Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

CƠ sở lý LUẬN về GIÁO dục kỹ NĂNG GIAO TIẾP với các cư dân NÔNG THÔN tại các TRUNG tâm học tập CỘNG ĐỒNG CHO SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.52 KB, 72 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
GIAO TIẾP VỚI CÁC CƯ DÂN NÔNG THÔN TẠI
CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG CHO
SINH VIÊN


- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
- Trên thế giới
Trong lịch sử phát triển của loài người, ngôn ngữ có một
vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của
mỗi con người. Nó thúc đẩy sự phát triển tư duy, là cơ sở
nhận thức xã hội và là phương tiện để giao tiếp. Thông qua
tiếng nói, chữ viết và các hành động phi ngôn ngữ mỗi người
thực hiện việc giao tiếp trong xã hội. Ngày nay, ngoài tiếng
mẹ đẻ, để tiếp nhận và giao tiếp trong cộng đồng nhân loại,
con người có thể dùng tiếng nước ngoài. Trong xã hội hiện
đại, với sự phát triển của công nghệ thông tin, con người còn
giao tiếp thông qua mạng internet và các trang mạng xã hội.
Vì vậy, các hình thức và phương tiện giao tiếp trong xã hội
được mở rộng, đa dạng và phong phú.
Ngay từ thời cổ đại, các nhà GD, triết học đã quan tâm
đến các vấn đề giao tiếp. Khổng Tử (551 - 497 trước công
nguyên) là một triết gia, là một nhà GD lỗi lạc của Trung
Quốc thời cổ đại, người khẳng định: “Đọc thuộc ba trăm
thước kinh thư giỏi, giao việc đi sứ không có KN đối đáp, học
kiểu như vậy chẳng có ích gì”. Tư tưởng đó của Khổng Tử


cho thấy ngoài việc học kiến thức chuyên môn, kiến thức văn
hóa còn phải học cách giao tiếp để giao tiếp thành công và
hiệu quả trong công việc [4].


Theo J.A.Comenxki (1592-1670) nhà GD lỗi lạc người
Nga ông khẳng định: “học tập không phải là lĩnh hội kiến
thức bên trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời,
mặt đất, cầy sồi, cây dẻ”. Điều này càng khẳng định một lần
nữa ngoài việc học lấy kiến thức chuyên môn, người học cần
phải biết cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, mọi vật xung
quanh [32].
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, có nhiều nhà triết
học, tâm lý học, xã hội học đã tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực
giao tiếp. Nhà triết học và tâm lý học người Mỹ G.Mít, nhà
bác học người Đức C.Giaspe, nhà triết học Nhật Bản Mactin
Babo…. đã có những nghiên cứu trong lĩnh vực giao tiếp.
Trong đó, các nhà nghiên cứu khoa học cũng chú ý về hiện
tượng tiếp xúc giữa con người với con người [32].
Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các
nhà tâm lý học hiện đại, với nhiều công trình nghiên cứu, đã
đưa ra phạm trù giao tiếp như là một phạm trù cơ bản. Nó


được thể hiện trong các công trình “giao tiếp là vấn đề của
tâm lý học đại cương” của B.Ph.Lotnov, “tâm lý học giao
tiếp” của AA.Bodaliov [32].
Một trong bốn trụ cột của nền GD toàn cầu trong thế kỷ
XXI đã được UNESCO đề xuất “học để chung sống” và được
coi là một trong những trụ cột quan trọng, then chốt của GD
hiện đại. Câu hỏi đặt ra là “KN nào là cần thiết cho mỗi con
người để thành công trong công việc và cuộc sống?”, một
trong những KN toàn cầu đòi hỏi ở mỗi người hoàn thiện là
phải có “KNGT”. Chương trình GD các giá trị sống của
UNESCO được coi là đối tác của các nhà GD trên toàn cầu

[34].
Từ những năm 90 của thể kỷ XX, thuật ngữ “KN sống”
đã xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trước tiên là chương trình
“GD những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần GD cho thế
hệ trẻ. Phần lớn các công trình nghiên cứu quan niệm KN
sống theo nghĩa hẹp, đồng nhất với KN xã hội. Dự án do
UNICEF tiến hành ở các nước Đông Nam Á là những nghiên
cứu có tính hệ thống. Trong xu thế hội nhập mỗi quốc gia phải
có những định hướng cơ bản trong GD và GD những KN


sống nhằm đào tạo thế hệ trẻ có đủ phẩm chất, năng lực đáp
ứng nhu cầu phát triển của xã hội [4].
Tại Úc, hội đồng Kinh doanh (The Business Council of
Australia – BCA) cùng với Phòng thương mại và công nghiệp
(the Australian Chamber of Commerce and Industry – ACCI)
với sự bảo trợ của Bộ GD - Đào tạo và Khoa học, hội đồng
quốc gia tại Úc đã đề xuất cuốn “KN hành nghề cho tương
lai”. Cuốn sách đã đề cập tới các kiến thức, KN mà yêu cầu
người lao động phải có. Các KN hành nghề do cuốn sách trình
bày bao gồm 8 KN: KNGT, KN làm việc nhóm, KN giải quyết
vấn đề, KN sáng tạo và mạo hiểm, KN lập kế hoạch và tổ
chức công việc, KN quản lý bản thân, KN học tập, KN công
nghệ, trong 8 KN đề cập trên thì KNGT là một trong những
KN được đề cập đầu tiên [29].
Chính phủ Canada cũng có một Bộ phận chuyên phụ
trách về việc nghiên cứu và phát triển các KN cần thiết nhất
cho người lao động đó chính là “Bộ Phát triển Nguồn nhân
lực




KN

Canada

(Human

Resources

and

Skills

Development Canada – HRSDC)”. Bộ này đã nghiên cứu và
đưa ra danh sách 21 KN cần thiết nhất cho người lao động, và
KNGT cũng là KN đầu tiên được Bộ này đề cập tới [29].


Các nhà GD, triết học, tâm lý học, xã hội học… đã có
những quan điểm cách nhìn về vấn đề giao tiếp và KNGT.
Những luận điểm quan trọng đó là một quá trình phát triểnvà
các nhà nghiên cứu trên thế giới luôn tìm tòi để hoàn thiện
trong quá trình GD và GD KNGT.
- Tại Việt Nam
Trong lịch sử phát triển của dân tộc, của nhà nước Việt
Nam, vấn đề giao tiếp đã được coi trọng, nó được coi là nền
tảng, là một trong những tiêu chuẩn, thước đo đánh giá nhân
cách, đạo đức của con người, là biểu hiện của nét đẹp văn hóa

“tiền của phân giàu nghèo, giao tiếp phân tầng văn hóa”.
Người Việt xưa ảnh hưởng nhiều văn hóa Trung Quốc
qua tác động bởi sự đô hộ gần một nghìn năm của phương
Bắc, tác động của Khổng giáo, họ có những biểu hiện giao
tiếp hoàn toàn khác nhau với cách giao tiếp của người Việt
Nam hiện đại. Trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội,
con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau và những hoạt
động giao tiếp được mỗi người quan tâm, nó được lưu truyền,
gìn giữ, dạy và học… giữa mọi người trong xã hội [17].


Tại Việt Nam, bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ
trước, có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về vấn đề
giao tiếp dưới góc độ tâm lý học của các nhà tâm lý học có
thể chia thành một số hướng nghiên cứu như sau:
- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu bản chất tâm lý học của
giao tiếp, đặc điểm giao tiếp của con người, chỉ ra nội dung,
phương tiện giao tiếp… có công trình của Phạm Minh Hạc,
Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ngọc Bích,
Trần trọng Thủy, Nguyễn Sinh Huy…[24][42][47].
- Hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp như là một tiến
trình truyền đạt thông tin, đặc điểm giao tiếp của người tham
gia vào truyền thông, có công trình của Nguyễn Văn Lê,
Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Khắc Viện…[33].
- Hướng thứ ba: Nghiên cứu thực trạng đặc điểm giao
tiếp của một số đối tượng là SV sư phạm, đề xuất các tác động
nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp của họ như đề tài của Tống
Duy Riêm, Bùi Ngọc Thiết, Trần Thị Kim Thoa…[33].
- Hướng thứ tư: Nghiên cứu về KNGT trong lãnh đạo,
quản lý kinh tế, kinh doanh, du lịch, sư phạm… có công trình



của Mai Hữu Khuê, Nguyễn Thạc, Hoàng Anh, Nguyễn Văn
Lê, Nguyễn Văn Đính…[33].
Như vậy, vấn đề giao tiếp đã được nhiều nhà xã hội học,
tâm lý học nghiên cứu bình diện lý luận và thực tiễn.
Ngoài ra, có thể kể tên một số tài liệu và đề tài nghiên
cứu về KNGT sau:
Nghiên cứu về KNGT sư phạm của SV dưới góc độ Tâm
lý học, tác giả Hoàng Anh (2007) đã đề xuất những hoạt động
giao tiếp hình thành nhân cách của con người [2].
“Giáo trình KNGT” của Chu Văn Đức năm 2005 viết
cho SV các trường cao đẳng, đại học. Nội dung của cuốn giáo
trình, tác giả có đề cập tới những cơ sở lý luận của giao tiếp,
các KNGT cơ bản, cách rèn luyện các KNGT cho SV [21].
Giáo trình “Giao tiếp sư phạm” của Đặng Thị Vân năm
2009, dành cho SV HVNNVN. Tác giả cũng đã đề cập tới các
KNGT sư phạm cơ bản nhất cho SV, đặc biệt là SV của
HVNNVN[48].
Luận án tiến sĩ khoa GD với đề tài“Giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho học sinh phổ thông vùng nông thôn miền núi


phía Bắc” của Ngô Giang Nam (2013) – Trường Đại học Thái
Nguyên nghiên cứu sâu về thực trạng giáo dục KN sống liên
quan đến KNGT cho học sinh miền núi phía Bắc, đồng thời
đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung này
[33].
Luận án tiến sĩ khoa học GD với đề tài “Phát triển môi
trường giao tiếp cho SV sư phạm ở các trường cao đẳng miền

núi phía Bắc” của tác giả Đoàn Thị Cúc (2013) cũng đã chỉ ra
các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp của SV, từ đó đề
xuất các biện pháp khắc phục [12].
Luận án tiến sĩ với đề tài “KNGT sư phạm của SV các
ngành sư phạm trường Đại học sư phạm Đại học Đà Nẵng”
của tác giả Lê Duy Hùng (2009) đã nêu ra ba nhóm kỹ năng
chính: KN định hướng giao tiếp, KN điều khiển bản thân, KN
điều khiển đối phương [27].
Luận án tiến sĩ khoa học với đề tài “Hệ thống kỹ năng
giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và quy trình rèn kỹ
năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý giáo dục” của tác giả
Nguyễn Như An (1993)[1].


Luận án tiến sĩ khoa học với đề tài “GD KN sống cho
học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động GD ngoài
giờ lên lớp” của tác giả Phan Thanh Vân (2010) cũng chỉ ra
được những KN sống cơ bản cho học sinh trung học phổ
thông trong các hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp [50].
Năm 2010, tập thể tác giả do Nguyễn Hữu Độ làm chủ
biên đã biên soạn tài liệu “GD nếp sống thanh lịch – văn
minh cho học sinh Hà Nội” và đã thí điểm đối với học sinh
lớp 5 qua thực hiện các KNGT ứng xử trong mối quan hệ gia
đình, nhà trường và xã hội. Đây là một tài liệu có tính thực
tiễn trong GD KNGT cho học sinh tại Hà Nội [20][8].
Hà Thị Thư đã nghiên cứu đề tài “KN tổ chức giao tiếp
nhóm của SV ngành công tác xã hội” đăng trên tạp chí Tâm lý
học xã hội số 10, trang 36-46/2015. Trong bài viết tác giả có
đề cập tới KNGT của SV khi làm việc nhóm, đặc biệt đó là
KN thu hút/lôi cuốn mọi người trong nhóm [43].

Có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về KNGT trong một
số lĩnh vực, nghề nghiệp cụ thể. Tác giả Trần Trọng Thủy
trong bài: “Tình người, giao tiếp và văn hóa giao
tiếp”(1998)đã phân tích mối quan hệ giữa tình người, văn hóa


và giao tiếp, tác giả khẳng định: “Văn hóa giao tiếp có liên
quan mật thiết với các KNGT, có một số KNGT đặc trưng của
con người như: KN chỉnh sửa các ấn tượng ban đầu của mình
về người khác khi mới làm quen với họ; KN bước vào giao
tiếp với người khác một cách không có định kiến. Những
KNGT này không có sẵn, mà thông qua học tập, rèn luyện”
[42]. Tác giả Nguyễn Đình Xuân trong cuốn “Giáo trình tâm
lý học quản lý” (2011) cũng đề cập đến một số kỹ thuật giao
tiếp như: “Lựa chọn địa điểm, thời gian tiếp khách, làm chủ
cảm xúc của mình trong giao tiếp, thuật nghe và dẫn dắt mọi
người để tin những điều mình nói[52].
Tác giả Thái Chí Dũngtrong tác phẩm “KNGT và
thương lượng trong kinh doanh” (2015) [16]và Đinh Văn
Tiến với “Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh” (2014)
[39]đã quan tâm trình bày một số KNGT trong công trình của
mình: KN lắng nghe, KN đặt câu hỏi, KN nói, KN viết.
Có một vài tác giả đã nghiên cứu KNGT với cư dân
nông thôn như bài giảng “KNGT trong khuyến nông” của
nhóm tác giả trường đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí
Minh (2010) cũng khẳng định: Giao tiếp là hình thức đặc
trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà cụ


thể là các cư dân nông thôn trong nông nghiệp qua đó nảy

sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình
thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng tác động qua lại
lẫn nhau. Cuốn sách “Giới thiệu về lâm nghiệp cộng
đồng”(1999) do Ulrich Apel biên soạnthuộc dự án phát triển
lâm nghiệp xã hội Sông Đà của Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn. Tài liệu cũng chỉ ra những đặc điểm giao tiếp với
nông dân, các KNGT với nông dân như KN lắng nghe, các
ngôn ngữ cử chỉ, các làm quen, những câu hỏi khi giao tiếp
với người dân cách tiếp cận bằng sử dụng PRA và RRA [46],.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu ở trên dù
mang tính khái quát hay phân tích chuyên sâu về một khía
cạnh nào đó trong quản lý GD nói chung và GD KNGT nói
riêng đều là những công trình có giá trị về mặt lý luận và thực
tiễn trong GD KNGT cho học sinh, SV. Nhưng, đến nay chưa
có đề tài hay nghiên cứu nào về GD KNGT với các cư dân
nông thôn tại các TTHTCĐ cho SV HVNNVN. Vì vậy, việc
nghiên cứu thực trạng để đề xuất những giải pháp đẩy mạnh
GD KNGT cho SV là có ý nghĩa.
- Các khái niệm cơ bản


- Giao tiếp
Giao tiếp là điều kiện tất yếu cho sự phát triển và tồn tại
của con người. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình
thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, giao tiếp ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống tinh thần của mỗi con người.
Không ai có thể hình thành và phát triển nhân cách hoàn thiện
mà không cần giao tiếp. Vậy giao tiếp là gì?
Theo LX.Vưgôtxki: “Giao tiếp là sự thông báo hoặc là
quan hệ qua lại một cách thuần túy giữa người với người như

là một sự trao đổi quan điểm và cảm xúc” [48].
Theo Panferov: “Giao tiếp là sự tác động qua lại, trao
đổi thông tin, nhờ sự giúp đỡ của những phương tiện khác,
của sự thông báo với mục đích xây dựng mối quan hệ qua lại
có lợi đối với hoạt động chung” [48].
Theo BB.Bôgôxlovxki: “Giao tiếp là sự tác động qua
lại giữa con người với con người trong đó diễn ra sự tiếp xúc
tâm lý, biểu hiện sự trao đổi thông tin, rung cảm lẫn nhau,
hiểu biết lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau”. Đây là khái niệm
tiến bộ nhất vì đã nên lên được bản chất và chức năng của tâm
lý [9].


Theo A.N. Leonchiev: “Giao tiếp là hệ thống quá trình
có mục đích, có động cơ, đảm bảo sự tương tác giữa người
này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các
quan hệ xã hội và nhân cách, sử dụng các công cụ đặc thù
trước hết là ngôn ngữ”. Quan điểm của nhà nghiên cứu tâm
lý học Macxit cho chúng ta cái nhìn khái quát về giao tiếp,
giao tiếp là hoạt động động xác lập và vận hành các mối quan
hệ người – người nhằm hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội
con người với nhau [28].
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp đã nhận được sự quan tâm
rất nhiều của các nhà Tâm lý học và GD học, nó được khai
thác khác nhau dưới nhiều góc độ khác nhau như giao tiếp
thông thường ở các lứa tuổi, giao tiếp công vụ [5][23].
Theo Ngô Công Hoàn: “Giao tiếp là quá trình tiếp xúc
giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư
tưởng, tình cảm, vốn kinh nghiệm sống, KN, kỹ xảo, nghề
nghiệp” [24].

Theo từ điểm bách khoa toàn thư mở Wikipedia giao tiếp
được chia thành ba loại [45]:


- Giao tiếp truyền thống: là các mối quan hệ giữa người
và người hình thành trong quá trình phát triển xã hội, đó là
quan hệ giữa ông bà, cha me, con cái, hàng xóm,… và cuối
cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội.
- Giao tiếp chức năng: xuất phát từ sự chuyên hoá trong
xã hội, ngôn ngữ,… đó là những quy ước, những chuẩn mực,
thông lệ chung trong xã hội cho phép mọi người không quen
biết nhau, rất khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò xã
hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó (như quan hệ giữa lãnh đạo
và nhân viên, người bán và người mua, chánh án và bị cáo...).
- Giao tiếp tự do: là những quy tắc và mục đích giao tiếp
không quy định trước như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá
trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của các mối quan hệ.
Loại hình giao tiếp này trong cuộc sống thực tế là vô cùng
phong phú, trên cơ sở những thông tin có được và để giải toả
xung đột mỗi cá nhân.
Nhấn mạnh đến khía cạnh tâm lý của giao tiếp, tác giả
Trần Trọng Thủy quan niệm: “giao tiếp của con người là một
quá trình có chủ định hay không có chủ định, có ý thức hay
không có ý thức mà là trong đó, các cảm xúc và tư tưởng


được biểu đạt trong các thông điệp bằng phi ngôn ngữ”. Khái
niệm giao tiếp của tác giả được khai thác là một quá trình có
chủ định hoặc không chủ định, thực hiện bằng lời hoặc không
bằng lời, có thể kiểm soát được và có thể không kiểm soát

được bằng ý thức con người [42].
Tiếp cận dưới góc độ mối quan hệ liên nhân cách của
con người, tác giả Nguyễn Quang Uẩn viết: “giao tiếp là sự
tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người
trao đổi với nhau về thông tin, về tình cảm, tri giác lẫn nhau.
Hay nói cách khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các mối
quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội
giữa chủ thể này với chủ thể khác”. Ở đây, tác giả đã xem
giao tiếp như điều kiện của sự tồn tại và phát triển của con
người. Thông qua giao tiếp, các mối quan hệ của con người
được phát triển [47].
Tóm lại: Từ các cách hiểu khái quát về giao tiếp, dựa
vào nội hàm của giao tiếp chúng ta có thể hiểu giao tiếp một
cách cụ thể như sau: Giao tiếp là quá trình tiếp xúc, quan hệ
giữa con người với con người, nhằm mục đích trao đổi các
thông tin, hiểu biết lẫn nhau, tâm tư tình cảm của nhau.


- Kỹ năng
KN là một vấn đề rất phức tạp. Cho tới thời điểm này
trên thế giới và ở ngay trong nước ta cũng có những cái nhìn,
những khía cạnh, những quan điểm khác nhau về KN:
Theo các nhà tâm lý học trên thế giới: “KN không đơn
thuần là mặt kỹ thuật mà nó còn biểu hiện về năng lực của
con người” [29].
Theo các nhà GD Việt Nam: “KN là khả năng của con
người thực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục
đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra”[29].
Theo Lê Văn Hồng “KN là khả vận dụng kiến thức để
giải quyết một nhiệm vụ mới”[26]. Tác giả Nguyễn Văn Đồng

cho rằng “KN là năng lực vận dụng những tri thức đã được
lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả một hoạt động tương ứng
trong những điều kiện cụ thể”[19] hay tác giả Nguyễn Quang
Uẩn cho rằng: “KN là năng lực của con người biết vận hành
các thao tác của một hành động theo quy trình”[47].
Từ những khái niệm của những nhà nghiên cứu trên cho
thấy những điểm chung trong quan niệm về KN:


- Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành KN. Tri
thức ở đây bao gồm tri thức về cách thức hành động và tri
thức về đối tượng hành động.
- KN là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động
cá nhân.
- KN luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động
nhất định nhằm đạt được mục đích đặt ra.
Tóm lại: Từ những phân tích trên chúng tôi hiểu khái
niệm của KN như sau: KN là năng lực thực hiện một hành
động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận
dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn
để đạt được mục đích đề ra.
- Giáo dục
Theo ông John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà
tâm lí học và nhà cải cách GD người Mỹ, ông cho rằng cá
nhân con người không bao giờ vượt qua được quy luật của sự
chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà
cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội
lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người



phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính
liên tục của sự sống xã hội. GD là “KN” của loài người để
đảm bảo tồn tại xã hội, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền
dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy.
John Dewey, cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ông nói
rõ hơn về mục tiêu cuối cùng của việc GD, là dạy dỗ [36].
Theo Nguyễn Văn Hộ (2002): GD là một hiện tượng xã
hội, trong đó một tập hợp xã hội (nhóm) đã tích lũy được vốn
kinh nghiệm nhất định truyền đạt lại cho nhóm xã hội khác
nhằm giúp họ tham gia vào đời sống xã hội, giúp họ hiểu
được các chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị xã hội để trở thành
những nhân cách phù hợp với đòi hỏi của lợi ích xã hội. Đây
chính là nét đặc trưng cơ bản của GD với tư cách là hiện
tượng xã hội [25].
Theo Nguyễn Văn Hộ (2002): GD là hiện tượng xã hội
đặc biệt của xã hội loài người, một hiện tượng có mục đích và
chỉ có xã hội loài người mới có. Các hiện tượng GD đó được
nảy sinh ngay từ khi có xã hội loài người và nhu cầu cấp thiết
của sự phát triển xã hội. Nhờ đó các thế hệ sau chiếm lĩnh
được kinh nghiệm, những tri thức có thể giúp họ tham gia tích


cực vào mọi hoạt động trong cuộc sống và những lĩnh vực
hoạt động khác, làm cho xã hội loài người luôn tồn tại và phát
triển không ngừng [25].
Như vậy: GD là một hoạt động có ý thức của con người
nhằm vào mục đích phát triển con người và phát triển xã hội.
- Kỹ năng giao tiếp
KNGT là một trong những KN mềm cực kỳ quan trọng
trong thế kỷ XXI. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ

thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm
thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết
phục hơn khi áp dụng thuần thục KNGT. Có thể nói KNGT đã
được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong KNGT có
rất nhiều KN nhỏ khác như KN lắng nghe, KN thấu hiểu, KN
sử dụng ngôn ngữ cơ thể, KN sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để
có được KNGT tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành
thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải
thiện tốt KNGT của mình.
Nghiên cứu về KNGT, các nhà nghiên cứu có những
quan niệm khác nhau,cách nhìn khác nhau và cách khai thác
khác nhau.


Tác giả Nguyễn Thị Bích Thu (2010) quan niệm “KNGT
là năng lực của người biểu hiện trong quá trình giao tiếp. Đó
là khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ… là hệ thống các thao tác cử chỉ, điệu bộ hành vi
được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa”. Trong thực tế,
KNGT không chỉ phụ thuộc vào phương tiện mà nó phụ thuộc
khá nhiều vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, phụ thuộc vào
những nét văn hóa đặc trưng vùng miền mà người đó sinh
sống, có khi chịu ảnh hưởng của sựGD, quản lý của gia đình
[41].
Theo tác giả Ngô Công Hoàn (1998), “KNGT là khả
năng tri giác hiểu được những biểu hiện bên ngoài cũng như
những diễn biến bên trong của các hiện tượng, trạng thái,
phẩm chất tâm lý của đối tượng giao tiếp”. Hay nói cách khác
KNGT là toàn bộ những cử chỉ, thái độ, thao tác, ngôn ngữ
được phối hợp hài hòa, của cá nhân với cá nhân, cá nhân với

một nhóm xã hội nhằm điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực
hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp [24].
Tác giả Nguyễn Bá Minh (2008) “KNGT là nhóm KN
bao gồm các hành động liên quan đến việc hình thành mối
quan hệ hợp tác giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp, giữa đối


tượng giao tiếp với nhau”. Ở đây, KNGT được hiểu là nhóm
KN hỗ trợ cho người giao tiếp nhằm thực hiện có hiệu quả
hoạt động giao tiếp trong xã hội. Trong xã hội và trong hoạt
động giao tiếp của con người, KNGT là khả năng sử dụng
ngôn ngữ và khả năng biểu cảm của con người, với sự phối
hợp hài hòa giữa lời nói và cử chỉ của chủ thể và đối tượng
giao tiếp [32].
Tóm lại:KNGT là năng lực tiến hành các thao tác, hành
động, kể cả năng lực thực hiện xúc cảm, thái độ nhằm giúp
chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối
tượng giao tiếp một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được mục
đích giao tiếp.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp
GD KNGT là quá trình tổ chức các hoạt động GD nhằm
giúp người học hình thành và rèn luyện các thao tác, hành
động để trao đổi, tiếp nhận và xử lý thông tin bằng ngôn ngữ
và phi ngôn ngữ trong mối quan hệ của SV với mọi người
xung quanh.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp với các cư dân nông thôn tại
các trung tâm học tập cộng đồng cho sinh viên


GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ là

quá trình tổ chức các hoạt động GD nhằm giúp SV hình thành
và rèn luyện các thao tác và hành động để trao đổi, tiếp nhận,
xử lý thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để hướng dẫn,
định hướng, trao đổi, cũng như hình thành các KNGT khi tiếp
xúc với cư dân nông thôn.
- Sinh viên
SV là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành
nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội
công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ
đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học.
- Cư dân nông thôn
* Khái niệm
Theo từ điển Tiếng việt (1999) cư dân nông thôn là
người sống bằng nghề làm ruộng, là người sống bằng việc sản
xuất và cung cấp các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi cho xã
hội [44].


Theo Trần Văn Điền (2015) cư dân nông thôn là những
người lao động, cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông
lâm nghiệp. Cư dân nông thôn được sống chủ yếu bằng ruộng
vườn, chuồng trại chăn nuôi, sau đó đến các ngành nghề mà
tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời
kỳ lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về
ruộng-một tư liệu sản xuất đặc biệt. Họ hình thành nên giai
cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội [18].
* Về đặc điểm tâm lý cư dân nông thôn
Tâm lý cư dân nông thôn (thực chất là tâm lý xã hội

nông thôn) là các hiện tượng ý thức như tình cảm, tâm trạng,
ước muốn, thói quen, tập quán, động cơ, thái độ, hứng thú, sở
thích, nhu cầu, xu hướng... của tầng lớp nông dân, được hình
thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của
họ và chi phối thái độ, hành vi, cách ứng xử của họ.
Từ các yếu tố kết cấu chặt chẽ và đóng kín của cộng
đồng xã hội nông thôn diễn ra trong phạm vi làng xã; dựa trên
quan hệ huyết thống, lãnh thổ; quan hệ ứng xử giữa con người
với con người; Mối quan hệ giữa cộng đồng với văn hóa cổ
truyền… tạo nên “nếp sống làng”; kinh tế tiểu nông, sản xuất


nhỏ, manh mún, phân tán, tình trạng kém phát triển của sự
phân công lao động xã hội. Dẫn đến một số yếu tố tâm lý điển
hình của các cư dân nông thôn như sau:
- Thái độ nhẫn nhục, cam chịu, tuân phục bề trên.
- Sống khép kín, tĩnh, hài hòa giữa con người với con
người, giữa vật chất và tâm linh, giữa thiên nhiên và con
người nông thôn.
- Vai trò của cộng đồng lớn hơn vai trò cá nhân.
- Sống rụt rè, thụ động (do phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên).
- Tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận.
- Tích lũy kinh nghiệm bằng con đường kinh nghiệm,
chủ quan, cảm tính.
- Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau là một môi
trường thuận lợi để cư dân nông thôn tạo ra một cuộc sống
hoà thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu.



×