Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.99 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGÔ THỊ HẠNH

QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN
THUẬN TÌNH LY HÔN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số

: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng ứng dụng)

Người hướng dẫn khoa học: Bùi Minh Hồng

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.


Tác giả luận văn

Ngô Thị Hạnh


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Tên bảng

Nội dung
Số vụ việc về ly hôn Tòa án đã thụ lý, giải quyết sơ

1.

Bảng 2.1

thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, tỉnh
Thái Bình trong các năm 2015, 2016, 2017

2.

Bảng 2.2

3.

Bảng 2.3

Phân tích số vụ việc về ly hôn Tòa án đã giải quyết

Số liệu vụ việc ly hôn Tòa án thụ lý mới trong các
năm 2015, 2016, 2017 và 06 tháng đầu năm 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 1
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ..................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
Chƣơng 1 ........................................................................................................... 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN .. 5
THUẬN TÌNH LY HÔN .................................................................................. 5
1. 1. Khái niệm, đặc điểm giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn ..... 5
1.1.1. Khái niệm giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn .................... 5
1.1.2. Đặc điểm, cơ sở và ý nghĩa của thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn................................................................................................ 7
1.2. Nội dung các quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
......................................................................................................................... 11
1.2.1. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn .............. 11
1.2.2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.................................................... 13
1.2.3. Thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn .................................. 15
1.2.4. Hòa giải việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn .............................. 19
1.2.5. Căn cứ ly hôn ........................................................................................ 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ................................................................................ 27
Chƣơng 2 ......................................................................................................... 29
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU
CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ THÁI BÌNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ...................... 29


2.1. Khái quát tình trạng giải quyết ly hôn trên địa bàn thành phố Thái Bình 29
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình và tình trạng ly hôn trên
địa bàn thành phố Thái Bình ........................................................................... 29
2.1.2. Tình hình giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án
nhân dân thành phố Thái Bình ........................................................................ 30
2.2. Những vƣớng mắc và bất cập trong việc giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình ........................... 34
2.2.1. Nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn ..................................... 34
2.2.2. Thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn .................................. 35
2.2.3. Hòa giải việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn .............................. 37
2.2.4. Căn cứ ly hôn và việc ra các quyết định giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn.............................................................................................. 42
2.2.5. Thời hạn giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn .................... 50
2.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả về giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn.............................................................................................. 52
2.3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn ..................................................................... 52
2.3.2. Một số kiến nghị về việc áp dụng quy định của pháp luật giải quyết yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn ..................................................................... 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, xã hội đã có góc nhìn cởi mở hơn về vấn đề ly hôn. Đó là
giải pháp cần thiết khi hôn nhân đã “lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”1. Khi đó ly
hôn thể hiện sự tiến bộ và tích cực nhất định, giải thoát cho vợ, chồng khỏi
những bế tắc và khủng hoảng trong cuộc sống gia đình. Pháp luật Việt Nam
ghi nhận ly hôn là quyền dân sự cơ bản của vợ, chồng. Kế thừa những quy
định của pháp luật về ly hôn và giải quyết ly hôn, Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 đã có nhiều điểm mới, trong đó có một chƣơng riêng quy định về giải
quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Quy định này góp phần tháo gỡ
những khó khăn vƣớng mắc của ngành Tòa án trong thực tiễn để giải quyết
các việc ly hôn thuận tiện hơn, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ
pháp, bảo đảm cho công dân thực hiện đầy đủ quyền của mình.
Tuy nhiên cũng vì quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình
ly hôn còn mới, chƣa có văn bản hƣớng dẫn thi hành nên việc áp dụng các
quy định này vào thực tiễn tại các Tòa án còn nhiều sự không thống nhất và
bất cập. Việc nghiên cứu quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy
định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là cần thiết, vì vậy tác
giả chọn đề tài: “Quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình” làm đề tài
nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trƣớc khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ra đời, có không ít các
công trình khoa học nghiên cứu về quy định giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn. Trong đó, Luận văn thạc sĩ Luật học “Thủ tục giải quyết
việc thuận tình ly hôn và thực tiễn tại các Tòa án ở tỉnh Thái Bình” năm 2015,
1

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.



2

Đại học Luật Hà Nội của tác giả Nguyễn Thùy Linh là có sự tƣơng đồng với
đề tài tác giả đang nghiên cứu. Ở công trình này, tác giả Nguyễn Thùy Linh
đã đƣa ra đƣợc một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về thủ tục giải quyết yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn nhƣng những nghiên cứu này chủ yếu dựa
trên các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 trong khi đó những
quy định này đã đƣợc thay thế bởi các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015. Vì vậy mà luận văn này chỉ còn giá trị tham khảo về mặt lý luận,
nội dung quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về giải
quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đã không còn phù hợp nên những
vƣớng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật, không còn đúng với
tình hình thực tế tại các Tòa án hiện nay.
Kể từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ra đời và có hiệu lực thi
hành đến nay, các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này không nhiều,
chủ yếu là các bài viết đăng trên tạp chí nhƣ: Bài viết của tác giả Nguyễn
Nam Hƣng đăng trên tạp chí Kiểm sát số 10/2016 về “Sự khác nhau giữa
quyết định công nhận thuận tình ly hôn và quyết định công nhận sự thỏa
thuận giữa các bên tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình” và bài
viết của tác giả Trần Văn Trƣờng đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số
01/2017 về “Những điểm mới trong thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” …Tuy nhiên
không nhiều các bài viết nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về các
quy định của pháp luật cũng nhƣ thực tiễn áp dụng các quy định về giải quyết
yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là từ việc làm rõ nội dung những quy định
của pháp luật về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có nghiên
cứu toàn diện, chuyên sâu và đầy đủ về thực tiễn áp dụng các quy định đó
trong hoạt động giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án

nhân dân thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình nhằm tìm ra những điểm chƣa


3

hợp lý cũng nhƣ những vƣớng mắc, không thống nhất trong việc áp dụng các
quy định của pháp luật tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, tỉnh Thái
Bình để có hƣớng hoàn thiện pháp luật về giải quyết yêu cầu công nhận thuận
tình ly hôn và nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết giải quyết yêu cầu công
nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án.
Đối tƣợng nghiên cứu đề tài là các quy định về giải quyết yêu cầu công
nhận thuận tình ly hôn và việc áp dụng các quy định về giải quyết yêu cầu
công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình,tỉnh
Thái Bình trong thời gian Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi
hành.
Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung vào quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giải quyết yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn (trong đó tập trung chủ yếu là về thủ tục giải
quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn) và thực tiễn áp dụng các quy định
của pháp luật về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án
nhân dân thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận
triết học của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các đƣờng lối
chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nhà nƣớc và pháp luật. Bên
cạnh đó luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
chuyên ngành nhƣ phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng
pháp thống kê và phƣơng pháp tổng hợp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đƣa ra khái niệm, phân tích đặc điểm và ý nghĩa của

việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; làm rõ nội dung các quy
định của pháp luật về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Ý nghĩa thực tiễn: Nêu lên thực trạng áp dụng các quy định của pháp
luật về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân


4

thành phố Thái Bình, chỉ ra và phân tích đƣợc những điểm chƣa thống nhất,
những vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật từ đó đƣa ra
những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu giải quyết tại Tòa án.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm các phần có thứ tự sau đây: Lời cam đoan, Danh
mục các bảng, biểu, Mục lục, Phần mở đầu, Phần nội dung, Kết luận, Danh
mục tài liệu tham khảo, trong đó phần nội dung đƣợc chia làm các chƣơng
nhƣ sau:
Chƣơng 1: Quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về việc giải
quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố
Thái Bình, tỉnh Thái Bình


5

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN
THUẬN TÌNH LY HÔN
1. 1. Khái niệm, đặc điểm giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình
ly hôn
1.1.1. Khái niệm giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Ly
hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tòa án”.
Theo trang 372 Từ điển luật học thì “Thuận tình ly hôn là vợ chồng
cùng yêu cầu Tòa án nhân dân cho phép họ được ly hôn”2
Thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai
bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính
đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa
thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng
của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Nhƣ vậy có thể hiểu thuận tình ly hôn là vợ chồng tự nguyện cùng
thống nhất ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết cho họ đƣợc ly hôn.
Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định những yêu cầu về
hôn và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trong đó khoản 2 đề
cập đến “Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài
sản khi ly hôn”.
Mặt khác Điều 361 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp,
nhƣng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự

2

Viện khoa học pháp lý Bộ Tƣ pháp (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách khoa và

NXB Tƣ pháp, Hà Nội.


6


kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động của mình hoặc
của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho
mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng
mại, lao động.
Những quy định của Phần này đƣợc áp dụng để giải quyết việc dân
sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27, các
khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29, các khoản 1, 2, 3 và 6
Điều 31, các khoản 1, 2 và 5 Điều 33 của Bộ luật này. Trƣờng hợp
Phần này không quy định thì áp dụng những quy định khác của Bộ
luật này để giải quyết việc dân sự.
Nhƣ vậy, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là một trong số những
loại việc dân sự yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án, do đó thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có những đặc
điểm chung của thủ tục giải quyết việc dân sự:
Thứ nhất, đƣơng sự trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
đƣợc xác định với tƣ cách tố tụng là ngƣời yêu cầu, không phân biệt là
nguyên đơn, bị đơn nhƣ trong vụ án ly hôn.
Thứ hai, đƣơng sự trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
không có tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp vì giữa các đƣơng sự đã có
sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc ly hôn và các vấn đề có liên quan.
Đây là đặc điểm để phân biệt giữa việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
và vụ án ly hôn.
Thứ ba, từ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của đƣơng sự, Tòa án
sẽ công nhận hoặc không công nhận mà từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ về hôn nhân và gia đình.
Qua phân tích trên, tác giả luận văn đƣa ra khái niệm: Giải quyết yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn là việc Tòa án áp dụng các quy định của pháp



7

luật để công nhận hoặc không công nhận yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
của đƣơng sự.
1.1.2. Đặc điểm, cơ sở và ý nghĩa của thủ tục giải quyết yêu cầu công
nhận thuận tình ly hôn
1.1.2. 1. Đặc điểm của thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình
ly hôn
Việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, thời hạn tố tụng của việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận
tình ly hôn đƣợc quy định ngắn hơn so với thời hạn tố tụng giải quyết vụ án ly
hôn. Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn là 04 tháng, đối với vụ án
có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì
có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử không quá 02 tháng. Còn đối với việc
giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì thời hạn chuẩn bị xét đơn
là 01 tháng. Trƣớc đây, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản
hƣớng dẫn thi hành không có quy định riêng về thời hạn giải quyết nên Tòa
án áp dụng quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn để giải
quyết do đó đã không thể hiện đƣợc tính đơn giản, nhanh gọn của thủ tục giải
quyết việc dân sự.
Thứ hai, thành phần giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn ở
cấp sơ thẩm không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân mà doThẩm phán
đƣợc phân công giải quyết đơn tiến hành và Kiểm sát viên chỉ kiểm sát việc
tuân theo pháp luật tố tụng thông qua các văn bản tố tụng mà pháp luật quy
định Tòa án phải chuyển cho Viện kiểm sát chứ không phải tham gia nghiên
cứu hồ sơ, tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu nhƣ đối với thủ tục giải quyết
yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.
Thứ ba, đối với việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì
Thẩm phán không phải tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận

công khai chứng cứ nhƣ trong vụ án ly hôn vì bản chất của việc yêu cầu công
nhận thuận tình ly hôn là không có tranh chấp, các tình tiết, sự kiện trong việc


8

yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đã đƣợc các đƣơng sự thừa nhận và
thống nhất ý chí ngay từ khi viết đơn và nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết
nên việc công khai tài liệu chứng cứ cho các đƣơng sự là không cần thiết.
Thứ tƣ, Thẩm phán giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tiến
hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ và từ kết quả hòa giải đƣa ra các quyết
định giải quyết yêu cầu còn trong vụ án ly hôn trƣờng hợp tại phiên họp kiểm
tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải, các đƣơng sự
không thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết toàn bộ các tranh chấp có
trong vụ án thì Tòa án sẽ mở phiên tòa, đƣa vụ án ra xét xử và kết quả giải
quyết vụ án ly hôn đƣợc thể hiện dƣới hình thức là một bản án.
Thứ năm, thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết yêu cầu
công nhận thuận tình ly hôn ngắn hơn so với thời hạn kháng cáo, kháng nghị
bản án ly hôn. Riêng đối với quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự
thỏa thuận của các đƣơng sự đƣợc giải quyết theo việc yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn hay vụ án ly hôn thì các quyết định đó đều có hiệu lực pháp
luật ngay sau khi ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm.
1.1.2.2. Cơ sở của quy định giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn
Thứ nhất, về cơ sở lý luận, để phù hợp với quá trình đổi mới công tác
xây dựng pháp luật và chƣơng trình cải cách hành chính. Đây là công tác quan
trọng để đáp ứng đƣợc yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ
chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã đƣợc ban hành và

thực hiện. Trong đó, Nghị quyết đƣa ra phƣơng hƣớng cải cách tƣ pháp:
“Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện
các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh


9

bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” và một trong những nhiệm vụ cải
cách tƣ pháp là “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu thực
hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho
các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư
pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; người dân
chỉ nộp đơn đến tòa án, tòa án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn. Khuyến
khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải,
trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Từ
phƣơng hƣớng và nhiệm vụ cụ thể nêu trên của cải cách tƣ pháp thì thấy việc
tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định về giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn là đòi hỏi tất yếu để phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt
động tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các đƣơng sự.
Thứ hai, về cơ sở thực tiễn, khi bản chất của hôn nhân chỉ trên danh
nghĩa và không còn tồn tại trên thực tế, vợ chồng thuận tình ly hôn trên cơ sở
tự nguyện, không có tranh chấp và cùng yêu cầu Tòa án công nhận cho họ thì
việc áp dụng các quy định về giải quyết vụ án ly hôn là không cần thiết, đòi
hỏi có những quy định riêng về giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn nhằm giải
quyết các yêu cầu của đƣơng sự một cách nhanh chóng, thuận lợi tiết kiệm
đƣợc cả về thời gian và công sức của đƣơng sự cũng nhƣ Tòa án. Bằng việc

tách biệt giải quyết việc dân sự và vụ án dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 ra đời sau hơn 10 năm thi hành đã góp phần quan trọng trong việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự; bảo đảm trình tự và thủ tục tố
tụng dân sự dân chủ, đơn giản, tiết kiệm, thuận lợi cho ngƣời tham gia tố tụng
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng
các quy định này để giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án
đƣợc thực hiện bằng phiên họp với nhiều thủ tục và thành phần tham gia, gây
khó khăn cho đƣơng sự và Tòa án, không phát huy đƣợc tính chủ động và linh


10

hoạt của Thẩm phán nên ít đƣợc áp dụng. Xuất phát từ thực tiễn giải quyết
yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, đòi hỏi các nhà làm luật xây dựng các
quy định linh hoạt và gọn nhẹ hơn thể hiện đƣợc đúng tính chất của loại việc
dân sự.
1.1.2.3. Ý nghĩa của giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn:
Thứ nhất, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định
đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự. Quyền quyết định và tự định đoạt của
đƣơng sự là nguyên tắc xuyên suốt trong tố tụng dân sự. Đƣơng sự có quyền
yêu cầu ly hôn, quyền thỏa thuận với nhau về giải quyết nội dung và Tòa án
chỉ thụ lý khi đƣơng sự có yêu cầu. Do đó khi các đƣơng sự tự nguyện ly hôn
và không có tranh chấp, cùng yêu cầu Tòa án công nhận thì Tòa án cũng nên
công nhận cho họ. Quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn cũng chính là cụ thể hóa quyền quyết định và tự định đoạt của đƣơng sự
và bảo đảm cho quyền đó đƣợc thực hiện của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, giảm đƣợc áp lực về công việc, nâng cao hiệu quả giải quyết,
xét xử các loại án của Tòa án. Trong bối cảnh tội phạm gia tăng, các tranh

chấp phát sinh nhiều trên mọi lĩnh vực, khối lƣợng công việc của ngành Tòa
án không ngừng tăng lên. Không chỉ là công cụ bảo vệ pháp luật mà Tòa án
còn là thiết chế bảo đảm quyền con ngƣời và bảo đảm thực hiện quyền trong
thực tiễn đời sống do đó trách nhiệm của Thẩm phán, công chức ngành Tòa
án càng đƣợc đề cao. Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy
định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có
điều luật để áp dụng”. Vì vậy, quy định về giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn giúp Thẩm phán giảm bớt đƣợc nhiều thủ tục, tạo điều kiện
cho các Thẩm phán dành thời gian tập trung công sức nghiên cứu cho những
vụ án phức tạp. Từ đó tiến độ công việc đƣợc đẩy nhanh và cải thiện đƣợc
chất lƣợng giải quyết các loại án.


11

Thứ ba, giúp tiết kiệm đƣợc tiền bạc, thời gian và công sức của đƣơng
sự và góp phần làm hài hòa, dịu đi các mâu thuẫn trƣớc đó của đƣơng sự.
Việc giải quyết ly hôn bằng thủ tục đơn giản tránh việc đƣơng sự phải đến
Tòa án nhiều lần, giảm đƣợc chi phí đi lại cũng nhƣ tâm lý mệt mỏi khi đến
Tòa án. Đối với vụ án ly hôn, Tòa án còn phải thu thập tài liệu, chứng cứ để
xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp vì thế việc công nhận sự
tự nguyện ly hôn và sự thỏa thuận của đƣơng sự sẽ tránh đƣợc việc khắc sâu
thêm những mâu thuẫn của vợ chồng. Bởi việc yêu cầu công nhận thuận tình
ly hôn tuy bản chất là giữa các đƣơng sự không còn tranh chấp do họ đã thỏa
thuận và thống nhất đƣợc về cách giải quyết nhƣng trong họ vẫn còn những
nguyên nhân mâu thuẫn, những bất đồng trong cuộc sống hôn nhân dẫn đến
việc không thể chung sống với nhau đƣợc nữa.
1.2. Nội dung các quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận
tình ly hôn
1.2.1. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Nhƣ đã nêu trên thì yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là loại việc về
hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tòa án là cơ
quan duy nhất có trách nhiệm ra bản án hoặc quyết định chấm dứt quan hệ
hôn nhân của vợ chồng. Kết quả giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn đƣợc thể hiện dƣới hình thức là quyết định.
Điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn thỏa thuận nuôi con, chia tài
sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”.
Nhƣ vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận
tình ly hôn là Tòa án nơi cƣ trú của vợ chồng hay nơi vợ hoặc chồng cƣ trú.
Trƣờng hợp vợ, chồng có nơi cƣ trú khác nhau thì việc chọn Tòa án có thẩm
quyền giải quyết hoàn toàn do sự thỏa thuận, lựa chọn của đƣơng sự. Vấn đề
đặt ra là xác định nơi cƣ trú của đƣơng sự nhƣ thế nào cho đúng?


12

Điều 15 Luật cƣ trú năm 2006, đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy
định:
“1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung
sống.
2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận”.
Đối với những cặp vợ chồng đã có thời gian sống ly thân dài, cùng
đăng ký hộ khẩu thƣờng trú nhƣng có hai chỗ ở khác nhau.
Ví dụ: Tại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của chị A và anh B
thể hiện, anh chị là vợ chồng có đăng ký hộ khẩu thƣờng trú tại: Tổ 05,
phƣờng Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình từ tháng 6/2014 thì
đến tháng 3/2016 vợ chồng sống ly thân. Chị A chuyển đến sinh sống và làm
việc tại huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình còn anh B sinh sống và làm việc

tại huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình. Nhƣng khi nộp đơn tại Tòa án nhân
dân thành phố Thái Bình, anh chị chỉ cung cấp bản sao sổ hộ khẩu gia đình
vấn đề đặt ra là Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình có thẩm quyền giải
quyết trong trƣờng hợp này không?
Điều 12 Luật cƣ trú năm 2006, đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy
định:
1. Nơi cƣ trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà ngƣời đó thƣờng
xuyên sinh sống. Nơi cƣ trú của công dân là nơi thƣờng trú hoặc nơi
tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phƣơng tiện hoặc nhà khác mà công dân
sử dụng để cƣ trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của
công dân hoặc đƣợc cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mƣợn,
cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thƣờng trú là nơi công dân sinh sống thƣờng xuyên, ổn định,
không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thƣờng trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thƣờng trú
và đã đăng ký tạm trú.


13

2. Trƣờng hợp không xác định đƣợc nơi cƣ trú của công dân theo
quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cƣ trú của công dân là nơi
ngƣời đó đang sinh sống.
Đối chiếu với quy định trên thì thấy với ví dụ đã nêu, nơi cƣ trú của chị
A đƣợc xác định là huyện Đông Hƣng, nơi cƣ trú của anh B là huyện Kiến
Xƣơng do vậy Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình không có thẩm quyền
giải quyết. Khi chị A, anh B nộp đơn tại Tòa án, cần giải thích cho chị A, anh
B về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và hƣớng dẫn chị A, anh B nộp
đơn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền là Tòa án nhân dân huyện Kiến

Xƣơng hoặc Tòa án nhân dân huyện Đông Hƣng.
Thực tế việc vợ chồng có cùng đăng ký hộ khẩu thƣờng trú nhƣng
thƣờng xuyên sinh sống ở hai nơi khác nhau, đến Tòa án nơi có đăng ký hộ
khẩu thƣờng trú nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn nhƣng không
thể hiện về chỗ ở hiện tại trong đơn yêu cầu thì Tòa án vẫn tiến hành nhận
đơn và thụ lý đơn theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Vợ,
chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”, theo đó
thì vợ, chồng có thể đơn phƣơng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn hay cùng
nhất trí ly hôn và yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Đây là điểm khác biệt về chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn giữa việc yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn và vụ án ly hôn. Trong việc yêu cầu công
nhận thuận tình ly hôn chỉ có thể là cá nhân và phải là vợ, chồng có sự thống
nhất ý chí của vợ chồng thể hiện trong đơn yêu cầu. Còn đối với vụ án ly hôn
hay việc dân sự, ngoài vợ, chồng thì chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn trong
một số trƣờng hợp luật định còn có thể là cha, mẹ, ngƣời thân thích khác của
vợ, chồng hoặc cơ quan, tổ chức cũng có quyền yêu cầu.
Trong trƣờng hợp vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình
ly hôn thì phải có đơn yêu cầu, vợ, chồng phải cùng ký tên hoặc cùng điểm


14

chỉ vào cuối đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và nộp đơn yêu cầu đến
Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Cùng với việc nộp đơn yêu cầu, vợ chồng
phải nộp các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu công nhận thuận tình
ly hôn của vợ chồng là có căn cứ.
Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc “Nhà nước, xã hội và gia đình có
trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện

các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức
năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình”3, pháp luật quy
định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của ngƣời chồng trong một số trƣờng hợp
nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho bà mẹ và trẻ em.
Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai,
sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Vậy với trƣờng hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dƣới
12 tháng tuổi mà vợ chồng cùng nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
thì Tòa án có nhận đơn và thụ lý giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn không?
Đối với trƣờng hợp này, nếu Tòa án nhận đơn và thụ lý giải quyết yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn thì đã gián tiếp thừa nhận quyền yêu cầu ly
hôn của ngƣời chồng trong trƣờng hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang
nuôi con dƣới 12 tháng tuổi, nhƣ vậy là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014. Tuy nhiên quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn chỉ
đặt ra đối với ngƣời chồng mà không áp dụng đối với ngƣời vợ. Dù ngƣời vợ
đang mang thai, sinh con hay đang nuôi con dƣới 12 tháng tuổi nhƣng xét
thấy quyền lợi chính đáng của ngƣời vợ và ngƣời con không đƣợc đảm bảo
thì việc ngƣời chồng có thuận tình ly hôn hay không không ảnh hƣởng đến
việc Tòa án giải quyết ly hôn. Vì thế khi gặp trƣờng hợp vợ chồng cùng yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn, cần phổ biến quy định của pháp luật về hạn
3

Khoản 4 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.


15

chế quyền yêu cầu ly hôn của ngƣời chồng và hƣớng dẫn ngƣời vợ viết đơn

khởi kiện về việc ly hôn, khi đó Tòa án sẽ nhận đơn và thụ lý giải quyết đơn
theo thủ tục giải quyết vụ án ly hôn theo yêu cầu của một bên.
1.2.3. Thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Tại Chƣơng XXVIII của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định
thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và
chia tài sản khi ly hôn không quy định cụ thể về việc thụ lý đơn yêu cầu công
nhận thuận tình ly hôn, do đó việc thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn cần áp dụng các quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự.
Khoản 1 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Tòa
án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Đây là quy định về việc thụ lý đơn đối với cả hai trƣờng hợp là ly hôn theo
yêu cầu của một bên và thuận tình ly hôn. Tuy nhiên thuật ngữ “thụ lý đơn
yêu cầu” theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chỉ áp dụng đối
với trƣờng hợp giải quyết ly hôn theo thủ tục việc dân sự hay việc yêu cầu
công nhận thuận tình ly hôn. Điều này thể hiện sự không thống nhất trong
việc sử dụng thuật ngữ của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015.
Theo Từ điển Tiếng Việt và từ điển Luật học, tác giả Nguyễn Thùy
Linh đã có định nghĩa nhƣ sau: “Thụ lý yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
là việc Tòa án tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và vào sổ
thụ lý việc dân sự để giải quyết”.4
Thụ lý đơn yêu cầu là bƣớc đầu tiên trong quá trình tố tụng, có ý nghĩa
pháp lý quan trọng làm phát sinh những quy định của tố tụng dân sự về thụ lý
và giải quyết việc dân sự. Để Tòa án có cơ sở thụ lý đơn, trƣớc hết ngƣời yêu
cầu phải làm đơn và nộp đơn theo quy định của pháp luật.

4

Nguyễn Thùy Linh (2015), Thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn và thực tiễn tại các
Tòa án ở tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.22.



16

Ngƣời yêu cầu nộp đơn yêu cầu trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch
vụ bƣu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; ngoài ra ngƣời yêu cầu còn có thể
gửi đơn bằng phƣơng thức trực tuyến, Tòa án in ra bản giấy và ghi vào sổ
nhận đơn. Ngƣời khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án đƣợc cấp giấy xác nhận đã
nhận đơn khởi kiện, trƣờng hợp nộp gửi qua dịch vụ bƣu chính thì trong thời
hạn 02 ngày.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu công
nhận thuận tình ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân
công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.Thẩm phán đƣợc phân công sẽ tiến
hành xử lý đơn yêu cầu nhƣ sau:
* Thẩm phán yêu cầu ngƣời yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn yêu cầu công
nhận thuận tình ly hôn:
Đối với đơn yêu cầu chƣa ghi đầy đủ nội dung chính theo quy định tại
khoản 2 Điều 362 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì trong thời hạn
hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu, Thẩm phán thông báo bằng văn
bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho ngƣời yêu cầu để họ sửa
đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi bổ sung đơn do Thẩm phán ấn định nhƣng
không quá 01 tháng; trƣờng hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhƣng
không quá 15 ngày. Tòa án có thể giao văn bản thông báo cho ngƣời yêu cầu
bằng cách giao trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho ngƣời yêu cầu qua dịch
vụ bƣu chính và phải ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. Việc xử lý đơn này
thƣờng đặt ra đối với những đơn đƣợc gửi qua dịch vụ bƣu chính mà đơn
không đáp ứng đƣợc các điều kiện pháp luật quy định.Thông thƣờng với
những yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì trƣờng hợp này ít xảy ra đối
với việc nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, vì cán bộ nhận đơn sẽ hƣớng dẫn đƣơng
sự hoàn thiện thủ tục nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn ngay từ

khi nhận đơn.


17

Nếu đến hạn mà ngƣời yêu cầu không sửa đổi bổ sung đơn, Thẩm phán
trả lại đơn yêu cầu và tài liệu chứng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều
364 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Nếu ngƣời yêu cầu thực hiện đầy đủ theo yêu cầu của Thẩm phán thì
Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý đơn yêu cầu.
* Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Ngoài trƣờng hợp trả lại đơn yêu cầu do không sửa đổi bổ sung đơn
nhƣ nêu trên, Tòa án còn trả lại đơn trong các trƣờng hợp sau:
- Ngƣời yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực
hành vi tố tụng dân sự
- Việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của ngƣời yêu cầu đã đƣợc
Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
- Việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án;
- Ngƣời yêu cầu không nộp lệ phí trong trƣờng hợp pháp luật quy định
trừ trƣờng hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan;
- Ngƣời yêu cầu rút đơn yêu cầu;
- Những trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trƣờng hợp ngƣời yêu cầu khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 để giải quyết khiếu nại. Theo đó, ngƣời yêu cầu có quyền khiếu
nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày nhận đƣợc văn bản trả lại đơn yêu cầu. Ngay sau khi nhận
đƣợc khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án phải
phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Kể

từ ngày đƣợc phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết
khiếu nại, kiến nghị trong thời hạn năm ngày làm việc. Tham gia phiên họp
xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và


18

đƣơng sự có khiếu nại, nếu đƣơng sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành
phiên họp.Tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau:
- Giữ nguyên việc trả lại đơn yêu cầu và thông báo cho đƣơng sự, Viện
kiểm sát cùng cấp;
- Nhận lại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và tài liệu, chứng
cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Trong thời hạn mƣời ngày, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định trả lời
khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu của Thẩm phán, ngƣời yêu cầu
có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án
trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn mƣời ngày, kể từ ngày nhận đƣợc khiếu nại, kiến nghị
về việc trả lại đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra
một trong các quyết định sau đây:
- Giữ nguyên việc trả lại đơn yêu cầu;
- Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng
cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý đơn yêu cầu.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên
một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và đƣợc gửi ngay cho ngƣời yêu cầu,
Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết
định trả lại đơn yêu cầu.
Trƣờng hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa
án trên một cấp trực tiếp nêu trên có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định, đƣơng sự có quyền khiếu nại, Viện

kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết
định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc
với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị
là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.


19

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc khiếu nại của đƣơng sự,
kiến nghị của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của
Chánh án là quyết định cuối cùng.
* Thẩm phán thụ lý đơn yêu cầu
Đối với trƣờng hợp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thể hiện
vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn, thỏa thuận đƣợc với nhau về việc nuôi con
chung và chia tài sản chung và sự thỏa thuận đó đảm bảo quyền lợi chính
đáng của vợ con và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn đã đầy đủ thì Tòa án
tiến hành các bƣớc để thụ lý nhƣ sau: Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết
đơn ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí đối với việc yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn cho ngƣời yêu cầu. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ
ngày nhận đƣợc thông báo, ngƣời yêu cầu phải đến Chi cục Thi hành án dân
sự cùng cấp nộp lệ phí và đến Tòa án nộp biên lai thu tạm ứng lệ phí và Tòa
án thụ lý đơn yêu cầu, nếu hết thời hạn nêu trên ngƣời yêu cầu không nộp
biên lai cho Tòa án theo quy định của pháp luật thì Tòa án tiến hành trả lại
đơn. Trƣờng hợp đƣợc miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của
pháp luật về lệ phí thì Thẩm phán thụ lý kể từ ngày nhận đƣợc đơn yêu cầu
công nhận thuận tình ly hôn.
1.2.4. Hòa giải việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Hòa giải trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản
đƣợc quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó thì Tòa án có
trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đƣơng sự thỏa

thuận với nhau về việc giải quyết các tranh chấp có trong vụ án, đặc biệt là
việc hòa giải trong ly hôn. Bởi ly hôn không đơn giản chỉ là một thủ tục pháp
lý tại Tòa án nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng mà những hậu
quả pháp lý sau ly hôn luôn là vấn đề mà bất cứ cặp vợ chồng nào trƣớc khi đi
đến quyết định ly hôn cũng đều nên cân nhắc, suy nghĩ thận trọng. Hòa giải là
thủ tục bắt buộc không chỉ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn (trừ
những vụ án không đƣợc hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải đƣợc theo


20

quy định tại Điều 206, Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hoặc vụ án
đƣợc giải quyết theo thủ tục rút gọn) mà còn đối với việc giải quyết yêu cầu
công nhận thuận tình ly hôn vì theo khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự
quy định về hòa giải trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì
“Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ”.
Trƣớc khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đƣợc ban hành và có hiệu
lực thi hành, hòa giải trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn còn gây
nhiều tranh cãi bởi bản chất của việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là
việc cả hai vợ chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận cho ly hôn, giữa vợ
chồng không có tranh chấp. Nhƣng điều đó không có nghĩa là chỉ cần vợ
chồng cùng thuận tình ly hôn thì cuộc hôn nhẫn đó sẽ vĩnh viễn chấm dứt và
việc hòa giải sẽ không có tác dụng mà quy định về hòa giải trong thuận tình ly
hôn nhƣ là một cơ hội cuối cùng để vợ chồng có thời gian suy nghĩ và nhìn lại
về cuộc hôn nhân của mình, từ đó đƣa ra quyết định cuối cùng mà không phải
hối tiếc.
Quy định về hòa giải trong việc giải quyết thuận tình ly hôn của Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015 hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 54 Luật
hôn nhân gia đình năm 2014: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án
tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Nhƣ vậy, với những quy định vừa nêu thì dù việc hòa giải trong việc
giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có thể đối với một số cặp vợ
chồng yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn chỉ mang tính hình thức thì Tòa án
cũng không đƣợc bỏ qua thủ tục này vì nếu bỏ qua là vi phạm nghiêm trọng tố
tụng.
Hòa giải trong việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
đƣợc tiến hành theo nguyên tắc sau:
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đƣơng sự, không đƣợc
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đƣơng sự phải thỏa thuận
không phù hợp với ý chí của mình;


×