Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------------------

QUÁCH TIẾN DŨNG

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA
THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------------------

QUÁCH TIẾN DŨNG

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA
THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành

: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm

Mã số

: 8380105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dƣơng Thị Miên

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại
học Luật Hà Nội đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học Cao học tại
trường. Đây sẽ là những bài học, những kinh nghiệm sâu sắc khi tôi hoàn thành
khóa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Dương Tuyết Miên,
Khoa tội phạm học đã tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình viết luận văn để tôi có thể
hoàn thành tốt đề tài của mình.
Luận văn này là kết quả nghiên cứu ban đầu của tôi, do vậy chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô
cùng với ý kiến đóng góp của các bạn học viên và tất cả những ai quan tâm đến vấn
đề này.
Học viên

Quách Tiến Dũng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Quách Tiến Dũng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NCTN
: Ngƣời chƣa thành niên
BLHS
: Bộ luật hình sự
BLTTHS
TANDTC

: Bộ luật tố tụng hình sự
: Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

THCS
THPT


: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông

TNHS

: Trách nhiệm hình sự


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC
HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2017 ...............5
1.1. Thực trạng của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017 .............................................................................5
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017 ............................................5
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017 ...........................................9
1.2. Diễn biến của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017 ............................................................................25
1.2.1. Diễn biến về mức độ của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017 ................................................26
1.2.2. Diễn biến về tính chất của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ............................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................33
CHƢƠNG 2. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH
NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..............................35
2.1. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế về văn hóa - giáo dục ...............................35
2.2. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế về kinh tế xã hội .......................................40

2.3. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong công tác quản lí nhà nƣớc về an ninh,
trật tự, an toàn xã hội .................................................................................................43
2.4. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tiến hành
tố tụng ........................................................................................................................45
2.5. Nguyên nhân xuất phát từ phía ngƣời phạm tội .................................................49
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................51


CHƢƠNG 3. DỰ BÁO TỘI PHẠM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊNTHỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................................52
3.1. Dự báo về tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn
thành phố Hà Nội ......................................................................................................52
3.2. Biện pháp phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa
bàn thành phố Hà Nội ...............................................................................................54
3.2.1. Biện pháp khắc phục hạn chế trong công tác văn hóa - giáo dục ...............54
3.2.2. Biện pháp khắc phục hạn chế về kinh tế - xã hội .......................................60
3.2.3. Biện pháp khắc phục hạn chế trong công tác quản lí Nhà nƣớc về an ninh,
trật tự, an toàn xã hội ............................................................................................63
3.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng
...............................................................................................................................65
3.2.5. Biện pháp phòng ngừa liên quan đến ngƣời chƣa thành niên.....................68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................70
KẾT LUẬN ...............................................................................................................72
PHỤ LỤC


DANH SÁCH BẢNG
ảng 1.1: Số vụ và số ngƣời phạm tội của tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ......................................................................5

ảng 1.2: Số vụ và số ngƣời phạm tội của tội phạm do NCTN thực hiện so với số
vụ và số ngƣời phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bị xét xử giai
đoạn 2013-2017 ...........................................................................................................6
ảng 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số ngƣời phạm tội trên địa bàn thành phố
Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và cả nƣớc giai đoạn 2013-2017 ...................7
ảng 1.4: Số vụ phạm tội do NCTN thực hiện đã bị khởi tố, xét xử trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ......................................................................8
ảng 1.5: Cơ cấu nhóm các tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2013-2017 ...........................................................................................10
ảng 1.6: Cơ cấu tội phạm do NCTN thực hiện theo tội danh trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2013-2017 .....................................................................................11
ảng 1.7: Cơ cấu loại tội phạm do NCNT thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................................12
ảng 1.8: Cơ cấu các hình thức xử lý đối với NCTN phạm tội trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ..............................................................................13
ảng 1.9: Cơ cấu của các tội phạm do NCTN thực hiện theo hình thức phạm tội trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 .......................................................14
ảng 1.10: Cơ cấu theo tiêu chí đồng phạm với ngƣời đã thành niên hay chỉ với
NCTN ........................................................................................................................14
ảng 1.11: ảng cơ cấu về thời điểm xảy ra tội phạm trên địa bàn thành phố giai
đoạn 2013-2017 .........................................................................................................15
ảng 1.12: Cơ cấu về địa bàn diễn ra tội phạm do NCTN trên địa bàn thành phố giai
đoạn 2013-2017 .........................................................................................................16
ảng 1.13: Cơ cấu về địa điểm diễn ra tội phạm do NCTN trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................................18
ảng 1.14: Cơ cấu độ tuổi của bị cáo là NCTN trên địa bàn thành phố giai đoạn
2013-2017..................................................................................................................19
ảng 1.15: Cơ cấu theo giới tính của bị cáo là NCTN trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................................20
ảng 1.16: ảng cơ cấu về tình trạng học tập của bị cáo là NCTN trên địa bàn thành

phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ..............................................................................20


ảng 1.17: Cơ cấu về trình độ văn hóa của bị cáo là NCTN trên địa bàn thành phố
Hà Nội tại thời điểm phạm tội giai đoạn 2013-2017 ................................................21
ảng 1.18: Cơ cấu về tình trạng nghiện ma túy của bị cáo là NCTN trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ....................................................................22
ảng 1.19: Cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy
hiểm của bị cáo là NCTN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ......22
ảng 1.20: Hoàn cảnh gia đình của NCTN phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................................23
ảng 1.21: Cơ cấu về tình huống dẫn đến việc phạm tội của NCTN trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ....................................................................24
ảng 1.22: Diễn biến về số vụ và số ngƣời phạm tội của tội phạm do NCTN thực
hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017 .....................................26
ảng 1.23: Diễn biến về số vụ và số ngƣời phạm tội của tội phạm do NCTN thực
hiện so với tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 –
2017 ...........................................................................................................................27
ảng 1.24: Diễn biến của tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2013-2017 theo các nhóm tội .............................................................29
ảng 1.25: Diễn biến 5 tội phạm phổ biến nhất do NCTN thực hiện phổ biến trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 .......................................................31
ảng 1.26: Diễn biến độ tuổi NCTN phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2013-2017 .........................................................................................................32


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Số vụ và số ngƣời phạm tội của tội phạm do NCTN thực hiện trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ...............................................................6
Biểu đồ 1.2: Số vụ và số ngƣời phạm tội của tội phạm do NCTN thực hiện so với số

vụ và số ngƣời phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 20132017 .............................................................................................................................6
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số ngƣời phạm tội trên địa bàn thành
phố Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và cả nƣớc giai đoạn 2013-2017 ............7
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu nhóm các tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2013-2017 .....................................................................................10
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013-2017 theo tội danh ............................................................................11
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu loại loại tội phạm do NCNT thực hiện trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2013-2017 .....................................................................................12
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu 5 nhóm hình phạt chủ yếu đối với NCTN phạm tội trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ....................................................................13
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của các tội phạm do NCTN thực hiện theo hình thức phạm tội
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ................................................14
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu theo tiêu chí đồng phạm với ngƣời thành niên hay chỉ với
NCTN ........................................................................................................................14
Biểu đồ 1.10: Biểu đồ cơ cấu thời điểm NCTN thực hiện tội phạm trên địa bàn
thành phố giai đoạn 2013-2017 .................................................................................16
Biểu đồ 1.11: Cơ cấu về địa bàn diễn ra tội phạm do NCTN trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2013-2017 theo số vụ phạm tội .................................................................17
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu về địa bàn diễn ra tội phạm do NCTN trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2013-2017 theo số ngƣời phạm tội ............................................................17
Biểu đồ 1.13: Cơ cấu về địa điểm diễn ra tội phạm do NCTN trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................................18
Biểu đồ 1.14: Cơ cấu độ tuổi của bị cáo là NCTN trên địa bàn thành phố giai đoạn
2013-2017..................................................................................................................19
Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo giới tính của bị cáo là NCTN trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2013-2017 ...........................................................................................20


Biểu đồ 1.16: Cơ cấu về tình trạng học tập và việc làm của bị cáo là NCTN trên địa

bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 .............................................................21
Biểu đồ 1.17: Cơ cấu về trình độ văn hóa của bị cáo là NCTN trên địa bàn thành
phố Hà Nội tại thời điểm phạm tội giai đoạn 2013-2017 .........................................21
Biểu đồ 1.18: Cơ cấu về tình trạng nghiện ma túy của bị cáo là NCTN trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ....................................................................22
Biểu đồ 1.19: Cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy
hiểm của bị cáo là NCTN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ......23
Biểu đồ 1.20: Hoàn cảnh gia đình của NCTN phạm tội trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2013-2017 ...........................................................................................23
Biểu đồ 1.21: Cơ cấu về tình huống dẫn đến việc phạm tội của NCTN trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ....................................................................24
Biểu đồ 1.22: Diễn biến về mức độ của tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017 ..................................................................26
Biểu đồ 1.23: Diễn biến về số vụ phạm tội do NCTN thực hiện so với tội phạm nói
chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017...................................28
Biểu đồ 1.24: Diễn biến về số NCTN phạm tội so với tội phạm nói chung trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017...........................................................28
Biểu đồ 1.25: Diễn biến của tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2013-2017 theo 4 nhóm tội phổ biến ............................................30
Biểu đồ 1.26: Diễn biến các tội phạm do NCTN thực hiện phổ biến trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 ....................................................................31
Biểu đồ 1.27: Diễn biến độ tuổi NCTN phạm tội trên dịa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2013-2017 .........................................................................................................33


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hà Nội là thủ đô của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Với vị trí

nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm
chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Do đó,
lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử nƣớc nhà qua các thời kỳ. Hà
Nội là thành phố trực thuộc trung ƣơng có diện tích lớn nhất cả nƣớc từ khi tỉnh Hà
Tây, một phần Vĩnh Phúc sát nhập vào. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh là hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.1
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, năm 2017 Hà Nội có tổng số
7.294.304 dân, là thành phố đông dân thứ hai cả nƣớc – chỉ sau thành phố Hồ Chí
Minh. Trong đó tổng số NCTN là 2.196.164 chiếm 30% trên tổng số dân của thành
phố. Với số NCTN chiếm tới 1/3 dân số thành phố Hà Nội, việc định hƣớng phát
triển cho NCTN là một trong những yêu cầu hàng đầu của thành phố, đảm bảo cho
thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển vững mạnh, xứng danh thủ đô – trái tim của cả
nƣớc. Trong bối cảnh cả nƣớc đang bƣớc vào giai đoạn phát triển nền kinh tế 4.0
với nhiều sự thay đổi nhanh chóng, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, nhiều tiến bộ
khoa học công nghệ đƣợc áp dụng vào trong đời sống. Nhƣng đi kèm với những lợi
ích của việc phát triển, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, cùng sự xâm nhập ồ ạt
thiếu kiểm soát của các loại hình công nghệ thông tin – đặc biệt kể đến là: mạng xã
hội, game online... đã mang đến các hệ lụy nhƣ tƣ tƣởng lối sống buông thả, lệch
lạc, tôn sùng đồng tiền, coi nhẹ các giá trị đạo đức truyền thống. Theo số liệu thống
kê từ Vụ tổng hợp của TANDTC, từ năm 2013-2017, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội
đã xét xử tổng cộng 799 vụ án do 1.066 NCTN thực hiện, với các tội chủ yếu liên
quan đến xâm phạm sở hữu, trật tự công cộng, sức khỏe, tính mạng, ma túy. Những
con số thống kê cho thấy, việc phạm tội của NCTN là đáng lo ngại.
Trƣớc tình hình trên, việc đƣa ra đƣợc đánh giá chính xác tình hình tội phạm
do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội vô cùng quan trọng. Từ đó, ta
mới nhận định đƣợc các nguyên nhân dẫn đến việc NCTN phạm tội, cũng nhƣ giải
pháp phòng ngừa phù hợp nhằm giảm đáng kể số NCTN phạm tội. Vì vậy, tác giả
chọn đề tài “Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa
bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
1


Giới thiệu tổng quan và khái quát về địa lí thành phố Hà Nội, tại nguồn: />

2

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tình hình tội phạm do NCTN
thực hiện để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó đƣa ra các phƣơng pháp nhằm phòng
ngừa tội phạm đã đƣợc nhiều cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể và cá nhân
quan tâm.
Dƣới góc độ tội phạm học có các công trình sau:
Về luận văn thạc sĩ luật học có các công trình sau: “Đấu tranh phòng chống
tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”,
tác giả Vũ Thị ích Hƣờng, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 1997; “Phòng ngừa tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, tác giả
Nguyễn Trung Hoan, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2010; “Phòng ngừa tội cướp tài
sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội”, tác giả
Trần Thị Lan Anh, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2013; “Phòng ngừa tội cướp tài
sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Loan, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2015.
Về bài viết trên tạp chí có tác phẩm: “Ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình
không thuận lợi đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên”, tác giả Ths.
Đặng Thanh Nga, Tạp chí Luật học, Số đặc san về bình đẳng giới, 2005.
Trong các công trình này, ở các mức độ khác nhau, các tác giả đã đánh giá
tình hình tội phạm, giải thích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội
phạm do NCTN thực hiện ở các địa phƣơng khác nhau trong một số năm gần đây.
Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về NCTN phạm tội trên địa bàn
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phòng
ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hà
Nội” là việc làm thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa

tội phạm do NCTN phạm tội trên địa bàn Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Tình hình tội phạm do NCTN thực hiện;
- Nguyên nhân của tội phạm do NCTN thực hiện;
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Về phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu dƣới góc độ tội phạm học về
tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 -2017.


3

4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đƣa ra cái nhìn tổng thể về tình hình tội
phạm do NCTN thực hiện. Từ đó có thể làm tiền đề cho việc đánh giá nguyên nhân
dẫn đến việc phạm tội của NCTN cũng nhƣ đƣa ra hệ thống các biện pháp phòng
ngừa tội phạm do NCTN thực hiện để kiềm chế sự gia tăng tội phạm và làm giảm
dần NCTN phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Xét về mặt lý luận, hầu hết các vấn đề đƣợc trình bày, phân tích trong quá
trình nghiên cứu luận văn là những vấn đề mới lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu một
cách có hệ thống. Việc nghiên cứu các vấn đề đó có thể đƣợc coi là một đóng góp
đáng ghi nhận vào tội phạm học Việt Nam.
Về thực tiễn, việc nghiên cứu, đánh giá đƣợc các đặc điểm tội phạm học của
tình hình tội phạm do NCTN thực hiện trên phạm vi thành phố Hà Nội và xác định
đƣợc các nguyên nhân của tội phạm do NCTN thực hiện tại thủ đô trong giai đoạn
này có ý nghĩa thiết thực đối với thực tiễn phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện
tại Hà Nội. Đặc biệt trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm do
NCTN thực hiện trên cơ sở xác định những tồn tại, hạn chế của hoạt động của các

cơ quan tƣ pháp trong đấu tranh chống tội phạm do NCTN thực hiện và trong công
tác giáo dục đối với NCTN.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Về phƣơng pháp luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - một bộ phận của
học thuyết triết học do Các Mác đề xƣớng. Đặc trƣng của phƣơng pháp duy vật biện
chứng là coi một sự vật hay một hiện tƣợng trong trạng thái luôn phát triển và xem
xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tƣợng khác. Trong phạm vi của luận
văn, tác giả sẽ đi xem xét đề tài trong các mối quan hệ với các hiện tƣợng tội phạm
có liên quan đến NCTN.
Về phƣơng pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các
phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: phƣơng pháp tiếp cận định lƣợng, tiếp
cận tổng thể, tiếp cận bộ phận; phƣơng pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn
giản; phƣơng pháp phân tích thứ cấp số liệu; phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng
hợp và so sánh; phƣơng pháp chứng minh giả thuyết.


4

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng;
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2017.
CHƢƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA
THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
CHƢƠNG 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA
THÀNH NIÊN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI
PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.



5

Chƣơng 1
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2017
"Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc
nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị
thời gian nhất định”.2
Thông qua việc xem xét, đánh giá tình hình tội phạm sẽ làm sáng tỏ đƣợc các
nhân tố tác động, ảnh hƣởng đến việc phát sinh tội phạm, đồng thời đề xuất đƣợc
các giải pháp phù hợp để phòng ngừa tội phạm. Nghiên cứu tình hình tội phạm do
NCTN thực hiện cần phải làm rõ thực trạng và diễn biến của tội phạm do NCTN
thực hiện trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định. Trong phạm vi của
luận văn, tác giả nghiên cứu tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017.
1.1. Thực trạng của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong
đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất”3
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017
Để có thể đánh giá thực trạng về mức độ của tội phạm do ngƣời NCTN thực
hiện, cần thiết phải đánh giá đƣợc mức độ của tội phạm rõ và mức độ tội phạm ẩn
của tội phạm do NCTN thực hiện.
1.1.1.1. Tội phạm rõ
Tội phạm rõ đƣợc hiểu là “tội phạm đã được xử lý hình sự và đã được đưa
vào thống kê tội phạm”.4
ảng 1.1: Số vụ và số ngƣời phạm tội của tội phạm do NCTN thực hiện

trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
2013 - 2017

Số vụ

Số bị cáo

Tổng số

799

1066

Trung bình năm

160

213

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Vụ tổng hợp, TANDTC)
2

Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb.Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.203
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.112
4
Xem Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.112
3


6


Biểu đồ 1.1: Số vụ và số ngƣời phạm tội của tội phạm do NCTN thực
hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017

1066

799
2000
1000
0
Số vụ

Số bị cáo

Theo thống kê của TANDTC, trong vòng 5 năm từ năm 2013-2017, Hà Nội
đã xét xử sơ thẩm 799 vụ phạm tội do NCTN thực hiện đối với 1.066 bị cáo là
NCTN. Trung bình mỗi năm Hà Nội đã xét xử 160 vụ phạm tội do NCTN thực hiện
và 213 bị cáo là NCTN.
ảng 1.2: Số vụ và số ngƣời phạm tội của tội phạm do NCTN thực hiện
so với số vụ và số ngƣời phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội đã
bị xét xử giai đoạn 2013-2017
Giai
đoạn
20132017
Tổng số

Tội phạm do NCTN
thực hiện

Tội phạm nói chung


Số vụ (1)

Số bị cáo
(2)

Số vụ (3)

Số bị cáo
(4)

799

1066

32609

55189

Tỉ lệ (%)
giữa (1)
và (3)

Tỉ lệ (%)
giữa (2)
và (4)

2.45%

1.93%


(Nguồn: Số liệu thống kê từ Vụ tổng hợp, TANDTC)
Biểu đồ 1.2: Số vụ và số ngƣời phạm tội của tội phạm do NCTN thực
hiện so với số vụ và số ngƣời phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2013-2017
55189
60000
32609

40000
20000

Tội phạm do NCTN thực hiện
799

1066

Tội phạm nói chung

0
Số vụ

Số bị cáo

Kết quả tại bảng và biểu đồ trên cho thấy tội phạm do NCTN thực hiện trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 so với tội phạm nói chung thì tội
phạm do NCTN thực hiện chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ chiếm 2,45% về số vụ và


7


1,93% về số ngƣời phạm tội. Tuy nhiên khi xét đến các đặc điểm đặc thù về tâm lí
cũng nhƣ giới hạn độ tuổi chịu TNHS thì mức 2,45% về số vụ và 1,93% về số
ngƣời phạm tội của tội phạm do NCTN thực hiện là một con số đáng lƣu tâm.
Một thông số khác phản ánh thực trạng về mức độ của tội phạm rõ là chỉ số
ngƣời phạm tội. Việc xác định chỉ số bị cáo là NCTN và so sánh với chỉ số ngƣời
phạm tội ở một số tỉnh thành có đặc điểm là thành phố lớn về kinh tế, địa lý, chính
trị tƣơng đồng với Hà Nội (Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh) cũng nhƣ so sánh với chỉ
số bị cáo là NCTN của cả nƣớc góp phần làm rõ mức độ của tội phạm rõ của tội
phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
ảng 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số ngƣời phạm tội trên địa bàn
TP. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và cả nƣớc giai đoạn 2013-2017
Số bị

Số dân là

Chỉ số tội phạm

Chỉ số ngƣời

cáo

NCTN

tính trên 100.000
dân

phạm tội tính trên
100.000 dân


(1)

(2)

(3)

Hà Nội

159,8

213,2

2213426,4

7,2

9,6

Hải
Phòng

35,6

44

723938

5

6,2


251,2

315

2902340,8

8,6

10,8

3806,4 37021600

7,8

10,4

Tỉnh/

Số vụ

Thành
Phố

(4)=(1)*100000/(3) (4)=(2)*100000/(3)

TP. Hồ
Chí
Minh
Cả

nƣớc

2909

(Nguồn: Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê từ Vụ tổng hợp, TANDTC
– xem thêm phần phụ lục)
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số ngƣời phạm tội trên địa
bàn TP. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và cả nƣớc giai đoạn 2013-2017
15
10

7.2

8.6
5

7.8

10.8 10.4

9.6
6.2

Hà Nội
Hải Phòng
Hồ Chí Minh

5

Cả Nƣớc


0
Chỉ số tội phạm

Chỉ số người phạm tội


8

Trong khoảng thời gian từ năm 2013-2017, chỉ số tội phạm và chỉ số ngƣời
phạm tội của Hà Nội lần lƣợt là 7,2 và 9,6. Đồng nghĩa cứ 100.000 NCTN trên địa
bàn thành phố Hà Nội thì có khoảng 7 vụ phạm tội do NCTN thực hiện và từ 9-10
NCTN phạm tội. Mức chỉ số này của Hà Nội cao thứ hai trong số các tỉnh thành
đƣợc so sánh, đứng sau TP. Hồ Chí Minh và gần bằng mức bình quân của cả nƣớc.
1.1.1.2. Tội phạm ẩn
“Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện
trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không
được đưa vào thống kê tội phạm”.5
Nhƣ vậy, để đánh giá chính xác, đầy đủ thực trạng của tội phạm do NCTN
thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013–2017 đòi hỏi ngoài việc
xem xét thực trạng của tội phạm rõ đƣợc xác định qua các số liệu thống kê tội phạm
đã bị xét xử thì phải đánh giá đến cả mức độ ẩn của tội phạm.
ảng 1.4: Số vụ phạm tội do NCTN thực hiện đã bị khởi tố, xét xử trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
Xét xử

Khởi tố

Tỷ lệ %


Năm

Số vụ
(1)

Số ngƣời
(2)

Số vụ
(3)

2013

222

308

235

332

72,08

92,77

2014

210

298


225

314

70,47

94,90

2015

139

171

154

195

81,29

87,69

2016

133

174

146


192

76,44

90,63

2017

95

115

101

122

82,61

94,26

Tổng

799

1066

861

1155


74,95

92,29

Số ngƣời
Số vụ
Số ngƣời
(4)
(5)=(1)/(3) (6)=(2)/(4)

(Nguồn: Phòng thống kê, VKSNDTC, Số liệu thống kê từ Vụ tổng hợp, TANDTC)
Trong 5 năm từ 2013-2017, Viện kiểm sát các cấp đã khởi tố 861 vụ án đối
với 1.155 NCTN phạm tội, tuy nhiên số lƣợng NCTN phạm tội và số vụ án đƣợc
xét xử chỉ là 799 vụ đối với 1066 NCTN phạm tội. Nhƣ vậy, số vụ án đƣợc đƣa ra
xét xử chỉ chiếm 74,95% tổng số vụ đã khởi tố và 92,29% số NCTN phạm tội bị
khởi tố. Nhƣ vậy, tỷ lệ ẩn của tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố
Hà Nội vào khoảng 25,05% về vụ và 7,71% về ngƣời. Nguyên nhân dẫn đến sự
chênh lệch này là do nhiều trƣờng hợp gia đình các bị hại có xu hƣớng thỏa thuận
5

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.103


9

với phía ngƣời phạm tội, vì phía bị hại cho rằng việc tiếp tục kéo dài việc xử lý hình
sự sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích của bản thân ngƣời bị hại. Một số trƣờng hợp ngƣời bị
hại hoặc ngƣời đại diện của ngƣời bị hại cho rằng ngƣời phạm tội còn nhỏ và phạm
tội vì các yếu tố khách quan nên có sự đồng cảm với ngƣời phạm tội nên đã rút đơn

tránh việc ngƣời phạm tội bị xử lý hình sự. Bên cạnh lý do từ phía bị hại, NCTN
thƣờng thực hiện tội phạm dƣới hình thức đồng phạm nhằm che đậy lẫn nhau, gây
án ở các khu vực lộn xộn hoặc không có ngƣời quản lý dẫn đến khó khăn trong
công tác điều tra và xử lý tội phạm.
Ngoài việc ẩn do những khó khăn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối
với tội phạm do NCTN thực hiện. Tội phạm do NCTN thực hiện còn bị ẩn do một
nguyên nhân khác là tội phạm ẩn thống kê (sai số thống kê). Qua quá trình nghiên
cứu 115 bản án đối với 163 NCTN phạm tội, tác giả nhận thấy có rất nhiều trƣờng
hợp NCTN đã phạm tội cùng một tội hoặc nhiều tội trong thời gian dài sau đó mới
bị phát hiện và đƣa ra xét xử. Ví dụ: “Bản án số 134/2015/HSST ngày 21/5/2015
của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm” xét xử Ngô Thế V (V tại thời điểm xét xử
17 tuổi), V đã có 4 lần thực hiện hành vi trộm cắp xe đạp điện trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm (mỗi vụ đều thỏa mãn Điều 138, BLHS năm 1999). Tuy nhiên, thống kê
của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm chỉ ghi nhận 01 vụ và 01 ngƣời phạm tội.
Nhƣ vậy, đã lọt 03 vụ phạm tội trộm cắp không có trong thống kê, tức là số vụ đƣợc
thống kê nhỏ hơn so với số hành vi phạm tội mà tòa án đã xét xử. Tuy nhiên, số
NCTN phạm tội vẫn đƣợc thống kê đúng.
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017
Thực trạng của tội phạm xét về tính chất đƣợc phản ánh qua các cơ cấu của
tội phạm. Xem xét cơ cấu là xem xét tỉ trọng của từng bộ phận của mỗi cơ cấu để từ
đó rút ra đƣợc nhận xét nhất định về tính chất của tội phạm.6 Việc nghiên cứu thực
trạng về tính chất của tội phạm do NCTN thực hiện đƣợc thực hiện thông qua
nghiên cứu, khảo sát các số liệu thống kê chính thức của Vụ tổng hợp, TANDTC,
qua 115 bản án đối với 163 NCTN phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai
đoạn từ năm 2013-2017. Từ đó rút ra những cơ cấu phản ánh lại thực trạng về tính
chất của tội phạm do NCTN thực hiện.

6


Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.117


10

* Cơ cấu của tội phạm do NCTN thực hiện theo các nhóm tội (trong các
chương tội phạm của BLHS 1999)
ảng 1.5: Cơ cấu nhóm các tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
Tỷ lệ
Nhóm tội

Số bị cáo

(%)

Các tội xâm phạm sở hữu

723

67,82

Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

114

10,69

Các tội phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự


113

10,60

Các tội phạm về ma túy

97

9,10

Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

7

0,66

Các tội xâm phạm trật tự

5

0,47

Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân

4

0,38

Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp


3

0,28

1066

100

Tổng

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Vụ tổng hợp, TANDTC)
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu nhóm các tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
0.66%
9.10%

0.47% 0.38%

Các tội xâm phạm sở hữu
0.28%

10.60%
10.69%
67.82%

Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng
Các tội phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự con ngƣời
Các tội phạm về ma túy

Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Các tội xâm phạm trật tự
Các Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp

Trong 8 nhóm tội do NCTN thực hiện thì nhóm các tội xâm phạm sở hữu
chiếm tỷ trọng bị cáo là NCTN cao nhất (67,82%). Sau đó tiếp đến là 3 nhóm các
tội: tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; tội phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự con ngƣời; tội phạm về ma túy chiếm khoảng 10% mỗi
nhóm các tội. Các nhóm tội còn lại chỉ chiếm số lƣợng rất nhỏ số bị cáo là NCTN
(dƣới 1% mỗi nhóm các tội).
* Cơ cấu tội phạm do NCTN thực hiện theo tội danh trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017


11

ảng 1.6: Cơ cấu tội phạm do NCTN thực hiện theo tội danh trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
Số bị cáo

Tỷ lệ (%)

Tội trộm cắp tài sản

325

30,49

Tội cƣớp tài sản


250

23,45

97

9,10

Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của ngƣời khác

84

7,88

Tội cƣớp giật tài sản

66

6,19

Tội gây rối trật tự công cộng

32

3,00

Tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ


31

2,91

Tội đánh bạc

25

2,35

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản

25

2,35

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

25

2,35

Tội cƣỡng đoạt tài sản

24

2,25

Tội giết ngƣời


20

1,88

Tội môi giới mại dâm

17

1,59

Các tội khác

45

4

1066

100

Tội danh

Tội tàng trữ vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt
ma tuý

Tổng số

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Vụ tổng hợp, TANDTC)
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành

phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 theo tội danh
Tội trộm cắp tài sản
22.91%

30.48%

6.19%
23.44%
7.88%
9.10%

Tội cƣớp tài sản
Tội tàng trữ vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma
tuý
Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của ngƣời khác
Tội cƣớp giật tài sản
các tội khác

Nghiên cứu cơ cấu theo tội danh có thể xác định đƣợc mức độ phổ biến cao
nhất của tội phạm do NCTN thực hiện ở những tội danh nào. Theo thống kê tội
phạm của số liệu thống kê từ Vụ tổng hợp, TANDTC trên địa bàn thành phố Hà Nội


12

trong 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 cho thấy, có tất cả 30 hành vi phạm tội
khác nhau do NCTN thực hiện, tức là NCTN thực hiện hành vi phạm tội thuộc
nhiều tội danh khác nhau. Trong đó, tội trộm cắp tài sản và cƣớp tài sản là hai tội
danh có số bị cáo là NCTN lớn nhất (chiếm lần lƣợt 30,49% và 23,45%, tổng cộng

chiếm hơn 50% tổng số bị cáo là NCTN). Tiếp theo là các tội: tội tàng trữ vận
chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma tuý (9,1%); tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời khác (7,88%); tội cƣớp giật tài sản (6,19%). Các tội
danh còn lại chỉ chiếm từ 2-3% trên tổng số tội phạm do NCTN thực hiện.
* Cơ cấu loại tội phạm do NCNT thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013-2017
ảng 1.7: Cơ cấu loại tội phạm do NCNT thực hiện trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
Tổng số vụ

Tội ít nghiêm

Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm

phạm tội

trọng

115

79

28

8

100%


68,69%

24,34%

6,97%

trọng

(Nguồn: khảo sát 115 bản án HSST do NCTN thực hiện)
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu loại loại tội phạm do NCNT thực hiện trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
6.97%
24.34%

Tội ít nghiêm trọng
68.69%

Tội nghiêm trọng
Tội rất nghiêm trọng

Kết quả khảo sát cho thấy chủ yếu các tội phạm do NCTN thực hiện là tội
phạm ít nghiêm trọng (chiếm 68,69%). Tội phạm nghiêm trọng chiếm 24,34% và
tội phạm rất nghiêm trọng chiếm 6,97%. Tuy số vụ phạm tội do NCTN thực hiện
thuộc loại tội rất nghiêm trọng chỉ chiếm chƣa đến 7%, nhƣng đây là con số rất
đáng lƣu tâm vì ở độ tuổi còn chƣa phát triển đầy đủ về cả sinh lý, tâm lý mà NCTN
đã có những hành vi có mức độ nguy hiểm rất nghiêm trọng cho xã hội.
* Cơ cấu loại chế tài hình sự áp dụng đối với bị cáo là NCTN trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017



13

ảng 1.8: Cơ cấu các hình thức xử lý đối với NCTN phạm tội trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
Các hình thức xử lý

Bị cáo là
NCTN

Tỷ lệ (%)

Tù từ 3 năm trở xuống

496

46,53

Phạt tù nhƣng cho hƣởng Án treo

276

25,89

Tù từ trên 3 năm đến 7 năm

179

16,79

Cải tạo không giam giữ


95

8,91

Tù từ trên 7 năm đến 15 năm

11

1,03

Đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng

3

0,28

Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt

2

0,19

Cảnh cáo

2

0,19

Phạt tiền


2

0,19

Giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn

0

0,00

Tù từ trên 15 năm đến 18 năm

0

0,00

1066

100

Tổng số

(Nguồn Số liệu thống kê từ Vụ tổng hợp, TANDTC)
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu 5 nhóm hình phạt chủ yếu đối với NCTN phạm tội
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
1.03%

0.28%


0.19%

0.19%

8.91%
16.79%

46.53%

0.19%

Tù từ 3 năm trở xuống
Tù nhƣng cho hƣởng án treo
Tù từ trên 3 năm đến 7 năm
Cải tạo không giam giữ

25.89%

Tù từ trên 7 năm đến 15 năm
Đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng

Kết quả thể hiện tại bảng trên cho thấy, hình thức xử lý phổ biến dành cho bị
cáo là NCTN là phạt tù chiếm đến 90,24% - trong đó mức phạt tù từ 3 năm trở
xuống chiếm tỷ lệ cao nhất (46,53%) tiếp đó là phạt tù nhƣng đƣợc hƣởng án treo
chiếm (25,89%). Nhƣ vậy, mặc dù pháp luật quy định chỉ áp dụng hình phạt tù đối
với NCTN phạm tội trong các trƣờng hợp cần thiết nhƣng số lƣợng NCTN bị áp
dụng hình phạt tù chiếm phần lớn trong số các hình thức xử lý áp dụng với NCTN
phạm tội. Các biện pháp tƣ pháp đặc thù dành cho bị cáo là NCTN nhƣ đƣa vào
trƣờng giáo dƣỡng chỉ có 3 trƣờng hợp (0,28%) còn hình thức giáo dục tại phƣờng,



14

xã thị trấn hoàn toàn không có trƣờng hợp nào. Điều này cho thấy các thẩm phán có
xu hƣớng áp dụng các biện pháp mang tính trừng phạt nhiều hơn là lựa chọn các
chế tài mang tính giáo dục và phù hợp với NCTN hơn nhƣ: đƣa vào trƣờng giáo
dƣỡng hoặc giáo dục tại xã, phƣờng.
* Cơ cấu theo hình thức phạm tội của các tội phạm do NCTN thực hiện
ảng 1.9: Cơ cấu của các tội phạm do NCTN thực hiện theo hình thức
phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
Hình thức phạm tội

Số vụ

Tỷ lệ (%)

Đồng phạm

83

72,17

Đơn lẻ

32

27,83

Tổng số


115

100

(Nguồn: khảo sát 115 bản án HSST do NCTN thực hiện)
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của các tội phạm do NCTN thực hiện theo hình thức
phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017
27.83%
72.17%

Cố đồng phạm
Thực hiện đơn lẻ

ảng 1.10: Cơ cấu theo tiêu chí đồng phạm với ngƣời đã thành niên hay
chỉ với NCTN
Số vụ

Tỷ lệ (%)

Đồng phạm với ngƣời đã thành niên

71

85,54

Đồng phạm chỉ với NCTN

12

14,46


Tổng số

83

100

(Nguồn: khảo sát 83 bản án có NCTN phạm tội dưới hình thức đồng phạm)
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu theo tiêu chí đồng phạm với ngƣời thành niên hay
chỉ với NCTN
14.46%
Đồng phạm với ngƣời thành niên
85.54%

Đồng phạm chỉ với NCTN


×