Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.75 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

ĐÀ NẴNG - 2019

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

Phần 1: MỞ ĐẦU


Trong những năm qua, cùng với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã
hội, nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy vậy, chính sự tăng trưởng
kinh tế một mặt đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, dẫn tới hình
thành những cộng đồng dân cư có thu nhập cao, đời sống được bảo đảm bởi hệ thống cơ
sở vật chất và hạ tầng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục tương đối khá.
Người dân tại các cộng đồng này có nhiều cơ hội phát triển, đựoc phát huy khả năng và
được bảo vệ thông qua mạng lưới an sinh xã hội an toàn, bền vững.
Tuy nhiên, sự phân hóa ngay trong quá trình phát triển cũng làm xuất hiện những
cộng đồng dân cư nghèo, các nhóm yếu thế tại vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện tự
nhiên không thuận lợi cùng một bộ phận dân cư ngay trong lòng các đô thị phát triển.
Cộng đồng nghèo thường gắn liền với các đặc điểm: Cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội thiếu
hoặc yếu kém; kinh tế không phát triển; nhu cầu cơ bản của người dân chưa được đáp
ứng đầy đủ; thiếu cơ hội tiếp cận khoa học – kỹ thuật, tâm lý thiếu tự tin hoặc trông chờ,
ỷ lại vào Nhà nước và không được tham gia vào các quá trình ra quyết định. Chính những
vấn đề trên đưa đến một môn học rất liên quan và tham gia giải quyết những hạn chế đó.
Đó là môn phát triển cộng đồng.
Môn học giới thiệu Phát triển cộng đồng như một phương pháp can thiệp của công
tác xã hội bên cạnh phương pháp công tác xã hội cá nhân và nhóm trong thực hành công


tác xã hội chuyên nghiệp. Phương pháp phát triển cộng đồng nhằm vận động, tổ chức và
nâng cao năng lực cho người dân trong các khu vực dân cư.
Qua đó, người dân có thể tham gia và tự quyết định mọi việc liên quan đến cải
thiện và nâng cao đời sống của họ. Môn học sẽ giúp sinh viên liên hệ với thực tế qua các
hoạt động tại các địa phương, và các dự án phát triển cộng đồng đang được thực hiện nhiều
nơi đặc biệt tại các khu vực dân cư nghèo, ở cả nông thôn và thành thị. Phát triển cộng
đồng tại Việt Nam rất gần gũi với các chủ trương chính sách của nhà nước như chương
trình Xoá đói giảm nghèo, Quy chế Dân chủ cơ sở, Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá ở khu dân cư, hoặc những nỗ lực cải thiện đời sống của người dân xuất phát từ
dưới lên, với sự hỗ trợ của chính quyền.
Chính vì vậy, việc đưa học phần tổ chức và phát triễn cộng đồng vào trong việc
giảng dạy là một điều hết sức quan trọng. Học phần này cung cấp các kiến thức, kĩ năng


cũng như các phương pháp thiết yếu trong quá trình phát triển, nhằm giúp đỡ cộng đồng
về các vấn đề gặp phải, giúp cho cộng đồng đi lên, phát triển thành một cộng đồng văn
minh và tiến bộ.
Cảm ơn thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy để chúng em có thể hiểu và ngấm lý thuyết
để đưa vào thực hành, và tạo điều kiện thuận lợi để cho chúng em hoàn thành thuận lợi
môn học tại cộng đồng.
I. Khái niệm phát triển cộng đồng
Khái niệm phát triển cộng đồng được chính phủ Anh sử dụng đầu tiên, 1940:
“ Phát triển cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các
cộng đồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước để
cải thiện hạ tầng cơ sở và tăng khả năng tự lực của cộng đồng.”
Theo Murray G. Ross, 1955:
“Phát triển cộng đồng là một diễn tiến qua đó cộng đồng nhận rõ nhu cầu hoặc mục tiêu
phát triển của cộng đồng; biết sắp xếp ưu tiên các nhu cầu vì mục tiêu này; phát huy sự
tự tin và ý muốn thực hiện chúng; biết tìm đến tài nguyên bên trong và ngoài cộng đồng
để đáp ứng chúng, thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác trong

cộng đồng”
Định nghĩa chính thức của Liên Hiệp Quốc, 1956:
“Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ
lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng
và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia” Định
nghĩa này nhấn mạnh hai yếu tố: - Sự tham gia của người dân với sự tự lực tối đa, và Sự hỗ trợ về kỹ thuật và dịch vụ của nhà nước để khuyến khích sáng kiến, sự tự giúp,
những cố gắng của người dân”.
Theo Th.S Nguyễn Thị Oanh, 1995:
“Phát triển cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin
thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện


tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp,
bồi dưỡng và củng cố tổ chức, và tiến tới tự lực, phát triển”.
Tóm lại, Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng
trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác như:
Tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học…, được áp dụng ở nhiều nước
và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng nghèo,
các nhóm yếu thế trong thời gian qua. Đó là phương pháp giải quyết một số vấn đề khó
khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống
vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự
tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ
chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng.
II. Khái niệm tác viên cộng đồng
Tác viên cộng đồng là người có bằng cấp và chuyên môn thông qua các khóa đào tạo và
thực hành chuyên nghiệp. Tác viên cộng đồng có kiến thức, kỹ năng và hệ giá trị nền tảng
để có đủ năng lực làm việc với các cơ quan, tổ chức xã hội của chính phủ và phi chính phủ
nhằm duy trì và nâng cao chức năng xã hội của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và của cộng
đồng. Đẩy mạnh công bằng xã hội và tối ưu hóa các nguồn lực con người là triết lý nền
tảng trong công việc của tác viên cộng đồng.

Tác viên cộng đồng hay tác viên đóng vai trò là người tổ chức, lập kế hoạch, người
xúc tác cho quá trình hợp tác, người bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân
về điều kiện sống và quyền an sinh và phát triển, đồng thời cũng là cầu nối giữa nhóm
người nghèo, thiệt thòi với những nguồn lực sẵn có.
III. Phương pháp PRA
1. Định nghĩa phương pháp PRA
- PRA ( Participatory Rural Appraisal) là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích,
lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của
họ về đời sống và điều kiện thực tế để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện.


- PRA là một cách làm việc mới, khắc phục được cách làm việc cũ đồng thời cách làm này
không những được dùng trong quá trình thu thập, xử lý thông tin mà được thực hiện xuyên
suốt dự án hay chương trình.
2. Vai trò của phương pháp PRA
- Là công cụ quản lý thì PRA nhằm phát huy khả năng cho người dân nâng cao hiệu suất
và hiệu quả. Qua tiến trình tương tác người dân được nâng cao kiến thức và hiểu biết về
những vấn đề liên quan và ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ. Nhờ đó họ được nâng
cao sự kiểm soát trên tiến trình phát triển của dự án.
- Là tiến trình trong một hệ thống thì PRA cho phép những người thụ hưởng liên tục đánh
giá tiến độ của chính họ và tự lượng giá định kỳ để học tập những thất bại trong quá khứ.
(PRA được ứng dụng trong quy trình Hành động-Suy ngẫm-Hành động mới) 3. Ưu và
nhược điểm của PRA:
3.1.Ưu điểm:
-

Chi phí tối thiểu, sự tham gia tối đa
Thông tin trực quan và kịp thời
Tạo cơ hội hợp tác giữa người dân và chính quyền
Phát huy năng lực đa dạng của người dân

Công khai, dân chủ

3.2. Nhược điểm:
-

Khó lập nhóm liên ngành
Thời gian ngắn nên khó tìm hiểu sâu
Thông tin định tính dẫn tới khó thống kê cơ học
Khó khăn trong đặt câu hỏi
Đòi hỏi kỹ năng điều phối của tác viên cộng đồng
Đánh giá vấn đề theo quan điểm cá nhân
Khó tìm được đúng đối tượng để hỏi

4. Nguyên tắc sử dụng PRA:
Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về mọi mặt.
Linh hoạt trong việc đặt câu hỏi tới nhóm liên ngành.
Lắng nghe tích cực.
Loại bỏ thành kiến.
Luôn lưu ý kiểm tra chéo thông tin.
PHẦN NỘI DUNG:
I.


1. Tổng quan về cộng đồng khảo sát

A - Hồ sơ cộng đồng
Hòa Nhơn là một xã nằm ở phía Tây ( là xã vừa đồng bằng vừa trung du có địa hình
bán sơn địa), thuộc huyện Hòa Vang, nằm ở ven thành phố Đà Nẵng hay cùng gọi là vùng
ngoại ô, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km.


Bản đồ xã Hòa Nhơn
Hòa Nhơn là một xã luôn gắn với quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất
Hòa Vang và cả thành phố Đà Nẵng. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ địa bàn
xã Hòa Nhơn đã chia cắt và đặt nhiều tên xã trong nhiều thời kỳ, gồm có xã Thạch Thất,
xã Diêu Đài, xã Phú Thọ; Xã Hòa Ninh, xã Hòa Nam, xã Hòa Phú, xã Hòa Thịnh và sau
ngày đất nước được hòa bình độc lập mới hợp nhất đặt tên là xã Hòa Nhơn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là huyện Đảng bộ Hòa Vang đã phát huy tinh
thần yêu nước, truyền thống bất khất của quân và dân Hòa Nhơn nói riêng đã ra sức động
viên sức người, sức của để xây dựng và phát triển lực lượng. Đảng bộ và nhân dân xã
Hòa Nhơn đã vận dụng sáng tạo các phương thức hoạt động và chịu đựng gian khổ ác
liệt, hy sinh, mưu trí, linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm trong chiến đấu, làm tốt vai trò nòng
cốt cho phong trào toàn dân đánh giác; suốt chặng đường 30 năm quân và dân Hòa Nhơn
cùng quân dân cả nước đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, góp phần
thắng lợi giải phóng dân tộc. Qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, tập thể và cá nhân của cán bộ và nhân dân xã Hòa Nhơn đã được Đảng và Nhà nước
tặng thưởng như sau: Phong tặng 26 Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng; 158 Liệt sĩ, thương,


bệnh binh 45 người, người có công cách mạng 20, tù đày 22 người, con Liệt sĩ 62 người,
45 Danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ các cấp, tặng thưởng 5 Huân chương độc lập, 95 Huân
chương chiến công, 15 cờ thi đua quyết thắng, 20 chiến sĩ thi đua, 246 Huân chương, 56
Huy chương và tặng hàng trăm Bằng khen thành tích có công cách mạng các cấp. Năm
2015 xã Hòa Nhơn được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân.
Sau ngày giải phóng năm 1975 xã Hòa Nhơn tập trung khôi phục lại hậu quả chiến
tranh, phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, từ năm 1986 đến
nay sau chặng đường 30 năm đổi mới, Đảng bộ và chính quyền xã Hòa Nhơn tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đổi mới, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế -xã
hội, ổn định và đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Giai đoạn 5 năm (2011-2015) xã Hòa Nhơn lãnh đạo, triển khai thực hiện Chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, vận động nhân dân chung tay, góp sức
xây dựng nông thôn mới thực hiện hoàn thành 19/19 tiêu chí, đến nay xã luôn quan tâm
chăm lo xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, nhất là điện, đường, trường, trạm được
xây dựng mới khang trang, nâng mức sống cho các gia đình chính sách, xã hội ổn định,
giải quyết không còn hộ đói, không còn hộ ở nhà tạm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn
2,5%, 100% hộ có điện thắp sáng, 100% đường giao thông được bê tông hóa, đầu tư xây
dựng mới trung tâm văn hóa thể phục vụ các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao cho người dân vui chơi giải trí, xã Hòa Nhơn được Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng Quyết định công nhận 07 di tích lịch sử – văn hóa Đình làng, để lưu truyền giá trị
của bản sắc văn hóa dân tộc, hằng năm tổ chức các lễ hội truyền thống được đông đảo các
tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng; Trên địa bàn bàn xã có tuyến đường 14B Đà
Nẵng đi Quảng Nam, tuyến đường cao tốc Bắc – Nam, đây là điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển tiểu thủ công nghiệp, buôn bán thương mại, dịch vụ, năm 2016 mức thu nhập
bình quân đầu người 30 triệu/người/năm.
Thôn Hòa Khương Đông là một trong những thôn thuộc xã Hòa Nhơn cũng trải
qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhân dân thôn Hòa Khương Đông đoàn kết trong lao động


sản xuất cũng như trong đấu tranh chống kẻ thù bảo vệ quê hương, gìn giữ các di tích lịch
sử, truyền thống văn hóa của thôn.
Mọi chủ trương chính sách của Đảng nhà nước, các chỉ tiêu kinh tế- văn hóa xã
hội, an ninh quốc phòng đều do đội sản xuất tổ chức triển khai thực hiện. Năm 1993 chủ
trương của Đảng nhà nước thành lập tại đơn vị thôn và chế độ trưởng thôn thay cho Ban
chỉ huy đội trước đó. Từ đó thôn Hòa Khương Đông là cũng góp phần xây dựng nên xã
Hòa Nhơn ngày càng vững mạnh,
1. Khía cạnh về địa lý – môi trường:

Trụ sở cơ quan hành chính xã Hòa Nhơn được xây dựng tháng 8 năm 1975, địa chỉ
thôn Phước Thái, đến năm 1989 cơ quan xã được xây dựng mới tại thôn Phú Hòa 1, hiện
nay Hòa Nhơn là xã nằm về phía bắc Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, là xã vừa

đồng bằng, vừa trung du có địa hình bán sơn địa. Vị trí phía Đông giáp phường Hòa Thọ
Tây, Quận Cẩm Lệ, phía Tây giáp xã Hòa Phú, phía Nam giáp xã Hòa Phong, phía Bắc
chạy dọc theo dãy núi Phước Tường giáp với xã Hòa Sơn. Xã có 3 Hợp tác xã nông
nghiệp, 01 trường Mầm non, 02 trường tiểu học, 01 trường trung học sơ sở và 01 trạm y
tế xã.
Về tình hình đất đai: Xã Hoà Nhơn có diện tích 32,59 km², Tổng diện tích tự nhiên
3.259ha trong đó: đất nông nghiệp: 2.415,2ha; đất phi nông nghiệp: 715,1ha; đất ở nông
thôn: 249,9ha. Xuất phát từ điều kiện địa lý tự nhiên hình thành qua các thời kỳ, xã Hòa
Nhơn thuộc vùng bán sơn địa núi rừng chiếm 2/3 diện tích, đất đai phần lớn là ruộng bậc
thang và chua phèn nên việc sản xuất lương thực và cây công nghiệp năng suất có hạn
chế so với các xã trên địa bàn.
Hòa Nhơn là một xã luôn gắn với quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất
Hòa Vang và cả thành phố Đà Nẵng. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ địa bàn
xã Hòa Nhơn đã chia cắt và đặt nhiều tên xã trong nhiều thời kỳ, gồm có xã Thạch Thất,
xã Diêu Đài, xã Phú Thọ; Xã Hòa Ninh, xã Hòa Nam, xã Hòa Phú, xã Hòa Thịnh và sau
ngày đất nước được hòa bình độc lập mới hợp nhất đặt tên là xã Hòa Nhơn.
Thôn Hòa Khương Đông nằm về hướng Đông của xã Hòa Nhơn,Diện tích đất tự
nhiên là 1.510.679,0m2 , được phân chia thành 4 tổ đoàn kết tự quản. Diện tích trồng trọt


có 22ha, trong đó diện tích đất hoa màu là 3ha. Người dân nơi đây chủ yếu làm nghề
trồng trọt. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lao động chủ yếu làm việc trong các
ngành nông, lâm, thủy sản, một bộ phận làm việc trong các các khu công nghiệp trên địa
bàn.
Vị trí địa lí của thôn Hòa Khương Đông có thể bao quát như sau:


Phía Bắc: giáp thôn Phước Thuận - Phước Hậu




Phía Nam: giáp thôn Thạch Nham Tây



Phía Đông: giáp thôn Phước Thuận - Phước Hậu



Phía Tây: giáp thôn Hòa Khương Tây

Thôn Ninh An nằm ở phía Đông của Ủy ban Nhân dân xã Hòa Nhơn. Có một trường
gồm: trường mẫu giáo Hòa Nhơn thôn Hòa Khương Đông

Sơ đồ thôn Hòa Khương Đông, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
2. Khía cạnh về dân cư:

Thôn Hòa Khương Đông là một trong những thôn có số dân đông trong xã Hòa
Nhơn, tính đến đầu năm 2019 tổng số hộ dân tại thôn là 212 hộ hộ với tổng số dân là 961
người. Trong đó nam 484 người chiếm 50,4%; nữ 477 người chiếm 50,6% tổng số dân
của toàn thôn, với quy mô dân số trung bình là 3,4 người/hộ. Cơ cấu dân số theo độ tuổi


bao gồm các lứa tuổi trẻ em, thanh niên, độ tuổi lao động và người già. Trẻ em chiếm
10% tổng dân số, thanh niên chiếm 25,5% tổng dân số, độ tuổi lao động chiếm 45% tổng
dân số (đây là một nguồn lao động trẻ, dồi dào của thôn nói riêng và của xã Hòa Nhơn
nói chung), và người già 14,5% tổng dân số.
3. Khía cạnh kinh tế:

Cơ cấu kinh tế ngành nghề của thôn chủ yếu là nông nghiệp chiếm 80% và công

nghiệp chiếm 20%. Nhìn chung mức sống ở thôn ở mức trung bình khá, người dân có thu
nhập khá ổn định, mức thu nhập bình quân khoảng 2.000.000 nghìn/ người/tháng.
• Về Nông nghiệp:
Huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng với diện tích tự nhiên là 2019 ha, trong đó
đất lâm nghiệp chiếm 70%, đất thổ cư chiếm 18%, đất nông nghiệp 12% xen lẫn ở các
chân đồi và khu dân cư, ruộng bậc thang, đất canh tác mỏng dẫn đến năng suốt thấp,
thường hay bị bệnh, nhất là dóm nâu, khô vằng, đậu ôn phân bố không đều quá trình tổ
chức sản xuất gặp nhiều khó khăn. Những năm hạn hán lớn đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn. Trình độ sản xuất chưa được phát triển, nhìn chung sản xuất nông nghiệp
chậm, năng suất các loại cây trồng thấp, chủ yếu sử dụng cây trồng địa phương hiện có.
Trước thực trạng đó tháng 10 năm 1979 cùng với phong trào Hợp Tác Xã trong cả nước,
huyện Hòa Vang được thành lập 3 HTX trong đó có HTX số 3 Hòa Nhơn thành lập quy
mô HTX toàn dân. Toàn bộ đất đai, tư liệu sản xuất trâu, bò được hóa giá vào HTX trên
95% nhân dân tham gia làm ăn tập thể. Theo đại hội Hoạt động sản xuất kinh doanh
2011-2015 tiếp tục duy trì HTX để giúp cho hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, hỗ
trợ tập huấn chuyển giao các loại cây trồng như cây lúa hằng năm năng xuất đều tăng từ
50 tạ/ha đến 55 tạ/ha diện tích cây lúa cả năm là 246 ha, cây màu 95 ha và mở rộng vườn
rau sạch cho 2 thôn Ninh An và Phước Hưng Nam có thu nhập đem lại cuộc sống cho
người dân ngày càng được ổn định. HTX tổ chức các dịch vụ như dịch vụ cày lồng đất,
máy gặt, dịch vụ vôi thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ thủy lợi, thủy nông nội đồng, dịch vụ
giống và một số dịch vụ khác để đem lại hiệu quả, cũng là việc giúp đỡ hộ nông dân
trong sản xuất nông nghiệp.
• Về chăn nuôi:


Những năm trước đây, do tình hình dịch bệnh xảy ra liên tục, việc chăn nuôi ở
từng hộ dân giảm dần. Người dân ở đây chăn nuôi chủ yếu là lợn, gà, vịt, trâu, bò. Cả
thôn chỉ có:
- Đàn trâu 1 hộ (5 con)
- Đàn bò 1 hộ(50 con) 1 hộ (18 con)

- Đàn lợn 4 hộ ( khoảng 150 con)
- Có 3 hộ chăn nuôi gà, mỗi hộ khoảng 300- 400 (con)
Chăn nuôi chỉ là nguồn thu nhập phụ của người dân. Chăn nuôi chủ yếu phục vụ
cho ăn uống, đám giỗ, tiệc tùng trong gia đình.


Về lĩnh vực thương mại dịch vụ:
Từ khi tuyến đường liên xã được nâng cấp xây dựng thành tuyến đường kiểu mẫu,

hoạt động, thương mại dịch vụ tăng đáng kể. Các quán xá mọc lên, sự lưu thông, trao đổi
hàng hóa giữa chợ Hòa Nhơn và chợ Túy Loan được dễ dàng, thuận lợi, góp phần cho bộ
mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Cả thôn hiện có 6 quán tạp hóa, 3 quán nước, 1 xí nghiệp tăm tre, 1 công ty
TNHHMTV Mười Tài, 1 doanh nghiệp nấm, 1 nhà máy gạo.


Về công tác xóa đổi giảm nghèo
Thực hiện thông tư số 17/2016/TT-BLDTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ

Lao Động Thương Binh và xã hội về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo và cận
nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Theo kết quả rà soát trong thôn hiện có:
+ 15 nhà cao tầng.
+ 98% hộ có phương tiện xe máy.
+ 6 hộ có máy cày đất.
+ 5 hộ có máy gặt đập liên hoàn.
+ 5 hộ có máy cắt lúa.
+ 4 hộ có máy xay xát.
+ 10 hộ có xe vận tải.
+ 100% hộ có điện thắp sáng.

+ 95% hộ có nước sạch.


+ 99% hộ có nhà tắm, nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn.
+ 95% hộ có phương tiện nghe nhìn.
Nhìn chung đời sống tình thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt so với năm 2017.
4. Khía cạnh xã hội: (Văn hóa – giáo dục – y tế).
4.1.

Khía cạnh giáo dục:
Tại địa bàn thôn chỉ có một trường mầm non

Trường mần non thì có chế bộ bán trú cho các trẻ nhỏ. Trường được xây dựng dựa
trên chính sách của xã và thôn. Trường được cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất từ lớp học
đến cảnh quan xung quanh đều rất tốt tạo được môi trường học tập cho các em học sinh.
Trong thôn không có trường tiểu học, trung học cơ sở và trường trung học phổ
thông, nên việc học khi ở cấp cao hơn thì các em di chuyển ra khu đường chính và xa với
gia đình của mình hơn.
4.2.

Khía cạnh về văn hóa:
Hòa Khương Đông là một trong những thôn thường xuyên tham phong trào văn

hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên tại địa phương, thu hút đông
đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Với sự hợp tác của các chi hội đoàn thể, ban ngành, ban nhân dân thôn đã thực
hiện thành công các đợt trại, cũng như tổ chức nhiều đêm văn nghệ thu hút lượng
người xem, ủng hộ và cổ vũ phong trào. Bên cạnh đó hằng năm vào tháng 2 và tháng
12, thôn có tổ chức sinh hoạt chung tại đình làng. Các ngày hội, kì nghĩ lễ như quốc
khánh, 30/4, 1/5, 8/3, 20/10,... nhân dân thôn tập trung tại nhà văn hóa tổ chức hoạt

động vui chơi, kết hợp trò chơi hay giao lưu văn nghệ.Thực hiện chỉ thị 27 của ban tổ
chức thành ủy Đà Nẵng, trong việc cưới, việc tang, Ban nhân dân thôn đã dần dần
hoàn thiện được ban trợ tang cũng như ban lễ của thôn chuyên lo cho việc cúng tế và
giúp đỡ nhân dân trong việc tang gia,được toàn thể nhân dân đồng tình và bà con khắp
nơi khen ngợi. Phong trào thể dục thể thao luôn quan tâm và đầu tư chiều sâu, khơi
dậy truyền thống thể dục thể thao của thôn, đặc biệt có từ năm 1975, giúp con cháu
rèn luyện thân thể tránh xa các tệ nạn xã hội. Ba mươi năm qua, Ban nhân dân thôn
cùng các hội đoàn thể đã thành lập nhiều đội bóng với nhiều lứa tuổi từ U15 đến U23,


đã có một đội ngủ kề cận và kế thừa, Ban nhân dân thôn đã đầu tư, vận động mọi tầng
lớp ra sân tập luyện. Bên cạnh đời sống văn hóa, việc chăm lo vật chất cho nhân dân
thường xuyên được quan tâm, giải quyết kịp thời mọi quyền lợi cho các hộ chính
sách, hộ nghèo, đảm bảo rất công bằng, đầy đủ và đúng đối tượng. Nhiệm kỳ qua, với
sự năng động nhiệt tình, BND thôn đã tranh thủ, nhạy bén trong công tác quan hệ, sự
hỗ trợ của cấp trên để hỗ trợ cho nhân dân gạo và suất quà trong các đợt bão lụt và lễ
tết. Công tác y tế, dân số chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được triển khai đồng bộ,
phát hiện và kịp thời dập tắt tất cả các ổ dịch không để tràn lan trên đại bàn
thôn.Thường xuyên tuyên truyền vận động trong các đợt truyền thông dân số
5. Khía cạnh tổ chức, thể chức và các mối quan hệ:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.


Về bộ máy tổ chức
Nguyễn Thị Kim Mai: Trưởng thôn.
Lê Lại: Phó Thôn Kinh Tế
Nguyễn Long: Phó Thôn Văn Hóa – Xã hội
Phạm Thị Bích Vân: Chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn.
Nguyễn Đức Tây: Bí thư đoàn thanh niên.
Phùng Đào: Trưởng ban công tác mặt trận.
Nguyễn Đức Gặp: Hội người cao tuổi.
Trương Quốc: Hội nông dân.
Nguyễn Huy: Hội Cựu chiến binh
Trần Văn Thu : Bí thư chi bộ thôn.
Trong thôn có 5 tổ chức đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu

chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên.


BÍ THƯ CHI BỘ :
Trần Văn Thu

Trưởng thôn: Nguyễn Thị Kim Mai
Ban Mặt trận Tổ quốc: Phùng Đào

Trương Quốc
Phó thôn: Nguyễn Long

Tổ 1

Hội nông dân:


Phó thôn: Lê Lại

Hội phụ nữ:
Phạm Thị Bích Vân

Tổ 2

Tổ 3

Hội người cao tuổi: Nguyễn Đức Gặp

Tổ 4

Đoàn Thanh niên: Nguyễn Đức Tây

Hội cựu chiến binh: Nguyễn Huy

2. Kết quả khảo sát ( trình bày thông qua các công cụ của PRA)


Rác thải
Cây vấn đề

hông đúng nơi quy định, không đem rác đến bãi tập kết
Xả rác bừa bãi

Rác thải ứ đọng, bốc mùi hôi thối

Rác thải


Bãi tập kết rác xa khu dân cư Ý thức của người dânNhân
chưa viên
cao môi trường không lấy rác thường xuy

Cây mục tiêu

Các tuyến đường trong khuKhông
dân cưứsạch
đọngsẽrác thải, được đưa đi đến nơi xử
Đổ rác đúng nơi tập kết

Thu gom rác thải

Phân bố nơi để rác
Truyền
hợp lý,
thông,
xây dựng
kêu gọi
hố toàn
rác thôn thực hiện
Liên“ngày
hệ với
thứ
công
7 xanh
ty vệ– sinh
sạchlấy
– đẹp”
rác thường xuyên, hằn



Kỹ năng
Cây vấn đề

c chia sẻ những thắc
Trẻ không
mắc khi
có trẻ
cácgặp
kỹ năng
phải cơ
những
bản vấn
để ứng
đề khó
phókhăn
với cácTrẻ
tìnhkhông
huống
cótrong
nơi vui
cuộc
chơi,
sống
giao lưu.

Học sinh tiểu học thiếu kỹ năng sống

hưa quan tâm đến việc cho trẻ

Nhàtiếp
trường
cận với
chưa
kỹtrang
năng bị,
sống
tổ chức dạyThiếu
kỹ năng
nơicho
sinhtrẻ
hoạt cho trẻ ở cộng đồng

Cây mục tiêu:

Trẻ được chia sẻ
Cócác
cácvấn
kiếnđềthức
gặpcơ
phải
bản, có thể xử lý đúng
Trẻtrước
đượcmọi
vui chơi,
tình huống
giải trínguy
với các
cơ chuyên đề đa d


Tổ chức giáo dục kỹ năng từ chối, lồng ghép kỹ năng xâm hại tình dục

âm, chia sẻ cho
Nhàtrẻ
trường
các vấn
lồngđềghép,
xã hộidạy
màcác
trẻkỹthắc
năng
mắc
Cộng
trong
vàđồng
gặp
môn
tổ
phải
học,
chứctổcác
chức
buổi
cácsinh
hoạt
hoạt
động
theo
ngoại
chuyên

khóađề, định


Mạng xã hội
cây vấn đề

Họ sử dụng mạng xã hội trong
Sửmọi
dụng
hoạt
thoải
động
mái, sử dụng không
Sử dụng
mục
mạng
đíchxã hội hàng giờ đồng hồ

Thanh niên sử dụng mạng xã hội

Sự phát triển củaGia
thời
đình
đại chưa
4.0 quan
Thanh
tâm,niên
địnhkhông
hướngbiết
chokiểm

thanh
soát
niên
nhu cầu trước cám dỗ của m

Cây mục tiêu:

Văn hóa sử dụng mạng xã hộiSử
đúng,
dụnglành
đúng
mạnh
mục đích, được
Có kỹ
gianăng
đìnhkiểm
quansoát
tâmnhu cầu sử dụng mạng xã hộ

Thanh niên với văn hóa sử dụng mạng xã hội

ông, dạyGia
kỹ năng
đình quan
sử dụng
tâm,đúng
địnhmạng
hướng
xãcho
hộiDạy

thanh
trong
kỹ năng
thời
niênđại
quản
về tác
4.0lýhại
cảm
của
xúc,
việckỹsử
nắn
dụng
quản
mạng
lý nhu
xã hội
cầu quá
sử dụng
nhiềumạng


Sơ đồ VEN

Công an

Trưởng thôn

Kỹ năng thanh niên với văn hóa sử dụng mạng xã hộiNhóm sinh viên


Trường học

Phụ huynh

Đoàn thanh niên


Lược sử cộng đồng:
stt
1

Thời gian
2006

Sự kiện
Cơn bão Xang Sane

2

2007

Xây đường cao tốc, tách
thôn

3

2013

Xuất hiện dịch bệnh rầy

sâu gây hại cho lúa

4

2015

5

2016

Xuất hiện dịch lở mồm
long móng
Có thông tin giải tỏa thôn

6

2017

Thay đổi cán bộ thôn chủ
chốt

Sơ đồ swot:

Ảnh hưởng đến cộng đồng
Phá hoại mùa màng, cơ sở vật chất bị tàn
phá, xuất hiện các loại bệnh dịch
Ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, ảnh
hưởng đến môi trường, xây dựng bộ máy
thôn mới
Ảnh hưởng mùa màng,làm thất thu cho

người nông dân mà dân ở thôn làm nông
là chủ yếu dẫn đến ảnh hưởng đến kinh tế
của người dân
Ảnh hưởng đến kinh tế những hộ chăn
nuôi trong thôn
Làm cho người dân lo lắng trong sự chờ
đợi, nhà thì không ổn định mà lại không
được phép xây dựng
Do trong thôn không có đoàn kết , thi đua
không hiệu quả nên có sự thay đổi trong
bộ máy dân chính của thôn từ đó có những
thay đôi tích cực trong thôn


Điểm yếu:
Điểm mạnh:

Khó tập hợp người dân

Cộng đồng đoàn kết

Không có điện đường

Người dân thân thiện

Nước sinh hoạt yếu

Nhiệt tình tham gia các hoạt động

Nhà dân cách xa nhau


Diện tích đất rộng

Hộ nghèo còn nhiều

Có nhiều loại cây trồng lâu năm

Cơ hội:

Thách thức:

Có sự hỗ trợ từ nhiều phía(bộ đội, sinh viên)

Chuẩn bị giải tỏa

Có sự quan tâm của chính quyền địa phương

Xây dựng đường cao tốc gây ảnh hưởng đến cầu cống làm ngập úng

Khu công nghiệp chuẩn bị được mở rộng tạo được việc làm cho người

vài nơi

dân

3. Phân tích kế hoạch hỗ trợ cộng đồng:

Trong quá trình thực hành, nhóm tiến hành được 3 hoạt động:
 Kế hoạch thực hiện “ Ngày thứ bảy xanh”
 Dạy kĩ năng sống cho trẻ với chủ đề: “ Trang bị kĩ năng từ chối cho học sinh tiểu


học”
 Sinh hoạt với chuyên đề “ thanh niên với văn hóa sử dụng mạng xã hội.
Cụ thể kịch bản hoạt động như sau:
1. Kế hoạch thực hiện “ Ngày thứ bảy xanh”:

KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC NGÀY THỨ BẢY XANH
27/4/2019
I.Mục đích - yêu cầu:
1. Mục đích:


- Tiếp tục nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân và phát huy vai trò của
đoàn viên thanh niên và người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở địa phương.
- Hưởng ứng thực hiện đợt cao điểm hoạt động chào mừng sự kiện chiến dịch lịch
sử ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30 tháng 04 và quốc tế lao động 1
tháng 5.
2. Yêu cầu:
- Tổ chức hiệu quả công tác truyền thông vận động để đông đảo đoàn viên thanh
niên và nhân dân thôn Hòa Khương Đông cùng hưởng ứng tham gia.
- Chọn các công việc thiết thực, giải quyết hiệu quả các điểm ô nhiễm môi trường.
II. Nội dung thực hiện:
1. Thời gian - Địa điểm ra quân:
- Thời gian: 07 giờ 30 ngày 27/4/2019
- Địa điểm: Thôn Hòa Khương Đông, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố
Đà Nẵng.
2. Nội dung thực hiện:
- Phát động thực hiện các tuyến đường Xanh – Sạch – Đẹp, Chọn 4 tuyến đường
để thực hiện việc chỉ đạo điểm xây dựng tuyến đường Xanh - Sạch - Đẹp.

- Vận động thanh niên kết hợp cùng người dân và sinh viên cùng nhau dọn vệ sinh
xung quanh thôn Hòa Khương Đông.
- Truyền thông nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh tại các hộ gia đình trong thôn.
2. Dạy kĩ năng sống cho trẻ với chủ đề: “ Trang bị kĩ năng từ chối cho học sinh tiểu

học”

KỸ NĂNG TỪ CHỐI
I.

Đặc điểm đối tượng
1. Đối tượng


Học sinh tiểu học ( lớp 5)
Đặc điểm
Đặc điểm về cơ thể
Hệ xương đang trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gãy dập xương.
Thần kinh cao cấp đang hoàn thiện về chức năng, tư duy.
Sự phát triển về mặt tâm lý
Nhận thức cảm tính
+ Chưa ổn định, dễ dàng thay đổi
+ Thích màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn
- Nhận thức lý tính
+ Tư duy: giải quyết vấn đề theo cảm xúc chiếm ưu thế
+ Ngôn ngữ: khả năng ngôn ngữ của trẻ có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ
2.
a.
b.
-


của trẻ
+ Sự phát triển chú ý: còn yếu, khả năng kiểm soát điều chỉnh yếu
+ Tưởng tượng: phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được các khái niệm
- Nhận diện các tình huống cần từ chối
- Nêu được các bước để từ chối một lời đề nghị mà mình không muốn, không
thể thực hiện được
- Trình bày được ý nghĩa của kỹ năng từ chối
2. Kỹ năng
- Bước đầu hình thành kỹ năng từ chối
- Học sinh có khả năng xử lý khi nhận được một lời đề nghị mình không muốn,
không thực hiện được.
3. Thái độ
- Tích cực tham gia chia sẻ, phản hồi.
- Tôn trọng ý kiến của người khác.
III.

Nội dung
1. Khái niệm
- Là khả năng con người nói không với những đề nghị mình không thích, không
muốn, không thể thực hiện nhưng không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đang
có.
2. Ý nghĩa
- Giúp con người có thái độ vững vàng trước ý kiến, quan điểm hoặc việc làm
-

không phù hợp với mình

Có thể duy trì, giữ gìn các mối quan hệ của mình một cách lâu dài tích cực
Giúp cá nhân tự bảo vệ bản thân và có khả năng chống chọi lại áp lực tiêu cực
từ bạn bè, những người xung quanh, tránh được điều xấu cho mình và người

khác
3. Nhận diện trường hợp cần từ chối
- Những trường hợp cần từ chối cần đáp ứng những yếu tố sau:


+ Trong lời đề nghị đó yêu cầu mình làm những điều mà mình không hề muốn
hoặc việc đó làm mình không muốn.
+ Trong lời đề nghị đó mình nhận thấy rằng khả năng mình không có khả năng
để có thể thực hiện nó.
+ Lời đề nghị đó nó gây ảnh hưởng xấu đến chính bản thân mình hay ảnh
hưởng đến người khác.
4. Cách từ chối
Trực tiếp: dùng các từ như “ Không, tôi không thể, tôi không muốn nhắc về
vấn đề này”. Lưu ý: người đối diện không tiếp tục thuyết phục bạn( nên chuyển
-

đổi một chủ đề khác hoặc tránh mặt)
Trì hoãn: dùng các từ như “ tôi không sẵn sàng về điều này, chúng ta sẽ nói
chuyện lại sau, tôi phải hỏi ý kiến...” .Lưu ý: nhằm duy trì quyết định cho đến
khi cân nhắc kỹ lưỡng( áp dụng cho tình huống chưa rõ ràng về mặt lợi cũng

-

như mặt hại)
Đàm phán: dùng những từ như “ chúng ta hãy làm... thay cho..., Nếu là việc
này... chúng ta ...” . Lưu ý nhằm cố gắng đưa ra nhưng quyết định có lợi cho cả


hai
5. Các cách từ chối một cách tích cực
- Nói lời cảm ơn trước khi từ chối
- Đưa ra nguyên tắc, mong muốn của mình
- Đưa ra lời từ chối
IV. Dự kiến phương pháp, phương tiện sử dụng
STT
Nội dung
1
Khái niệm và ý
nghĩa
2
3
4

Nhận diện
trường hợp cần
từ chối
Các cách từ
chối
Thực hành các
bước từ chối

Phương pháp
Cho xem phim, câu
chuyện + nêu và giải
quyết vấn đề
Bài tập tình huống + thảo
luận nhóm


Phương tiện
Câu chuyện
Phiếu tình huống

Thuyết trình
Sắm vai theo tình huống

Tình huống

V. Dự kiến tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1 (Trò chơi + xem câu chuyện trên youtube)
• Mục tiêu:
- Tổ chức trò chơi “ Con thỏ” để khuấy động và khuyến khích sự tham gia của

các em.


-

-

Tạo bầu không khí thoải mái.
Nắm được khái niệm và ý nghĩa của kỹ năng từ chối qua các tình huống được
mở trên youtube.
• Cách tiến hành:
Bước 1: Ổn định lớp, chuẩn bị trò chơi.
Bước 2: Tổ chức trò chơi.
+ Người quản trò giới thiệu cách thức chơi: để tay “ chụm lên” và hô là con
thỏ.

+ Người chơi lặp lại lời theo người quản trò nói “ Con thỏ”.
+ Người quản trò: đưa tay này chụm vào lòng bàn tay kia “ Ăn cỏ”.
+ Người chơi hô và làm theo quản trò.
+ Người quản trò: Đưa tay lên miệng hô “ Uống nước”.
+ Người chơi: Hô và làm theo.
+ Người quản trò: Đưa tay lên lỗ tai và hô “Chui vào hang”, chấp tay lại hô “
Thỏ đi ngủ”.
+ Người chơi phải làm theo người quản trò, nếu làm sai sẽ bị phạt. Quản trò
phải chú ý làm dần dần nhanh ( Có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác

-

nhau).
Bước 3: Kết thúc trò chơi và ổn định lại lớp
Bước 4: Người dẫn chương trình sẽ giới thiệu cho lớp các câu chuyện trên
youtube.
+ Câu chuyện thứ nhất “ Con lừa và bài học về sự từ chối”
/>+ Câu chuyện thứ hai: “ Không đi theo hay nhận quà của người lạ”.
/>+ Người dẫn chương trình hỏi ý kiến của trẻ nếu trẻ trong tình huống đó thì trẻ
sẽ làm gì?
+ Cảm ơn các ý kiến của trẻ.
+ Cùng trẻ phân tích các ý kiến, nếu đồng ý thì sẽ có lợi gì và có hại gì?

-

-

( ngược lại)
Bước 3: tổng kết
+ Tổng hợp lại các ý kiến của trẻ thành một kết luận đúng

+ “Trong trường hợp này các con nên từ chối... bới vì...”
+ Khen ngợi ý kiến của trẻ và động viên trẻ.
• Kết luận:
Khái niệm: Là khả năng con người nói không với những đề nghị mình không
thích, không muốn, không thể thực hiện nhưng không làm ảnh hưởng đến mối

-

quan hệ đang có
Ý nghĩa:
+ Giúp con người có thái độ vững vàng trước ý kiến, quan điểm hoặc việc làm
không phù hợp với mình


+ Có thể duy trì, giữ gìn các mối quan hệ của mình một cách lâu dài tích cực
+ Giúp cá nhân tự bảo vệ bản thân và có khả năng chống chọi lại áp lực tiêu
cực từ bạn bè, những người xung quanh, tránh được điều xấu cho mình và
người khác
2. Hoạt động 2 ( Nhận diện trường hợp cần từ chối)
• Mục tiêu:
- Nhận diện được trường hợp cần từ chối
- Nêu được ý kiến của bản thân học sinh về tình huống
• Cách tiến hành
- Bước 1: chuẩn bị thảo luận nhóm
+ Giáo viên đưa tình huống và yêu cầu thảo luận
Tình huống 1: Lan và hùng là đôi bạn thân. Đến giờ ra chơi Hùng không muốn
học và rủ lan bỏ học để đi chơi game. Trong trường học này em sẽ làm gì? Vì
sao?
Tình huống 2: Hà đang trông nhà, quét sân giúp mẹ thì Liên sang nhà chơi và
rủ Hà sang nhà bên cạnh hái trộm xoài. Nếu em là Hà em sẽ làm gì? Vì sao?

Tình huống 3: Khi Nhân ở nhà một mình thì có chú H sang, chú tiến tới ôm và

-

hôn Nhân. Nếu là Nhân thì em sẽ làm gì?
+ Chia nhóm, nói rõ vị trí chổ ngồi của nhóm( chia ngẫu nhiên)
+ Thời gian thảo luận 5 phút
Bước 2: Tiến hành thảo luận nhóm
+ Các nhóm thảo luận, giáo viên quan sát
+ Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình
Lần lượt từng nhóm báo cáo ( Câu hỏi : “ đã hết thời gian thảo luận, bây giờ
nhóm nào sẽ xung phong trình bày đầu tiên nào?... cảm ơn nhóm...)
Các nhóm khác bổ sung nhận xét: ( qua phần trình bày của nhóm ... thì các
nhóm có nhận xét hay bổ sung gì không nào ) Hoặc ( xin mời ý kiến nhận,
nhận xét từ các nhóm cho nhóm)
Cảm ơn ý kiến, nhận xét và bổ sung của các nhóm, các em cho nhóm ... một

-

-

tràng pháo tay nào.
Bây giờ sẽ đến nhóm ... trình bày
Bước 3: tổng kết
+ Cho trẻ xem video về “ Quy tắc năm ngón tay”
/>+ Nhận xét kết quả thảo luận của nhóm.
+ Tổng kết lại vấn đề .
• Kết luận : Trong những trường hợp có những biểu hiện như :
Không thích , không muốn
Không có khả năng thực hiện

Hoặc làm ảnh hưởng, gây thiệt hại đến chính mình cũng như người khác

 Chúng ta sẽ từ chối khi trong lời đề nghị có những biểu hiện trên.


×