Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO dục kỹ NĂNG tự PHÒNG vệ CHO TRẺ 5 6 TUỔI ở TRƯỜNG mầm NON và đề XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.78 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHÒNG VỆ
CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC


Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng tự phòng vệ cho trẻ 5-6
tuổi ở 2 trường mầm non Chu Lai và Yên Trung B và đề xuất
một số biện pháp khắc phục thực trạng.
Khách thể khảo sát
Điều tra được tiến hành trên 30 giáo viên đang trực tiếp dạy
trẻ 5-6 tuổi tại 2 trường MN: trường MN Chu Lai, Yên Trung
B và trên tổng 40 trẻ 5-6 ở 2 trường.
Nội dung khảo sát
Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục tự
phòng vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở 2 trường mầm non.
Thực trạng giáo dục kĩ năng tự phòng vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở 2
trường mầm non
Thực trạng mức độ kĩ năng tự phòng vệ của trẻ 5-6 tuổi ở 2
trường mầm non
Phương pháp khảo sát


Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát quá trình giáo viên
rèn luyện trẻ một số kĩ năng tự phòng vệ cho trẻ thông qua
các hoạt động:
Chế độ sinh hoạt hàng ngày: quan sát trẻ ăn uống, ngủ nghỉ,
vui chơi
Hoạt động học: quan sát các giờ học như tạo hình, âm nhạc,
khám phá khoa học
Hoạt động vui chơi: quan sát trẻ sử dụng đồ chơi, cách chơi


của trẻ
Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với GV về những vấn đề có liên quan đến đề tài
Trò chuyện với trẻ về những vấn đề có liên quan đến đề tài
Phương pháp điều tra bằng Anket: Dùng phiếu điều tra nhằm
thu thập những ý kiến của giáo viên về việc giáo dục kĩ năng
tự phòng vệ cho trẻ 5-6 tuổi
Cách tiến hành:
Lập phiếu điều tra, xác định đối tượng điều tra(GV)


Phát phiếu điều tra cho GV
Thu phiếu và xử lí kết quả
Phân tích kết quả thực trạng
-Thực trạng mức độ nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ
năng tự phòng vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN
Sau khi tiến hành điều tra trên 30 giáo viên đang giảng dạy tại
các lớp 5-6 tuổi của 2 trường MN: trường MN Chu Lai và
trường MN Yên Trung B chúng tôi thu được kết quả như sau:
Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của
việc giáo dục kĩ năng tự phòng vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
MN
STT

Vai trò

Ý kiến lựa

Tỉ lệ


chọn
1

Rất cần thiết

20/30

66,7

2

Cần thiết

10/30

33,3

3

Không cần

0/30

0

thiết


Quan sát bảng 1 ta có thể thấy hầu hết giáo viên đều nhận
thức rất rõ về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng tự

phòng vệ cho trẻ 5-6 tuổi. Hầu hết GV đều cho rằng nó rất cần
thiết( 66,7), 33,3% cho rằng cần thiết và không GV nào cho
rằng việc giáo dục kĩ năng tự phòng vệ không cần thiết. Như
vậy, ta có thể thấy rằng ở trường MN, việc giáo dục kĩ năng tự
phòng vệ cho trẻ 5-6 tuổi là rất được quan tâm, nó thực sự
hữu ích trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường
MN.
Quan điểm của giáo viên về các biểu hiện kĩ năng tự phòng
vệ cho trẻ
ST

Các nội dung

T

1

Số

Tỉ

lượn lệ(%

Là những kĩ năng tâm lí xã hội có liên

g

)

5


16,7

quan đến tri thức, những giá trị và thái
độ làm cho trẻ giải quyết những thách
thức trong cuộc sống
2

Là các nguyên tắc bảo vệ cơ thể

3

10

3

Là năng lực thực hiện các hành động

22

73,3


đúng, an toàn để tránh xa những mối
nguy hiểm, gây hại cho bản thân trẻ
4

Là khả năng xử lí các tình huống trong

0


0

cuộc sống hàng ngày

Từ bảng trên cho ta thấy hầu hết giáo viên( 73,3%) đều nhận
thức được khái niệm của kĩ năng tự phòng vệ cho trẻ. Có thể
hiểu rằng: KNTPV là năng lực thực hiện các hành động đúng,
an toàn để tránh xa những mối nguy hiểm, gây hai cho bản
thân trẻ.


Nhận thức của giáo viên về một số nội dung giáo dục kỹ
năng tự phòng vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi:
CÁC MỨC ĐỘ
Các nội dung

Hoàn

Phân vân Không đồng ý

toàn đồng
ý
SL

%

S

%


SL

%

0

0

10 33,3

0

0

66, 10 33,3

0

0

0

0

0

0

L

Giáo dục cho trẻ hiểu 10
nguy hiểm đến từ

33, 20 66,7
3

chính mình
Giáo dục cho trẻ biết 66,
nguy cơ tiềm ẩn đến

50

7

từ môi trường
Giáo dục cho trẻ kĩ

20

năng an toàn khi

7

chơi
Giáo dục cho trẻ kĩ

30

100


0

0

20

66, 10 33,3

năng tránh bị người
lạ xâm hại
Giáo dục cho trẻ kĩ


năng an toàn giao

7

thông
Giáo dục cho trẻ kĩ

15

50

15

50

0


0

năng sử dụng vật
dụng, vật liệu hợp lí

Từ bảng 3 ta thấy nội dung “ giáo dục cho trẻ kĩ năng tránh bị
người lạ xâm hại” đạt được sự đồng ý tuyệt đối ( 100%),
ngoài ra thì 2 nội dung “giáo dục cho trẻ kĩ năng an toàn khi
chơi” và “giáo dục cho trẻ kĩ năng an toàn giao thông” cũng
chiếm tỉ lệ tương đối cao (66,7%).
Nhận thức của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo
dục KNTPV của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non:
ST

Các yếu tố ảnh hưởng

SL

T
1

Tỉ lệ
( %)

Biện pháp giáo dục của giáo viên

20/3

66,7


0
2

Hành vi của bố mẹ và các thành viên
khác trong gia đình

25/3
0

83,3


3

Phương tiện thông tin đại chúng

10/3

33,3

0
4

Đặc điểm lứa tuổi, giới tính của trẻ

15/3

50

0

5

Trình độ nhận thức của trẻ

5/30

16,7

Thông qua khảo sát thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng tới
việc giáo dục KNTPV cho trẻ 5-6 tuổi thì hầu hết các giáo
viên đều cho rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
này như: năng lực của giáo viên, trình độ của trẻ, hành vi của
gia đình, người thân…
Nhìn vào bảng 5, ta có thể thấy có tới 83,3% giáo viên cho
rằng hành vi của bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình
ảnh hưởng tới việc giáo dục KNTPV cho trẻ 5-6 tuổi, ngoài ra
thì có 66,7% giáo viên đồng ý là các biện pháp giáo dục của
họ ảnh hưởng tới giáo dục KNTPV cho trẻ.
Điều đó đã chứng tỏ giáo viên đã có những hiểu biết về các
yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục KNTPV cho trẻ.
- Một số phương pháp và hình thức giáo viên của trường
mầm non Chu Lai và Yên Trung B thường sử dụng để giáo
dục kĩ năng tự phòng vệ cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non


- Một số biện pháp giáo viên của trường mầm non Chu Lai và
Yên Trung B thường sử dụng để giáo dục kĩ năng tự phòng vệ
cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non
Phương pháp dùng lời: ở 2 trường MN, giáo viên đều sử dụng
phương pháp này là chủ yếu. Họ đưa ra một số câu hỏi, câu

đố, những nhiệm vụ để trẻ giải quyết, thực hiện. Tuy nhiên,
cách đặt câu hỏi của giáo viên chưa thực sự hợp lí, rất ít
những câu hỏi mở, mức độ biều cảm ngôn ngữ của cô chưa
phù hợp với nội dung cô đưa ra.
Phương pháp trực quan: trong tiết học khám phá môi trường
xung quanh, giáo viên trường MN Chu Lai cho trẻ xem hình
ảnh của một số tín hiệu giao thông
Phương pháp tạo tình huống: giáo viên của 2 trường có tạo
một số tình huống nguy hiểm dễ xảy ra trong sinh hoạt hằng
ngày trẻ tránh gặp phải như: giáo viên hỏi nếu chạy nhanh mà
gặp phải vũng nước thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đưa ra một số
những lời khuyên, lời rặn giúp trẻ tránh tình huống nguy hiểm
đó. Một số tình huống giáo viên đưa ra vẫn chưa đủ để giúp
trẻ có nhiều kĩ năng tự phòng vệ.


Phương pháp thực hành trải nghiệm: trẻ của 2 trường đều
được thực hành một số trò chơi giúp trẻ rèn luyện thể chất và
cũng có một số trò chơi rèn luyện kĩ năng tự phòng vệ như:
trò chơi “nhanh trí”, “vượt chướng ngại vật”
Phương pháp đóng vai theo chủ đề: đây là phương pháp mà
giáo viên cả 2 trường đều sử dụng thường xuyên nhưng không
linh hoạt, sáng tạo.
- Một số hình thức giáo viên của trường mầm non Chu Lai và
Yên Trung B thường sử dụng để giáo dục kĩ năng tự phòng vệ
cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non
Giáo viên giáo dục KNTPV cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tích
hợp,lồng ghép KNTPV cho trẻ trong các tiết học
Đối với trẻ mầm non, rèn kĩ năng sống cho trẻ là rèn luyện kĩ
năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, thói quen

và kĩ năng làm việc sinh hoạt theo nhóm , rèn luyện sức khoẻ
và ý thức bảo vệ bảo vệ sức khoẻ,kĩ năng phòng chống tai nạn
, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá ….Một trong những kĩ
năng đó là kĩ năng tự phòng vệ vô cùng cần thiết . Ngay từ
nhỏ, trẻ cần được giáo dục kĩ năng ứng biến khi gặp các tình
huống khó khăn . Đó chính là những kĩ năng mà trẻ cần được


trang bị để đề phòng bất trắc xảy ra.Chính vì vậy, hiện nay rất
nhiều trường MN đưa nội dung giáo dục KNTPV gắn vào các
chủ điểm trong năm một cách phù hợp để dạy trẻ. Đặc biệt,
những tiết học có sự lồng ghép, đan cài những nội dung đó
giúp trẻ có tập trung, hứng thú hơn với bài giảng của cô.
Tại cả 2 trường mầm non Chu Lai và trường MN Yên Trung
B, giáo viên đã lồng ghép nội dung tích hợp vào một số các
tiết học để giáo dục cho trẻ KNTPV, ví dụ: trước mỗi giờ hoạt
động ngoài trời, giáo viên có lưu ý, nhắc nhở trẻ kĩ năng an
toàn khi ra sân chơi; trong giờ tạo hình, giáo viên có lưu ý về
cách cầm kéo… tuy nhiên, nội dung giáo dục KNTPV mà
giáo viên cung cấp còn khá sơ sài, hạn chế, có nhắc nhở
nhưng không in sâu để cho trẻ ghi nhớ.
Giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi nhằm giáo dục KNTPV
Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ
đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ
được đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ đóng vai và tái
hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những
kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ
thể hiện qua họat động vui chơi. Chính vì vậy, ở một số



trường MN đều lựa chọn hoạt động vui chơi không chỉ để giải
trí mà còn để nâng cao một số kĩ năng tự phòng vệ .
Đối với trường mầm non Chu Lai, các trò chơi mà giáo viên
tổ chức phần lớn chỉ mang ý nghĩa rèn luyện và phát triển thể
chất cho trẻ mà rất ít trò chơi mang nội dung giáo dục
KNTPV.
Ở trường mầm non Yên Trung B, tần suất giáo viên sử dụng
trò chơi mang nội dung giáo dục KNTPV cho trẻ nhiều hơn
trường Chu Lai, ví dụ: trong trò chơi “em tập lái ô tô” giáo
viên đã dạy trẻ kĩ năng an toàn khi tham gia giao thông.
Giáo viên phối hợp với phụ huynh :
Sau mỗi buổi học, giáo viên và phụ huynh thường trao đổi với
nhau về trẻ, đó là thời gian GV đưa ra những lời khuyên,
những biểu hiện… giúp phụ huynh nắm bắt rõ tình trạng của
con họ.
Ởcả 2 trường mầm non, giáo viên và phụ huynh đều có sự
trao đổi với nhau nhưng còn rất hạn chế, đặc biệt là vấn đề
liên quan đến KNTPV càng không được phụ huynh quan tâm
nhiều nên việc giáo viên muốn đề cập cũng rất khó khăn. Có


rất ít phụ huynh có thời gian trao đổi, thảo luyện với giáo viên
về vấn đề này.
Thực trạng kĩ năng tự phòng vệ của trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non Chu Lai và Yên Trung B
- Tiêu chí đánh giá kĩ năng tự phòng vệ của trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non Chu Lai và trường mầm non Yên Trung B
Tiêu chí 1( 5 điểm): trẻ có kĩ năng an toàn khi chơi
-Mức độ cao (5 điểm): trẻ biết cách chơi và cẩn thận khi chơi
đùa. Biết cách thay phiên nhau chơi và không xô đẩy trong

khi sử dụng đu quay hoặc cầu trượt tại sân chơi. Đặc biệt là
trẻ nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Mức độ TB( 3 điểm): trẻ biết cách chơi tuy nhiên trong quá
trình chơi còn nô đùa, tranh giành, không nhường nhịn nhau.
Mức độ thấp( 1): trẻ không biết cách chơi an toàn, luôn nô
đùa, chạy nhảy, không làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Tiêu chí 2( 5điểm): trẻ có kĩ năng tránh bị người lạ xâm hại
đến cơ thể mình


Mức độ cao( 5 điểm): trẻ có những kiến thức cơ bản về giới
tính như: nhận biết các vùng nhạy cảm trên cơ thể, bảo vệ cơ
thể trước sự đụng chạm của người khác. Bên cạnh đó trẻ biết
cách ứng xử khi có người lạ xâm hại đến cơ thể mình.
Mức độ TB( 3 điểm): trẻ nhận chỉ nhận biết được một số ít
các vùng nhạy cảm trên cơ thể mình, chưa hiểu rõ được tầm
quan trọng của việc bảo vệ cơ thể
Mức độ thấp( 1 điểm): trẻ không có kiến thức về giới tính,
khả năng xử lí tình huống còn hạn chế khi gặp người lạ có
hành vi xâm hại đến cơ thể
Tiêu chí 3( 5điểm): Trẻ có kĩ năng an toàn khi tham gia
giao thông
Mức độ cao( 5 điểm): trẻ nhận biết được đèn giao thông, khi
đi trên đường cần đi ở vỉa hè hoặc đi bên phải đường, khi qua
đường biết nhờ người lớn dẫn.
Mức độ TB( 3 điểm): trẻ nhận biết được đèn giao thông, tuy
nhiên trẻ chưa phân biệt được bên phải và bên trái đường
Mức độ thấp ( 1 điểm): trẻ không phân biệt được đèn giao
thông, không xác định được vỉa hè, bên phải, bên trái đường.



Tiêu chí 4( 5 điểm): trẻ sử dụng các vật dụng, vật liệu an
toàn
Mức độ cao( 5 điểm): trẻ nhận biết được sự nguy hiểm của
những dị vật là hạt dưa, hạt bí, hạt dẻ, hướng dương, đậu
phộng, tăm xỉa rang, cúc áo… và những thiết bị nguy hiểm:
dao, kéo, ổ điện, bật lửa…
Mức độ TB( 3 điểm): trẻ chỉ biết được những thiết bị nguy
hiểm như: dao kéo, ổ điện, còn những dị vật thì trẻ vẫn chưa
nhận thức được sự nguy hiểm có chúng.
Mức độ thấp( 1 điểm): trẻ không biết được sự nguy hiểm của
các vật dụng vật liệu, thiết bị, các dị vật đã nêu trên.
- Thang đánh giá kĩ năng tự phòng vệ của trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non Chu Lai và trường mầm non Yên Trung B
+Mức độ 1 (cao): 8-10 điểm
+Mức độ 2 (TB): 5-7 điểm
+Mức độ 3 (thấp): < 5 điểm
- Phân tíchkết quả khảo sát thực trạng kĩ năng tự phòng vệ
của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Chu Lai và Yên Trung B


Chúng tôi tiến hành đo mức độ thành thạo kĩ năng tự phòng
vệ của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Chu Lai và Yên Trung
B thông qua việc quan sát quá trình chơi của cá nhân ở góc
phân vai, hoạt động tập thể, hoạt động học để nắm bắt được
mức độ thành thạo của từng trẻ.
Sau khi kết thúc quá trình khảo sát, dựa vào tiêu chí đánh giá
đã trình bày ở mục 5.3.1 chúng tôi thống kê và khái quát kết
quả mà trẻ đạt được trên từng tiêu chí trên bảng số liệu sau

đây:


Trường mầm non Chu Lai
Kết quả khảo sát thực trạng kĩ năng tự phòng vệ của trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non Chu Lai
STT

SỐ

TC

TRẺ

MỨC ĐỘ
TỐT

TRUNG

YẾU

BÌNH
1

20

TC1

10


7

3

3,75

2

20

TC2

5

5

10

2,95

3

20

TC3

5

8


7

2,8

4

20

TC4

4

11

5

2,9

Dựa vào bảng 6 về thực trạng kĩ năng tự phòng vệ của trẻ 5-6
tuổi ở trường MN Chu Lai qua 4 tiêu chí chúng tôi rút ra một
số nhận xét như sau:
Tiêu chí 1:trẻ của trường MN Chu Lai đạt mức độ khá tốt
Trong quá trình quan sát hoạt động vui chơi, có một số trẻ có
kĩ năng chơi rất an toàn, sử dụng đồ dùng đồ chơi và có
những cách xử lí tình huống mà cô giáo tạo ra rất thú vị, hợp


lí, đảm bảo an toàn. Chẳng hạn như bé Bảo Anh, bé tham gia
trò chơi cùng các bạn ở ngoài sân, khi thấy bạn Quang Minh
nhặt được một viên bi bé đã kịp thời báo cho cô giáo biết “

con thưa cô bạn Quang Minh nhặt được viên bi rồi cho vào
miệng ạ!”. Như vậy là bé Bảo Anh đã nhận thức được sự nguy
hiểm của việc cho viên bi vào miệng và còn kịp thời báo cho
cô giáo biết nữa. Hay bé Linh Thư, trong giờ khám phá môi
trường xung quanh đã kể được rất nhiều những đồ dùng, dị
vật nguy hiểm xung quanh bé như “ dao, kéo, ổ điện, vật có
đầu nhọn.”Đó chính là biểu hiện của KNTPV.
Tiêu chí 2: trẻ đạt mức trung bình khá
Các trẻ đạt mức độ trung bình thì đều có kĩ năng chơi an toàn,
một số những kiến thức cơ bản về giới tình, về sự nguy hiểm
của các vật dụng, vật liệu nhưng cách xử lí tình huống khi gặp
nguy hiểm thì chưa linh hoạt, đôi lúc mất tập trung, không
lắng nghe, chú ý sự hướng dẫn của cô giáo. Cụ thể là ở góc
gia đình, khi đặt tình huống là “ người lạ đến gõ cữa thì nên
làm gì?”, phần lớn trẻ đều phải nhờ có sự gợi ý, giúp đỡ của
cô giáo mới có thể đưa ra cách xử lí an toàn.Ở mức độ yếu thì
trẻ không nắm được những kiến thức cơ bản mà cô cung cấp,
từ đó cũng không có kĩ năng tự phòng vệ cho bản thân mình


như:một số trẻ không biết được bên phải bên trái, không biết
cơ quan sinh dục là vùng nhạy cảm, không biết cách cầm kéo.
Tiêu chí 3: trẻ chỉ đạt mức trung bình yếu
Một vài trẻ không thể nhận biết được đâu là bên phải đường,
đâu là bên trái đường, không biết phần đường dành cho người
đi bộ là vỉa hè.
Tiêu chí 4: trẻ cũng chỉ đạt mức trung bình yếu
Một số trẻ không biết cầm kéo như thế nào, kĩ năng sử dụng
kéo rất kém, đặc biệt là một số trẻ trai rất hay lấy những dị vật
nhỏ cho vào miệng như: cúc áo, đất nặn, sáp màu.

Như vậy kết quả trên cho thấy, kĩ năng tự phòng vệ của trẻ ở
trường mầm non Chu Lai là rất thấp. điều này có thể dễ hiểu
vì do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế cùng với đó là những
chương trình, tại liệu liên quan đến giáo dục KNTPV còn quá
ít, dẫn tới việc trẻ không được tiếp xúc, học tập thường xuyên
thì không thể nào đạt được những kĩ năng cơ bản để tự phòng
vệ cho bản thân.
Trường mầm non Yên Trung B


Kết quả khảo sát thực trạng kĩ năng tự phòng vệ của trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non Yên Trung B
ST

SỐ

T

TR

TC

MỨC ĐỘ
TỐT


1

20


TRUNG

YẾU

BÌNH
TC

12

5

3

3,9

7

6

7

3,0

6

10

4

3,2


5

11

4

3,1

1
2

20

TC
2

3

20

TC
3

4

20

TC
4


Dựa vào bảng 7 về thực trạng kĩ năng tự phòng vệ của trẻ 5-6
tuổi ở trường MN Yên Trung B qua 4 tiêu chí chúng tôi rút ra
một số nhận xét như sau:
Tiêu chí 1: trẻ của trường MN Yên Trung B có kĩ năng chơi
khá tốt


Chẳng hạn như: bé Ngọc Ánh trong giờ chơi luôn chơi những
trò chơi nhẹ nhàng, không chen lấn, xô đẩy và đặc biệt biết
nhường nhịn các bạn khác. Hay bé Đức Minh nhận biết được
rất nhiều biển báo, tín hiệu giao thông. Còn bé Thảo Vy biết
rất nhiều kiến thức cơ bản về sức khỏe giới tính vì mẹ bé làm
bác sĩ…
Tiêu chí 2: trẻ đạt mức độ trung bình
Kĩ năng này còn khá hạn chế, nhiều trẻ chưa thể phân biệt
được người lạ, người quen, chưa biết cách ứng xử, giải quyết
những tình huống giáo viên đưa ra
Tiêu chí 3: trẻ đạt mức độ trung bình
Một số trẻ biết rất nhiều biển báo, luật an toàn giao thông
nhưng cũng có rất nhiều trẻ không phân biệt được bên phải
bên trái đường, đường dành cho người đi bộ
Tiêu chí 4: trẻ đạt mức độ trung bình
Hầu như là trẻ đều biết cách sử dụng dao, kéo an toàn, chỉ có
một số trẻ hiếu động, nghịch ngợm thường hay nghịch những
dị vật nguy hiểm trong lớp học, đặc biệt cũng hay cho vào
miệng.


Nhìn vào biểu đồ ta thấy, ở 2 tiêu chí( TC1,TC3,TC4) trường

MN Yên Trung B đều hơn. Ở TC2 có sự chênh lệch khá lớn
giữa 2 trường, trường Chu Lai hơn 0,95 điểm. Từ biểu đồ ta
thấy có sự phân bố không đồng đều giữa các mức độ của
trường MN Chu Lai còn ở trường MN Yên Trung B có sự
đồng đều hơn, tuy nhiên xét một cách tổng thể thì cả 2 trường
đều chỉ đạt mức trung bình.
Những khó khăn giáo viên trường MN Chu Lai và Yên Trung
B gặp phải:
ST

Khó khăn

SL

Tỉ lệ(%)

Trình độ, khả năng , kinh

25

83,3

0

0

12

40


10

33,3

T
1

nghiệm của giáo viên
2

Thời gian giáo dục hạn
chế

3

Chưa có sự quan tâm phối
hợp của phụ huynh

4

Chương trình, tài liệu về
nội dung giáo dục KNTPV
cho trẻ còn hạn chế


5

Cơ sở vật chất không đầy

20


67,3

đủ

Để thực hiện các biện pháp giáo dục KNTPV cho trẻ ở trường
mầm non Chu Lai và Yên Trung B phải gặp rất nhiều khó
khăn, thách thức. Trước hết là:
Trình độ, khả năng , kinh nghiệm của giáo viên
Có đến 83,3% giáo viên nhận thấy rằng khả năng, vốn hiểu
biết của mình về KNTPV của trẻ còn nhiều hạn chế, khả
năng vận dụng các biện pháp giáo dục KNTPV còn chưa linh
hoạt sáng tạo. Có giáo viên cho rằng họ chưa dành nhiều thời
gian để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến KNTPV của trẻ.
Chị Nguyễn Thị Loan cho biết đôi khi giáo viên cung cấp
kiến thức về KNTPV cho trẻ nhưng còn mờ nhạt nên chưa đạt
được hiệu quả cao trong việc giáo dục.
Cơ sở vật chất không đầy đủ
67,3% giáo viên đều cho rằng cơ sở vật chất của trường mình
còn hạn hẹp, không đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
cần thiết phục vụ cho quá trình học tập và vui chơi. Điều này


là do kinh tế của địa phương còn khó khăn, chưa dành được
nhiều sự quan tâm từ chính quyền, người dân.
Chưa có sự quan tâm phối hợp của phụ huynh
Có 40% giáo viên cho rằng thiếu sự phối hợp, trao đổi giữa họ
và phụ huynh. Có một số lí do dẫn tới việc này: do ở quê nên
nhiều gia đình gần nhau,tin tưởng nhau nên có thể nhờ nhau
đi đón con của mình dẫn tới việc không thể trao đổi thường

xuyên với giáo viên, nhận thức của phụ huynh về tầm quan
trọng của việc giáo dục KNTPV còn yếu,…
Chương trình, tài liệu về nội dung giáo dục KNTPV cho trẻ
còn hạn chế
33,3% giáo viên cho rằng họ thiếu chương trình, tài liệu tham
khảo liên quan đến giáo dục KNTPV cho trẻ
Tất cả các giáo viên đều đồng tình là thời gian giáo dục
không gây khó khăn đối với họ
Qua những phân tích trên cho thấy trong quá trình giáo dục
KNTPV cho trẻ giáo viên gặp không ít những khó khăn. Tuy
nhiên với một số nguyên nhân như thiếu sự quan tâm phối


×