Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Các tội phạm về hối lộ trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------------------

BÙI ĐỊNH THÙY DƢƠNG

CÁC TỘI PHẠM VỀ HỐI LỘ TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hƣớng ứng dụng

HÀ NỘI - 2018


BỘ TƢ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------------------

BÙI ĐỊNH THÙY DƢƠNG

CÁC TỘI PHẠM VỀ HỐI LỘ TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự


Mã số

: 8380104

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hƣớng ứng dụng

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Dũng

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Người cam đoan

Bùi ĐịnhThùy Dƣơng


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn và giúp đỡ quý báu từ các thầy cô, anh chị; sự hỗ trợ từ
gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới Ban Giám hiệu nhà trường, cùng các thầy cô trong Khoa sau đại học,
các thầy cô của tổ bộ môn hình sự và tố tụng hình sự – Đại học Luật Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận
văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Dũng, người thầy đã tận tình
hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, xin kính chúc thầy cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai
sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1

2

3

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung BLHS 2015
năm 2017
Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung BLHS 1999
năm
Bộ luật hình sự 1985, sửa đổi bổ sung các BLHS 1985
năm 1991, 1992 và 1997
Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham UNCAC

3

nhũng (United Nations Covention Against
Corruption)

4


Phòng chống tham nhũng

PCTN

5

Người đưa hối lộ

NĐHL

6

Người nhận hối lộ

NNHL


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài: ................................................................. 3

3.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ....................................... 4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................ 5

4.1

Đối tượng nghiên cứu của đề tài........................................................... 5

4.2

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5

5.

Cơ cấu đề tài ......................................................................................... 6

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM VỀ HỐI LỘ 7
1.1

Khái niệm, bản chất của các tội phạm về hối lộ ................................... 7

1.1.1

Khái niệm chung về các tội phạm về hối lộ. ........................................ 7

1.1.2

Bản chất của các tội phạm về hối lộ. .................................................. 11


1.2.

Sơ lược lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội phạm về hối lộ .... 12

1.2.1

Trong pháp luật hình sự phong kiến:.................................................. 12

1.2.2

Giai đoạn từ khi cách mạng tháng 8 thành công đến trước khi ban
hành BLHS năm 1985. ....................................................................... 17

1.2.3

Các tội phạm về hối lộ trong BLHS năm 1985 .................................. 19

1.2.4

Các tội phạm về hối lộ trong BLHS 1999 .......................................... 20

1.3.

Kinh nghiệm quốc tế đối với các tội phạm về hối lộ. ........................ 22

1.3.1

Quan điểm về xây dựng định nghĩa tôi phạm về hối lộ ..................... 23


1.3.2

Quan điểm về dấu hiệu chủ thể của các tội phạm về hối lộ ............... 24

1.3.3

Quan điểm về hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan
của tội phạm........................................................................................ 26

1.3.4

Quan điểm về một số hình thức hối lộ đặc biệt cần được tội phạm hoá
............................................................................................................ 28

1.3.5

Quan điểm về quy định hình phạt đối với các tội phạm về hối lộ ..... 29


CHƢƠNG 2: TỘI PHẠM VỀ HỐI LỘ TRONG BLHS 2015 VÀ MỘT
SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
TỘI PHẠM VỀ HỐI LỘ .............................................................................. 31
2.1

Tội phạm về hối lộ trong BLHS 2015 ................................................ 31

2.1.1 Các đặc điểm chung nhằm khắc phục các bất cập của BLHS năm 1999
............................................................................................................ 31
2.1.2


Các đặc điểm chung nhằm thực hiện các khuyến nghị của Công ước
UNCAC: ............................................................................................. 34

2.2
2015

Các dấu hiệu pháp lý cụ thể của tội phạm về hối lộ trong BLHS năm
............................................................................................................ 41

2.2.1

Dấu hiệu chủ thể của các tội phạm ..................................................... 41

2.2.2

Dấu hiệu khách thể của các tội phạm. ................................................ 44

2.2.3

Dấu hiệu mặt khách quan của các tội phạm ....................................... 45

2.2.4 Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm về hối lộ ...................................... 49
2.3

Phân biệt tội phạm về hối lộ với các tội phạm có liên quan............... 50

2.3.1

Tội hối lộ với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi ......................................................................... 50


2.3.2

Tội hối lộ với tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền
hạn để trục lợi ..................................................................................... 55

2.4
Một số vướng mắc khi áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về tội
phạm về hối lộ ................................................................................................. 58
2.4.1

Thực trạng diễn biến các tội phạm về hối lộ ở Việt Nam hiện nay. .. 58

2.4.2

Một số bất cập hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về tội phạm
về hối lộ: ............................................................................................. 63

2.4.3

Một số kiến nghị khắc phục................................................................ 67

KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài

Tham nhũng hiện nay đang là vấn nạn tại mỗi quốc gia và hối lộ là một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cùng với tiến trình toàn cầu
hoá, tham nhũng nói chung và các tội phạm về hối lộ nói riêng đã vượt ra
khỏi phạm vi biên giới của các quốc gia và trở thành vấn đề mang tính quốc
tế. Trong bối cảnh đó, việc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước
UNCAC (United Nations Covention Against Corruption – UNCAC)1 vào
ngày 31/10/2003 đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của các quốc gia trên thế
giới về một khuôn khổ pháp lý quốc tế làm cơ sở cho sự hợp tác giữa các
quốc gia trong việc ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ nạn tham nhũng, hối lộ. Đối
với nhóm tội phạm về hối lộ, Công ước UNCAC quy định rất rõ những tiêu
chí xác định tội phạm và các cách thức xử lý tội phạm tương ứng.2
Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực ủng hộ cho sự ra đời
của Công ước UNCAC. Vấn đề đấu tranh PCTN cũng như các tội phạm về
hối lộ đã được quan tâm ở Việt Nam, cụ thể Quốc hội đã thông qua Luật
PCTN năm 20053 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2012) tạo cở sở pháp lý nền
tảng cho công tác PCTN, bên cạnh đó, BLHS 2015 có nhiều sửa đổi, điều
chỉnh và bổ sung các quy định về nhóm tội phạm về hối lộ để bắt kịp với các
quy định quốc tế về PCTN và phù hợp với tình hình tại Việt Nam hiện nay.
Việc tham gia Công ước UNCAC cho thấy cam kết mạnh mẽ của Nhà nước
Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong công cuộc PCTN, ngăn chặn hối lộ
đồng thời mở ra một bước đột phá về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này của
Việt Nam.

1

United Nations Convention against Corruption. Adopted New York, 31 October 2003.


2

Kubiciel M. (2009), Core Criminal Law Provisions in the United Nations Convention against
Corruption. International Criminal Law Review, 9(1), pp 139-155.
3

Quốc hội (2005), Luật phòng, chống tham nhũng, Hà Nội).


2

Theo kết quả khảo sát về tình trạng tham nhũng tại 16 quốc gia và vùng
lãnh thổ thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ tháng 7/2015 đến tháng
1/2017 của Tổ chức Minh Bạch Quốc tế, Việt Nam là một trong hai quốc gia
có tỷ lệ hối lộ cao nhất khu vực, với tỷ lệ hối lộ lên đến 65% chỉ đứng sau Ấn
Độ với tỷ lệ 69%.4 Trước tình trạng đáng báo động này, Đảng, Quốc hội và
Chính phủ đã có những hành động, biện pháp tích cực để xử lý vấn nạn tham
nhũng và hối lộ, một trong số đó là việc thông qua BLHS 2015 với nhiều sửa
đổi, bổ sung liên quan đến nhóm tội hối lộ, như mở rộng phạm vi, đối tượng
phạm tội, quy định chi tiết hơn về các hình thức hối lộ, của hối lộ… thắt chặt
hơn trong việc xử lý tội phạm, tránh bỏ xót tội phạm về hối lộ cũng như thể
hiện tính răn đe đối với các đối tượng, hành vi mà BLHS 1999 chưa quy định
là tội phạm về hối lộ5.
Mặc dù Đảng và Nhà Nước đã và đang có rất nhiều động thái tích cực
trong công cuộc PCTN và hối lộ, tuy nhiên nhìn chung tình hình hối lộ ở
nước ta vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực. Các tội phạm về hối lộ
diễn ra ngày càng nhiều, với nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau, gây hậu
quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn xung đột lợi ích, phản kháng về xã
hội, khoảng cách giàu nghèo và bất công bằng xã hội gia tăng Việt Nam hiện

vẫn nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng và hối lộ được cho là nghiêm
trọng.
Sau nhiều lần điều chỉnh, bổ sung, ngày 01 tháng 01 năm 2018 , BLHS
2015 chính thức có hiệu lực, với những quy định mới liên quan đến nhóm tội
hối lộ, BLHS 2015 được kỳ vọng sẽ góp phần răn đe, xét xử nghiêm minh và
giảm thiểu tối đa tình trạng tội phạm về hối lộ hiện nay. Tuy nhiên, để những
Số liệu được trích từ Tổ chức minh bạch quốc tế. Website: Truy cập ngày 1/9/2018.
4

Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), Bình luận khoa học BLHS năm 1999, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
5


3

quy định của BLHS 2015 phát huy hiệu quả tối đa trong việc phòng chống tội
phạm về hối lộ, không chỉ cơ quan chức năng mà mỗi người dân đều cần hiểu
rõ về những quy định của BLHS 2015 về tội hối lộ. Do vậy, để đóng góp vào
những đấu tranh trong việc phòng chống tội phạm tham nhũng và hối lộ, học
viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các tội phạm về hối lộ trong BLHS
2015”.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài:

Đề tài liên quan đến tội phạm về hối lộ là đề tài nhận được nhiều sự
quan tâm, chú ý và nghiên cứu với nhiều các ý kiến, bài viết của các tác giả
khác nhau. Mỗi bài viết đi vào phân tích một khía cạnh khác nhau của tội
phạm về hối lộ, sử dụng một phương pháp nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên

đều có mục đích chung là xây dựng hệ thống pháp luật để quản lý, đẩy lùi tệ
nạn hối lộ, tham nhũng.
Xét trên lĩnh vực nghiên cứu trong nước, có thể kể tới các bài viết như:
Bài viết:Nghiên cứu so sánh các quy định về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới
hối lộ trong luật hình sự Việt Nam và Công ước Liên Hợp Quốc về chống
tham nhũng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17,18 (tháng 8,9)/2011; Bài viết
“Hoàn thiện quy định về các tội phạm về hối lộ”, Tạp chí Luật học, số 3/2009
của TS. Trần Hữu Tráng; Bài viết “Các tội phạm về hối lộ từ góc độ luật pháp
quốc tế”, Tạp chí Luật học, số 2/2011 của TS. Đào Lệ Thu; Bài viết: Điểm
mới và một số bất cập của các tội phạm về hối lộ trong Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nhà nước và pháp luật,Số 1/2018 của TS
Nguyễn Văn Hương; Luận văn: Tội đưa hối lộ trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam của tác giả Bùi Dương Thủy; Luận án: Các tội phạm về hối lộ theo Luật
Hình sự Việt Nam trong sự so sánh với Luật Hình sự Thụy Điển và Ốt-xtrâylia, của tiến sĩ Đào Lệ Thu.
Theo các khảo sát liên quan đến đề tài tội phạm về hối lộ, ở nước ta tuy
đã có nhiều công trình nghiên cứu các tội phạm về hối lộ nhưng ở dưới dạng
các khía cạnh nhỏ, khía cạnh lý luận, đặc biệt chưa có những nghiên cứu cụ
thể đối với các các quy định của BLHS 2015. Việc chọn nghiên cứu đề tài
“Các tội phạm về hối lộ trong BLHS 2015” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết
vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn nhằm tìm ra nguyên nhân, đưa ra


4

một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự, khắc phục những
tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn xét xử loại tội phạm này.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


Pháp luật là xương sống của xã hội, pháp luật điều chỉnh và chi phối
mọi quan hệ xã hội trong đời sống hiện nay. Bối cảnh xã hội thay đổi từng
ngày đòi hỏi pháp luật cũng cần có những sự thay đổi kịp thời để phù hợp với
tình hình xã hội. Trước diễn biến phức tạp, khó lường của các tội phạm tham
nhũng, hối lộ hiện nay, BLHS hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01
năm 2018 với nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung liên quan đến nhóm tội
hối lộ được cho là một thay đổi tích cực và kịp thời trong công cuộc phòng
chống tội phạm hối lộ.”
Mục đích nghiên cứu của luận văn “Các tội phạm về hối lộ trong
BLHS 2015” là đưa ra được cái nhìn tổng quát về quy định mới của BLHS
2015 đối với các tội phạm về hối lộ, thực trạng áp dụng các quy định này vào
thực tế hiện nay để từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện
các quy định pháp luật về tham nhũng nói chung và hối lộ nói riêng.
Từ mục đích được đề cập ở trên, luận văn sẽ đi vào giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu các quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam về
tội đưa hối lộ để làm rõ những vấn đề lý luận chung về tội đưa hối lộ, trên cơ
sở xem xét, so sánh tội phạm này qua một số quan điểm lập pháp hình sự
quốc tế để khẳng định thêm những vấn đề lý luận đã đưa ra.
Thứ hai, phân tích làm sáng tỏ những quy định của BLHS 2015 đối với
các tội phạm về hối lộ cũng như so sánh các quy định của BLHS 2015 với bộ
luật hình sự tiền nhiệm để từ đó đưa những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các
quy định của tội đưa hối lộ trong BLHS 2015.


5

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.

4.1

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu về những quy định của BLHS 2015 liên
quan đến các tội phạm về hối lộ, các cấu thành cơ bản của từng tội phạm cụ
thể trong nhóm tội hối lộ, so sánh các quy định liên quan đến các tội phạm về
hối lộ của BLHS 2015 với các quy định của UNCAC. Đồng thời đánh giá
thực trạng áp dụng cũng như những bất cập còn tồn tại trong khung pháp lý
về các tội phạm về hối lộ để có những giải pháp khắc phục các tổn tại trong
quá trình phòng chống tội phạm về hối lộ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
Các quy định của BLHS 2015 về các tội phạm về hối lộ đồng thời có
sự so sánh với các quy định tương ứng của BLHS 1999,
Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về tội phạm về hối lộ;
Nghiên cứu quy định của Công ước UNCAC (United Nations Covention
Against Corruption – UNCAC) năm 2013 và luật pháp một số nước thế giới.
Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để giải quyết các yêu cầu và mục đích mà đề tài đặt ra, luận văn chủ
yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
bình luận, diễn giải, phương pháp so sánh luật học được sử dụng trong
Chương 1 của Luận văn khi nghiên cứu cơ sở lý luận về các tội phạm
về hối lộ;
- Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp
quan sát, đánh giá bình luận được sử dụng trong Chương 2 của Luận
văn khi nghiên cứu về các quy định về các tội phạm về hối lộ trong
BLHS 2015 và thực trạng cũng như giải pháp khắc phục đối với loại tội
phạm này;



6

5.

Cơ cấu đề tài

Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục bảng mục lục, phần mở đầu, kết
luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1 – Một số vấn đề chung về tội phạm về hối lộ
Chương 2 – Tội phạm về hối lộ trong BLHS 2015 và một số đề xuất
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội phạm về hối lộ


7

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM VỀ HỐI LỘ
1.1 Khái niệm, bản chất của các tội phạm về hối lộ
1.1.1 Khái niệm chung về các tội phạm về hối lộ.
“Hối lộ” là khái niệm được sử dụng khá phổ biến hiện nay, từ sách vở,
tạp chí, các trang mạng xã hội tới những quán nước vỉa hè đều không xa lạ
với cụm từ này. Theo nhận thức và ý hiểu của một bộ phận lớn người dân,
“hối lộ” là một vấn nạn quốc gia, một hiện tượng tiêu cực, diễn ra hết sức phổ
biến trên với phạm vi và quy mô hết sức rộng lớn, gây ra những tổn thất nặng
nề cho xã hội.
Dưới góc độ khoa học, Đại từ điển Tiếng Việt6, định nghĩa “hối lộ” là
lén lút đưa tiền của để nhờ kẻ có quyền làm điều trái pháp luật nhưng có lợi
cho mình. Khái niệm này gián tiếp thừa nhận rằng, “của hối lộ” chỉ là tiền của
và các giá trị vật chất khác.

Tuy nhiên, trong tiếng anh, “Hối lộ” là “Bribery” và được từ điển
Black’s law dictionary7 định nghĩa như sau: “The receiving or offering any
undue reward by or to any person whomsoever, whose ordinary profession or
business relates to the administration of public justice, in order to influence
his behavior, and to incline him to act contrary to his duty and the known
rules of honesty and integrity” [Tạm dịch: Việc nhận hoặc tặng bất kỳ phần
thưởng quá mức nào cho bất kỳ ai, có nghề nghiệp hoặc kinh doanh thông
thường liên quan đến việc quản lý công lý, để ảnh hưởng đến hành vi của
người đó, và để người đó hành động trái với nghĩa vụ của mình và quy tắc
trung thực đã biết và tính khách quan]. Có thể thấy, đối với định nghĩa hối lộ
trong tiếng anh, “của hối lộ” đã được mở rộng hơn những giá trị vật chất, nó

Xem Nguyễn Như Ý (2010), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, tái bản lần thứ 9, sửa chữa, bổ sung, tr.736.
6

7

Xem Black Law Dictionary tại Truy cập 1/9/2018


8

còn là một phần thưởng quá mức, mà phần thưởng ấy còn có thể bao gồm cả
giá trị tinh thần.
Phân tích trên khía cạnh chính trị, “Hối lộ” được xếp trong nhóm
những bổng lộc của quyền lực, nó là hình thức thể hiện sự trao đổi chung giữa
sự giàu có và quyền lực. Lê Nin (1978)8 đã từng nhận định về sự nguy hiểm
của vấn đề này đối với chính trị rằng nếu còn có một hiện tượng như nạn hối
lộ, nếu còn có thể hối lộ được thì cũng không nói đến chính trị được. Trong

trường hợp này cũng không nói đến làm chính trị được, vì mọi biện pháp đều
sẽ lơ lửng trên không trung, sẽ hoàn toàn không mang lại kết quả gì cả. Một
đạo luật chỉ có thể mang lại kết quả xấu hơn nếu trên thực tế nó được đem áp
dụng trong điều kiện nạn hối lộ còn được dung thứ và đang thịnh hành. Hiện
tượng hối lộ là một hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, nó khiến người
dân mất niềm tin vào hệ thống chính trị cũng như các chính trị gia. Chính từ
sự nhận thức về tính nguy hiểm của hành vi hối lộ với hệ thống chính trị mỗi
quốc gia, mà hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đã hình sự hóa hành vi
hối lộ này, bên cạnh sự ra đời của các quy định pháp luật, các Công ước quốc
tế liên quan tới vấn đề PCTN nói chung và hối lộ nói riêng cũng đã và đang
góp phần xử lý triệt để vấn nạn hối lộ đang diễn ra trên toàn cầu.
Dưới góc độ luật học, trường luật Cornell9 giải thích khái niệm “Hối
lộ” như sau: “Bribery refers to the offering, giving, soliciting, or receiving of
any item of value as a means of influencing the actions of an individual
holding a public or legal duty. This type of action results in matters that
should be handled objectively being handled in a manner best suiting the
private interests of the decision maker. Bribery constitutes a crime and both
the offeror and the recipient can be criminally charged” [Tạm dịch là: Hối lộ
được nhắc đến như là việc cung cấp, tặng cho, chào mời hoặc nhận bất kỳ vật
8

Mayer R. (1993), Marx, Lenin and the corruption of the working class. Political Studies, 41(4),
pp 636-649.
9

Xem truy cập 1/9/2018.


9


có giá trị nào để trở thành một phương tiện ảnh hưởng đến hành động của một
cá nhân đang nắm giữ công vụ hoặc nghĩa vụ pháp lý. Loại hành động này
dẫn đến các vấn đề cần xử lý khách quan đang được xử lý theo cách chủ quan
người ra quyết định. Hành vi hối lộ cấu thành tội phạm và cả người cho lẫn
người nhận đều có thể bị kết tội hình sự].
Hoặc cây bút của tờ Encyclopaedia Britannica10 thì cho rằng: “Bribery,
the act of promising, giving, receiving, or agreeing to receive money or some
other item of value with the corrupt aim of influencing a public official in the
discharge of his official duties. When money has been offered or promised in
exchange for a corrupt act, the official involved need not actually accomplish
that act for the offense of bribery to be complete. The crime is typically
punishable as a felony.” [Tạm dịch: Hối lộ là hành động hứa hẹn, cho, nhận,
hoặc đồng ý nhận tiền hoặc một số vật có giá trị khác với mục đích tham
nhũng ảnh hưởng đến một quan chức công trong việc thực hiện nhiệm vụ
chính thức của mình. Khi tiền đã được cung cấp hoặc hứa hẹn để đổi lấy một
hành động tham nhũng, quan chức không cần thực sự hoàn thành hành động
đó cho hành vi phạm tội hối lộ được hoàn thành. Các tội phạm thường bị
trừng phạt như một tội phạm nghiêm trọng]
Hối lộ không chỉ là vấn nạn quốc gia, mà nó đã tràn sang mọi biên giới,
trở thành vấn nạn quốc tế, và Công ước UNCAC cũng đã có những định
nghĩa riêng biệt dành cho khái niệm “Hối lộ công chức quốc gia”; “Hối lộ
công chức nước ngoài hoặc công chức quốc tế của tổ chức công” và “Hối lộ
trong khu vực tư” lần lượt tại Điều 15, Điều 16 và Điều 21 của Công ước.
Theo đó, có thể hiểu khái quát, “hối lộ”ở đây là như sau: “hối lộ là hành vi
hứa hẹn, cho hay tăng, một cách trực tiếp hay gián tiếp một đối tượng bất kỳ
những lợi ích bất chính cho bản thân đối tượng đó hoặc cho một người hoặc
một tổ chức khác, dể đối tượng này làm hoặc không làm một việc trong quá
10

Xem truy cập 1/9/2018



10

trình thi hành công vụ; ngược lai hành vi nhận hối lộ là hành vi của một đối
tượng nào đó, trực tiếp hay gián tiếp, đòi hoặc nhận một lợi ích bất chính cho
chính bản mình hay cho đối tượng hoặc tổ chức khá, để bản thân làm hoặc
không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ”. Từ khái niệm trên có
thể thấy, Công ước UNCAC chỉ đề cập tới khái niệm “hối lộ” ở hai hành vi là
đưa hối lộ và nhận hối lộ. Điều này có phần khác biệt so với định nghĩa về
“hối lộ” theo luật hình sự Việt Nam.11
Dưới góc độ khoa học Luật hình sự Việt Nam cũng như các đặc điểm
của mối quan hệ hành vi, “Hối lộ” được định nghĩa dưới 3 dạng hành vi,
tương ứng với ba tội phạm là: (i) tội nhận hối lộ; (ii) tội đưa hối lộ và (iii) tội
môi giới hối lộ. Từ BLHS năm 1999 cho tới BLHS 2015 đều không có một
định nghĩa cụ thể nào về “hối lộ”. Các khái niệm “hối lộ”, “đưa hối lộ” và
“môi giới hối lộ” chỉ được hiểu thông qua khái niệm “nhận hối lộ” đã ghi
nhận tại Điều 354 BLHS 2015 về tội nhận hối lộ. Theo đó, nhận hối lộ là
hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận
hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc
cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc
theo yêu cầu của NĐHL”.
Có thể thấy, dù được nghiên cứu và định nghĩa dưới nhiều góc độ, khía
cạnh khác nhau, bản chất của “hối lộ” vẫn là một hiện tượng xấu trong đời
sống xã hội, nó gây hậu quả nghiêm trọng và kìm hãm sự phát triển của xã hội
loài người. Về cơ bản đều hiểu về “hối lộ” khái quát như sau: “Hối lộ là việc
sử dụng một lợi ích nào đó bằng nhiều cách thức khác nhau, trực tiếp hay
gián tiếp tác động vào hành vi của người có chức vụ, quyền hạn để người đó
thực hiện hành vi theo cách NĐHL mong muốn”.


Trịnh Tiến Việt (2011), Nghiên cứu so sánh các quy định về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối
lộ trong Luật hình sự Việt Nam và Công ước UNCAC. Tạp chí Tòa án nhân dân số 17(18), tr. 1215.
11


11

1.1.2 Bản chất của các tội phạm về hối lộ.
Cũng như các tội phạm khác, bản chất của các tội phạm về hối lộ được
thể hiện ở những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể trong quan hệ “hối lộ” thường chỉ bao gồm hai đối
tượng là: NĐHL và NNHL. Từ các khái niệm về “Hối lộ” đã được phân tích ở
mục 1, NĐHL và NNHL là hai chủ thể tiên quyết để phát sinh quan hệ “hối
lộ”. Tuy nhiên, quan hệ hối lộ không chỉ xuất phát từ hai chủ thể nói trên, mà
cũng có thể có sự xuất hiện của chủ thể khác có liên quan như người (cá nhân,
tổ chức) được hưởng lợi từ việc hối lộ hoặc những đối tượng trung gian, tạo
cầu nối giữa đối tượng hối lộ và NNHL (người môi giới hối lộ). Trong thực
tế, tồn tại rất nhiều trường hợp mà chủ thể này là yếu tố chính tạo nên mối
quan hệ giữa NĐHL và NĐHL, để từ đó họ thực hiện hành vi hối lộ. Do đó,
đôi khi việc hưởng các lợi ích của việc hối lộ không chỉ có dành cho NĐHL
và NNHL mà cũng có khi là các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hai chủ thể
này (cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người quen, v.v...).
Thứ hai là, vấn đề khách thể của tội phạm về hối lộ, được hiểu là giá trị
mà các chủ thể tham gia quan hệ hối lộ hướng tới.
(i)

Đối với NĐHL: Khách thể là việc mong muốn NNHL sẽ thực hiện
hoặc không thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi chức
vụ, quyền hạn của NNHL theo hướng có lợi cho bản thân NĐHL hoặc
cho cá nhân, tổ chức mà NĐHL quan tâm.


(ii)

Đối với NNHL, khi tham gia quan hệ này, họ mong muốn nhận
được một lợi ích không chính đáng - “của hối lộ” (cho chính bản thân
họ hay một người, tổ chức nào khác). Của hối lộ ở đây có thể là một
giá trị vật chất hay một lợi ích tinh thần bất kỳ.

(iii)

Đối với đối tượng trung gian hối lộ, cũng giống như NĐHL, giá trị mà
đối tượng này hướng tới là lợi ích không chính đáng từ việc hối lộ, là
sự kết nối thành công NĐHL và NNHL.


12

Thứ ba là bản chất của hành vi và quan hệ “hối lộ” thể hiện qua chuỗi
các hành vi trao - nhận, tặng cho, hứa hẹn trao - nhận, tặng cho giữa các chủ
thể. Theo đó, NĐHL sẽ (hứa hẹn) trao, tặng một tài sản có giá trị hoặc bất kỳ
một lợi ích nào để nhận về được kết quả như mình mong muốn. Ngược lại,
NNHL sẽ thực hiện và xử lý các công việc thuộc phạm vi chức vụ, quyền hạn
của mình theo cách đáp ứng yêu cầu NĐHL. Pháp luật một số quốc gia có
tách rời hành vi môi giới hối lộ với hành vi hối lộ nhằm đảm bảo tính công
bằng trong việc xử lý các tội phạm về hối lộ. Tuy nhiên xét trên khía cạnh
tổng quát, hành vi môi giới hối lộ có mối quan hệ nhân quả đối với hành vi
hối lộ, việc kết nối giữa NĐHL và chủ thể nhận hối lộ là một cách thức gián
tiếp để tạo ra mối quan hệ “hối lộ” như đã đề cập ở trên.
Thứ tư, xét về bản chất hối lộ là loại quan hệ bất hợp pháp, hành vi
đưa, nhận, môi giới hối lộ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, mục đích của

hành vi này là việc mang lại những lợi ích không chính đáng cho các chủ thể
tham gia quan hệ theo mong muốn của họ.
1.2.

Sơ lƣợc lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội phạm về hối lộ

1.2.1 Trong pháp luật hình sự phong kiến:
Hiện tượng tham nhũng - hối lộ xuất hiện ở mọi thời kỳ của xã hội,
từ thời phong kiến, thời kỳ thực dân thống trị cho tới cả giai đoạn xã hội
chủ nghĩa. Ở mỗi thời kỳ, phong kiến lại có sự biến thể khác nhau tùy thuộc
vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị tại thời điểm đó. Tuy nhiên, dù có
những sự biểu hiện khác nhau trong từng giai đoạn, bản chất của hối lộ và
tham nhũng vẫn là hiện tượng xấu, gây hại tới các mối quan hệ xã hội, đi
ngược lại sự phát triển của nền kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia, khu vực.
Do đó, trong lịch sử việc đấu tranh phòng ngừa chống tham nhũng hối lộ
cũng đã được giai cấp thống trị của Nhà nước Việt Nam thời phong kiến
chú trọng, cụ thể hóa bằng các quy định chi tiết.
Lịch sử Việt Nam mở đầu với 1000 năm đô hộ của phong kiến
phương Bắc (từ thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ X sau công


13

nguyên), từ đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị nước ta đều chịu ảnh
hưởng nặng nề của phong kiến phương Bắc và pháp luật thời kì này cũng
không ngoại lệ. Các quy định pháp luật Trung Hoa được áp dụng ở Việt
Nam, tiêu biểu là bộ luật nhà Hán và nhà Đường. Giai đoạn này, quan lại
phương Bắc lộng hành, ức hiếp người dân, vơ vét của cải, khiến lòng dân
căm phẫn.
Trước tình hình đó, chính quyền đặt lệ phong hầu, cắt đất thưởng cho

những người có công trấn áp phản nghịch. Đồng thời, Nhà Hán đã ban hành
sáu điều luật quy định cấm các quan lại không được làm một số việc, ví dụ
như: dùng thế lực để chiếm đoạt ruộng đất của người dân, vơ vét của cải
của dân, giết hại dân…12 nhằm hạn chế tệ nạn tham nhũng của các quan lại
và sự nổi dậy của người dân thuộc địa, xoa dịu đi sự căm phẫn của quần
chúng nhân dân.
Năm 1042, nhà Lý ban hành Bộ luật Hình Thư. Đây là bộ luật thành
văn đầu tiên của nước ta, trong bộ luật này có ghi nhận những hành vi tham
nhũng của quan lại chức sắc phong kiến.13 Đối với tệ nạn tham nhũng, hối
lộ, bộ luật này quy định người tố cáo đúng tệ nhũng lạm của các quan lại,
được tha phu dịch cho cả nhà trong 3 năm. Người ở kinh thành mà cáo giác
thì thưởng cho bằng hiện vật thu được.
Vào thế kỷ thứ XV, Lê Lợi lên ngôi lập nên triều Lê. Đối với việc cai
trị đất nước, Lê Thái Tổ đặc biệt coi trong việc áp dụng pháp luật, Ông hạ
lệnh "từ xưa đến nay, việc trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật
thì sẽ loạn, cho nên bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật, để dạy các quan,
dưới đến nhân dân, cho biết thế nào là thiện ác, điêu thiện thì làm, điều ác

Nguyễn Lan Hương (2013), Phòng chống tham nhũng - kinh nghiệm nhìn lại từ cách làm của
các triều đại phong kiến Việt Nam, Luận văn tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Tr 13 – 15.
12

Vũ Thị Phụng (2012), Những bộ luật cổ việt nam và một số giá trị đối với đương đại, Trường
ĐH KHXH & NV - ĐHQG Hà Nội, số VNH3.TB7.490, tr. 3 - 5.
13


14

thì lánh, chớ có phạm pháp”14. Ở triều đại Lê Thánh Tông đã xây dựng

được "Quốc triều Hình luật" (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức)15 nổi tiếng vào
năm 1483 và Hồng Đức Thiện Chính Thư là văn bản có chứa quy phạm
pháp luật hình sự.16
Các hành vi tham nhũng hối lộ được quy định nghiêm khắc trong Bộ
luật Hồng Đức, đồng thời Bộ luật này cũng đưa ra các biện pháp chế tài xử
phạt rất nghiêm khắc. Tại Điều 137 Bộ luật Hồng Đức quy định các tội về
chức vụ như sau: "Những kẻ đến cầu cạnh với quan chủ ty việc trái pháp
luật và kẻ vì người khác mà đến cầu cạnh thay, đều bị xử tội biếm hay phạt;
quan chủ ty nghe theo thì phải ghép vào tội làm trái pháp luật, việc chưa
thi hành thì xử tội biếm hay phạt".
Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 138 với khung hình phạt hết
sức nghiêm khắc:
“Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9 quan thì xử
tội biếm hay bãi chức; từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu; từ 20
quan trở lên thì xử tội chém. Những bậc công thần, quý thần cùng những
người có tài được dự vào hạng bát nghị mà ăn hối lộ từ 1 quan trở lên đến
9 quan thì xử phạt tiền 50 quan, từ 10 quan đến 19 quan thì phạt tiền từ 60
quan đến 100 quan; từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ
xử phạt gấp đôi nộp vào kho”.
Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hồng Đức:
“Những NĐHL mà xét ra việc của họ có trái lẽ, thì theo việc của họ
mà định tội. Còn người nào thật oan khổ vì muốn cho khỏi tội mà hối lộ thì
được giảm tội. Người không phải việc mình mà đi hối lộ thay người khác
14

Xem ngoi/c/19058966.epi

Nguyễn Ngọc Hòa (2005), Khái niệm tội phạm – so sánh giữa Bộ luật Hồng Đức và BLHS hiện
nay. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1), tr. 7-10.
15


16

Vũ Văn Mẫu (1959), Hồng Đức thiện chính thư, NXB Sài Gòn.


15

thì xử tội nhẹ hơn người ăn hối lộ hai bậc”
Quốc triều Hình luật được xem là bộ luật quan trọng nhất và có giá
trị lịch sử trong khoảng thời gian từ năm 1429 - 1789 và được coi là đỉnh
cao của những thành tựu lập pháp trong các triều đại trước đó. Bộ Luật thể
hiện sự hoàn chỉnh của pháp luật thời Lê cũng như phản ánh chính xác đặc
điểm kinh tế, xã hội thời bấy giờ. Bộ luật này tiếp tục được nhà Tây Sơn sử
dụng để trị vì Đất nước.Đặc biệt, các hành vi tham nhũng, hối lộ vẫn bị xử
lý theo điều luật được quy định trong Quốc triều Hình Luật.17
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra triều đại nhà Nguyễn.
Nhà Vua rất quan tâm đến việc xây dựng pháp luật, giao cho tổng trấn Bắc
Thành là Nguyễn Văn Thành biên soạn "Hoàng Việt Luật lệ"18 (gọi là Bộ
luật Gia Long) đến năm 1811 thì hoàn thành và có hiệu lực từ năm 1813.
Bộ luật Gia Long gồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ
sách gồm 22 cuốn, được in phát ra khắp mọi nơi. Theo lời tựa, bộ luật ấy
hình thành do tham khảo luật Hồng Đức và luật nhà Thanh nhưng kỳ thực
là chép luật của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều.19 Chương "Hình luật"
chiếm tỉ lệ lớn nhất với 166 điều của bộ luật. Đặc biệt, bộ luật đề cao việc
chống tham nhũng và đặt ra nhiều điều luật nghiêm khắc để trừng trị tham
quan. Các đời vua sau của nhà Nguyễn cũng đã có những sự chỉnh sửa đối
với Bộ Luật Gia Long, đặc biệt là dưới thời vua Minh Mạng.
Pháp luật hình sự thời nhà Nguyễn đã dành tới 9 điều quy định về tội
nhận của đút lót như Điều 312 quan lại nhận của tiền, Điều 314 nhận của

tiền sau khi xong việc, pháp luật thời kỳ này cũng nghiêm cấm quan lại
không được mua sắm ruộng, nhà tại địa phương nơi mình làm việc. Là triều
Nguyễn Thanh Bình, Phòng chống tham ô, tham nhũng thời Lê sơ. Khoa học Xã hội Việt Nam,
(5), tr. 52.
17

18

Nguyễn Văn Thành (2001), Hoàng Việt Luật lệ, tập III, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội

Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Về mối quan hệ giữa" Hoàng Việt luật lệ" và" Đại Thanh luật lệ",
Tạp chí nghiên cứu lịch sử, S. 2, Hà Nội
19


16

đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, với sự đặc biệt về văn hóa (giao
thoa Đông – Tây) tuy nhiên, pháp luật hình sự thời nhà Nguyễn vẫn tiếp thu
được giá trị lập pháp hình sự của thời kỳ nhà Lê và bên cạnh đó có những
sáng tạo nhất định thể hiện kỹ thuật lập pháp hình sự ở trình độ cao so với
các nước trong khu vực để tạo nên nét đặc trưng riêng.
Triều đại nhà Nguyễn tồn tại cùng với sự cai trị của thực dân Pháp,
năm 1858, Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng,
chính thức mở ra một thời kỳ bị đô hộ bởi thực dân mới tại Việt Nam. Thực
dân Pháp chia đất nước ta thành ba sứ với ba chế độ chính trị khác nhau.
Theo Điều 11 sắc luật ngày 25/7/1884 Bộ luật Gia Long được áp dụng đối
với người phạm tội là người bản xứ, trong sắc lệnh ngày 16/3/1890 thực
dân Pháp quy định từ thời điểm này các tòa án ở Nam kỳ phải áp dụng luật
hình sự của Pháp thay cho Bộ luật Gia Long, ngoại trừ trường hợp luật hình

sự của Pháp chưa dự liệu được. Ở Bắc Kỳ, nghị định ngày 02/12/1921 của
toàn quân Đông Dương đã cho áp dụng luật hình An Nam. Ở Trung Kỳ, sắc
lệnh số 43 ngày 31/7/1893 của Bảo Đại đã ban hành Hoàng Việt Luật.20
Chương XI Luật hình An Nam quy định về những người chức dịch
phạm tội, trong đó quy định tội nhận hối lộ tại Điều 71: “Những người
chức dịch nhận những của lót hay nhận lời hứa của người ta, hay là lễ
trình để làm những việc thuộc về chức phận mình phải làm, mà việc ấy
chiếu lệ không được lấy tiền. Hay là đã nhận tiền, nhận lời mà bỏ không
làm phận sự mình nên làm, xét ra quả có chứng cớ, phải phạt giam từ 1 đến
5 năm và phạt bạc từ 80 đồng đến 120 đồng, lại phải cấm quyền công dân.”
Tóm lại, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã nhận thấy tính chất nguy
hiểm của hành vi hối lộ - tham nhũng, để từ đó ban hành các bộ luật đặc biệt

Trương Quang Vinh (2008), Tội phạm và hình phạt trong Hoàng Việt Luật lệ, NXB Tư pháp, Hà
Nội, tr. 5 - 10.
20


17

là luật hình sự với những quy định về hành vi tham nhũng, hối lộ và các chế
tài hình phạt rất nghiêm khắc để trừng trị tội phạm này.
1.2.2 Giai đoạn từ khi cách mạng tháng 8 thành công đến trƣớc khi ban
hành BLHS năm 1985.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đánh dấu một dấu mốc
quan trọng trong lịch sử Việt Nam, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra
đời. Tuy đất nước đã được giải phóng, nhưng lúc này, tình hình kinh tế,
chính trị của Đất nước vẫn còn nhiều rối ren, thù trong giặc ngoài bủa vây
chính quyền non trẻ, trước tình hình đó, ngày 10/10/1945 Nhà nước ta đã
ban hành sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, trong đó có Bộ

luật Hình An Nam, Bộ Hoàng Việt hình luật kèm theo điều kiện không trái
nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa.
Mở đầu trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng hối
lộ là sự ra đời của Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 nhằm trừng trị các
tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, phù lạm hoặc biển thủ công quỹ. 21 Sắc lệnh số
223-SL ngày 17/11/1946 quy định hướng dẫn các Tòa án trừng trị một số
một số tội phạm liên quan đến tài sản có liên quan trực tiếp đến việc lợi
dụng chức vụ để phạm tội xâm phạm tài sản Nhà nước. Tiếp đó, ngày
15/6/1956, Nhà nước ta ban hành sắc lệnh số 267-SL ngày quy định về việc
trừng trị âm mưu hoạt động phá hoại làm thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính
sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa.22 Pháp lệnh của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội ngày 21/10/1970 quy định về việc trừng trị các tội

21

Trịnh Quốc Toản (2004), Hình phạt bổ sung trong tiến trình phát triển của luật hình sự Việt Nam
(Sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Thị Hường (2014), Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
luật học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 33 – 35.
22


18

phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa23 và tài sản công dân bằng việc lợi
dụng chức vụ, quyền hạn của những người có chức vụ.
Sau 30 năm đấu tranh kiên cường, ngày 30/4/1975, miền Nam được
giải phóng, Đất nước ta hoàn toàn thống nhất, ngày 15/3/1976 Chính phủ
cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam đã ban hành sắc lệnh số 03, sắc

lệnh này quy định thêm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn và quy định tội
nhận và đưa hối lộ24. Đến năm 1979, chúng ta trong tình thế bị các nước thù
địch cấm vận, chiến tranh biên giới nổ ra, tình hình kinh tế lại càng khó
khăn, nạn đói hoành hành, tệ nạn hối lộ vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
Trước bối cảnh đó đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IV đã đề ra chủ trương "Kiên quyết đấu tranh
những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội nhất là tệ nạn ăn cắp,
hối lộ ức hiếp quần chúng".25 Thể chế hóa nghị quyết của Đảng và trên cơ
sở Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/5/1981,
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh trừng trị tội hối lộ26. Pháp
lệnh này ra đời đã thay thế các văn bản trước đó về tội hối lộ, pháp lệnh có
sự cải cách lớn khi lần đầu tiên quy định tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ
tại hai điều luật độc lập. Pháp lệnh nhấn mạnh sự nguy hiểm của tội phạm
về hối lộ và thể hiện tinh thần đấu tranh triệt để đối với tội phạm về hối lộ,
trừng trị tội phạm về hối lộ dưới nhiều hình thức. Đáng chú ý trong pháp
lệnh này, tại Điều 9 quy định một trường hợp đặc biệt: "Người nào bị ép
buộc đưa hối lộ, nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi
là không có tội". Chính sự phân hóa cao độ đối với những đối tượng thực
Ủy ban thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa, Hà Nội.
23

Nguyễn Đình Triết (2015), Các tội phạm tham nhũng trong luật Hình sự Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 42 – 48.
24

25

Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV.


26

Ủy ban thường vụ Quốc hội (1981), Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ, Hà Nội.


×