Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trung tâm học tập cộng đồng thành phố vinh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.83 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------------o0o------------

PHẠM THANH TNG

MộT Số GIảI PHáP QUảN Lý HOạT ĐộNG DạY HọC
ở CáC TRUNG TÂM HọC TậP CộNG ĐồNG
THàNH PHố VINH, TỉNH NGHÖ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn
Tứ

NGHỆ AN - 2011


lời cảm ơn

Qua mt thi gian hc tp, nghiờn cu, học hỏi, với sự nỗ lực cố gắng
của bản thân và sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các nhà
quản lý giáo dục, với tình cảm chân tình, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Vinh, khoa sau Đại học của Trường Đại
học Vinh và các giảng viên trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập.
Đặc biệt là sự cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tứ đã trực tiếp hướng dẫn
khoa học cho tôi.
Tác giả cũng xin cảm ơn Sở giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh
Nghệ An, UBND Thành phố Vinh, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường


xuyên thành phố Vinh và các đơn vị có liên quan đã giúp tơi trong q trình
nghiên cứu. Cảm ơn các anh, chị trong lớp Cao học Quản lý giáo dục khoá 17,
các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành bản luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu và viết luận văn, khơng tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn và góp ý.
Xin chân thành cảm ơn./.
Thành phố Vinh, tháng 12 năm 2011
TÁC GIẢ

Phạm Thanh Tùng


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CNH- HĐH:

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

CSVC:

Cơ sở vật chất

GD- ĐT:

Giáo dục - đào tạo

GV:

Giáo viên


HS:

Học sinh

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

MT:

Mục tiêu

ND:

Nội dung

PP:

Phương pháp

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

TS:


Tổng số

TTGDTX:

Trung tâm giáo dục thường xuyên

TTHTCĐ:

Trung tâm học tập cộng đồng

UBND:

Uỷ ban nhân dân

UBDSGDTE:

Uỷ ban dân số gia đình trẻ em

XHHT:

Xã hội học tập

QĐ:

Quyết định

QLDH:

Quản lý dạy học


QTDH:

Quá trình dạy học

XHHGD:

Xã hội hố giáo dục

TDTT:

Thể dục thể thao

VHTT:

Văn hoá thể thao


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................
6

6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG .....................
12
1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu...........................................................
12


12

1.1.1. Những nghiên cứu về trung tâm học tập cộng đồng trên thế giới
1.1.2. Các kết quả nghiên cứu ở trong nước về quản lý hoạt động dạy học của
các TTHTCĐ
1.2. Những định hướng chung về xây dựng và phát triển TTHTCĐ..................
15
1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển TTHTCĐ
1.2.2. Một số định hướng về phát triển TTHTCĐ ở Thành phố Vinh
1.3. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu.........................
21
1.3.1. Dạy học và hoạt động dạy học
1.3.2. Quản lý và quản lý hoạt động dạy học
1.3.3. Giải pháp và giải pháp quản lý hoạt động dạy học
1.3.4. Quá trình dạy học
1.3.5. Trung tâm học tập cộng đồng
1.4. Các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học ở các TTHTCĐ......................
29
1.4.1. Mục tiêu dạy học
1.4.2. Nội dung chương trình dạy học


1.4.3. Phương pháp, phương tiện và điều kiện dạy học
1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên
1.5. Công tác quản lý hoạt động dạy học ở TTHTCĐ.........................................
39
1.5.1. Quản lý các yếu tố của quá trình dạy học
1.5.2. Quản lý hoạt động dạy
1.5.3 Quản lý hoạt động học

1.5.4. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện phục vụ hoạt động dạy
học
Kết luận chương 1.......................................................................................... 49
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TTHTCĐ THÀNH PHỐ VINH.....................50
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH và truyền thống lịch sử của
Thành phố Vinh...............................................................................................50
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
2.1.3 Truyền thống, lịch sử, văn hố
2.1.4. Tình hình giáo dục của Thành phố Vinh
2.2. Thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở Thành phố Vinh .................. 56
2.2.1. Quan điểm chỉ đạo
2.2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển TTHTCĐ Thành phố Vinh
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trung tâm học tập cộng đồng
Thành phố Vinh...............................................................................................59
2.3.1. Thực trạng về đội ngũ quản lý và điều hành các TTHTCĐ
2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức phối hợp các lực lượng trên địa bàn
phường xã
2.3.3. Thực trạng giáo viên và tình hình giảng dạy tại các TTHTCĐ


2.3.4. Thực trạng người học và tình hình học tập ở TTHTCĐ Thành phố Vinh
2.3.5. Thực trạng về vật lực, tài lực
2.3.6. Một vài đánh giá tổng quát
2.4. Nguyên nhân của thực trạng.................................................................... 73
Kết luận chương 2 ..........................................................................................74
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC Ở CÁC TTHTCĐ THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN............75
3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp....75

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2. Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các TTHTCĐ Thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An.........................................................................................75
3.2.1. Giải pháp quản lý công tác xây dựng kế hoạch dạy học ở các TTHTCĐ
Thành phố Vinh
3.2.2. Giải pháp quản lý nội dung, chương trình dạy học ở các TTHTCĐ
Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
3.2.3. Giải pháp quản lý việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học ở các TTHTCĐ Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
3.2.4. Giải pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người
học ở các TTHTCĐ Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
3.2.5. Giải pháp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện phục vụ
hoạt động dạy học ở các TTHTCĐ Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
3.2.6. Giải pháp bảo đảm các điều kiện quản lý hoạt động dạy học ở các
TTHTCĐ Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
3.3. Thăm dị tính khả thi của các giải pháp đề xuất......96
Kết luận chương 3 . .99


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU. 113


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, với những bước tiến nhảy vọt của

cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc
đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Kinh tế tri thức ngày nay càng đóng
vai trị quan trọng, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất. Đó cũng là cơ hội
và cũng là những thách thức lớn cho mọi quốc gia. Trong bối cảnh đó, giáo
dục được xem là một trong những nhân tố quyết định tương lai của các dân
tộc. Điều đó đòi hỏi giáo dục phải phù hợp với thời đại. Hầu hết các nước trên
thế giới đã và đang tiến hành cải cách giáo dục, nhằm đáp ứng một cách năng
động, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu phát triển đất nước.
Hướng tới tương lai, nhìn chung nền giáo dục của các nước đều hướng
tới những tư tưởng của giáo dục hiện đại như Uỷ ban quốc tế về giáo dục thế
kỷ XXI của UNESCO đã kết luận: Giáo dục phải dựa trên bốn trụ cột "Học để
biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định mình". Bốn
trụ cột này phải đặt trên nền tảng học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Vậy xã hội học tập là gì? Có thể hiểu xã hội học tập mà ở đó ai cũng được học
tập, học ở mọi lứa tuổi, ở mọi nơi, mọi lúc "Mọi hiện tượng, mọi sự kiện, mọi
hoạt động" đều có thể là đối tượng, nội dung học tập. Phương pháp học tập đa
dạng, mềm dẻo, linh hoạt, có thể học theo những cách khác nhau, học ở
trường, trong lao động, trong giao tiếp, trong giải trí và bằng mọi phương tiện.
Đó là xã hội tạo cơ hội cho mọi người học tập để phát huy mọi tiềm năng trí
tuệ của mình.
Mu ̣c tiêu phát triể n con người là nề n tảng cơ bản của sự phát triể n kinh
tế - xã hô ̣i. Con người Viê ̣t Nam trong thời kỳ công nghiê ̣p hóa – hiê ̣n đa ̣i hóa
và hô ̣i nhâ ̣p kinh tế là con người có lý tưởng xã hô ̣i chủ nghia và lòng tự hào,
̃


tự tôn dân tô ̣c, có năng lực hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i và phẩ m chấ t đa ̣o đức trong sáng,
năng lực sáng ta ̣o, biế t tích lũy tinh hoa văn hóa của nhân loa ̣i và phát huy
những đă ̣c sắ c truyề n thố ng văn hóa của dân tô ̣c, có ý thức và khả năng chung
số ng cô ̣ng đồ ng, làm chủ tri thức khoa ho ̣c và công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i, có năng lực

thực hành, tác phong công nghiê ̣p, tính tổ chức, kỷ luâ ̣t và sức khỏe.
Con người Viê ̣t Nam đươ ̣c giáo du ̣c như vâ ̣y sẽ là nhân tố cố t lõi làm
nên sức ma ̣nh nô ̣i sinh của dân tô ̣c, góp phầ n hiê ̣n đa ̣i hóa giáo du ̣c. Để thực
hiê ̣n đươ ̣c điề u đó, đường lố i chính sách giáo du ̣c của Đảng và Nhà nước phải
đươ ̣c toàn dân, toàn xã hô ̣i hiể u rõ, đồ ng thời giáo du ̣c phải ta ̣o đươ ̣c cơ hô ̣i để
mo ̣i người dân đươ ̣c ho ̣c tâ ̣p theo những phương thức ho ̣c tâ ̣p thích hơ ̣p.
Điề u 6, Luâ ̣t Giáo du ̣c nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghia Viê ̣t Nam quy
̃
đinh có hai phương thức giáo du ̣c là: phương thức giáo du ̣c chính quy và
̣
phương thức giáo du ̣c không chính quy.
Điề u 40, Luâ ̣t Giáo du ̣c xác đinh: “Giáo du ̣c không chính quy là
̣
phương thức giáo du ̣c giúp mo ̣i người vừa làm, vừa ho ̣c, ho ̣c liên tu ̣c và ho ̣c
suố t đời nhằ m hoàn thiê ̣n nhân cách, mở rô ̣ng hiể u biế t, nâng cao trình đô ̣ ho ̣c
vấ n, chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣ để cải thiê ̣n chấ t lươ ̣ng cuô ̣c số ng, tìm viê ̣c làm
và thích nghi với đời số ng xã hô ̣i”.
Ở Việt Nam, chủ trương xây dựng một nền giáo dục cho mọi người của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ngay từ sau cách
mạng tháng 8 thành cơng với những khẩu hiệu "Ai cũng được học hành",
"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Bước vào những năm cuối thập kỷ 80
đầu thập kỷ 90, đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao
cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà
nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương về phát triển giáo dục đào tạo thực
hiện qua các Nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục, qua các Nghị định, Nghị


quyết, Chỉ thị của Nhà nước trong đó có chủ trương về xây dựng một xã hội
học tập từ cơ sở, Trung tâm học tập cộng đồng là một loại hình giáo dục phù

hợp thực tiễn kinh tế - xã hội và đặc điểm lao động sản xuất của đại đa số
nhân dân. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII có nêu "Giáo dục và đào tạo là
sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, mọi người đi học,
học thường xuyên, học suốt đời”. Kết luận của hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 6 (khố IX) chỉ rõ: "Phát triển giáo dục khơng chính quy,
các hình thức học tập cộng đồng ở các xã phường gắn với nhu cầu thực tế của
đời sống kinh tế, xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập
suốt đời, hướng tới một xã hội học tập".
Nghi ̣ quyế t đa ̣i hô ̣i X của Đảng xác đinh: “...Chuyể n dầ n mô hình giáo
̣
du ̣c hiê ̣n nay sang mô hình giáo du ̣c mở – mô hình XHHT, ho ̣c suố t đời, đào
ta ̣o liên tu ̣c, liên thông giữa các bâ ̣c ho ̣c, ngành ho ̣c. Xây dựng và phát triể n
hê ̣ thố ng ho ̣c tâ ̣p cho mo ̣i người và những hình thức ho ̣c tâ ̣p, thực hành linh
hoa ̣t, đáp ứng nhu cầ u ho ̣c tâ ̣p thường xuyên. Ta ̣o nhiề u cơ hô ̣i khác nhau cho
người ho ̣c, bảo đảm sự công bằ ng xã hô ̣i trong giáo du ̣c”.
Luâ ̣t giáo du ̣c sửa đổ i năm 2005 đã xác đinh : “Xây dựng xã hô ̣i ho ̣c tâ ̣p
̣
là sự nghiê ̣p của toàn Đảng, toàn dân. TTHTCĐ là cơ sở, là nề n tảng, là công
cu ̣ thiế t yế u xây dựng xã hô ̣i ho ̣c tâ ̣p từ cơ sở”..
Thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 của Thủ
tướng Chính Phủ, đề án xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng
góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, hướng tới xã hội học tập
của UBND tỉnh Nghệ An, trong những năm qua, Thành Phố Vinh đã chú
trọng chỉ đạo các phường xã thành lập trung tâm học tập cộng đồng.
Thành Phố Vinh là địa phương đầu tiên của tỉnh thành lập và phát triển
các trung tâm học tập cộng đồng đảm bảo thực hiện đúng chức năng nhiệm
vụ. Tập trung xây dựng xã hội học tập mà điểm khởi đầu là xây dựng và phát


triển các trung tâm học tập cộng đồng. Đây là mơ hình học tập đã được 64

tỉnh, thành trên cả nước với 9600 trung tâm học tập cộng đồng. Riêng Thành
phố Vinh đến nay đã có 25/25 phường xã có trung tâm học tập cộng đồng.
Tuy nhiên, một số trung tâm học tập cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả, nội
dung, hình thức tổ chức cho các đối tượng cịn nghèo nàn, cơ sở vật chất yếu
kém, kinh phí duy trì hoạt động thường xun cịn hạn chế, cơ cấu tổ chức bộ
máy, cơ chế vận hành còn là vấn đề rất mới và gặp rất nhiều lúng túng. Để
hạn chế những bất cập, nâng cao chất lượng góp phần thúc đẩy cần phải có
những giải pháp quản lý các trung tâm học tập cộng đồng ở thành phố Vinh.
Do đó, tơi chọn nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy
học ở các trung tâm học tập cộng đồng Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An" .
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn Thành phố
Vinh, Tỉnh Nghệ An.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học ở các Trung tâm học tập
cộng đồng Thành phố Vinh .
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy
học của các Trung tâm học tập cộng đồng ở Thành phố Vinh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động dạy học của các
Trung tâm học tập cộng đồng ở Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay. Số
liệu khảo sát thực trạng được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2006
-2010.


4. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng các giải pháp quản lý hoạt động dạy học như luận văn đã
nêu thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các Trung tâm học tập
cộng đồng trên địa bàn Thành phố Vinh
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học của các Trung tâm
học tập cộng đồng.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng của công tác quản lý hoạt động dạy học
ở các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn Thành phố Vinh.
+ Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học của các Trung
tâm học tập cộng đồng trên địa bàn Thành phố Vinh.
6. Phương pháp nghiên cứu
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp lý
thuyết, hệ thống hố tài liệu; khái qt hố các nhận định độc lập…
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra khảo sát
thực tế; phân tích thực trạng; điều tra bằng phiếu hỏi; tổng kết kinh nghiệm
giáo dục; lấy ý kiến chuyên gia…
+ Nhóm phương hỗ trợ khác
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đóng góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận của vấn đề quản lý
hoạt động dạy học của các Trung tâm học tập cộng đồng. Qua phân tích
những ưu điểm và nhược điểm, luận văn đề xuất các giải pháp có tính khả thi
để cơng tác quản lý hoạt động dạy học của các Trung tâm học tập cộng đồng
trên địa bàn Thành phố Vinh đạt hiệu quả cao.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục , luận văn
gồm có 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở các
Trung tâm học tập cộng đồng
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở các
Trung tâm học tập cộng đồng Thành phố Vinh.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các Trung tâm
học tập cộng đồng Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về trung tâm học tập cộng đồng trên thế giới
Trung tâm học tập cộng đồng là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội
học tập (XHHT). Trên Thế giới vấn đề xây dựng XHHT đã được nghiên cứu
từ những thập niên 60 của thế kỷ XX.
Đônanson là người đầu tiên đã đưa ra ý tưởng về XHHT. Ông cho rằng,
xã hội trong tương lai sẽ có nhiều biến đổi nhanh chóng, do đó nhu cầu học
tập sẽ tăng lên hơn nhiều. Con người cần phải học để hiểu, để tác động, để
điều hành các biến đổi đó. Năng lực học tập phải trở thành một thuộc tính bản
chất của mỗi người, ai cũng phải biết học suốt đời một cách thành thục.
Jacque DeLors - Chủ nhiệm Uỷ ban quốc tế về giáo dục cho thế kỷ
XXI, trong cơng trình nghiên cứu: "Học tập một kho báu tiềm ẩn" (1996) đã
đi sâu vào vấn đề "Học tập suốt đời" "Học để biết, học để làm, học để tồn tại
và học để chung sống cùng nhau" và gắn bó với quan niệm: "Xã hội học tập
là một xã hội ở đó mọi sự đều là cơ hội học tập và phát triển mọi khả năng".
Ông cho rằng, nguyên tắc "Học tập suốt đời" đòi hỏi biết cách nắm
được những tri thức ngoài nhà trường hoặc ở nơi làm việc cũng như ở ngoài
xã hội trong suốt cuộc đời họ. Do đó, cần phải kết hợp giáo dục chính quy ở
nhà trường với giáo dục khơng chính quy ở ngồi nhà trường, giáo dục cho
người lớn và kinh nghiệm hàng ngày.Tại hội nghị họp tại Giơ - ne-vơ tháng
12/2003 của UNESCO đã gắn xã hội học tập với xã hội thơng tin, xã hội tri
thức. Từ đó các đại biểu dự hội nghị đã đi đến thống nhất: Xã hội học tập, xã
hội tri thức, xã hội thông tin đều đặt con người vào vị trí trung tâm, đều tập



trung vào con người, tạo điều kiện cho con người phát triển bền vững là điều
kiện của mọi sự phát triển của kinh tế xã hội.
Hiện nay các nước đang phát triển trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương rất quan tâm xây dựng, mở rộng mạng lưới giáo dục thường xun và
tìm kiếm mơ hình học tập tại làng, xã tạo cơ hội cho tất cả mọi người, nhất là
những người thuộc nhóm đối tượng thiệt thịi, những người mù chữ, những
người mới biết chữ, phụ nữ, trẻ em gái, những người nghèo, những người
sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản
ngày từ 17 - 18 đã xuất hội các trung tâm học tập TERAKOYA (mở tại thôn
xã) và đến thế kỷ 19 ở Nhật Bản đã có khoảng 15.000 trung tâm. Chính
những trung tâm học tập này đã hỗ trợ tích cực cho việc hiện đại hố nước
Nhật.
Trên cơ sở mơ hình trung tâm học tập TERAKOYA, các nước trong
khu vực xây dựng mơ hình TTHTCĐ cấp làng, xã. Một mơ hình giáo dục của
cộng đồng do cộng đồng và vì cộng đồng, hoạt động với tư cách là một trung
tâm học tập, một trung tâm thông tin, tư vấn, một trung tâm văn hoá thể thao
và trung tâm hội họp, mít tinh sinh hoạt chung của cộng đồng.
Từ năm 1998, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định thành lập hàng loạt các
trung tâm học tập trong cả nước nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời thực sự và
có hiệu quả cho tất cả người lớn ở tất cả mọi nơi, mỗi xã khoảng 5000 người
thì có thành lập một trung tâm học tập.
Từ năm 1998, Thái Lan bắt đầu triển khai mạnh việc thành lập các
TTHTCĐ nhằm thực hiện giáo dục cơ bản (xoá mù chữ, sau xoá mù chữ),
huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp ngắn ngày và thông tin, tư vấn cho mọi
người dân ở các làng xã. Chỉ trong một thời gian gần 2 năm, Thái Lan đã
thành lập được 5.868 TTHTCĐ cho khoảng 85% số cụm xã trong cả nước và


dự kiến Thái Lan sẽ có 7255 TTHTCĐ, đảm bảo mỗi cụm xã sẽ có ít nhất một
TTHTCĐ.

Ở các nước: Cămpuchia, Lào, Bangladash, Butan, Trung Quốc,
Inđônêxia, Malayxia, Môngcổ, Miến điện, Nepal, Pakistan, PaPuaniuGhinê,
Uzbekitan…cũng đang quan tâm xây dựng TTHTCĐ. UNESCO đang khuyến
khích, thuyết phục các Chính phủ phát triển, nhân rộng mơ hình TTHTCĐ
nhằm tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người nhằm tiến tới xây dựng XHHT
trong thế kỷ XXI, khi cơng cuộc xố mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học về
cơ bản đã hoàn thành.
Năm 2000, Việt Nam đã cơ bản hồn thành xố mù chữ và giáo dục
tiểu học nên đã khẩn trương xây dựng, phát triển các TTHTCĐ và các trung
tâm này phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với
hoàn cảnh xã hội và phong tục tập quán, tâm lý của người Việt Nam,
TTHTCĐ trở thành một nhân tố đảm bảo sự bền vững thành tựu xoá mù chữ,
phổ cập giáo dục tiểu học và phát triển cộng đồng, tiến tới hoà nhập với các
nước trong khu vực và toàn cầu.
1.1.2. Các kết quả nghiên cứu ở trong nước về quản lý hoạt động dạy
học của các TTHTCĐ
TTHTCĐ đã được xây dựng và phát triển rất sớm ở nhiều nước, đặc
biệt là ở Nhật Bản. Ở Việt Nam, năm 1997, Hiệp hội Quốc gia các tổ chức
UNESCO Nhật Bản (NFUAJ) thông qua Hội giáo dục người lớn Việt Nam
(NAAE) giúp xây dựng một TTHTCĐ tại xã Phú Linh, huyện Sóc Sơn - Hà
Nội.
Năm 1998, được hỗ trợ về tại chính và kỹ thuật của UNESCO Băng
Cốc, Bộ GD - ĐT (Viện khoa học giáo dục) đã thử nghiệm 4 TTHTCĐ tại
Cao Sơn (Hồ Bình), Pú Nhung (Điện Biên), Việt Thuận (Thái Bình) và An


Lập (Bắc Giang). Qua thử nghiệm, các TTHTCĐ đã có tác dụng to lớn trong
việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động.
Từ sau Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đến nay, vấn đề xây
dựng và phát triển TTHTCĐ đã có nhiều bài báo của các tác giả như: Lại Hữu

Miễn (Phó vụ trưởng vụ giáo dục thường xuyên). Giáo sư - Tiến sỹ Vũ Văn
Tảo (Nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo), Vũ Oanh, Phạm Minh
Hạc (Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo), Nguyễn Xuân Đường (Phó
chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An), Phó giáo sư - Tiến sỹ Phan Đức Thành
(Nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Vinh), Dương Hữu Châu… trong đó đã
đề cập đến những vấn đề cơ bản đó là:
- Vị trí, chức năng và sự cần thiết phải xây dựng TTHTCĐ ở Việt Nam
nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước .
- Phương châm, mơ hình, lộ trình xây dựng TTHTCĐ ở Việt Nam.
- Một số bài học kinh nghiệm về xây dựng và phát triển TTHTCĐ các
cơng trình nghiên cứu này là những nội dung về TTHTCĐ xây dựng và phát
triển các TTHTCĐ ở Việt Nam.
Đối với Nghệ An nói chung, Thành phố Vinh nói riêng ngồi những
văn bản có tính chất chủ trương, đường lối của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, Sở giáo
dục đào tạo, Hội khuyến học, vấn đề xây dựng và phát triển TTHTCĐ đã có
một vài tác giả đề cập tới. Riêng đối với việc nghiên cứu "một số giải pháp
quản lý hoạt động dạy học ở các TTHTCĐ Thành phố Vinh" chưa có tác giả
nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này một cách hệ thống, đầy đủ.
1.2. Những định hướng chung về xây dựng và phát triển TTHTCĐ
1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển TTHTCĐ
Chủ trương xây dựng một nền giáo dục cho mọi người của Đảng cộng
sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ngay từ sau cách mạng
tháng 8 thành công với những khẩu hiệu: "Ai cũng được học hành" "Một dân


tộc dốt là một dân tộc yếu". Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tun ngơn
độc lập thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong phiên họp đầu tiên,
ngày 3/9/1945, Chính Phủ lâm thời đã ra lời kêu gọi chống giặc đói, giặc dốt
và giặc ngoại xâm. Nhiệm vụ chống giặc dốt đã được xếp thứ hai sau nhiệm
vụ chống giặc đói. Chỉ 6 ngày sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân

chủ cộng hoà và Chính phủ đã ban hành sắc lệnh thành lập "Nha bình dân học
vụ" lo việc học tập cho tồn dân. Nhờ đó phong trào bình dân học vụ phát
triển rất nhanh đến miền xuôi, người người đi học, nhà nhà đi học bình dân
học vụ. Phong trào học tập của nhân dân ngày một rầm rộ ngay cả trong
những ngày tháng khó khăn của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
Đế quốc Mỹ. Đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân kế thừa về phát triển
thành tựu bình dân học vụ, bổ túc văn hố và đào tạo tại chức, hàm thụ ra đời
và nay phát triển thành GDTX, tạo cơ hội học tập cho mọi đối tượng góp
phần vào một xu thế học tập ở khắp mọi miền đất nước.
Bước vào những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, đất nước chuyển
mình từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Trong
thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương về phát
triển giáo dục đào tạo thể hiện qua các Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục,
qua các Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị của Nhà nước.
Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá VII) đã nêu: "Cần phải thực hiện một
nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền
lợi và trách nhiệm của mỗi công dân. Đổi mới giáo dục bổ túc và đào tạo tại
chức, khuyến khích tự học ngoại ngữ, phấn đấu đến năm 2000 thanh toán nạn
mù chữ cho những người ở độ tuổi 15 - 35".
Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) lại nêu: "Giáo dục và đào tạo là
sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, mọi người đi học,


học thường xuyên học suốt đời, "Thanh toán nạn mù chữ ở các độ tuổi khác",
"Mở rộng các hình thức học thường xuyên đặc biệt là hình thức học từ xa".
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: "Đẩy mạnh
phát triển trong nhân dân bằng hình thức giáo dục chính quy và khơng chính
quy thực hiện "Giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học
tập".

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX cũng chỉ
rõ: "Phát triển giáo dục khơng chính quy, hệ thống TTHTCĐ ở các xã,
phường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, với mọi trình độ có thể học
tập suốt đời…"
Ngày 02/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành
động Quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003 - 2015, trong đó việc
xây dựng và phát triển các TTHTCĐ được đặt trong vị trí của nhóm mục tiêu
về giáo dục khơng chính quy.
Luật Giáo dục đã nêu rõ: "Mọi người đi học thường xuyên học suốt
đời, huy động toàn xã hội tham gia và làm giáo dục, động viên các tâng lớp
nhân dân đóng góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân.
1.2.2. Một số định hướng về phát triển TTHTCĐ ở Thành phố Vinh
Ở Nghệ An, ngày 04/4/2003. Thường trực Tỉnh uỷ có thơng báo
377/TB - TU về một số nội dung hoạt động của Hội khuyến học, trong đó đã
nêu: "Tiếp tục đẩy mạnh phát triển và đa dạng hố các loại hình khuyến học,
trong gia đình, khối xóm, thơn bản, cơ quan, đơn vị, nhà trường, xã phường,
dòng họ…đồng thời phối hợp với Sở giáo dục đào tạo và các địa phương để
thành lập các TTHTCĐ".
Ngày 21/7/2003, UBND Tỉnh có Chỉ thị số 22/2003/ CT - UB về việc
đẩy mạnh phong trào khuyến học trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Chỉ thị
đã nêu rõ: "….đẩy mạnh phong trào khuyến học, xây dựng mơ hình TTHTCĐ


ở phường, xã, thị trấn làm cơ sở xây dựng xã hội học tập từ cơ sở nhằm đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH quê hương, đất nước".
Ngày 23/2/2004 Tỉnh uỷ Nghệ An đã ra Chỉ thị số 20 CT/TU về việc
tăng cường lãnh đạo xây dựng và phát triển các TTHTCĐ xã, phường, thị trấn
và khẳng định: "Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đặt ra sự cần thiết phải
xây dựng và phát triển các TTHTCĐ xã, phường, thị trấn hướng tới một xã
hội học tập.

Ngày 01/7/2004, UBND Tỉnh ra Quyết định số 2334/QĐ - UB - VX về
việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển các TTHTCĐ góp phần phục vụ
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hướng tới xã hội học tập ở Tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2004 - 2010 đã nhấn mạnh "Cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng và
đưa các TTHTCĐ đi vào hoạt động có chất lượng theo tiến độ: Năm 2009 đạt
85 - 90% số xã có TTHTCĐ và đến năm 2010 và cơ bản phủ kín TTHTCĐ ở
các xã trong tồn Tỉnh".
Đối với Thành phố Vinh, ngày 17 tháng 12 năm 2002, Thành uỷ Vinh
đã có thơng báo số 115-TB/Th.U về chủ trương thành lập TTHTCĐ tại
phường, xã; để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ
phường, xã có giải pháp tiếp tục lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị 20 CTTU của Tỉnh uỷ. Thành uỷ Vinh đã có cơng văn số: 843-CV/Th.U ngày 6
tháng 2 năm 2009 trong đó yêu cầu UBND Thành phố Vinh đánh giá việc
triển khai việc thực hiện đề án xây dựng và phát triển các TTHTCĐ góp phần
phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hướng tới XHHT ở tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2004-2010, kế hoạch xây dựng XHHT của Nghệ An giai đoạn 20062010.
Trên cơ sở định hướng của Tỉnh Nghệ An, bước vào giai đoạn 2011 2015, Thành phố Vinh có nhiều thuận lợi cơ bản. Đề án xây dựng Vinh trở
thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ và quy hoạch Thành


phố đến năm 2020 đã xác định rõ hơn vị trí mục tiêu và định hướng phát triển.
Kết cấu hạ tầng năng lực mới tăng thêm đã và đang phát huy hiệu quả. Tiềm
năng từ quỹ đất trong dân kết hợp với chất lượng đội ngũ cán bộ, trình độ dân
trí cao đang là nguồn lực lớn cho sự phát triển.
- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Thành phố Vinh phát triển nhanh, bền
vững, xứng tầm đô thị loại I, sớm trở thành trung tâm kinh tế- văn hoá của
vùng Bắc Trung Bộ. Khẩu hiệu hành động: Đổi mới, đoàn kết, dân chủ, kỷ
cương, tăng tốc xây dựng Thành phố Vinh giàu mạnh, văn minh.
- Định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2010 - 2015:
Chỉ tiêu kinh tế: Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16-17%
(của tỉnh 10.5-1%); Trong đó: Dịch vụ: 16-17%; Cơng nghiệp xây dựng:

16.5-17.5%, Nông nghiệp: 5-6%,
Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là:
Dịch vụ: 57-58% (của tỉnh: 38-39%); Công nghiệp - xây dựng: 41 - 42% (của
tỉnh: 39-40%) ; Nông nghiệp: 0.5-1% (của tỉnh: 21-22%)
Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 92-94 triệu
đồng/người /năm, tương đương 3.850 USD (cả nước 2.100 USD). Tổng vốn
đầu tư phát triển trên địa bàn dự kiến: 63.000- 65.000 tỷ đồng (của tỉnh
160.000- 180.000 tỷ đồng).
- Định hướng văn hoá xã hội:
+Về giáo dục và đào tạo:
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo theo hướng tồn diện, đồng bộ
từ bậc phổ thơng đến giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề. Củng cố, nâng cấp
các cơ sở giáo dục, đào tạo hiện có; khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các
cơ sở giáo dục, đào tạo có chất lượng cao. Quan tâm việc ứng dụng tin học
trong dạy và học, trang bị đủ các thiết bị cho công tác dạy học và quản lý.


Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học, tạo bước chuyển mạnh mẽ chất
lượng giáo dục, nhất là chất lượng mũi nhọn. Tăng đầu tư ngân sách, huy
động các nguồn lực để xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia;
nâng cao hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng. Xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đảm bảo về chất lượng và số lượng.
Đẩy mạnh cơng tác xã hội hố giáo dục, đào tạo khuyến khích phát
triển các cơ sở giáo dục, đào tạo ngồi cơng lập theo quy hoạch. Mở rộng phát
triển đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề để cung cấp nguồn nhân lực có chất
lượng cao cho thành phố, tỉnh và khu vực. Thu hút đầu tư, tạo điều kiện xây
dựng, phát triển, mở rộng quy mô các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn phấn đấu đưa Vinh sớm trở thành
một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của cả nước. Đến 2015,
Thành phố Vinh có 11 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 8 trường trung cấp

và dạy nghề.
+ Về văn hố xã hội: Xây dựng mơi trường văn hoá thành phố lành
mạnh, tiến bộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng nhân dân tham gia các
hoạt động và hưởng thụ văn hố. Khơng ngừng phát triển và nâng cao chất
lượng văn hoá, làm cho bộ mặt văn hoá, xã hội của người dan Thành phố
ngày càng tiến bộ, văn minh. Xây dựng và phát triển văn hố đơ thị, đẩy
mạnh phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Chỉ đạo
xây dựng mơ hình phường, xã văn hố. Đẩy mạnh XHH hoạt động TDTT
quần chúng và thể thao thành tích cao. Phấn đấu 100% trường học thực hiện
giáo dục thể chất; trên 30% người dân tham gia hoạt động thể thao thường
xun.
Đẩy mạnh cơng tác phịng chống TNXH, đặc biệt là ma tuý. Xây dựng
và đưa trung tâm quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện


vào hoạt động. Có các giải pháp hữu hiệu để quản lý và kiềm chế tối đa đối
tượng nghiện ma tuý mới phát sinh.
Giữ vững chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường thuận lợi cho
phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các
chủ trương của Đảng và Nhà nước về quốc phòng an ninh. Tiếp tục xây dựng
và nâng cao chất lượng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, cụm tuyến
an toàn. Phát động toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Đẩy mạnh công tác
phịng ngừa, tấn cơng truy qt tội phạm và các TNXH như tham nhũng, buôn
lậu, ma tuý và giảm tai nạn giao thông.
1.3. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.3.1. Dạy học và hoạt động dạy học
1.3.1.1. Dạy học
Dạy học là một khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và của
người học. Hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một
q trình thống nhất. Trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo còn hoạt

động học giữ vai trị tích cực, chủ động.
Dạy học là con đường cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục xã hội.
Học tập là cơ hội quan trọng nhất giúp mỗi cá nhân phát triển thành đạt trong
nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI
1.3.1.2. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học gồm hai hoạt động dạy của Thầy và hoạt động học
của học sinh. Hai hoạt động này ln ln gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại
trong quá trình giáo dục tổng thể của nhà trường
- Hoạt động dạy: Là tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học sinh lĩnh
hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Vai trò chủ đạo của
hoạt động dạy được thể hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập
của học sinh, giúp họ nắm kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. Hoạt động


dạy có chức năng kép là truyền đạt thơng tin và điều khiển hoạt động học. Nội
dung dạy học theo chương trình quy định.
- Hoạt động học: Là quá trình học sinh tự điều khiển tối ưu sự chiếm
lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát
triển nhân cách. Vai trò tự điều khiển của hoạt động học thể hiện ở sự tự giác,
tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển của Thầy
nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Khi chiếm lĩnh được khái niệm khoa
học bằng hoạt động tự lực, sáng tạo, HS đồng thời đạt được ba mục đích bộ
phận: phát triển trí tuệ, phát triển tư duy và năng lực hoạt động trí tuệ, hình
thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách.
1.3.2. Quản lý và quản lý hoạt động dạy học
1.3.2.1 . Quản lý
Quản lý là một hoạt động đặc trưng bao trùm lên mọi mặt đời sống xã
hội, là công việc vô cùng quan trọng, nhưng rất khó khăn và phức tạp. Sở dĩ
như vậy, vì cơng tác quản lý liên quan đến nhân cách của nhiều cá nhân trong
tập thể xã hội, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm và cuộc sống

của mỗi một con người.
Thực tế khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Do đối tượng quản lý rất đa
dạng, phong phú, phức tạp, tùy thuộc từng lĩnh vực hoạt động cụ thể và ở mỗi
giai đoạn phát triển xã hội khác nhau cũng có quan niệm khác nhau, nên định
nghĩa về quản lý cũng có sự khác nhau:
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Quản lý là chức năng và hoạt
động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã
hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo
đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó”.


- Còn theo Mary Parker Follet, “quản lý là nghệ thuật khiến công việc
được thực hiện thông qua người khác”.
- Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý
là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý)
đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức đó vận hành và đạt được mục đích của mình”.
- Theo Bách khoa tồn thư Liên Xô (cũ) : Quản lý là chức năng của hệ
thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (Kĩ thuật, sinh vật, xã hội) Nó
bảo tồn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động.
- Định nghĩa kinh điển nhất : Quản lý là tác động có định hướng, có
chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị
quản lý) trong một số chức năng nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích tổ chức.
- Theo quan điểm hệ thống: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định
hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trong
điều kiện biến đổi của môi trường.
- Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt gắn với lao động tập

thể và kết quả của sự phân công lao động xã hội, nhưng lao động quản lý lại
có thể phân chia thành hệ thống các dạng lao động xác định mà theo đó chủ
thể quản lý có thể tác động đối tượng quản lý. Các dạng hoạt động xác định
này được gọi là các chức năng quản lý. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong
mọi quá trình quản lý, người cán bộ quản lý phải thực hiện một dãy chức
năng quản lý kế tiếp nhau một cách logic bắt đầu từ lập kế hoạch tổ chức, chỉ
đạo thực hiện và cuối cùng là kiểm tra đánh giá. Quá trình này được tiếp diễn
một cách tuần hồn. Chu trình quản lý bao gồm các chức năng cơ bản sau:
+ Lập kế hoạch;


×