Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ DIỆU LINH

PHÒNG NGỪA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ DIỆU LINH

PHÒNG NGỪA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành


Mã số

: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
: 8380105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Thị Sơn

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Diệu Linh


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực
tiễn, đƣợc sự hƣớng dẫn, giảng dạy của các thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của gia
đình, bạn bè, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ Luật học. Qua đây, tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến:

Ban Giám hiệu cùng các thầy cô Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, các giáo sƣ,
phó giáo sƣ, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo GS.TS. Lê Thị Sơn đã
tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn cán bộ thƣ viện trƣờng Đại học Luật Hà Nội đã
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn, xin cảm ơn gia đình và bạn bè những
ngƣời đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Ngƣời thực hiện
Lê Diệu Linh


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1. DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số vụ và số ngƣời phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội vi phạm quy
định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2013 - 2017
Bảng 1.2: Số vụ và số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về điều khiển
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ so với số vụ và số ngƣời phạm tội của nhóm
các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2013 - 2017
Bảng 1.3: Số vụ và số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về điều khiển
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ so với số vụ và số ngƣời phạm tội nói chung
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về
điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2013 - 2017 (tính trên 100.000 dân)
Bảng 1.5: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số ngƣời phạm tội vi phạm quy
định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc, tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2013 - 2017
Bảng 1.6: So sánh số vụ tai nạn giao thông đƣờng bộ và số vụ vi phạm quy
định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ bị khởi tố trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017
Bảng 1.7: Số vụ bị khởi tố và xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 2017
Bảng 1.8: Cơ cấu theo loại tội phạm
Bảng 1.9: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt chính đƣợc áp dụng
Bảng 1.10: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Bảng 1.11: Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm
Bảng 1.12: Cơ cấu theo thời gian xảy ra tội phạm
Bảng 1.13: Cơ cấu theo loại phƣơng tiện ngƣời phạm tội sử dụng khi tham
gia giao thông gây tai nạn


Bảng 1.14: Cơ cấu theo dạng vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện
giao thông đƣờng bộ
Bảng 1.15: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của ngƣời phạm tội
Bảng 1.16: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội vi phạm quy định về điều
khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2013 – 2017
Bảng 1.17: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm của tội vi phạm quy định
về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ và nhóm các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 2017
Bảng 1.18: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số ngƣời phạm tội vi phạm
quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ bị xử phạt tù từ 3 năm
trở xuống và tù trên 3 năm đến 7 năm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2013 - 2017
Bảng 1.19: Mức độ tăng, giảm hàng năm của ngƣời phạm tội trong từng độ
tuổi

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Số vụ và số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về điều khiển
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ so với số vụ và số ngƣời phạm tội của nhóm
các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2013 - 2017
Biểu đồ 1.2: Số vụ và số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về điều khiển
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ so với số vụ và số ngƣời phạm tội nói chung
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số ngƣời phạm tội vi phạm quy
định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc, tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2013 - 2017 (tính
trên 100.000 dân)
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu theo loại tội phạm
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt chính đƣợc áp dụng
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu theo địa điểm xảy ra tội phạm


Biểu đồ 1.8: Cơ cấu theo thời gian xảy ra tội phạm
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu theo loại phƣơng tiện ngƣời phạm tội sử dụng khi
tham gia giao thông
Biểu đồ 1.10: Cơ cấu theo dạng vi phạm quy định về điều khiển phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ
Biểu đồ 1.11: Cơ cấu theo giới tính của ngƣời phạm tội
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu theo độ tuổi của ngƣời phạm tội
Biểu đồ 1.13: Cơ cấu theo nghề nghiệp của ngƣời phạm tội
Biểu đồ 1.14: Diễn biến của số vụ và số ngƣời phạm tội vi phạm quy định
về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2013 - 2017
Biểu đồ 1.15: So sánh diễn biến về số vụ của tội vi phạm quy định về điều

khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ và số vụ phạm các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 2017
Biểu đồ 1.16: So sánh diễn biến về số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về
điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ và số ngƣời phạm tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 2017
Biểu đồ 1.17: Diễn biến của số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về điều
khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống và trên
3 năm đến 7 năm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017
Biểu đồ 1.18: Diễn biến của số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về điều
khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trong từng độ tuổi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BKS: Biển kiểm soát
STT: Số thứ tự
TAND: Tòa án nhân dân
TB: Trung bình


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
Chƣơng 1: TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN
PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH
PHÚC GIAI ĐOẠN 2013 - 2017 ..........................................................................5
1.1. Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017. .......................... 5
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 2017. ................................................................................................................ 5
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2013 – 2017 ................................................................................................... 13
1.2. Diễn biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017. ........................ 25
1.2.1. Diễn biến về mức độ của tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017
....................................................................................................................... 25
1.2.2. Diễn biến về tính chất của tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 2017. .............................................................................................................. 29
Chƣơng 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU
KHIỂN PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2013 - 2017 ............................................................ 34
2.1. Nguyên nhân liên quan đến ý thức, tâm lý của ngƣời phạm tội vi phạm
quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ .............................. 34
2.2. Nguyên nhân liên quan đến cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện giao thông đƣờng
bộ và quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ. ............................................ 39
2.3. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.
.......................................................................................................................... 44


2.4. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động giáo dục và tuyên truyền, phổ biến
pháp luật ........................................................................................................... 46
2.5. Nguyên nhân liên quan đến nạn nhân của tội phạm ................................. 49
Chƣơng 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU
KHIỂN PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC ...................................................................................................... 52
3.1. Dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới ..................... 52
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội vi phạm quy định về

điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ..... 54
3.2.1. Nhóm biện pháp liên quan đến ý thức, tâm lý của người điều khiển
phương tiện giao thông và tham gia giao thông ........................................... 54
3.2.2. Nhóm biện pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông
đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ .............................. 58
3.2.3. Nhóm biện pháp liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành
tố tụng ........................................................................................................... 61
3.2.4. Nhóm biện pháp liên quan đến hoạt động giáo dục và tuyên truyền,
phổ biến pháp luật ........................................................................................ 63
3.2.5. Nhóm biện pháp liên quan đến nạn nhân của tội phạm ..................... 66
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 71
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 72


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong khu vực châu thổ sông
Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc Việt Nam. Về vị trí địa lý, phía Bắc
tỉnh Vĩnh Phúc giáp với hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp
tỉnh Phú Thọ, phía Đông và Nam giáp với Hà Nội. Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ
2A, có đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào
Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội, liền kề
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng Quốc lộ 5A thông với cảng biển
Hải Phòng và trục đƣờng 18 thông với cảng biển nƣớc sâu Cái Lân. Với vị trí
quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà
Nội, Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công
nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao

thông quốc tế đã đƣa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công
nghiệp và các thành phố lớn của các quốc gia thuộc hành lang kinh tế nhƣ Trung
Quốc. Tuy nhiên, đi liền với sự thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội thì số
vụ và số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ cũng đang là vấn đề nhức nhối của tỉnh Vĩnh Phúc. Theo thống kê của
Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Vĩnh Phúc, từ năm 2013 đến năm 2017, tổng số
vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh lên tới 658 vụ với 415 ngƣời chết và 226
ngƣời bị thƣơng. Cũng trong giai đoạn này, có 322 vụ với 333 ngƣời bị xét xử
sơ thẩm về tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng
bộ, chiếm 48,93% số vụ tai nạn giao thông xảy ra.
Trƣớc tình hình tội phạm của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, với mong muốn đƣa ra
giải pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa loại tội này trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc, tác giả đã lựa chọn đề tài "Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" làm đề tài luận
văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ cho
đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu dƣới góc độ tội phạm học nhƣ:


2

"Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội", Luận án tiến sỹ
Luật học (2001) của tác giả Bùi Kiến Quốc, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
"Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tây", Luận văn thạc sỹ Luật học (2008) của tác
giả Nguyễn Thị Thu Hƣơng, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
"Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương", Luận văn thạc sỹ Luật học (2011) của
tác giả Vũ Thị Thu Hà, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
"Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng", Luận văn thạc sỹ Luật học (2011) của
tác giả Nguyễn Văn Nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
"Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh", Luận văn thạc sỹ Luật học (2015) của
tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
"Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng", Luận văn thạc sỹ Luật học (2017)
của tác giả Đặng Thị Thơ, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích, đánh giá đƣợc tình hình tội vi
phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên toàn quốc
hoặc trong phạm vi một địa phƣơng nhất định và trong các khoảng thời gian
khác nhau, từ đó giải thích nguyên nhân và đƣa ra những biện pháp nâng cao
hiệu quả phòng ngừa tội phạm này. Tuy nhiên, cho tới nay chƣa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện dƣới góc độ tội phạm học về tội vi phạm quy
định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc. Do đó, tác giả đã chọn đề tài "Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" làm đề tài
luận văn thạc sỹ của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình tội vi
phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, nguyên nhân
của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ và


3

biện pháp phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao

thông đƣờng bộ.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dƣới góc độ tội phạm học tội
vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc, trong giai đoạn 5 năm từ 2013 đến 2017.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Là đề xuất các biện pháp nâng cao
hiệu quả phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, tác giả cần thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau:
+ Đánh giá tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2013 - 2017.
+ Làm rõ nguyên nhân của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện
giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2013 - 2017.
+ Tiến hành dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh này trong thời gian tới.
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội vi phạm quy
định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận: Luận văn thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp tiếp cận định lƣợng; phƣơng pháp
tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận; phƣơng pháp chọn mẫu xác xuất ngẫu
nhiên đơn giản; phƣơng pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; phƣơng pháp thống kê;
phƣơng pháp chứng minh trực tiếp giả thuyết; phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
và so sánh.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn có một số đóng góp nhƣ sau:



4

- Đánh giá đƣợc tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện
giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2013 - 2017.
- Xác định đƣợc nguyên nhân của tội vi phạm quy định về điều khiển
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn
2013 - 2017.
- Dự báo đƣợc tình hình vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ trong thời gian tới và đƣa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng
bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017
Chƣơng 2: Nguyên nhân của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017
Chƣơng 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng
bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc


5

Chƣơng 1
TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

GIAI ĐOẠN 2013 - 2017
“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra
trong đơn vị không gian và thời gian nhất định”1.
Nghiên cứu tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017 chính là
nghiên cứu về thực trạng và diễn biến của tội vi phạm quy định về điều khiển
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2013 - 2017. Để đánh giá về tình hình tội này, tác giả sẽ sử dụng số liệu
thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc và số liệu do tác giả
thu thập từ 175 bản án hình sự sơ thẩm xét xử về tội phạm vi phạm quy định về
điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ ở Vĩnh Phúc, đƣợc lựa chọn ngẫu
nhiên trong phạm vi nghiên cứu.
1.1. Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện
giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017.
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra
trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và tính chất”2.
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013
- 2017.
Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017 xét về mức độ đƣợc
đánh giá thông qua thực trạng xét về mức độ của tội phạm rõ và thực trạng xét
về mức độ của tội phạm ẩn.
* Về tội phạm rõ
“Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào
thống kê tội phạm”3
Thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017 đƣợc thể hiện chủ
yếu thông qua số liệu thống kê số vụ và số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về

1

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 100.
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tlđd chú thích 1, tr.112
3
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tlđd chú thích 1, tr.102
2


6

điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ đã bị xét xử của TAND tỉnh Vĩnh
Phúc, đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2013 - 2017
Năm
Số vụ phạm tội
Số bị cáo phạm tội
2013
55
56
2014
57
59
2015
59
61
2016
71

75
2017
80
82
Tổng
322
333
TB/năm
64,4
66,6
(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua số liệu thống kê trên có thể thấy, trong giai đoạn 2013 - 2017, TAND
các cấp tỉnh Vĩnh Phúc đã xét xử sơ thẩm 322 vụ với 333 ngƣời phạm tội vi
phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ. Thông thƣờng,
01 vụ phạm tội chỉ xét xử 01 bị cáo, tuy nhiên trong một số vụ án, số bị cáo bị
đƣa ra xét xử có thể là 02 hoặc 03 bị cáo bởi lẽ các bị cáo đều có hành vi vi
phạm Luật giao thông đƣờng bộ, có lỗi và hành vi của họ đều là nguyên nhân
gây hậu quả nghiêm trọng (không phải đồng phạm). Điển hình: Năm 2013 xảy
ra 55 vụ vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ với
56 bị cáo. Năm 2017, số vụ và số bị cáo tăng cao với 80 vụ, tăng so với năm
2013 là 15 vụ và 82 bị cáo, tăng so với năm 2013 là 16 bị cáo.
Nhƣ vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 64,4 vụ và 66,6 ngƣời phạm tội vi
phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ đã bị xét xử.
Để làm rõ hơn thực trạng về mức độ của tội vi phạm quy định về điều
khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai
đoạn 2013 - 2017, tác giả tiến hành so sánh số liệu này với số liệu về nhóm các
tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chƣơng XIX BLHS năm
1999) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong cùng khoảng thời gian.
Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ so với số vụ và số người phạm tội của nhóm

các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2013 - 2017.
STT
1
2
3
4
5
6
7


7

Giai
đoạn
2013 2017
Tổng

Tội vi phạm quy
định về điều khiển
phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ
Số vụ
Số ngƣời
(1)
(2)
322

333


Nhóm các tội xâm
phạm an toàn công
cộng, trật tự công
cộng
Số vụ
Số ngƣời
(3)
(4)
887

2955

Tỷ lệ (%)

(1)/(3)

(2)/(4)

36,3%

11,3%

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Vĩnh Phúc)
Biểu đồ 1.1: Số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ so với số vụ và số người phạm tội của nhóm
các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2013 - 2017.

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Vĩnh Phúc)

Từ bảng số liệu trên đây cho thấy, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2013 - 2017 số vụ và số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ chiếm tỷ lệ không nhỏ trong nhóm các tội xâm phạm
an toàn công cộng, trật tự công cộng, cụ thể: Số vụ vi phạm quy định về điều
khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ chiếm 36,3% trong tổng số các vụ phạm
các tội trong nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Số
ngƣời phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng
bộ chiếm 11,3% trong tổng số ngƣời phạm các tội trong nhóm các tội xâm phạm
an toàn công cộng, trật tự công cộng.


8

BLHS năm 1999 quy định 55 điều luật tƣơng ứng với 55 tội danh trong
chƣơng các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Nhƣ vậy, tội vi
phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ đƣợc quy định
trong BLHS năm 1999 chỉ chiếm 1/55 Điều luật nhƣng so với các tội khác trong
nhóm tội này thì tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ bị xét xử ở Vĩnh Phúc chiếm hơn 30% số vụ.
Ngoài ra, cần so sánh tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ trong mối tƣơng quan với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017.
Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ so với số vụ và số người phạm tội nói chung
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017.
Tội vi phạm quy
định về điều khiển
Tội phạm nói
Tỷ lệ (%)
Giai

phƣơng tiện giao
chung
đoạn
thông đƣờng bộ
2013 –
Số vụ
Số ngƣời
Số vụ
Số ngƣời
2017
(1)
phạm tội
(3)
phạm tội
(1)/(3)
(2)/(4)
(2)
(4)
Tổng
322
333
4063
7471
7,93%
4,46%
(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Vĩnh Phúc)
Biểu đồ 1.2: Số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ so với số vụ và số người phạm tội nói chung
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 – 2017.


(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Vĩnh Phúc)


9

Qua bảng số liệu ta thấy trong giai đoạn 2013 - 2017, trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc đã xảy ra 4063 vụ và 7471 ngƣời phạm tội nói chung trong đó có 322 vụ vi
phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ chiếm 7,93%
tổng số các vụ phạm tội và có 333 ngƣời phạm tội vi phạm quy định về điều
khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ chiếm 4,46% tổng số ngƣời phạm tội
nói chung. Nhƣ vậy, so với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì
tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ chiếm tỷ lệ
không nhỏ.
Bên cạnh đó, khi đánh giá thực trạng của tội phạm xét về mức độ cần phải
đánh giá chỉ số tội phạm của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện
giao thông đƣờng bộ. Chỉ số tội phạm phản ánh mức độ phổ biến của tội phạm
trong dân cƣ, đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2013 - 2017 (tính trên 100.000 dân)
Số dân

Chỉ số phạm tội tính
trên 100.000 dân

Chỉ số ngƣời phạm
tội tính trên 100.000
dân

(3)


(4)

(5) = (2)*100.000/(4)

(6) = (3)*100.000/(4)

55

56

1.029.400

5,34

5,44

2014

57

59

1.041.900

5,47

5,66

2015


59

61

1.054.500

5,60

5,78

2016

71

75

1.066.000

6,66

7,04

2017

80

82

1.214.488


6,59

6,75

64,4 66,6 1.081.258

5,96

6,16

Năm

Số
vụ

Số
bị
cáo

(1)

(2)

2013

TB

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng cục thống kê)
Từ năm 2013 đến năm 2017, chỉ số tội phạm vi phạm quy định về điều

khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ là 5,96 và chỉ số ngƣời phạm tội của tội
này là 6,16.
Để làm rõ thực trạng của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện
giao thông đƣờng bộ, tác giả chọn so sánh và đánh giá chỉ số tội phạm và chỉ số
ngƣời phạm tội của tội này trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với địa bàn tỉnh Bắc
Ninh, thành phố Hà Nội và toàn quốc trong giai đoạn 2013 - 2017.


10

Bảng 1.5: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc, tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2013 - 2017.
STT

Phạm vi

Chỉ số tội phạm

Chỉ số ngƣời phạm tội

1

Vĩnh Phúc

5,96

6,16

2


Bắc Ninh

4,36

4,57

3

Hà Nội

4,95

5,1

4

Toàn quốc

4,55

4,68

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Vĩnh Phúc, TAND tối cao, Tổng cục thống kê)
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc, tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2013 - 2017
(tính trên 100.000 dân)

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Vĩnh Phúc, TAND tối cao, Tổng cục thống kê)

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: Trong giai đoạn 2013 - 2017, tỉnh
Vĩnh Phúc có mức độ phổ biến của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ cao nhất, thể hiện chỉ số tội phạm là 5,96 và chỉ số
ngƣời phạm tội là 6,16. Trong khi đó, tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có điều kiện tự
nhiên, kinh tế tƣơng đƣơng nhƣng Bắc Ninh có chỉ số tội vi phạm quy định về
điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ thấp hơn (chỉ số tội phạm là 4,36
và chỉ số ngƣời phạm tội là 4,57). So với thành phố Hà Nội và toàn quốc thì chỉ


11

số tội phạm và chỉ số ngƣời phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng cao hơn. Điều này
cho thấy mức độ phổ biến cao hơn của loại tội này trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
so với các tỉnh khác và so với cả nƣớc.
* Về tội phạm ẩn
Để đánh giá một cách đầy đủ thực trạng về mức độ của tội vi phạm quy
định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2013 - 2017, ngoài việc nghiên cứu tội phạm rõ cần phải làm rõ tội
phạm ẩn của tội này. “Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng
không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không
được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm”4. Việc xác định tội
phạm ẩn không phải điều dễ dàng vì không thể xác định chính xác đƣợc số
lƣợng tội phạm ẩn mà chỉ có thể tiếp cận ở mức độ nhất định. Để đánh giá một
phần tội phạm ẩn của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ, tác giả tiến hành thu thập số liệu về số vụ tai nạn giao thông trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017 và lập bảng so sánh với số vụ vi phạm
quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ bị khởi tố trên địa bàn
tỉnh cùng giai đoạn nhƣ sau:
Bảng 1.6: So sánh số vụ tai nạn giao thông đường bộ và số vụ vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bị khởi tố trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017.
Năm

Số vụ tai nạn
giao thông
(1)

Số vụ vi phạm quy định về
điều khiển phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ bị khởi tố (2)

Tỷ lệ
(2)/(1)

2013

145

65

44,82%

2014

104

64

61,54%


2015

126

65

51,58%

2016

137

73

53,28%

2017

146

88

60,27%

Tổng

658

355


53,95%

(Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Phòng
Cảnh sát giao thông tỉnh Vĩnh Phúc)
4

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tlđd chú thích 1, tr.103


12

Từ bảng số liệu trên đây cho thấy trong vòng 5 năm từ 2013 đến 2017 đã
xảy ra 658 vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, số vụ vi phạm quy định về điều
khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ bị khởi tố trong khoảng thời gian này là
355 vụ. Nhƣ vậy, số vụ bị khởi tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ chỉ chiếm trung bình khoảng 53,95% so với tổng số vụ
tai nạn giao thông đã xảy ra. Trong khoảng 46,05% số vụ tai nạn giao thông còn
lại có một tỷ lệ nhất định số vụ không bị khởi tố hình sự mà lẽ ra phải bị khởi tố.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Vĩnh Phúc, trong 658 vụ tai
nạn giao thông xảy ra trên địa bàn trong giai đoạn 2013 - 2017 có 509 vụ có dấu
hiệu của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ,
trong đó có 402 vụ tai nạn có ngƣời chết, 107 vụ tai nạn gây thiệt hại nghiêm
trọng về sức khỏe và tài sản cho ngƣời khác nhƣng chỉ có 355 vụ tai nạn giao
thông đƣợc đƣa ra xử lý về hình sự. Nhƣ vậy, có khoảng 154 vụ tai nạn giao
thông xảy ra không bị khởi tố hình sự mà lẽ ra phải bị khởi tố.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do ngƣời gây tai nạn đã chủ
động liên hệ với nạn nhân xin bồi thƣờng, khắc phục hậu quả, hoặc tìm mọi cách
thuyết phục gia đình nạn nhân chấp nhận không yêu cầu khởi tố hình sự.
Đề làm rõ hơn tình hình tội phạm ẩn của tội vi phạm quy định về điều

khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, tác giả thu thập số vụ bị khởi tố và xét
xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017.
Bảng 1.7: Số vụ bị khởi tố và xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 2017.
Năm

Số vụ khởi tố
(1)

Số vụ xét xử
(2)

Tỷ lệ %
(3)=(2)/(1)*100%

2013

65

55

84,62%

2014

64

57


89,06%

2015

65

59

90,77%

2016

73

71

97,26%

2017

88

80

90,91%

Tổng

355


322

90,7%

(Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Văn phòng
TAND tỉnh Vĩnh Phúc)


13

Từ số liệu thống kê trên đây có thể thấy, trong giai đoạn 2013 - 2017 có
tổng số 355 vụ bị khởi tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện
giao thông đƣờng bộ nhƣng chỉ có 322 vụ bị xét xử về tội phạm này. Nhƣ vậy,
có 9,07% số vụ vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng
bộ bị khởi tố mà không bị đƣa ra xét xử. Lý do dẫn đến chênh lệch giữa số vụ bị
khởi tố và xét xử một phần là do đã hết thời hạn điều tra mà chƣa xác định đƣợc
bị can hoặc không bắt giữ đƣợc bị can nên phải tạm đình chỉ vụ án. Bên cạnh đó
cũng phải kể đến nguyên nhân bỏ lọt tội phạm có thể do trình độ cán bộ điều tra
còn yếu, cơ sở vật chất chƣa đáp ứng yêu cầu giám định và điều tra tại chỗ…
Mặc dù số liệu tội phạm ẩn của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện
giao thông đƣờng bộ chỉ mang tính tƣơng đối nhƣng thông qua số liệu này cùng
với số liệu tội phạm rõ đã cho chúng ta thấy rõ hơn “bức tranh” của thực trạng
của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017.
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013
– 2017
Để đánh giá thực trạng về tính chất trƣớc hết cần nghiên cứu về cơ cấu của
tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2017. Xem xét cơ cấu là xem xét tỉ trọng

của từng bộ phận của mỗi cơ cấu để từ đó có thể rút ra đƣợc những nhận xét
nhất định về tính chất của tội phạm5.
Cơ cấu của tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ đƣợc tác giả nghiên cứu theo những tiêu chí sau:
* Cơ cấu theo loại tội phạm
Qua nghiên cứu 175 bản án hình sự sơ thẩm với 175 ngƣời phạm tội bị xét
xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong vòng 5 năm, tác giả có bảng thống kê sau:
Bảng 1.8: Cơ cấu theo loại tội phạm
Tổng
Tội ít nghiêm
Tội nghiêm trọng
Tội rất nghiêm
trọng
trọng
175 bị cáo
0 bị cáo
105 bị cáo
70 bị cáo
100%
0%
60%
40%
(Nguồn: 175 bản án hình sự sơ thẩm)
5

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tlđd chú thích 1, tr.117


14


Biểu đồ 1.4: Cơ cấu theo loại tội phạm

(Nguồn: 175 bản án hình sự sơ thẩm)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy tội vi phạm quy định về điều khiển
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là loại tội nghiêm
trọng (mà mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù) và tội rất nghiêm
trọng (mà mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù). Trong đó, tội
nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 202 BLHS chiếm đa số với 60%, còn lại là tội
rất nghiêm trọng chiếm 40%, không có trƣờng hợp nào thuộc loại tội ít nghiêm
trọng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.
* Cơ cấu theo loại và mức hình phạt chính được áp dụng
Bảng 1.9: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt chính được áp dụng
Loại và mức hình phạt đƣợc áp dụng

Số ngƣời phạm tội

Tỷ lệ (%)

Phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ

0

0%

219

65,77%

Tù từ 3 năm trở xuống nhƣng

Tù có thời

cho hƣởng án treo

hạn

Tù giam từ 3 năm trở xuống

83

24,92%

Tù trên 3 năm đến 7 năm

31

9,31%

333

100%

Tổng

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Vĩnh Phúc)


15

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt chính được áp dụng


(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Vĩnh Phúc)
Từ bảng thống kê và biểu đồ cho thấy, trong tổng số 333 bị cáo đã bị xét xử
về tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ thì các
bị cáo đều bị áp dụng hình phạt chính là phạt tù có thời hạn, không có bị cáo nào
bị áp dụng hình phạt chính là phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ. Trong số
333 bị cáo đã bị xét xử, có 219 bị cáo bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống nhƣng
đƣợc hƣởng án treo, chiếm đa số 65,77%. Chiếm tỷ lệ thứ hai là số bị cáo bị xử
phạt tù từ 3 năm trở xuống với 83 bị cáo, chiếm 24,92%, còn lại là 31 bị cáo bị
xử phạt tù trên 3 năm đến dƣới 7 năm, chiếm 9,31%. Nhìn từ góc độ áp dụng
hình phạt đối với ngƣời phạm tội, số bị cáo đƣợc hƣởng án treo chiếm tỷ lệ cao
65,77% chứng tỏ tính chất nghiêm trọng của loại tội này là không lớn. Tuy
nhiên, qua thực tế nghiên cứu các bản án hình sự sơ thẩm cho thấy, chế tài hình
sự đối với tội phạm này có phần chƣa tƣơng xứng với tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Do đặc thù của tội này là lỗi vô ý nên hầu
hết các bị cáo có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ dễ thỏa mãn điều
kiện cho hƣởng án treo.


×