Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Xác định trị giá hải quan theo hiệp định trị giá và thực tiễn áp dụng hiệp định này ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN VIỆT CƢỜNG

XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN
THEO HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH NÀY
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 8380108

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hƣớng Ứng dụng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Bắc

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Việt Cƣờng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACV:
AFTA:
ASEAN:
ASEM:
BDV:
EEC:
GATT:
NCS:
NSNN:
NXB:
QLRR:
ThS:
TS:
WCO:
WTO:
XNK:

Agreement on Customs Valuation (Hiệp định Trị giá Hải quan)
ASEAN Free Trade Area (Khu vực Thương mại Tự do ASEAN)
Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á)
The Asia - Europe Meeting (Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu)
Brussels Definition Value (Định nghĩa Trị giá Brussels)

European Economic Comunity (Cộng đồng Kinh tế Châu Âu)
General Agreement on Tariffs and Trade (Hiệp ước chung về Thuế
quan và Thương mại)
Nghiên cứu sinh
Ngân sách Nhà nước
Nhà xuất bản
Quản lý rủi ro
Thạc sĩ
Tiến sĩ
World Customs Organization (Tổ chức Hải quan Thế giới)
World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)
Xuất nhập khẩu


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

1.

Lý do chọn đề tài

1

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài


4

2.1.

Một số công trình nghiên cứu đã có

4

2.2.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ

7

2.3.

Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

7

3.

Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7

3.1.

Mục đích nghiên cứu


7

3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

7

3.3.

Đối tượng nghiên cứu

8

3.4.

Phạm vi nghiên cứu

8

4.

Các phương pháp nghiên cứu

9

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn


9

6.

Những đóng góp mới của luận văn

10

7.

Bố cục của luận văn

10

Chƣơng 1. Những lý luận chung về trị giá hải quan và

11

Hiệp định Trị giá
1.1.

Những vấn đề chung về trị giá hải quan

11

1.1.1. Khái niệm trị giá hải quan

11

1.1.2. Vai trò của trị giá hải quan


15

1.1.3. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan

17

1.2.

Quá trình hình thành và phát triển cơ chế xác định trị giá

21

tính thuế hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam
1.2.1. Giai đoạn 1

21

1.2.2. Giai đoạn 2

25

1.2.3. Giai đoạn 3

26

1.2.4. Giai đoạn 4

27



Kết luận Chương 1

31

Chƣơng 2. Xác định Trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá

33

Tìm hiểu chung về Hiệp định Trị giá

33

2.1.1. Bối cảnh ra đời của Hiệp định Trị giá

33

2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của Hiệp định Trị giá trong xác định

33

2.1.

trị giá hải quan
2.2.

Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu

38


2.2.1. Định nghĩa

38

2.2.2. Trình tự xác định trị giá giao dịch

39

2.3.

Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt,

43

hàng nhập khẩu tương tự (phương pháp 2, phương pháp 3)
2.3.1. Định nghĩa

43

2.3.2. Điều kiện và nguyên tắc áp dụng phương pháp 2, 3

45

2.3.3. Trình tự xác định trị giá Hải quan theo phương pháp 2, 3

47

2.4.

Xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ


47

2.4.1. Định nghĩa

47

2.4.2. Điều kiện áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ

48

2.5.

Phương pháp trị giá tính toán

49

2.5.1. Định nghĩa

49

2.5.2. Nội dung các yếu tố cấu thành trị giá tính toán

49

Phương pháp suy luận (The Fallback Method)

51

2.6.


2.6.1. Nguyên tắc áp dụng phương pháp suy luận

52

2.6.2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp có sẵn

53

2.7.

Kinh nghiệm của một số nước trong việc thực thi Hiệp định

55

Trị giá
2.7.1. Kinh nghiệm của các nước ASEAN

55

2.7.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

55

Kết luận Chương 2

56

Chƣơng 3. Thực tiễn áp dụng xác định trị giá hải quan theo


58

Hiệp định Trị giá và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xác
định trị giá hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam


3.1.

Thực tiễn áp dụng xác định trị giá hải quan ở Việt Nam theo

58

Hiệp định Trị giá
3.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về xác định trị giá

58

hải quan
3.1.2. Những kết quả đạt được

60

3.1.3. Những khó khăn, hạn chế của cơ chế xác định trị giá

67

ở Việt Nam
3.1.4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khó khăn của cơ chế xác

80


định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam
3.2.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xác định trị giá hải quan

87

3.2.1. Phương hướng chung

87

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

88

Kết luận Chương 3

101

KẾT LUẬN

103


1
MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài


"Trị giá hải quan" là một khái niệm luôn gắn liền với thuế quan. Nhiều ý kiến
cho rằng từ "thuế quan" (Tariff) bắt nguồn từ cái tên Tarifa, một thị trấn duyên
hải phía nam Tây Ban Nha. Người Moor, những chiến binh Hồi giáo Bắc Phi
thiện chiến, trong thời gian chiếm đóng vùng đất này vào những năm 711 - 718,
đã tiến hành thu một khoản tiền nhất định từ mỗi tàu buôn đi qua eo biển
Gibraltar. Dân buôn và thủy thủ đã lấy địa danh nơi họ bị cưỡng đoạt để ám chỉ
món tiền mang tính chất thủ tục mà họ phải bỏ ra để hàng hoá được thông suốt.
Tuy nhiên, món "Tarifa" không phải lúc nào cũng được tính bằng tiền như kiểu
của người Moor. Bằng chứng là đã có thời kỳ, để đưa được rượu vang vào
Vương quốc Anh, mỗi nhà buôn có tàu chở từ 20 thùng rượu vang trở lên phải
nộp cho nhà vua Anh hai thùng. Còn đối với những hàng hoá khác, người ta vẫn
phải nộp số tiền 01 shilling cho mỗi một pound giá trị hàng hoá xuất khẩu hoặc
nhập khẩu. Ở châu Á, Hán Vũ đế (156 - 87 TCN) đã buộc các nước láng giềng
phải nộp thuế để được bán hàng cho người dân trong nước. Ở Việt Nam, từ thời
nhà Lý, do sự phát triển của thương cảng Vân Đồn, thuyền buôn các nước Trảo
Oa (Java), Lộ Lạc (Lopburi, Thái Lan), Xiêm La vào Hải Đông và trấn Vân Đồn
(Quảng Ninh) dâng vật báu để xin buôn bán.
Như vậy, ngay từ thời kỳ sơ khai, thuế quan về bản chất là một khoản phải nộp
mang tính chất cưỡng bức mà thương nhân phải chuyển giao cho người cai trị
một vùng lãnh thổ để đổi lấy quyền được nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hoá vào
hay ra khỏi lãnh thổ đó. Dù được thu nộp theo phương thức thuế khoán hay định
lượng, khoản trích nộp này luôn được tính toán dựa trên giá trị số lượng và giá
trị của hàng hoá. Đây chính là khái niệm sơ khởi về trị giá hải quan.
Khái niệm "trị giá hải quan" bắt đầu hình thành rõ nét khi việc đánh thuế xuất
khẩu, nhập khẩu được chuyển dịch từ tính thuế theo số lượng hàng hoá sang tính


2
thuế theo giá trị hàng hoá. Các nước dần dần đưa quy định về trị giá hải quan

vào các đạo luật quốc nội và các tổ chức, định chế kinh tế - tài chính quốc tế
cũng chính thức đưa ra cách hiểu chung thống nhất về khái niệm này.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển thương mại quốc tế hiện nay, thông
tin luôn thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là các quy
định về hệ thống thuế quan, mà một trong đó là "Hiệp định Thực hiện Điều VII
của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT/WTO 1994" (sau đây
gọi là "Hiệp định Trị giá"). Hiệp định trị giá có hiệu lực đối với các nước thành
viên của WTO từ 01/01/1995. Hiệp định này là hệ thống phương pháp xác định
trị giá hải quan của hàng nhập khẩu đã được chấp nhận. Xác định trị giá hải
quan đúng đắn và phù hợp s đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp tham
gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó
thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế.
Trong nghiệp vụ quản lý hải quan hiện đại, trị giá hải quan là số liệu thống kê về
trị giá hàng hoá được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan. Cơ quan hải quan
sử dụng số liệu này để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hải quan, trong
đó mục tiêu dùng để tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là chủ yếu
và gọi là trị giá tính thuế. Trị giá tính thuế là một trong ba yếu tố quan trọng
(cùng với số lượng hàng hóa và thuế suất) cấu thành nên thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu của một quốc gia.
Ở Việt Nam, trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được chính
thức xuất hiện cùng với sự ra đời của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm
1991. Từ thời điểm đó đến trước năm 2002, trị giá hải quan chủ yếu phục vụ
mục tiêu quản lý duy nhất là dùng để tính thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu và
được biết đến với tên gọi là trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Việc xác định trị giá tính thuế chủ yếu dựa trên Bảng giá tối thiểu do Nhà nước
quy định. Đây là cơ chế áp dụng trị giá tính thuế hải quan theo sự áp đặt của Nhà
nước. Tuy đã có những tác dụng nhất định trong việc dự toán nguồn thu NSNN


3

và trong đấu tranh chống gian lận thương mại qua giá, song cơ chế này đã biểu
lộ nhiều bất cập cho cả cơ quan nhà nước trong công tác quản lý và doanh
nghiệp trong việc tự chủ hạch toán kinh doanh.
Đến thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế, cơ chế xác định trị giá tính thuế theo
Bảng giá tối thiểu không còn phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Trước sức ép
hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam buộc phải thay đổi, phải có một cơ chế xác
định trị giá phù hợp, thuận tiện, khách quan và minh bạch hơn. Từ năm 2002 về
sau, Việt Nam bắt đầu tham gia vào các tổ chức khu vực, liên khu vực như
ASEAN, ASEM, AFTA vv... để chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho việc gia nhập
vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Về phương diện thuế quan, Việt Nam có
nghĩa vụ thực hiện cơ chế xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc của Hiệp
định Trị giá.
Ngày 06/6/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2002/NĐ-CP về việc
áp dụng cơ chế xác định giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định Trị giá và
được hướng dẫn bằng Thông tư số 118/2003/TT-BTC ngày 08/12/2003 của Bộ
Tài chính. Tuy nhiên, phải đến đầu năm 2004, các văn bản này mới chính thức
được áp dụng để xác định giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc
gia tham gia ký kết trao đổi thương mại song phương với Việt Nam. Đến cuối
năm 2004, cơ chế nàyđược áp dụng để xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
cho 56 quốc gia và ở thời điểm hiện tại đã áp dụng đối với hầu hết các nước trên
thế giới có quan hệ thương mại quốc tế với Việt Nam.
Sau hơn 10 năm thực hiện áp dụng Hiệp định trị giá trong hoạt động xác định trị
giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, về cơ bản, Việt Nam đã tiếp cận được
cơ chế và kỹ thuật xác định trị giá hiện đại của Hiệp định. Tuy vậy, trên thực tế
vẫn còn những bất cập, khó khăn cả về cơ chế chính sách, cả về cơ sở công nghệ
kỹ thuật và đội ngũ cán bộ thực hiện của chủ thể quản lý cũng như đối tượng
quản lý. Hiện tượng gian lận trốn thuế qua việc khai giá thấp hơn thực tế mua
bán còn diễn ra phổ biến mà cơ quan quản lý chưa hoàn toàn kiểm soát được.



4
Việc khiếu nại, khiếu kiện về trị giá tính thuế vẫn diễn ra thường xuyên và phức
tạp. Các vi phạm và bất cập trong việc xác định trị giá hải quan theo các quy
định của Hiệp định Trị giá đã làm méo mó môi trường kinh doanh thương mại
quốc tế, ảnh hưởng tiêu cực tới sự vận động và phát triển của nền kinh tế quốc
gia.
Việt Nam đã thực hiện rất nhiều những cải cách nhằm hoàn thiện pháp luật về trị
giá hải quan, đảm bảo các luật và quy định trong nước phù hợp với quy định của
Tổ chức Thương mại Thế giới nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, chưa đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý Nhà nước về hải quan cũng như giao lưu
thương mại quốc tế. Việc áp dụng, thực hiện cơ chế xác định trị giá hải quan của
hàng hoá xuất, nhập khẩu hợp lý và khoa học s góp phần quản lý đúng trị giá
giao dịch của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phản ánh đúng thực tế các hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, các hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để
thực hiện được điều đó, phải có nhận thức đúng đắn về cơ sở lý luận và thực
tiễn, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả công tác xác định
giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam, tiến tới đạt được mục tiêu cải
thiện môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư, đảm bảo nguồn
thu, chống thất thu cho NSNN. Đây là vấn đề hết sức ý nghĩa và thiết thực hiện
nay.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài "Xác định trị giá hải
quan theo Hiệp định trị giá và thực tiễn áp dụng Hiệp định này ở Việt Nam"
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Quốc tế, hy vọng góp phần nhỏ vào việc
nhìn nhận và giải quyết một số vấn đề cấp thiết trong lĩnh vực này hiện nay.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1.


Một số công trình nghiên cứu đã có

Hải quan Việt Nam là ngành trực tiếp thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp
vụ trong việc áp dụng Hiệp định Trị giá, do đó, cùng với sự tham gia của nhiều


5
nhà khoa học, các nhà hoạch định và điều hành chính sách, ngành Hải quan đã
tổ chức biên soạn nhiều tài liệu nghiên cứu và hướng dẫn, cụ thể như:
-

Sách "Các phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT và kiểm

toán hải quan" - Phạm Ngọc Hữu biên soạn và hiệu đính - NXB Tài chính Hà
Nội - 1996;
-

Sách "Cộng đồng doanh nghiệp - Cơ quan Hải quan và Hiệp định trị giá

GATT/WTO" do Tổng cục Hải quan biên soạn tháng 5/2001;
-

Sách "Hướng dẫn xác định trị giá hải quan Asean (ACVG)" do Tổng cục

Hải quan biên soạn tháng 4/2004;
-

Giáo trình "Thuế và trị giá hải quan" do Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng

công chức Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan biên soạn năm 2006;

-

Sách "Sổ tay kiểm tra trị giá hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới

WCO" do Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan thuộc Tổng cục
Hải quan biên soạn tháng 4/2007;
-

Sổ tay "Hiện đại hóa hải quan" do Ngân hàng Thế giới xuất bản (bản dịch

năm 2007);
-

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành mã số N08-2000 "Xác định lộ trình

tiến tới thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO và các giải pháp thực thi" do
Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện năm
2000;
Ở Việt Nam trước đây đã có một số công trình có đề cập đến công tác
quản lý nhà nước về hải quan, một số đề tài về nghiên cứu hiện đại hóa hải quan,
công tác kiểm tra sau thông quan như:


6
-

“Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại nhằm tạo

thuận lợi cho thương mại quốc tế của Việt Nam” của TS. Nguyễn Công Bình,
Viện nghiên cứu Thương mại - Bộ Công thương, 2009;

-

“Cải cách hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội hập kinh

tế quốc tế” của TS. Nguyễn Ngọc Túc, Tổng cục Hải quan, 2007;
-

“Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ của kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa Hải quan
giai đoạn 2004 - 2006” của ThS. Nguyễn Viết Hồng, Tổng cục Hải quan, 2005;
-

Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế “Pháp luật về Trị giá Hải quan ở Việt Nam"

- NCS Nguyễn Thị Lan Hương - Học viện Khoa học Xã hội - Viện hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam - 2016;
-

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế "Hiệp định Trị giá GATT, kinh nghiệm một số

nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam" - Nguyễn Thị Ngoan - Khoa Luật Đại
học Kinh tế Quốc dân - 2010;
-

Luận văn Thạc sĩ Luật học "Hiệp định Trị giá GATT 1994 về định giá hải

quan và thực tiễn định giá hải quan ở Việt Nam" - Nguyễn Thanh Thuỷ - Đại
học Luật Hà Nội - 2010;
-


Luận văn Thạc sĩ "Trị giá Hải quan của WTO, thực trạng áp dụng tại

Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" - Đào Ngọc Thành - Đại học
Quốc gia Hà Nội - 2012;
Các công trình nghiên cứu trên hầu hết mới chỉ đề cập đến các khía cạnh về kỹ
thuật cũng như giới thiệu các phương pháp mang tính chất chung nhất, chưa có
công trình nào đi sâu đánh giá thực trạng việc xác định trị giá tính thuế, cũng
như đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện cơ chế xác định trị giá


7
tính thuế phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay.
2.2.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ

(a)

Đa số các công trình nghiên cứu đã có đều tiếp cận Hiệp định Trị giá dưới

góc độ kinh tế học hoặc kinh tế - luật, vẫn còn ít công trình nghiên cứu khoa học
mang tính lý luận và thực tiễn chuyên sâu về khía cạnh pháp lý.
(b)

Còn thiếu những phân tích về thực tiễn áp dụng Hiệp định Trị giá ở Việt

Nam và các quy định mới của pháp luật Việt Nam về trị giá hải quan đến thời
điểm hiện tại (2018).

(c)

Còn thiếu những công trình nghiên cứu về giải pháp tổng thể hoàn thiện

pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam có tính chất dự liệu trong điều kiện Việt
Nam tham gia sâu vào quá trình toàn cầu hoá.
2.3.

Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

(a)

Khái quát, xây dựng lý luận cơ bản pháp luật về trị giá hải quan như khái

niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về trị giá hải quan, nội dung của pháp luật
về trị giá hải quan và các nhân tố tác động tới pháp luật về trị giá hải quan.
(b)

Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng Hiệp định Trị giá ở Việt Nam đến

thời điểm hiện tại (2018) về các mặt thuận lợi, khó khăn, thành tựu, tồn tại, từ đó
đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam và các
giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam.
3.

Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.

Mục đích nghiên cứu


(a)

Mục đích của đề tài là làm rõ một số vấn đề về nội dung xác định trị giá

tính thuế theo Hiệp định Trị giá và thực tiễn áp dụng Hiệp định ở Việt Nam.


8
(b)

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng quá trình

kiểm tra, xác định trị giá tính thuế ở Việt Nam, luận văn đề xuất giải pháp tiếp
tục hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu nói chung và
áp dụng hiệu quả Hiệp định Trị giá nói riêng một cách phù hợp với thực tiễn
trong nước và quốc tế nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách
Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại trong bối cảnh Việt Nam hiện
nay.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

(a)

Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về trị giá tính thuế theo Hiệp định Trị

giá và cơ chế xác định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo luật pháp ViệtNam
hiện nay.

(b)

Đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý và nâng cao hiệu quả

thực thi trong công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo tinh thần
của Hiệp định Trị giá và xu hướng hội nhập quốc tế.
3.3.

Đối tƣợng nghiên cứu

(a)

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hiệp định Trị giá và thực tiễn áp

dụng Hiệp định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
(b)

Đối tượng nghiên cứu tham chiếu của luận văn là các quan điểm, học

thuyết liên quan đến trị giá hải quan; thực tiễn pháp luật Việt Nam về xác định,
kiểm tra, tham vấn, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp về trị giá
hải quan.
3.4.

Phạm vi nghiên cứu

(a)

Phạm vi nội dung:


Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung lý luận cơ bản của Hiệp định Trị
giá và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về xác định, kiểm tra, tham
vấn, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp về trị giá hải quan. Đối với


9
nội dung xác định trị giá hải quan, luận văn tập trung nghiên cứu phương pháp
trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam.
(b)

Phạm vi không gian và thời gian:

Luận văn nghiên cứu các phạm vi nội dung như trên từ ngày 01/8/2004, thời
điểm mà việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo Hiệp định Trị giá có hiệu lực và được triển khai tại Việt Nam.
4.

Các phƣơng pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh, các quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về những vấn đề liên
quan đến xác định trị giá tính thuế.
Trên cơ sở đó, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Tổng
hợp, phân tích, so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn;
phương pháp xã hội học, điều tra, tiếp cận hệ thống; Các phương pháp liên
ngành như lịch sử - chính trị - kinh tế; Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và
phân tích, thống kê; Phương pháp nghiên cứu luật so sánh; Phương pháp nghiên
cứu trường hợp điển hình; Phương pháp sử dụng số liệu thống kê từ các cơ quan
quản lý, từ các doanh nghiệp.

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

5.1.

Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận

pháp luật cơ bản về trị giá hải quan, hệ thống hóa và phân tích cơ chế xác định
trị giá tính thuế hàng xuất khẩu, nhập khẩu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn
đối với hoạt động xácđịnh trị giá hải quan ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quy trình xác định trị giá tính thuế hải
quan trong bối cảnh hiện tại.


10
5.2.

Về mặt thực tiễn, luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan lập pháp

trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan
cũng như làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ
sở giáo dục chuyên ngành luật và chuyên ngành kinh tế - tài chính. Luận văn
cũng có giá trị tham khảo đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá
trình thực hiện thủ tục hải quan hoặc phục vụ cho các nghiên cứu độc lập khác.
6.

Những đóng góp mới của luận văn

6.1.


Luận văn đã xây dựng, khái quát thành lý luận pháp luật về trị giá hải

quan, đồng thời lý giải và làm rõ những yếu tố tác động đến pháp luật về trị giá
hải quan.
6.2.

Luận văn đã phân tích thực trạng pháp luật về trị giá hải quan và chỉ ra

một số bất cập trong quá trình áp dụng Hiệp định Trị giá ở Việt Nam hiện nay.
6.3.

Luận văn cũng đã đưa ra những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện pháp luật

về trị giá hải quan và hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về trị giá
hải quan ở Việt Nam trong bối cảnh hiện tại.
7.

Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1. Những lý luận chung về trị giá hải quan và Hiệp định trị giá
Chương 2. Xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá
Chương 3. Thực tiễn áp dụng cơ chế xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị
giá và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xác định trị giá hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu ở Việt Nam.


11
CHƢƠNG 1

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN
VÀ HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ
1.1.

Những lý luận chung về trị giá hải quan

1.1.1. Khái niệm trị giá hải quan
1.1.1.1. Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch:
Khái niệm trị giá hải quan lần đầu tiên được đề cập trong điều ước quốc tế là ở
Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (General Agreement on Tariffs and
Trade - GATT, sau đây viết tắt là "GATT 1947"), được các bên thành viên ký
kết vào năm 1947 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1948. Nội dung của GATT
1947 bao gồm các quy định thương mại và các nhân nhượng thuế quan, trong đó
nội dung xác định trị giá tính thuế quan (Valuation for Customs Purposes) được
quy định tại Điều VII. Theo đó, một số khái niệm về trị giá hải quan được trình
bày như:
(+)

Trị giá tính thuế quan đối với hàng nhập phải dựa vào giá trị thực

của hàng nhập khẩu làm cơ sở tính thuế quan, hoặc trị giá thực của hàng
tương tự (...); (Mục a Khoản 2 Điều VII GATT 1947);
(+)

"Giá trị thực" s là giá cả hàng hoá đó hay hàng hoá tương tự được

bán hay chào bán vào một thời điểm và tại một địa điểm được xác định
theo luật pháp nước nhập khẩu (...); (Mục b Khoản 2 Điều VII GATT
1947);
(+)


Trị giá để tính thuế quan của bất cứ sản phẩm nhập khẩu nào s

không bao gồm bất cứ khoản thuế nội địa nào (...); (Khoản 3 Điều VII
GATT 1947)
Có thể thấy các nội dung về trị giá hải quan của GATT 1947 là sự khởi đầu quan
trọng, làm cơ sở cho việc hình thành nên hệ thống các quy tắc về xác định trị giá


12
hải quan được nhiều nước công nhận và áp dụng sau này. Tuy nhiên, do mới chỉ
dừng ở mức độ những quy định chung mang tính nguyên tắc, chưa có các hướng
dẫn chi tiết, các quy định này vô hình chung đã gây khó khăn cho các bên thành
viên trong việc hiểu và áp dụng Hiệp định. Vì vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra
là phải cụ thể hoá được các nguyên tắc chung tại Điều VII GATT 1947.
1.1.1.2.

Định nghĩa Trị giá Brussels:

Để xây dựng một hệ thống xác định trị giá hải quan đảm bảo tính công bằng, ổn
định và khách quan, năm 1947, Nhóm nghiên cứu trị giá hải quan đã được thành
lập tại Brussels, với nhiệm vụ dự thảo một định nghĩa về trị giá hải quan dựa
trên cơ sở các nguyên tắc của Điều VII GATT 1947. Định nghĩa Trị giá Brussels
(Brussels Definition Value - BDV) đã ra đời vào năm 1951 và có hiệu lực từ
ngày 23/7/1953.
Định nghĩa Trị giá Brussels đã thiết lập một nền tảng cho việc xác định trị giá,
theo đó "Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thông thường, tức là
giá đó phù hợp với hàng hoá tại thời điểm nhập khẩu mà hải quan thực hiện việc
thu thuế đối với việc mua, bán hàng hoá được thực hiện trong điều kiện cạnh
tranh lành mạnh và giữa người mua với người bán hoàn toàn độc lập với nhau"

(Khoản 1 Điều I Phục lục I)
Định nghĩa đưa ra các chỉ dẫn về các vấn đề đối với "Việc mua bán được thực
hiện trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh" mà Điều VII Hiệp định GATT 1947
đã nêu ra và bỏ ngỏ. Định nghĩa cũng làm rõ rằng các chi phí về bằng phát minh
sáng chế, thiết kế, mẫu mã và mác, nhãn sản xuất hoặc nhãn hiệu thương mại
nước ngoài của hàng hóa thì cũng được cộng vào giá trị thông thường của hàng
hóa để xác định trị giá hải quan.
(a)

Những yếu tố cơ bản của BDV:
(+)

Yếu tố về giá:


13
Giá thông thường tức là giá được công nhận thực hiện trong điều kiện
cạnh tranh lành mạnh.
(+)

Yếu tố về thời gian:

BDV quy định đó là thời điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu.
(+)

Yếu tố địa điểm:

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan đến yếu tố địa điểm tức là
giá được xác định là giá giao hàng hóa từ người bán sang người mua tại

cảng hay tại một địa điểm của nước nhập khẩu.
(+)

Yếu tố về số lượng:

Định nghĩa không nêu một số lượng chuẩn.
(+)

Yếu tố về cấp độ thương mại:

Không được chỉ ra một cách rõ ràng mặc dù đây là yếu tố đóng vai trò
quan trọng trong việc xác định trị giá.
(+)

Các yếu tố điều chỉnh:

Định nghĩa đưa ra "Giá s phải điều chỉnh khi có những nhân tố bất bình
thường, có nghĩa giá này không phù hợp với các điều kiện cạnh tranh lành
mạnh".
(+)

Về chiết khấu và giảm giá:

Định nghĩa mở ra cho tất cả các việc mua bán hàng hóa thực hiện trong
điều kiện cạnh tranh lành mạnh là được chấp nhận.
Việc lấy "giá thông thường" (normal price) làm cơ sở để xác định trị giá
đối với hàng hoá nhập khẩu của BDV là nhằm mục tiêu bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của nhà nhập khẩu, chống cạnh tranh không lành mạnh,



14
đảm bảo thuận tiện cho công tác quản lý và phù hợp với thực tế mậu dịch
quốc tế. Đây là những biện pháp linh hoạt mà BDV đạt được so với
GATT 1947, thể hiện bước tiến đáng kể hướng tới chuẩn hoá hệ thống xác
định trị giá trên toàn thế giới. Đến năm 1970, đã có khoảng 100 nước áp
dụng BDV trong công tác xác định trị giá hải quan.
(b)

Những ưu điểm của BDV:
(+)

Ưu điểm lớn nhất của BDV là có được một định nghĩa chung về trị

giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu theo tinh thần luôn luôn tồn tại một
trị giá tính thuế ngay cả khi không có giá nhập khẩu khai báo.
(+)

BDV đã đặt tất cả các nhà nhập khẩu trên cùng một sự công bằng,

tất cả những người phải nộp thuế đều bình đẳng trước các khoản thuế, bảo
hộ nhà nhập khẩu, chống lại việc cạnh tranh hỗn độn, tránh được những
lắt léo trong buôn bán có hại cho nền kinh tế.
(c)

Nhược điểm của BDV:
(+)

BDV đưa ra một định nghĩa còn đơn giản và trao quyền tuỳ ý quyết

định cho cơ quan Hải quan. Các điều chỉnh phụ thuộc vào việc đánh giá

của công chức hải quan, hệ quả là đã tạo ra một số đánh giá mang tính chủ
quan, thiếu bình đẳng, chính xác.
(+)

BDV được đưa ra từ những năm 1950, thời kỳ mà đa số các giao

dịch thương mại đều tôn trọng các điều kiện cạnh tranh lành mạnh. Ngày
nay, càng có nhiều các giao dịch giữa các hãng có liên quan, có mối quan
hệ đặc biệt với nhau. Do vậy, quy định của BDV trở thành cá biệt, lỗi
thời, không thể chấp nhận được trong thế giới hiện đại.
(+)

BDV không đạt được sự nhất trí bền vững trên phạm vi thế giới.

Các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ, Canada, New Zealand, Úc đã
không áp dụng Định nghĩa này.


15
Có thể thấy, sự mơ hồ từ Hiệp định GATT 1947 vẫn còn tồn tại mà chưa
được Định nghĩa Trị giá Brussels giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, với
nhiều nội dung còn bỏ ngỏ, BDV đã bộc lộ những hạn chế nhất định khi
áp dụng vào thực tế, dẫn đến việc các nước tự đưa ra cách xác định riêng
làm mất đi tính thống nhất như kỳ vọng. Các nước như Mỹ, New Zealand
và Canada không phê chuẩn BDV mà áp dụng hệ thống định giá riêng,
dẫn đến những giới hạn áp dụng về mặt địa lý. Tình hình thực tiễn đòi hỏi
phải có một cơ chế xác định trị giá hải quan chính xác hơn, thực tế hơn,
và đó là lý do ra đời của Hiệp định về thực thi Điều VII của Hiệp định
chung về Thuế quan và Thương mại.
Ngày 12/4/1989, tại Geneve (Thuỵ Sĩ), vòng đàm phán đa phương của các

thành viên GATT (vòng đàm phán Tokyo) đã cho ra đời Hiệp định về
thực thi Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại,
đồng thời phê chuẩn một Nghị định thư về việc thực hiện Hiệp định này.
1.1.2. Vai trò của trị giá hải quan
1.1.2.1. Trị giá hải quan góp phần tạo hành lang pháp lý cho pháp luật quốc gia
khi tham gia vào thương mại quốc tế
Các quốc gia, khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và Tổ chức
Thương mại quốc tế WTO buộc phải tuân thủ những thông lệ thương mại quốc
tế và những điều kiện bắt buộc. Hệ thống pháp luật quốc gia phải được xây dựng
và điều chỉnh theo xu hướng minh bạch, chặt ch và tương thích. Hiệp định Trị
giá là một cam kết mà các nước thành viên phải tuân thủ triệt để, do đó, pháp
luật quốc gia của mỗi nước thành viên về trị giá hải quan phải được điều chỉnh
theo hành lang pháp lý mà Hiệp định đã đề ra.
1.1.2.2. Trị giá hải quan phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng chính sách thuế
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong
nền kinh tế


16
Trên phương diện pháp lý, thuế xuất khẩu, nhập khẩu thể hiện quan hệ pháp luật
giữa nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế) trong lĩnh
vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Đó là việc tạo lập, thực hiện, chấm dứt các
quyền hợp pháp và các nghĩa vụ pháp lý trong quá trình thu nộp thuế xuất khẩu,
nhập khẩu.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là khoản phải nộp bằng tiền vào ngân sách nhà nước
khi người nộp thuế thực hiện hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các hàng hoá chịu
thuế theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo vị thế, quan điểm và chính sách của
mỗi quốc gia ở từng thời điểm mà chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu s được
xây dựng tương ứng với những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội riêng. Các
nước phát triển thường cắt giảm và miễn thuế xuất khẩu cho một lượng tối đa

hàng hoá để góp phần hạ giá bán hàng hoá của quốc gia mình ở nước ngoài, từ
đó tăng sức cạnh tranh và thúc đẩy sản xuất nội địa. Các nước còn lại thường
chú trọng giữ thuế nhập khẩu ở một mức cao để vừa tăng thu ngân sách, vừa
nhằm bảo hộ sản xuất hàng hoá nội địa.
Trị giá hải quan là cơ sở để tính toán số thuế phải thu từ hàng hoá chịu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu. Để đảm bảo số thu ngân sách từ loại thuế này, các quốc gia
thường có xu hướng điều chỉnh cơ học trị giá hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu. Do đó, có thể nói trị giá hải quan phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng
chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và quản lý hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.
1.1.2.3. Một số ý nghĩa khác của trị giá hải quan
(a)

Trị giá hải quan tham gia thực hiện nhiệm vụ thống kê nền kinh tế. Thống
kê nhà nước về hảiquan nói chung và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu nói riêng là một trong những nhiệm vụ chính của ngành Hải quan
của mỗi quốc gia. Thông tin về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và trị giá
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do ngành Hải quan thu thập và cung cấp
có đóng góp quan trọng trong việc hoạch định chính sách và phục vụ điều
hành, quản lý vĩ mô nền kinh tế.


17
(b)

Trị giá hải quan góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Một quốc
gia, bằng việc xây dựng được hệ thống xác định trị giá hải quan công
bằng, minh bạch và phù hợp với pháp luật quốc tế, s có điều kiện thuận
lợi hơn về chính trị, ngoại giao và kinh tế trong việc tiếp cận, thiết lập và
duy trì quan hệ thương mại với các quốc gia khác.


(c)

Trị giá hải quan góp phần tạo ra sự công bằng trong quan hệ xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hoá.Việc xác định trị giá hải quan hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu phải được thực hiện một cách cẩn trọng, tránh tuỳ tiện duy ý
chí dẫn đến làm sai lệch bản chất quan hệ pháp lý và quan hệ kinh tế giữa
nhà nước với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu. Một hệ thống xác
định trị giá hải quan minh bạch s tạo ra và đảm bảo sự bình đẳng tương
đối giữa các nhà xuất khẩu, nhập khẩu với nhau trong việc thực hiện các
quyền lợi và nghĩa vụ đối với quốc gia.

1.1.3. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan
Căn cứ các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới và Phần tổng quát của
Hiệp định trị giá, việc xác định trị giá hải quan phải tuân thủ những nguyên tắc
sau đây:
1.1.3.1. Nguyên tắc thống nhất, khách quan, hợp lý
(a)

Tính thống nhất trong xác định trị giá hải quan có nghĩa là:
(i)

Thống nhất về các phương pháp xác định trị giá. Theo Hiệp định trị

giá, có 06 phương pháp xác định trị giá hải quan khác nhau. Khi áp dụng,
cơ quan hải quan phải tuân thủ trật tự ưu tiên lần lượt từ phương pháp thứ
nhất tới phương pháp thứ sáu. Trong trường hợp có yêu cầu từ nhà nhập
khẩu, cơ quan hải quan có thể đảo phương pháp thứ tư và thứ năm cho
nhau. Nói cách khác thì đối với một lô hàng nhất định, s chỉ tồn tại và áp
dụng một phương pháp duy nhất được coi là tối ưu để xác định trị giá hải

quan.


18
(ii)

Thống nhất về việc áp dụng giữa các quốc gia thành viên. Điều 22

của Hiệp định Trị giá quy định "Các Thành viên phải đảm bảo sự phù hợp
của các luật, quy định và các thủ tục hành chính với các các quy định của
Hiệp định này (...)". Quy định này nhằm tránh sự chênh lệch giữa pháp
luật của các quốc gia thành viên mà hệ quả là sự mất thống nhất trong
việc áp dụng Hiệp định. Hệ thống các phương pháp xác định trị giá mà
Hiệp định đã xây dựng là chuẩn mực chung để các quốc gia thành viên
bảo vệ quyền lợi của mình một cách tương quan với lợi ích đối ứng của
quốc gia khác trong quan hệ thương mại quốc tế.
(b)

Tính khách quan và hợp lý có nghĩa là:
(i)

Giá trị của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là một tồn tại khách

quan và để đảm bảo tính minh bạch, công bằng, chính xác, việc xác định
trị giá hải quan phải tiệm cận đến giá trị thực của hàng hoá. Cơ quan hải
quan phải thu thập thông tin và dữ liệu chuẩn, trên cơ sở đó áp dụng một
phương pháp tối ưu theo Hiệp định trị giá để xác định trị giá hải quan của
lô hàng một cách khách quan, không bị chịu tác động của các yếu tố mang
tính chất áp đặt.
(ii)


Việc xác định trị giá hải quan của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

về cơ bản dựa trên số liệu và thông tin mà nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu
cung cấp kết hợp với dữ liệu do cơ quan hải quan thu thập. Các thông tin
này phải đảm bảo tính hợp lý theo thông lệ thương mại quốc tế và pháp
luật quốc gia. Nguyên tắc này được xây dựng nhằm mục đích phòng ngừa
và chống lại các hành vi man trá, gian lận trong khai báo hải quan từ
người nộp thuế, đồng thời ngăn chặn và loại bỏ việc các quốc gia sử dụng
công cụ xác định trị giá hải quan như là một rào cản trong thương mại
quốc tế.
1.1.3.2. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan theo giá trị thực tế của hàng hoá


19
Khoản 1 Điều 1 của Hiệp định Trị giá quy định "Trị giá thuế quan của hàng
nhập khẩu phải là giá trị giao dịch, tức là giá thực tế đã thanh toán hoặc phải
thanh toán cho hàng hóa được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu (...)"
Như vậy, Hiệp định đã nhấn mạnh đến cơ sở của trị giá hải quan được thể hiện
bằng "giá trị giao dịch" của hàng hoá, một tồn tại khách quan chứ không phải là
một loại giá trị hư cấu. Trị giá này hình thành và tồn tại trong giao dịch, do đó,
đối với mỗi một loại hàng hoá, trong những điều kiện khác nhau s có trị giá
khác nhau. Trị giá hàng hoá phải được hiểu là trị giá của lô hàng đang tính toán
trị giá, thì mới đảm bảo xác định được kết quả tiệm cận chính xác nhất với thực
tế. Mặt khác, khi thực hiện nguyên tắc này, người nộp thuế có thể tiên lượng
được số thuế phải nộp của lô hàng.
1.1.3.3. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan theo những nguyên tắc chuẩn mực,
đơn giản, nhất quán với thông lệ thương mại quốc tế và các thủ tục định giá cần
phải được áp dụng thống nhất, không phân biệt giữa các nguồn cung cấp
Các nội dung của nguyên tắc này được nhắc đến tại Khoản 4 phần Giới thiệu

chung của Hiệp định Trị giá. Theo đó:
(a)

Người nộp thuế có quyền chủ động khai báo xác định trị giá hải quan của
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên tinh thần tôn trọng một cách tối đa giá
giao dịch thực tế. Điều này thể hiện sự công bằng tương đối trong mối
quan hệ giữa người nộp thuế và người thu thuế, đồng thời góp phần đảm
bảo sự công bằng giữa các nhà xuất khẩu đến từ quốc gia thành viên Hiệp
định với các nhà xuất khẩu đến từ quốc gia không phải là thành viên Hiệp
định.

(b)

Với tiêu chí "đơn giản", Hiệp định muốn hướng tới mục tiêu tạo điều kiện
thuận lợi nhất, nhanh chóng nhất cho người xuất khẩu, nhập khẩu trong
việc giải phóng kho bãi, bán hàng và thu hồi vốn, từ đó thúc đẩy vòng


×