% tổng lượng chất rắn từ nông thôn và 80% từ làng nghề được
thu gom và xử lý để bảo vệ môi trường.
1.4. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Cũng như các loại chất thải thông thường khác, chất thải nguy hại có thể
được phát sinh ra từ các hoạt động sống, hoạt động thương mại, tiêu
dùng, hoạt động y tế hoặc từ các hoạt động công nghiệp, bùn cặn từ các
công trình xử lý nước thải công nghiệp, cặn dung môi, cặn sơn… Chất
thải nguy hại được phát sinh ở bất kì nơi nào và tại bất kì thời điểm nào
có thể.
1.4.1. Quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ hoạt dộng sinh hoạt
Các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt động sinh
hoạt của con người thường là những đồ vật đã qua sử dụng mà thường
ngày chúng ta không để ý. Theo thống kê trên thế giới, đặc biệt là ở
những nước phát triển, khi nhu cầu của cuộc sống càng cao thì số lượng
và chủng loại của các thành phần nguy hại càng nhiều

Các thành phần pin (có chứa kim loại nặng), bóng đèn huỳnh quang (chứa
thuy ngân bên trong), hay keo diệt chuột (chứa thành phần thạch tín)…,
các chi tiết điện và điện tử thải (chứa hợp chất poly chlorinated biphenyl-
PCBs) là những thành phần chiếm khối lượng không đáng kể nhưng có
nguy cơ gây tác hại không nhỏ.
Các thành phần nguy hại từ các cơ sở dịch vụ chủ yếu bao gồm các cặn
kim loại, dầu mỡ, giấy, giẻ có thấm dầu mỡ từ dịch vụ sửa chữa xe, lõi
nhựa chứa mực in từ các cơ sở photocopy và các loại vỏ hộp mĩ phẩm,
hóa phẩm… cũng là những thành phần nguy hại mà nếu như đồ thải lẫn
lộn với chất thải bình thường sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, đất
hoặc gây độc trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng

16

Bảng 1.1.Thành phần chất thải sinh hoạt nguy hại từ các hộ gia đình
ở một số nƣớc phát triển
Thành phần nguy hại
Hoa Kỳ
Na Uy
Vật dụng dùng để bảo trì nhà cửa( sơn, dung môi,
chất dán)
36,6
63,0
Pin, ắc-quy gia đình
18,6
*
Mỹ phẩm ( kể cả sơn móng tay và chất tẩy sơn móng
tay)
12,1
_

Thuốc rửa ( xi đánh bong, thuốc rửa lò)
11,5
3,0
Sản phẩm từ xe hơi( đa số là dầu động cơ)
10,5
27,0
Vật dụng làm vườn( thuốc trừ sâu, phân bón)
4,1
0,7
Sở thích riêng ( hóa chất dùng cho bể bơi, màu hội
họa…)
3,4
0,8
Dược phẩm quá hạn sử dụng
3,2
_
Đèn huỳnh quang…
_
5,5
* Ở Na Uy ắc – quy được thu gom riêng với số lượng khoảng 3kg/hộ/năm

1.4.2. Quá trình gây ra chất thải nguy hại từ hoạt động công nghiệp
Hầu hết các ngành công nghiệp đều phát sinh chất thải nguy hại. Số
lượng chất thải nguy hại chiếm tỉ trọng lớn thuộc về các ngành công
nghiệp chính như sau:
- Sản xuất hóa chất và dược phẩm
- Tinh chế kim loại
- Các sản phẩm xăng và than đá
- Sản xuất và chế biến kim loại
- Sản xuất cao su và chất dẻo.



17

Tùy theo từng loại hình công nghiệp và cách thức quản lí ngăn ngừa ngay
từ ban đầu mà quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ hoạt động công
nghiệp sẽ khác nhau
Các ngành sản xuất thiết bị và máy móc, các sản phẩm điện, điện tử và
các sản phẩm kim loại khác cũng đạt mức tăng trưởng khá mạnh nhưng
đồng thời chúng cũng là những nguồn phất sinh chất thải nguy hại đáng
kể. Một đặc điểm quan trọng của ngành sản xuất đồ điện và điện tử là các
hoạt động công nghiệp, đặc biệt đối với các sản phẩm điện tử, chủ yếu là
lắp ráp. Điều này có nghĩa là các hoạt động sinh ra khối lượng lớn các
chất thải nguy hại và là những chất thải nguy hại nhất, ví dụ như chế tạo
mạch in…
Các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô là những nguồn phát sinh
chất thải nguy hại tiềm tàng đáng kể.
- Các loại chất dễ cháy như dung môi thường phát sinh từ công
nghiệp sản xuất hóa chất, chất tẩy rửa, mạ kim loại, thuộc da, in…
- Các loại chất ăn mòn thí dụ như axit hoặc kiềm được phát sinh từ
công nghiệp sản xuất hóa chất, từ quá trình làm sạch và bảo trì,sửa
chữa các thiết bị xe máy.
- Các chất dễ phản ứng như chất tẩy rửa,chất oxy hóa thường được
phát sinh từ công nghiệp hóa chất, phòng thí nghiệm, phòng xét
nghiệm…
- Các chất độc tính như kim loại nặng thường được phát sinh từ quá
trình gia công kim loại, in tráng ảnh…
Bảng1.2. Một số loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công
nghiệp
Ngành công nghiệp

Loại chất thải nguy hại điển hình
Sản xuất hóa chất
- Axit và kiềm: HCL, H
2
SO
4
, HNO
3
, NaOH…
- Dung môi thải và cặn chưng cất: benzene,

18

toluene, axetol, metylen…
- Chất thải phản ứng, chất oxi hóa: pemanganat
kali; hypoclorit; sulphit kali; sulphit natri…
- Sản phẩm hóa chất thương mại thải bỏ
- Bùn cặn từ xử lý chất thải lỏng
Công nghiệp xây dựng
- Sơn thải dung môi đã sử dụng
- Axit mạnh và kiềm
Cửa hàng bảo trì xe cộ
- Sơn thải; dầu thải; dung môi đã sử dụng
- Axit và kiềm
Sản xuất đồ đạc gỗ và sửa chữa
- Sơn thải; dầu thải;
- Dung môi (halogen và non – halogen) đã sử
dụng
Gia công kim loại
- Dung môi thải và cặn chưng cất: benzene,

toluene, axetol, metylen…
- Chất thải xi mạ.
- Bùn thải chứa kim loại nặng
Sản xuất giấy và bột giấy
- Chất thẩy, ăn mòn; dung môi hữu cơ;
- Sơn thải; dầu thải
Công nghệp lọc và hóa dầu: Cặn
dầu của các quá trình làm sạch dầu
bôi trơn, dầu hỏa, khí, paraphin;
cặn của quá trình sản xuất các
sulfonat, chất tẩy rửa tổng hợp, tác
nhân tuyển nổi,…
-
Cặn chứa các hợp chất hữu cở ( các hợp chất
chứa S, hợp chất cacben, cacbit, asphan,
nhựa,…) H
2
SO
4
và H
2
O

-
Bùn dầu của nhà máy lọc hóa dầu

-
Cặn dầu nặng



1.4.3. Quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ hoạt động y tế
Theo số liệu từ cơ quan bảo vệ môi trường (US EPA) 1990, thu thập tại
Mỹ, các chất thải y tế phát sinh chủ yếu từ các bệnh viện, nhà điều dưỡng,
phòng bác sĩ, lâm sàng, phòng xét nghiệm, phòng khám nha khoa, thú y,

19

nhà tang lễ, ngân hàng máu, Các thành phần nguy hại điển hình chủ yếu
phát sinh từ các hoạt động phẫu thuật người, động vật xét nghiệm bao
gồm các bộ phận cơ thể và các tổ chức nội tạng; các vật nhọn sắc và dễ
gẫy có tiếp xúc với máu, mủ trong quá trình mổ xẻ; các chất lỏng sinh
học hoặc giấy thấm đã sử dụng trong y tế, nha khoa; các gạc, bong băng
có máu, mủ của bệnh nhân; các loại ống nghiệm nuôi cấy vi trùng trong
các phòng xét nghiệm hoặc các loại thuốc hết hạn sử dụng…
Bảng 1.3. Các loại chất thải đặc thù từ các hoạt động y tế

Loại chất thải nguy hại
Nguồn tạo thành
Chất thải chứa các vi trùng
gây bệnh
Các chất thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng
của người sau khi mổ sẻ và của các động vật sau
khi xét nghiệm, các gạc, bông lẫn máu, mủ của
bệnh nhân…
Chất thải bị nhiễm bẩn
Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh
nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà…

Chất thải đặc biệt
Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các

chất phóng xạ, hóa chất, dược…

1.4.4. Quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ hoạt động khác
Ngoài các nguồn phát sinh chính như đã nêu ở trên, còn có một lượng
không nhiều bùn cặn chứa kim loại nặng từ các trạm xử lý nước thải công
nghiệp, tro thải từ quá trình thiêu đốt chất thải nguy hại; cặn từ các bồn
chứa dầu, các loại bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật cũng như dư
lượng của thuốc bảo vệ thực vật…


×