Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 30 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Dù cho tóc có ngả màu.
Yêu nghề mến trẻ khắc sâu trong lòng.
Trồng người với cả chữ Tâm.
Ươm bao thế hệ xanh mầm lớn lên.
Đối với cô giáo mầm non lòng yêu nghề mến trẻ chính là điều kiện, tiêu chuẩn đầu tiên trong
hệ thống những tiêu chuẩn và chuẩn mực của một người giáo viên mầm non. Bản thân tôi
vẫn luôn tâm đắc những câu thơ trên để rồi mang trong mình tình yêu trẻ thơ, để cố gắng
vượt qua mọi khó khăn vất vả trong quá trình học tập để trở thành cô giáo mầm non và trải
qua những năm công tác đầu tiên của sự nghiệp trồng người. Trải qua quá trình học tập và
công tác tôi hiểu được rằng giáo dục Mầm non không chỉ là một khoa học mà còn là cả một
nghệ thuật. Chính vì lý do đó mà cô giáo mầm non phải có năng lực toàn diện, có những
phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ cao cả mà xã hội giao phó, đó là đào tạo
cho thế hệ trẻ 5-6 tuổi phát triển một cách toàn diện.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta có sự phát triển không
ngừng làm cho ngành Giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng từng bước được
củng cố và phát triển.
Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của
công nghiệp hoá - hiện đại hoá; Mục đích chung của của Giáo dục mầm non là phát triển tất
cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người,
một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà của trẻ về các mặt: thể chất, ngôn
ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm - xã hội. Mặt khác chuẩn bị nền móng vững chắc cho trẻ
bước vào những cấp học tiếp theo. Nhưng để làm được những việc như trên không phải là
việc làm đơn giản nó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải người có phẩm chất năng lực
toàn diên để nắm bắt được khả năng, tâm tư, nguyện vọng sở thích của trẻ để từ đó luôn suy
nghĩ tìm tòi ra những phương pháp mới để hấp dẫn trẻ. Đối với trẻ, trường mầm non chính là
gia đình là chỗ dựa tinh thần bền vững nhất, tin cậy nhất và có sức hấp dẫn nhất
Đồ chơi học tập giữ một vai trò rất quan trọng các hoạt động vui chơi của trẻ nhỏ. Đồ
chơi (ĐC) học tập không chỉ là phương tiện giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi. Nhu cầu khám
phá thế giới xung quanh mà còn là phương tiện giáo dục cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ mẫu giáo


rất là hiệu quả. Ở lứa tuổi Mầm non(MN), trẻ luôn có nhu cầu chơi với những đồ chơi có
nhiều màu xắc đẹp, đa dạng về chủng loại, nguyên vật liệu phong phú và hấp dẫn trẻ khám
phá, tìm hiểu. Mở rộng vốn tư duy về thế giới xung quanh và phát triển được tư duy nó là
vốn tư duy suy luận, phán đoán của trẻ, vố tư duy logic của trẻ từ 5-6 tuổi. Muốn thỏa mãn
được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên Mầm non (GVMN) phải biết lựa chọn và thiết kế
nhiều đồ chơi mới lạ, hấp dẫn phù hợp với nội dung học, phù hợp với tình huống giáo dục
trong các hoạt vui chơi, hoạt động học có chủ đích trong trường mầm non, kích thích sự phát
triển tư duy logic của trẻ
Đồ chơi học tập rất quan trọng trong việc dạy học của cô và trẻ trong trường Mầm
non, vì đồ chơi học tập kích thích sự ham khám phá tìm tòi, tìm hiểu các hiện tượng về vốn
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

1


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
tư duy suy luận, phán đoán về thế giới xung quanh trẻ thông qua trò chơi học tập kích thích
sự phát triển tư duy logic của trẻ trong giờ học chính và trong hoạt động của các góc. Qua tiết
dạy của cô và qua các trò chơi học tập của trẻ có thể thỏa mãn nhu cầu khám phá cái mới, tư
đó trẻ thích suy luận phán đoán sự chuyển biến của thế giới sự vật, sự việc sảy ra xunh quanh
trẻ. Qua trò chơi học tập giúp trẻ nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc phát triển yếu tố tư
duy logic cho trẻ 5-6 tuổi rất quan trọng để từ đây trẻ có thể lĩnh hội được cái mới, khám phá
cái mới, để phù hợp với lưới tuổi của trẻ .
Đồ chơi học tập có ý nghĩa rất quan trọng vì thông qua những đồ chơi học tập trẻ sẽ
lĩnh hội hội kiến thức có logic của những đồ chơi rất có ích cho việc học của trẻ. Đồ chơi học
tập là chơi ở các góc chơi lúc đó trẻ sẽ tự mình chơi, khám phá ra bản chất của đồ chơi, công
dụng của đồ chơi vào trong tiết học có chủ đích qua phần dạy của giáo viên sử dụng đồ chơi
học tập để dạy và qua các tiết học trẻ sẽ lĩnh hội tư duy logic của trẻ được phát triển nhiều

hơn. Giáo viên các trường mầm non mà tôi đang công tác hiện nay có sử dụng và áp dụng
vào các tiết học và các góc chơi một số đồ chơi học tâp. Nhưng riêng bộ đồ chơi cài cúc và
lồng hộp để phát triển yếu tố tư duy logic của trẻ 5-6 tuổi thì chưa sử dụng vì các giáo viên
chưa có mẫu để làm và thiết kế. Chính vì thế chưa phát huy được sự phán đoán suy luận. Tại
sao các giáo viên của đơn vị đang công tác trên địa bàn Huyện krông ANa chưa thật sự sáng
tạo trong việc thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6
tuổi, thực hiện thiết kế bộ đồ chơi này học gặp những khó khăn và thuận lợi gì ?Từ các lý do
trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu
tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :
Đề tài được thực hiên mục đích tìm hiểu về vấn đề “ Thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và
lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” Nghiên cứu
cơ sỡ lý luận của việc thết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy
logic cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Khảo sát thực trạng : Thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố
tư duy logic cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tại và đề xuất giải pháp
3. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và đồ chơi lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic
cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
4. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài này có thể áp dụng được tại trường, lớp, và tại huyện chúng ta.
Tôi nghiên cứu đề tài này tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Trường Mầm non Sơn Ca – Xã
Dray sáp – Huyện Krông Ana.
5. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Thu nhập được phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm làm rõ
các vấn đề sau, cơ sở lí luận về đồ chơi đặc điểm tính chất vài vai trò, nguyên vật liệu trong
việc thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp để phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ, ý nghĩa
của việc thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp cho trẻ 5 – 6 tuổi

b.Phương pháp nghiên cứu phiếu điều tra:
Tìm hiểu thực hiện đồ chơi học tập nói chung, cài cúc và lồng hộp nói riêng nhằm
phát huy yếu tố tư duy logic cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên mầm non hiện nay
c. Phương pháp quan sát:

GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

2


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm quan sát việc thực hiện. Đồ chơi học tập nói
chung và thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp nói riêng tại 5 lớp trường mầm non Sơn Ca
hiện nay tại xã Dray sap - Huyện Krông A Na
d. Phương pháp đàm thoại :
Tôi sử dụng phương pháp này để: phỏng vấn, trao đổi với các giáo ở trường mầm
non Sơn Ca tại Huyện Krông ANa nhằm thu nhập ý kiến giáo viên về việc thực hiện thiết kế
đồ chơi học tập nói chung và đồ chơi cài cúc và lồng hộp nói riêng.
e. Phương pháp thống kê toán học:
Tôi sử dụng phương pháp này để sử lí các kết quả khảo sát thực trạng thiết kế đồ

chơi học tập nói chung và bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp nói riêng
1. cơ sở lí luận
Lịch sử nghiên cứu trên thế giới :
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vui chơi học tập, lao động là ba hoạt động đặc trưng của con người. Đối với trẻ em, hoạt
động vui chơi giữ vai trò cực kỳ quan trọng “ chơi là cuộc sống của trẻ, tổ chức trò chơi
chính là tổ chức cuộc sống của trẻ “[10]

Từ giữa thế kỷ XIX, cùng với sự ra đời của vườn trẻ đầu tiên trên thế giới do F.Froebel
( 1782-1852), nhà giáo dục người đức sáng lập.Trò chơi mới chính thức được đưa vào như
một phần của chương trình giáo dục trẻ trong nhà trường. Từ đó đến nay trò chơi luôn có
mặt trong chương trình giáo dục trẻ nhỏ ở hầu hết các nước trên thế giới và cũng từ đó việc
nghiên cứu sâu về trò chơi của trẻ nhỏ đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm,
tìm hiểu.Tiêu biểu có các nghiên cứu sau:
 Hướng thứ nhất : nghiên cứu vai trò của trò chơi đối với cuộc sống con người nói chung
và trẻ em nói riêng.Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các công trình nghiên cứu của các
nhà tâm lí học nổi tiếng như : J.Piaget, L.X.Vuwgotsky, Đ.B.Enconin,…các tác giả theo
hướng nghien cứu nàu đã đi sâu phân tích và khẳng định được sự ảnh hưởng tích cực của trò
chơi đối với sự phát triển nhận thức và nhân cách của trẻ nhỏ, chẳng hạn như :
J.Piaget – nhà tâm lí học Thụy Sĩ “ coi trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là
một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ , tạo ra sự thích nghi của trẻ với
môi trường :[10]
L.Vuwgotsky(1896-1934) người Nga cho rằng “ trò chơi giúp trẻ hiểu và thích nghi với
những gì trẻ đã học, vì chúng được tự do chơi và khám phá ý tưởng một cách đầy đủ :[3]
 Hướng thứ hai : nghiên cứu bản chất trò chơi của trẻ nhỏ. Tiêu biểu cho hướng nghiên
cứu này là các tác giả : S.Freud, G.V.Plekhanôp, Đ.B.Enconhin….
Theo S.Freud – bác sỹ người Áo (1856-1933) “ trò chơi của trẻ em là hành vi bản năng
tình dục.Ông cho rằng niềm say mê, mong ước những biểu tượng bí ẩn của trẻ đều liên quan
đến bản băng tình dục, nhưng chúng không được thể hiện trực tiếp trong cuộc sống của trẻ ,
nên chỉ biểu hiện trong những trò chơi. Như vậy Freud đã nhấn mạnh rằng qua trò chơi giải
tỏa những dồn nén, đem lại cho con người hứng khởi, thỏa mãn niềm đam mê “[10]
G.V. Plêkhanôp đã xem “ trò chơi là sợi dây nối liền các thế hệ với nhau và truyền đạt
những kinh nghiệm, những thành quả văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác “[3]

Hướng thứ 3 : nghiên cứu của các nhà giáo dục học về trò chơi. Các tác giả :
A.X.Macarencô, K.Đ.Usinxki…đã khẳng định : vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu
giáo thì việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn .
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca


Trang

3


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
A.X.Macarencô đã viết “ trò chơi có một ý nghĩa quan trọng đối với trẻ. Ý nghĩa này
chẳng khác gì ý nghĩa của sự hoạt động , sự làm việc và sự phục vụ đối với người lớn. Đứa
trẻ thể hịên như thế nào trong trò chơi thì sau này trong phần lớn trường hợp nó cũng thể
hiện như thế trong công việc “[3]
Nhà giáo dục người Nga K.Đ.Uinxki ( 1824-1870) cho rằng “ trẻ chơi là vì chơi , chơi để
mà chơi , chơi mang lại niềm vui cho trẻ. Khi trẻ phải chơi theo sự áp đặt của người lớn thì
lúc ấy trò chơi không còn là trò chơi theo đúng nghĩa của nó nưa “[3]
1.2.Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về trò chơi của trẻ nhỏ của các nhà tâm lí và giáo
dục học trên thế giới. Ở Việt Nam, các tác giả như : Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai,
Nguyễn Thị Oanh, Đào Thanh Âm… trong các công trình nghien cứu của mình , một lần nữa
đã khẳng định vai trò quan trọng của các trò chơi trong việc giáo dục và hình thành nhân
cách cho trẻ nhỏ.
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết thì :’ Không chơi trẻ không phát triển, không chơi đứa
trẻ chỉ tồn tại chứ không phải đang sống. Đối với trẻ em thì vui chơi là một hoạt động tích
cực nhất, nhiều khi còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách hơn cả việc học tập
và lao động:[3]
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà cho rằng “ nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng của hoạt
động vui chơi trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, đặc biệt của trẻ mẫu giáo. Giáo dục học Mg phải
coi vui chơi là phương tiện giáo dục quan trong, to lớn đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách trẻ “[14]
Tác giả Đinh Văn Vang đã viết “ thoạt đầu, chơi chỉ mang tính ngẫu nhiên tình cờ, dần
dần mang tính chủ tâm hơn, đến tuổi Mg , chơi trở thành hoạt động chủ đạo, ảnh hưởng

mạnh đến sự phát triển mọi mặt đời sống tâm lí nhân cách của trẻ “[10]
Như vậy, việc nghiên cứ khẳng định : chơi là phương tiện giáo dục, có tác dụng to lớn
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em của các nhà tâm lí học trên thế giới và ở
Việt Nam là một bước tiến quan trọng. Điều đó giúp nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trò
chơi trẻ em theo nhiều hướng khác nhau. Trong đó việc nghiên cứu đã được nhiều tác giả ở
Việt Nam chú trọng. Tiêu biểu có các hướng nghiên cứu sau :
 Hướng thứ nhất : nghiên cứ về đặc điểm, ý nghĩa của đồ chơi đối với sự phát triển toàn
diện của trẻ, đồng thời phân loại đồ chơi phù hợp với từng lứa tuổi và xay dựng những
nguyên tắc làm ĐCTE. Nhiều tác giả như : Lê Đức Hiền, Đàm Thị Xuyến, Đặng Hồng Nhật ,
Đinh Văn Vang trong các tài liệu (tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ MN hoạt động tạo
hình, hướng dẫn làm ĐC cho trẻ MN, tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MN) đã khẳng định
vai trò của DDC đối với trẻ em .Từ đó họ cho rằng “ ĐC phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lí
của trẻ mới có tác động góp phần phát triển toàn diện ở trẻ” .Vì vậy, để thỏa mãn được nhu
cầu đó của trẻ đòi hỏi GVMN phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ chơi đồ dùng, đồ chơi trong
việc tận dụng nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương phù hợp với nội dung bài dạy,
phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động .
 Hướng thứ hai : Hướng dẫn cách thiết kế một số loại ĐC cho trẻ MN
Nhiều tác giả như : Đặng Hồng Nhật, Trần Thị Thanh Huyền, Đàm Thị Xuyến , nhóm
tác giả Bùi Thị Kim Tuyến – Lê Bích Ngọc, Lương Thị Bình….trong các tài liệu ( làm ĐC,
sáng tạo từ nguyên vật liệu tái sử dụng, hướng dẫn làm ĐC cho trẻ MN, sáng tạo từ vật liệu
thiên nhiên, hơn 100 ý tưởng chơi và sáng tạo …) đã hướng dẫn cho tiết cách thiết kế một số
loại DDC cho trẻ MN từ NVL mở nhằm giúp GV có thêm nguồn tài liệu tham khảo để sáng

GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

4



Sáng Kiến Kinh Nghiệm
tạo được những loại ĐC mới vừa đáp ứng được yêu cầu giáo dục, vừa làm cho hoạt động của
trẻ thêm phong phú.
Lứa tuổi MN là những năm tháng rất quan trọng trong cuộc đời, đây là giai đoạn nền tảng
trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục mầm
non để phát triển toàn diện cho trẻ đang là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Bên cạnh việc
đầu tư về cơ cở vật chất, nâng cao chất lượng về nội dung, phương pháp chăm sóc giáo
dục trẻ thì việc tạo ra nhiều loại ĐC phong phú, đa dạng về chủng loại, nội dung phù hợp
với trẻ cũng hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ ở trường mầm
non. Việc tự làm ĐC bằng nhiều nguồn nguyên liệu, từ thiên nhiên, phế thải,...tạo được
nhiều loại ĐC nhằm đáp ứng tốt cho việc học và chơi của trẻ
Việc tận dụng nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương để TKĐC mang lại ý nghĩa
to lớn trong việc hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh về việc bảo vệ
môi trường, giúp GV giảm bớt thời gian chuẩn bị học cụ một cách cầu kỳ, tốn kém,...
Đồ chơi, đặc biệt là đồ chơi học tập là loại đồ chơi được sử dụng với mục đích học tập
dưới sự hướng dẫn của cô nhằm giúp trẻ phát triển trí tuệ, phát triển các quá trình nhận
thức, rèn các năng lực trí tuệ (phân tích ,suy luận, so sánh, phân loại, tổng hợp …..) vì vậy
được xem là phương tiện phát triển trí tuệ đặc biệt là yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi
một cách hiệu quả.
Song không phải loại đồ chơi học tập nào cũng có thể dùng để phát triển yếu tố tư duy
logic cho trẻ mà chỉ những loại đồ chơi học tập có những đặc điểm sau đây thì mới sử dụng
để phát triển yếu tố tư duy này cho trẻ.
Trong nội dung chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn hiểu biết hoặc dựa vào kết quả quan
sát trực tiếp để đưa ra được những nhận xét và những dự báo (hoặc những ước lượng ) hợp
lý về những sự việc xảy ra (hoặc sắp xảy ra) và những điều mà trẻ chưa nhìn thấy hoặc không
được quan sát trực tiếp.
Nội dung chơi đòi hỏi trẻ phải nhận ra “mẫu” hay quy luật và biết vận dụng chúng để
giải quyết những tình huống tương tự. chúng cũng đòi hỏi trẻ phải phân tích và đưa ra các
cách sắp xếp hợp lí ,logic cho sự việc. Nội dung chơi phải giúp trẻ suy luận hợp lý theo quy
luật tự nhiên chứ không theo suy luận chủ quan riêng của cá nhân trẻ.

Đồ chơi đòi hỏi trẻ dựa trên kết quả quan sát ,kinh nghiệm các kiến thức đã có để nhận
ra mối quan hệ nhân - quả của các sự vật hiện tượng .
Bên cạnh yêu cầu thực hiện kỹ năng suy luận và dự đoán , đồ chơi học tập phát triển yếu
tố tư duy logic cho trẻ còn cần kích thích trẻ nói lên cách làm của mình hoặc giải thích tại
sao trẻ lại có sự lựa chọn như vậy bằng ngôn ngữ mạch lạc .
Để TKĐC cho trẻ 5 -6 tuổi đòi hỏi GV phải biết các nguyên tắc TKĐC và một số kĩ thuật
sử dụng khi TKĐC cho trẻ MN. Ngoài ra GV cần hiểu rõ các đặc điểm tính chất của một số
NGVL mở .Có như vậy, GV có thể sáng tạo ra nhiều loại ĐC phong phú, đa dạng về NGVL,
hình thức, mẫu mã hấp dẫn đủ kích thích sự hứng thú, sáng tạo của trẻ trong khi chơi
Việc nghiên cứu và nắm vững cơ sở lí luận là điều kiện không thể thiếu để chúng tôi tiếp
tục tiến hành khảo sát nhận thức của giáo viên mầm non về việc thiết kế đồ chơi học tập
nhằm phát triễn yếu tố tư duy logic cho trẻ 5 -6 tuổi
Tóm lại, Những công trình nghiên cứu trên đã khẳng định được vai trò to lớn của hoạt
động vui chơi của trẻ. Vì từ việc tận dụng nguồn NVL mở phong phú, đa dạng xung quanh sẽ
giúp GV sáng tạo ra những loại ĐC hấp dẫn, phù hợp với trẻ
GVMN hiện nay đã biết tận dụng NVL mở để TKĐC cho trẻ, tuy nhiên việc TKĐC cho trẻ từ NVL
mở của GVMN chưa thật sự được đầu tư và quan tâm đúng mức .Nguồn nguyên vật liệu mà GV tận

GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

5


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
dụng chưa thực sự phong phú và GV rất ít khi sáng tạo ra các loại ĐC mới có màu sắc hấp dẫn,
phong phú về chủng loại cho trẻ chơi nên chưa phát huy được tính tích cực nhận thức, sáng tạo của
trẻ trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, vấn đề tìm hiểu “ thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp cho
trẻ 5-6 tuổi từ nguyên vật liệu mở của giáo viên ở trường mầm mầm non Sơn Ca cần được quan tâm

nghiên cứu một cách có hệ thống

2. Đối tượng và kháng thể khảo sát thực trạng:
 Đối tượng kháo sát : 10 giáo viên đã và đang dạy lớp Lá .
 Khách thế kháo sát: Trường mầm non sơn ca trền địa bàn Huyện Krông ANa
3. Thời gian khảo sát thực trạng:
Phát phiếu hỏi : 6/8 /2013 - 1/9 /2014.
4. Nội dung khảo sát thực trạng:
- Nội dung kháo sát thực trạng với giáo viên.
- Khảo sát nhận thức của giáo viên mầm non về đồ chơi học tập phát triến yếu tố tư duy
logic cho trẻ 5-6 tuổi.
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong việc thiết kế đồ chơi học tập phát triến
yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuối.
- Nội dung khảo sát môi trường đồ chơi .
- Tìm hiểu nội dung, hình thức của những loại đồ chơi học tập hiện có tại các lớp mầm non
và mục đích phát triển của những loại đồ chơi học tập.
- Tìm hiểu cách thức giáo viên tố chức hướng dẫn cho trẻ chơi và hứng thú của trẻ khi chơi.
- Nội dung kháo sát của Ban Giám Hiệu.
- Tìm hiểu quan điểm của các cấp quán lý về đồ chơi học tập nhằm phát triến yếu tố tư
a. Thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi:
Thuận lợi cho tôi vì cũng có một số cô đã rất quan tâm đến việc làm đồ chơi phục vụ cho
việc học tập của trẻ như hàng năm tổ chức chuyên đề, tổ chức thi làm đồ dùng, bên cạnh đó
cũng có một số giáo viên nhận ra thuận lợi của việc thiết kế ĐCHT LHCC phát triển tư duy
logic cho trẻ như sự hỗ trợ của quý phụ huynh, dễ tìm kiếm nguyên vật liệu, song số lượng
giáo viên nhận ra điều này là không nhiều.
+ Khó khăn:
- Thông thường công việc của giáo viên là đứng lớp soạn giáo án và giảng dạy cho học sinh
nhưng đối với giáo viên mầm non thì không chỉ đơn giản thế mà họ còn kiêm nhiệm luôn cả
việc dọn vệ sinh bảo mẫu chăm sóc bữa ăn giấc ngũ cho trẻ qua sử dụng phiếu điều tra và

đàm thoại tôi thấy 90% giáo viên mầm non cho rằng khó khăn lớn nhất của họ khi làm đồ
chơi cho trẻ là vấn đề về thời gian, không có tư liệu về các loại đồ chơi, không nắm được các
lý thuyết về thiết kế đồ chơi học tập nói chung và đồ chơi cài cúc lồng hộp nói riêng .Vì các
lí do trên làm ảnh hưởng tới việc thiết kế đồ chơi học tập và đồ chơi cài cúc và lồng hộp cho
trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Qũy thời gian của giáo viên rất hạn hẹp làm ảnh hưởng tới việc thiết kế
đồ chơi cho trẻ .Trong quá trình khảo sát, một giáo viên đã chia sẻ “Hoạt động chăm sóc trẻ
liên tục nên giáo viên không thể làm đồ chơi vì không có thời gian nếu có làm đồ chơi thì
làm trong hè, còn trong năm học cô và trẻ chơi song hư là bỏ “.Ngoài vấn đề thời gian thì
việc không có tư liệu về về các loại đồ chơi cũng gây khó khăn cho giáo viên vì không có tư
liệu phong phú về đồ chơi nên không có mẫu để thiết kế đồ chơi mới cho trẻ và hơn nữa giáo
viên không có lí thuyết về thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp nên còn gặp một số khó khăn
về làm và sáng tạo đồ chơi để kích thích tư duy cho trẻ 5-6 tuổi. Nếu có những tài liệu hướng
dẫn và tham khảo sẽ giúp GVMN tiết kiệm được thời gian suy nghĩ, làm giảm tải áp lực công
việc, từ đó hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao.
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

6


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
b. Thành công , hạn chế :
* Thành công : Bản thân đã xác định được vai trò của người giáo viên là nhiệm vụ của mình
và thực hiện tốt công tác giảng dạy luôn chuẩn bị trước khi lên lớp mỗi tiết dạy không chỉ riêng
chữ cái mà các tiết học khác tôi đều phải chuẩn bị làm sao cho phù hợp và trình độ của trẻ lớp
mình, phải nghỉ làm sao để thu hút trẻ vào bài học .
- Chuẩn bị đồ dùng đẹp, chữ cái đủ cho trẻ học và chơi và tạo tình huống thu hút trẻ, trẻ giỏi
giúp trẻ còn yếu để tạo sự cân bằng trong lớp học .
- Phối hợp với phụ huynh đưa con em đi học đều, cho phụ huynh kèm cháu học ở nhà .

- Luôn động viên khích lệ trẻ
* Hạn chế :
-Khả năng sáng tạo của giáo viên cũng còn hạn chế. Nhiều ý tưởng trong việc thiết kế chưa
được thực hiện.
- Việc đưa trẻ vào hoạt động trong môi trường đã tạo ra chưa hệ thống.
- Vài phụ huynh không quan tâm tới việc học tập của con em mình
C. Mặt mạnh, mặt yếu

c/ Mặt mạnh - mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Giáo viên đã quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của đồ chơi nói chung và đồ
chơi cài cúc và lồng hộp nói riêng đối với sự phát triển của trẻ mầm non. Giáo viên hiểu
được việc nắm vững đặc điểm tính chất, kĩ thuật cũng như việc sử dụng những kĩ năng cần
thiết khi thiết kế đồ chơi sẽ giúp họ tạo ra được nhiều loại đồ chơi có mẫu mã, hình thức
phong phú, hấp dẫn Sự hiểu biết quan tâm, động viên khích lệ kịp thời của ban giám hiệu
cũng là động lực giúp giáo viên thường xuyên thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp cho trẻ

* Mặt yếu:
- Vì lượng công việc quá nhiều mà thời gian thì có hạn nên việc thiết kế đồ chơi cài cúc và
lồng hộp, nhiều giáo viên chưa sử dụng thành thạo những kĩ năng cơ bản để thiết kế đồ chơi
cài cúc và lồng hộp.
. Nhiều giáo viên chưa hiểu một cách sâu sắc đặc diểm, tính chất và kĩ thuật thiết kế đồ chơi
cài cúc và lồng hộp.
d/ Các nguyên nhân và các yếu tố tác động:
- Trong năm học 2014 – 2015 theo sự phân công của hiệu trưởng trường. Tôi được chuyển
qua dạy tại phân hiệu thôn Dray Sáp – Xã Dray sáp. Trong môi trường mới bản thân tôi phải
cố gắng nỗ lực. Lớp lá với tổng số học sinh là 20 trẻ trong đó có 3 trẻ chưa học qua lớp mầm,
chồi. Trình độ, khả năng, kỹ năng của trẻ không đồng đều cộng với suy nghĩ chưa tích cực
của phụ huynh làm cho việc vận động và thu hút trẻ đến trường là vô cùng vất vả. Đường sá
đi lại xa xôi, điều đó đã ít nhiều ảnh hưởng tới công việc.

e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đề ra.
Hiện nay các giáo viên mầm non trong huyện còn xem nhẹ và chưa chú trọng vào việc
“Thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp” nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ. Do vậy
việc học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp trong trường và các trường bạn hầu như rất ít. Xã
hội ngày càng phát triển giáo dục mầm non được quan tâm hơn, đặc biệt là ở những thành
phố lớn. Các lớp mầm non được đầu tư về cơ sở vật chất rất đầy đủ, đội ngũ giáo viên cũng
đầu tư rất nhiều công sức vào công tác giảng dạy và tạo môi trường cho trẻ hoạt động vì thế ở
trên mạng có rất nhiều hình ảnh và tài liệu nói về tầm quan trọng “Thiết kế đồ chơi cài cúc và
lồng hộp” nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ. Bản thân tôi đã ngiên cứu và tham
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

7


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
khảo tư liệu cho quá trình thiết kế. Mặc dù không được tốt như ở những trường lớn nhưng tôi
vẫn mong muốn và đưa hết sức mình để“Thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp” nhằm phát
triển yếu tố tư duy logic cho trẻ để bù đắp được phần nào đó những thiệt thòi của học sinh
thân yêu nơi vùng khó khăn xa xôi này.
5. Giải pháp và biện pháp:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, đánh giá thực trạng thực trạng thiết kế đồ chơi cài cúc và
lồng hộp cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên trường mầm non Sơn Ca tôi tiến hành đề xuất một số
giải pháp giúp giáo viên khắc phục những khó khăn và giúp giáo viên sáng tạo trong việc
thiết kế đồ chơi
* 1.Biện pháp thiết kế:
Theo định nghĩa của từ điễn điện tử Vdict thì “thiết kế là lập hồ sơ kỹ thuật để xây
dựng (hay cải biến ) một công trình hay mô hình (quy trình ) sản xuất hoặc chế tạo một
phương tiện, thiết bị nào đó. Hồ sơ bao gồm các bản vẽ tổng thể và chi tiết, kèm theo bảng

thống kê vật liệu sử dụng, các bản thuyết minh phần tính toán và những chỉ dẫn cần thiết.
Trong khi thiết kế người thiết kế phải xứ lí các tư liệu kinh tế -kỹ thuật ,tính toán, vẽ viết,
làm mẫu mã cũng như dự tính chi phí thực hiện ánh hướng và lợi ích kinh tế -kĩ thuật do ý
đồ đó mang lại sau khi thực hiện”.
Từ các định nghĩa trên chúng tôi đúc rút thành khái niệm về thiết kế đồ chơi như sau
“thiết kế đồ chơi là việc hình thành ý tưởng về mục đích cấu tạo của đồ chơi hình dung cách
làm, lựa chọn nguyên vật liệu, đề ra nội dung chơi, hướng dẫn cách chơi, sau đó thể hiện ý
tưởng đó là những sản phẩm đồ chơi cụ thể phục vụ cho mục đích giáo dục đề ra.
2. Biện pháp thiết kế ĐCTE
+ĐC phải đảm bảo tính giáo dục
ĐC đặt trong tay trẻ em phải phù hợp với yêu cầu từng lứa tuổi. Trước hểt, hỉnh
dáng, màu sắc, cấu tạo của ĐC phải được trẻ em yêu thích, kích thích trẻ suy nghĩ và hoạt
động tay chân. Để mẫu ĐC hấp dẫn trẻ, các cô giáo thường sử dụng màu cơ bản, tạo dáng
ngộ nghĩnh và làm ĐC chuyển động, ĐC có âm thanh nghe vui tai.
Nên dựa vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường MN để làm ĐC cho
sát nội dung giáo dục lứa tuổi. Ví dụ: Trẻ 3-6 tháng tuổi thích cầm lắc, cô giáo làm cho
trẻ lúc lắc có 3 màu đỏ, vàng, lam là những màu trước 3 tuổi tập nhận biết. Trẻ 5-6 tuổi
chơi lô tô xép theo quy luật, bộ cờ cặp đôi chữ cái, xác định vị trí đồ vật trong không
gian, tập cho trẻ biết nhận xét, phân tích và tổng hợp.
Cần phải làm cho trẻ loại ĐC dùng được nhiều trò chơi. Ví dụ: Búp bê gỗ của
Nga (Matriôsơka) có thể cho trẻ 3-6 tuổi cầm lắc. Trẻ dưới 12 tháng tuổi tháo lẳp. Trẻ
dưới 24 tháng tuổi biết lồng búp bê nhỏ vào búp bê to. Trẻ 3 tuổi biết xếp búp bê thành
hàng từ to đến nhỏ...Cũng cần làm cho trẻ ĐC rèn cử động tay chân ở nhiều hình thức
khác nhau. Ví dụ: Thao tác xâu: hạt để xâu, chồng tháp, chắp hình, lắp ráp hình,...
ĐC phải phù hợp với đặc điểm sinh lí và tâm lí lứa tuổi. Ví dụ: Khi cho trẻ 2 tuổi
chơi xâu hạt, yêu cầu hạt to có đường kính là 3 cm, lỗ lớn và dùng sợi dây điện để xâu,
nhưng đối với trẻ từ 4-5 tuổi, hạt trẻ xâu có đường kính 0.5cm, lỗ xâu nhỏ và dùng chỉ
mảnh để xâu hạt.
+ Đồ chơi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn.
Trẻ em hàng ngày tiếp xúc với ĐC, vì vậy ĐC làm cho trẻ phải đảm bảo

những yêu cầu tối thiểu về vệ sinh và an toàn.
Trẻ em tay chưa khéo, cử động còn vụng về dễ làm hỏng ĐC. Khi chơi, trẻ 1 tuổi hay
đưa đồ chơi lên miệng gặm, nên chọn chất liệu làm ĐC dễ lau, không độc, ít bám bụi và
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

8


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
có thể dụng được lâu. Tạo hình đồ chơi không sắc cạnh, không nhọn để không gây nguy
hiểm đến trẻ. Kĩ thuật ghép chắc chắn để trẻ thực sự chơi được.
Đồ chơi cho trẻ 0-3 tuổi phải to, kích thước mỗi chiều không dưới 4cm.
+Đồ chơi phải đảm bảo tính khoa học, tính dãn tộc và tính thực tiên.
Tính khoa học: ĐC giúp trẻ làm quen với định luật cơ bản về vật lí ở mức độ
đơn giản như: chơi chong chóng để thấy không khí chuyển động, chới xe đẩy có đèn
quay để thấy sức ma sát của bánh xe quay tròn,...
Cấu tạo ĐC cũng phải nói lên được tính toán khoa học như tỷ lệ kích thước bộ ĐC xây
dựng, cấu tróc chặt chẽ của bộ tranh ô tô, đôminô,...
Tính dân tộc: ĐC phải thể hiện được phong cách dân tộc như búp bê có hình
dáng, trang phục của con người Việt Nam. Tranh lô íô có cảnh vật và môi trường xung
quanh trẻ,...Các GV khi làm ĐC cho trẻ nên chọn đề tài dễ thể hiện bản sắc dân tộc như
tranh dân gian, nhạc cụ và đồ dùng dân tộc, truyện cổ tích Việt Nam, đồ chơi dân gian.
Khai thác vốn ĐC dân gian vào làm ĐC cho trẻ không chỉ về hình dáng bên ngoài,
những mẫu cụ thể mà cả cấu trúc, cách làm của chúng như cách chơi “con nghé“ bằng lá
đa chuyển sang sử dụng con rối dẹt “chú dê đen“ bằng bìa, cách làm đèn xếp sang tạo
hình con vật bằng giấy.
Tính thực tiễn: Chương trình học làm ĐC cho trẻ 0-6 tuổi là những bài cơ bản để
rèn luyện kĩ năng làm ĐC. Mẫu ĐC, hình dạng của ĐC cần gắn với thực tiễn cuộc sống

trẻ em, ĐC làm ra sử dụng được ngay trong hoạt động của GV và của trẻ.
Cần biết tận dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên ở địa phương vào làm ĐC cho trẻ em.
Nguyên liệu đa dạng sẽ làm kiếu dáng ĐC phong phú, góp phần giáo dục trẻ nhiều mặt.
+Đồ chơi cần phải đẹp
Dù làm bằng chất liệu gì, dùng để chơi lâu ngày hay trong chốc lát, ĐC
cho trẻ nhất thiết phải đẹp. cái đẹp ở đây không chỉ màu sắc trong sáng, hài hòa, hình
khối cân đối, phong phú, có trọng tâm, mà ngay trong cách làm phai thể hiện sự trau
chuốt, gọn gàng: Miếng bìa cắt ngay thẳng, vuông góc, que tre vót tròn trĩnh, nhẵn
nhụi,...Những ĐC đơn giản như chiếc diều giấy vẫn có thể làm đẹp được, nếu chúng ta
có ý thức thường xuyên về vai trò của giáo dục thẩm mỹ đối với trẻ. Dán một ít giấy màu
đúng chỗ hay vẽ thêm vài đường điểm trang trí là tăng thêm phần đẹp cho ĐC. Sự tùy
tiện trong trang trí ĐC sẽ ảnh hưởng xấu đến thị hiếu thẩm mỹ của trẻ em.
* Yêu cầu, kĩ thuật sử dụng để TKĐC cho trẻ MN.
Mỗi loại nguyên vật liệu đều có những kĩ thuật khác nhau. Vì vậy, trong quá
trình tạo ra các loại ĐC, việc nắm vững cách sử dụng dụng cụ và vật liệu sẽ giúp cho
việc TKĐC được nhanh chóng, hoàn hảo hơn.
Đối với các loại vật liệu như (giấy bìa, hộp giấy,...) khi dùng để TKĐC, GV có
thể sử dụng các kĩ thuật thủ công thông thường (cắt, dán, gấp,...)
- Kĩ thuật cắt: tay phải cầm kéo, ngón tay cái của bàn tay phải luồn vào một bên tay
kéo, bốn ngón còn lại luồn vào bên kia tay kéo. Tay trái cầm vật liệu, đẩy dần vào lưỡi
kéo cho đến khi kết thúc, cắt bằng kéo đòi hỏi đường cắt phải gọn, sắc nét, đúng với
hình mẫu. Trong khi cắt, cần phải tập trung vào các hình vẽ trên giấy, vải, những đường
lượn, gấp khúc, hình tròn,...để sản phẩm không bị xờm, méo mó và sai lệch so với hình
vẽ.
Kĩ thuật dán: có nhiều loại keo dán: băng keo trong, keo hai mặt, hồ nước, hồ khô,
keo khô, keo 502, keo nến, băng dính xốp 2 mặt,...Đối với các loại keo, hồ: khi dán, ta
bôi hồ đều lên mặt tiếp xúc giữa hai bộ phận cần dán và và dán chúng lại với nhau.Đối

GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca


Trang

9


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
với keo nến, ta phải sử dụng súng bắn keo hoặc đốt keo dưới ngọn lửa để cho keo nóng
chảy mới có thể dán các bộ phận lại với nhau .Khi dán phải dán cho các phần dính chặt
vào nhau, không bị nhăn nhó, méo mó.
Kĩ thuật xé: Chúng ta có thể xé theo nét châm kim, xé theo nét vẽ trên hình. Xé đối
xứng bằng cách gấp đôi tờ giấy lại và xé theo hình vòng cung,...Chú ý: khi xé phải xé
thật chậm lủc bắt đầu và kết thúc đường xé.
Kĩ thuật gấp giấy: gấp giấy theo hình vẽ, gấp theo mẫu có sẵn. Các tờ giấy mỏng,
mảnh bìa đều thích hợp với việc gấp giấy. Khi gấp giấy, phải để giấy ở trên mặt bàn
hoặc nền nhà bàng phẳng và cần phải miết mạnh móng tay xuống đường gấp để cho sản
phẩm vuông vắn, cứng cáp. Việc này áp dụng cho các loại sản pham cần từ một thao tác
đến nhiều thao tác gấp.
Kĩ thuật bồi giấy: bồi giấy nhiều lớp lên ly, chén,... bồi giấy lên trái bong bóng đã
thổi căng tròn,...
Cách thực hiện: Lóp giấy đầu tiên ta thấm nước cho ẩm và dán vào báí tô đã úp
ngược. Cắt báo thành những mảng giấy dài, chấm hồ quét lên dải giấy rồi dán chồng lên
lớp thứ nhất, tiếp tục làm như vậy cho lớp thứ hai, ba,...để cho các ỉớp giấy dính, vào
nhau. Khi bồi giấy xong, ta đem phơi khô. Khi bát đã khô, ta lấy kéo cắt mép trên của
miệng bát đồng thời lấy mũi dao nhọn tách giữa phần bát thật và giấy bồi để tạo ra một
chiếc bát bằng giấy báo. Yêu cầu sản phẩm sau khi bồi phải có mặt ngoài lán, các lớp
giấy khít vào nhau, không bị nhăn.
- Kĩ thuật xẻ rãnh: xẻ rảnh dọc, xẻ ngang, xẻ chéo. Khi xẻ rãnh, phải xẻ sao cho phần
khe rãnh và bộ phận gắn vào phải vừa khí: với nhau. Kĩ thuật này thích hợp cho các loại
nguyên vật liệu, GV có thể sử dụng kĩ thuật này để che các mối nối làm cho ĐC đẹp hơn.
- Kĩ thuật đan: Có 3 cách đan hình cơ bản trên nền: Đan mảng (đặc), đan nét (rỗng),

đan nong môt (xen kẽ). Khi đan, cần đặt nằm vỉ dọc nan xuống bàn, giữ nan giấy cân đối,
không bị xê dịch. Sau khi đan xong, cắt giấy dán viền xung quanh sản phẩm cho thêm đẹp
và chắc chắn.
- Kĩ thuật cưa: cưa ngang thớ gỗ và cưa dọc theo thớ gỗ. Khi cưa bằng lưỡi cưa
ngang, hãy kéo lưỡi cưa bàng góc 45 độ. Khi cưa bằng lưỡi cưa dọc, kéo lưỡi cưa thành
góc 60 độ. Khi cưa, đừng nhìn vào lưỡi cưa, hãy để mắt vào đường kẻ để lưỡi cưa không
đi chệch ra ngoài đưòng kẻ. Đưa lưỡi cưa chậm lại khi cưa gần hết tấm ván, lấy tay trái
giữ phần gỗ thừa, nếu không tấm gỗ sẽ bị tét khi đưa lưỡi cưa cuối cùng.
Kĩ thuật đóng đinh: đóng thẳng đinh, đóng 2 đinh chéo vào nhau, đóng thẳng
chiếc đính đầu tiên vào gỗ sau đó đóng chéo những chiếc đinh khác. Ta phải giữ đầu búa
cho trơn sạch. Neu ở đầu búa dính chất bẩn có keo, khi nện búa xuống chất bẩn này sẽ
iàra cong đinh. Khi đóng, nhớ chú ý nhìn vào đầu đinh. Nện búa xuống thật thẳng, vì nếu
nện chéo, búa sẽ làm cong đinh hoặc sẽ đi tuột ra mặt gỗ. Chủ ý: Bôi xà phòng hoặc sáp
lên mũi đinh đế giúp đinh ăn xuống dễ hơn, lấy khoan tay, khoan một lô nhỏ hoỉì dường
kính của đinh, sau đó hãy đóng đinh vào gỗ.
Kĩ thuật khoan: sử dụng khoan điện để khoan lỗ vừa nhanh lạị vừa tiện lợi.
Ta có thể chuẩn bị nhiều mũi khoan kích thước khác nhau tùy ìheo yêu cầu của
sản phẩm mà sử dụng. Ngoài ra, trước khi khoan lỗ, ta nên dùng đinh đóng trước
một lỗ nhỏ rồi mới khoan thì mũi khoan sẽ không trượt ra ngoài. Kĩ thuật này
thích hợp cho vật liệu là gỗ, kim loại
- Kĩ thuật mài, giũa: miếng gỗ sau khi cắt hoặc cưa xong, bề mặt thường sần sùi,
khôngbằng phẳng. Nên ta có thể giũa hoặc mài bàng giấy nhám cho bằng và nhẵn.
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

10


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

- Kĩ thuật khâu: Kĩ thuật này thích họp cho nguyên vật liệu là vải. Các mũi khâu cơ bản
như khâu mũi thường, mũi đột khít, mũi đột thưa, mũi vắt sổ, khâu viền, khâu nối mép. Khi
khâu đòi hỏi phải sắp xếp về các mảnh vải đã cắt cho đều và đúng vị trí mũi kim đâm vào
vải rồi kéo lên theo hướng thẳng. Kéo kim lên phải dứt khoát để chỉ khỏi rối, không nên lấy
chỉ quá dài sẽ khó khăn trong quá trình khâu. Sau khi kết thúc mỗi đường khâu, cần phải
cuộn chỉ 2, 3 lần vào kim và rút thật sát để đường khâu được chắc chắn, khỏi bị tuột chỉ,
đồng thời phải biết cách dấu những đầu chỉ thắt nút cho đường khâu mịn đẹp. Đối với các
loại vải mỏng, mềm, mũi khâu thường dày, còn đối với các loại vải dày, thô thì khâu thưa
hơn.
- Kĩ thuật nhồi, nắn: Có thể nhồi bằng bông, nhồi hạt đậu đã rang chín, nhồi hạt nhựa
để tạo các con rối. Để nhồi bông hoặc hạt vào sản phẩm, nhồi vào khe hở trên sản phẩm
từng chút một cho mềm mại và đều khắp, gấp mép phần khe hở, ghim cho cân xứng vải rồi
khâu vắt (hoặc khâu giấu chỉ) cho kín lại. Sau khi hoàn thành sản phẩm, cần nắn lại cho sản
phẩm được cân đối, mềm mại, bông căng đều đặn xung quanh
Kĩ thuật bổ và gọt: Khi bổ dọc miếng gỗ, ta sử dụng lưỡi dao đồng thời dùng búa để
bổ, nhưng cần phải lưu ý là không được dùng sức quá mạnh, vì sẽ dễ làm hư lưỡi dao.
- Kĩ thuật buộc: Khi muốn kết hợp nhiều vật lại với nhau ngoài kĩ thuật dán, GV có thể
sư dụng kĩ thuật buộc thắt, ta sử dụng dây đồng, dây kẽm, chỉ bông, dây thừng, len,
cưó'c,...để buộc. Yêu cầu chồ buộc phải chặt, đẹp mat, không gây nguy hiểm cho trẻ.
a. Nguyên tắc thiết kế đồ chơi:
* Đảm bảo tính nguyên tắc giáo dục:
- Đồ chơi phải phù hợpvới yêu cầu giáo dục toàn diện và phải kích thích trẻ suy nghĩ, tư
duy và hoạt động.Cụ thể là đồ chơi giúp củng cố, mở rộng vốn biểu tượng cho trẻ và những
điều trẻ đã quan sát được trong cuộc sống.
- Đồ chơi làm cho trẻ, trẻ phải được sử dụng trong các hoạt động khác nhau và kích
thích được óc tưởng tượng, sáng tạo, giúp trẻ biết kết hợp, biết định hướng trong hoàn cảnh
mới.
- Nội dung và kích thước đồ chơi phải phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Muốn đạt được
yêu cầu này khi thiết kế đồ chơi cho trẻ giáo viên cần:
+ Dựa vào chuơng trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non và những yêu cầu mà trẻ

phải đạt trong từng độ tuổi để thiết kế đồ chơi cho sát với nội dung giáo dục.
+ Đồ chơi phải khêu gợi sự hứng thú của trẻ và giúp trẻ hiểu biết nhiều điều mới mẻ từ
cuộc sống xung quanh trẻ.
+ Qua trò chơi phản ảnh sinh hoạt của trẻ, củng cố lại những điều quan sát được trong
cuộc sống như trò chơi đóng vai theo chủ đề, các bộ tranh học tập giúp trẻ tập đếm phân
biệt được màu sắc, xác định vị trí trong không gian, tập cho trẻ biết nhận xét, phân tích ,tổng
hợp, …
* Đảm an toàn và vệ sinh cho trẻ:
- Trẻ là người tiếp xúc trực tiếp với đồ chơi khi chơi, vì vậy đồ chơi làm cho trẻ phải
đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và an toàn cụ thể giáo viên nên chọn những chất liệu dễ vệ
sinh, không độc hại, ít bám bụi, dễ bảo quản, dễ làm đồ chơi cho trẻ mầm non.
- Chú ý tạo dáng những loại đồ chơi có góc cạnh phải được mài dũa góc để không gây
nguy hiểm cho trẻ.
Với những loại đồ chơi làm kỹ thuật chắp ghép phải chú ý các mối ghép cho thật chắc
để trẻ chơi thoải mái.
* Đảm bảo tính khoa học,tính dân tộc ,tính thẫm mỹ:

GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

11


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
- Hình dáng cấu tạo đồ chơi phải chính xác,giống thật(với những vật thật có quá nhiều chi
tiết thì khi thiết kế đồ chơi có thể lược bỏ những chi tiết nhỏ nhưng phải đảm bảo được đặc
điểm riêng để trẻ có thể phân biệt nó với những đồ vật khác.)

2. Khảo sát thực trạng

1. Mục đích của khảo sát thực trạng:
 Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về việc thiết kế đồ chơi học tập nhằm
phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi .
 Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của đồ chơi học tập những
hiểu biết của họ về phân loại đồ chơi học tập theo mục đích phát triển.
a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp
- Để tiết kiệm được thời gian TKĐC mà giáo viên thiết kế có thể sử dụng được và phát triển
được tư duy logic cho trẻ, khi thiết kế những hình ảnh có trren bộ đồ chơi nên thiết kế hình
ảnh rời, đằng sau hình ảnh có gai dán hoặc nút bấm để ta có thẻ tháo ra, thay vào đó hình ảnh
khác. Việc lựa chọn nguyên vật liệu để thiết kế đồ chơi cũng rất quan trọng trong việc giữ đồ
chơi được lâu. Khi lựa chọn vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cần chú ý đồ chơi làm ra phải có sự
chắc chắn, đảm bảo an toàn, không gây thương tích cho trẻ, không bị biến hình, hư hỏng khi
sử dụng, dễ bảo quản.
Để có tư liệu phong phú về cách làm các loại đồ chơi mới phù hợp với trẻ, Gv cần thường
xuyên trao dồi, tìm hiểu, tham khảo cách làm đồ chơi từ sách, báo, các trang web trên
internet.
Để giúp giáo viên chủ động, tích cự tận dụng NVLM cũng như phát huy hết khả năng sáng
tạo của mình trong việc thiết kế bộ đồ chơi cài cúc và lồng hộp cho trẻ.
Giáo viên cần đề ra những kế hoạch, hoạt động cụ thể trong việc thiết kế đồ chơi cho trẻ để
có cơ hội thực hành cũng như phát huy hết khả năng sáng tạo của mình qua việc thiết kế đồ
chơi cài cúc và lồng hộp cho trẻ.
Đưa hội thi thiết kế ĐC từ NGVL mở cho trẻ thành một truyền thống được tổ chức hàng
năm. BGH phải quan tâm và co biện pháp tuyên dương, khen thưởng đối với những giáo viên
nhiệt huyết, sáng tạo trong việc sưu tầm các loại NGVL mở cũng như tạo ra được các loại
ĐC cài cúc và lồng hộp phong phú, hấp dẫn.
b. Nội dung và các thức thực hiện giải pháp, biện pháp
- Phiếu hỏi :Sử dụng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về đồ chơi học tập
phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ .Mẫu phiếu gồm 15 câu hỏi tập trung vào những nội
dung sau :
Khảo sát loại đồ chơi được giáo viên mầm non thường làm cho trẻ chơi qua đó phát

triến trí tuệ và các mặt phát triển khác cho trẻ.
Khảo sát những khó khăn mà giáo viên mầm non thường gặp phải khi làm đồ chơi nói
chung và làm đồ chơi học tập nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng.
Khảo sát nhận thức của giáo viên mầm non về ý nghĩa đồ chơi học tập với sự phát
triển toàn diện của trẻ nói chung, sự phát triển tư duy logic của trẻ nói riêng và hiếu biết của
giáo viên mầm non về cách phân loại đồ chơi học tập theo mục đích phát triến trí tuệ cho trẻ.
Khảo sát nhận thức của giáo viên về việc thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triển yếu
tố tư duy cho trẻ 5-6 tuối.
Phỏng vấn: Để hiểu thêm về những vấn đề đang khảo sát thực trạng, tôi tiến hành
phỏng vấn giáo viên của trường mầm non Sơn Ca để tìm hiểu quan điểm giáo viên về việc
thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triến yếu tố tư duy cho trẻ, để tham khảo những đề xuất
của họ cho việc thiết kế đồ chơi học tập bộ lồng hôph phát triến yếu tố tư duy cho trẻ.
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

12


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Quan sát môi trường đồ dùng:
CÁC MẪU ĐỒ CHƠI LỒNG HỘP VÀ CÀI CÚC NHẰM GIÚP TRẺ PHÁT TRIỄN
YẾU TỐ TƯ DUY LOGIC,.
*.Đồ chơi thứ 1 : Cài cúc “ Vòng đời phát triển của con gà “
Mục đích:
• Trẻ biết vòng đời phát triển của một con gà. biết các bộ phận của con gà. Trẻ biết ích
lợi của con gà trong đời sống con người. Biết luật chơi và cách chơi của các trò chơi.
Hiểu nội dung câu chuyện về vòng đời phát triển của con gà
• Trẻ sắp xếp được thứ tự vòng đời phát triển của con gà.
• Trẻ biết gài nút để hoàn thành đồ chơi đúng với nội dung cô đưa ra.

• Giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, các thao tác chính xác, biết được kỹ năng gài nút trong
các trò chơi
 Nguyên vật liệu:
- Xốp màu, gai dính, hồ dán, keo, cúc áo, bút lông,vải, kim, chỉ…
 Cách làm:
- Lấy xốp các màu khác nhau cắt thành các bộ phận của con gà....sau đó dán lên mảnh
vải vụ, mỗi giai đoạn trưởng thành của con gà đều được dán lên miếng vải vụn, sau đó
đính nút lên miếng vải.
- Các mảnh vải đều được đính nút hoặc làm thùa khuyết để cài cúc….
 Cách sử dụng:
- Khi tổ chức chơi, cô làm mẫu cho trẻ quan sát, sau đó cho trẻ chơi, nối các giai đoạn
phát triển của con gà lại với nhau.
- Được sử dụng trong giờ làm quen với toán, môi trường xung quanh, giờ tạo hình
- Sử dụng trong các hoạt động vui chơi….

GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

13


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

*.Đồ chơi thứ 2 : Cài cúc “ con cua”
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

14



Sáng Kiến Kinh Nghiệm

+ Mục đích: - Thông qua bộ đồ chơi cài cúc giúp trẻ thao tác chính sác sử dụng kỹ năng gài
nút giữa các bộ phận tạo thành một mẫu hoàn chỉnh, luyện cho trẻ đức tính kiên trì, bền bỉ,
giúp trẻ rèn sự khéo léo các thao tác phải chính sác từ đố trẻ có thể tự phục vụ mình và biết
được ký năng gài nút trong các trò chơi tự mặc áo khi chơi trò chơi bác sĩ trong trò chơi sắp
vai trẻ biết mặc áo gài nút cho búp bê…., phát triển tư duy logic cho trẻ. Trẻ phân biệt được
màu sắc.
- Chuẩn bị : - Vải vụn – bông – bìa cứng, mẫu con cua, kéo kim chỉ, cúc áo.
*Cách làm:
+ Bước 1: Dùng giấy A4 vẽ hình mẫu con cua, cắt rời các bộ phận của hình để làm mẫu từng
chi tiết, tô lên vải đã chuẩn bị sẵn.
+ Bước 2: Dùng kéo cắt vải theo hình mẫu con cua.
+ Bước 3: Dùng kim chỉ khâu các mảnh vải đã cắt hình con cua rồi may lại, khi may xong
hình con cua chúng ta lấy bông nhét vào để được thân con cua. Dùng cúc áo mây lên thân
con cua và các chân của con cua, dùng cúc áo may mắt con cua.

 Cách sử dụng:
- Khi tổ chức chơi, cô làm mẫu cho trẻ quan sát, sau đó cho trẻ chơi, ráp các cẳng, càng
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

15


Sáng Kiến Kinh Nghiệm


-

của con của con cua lại với nhau.
Được sử dụng trong giờ làm quen với toán, môi trường xung quanh, giờ tạo hình
Sử dụng trong các hoạt động vui chơi….

*.Đồ chơi thứ 3 : Cài cúc “ Ráp các bộ phận của xe“

* Mục đích: - Thông qua bộ đồ chơi cài cúc giúp trẻ thao tác chính sác sử dụng kỹ năng gài
nút giữa các bộ phận tạo thành một mẫu hoàn chỉnh, luyện cho trẻ đức tính kiên trì, bền bỉ,
giúp trẻ rèn sự khéo léo các thao tác phải chính sác từ đố trẻ có thể tự phục vụ mình và biết
được ký năng gài nút trong các trò chơi tự mặc áo khi chơi trò chơi bác sĩ trong trò chơi sắp
vai trẻ biết mặc áo gài nút cho búp bê…., phát triển tư duy logic cho trẻ. Trẻ phân biệt được
màu sắc.
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

16


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
- Chuẩn bị: - Giấy, vải, bìa cứng, kim chỉ, cúc áo.
* Cách làm:
+ Bước 1: Dùng giấy A4 vẽ mẫu hình ôtô cắt rời các bộ phận để làm mẫu từng chi tiết, tô lên
vải đã chuẩn bị sẵn. Chồng khít hai mẫu của chi tiết lên nhau dùng kim khâu các chi tiết lại
với nhau.
+ Bước 2: Sau đó chúng ta may cúc và làm khuy
+ Bước 3: Sau đó may các cửa sổ và bánh x
*Luật chơi: Cô quy định thời gian, trẻ nào cài nút xong thành xe ô tô đúng theo mẫu trước

thì trẻ đó thắng.
*Cách chơi: Cô cho trẻ quan sát mẫu hướng dẫn cách chơi sau đó cho trẻ chơi, yêu cầu trẻ
chơi cài đúng nút từng chi tiết theo mẫu.
*.Đồ chơi thứ 4 : Cài cúc “ Ráp đúng các toa tàu“

* Mục đích: - Thông qua bộ đồ chơi cài cúc giúp trẻ thao tác chính sác sử dụng kỹ năng
gài nút giữa các bộ phận tạo thành một mẫu hoàn chỉnh, luyện cho trẻ đức tính kiên trì, bền
bỉ, giúp trẻ rèn sự khéo léo các thao tác phải chính sác từ đố trẻ có thể tự phục vụ mình và
biết được ký năng gài nút trong các trò chơi tự mặc áo khi chơi trò chơi bác sĩ trong trò chơi
sắp vai trẻ biết mặc áo gài nút cho búp bê…., phát triển tư duy logic cho trẻ. Trẻ phân biệt
được màu sắc hình dạng chữ số hình dạng bên ngoài của toa tao tàu.
- Chuẩn bị: Vải vụn, bìa cứng mẫu đoàn tàu, kéo kim chỉ, cúc áo.
* Cách làm:
+ Bước 1: Dùng giấy A4 vẽ mẫu đoàn tàu, cắt rời các bộ phận của hình để làm mẫu từng chi
tiết
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

17


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
+ Bước 2: Tô lên vải đã chuẩn bị sẵn. Dùng kim chỉ may chồng khít các chi tiết lên nhau,
dùng kim chỉ khâu lại, sau đó làm khuy và đơm cúc để làm bánh đoàn tàu và các toa tàu lại
với nhau.
+ Bước 3: Dùng các số thứ tự dán lên các toa tàu.
+ Luật chơi: Trẻ phải cài nút đúng số thứ tự của các toa tàu theo số thứ tự.
+ Cách chơi: Yêu cầu trẻ gắn đúng nút thứ tự của từng toa tàu từ 1 – 6. Theo mẫu
* Đồ chơi thứ 5: Bộ Lồng hộp – xếp chồng

Mục đích:
- Trẻ biết xếp chồng theo số lượng từ thấp đến cao , xếp chồng theo quy trình phát triển
của cây
- Luyện cho trẻ có đức tính kiên trì , bền bỉ biết phân biệt được các kích thước to nhỏ
khác nhau của từng loại hộp

GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

18


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

19


Sáng Kiến Kinh Nghiệm


Nguyên vật liệu:
- bìa cứng, hồ dán, thước kẻ, kéo, dao rọc giấy, màu vẽ…..
 Cách làm:
- Trên miếng bìa cứng to ta chia làm các ô vuông.Mỗi ô vuông nhỏ có các cạnh bằng nhau, cắt
các cạnh của hộp theo đường nét liền và để chừa lại 1cm để làm phần dán vào cạnh ô vuông

khác, các khối hộp nhỏ sau chênh nhau 1cm
- Trong bộ lồng hộp gốm có 10 khối hộp , tùy vào độ tuổi và mà ta lựa chọn .
- Số lượng hộp tăng dần từ 1 – 10 .
- Mặt ngoài hộp ta có thể cắt dán hoặc in số hoặc hình bằng máy in hình.
- Một mặt ta in dãy số từ 1 – 10. Mặt kia ta in hình quá trình phát triển của cây xanh.
 Cách sử dụng:
- Khi chơi ta yêu cầu trẻ xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ
- Xếp chồng các hộp có in số từ 1 – 10
- Xếp chồng quy trình phát triển của cây .
- Được sử dụng trong giờ làm quen với toán, môi trường xung quanh.
Sử dụng trong các hoạt động vui chơi.
c. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp
b. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Giải pháp và biện pháp phải đi đối với nhau, khi đưa ra một giải pháp nào cần giải
quyết và phải có biện pháp để giải quyết để đạt được. Nên giải pháp và biện pháp phải đi
đối với nhau, đưa ra vấn đề gì thì phải có hướng giải quyết vấn đề đó thì sự việc mới
thành công. Việc hướng dẫn phải đi đôi với làm cô có chuẩn bị tốt mà không thu hút trẻ

GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

20


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
thì sẽ không thành công vì trẻ là người cần học để biết nên phải luôn thu hút trẻ hướng trẻ
vào sự tập trung chú ý
e. Kết quả khảo nghiệm, giá tri khoa học của vấn đề nghiên cứu:
+ Kết quả khảo sát trên giáo viên mầm non:

+ Thực trạng về mức đọ làm đồ chơi của giáo viên
Câu 1: Bao lâu thì các chị làm đồ chơi cho trẻ một lần?

6%

4%

20%
70%

o Theo chủ
đề
o Hàng tháng
o Hàng tuần
o Hàng năm

Việc giáo viên làm đồ chơi theo chủ đề chiếm tỷ lệ cao nhất 70%.
Kế đến là theo hàng tháng 20%,Theo tuần 6%,Cuối cùng tỷ lệ thấp nhất là làm theo
từng năm 4%.
Điều này cho thấy việc thay đổi đồ chơi cho phù hợp với từng chủ đề, với nội dung và
sự kiện trẻ đang được học, trải nghiệm là cần thiết .Do đó nó ảnh hướng đến mật độ làm đồ
chơi của giáo viên, khiến giáo viên làm đồ chơi thường xuyên hơn, đây cũng là một thuận lợi
cho việc nghiên cứu của chúng tôi ở các vấn đề sau của thực trạng. Kết quả này cho thấy
rằng đồ chơi là một phương tiện hữu ích trong công tác giáo dục trẻ của giáo viên mầm
non .Tuy nhiên những loại đồ chơi nào thường được giáo viên làm và sử dụng với mức độ ra
sao cụ thể chúng ta sẽ theo dõi ở bảng số liệu tiếp theo sau đây:
Biểu đồ 1:
Loại đồ chơi
Mức độ
1

2
3
4
5
6
7
8
1 thường xuyên
40
9
29
34
15
22
2 thỉnh thoảng
29
39
29
34
23
34
3 hiếm khi
11
32
22
12
42
24
Số liệu ở bảng 1 được chúng tôi biểu thị ở biểu đồ như sau
Biểu đồ 2: những loại đồ chơi GVMN Thường làm

Tên đồ chơi
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Đô mi nô
40
49
Lô tô
50
36
Đồ chơi hình tượng
28
36
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

23
43
14

39
28
13

thường xuyên
11
14
36
Trang

21



Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Rối mô hình kể chuyện
Bộ cờ
Tranh bù chỗ trống
Đồ chơi âm nhạc
Tranh ghép hình
Bộ lồng hộp
Bộ cài cúc

16
53
30
17
16
15

42
29
42
54
35
37

42
18
30
29
49
48


15

35

50

Xem biểu đồ 2 chúng ta thấy loại đồ chơi thường xuyên được giáo viên làm nhiều
Nhất là tranh lô tô 50%, kế đến là tranh ghép hình (49%) rối mô hình kể chuyện
(42%),đồ chơi hình tượng (36%), bộ lồng hộp và cài cúc cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong khi
đó các bộ cờ và đôminô lại hiếm khi được giáo viên làm và sử dụng. Nguyên nhân của các
sự việc trên khi phỏng vấn giáo viên tôi được biết là do các bộ cờ, đôminô đòi hỏi phải làm
tỉ mỉ nhưng lại không dùng được nhiều chủ đề .Bên cạnh đó, họ cũng chưa có đủ nhiều tài
liệu phong phú về hướng dẫn làm các loại cờ , chúng ta thấy do ít làm đồ chơi đó là do khi
làm ra ít được sử dụng, mặt khác chưa có tài liệu tham khảo bên cạnh còn có khó khăn khác
như: Thời gian, tài liệu …
Câu 2: Những khó khăn gây trở ngại cho việc làm đồ chơi của bạn là gì?
Những khó khăn
Không đồng ý
Đồng ý
Mất thời gian
31
69
Không có tư liệu phong phú
58
42
về các loại đồ chơi
Nguyên vật liệu khó tìm
88
12

Chi phí tố kém
87
13
Đồ chơi không giữ được lâu
42
58
Đồ chơi làm ra không sử
31
69
dụng được nhiều chủ đề
Không biết cách làm mới một
63
37
số đồ chơi khác
Biểu đồ 3::Những khó khăn của GVMNkhi làm đồ chơi
Loại ĐC
Quyết định

1

2

3

4

5

1:đồng ý
2:không đồng ý


55
25

34
46

9
71

11
69

46
34

55
25

29
51

Nhìn vào biểu đồ 3 và bảng 2 ,ta nhận thấy rằng có hai khó khăn gây trở ngại nhất
cho giáo viên hiện nay là vấn đề thời gian và làm đồ chơi ra không sử dụng được nhiều chủ
đề (69%) theo ý kiến của nhiều giáo viên nhiều lúc còn chăm sóc cho bữa ăn giấc ngủ ,vệ
sinh lớp (vì đa phần chỉ một giáo viên đứng trên một lớp nên thời gian rất hạn hẹp).
Tối về nhà phần chăm lo con cái, phần mệt mỏi sau một ngày lao động. nhìn chung
khó khăn của giáo viên đa phần do liên quan đến thời gian cho nên việc tạo ra nguồn tư liệu
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca


Trang

22


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
về đồ chơi để giáo viên tham khảo đang là nhu cầu rất cần thiết. Nó giúp giáo viên tiết kiệm
thời gian mà vẫn đảm bảo có những bộ đồ chơi phong phú cho trẻ chơi.
+ Nhận thức của giáo viên MN về tầm quan trọng của việc phát triển tư duy logic cho
trẻ 5-6 tuổi và ĐCHT lồng hộp và cài cúc nhằm phát triễn yếu tố tư duy logic cho trẻ 56 tuổi:
Câu 3:theo chi chị việc phát triển yếu tố tư duy logic 5-6 tuổi có quan trọng không ?
Biểu đồ 4: Nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của ĐCHT lộng hộp và cài cúc
phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi:
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
68%
31%
1%
Quan sát biểu đồ 4, ta dễ dàng nhận thấy là giáo viên đã nhận thức được tầm quan
trọng của đồ chơi học tập phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi có (68% giáo viên
cho rằng ĐCHT phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi là rất quan trọng. bởi theo
theo họ đồ chơi học tập phát triển yếu tố tư duy logic sẽ giúp trẻ có khả năng suy đoán, góp
phần học tốt ở các cấp học sau này. Đây là một nhận định đúng đắn tạo tiền đề giúp giáo
viên có những nhận định khác về đồ chơi học tập phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6
tuổi. Tuy hầu hết giáo viên có những nhận định đúng đắn về tầm quan trọng của loại đồ chơi
này nhưng liệu họ có nhận biết chính xác được đặc điểm của đồ chơi phát triển yếu tố tư
duy logic cho trẻ hay chưa? ta cùng xem xét ở bảng số liệu sau :
Câu 4: Theo chị, đồ chơi học tập lồng hộp và cài cúc phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 56 tuổi cẩn phải đạt những tiêu chí nào sau đây?
Bảng 3: Nhận thức của GVMN về đặc điểm của ĐCHT phát triển yếu tố tư duy logic ( N =

80 )
Đặc điểm của ĐCHT phát triển TD logic
Đồng ý
Không đồng ý
1.Mang tính thẩm mỹ
68
12
2.An toàn và vệ sinh
60
20
3.Mang tính khoa học
66
14
4.Cấu tạo và nội dung chơi đòi hỏi trẻ phải suy
29
51
luận và phán đoán
Số liệu ở bảng 3 cho thấy chỉ có 29/80 giáo viên nhận thức đúng về đặc điểm ĐCHT
phát triển yếu tố tư duy logic. Họ chỉ chú tâm đến tính an toàn, thẩm mỹ và khoa học của đồ
chơi mà không biết rằng đặc điểm chính của ĐCHT phát triển tư duy logic cho trẻ cần để trẻ
vận dụng kinh nghiệm của mình để suy luận một vấn đề nào đó. Đây là điều đáng lo ngại, vì
nếu giáo viên không xác định đặc điểm của loại đồ chơi này thì khó lòng biết được đâu là
ĐCHT phát triển tư duy logic. Từ đó dẫn đến lệch lạc về việc xác định mục đích muốn giáo
dục cho trẻ.
Để khảo sát kỹ hơn nhận thức của giáo viên mầm non về đặc điểm ĐCHT phát triển
yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi dặt cho giáo viên câu hỏi: “Những loại đồ chơi
nào sau đây theo chị có thể giúp phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi? Và vì sao?”.
Kết quả của câu hỏi này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Nhận thức của GVMN về ĐCHT LHCC nhằm phát triển tư duy logic cho trẻ
5-6 tuổi( N = 80 )


GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

23


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Loại đồ chơi

Đồng ý

%

Không đồng ý

1.Lô tô thứ tự tranh

37

46%

43

%
54%

2.Đôminô động vật


15

19%

65

81%

3.Tranh ghép hình

14

17%

66

83%

4.Bộ cờ tìm đường

46

78%

18

22%

5.Bộ ghim nút


12

15%

68

25%

6.Lô tô tìm quy luật

70

88%

10

12%

Từ bảng số liệu 4 ta thấy chỉ 46% giáo viên nhận biết được tranh lô tô xếp thứ tự tranh
là ĐCHT LHCC phát triển yếu tố tư duy logic. Trong khi đó bộ cờ tìm đường là đồ chơi phát
triển tư duy trực quan sơ đồ, lại được giáo viên chọn đồ chơi phát triển tư duy logic( 78%).
Các loại đồ chơi còn lại cũng chưa được giáo viên nhận định chính xác. Điều này cho thấy
giáo viên vẫn chưa nắm vững thế nào là tư duy logic và đồ chơi phát triển tư duy logic là
phải có những đặc điểm như thế nào. Đây có thể là một trở ngại lớn khiến rất ít giáo viên có
thể thiết kế được các đồ chơi học tập nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ. Ta sẽ cùng
theo dõi và thực trạng thiết kế ĐCHT LHCC nhằm phát triển yếu tố tư duy logic của giáo
viên để biết thêm chi tiết.
Câu 5: Chị đã bao giờ thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy
logic cho trẻ 5-6 tuổi chưa?
Biểu dồ 5: Thực trạng việc thiết kế ĐCHT LHCC nhằm phát triển yếu tố tư duy logic

cho trẻ 5-6 tuổi của GVMN.
Xem xét biểu đồ 5, ta thấy có đến 73% giáo viên chưa từng thiết kế đồ chơi học tập lồng hộp và
cài cúc phát triển tư duy logic, chỉ có 27% đã từng thiết kế loại đồ chơi này.
Tuy nhiên khi được yêu cầu mô tả những loại đồ chơi phát triển tư duy logic mà họ đã
từng thiết kế thì có đến 90% trong số học đã thiết kế chưa đúng, đó chưa phải là ĐCHT
LHCC phát triển yếu tố tư duy logic. Chẳng hạn như bộ đồ chơi “đi tìm kho báu”, yêu cầu trẻ
tìm đường đến chỗ cất dấu báu vật, là loại đồ chơi phát triển tư duy trực quan sơ đồ, vậy mà
vẫn được giáo viên ấy xem là ĐC phát triển yếu tố tư duy logic.
Khi quan sát môi trường đồ chơi ở 5 lớp Lá chúng tôi cũng nhận thấy rằng có đến 60%
các lớp không có đồ chơi học tập phát triển tư duy logic. Số ít còn lại có nhưng cũng rất sơ
sài. Nguyên nhân của thực trạng này là vì đâu? Và qua khảo sát chúng tôi đã tìm ra một số trở
ngại mà giáo viên gặp phải để giải thích cho câu hỏi trên. Kết quả thu được như sau:
Ý kiến của giáo viên
1.Không có thời gian
2.Không có tài liệu tham khảo
3.Không biết cách làm
4.Không sử dụng được nhiều chủ
đề

Đồng ý
79

Không đồng ý
21

42
9

58
91


17

83

GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

24


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
5.Tốn kém
6.Nguyên vật liệu không phong
phú
7.Mau hư

13

87

8

92

12

88


Kết quả ở biểu đồ 6 cho thấy khó khăn lớn nhất đối với giáo viên khi thiết kế ĐCHT
LHCC nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi là thời gian (79%), điều này làm
cản trở sự đầu tư của giáo viên cho ĐCHT LHCC phát triển yếu tố tư duy logic. Hơn thế nữa
khi xem xét thực trạng về nhận thức của GVMN chúng ta cũng thấy phần đông giáo viên có
những biểu hiện đúng đắn, chính xác về loại đồ chơi này. Một khi họ chưa có nhận thức đúng
đắn thì khó mà thiết kế được đúng. Bên cạnh đó, không có tài liệu cũng đang là vấn đề quan
tâm của họ. Nếu có những tài liệu hướng dẫn và tham khảo sẽ giúp GVMN tiết kiệm được
thời gian suy nghĩ, làm giảm tải áp lực công việc, từ đó hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao.
Khi phỏng vấn một số ban giám hiệu nhà trường chúng tôi nhận thấy một nguyên
nhân cũng rất đáng quan tâm đó là một vài nhà trường chưa có những quan tâm đúng mức
cho vấn đề này. Họ chưa tổ chức bất kì chuyên đề cũng như hoạt động nào nói về loại đồ
chơi này cho giáo viên mầm non tại đơn vị mình.
Chính vì lí do trên mà giáo viên bỏ lỡ việc thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triển
yếu tố tư duy logic cho trẻ. GVMN đã không quan tâm, ban giám hiệu cũng không yêu cầu
thúc đẩy họ phải quan tâm đến loại đồ chơi này. Đây là lí do dẫn đến tình trạng giáo viên
mầm non chưa nhận thức đúng đắn về đặc điểm của đồ chơi học tập nhằm phát triển yếu tố
tư duy logic cho trẻ từ 5-6 tuổi và sự nghèo nàn loại đồ chơi này trong góc chơi của trẻ 5-6
tuổi tại các trường mầm non mà chúng tôi đã quan sát.
Bên cạnh rất nhiều khó khăn, cũng có thuận lợi cho chũng tôi vì cũng có một số
trường đã rất quan tâm đến việc làm đồ chơi phục vụ cho việc học tập của trẻ như hàng
năm tổ chức chuyên đề, tổ chức thi làm đồ dùng, bên cạnh đó cũng có một số giáo viên nhận
ra thuận lợi của việc thiết kế ĐCHT LHCC phát triển tư duy logic cho trẻ như sự hỗ trợ của
quý phụ huynh, dễ tìm kiếm nguyên vật liệu, song số lượng giáo viên nhận ra điều này là
không nhiều.
4. KẾT Qủa
Sau khi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với giáo viên mầm non, tôi tiếp tục khảo sát
môi trường đồ chơi để tìm hiểu các loại đồ chơi hiện có tại lớp, sự đầu tư của giáo viên giành
cho đồ chơi và cách thức họ tổ chức cho trẻ chơi như thế nào
Theo quan sát môi trường ở 5 lớp Lá tôi nhận thấy tình hình chung tại các lớp là số
lượng đồ chơi không nhiều, nếu không nói là khá nghèo nàn, trang trí môi trường ít hấp dẫn;

3/5 lớp được khảo sát đồ chơi rất nghèo nàn, chỉ là những đồ chơi mua sẵn do trường trang
bị. Còn lại hầu hết các đồ chơi khác do sợ hư nên bình thường cô hay cất đi, trẻ ít khi được
chơi. 2/5 lớp còn lại lượng đồ chơi cũng tương đối.
Đi vào quan sát chi tiết các loại đồ chơi, tôi thấy rằng đồ chơi học tập chủ yếu được
giáo viên lớp Lá thiết kế và sử dụng đó là các cỗ bài học số và chữ cái. Nguyên nhân chính
dẫn đến sự lệch lạc này khi trao đổi với giáo viên tôi được biết: “Vì bây giờ là cuối tuổi mẫu
giáo, trẻ sắp vào học lớp 1. Thế nên việc chuẩn bị cho trẻ những kiến thức về toán và chữ viết
là hết sức quan trọng, giúp trẻ học tốt ở trường tiểu học.”. Đây là một ý nghĩ thiếu sót. Việc
chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông không chỉ là việc học toán và chữ mà còn rấtt nhiều
những việc chuẩn bị khác. Chẳng hạn riêng việc chuẩn bị về mặt trí tuệ cũng đã có nhiều nội
dung như phát triển các hoạt động nhận cảm, phát triển các loại tư duy, nuôi dưỡng hứng thú
GV: H’ Ruôi Niê kdăm : Trường Mầm Non Sơn Ca

Trang

25


×