THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
LÊ THỊ HỒNG GẤM
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người
hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức.
Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần phải được
bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế
nhà trường. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con
người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích
cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, nhất là trẻ
em.
Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong
vòng tay của ông bà, cha mẹ. Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được
gởi tới trường Mầm non để học tập nhằm giúp cha mẹ, các bậc phụ huynh làm
việc, tham gia vào lao động xã hội. Điều này cho thấy thời gian sống ở các
trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày. Làm thế nào
để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết
mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khó
khăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp.
Tự tin đóng vai trò như chiếc chìa khóa cơ bản nhất để mở mọi cánh cửa
trong thành công của bạn. Thế nhưng, có được sự tự tin không đơn giản chỉ
nằm trong suy nghĩ. Tự tin không tự nhiên phát sinh mà đến từ lòng nhiệt
huyết và những thành quả bạn đạt được trong quá khứ. Tự tin phải gắn liền
với khả năng thực, giá trị thực của mỗi con người. Hãy tìm ra những ưu điểm
của mình, mạnh dạn nhìn thẳng và thừa nhận những điểm yếu để làm tiền đề
cho lòng tin của mình.
Hiện nay, ở nhiều trường mẫu giáo vẫn còn tồn tại tình trạng trẻ thiếu tự
tin, nhút nhát. Chính vì những lý do đó mà tôi đã chọn đề tài “Thực trạng
Trang 1
giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm” để
nghiên cứu, với mong muốn tìm hiểu nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản
thân trong công việc dạy trẻ sau này đồng thời muốn khắc phục những hạn
chế, tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục sự tự tin cho trẻ trong
trường mẫu giáo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hình thành sự tự tin cho nhân cách sống của mỗi con người ngay còn khi
là trẻ mầm non để có được nền tảng kỹ năng sống cho sự thành công sau này.
Cụ thể trong đề tài này sẽ tìm hiểu nghiên cứu thực trạng, những thuận lợi
khó khăn trong công tác dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành kỹ năng tự tin. Từ đó đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục kỹ năng tự
tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Đó là mục tiêu nghiên cứu của đề tài
này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lê
Thị Hồng Gấm
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thống kê toán học
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp thống kê số liệu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Một số vấn đề lý luận về sự tự tin
Trang 2
2.1.1.1. Khái niệm
Sự tự tin là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân
bạn. Cảm nhận bản thân bạn được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự tin, có trách
nhiệm, được chấp nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà bạn tạo ra cho
chính bản thân bạn, các yếu tố này là những yếu tố cơ bản của lòng tự tin. Tự
tin là mạnh dạn, không sợ nói trước đông người. Tự tin là dám làm điều mình
nghỉ. Tự tin là bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại.
2.1.1.2. Ý nghĩa
Tự tin giúp ta nhanh chóng thực hiện tốt những mong muốn của mình.
Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi
hoạt động để đi đến thành tựu. Có khả năng sống, làm việc hòa nhập nhanh
chóng với cộng đồng. Tôn trọng trẻ giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của
chính mình. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin là nguồn khích lệ
lớn đối với hầu hết mọi người, là động lực để chúng ta cố gắng đạt được mục
tiêu và dành được nhiều thành tích quan trọng, một đứa trẻ tự tin sẽ duy trì
được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận
những thách thức mới.
Khi trẻ tự tin, chúng có thể trải nghiệm và khám phá thế giới một cách
chủ động, hiệu quả hơn. Trẻ cũng ứng phó tốt hơn khi thấy mình làm sai điều
gì và tin rằng mình có thể làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Không có gì
giúp xây dựng lòng tự tin tốt hơn cảm giác rằng “mình thực sự có thể làm tốt
việc gì đó”.
Có một nhà khoa học đã từng nói rằng: “Nếu bạn thực sự tin vào chính
mình, nhất định sẽ đạt được ước mơ, bạn có thể bước trên đường bằng phẳng
mà người khác cũng sẽ cần bạn hơn”.
2.1.1.3. Biểu hiện
Khi có sự tự tin, con người ta sẽ tin tưởng “mình có thể làm được” và
nghĩ được cách “mình sẽ làm như thế nào”. Một người có sự tự tin thường có
những biểu hiện sau:
- Thể hiện tài năng của mình khi có dịp: Nếu chúng ta có khả năng dù
chỉ là đủ để vui chơi như: chơi bóng, nhảy múa, ca hát, đánh đàn, ngâm thơ,
Trang 3
…thì cũng đừng e ngại thể hiện tài năng của mình trước mặt người khác. Đó
không phải là chơi nổi, hợm mình hay là thiếu khiêm nhường mà đó là mạnh
dạn thể hiện mình, có tác dụng rất lớn cho việc xây dựng lòng tự tin. Chúng ta
sẽ tự tin hơn khi thấy mình có khả năng và sẽ rất phấn khởi khi mang lại niềm
vui cho người khác.
- Nhìn thẳng vào người khác khi giao tiếp: Khi giao tiếp, chúng ta tránh
né ánh mắt của người khác có ý nghĩa là chúng ta có cảm giác có tội, hoặc đã
làm những việc mà chúng ta không cho người khác biết; Không dám nhìn
thẳng người khác khi đang nói chuyện là bởi chúng ta cảm thấy tự ti, không
thể so sánh được với người đó, như vậy có nghĩa là những biểu hiện không tốt
của chúng ta.
- Tài ăn nói: Dù muốn có hay không chúng ta vẫn phải thông qua ngôn
ngữ để thể hiện chính mình ra bên ngoài. Đó là cơ hội để rèn luyện sự tự tin
tốt nhất, chúng ta cần phải nói ra được những lời nói tự đáy lòng mình. Nếu
chúng ta sẵn lòng đối mặt với nỗi sợ của mình, chúng ta sẽ có lòng tự tin để
có thể thành công trong cuộc sống.
- Trang phục: Ăn mặc đúng cách cũng là một trong những nhân tố cơ
bản để biểu đạt sự tự tin của một người có sự tự tin thông qua ngôn ngữ cơ
thể.
2.1.2. Giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
2.1.2.1. Khái niệm giáo dục sự tự tin
Giáo dục sự tự tin cho trẻ là truyền đạt cho trẻ các kiến thức về sự tự tin,
tổ chức các hoạt động vui chơi học tập giúp trẻ hình thành sự tự tin. Giáo dục
sự tự tin là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, giúp trẻ mạnh dạn, giúp trẻ làm
điều mình nghĩ, giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e
ngại.
2.1.2.2. Ý nghĩa giáo dục sự tự tin
Tự tin giúp cho con người ta cảm thấy hạnh phúc hơn và tinh thần được
thoải mái, khỏe khoắn hơn. Hơn thế nữa nó còn là chìa khóa của thành công.
Vì vậy việc giáo dục cho trẻ tự tin là 1 điều rất cần thiết và là nền tảng để giúp
Trang 4
trẻ hạnh phúc hơn. Giáo dục sự tự tin có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành
kỹ năng tự tin ở mỗi con người. Quá trình hình thành sự tự tin ấy có được nhờ
vào việc rèn luyện và học hỏi từ quá trình giáo dục của người giáo viên mầm
non.
Thực tế cho thấy quá trình phát triển lòng tự tin bắt đầu hình thành từ lúc
đứa trẻ mới sinh ra và tiếp tục diễn ra trong suốt cuộc sống của trẻ. Cha mẹ
khởi đầu bằng việc yêu thương trẻ, nhưng khi đứa trẻ bắt đầu lớn, sự khuyến
khích lòng tự tin ở trẻ cũng trở nên khác biệt hơn. Có lòng tự tin không có
nghĩa là trẻ trở nên kiêu ngạo, ích kỷ, hoặc nghĩ là trẻ tốt hơn những người
xung quanh mình. Thất bại trong một việc nào đó không làm giảm đi lòng tự
tin ở trẻ; cách trẻ học từ việc đối mặt với thất bại giúp tác động đến lòng tự
tin.
2.1.2.3. Nội dung giáo dục sự tự tin
- Trẻ luôn muốn thể hiện khả năng
Nội dung giáo dục sự tự tin đầu tiên là trẻ muốn thể hiện khả năng của
mình. Để trẻ tự tin được chúng ta cần phải giáo dục cho trẻ biết cách luôn thể
hiện khả năng của mình trước người khác, hoặc khi tham gia các hoạt động
vui chơi, dã ngoại…Nên dùng những lời động viên trẻ để khích lệ trẻ kịp thời,
từ đó giúp trẻ hình thành sự tự tin cho trẻ dần dần. Khi trẻ làm được một việc
gì đó, cho dù đó là biết đánh răng hay biết đi xe đạp thì chúng cũng sẽ có cảm
giác mình “có thể làm được” và chính điều này là nền tảng cho sự tự tin. Sự.
Khi một em bé học cách dở các trang của một cuốn sách hay chập chững tập
đi thì cũng là lúc chúng học để cảm nhận được rằng “chúng làm được”.
Trang 5
Trẻ thể hiện tài năng ca hát của mình trước lớp
- Giao tiếp với người
khác
Để có thể tự tin được thì
trẻ cần phải giao tiếp được với
người khác, có thể là bạn cùng
lớp, hoặc là người lớn,…Sự tự
tin cho phép trẻ chủ động hơn
trong giao tiếp với người khác.
Đối với mỗi con người,
giao tiếp là yếu tố quan trọng
góp phần quyết định thành
công của họ trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy những đứa
trẻ hiếu động, cá tính sẽ
thường tự tin và bản lĩnh hơn
trong giao tiếp với mọi người. Những trẻ nhút nhát khi giao tiếp thường kém
thành công hơn so với những trẻ tự tin giao tiếp. Trẻ rụt rè hay tự tin là kết
quả của quá trình rèn luyện lâu dài từ phía gia đình. Con ngoan quá hóa rụt rè,
Trang 6
không cha mẹ nào muốn con nhút nhát khi giao tiếp, thế nhưng nhiều cha mẹ
thừa nhận chính việc đào tạo bé ngoan ngoãn và nghe lời quá mức sẽ khiến
trẻ thiếu tự tin, lệ thuộc.
- Hài lòng với bản thân
Trước hết, ta phải tìm cách giúp trẻ biết yêu thương chính bản thân mình.
Vì điều này làm cho trẻ cảm thấy tự tin hơn nhiều. Ta thường hay than vãn,
biểu lộ cho trẻ thấy những khiếm khuyết của vẻ bề ngoài hay một tật xấu nào
đó làm cho trẻ mặc cảm, không còn tự tin ở bản thân mình nữa. Có trẻ còn
chán ghét, xem thường bản thân mình đến nỗi muốn hủy hoại đi. Vậy, để giúp
con trẻ tự tin, cha mẹ chúng ta hãy tìm ra những điều tích cực trong khiếm
khuyết của con, cho con nhận thấy không có gì sai hay kém cỏi trong những
thiếu sót đó. Từ đấy, trẻ sẽ biết trân trọng, yêu thương bản thân mình, thay vì
lo lắng và muốn thay đổi bằng mọi giá. Nhất là hình thức bên ngoài của trẻ.
Ví dụ: cha mẹ vẫn thường nói đùa “Sao con ăn như hạm thế? Nhìn con
chẳng khác gì mấy con heo”
Câu nói ấy tưởng chừng vô hại, nhưng thật ra ta đã vô tình làm cho trẻ lo
lắng về điều đó, cộng với những
trêu chọc của mọi người xung
quanh sẽ làm cho trẻ càng trở
nên tự ti hơn. Thay vì chê bai,
trêu chọc, ta hãy tìm ra những
điểm đáng yêu để khen ngợi thay
cho khiếm khuyết không thể thay
đổi và ngầm giúp trẻ tìm cách
khắc phục những điểm khuyết có
thể sửa chữa một cách khéo léo.
Từ đó trẻ sẽ hoàn toàn tự tin về
bản thân mình và còn hợp tác với
ta để thay đổi nữa.
Trẻ hài
lòng với kết quả của mình
- Biết chấp nhận khó khăn, đương đầu với thử thách
Trang 7
Tâm lý của các bé thường cảm thấy mình kém cỏi, mất mặt, nhất là các
bé luôn nhận được lời khen từ người khác. Bên cạnh đó, khi chúng ta đặt quá
nhiều kỳ vọng vào cũng sẽ khiến trẻ con luôn nghĩ mình là số 1, mình “sinh
ra” phải thắng. Và khi bị thua cuộc, bé sẽ thấy mình có lỗi và xấu hổ, tệ hơn
là tự oán trách bản thân.
Dạy bé chấp nhận với thất bại là điều không dễ, điều này người lớn cũng
cần phải học. Chúng ta nên giúp bé hiểu và chấp nhận thất bại, coi thất bại là
chuyện bình thường bởi trong cuộc sống không ai lúc nào cũng thành công,
thất bại cũng là một trải nghiệm để giúp con trưởng thành. Cái quan trọng
nhất là chúng ta cần dạy con cách chấp nhận như thế nào, đối đầu và giải
quyết vấn đề ra sao chứ không phải là giải quyết vấn đề hộ trẻ.
Khi trẻ còn nhỏ, chúng ta có thể kể cho con nghe những mẩu chuyện về
thất bại và thành công, các bạn trong đó đã giải quyết như thế nào… Thậm
chí, chúng ta có thể kể cho trẻ nghe về một thất bại mà mình từng trải qua và
cảm nhận của mình về chuyện đó để bé thấy rằng “đến người giỏi như bố,
như mẹ , như cô mà còn thất bại nữa là mình”.
Hãy cho bé biết, dù thất bại hay thành công, người lớn chúng ta luôn
đứng cạnh và ủng hộ, yêu thương trẻ.
2.1.2.4. Phương pháp giáo dục sự tự tin
- Tạo tình huống
Đây là phương pháp có thể sử dụng để giáo dục sự tự tin hiệu quả. Là
phương pháp đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm
tòi để giải quyết vấn đề đặt ra. Có thể chủ ý tạo nên một vài tình huống xã hội
để trẻ học hỏi kinh nghiệm, bắt đầu với những tình huống dễ rồi khó dần.
Hoặc là tạo những tình huống xã hội xoay quanh những việc trẻ thích làm.
Hoặc là kể lại những tình huống mà trẻ đã gặp.
- Đóng vai
Là phương pháp cho trẻ trải nghiệm bằng cách đóng vai các nhân vật
trong câu chuyện đưa ra. Có thể tìm những câu chuyện, hình ảnh, đoạn phim,
…nói đến chủ đề tự tin để đưa vào các hoạt động vui chơi, học tập. Sau đó,
Trang 8
tạo dựng lên các vai trong câu chuyện ấy để trẻ hóa thân. Qua đó, cho trẻ rút
ra những bài học về sự tự tin và chỉ ra những biểu hiện của sự tự tin. Bằng
cách này, có thể giúp trẻ tự tin thể hiện mình, và có thể học tập những tấm
gương về sự tự tin.
- Thảo luận
Trong các hoạt động vui chơi, học tập cần có sự thảo luận của các bé để
giúp trẻ phát huy khả năng hợp tác nhóm. Tổ chức các sự kiện, các buổi học
tập nhóm để khả năng thảo luận của trẻ được phát huy tốt nhất.
2.1.2.5. Cách thức giáo dục sự tự tin cho trẻ em
Để hình thành sự tự tin cho trẻ, giáo viên và các bậc phụ huynh cần giúp
trẻ tìm hiểu khả năng, phát huy kỹ năng tự tin của bản thân mình.
- Dùng những lời nói động viên khích lệ trẻ để trẻ mạnh dạn giao tiếp
với người khác, mạnh dạn trình bày ý kiến với người khác.
- Cho trẻ tự làm một số việc đơn giản như vệ sinh cá nhân (đánh răng,
rửa mặt, rửa tay chân,…), tự lấy đồ dùng học tập, sắp xếp đồ chơi ngăn nắp,
chuẩn bị cho giờ học trực nhật lớp,…
Trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước và sau khi ăn cơm, khi tay bẩn.
Trang 9
Trẻ tự sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Quan sát sự yêu thích, đam mê của trẻ để phát hiện tài năng của trẻ và
động viên, tạo động lực cho trẻ phát huy tối đa tài năng đó hay nói cách khác
là tạo cơ hội cho trẻ thể hiện mình.
a. Tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình
Bất kì ai cũng đều có lòng tự tôn và nhu cầu được người khác tôn trọng.
Sự tự tôn, được người khác tôn trọng là động lực tâm lý đầu tiên sinh ra sự tự
tin. Sự tự tin của trẻ đầu tiên bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự
tôn thì không thể có sự tự tin. Tôn trọng trẻ không phân biệt thời gian, địa
điểm, có ưu điểm hay khuyết điểm. Nên cổ vũ thích đáng khả năng của trẻ ở
mọi lúc mọi nơi nhằm nâng cao sự tự tin của trẻ.
b. Nói cho trẻ biết “con có thể làm được” và bồi dưỡng khả năng đặc biệt
cho trẻ
Luôn dùng lời động viên trẻ một cách chân thành, không nên quá lời
khen, nghĩ một đằng, nói một nẻo. Đồng thời luôn nói cho trẻ biết “Con có
thể làm được” để động viên khích lệ trẻ khi trẻ làm một việc gì đó.
Tài năng đặc biệt có thể làm tăng thêm sự tự tin của trẻ. Cha mẹ có thể
căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ để bồi đắp những sở trường đặc biệt
của trẻ thông qua việc phát huy sở trường tạo dựng niềm tin.
c. Cũng cố sự tự tin mọi lúc mọi nơi và cho phép trẻ mắc sai lầm.
Trang 10
Phát triển sự tự tin khi trẻ thực hiện các yêu cầu đơn giản, biết cách đề
nghị giúp đỡ khi cần thiết.
Cha mẹ nên lưu tâm đến những sai lầm của trẻ, sự thực phạm sai lầm với
một đứa trẻ là không thể tránh khỏi. Một đứa trẻ nếu không phạm sai lầm thì
sẽ không thể trưởng thành.
Cách hoàn hảo nhất để xây dựng sự tự tin ở trẻ chính là cho trẻ thấy tình
yêu thương vo điều kiện của bạn dành cho trẻ. Tuy nhiên, điều này không nên
thể hiện một cách thái quá. Như vậy có nghĩa là bạn sẽ vẫn tiếp tục thể hiện
tình yêu của mình dành cho trẻ, ngay cả khi cách cư sử của trẻ không làm hài
lòng bạn. Những lúc như thế, háy nói với trẻ rằng “ Mẹ không thích những gì
con làm, nhưng mẹ vẫn luôn yêu con”.
d. Quy định hành vi
Đưa ra một số nguyên lý chung về hành vi có thể giúp cả trẻ lẫn người
lớn tự tin hơn (Thời gian biểu một ngày sinh hoạt của trẻ) giờ nào việc ấy.
Ví dụ: Các con nhìn lên lịch sinh hoạt, bây giờ đến hoạt động gì? Nào chúng
ta cùng hoạt động bắt đầu…
e. Phát triển những ưu điểm của trẻ
Thật là tuyệt vời nếu người lớn để trẻ thực hiện một công việc thành thạo
ngay trước khi bạn giới thiệu cho trẻ một kĩ năng mới hoặc thử làm một điều
mà trẻ không tự tin. Với cách làm này, trẻ vẫn cảm thấy mình ở đỉnh cao của
sự thành công. Vì thế trẻ dể có khuynh hướng phát triển thêm ở các lĩnh vực
khác và trải qua thử thách mới. Nếu trẻ thực sự không giỏi ở các kic năng mới
này và cảm thấy thất vọng về bản thân, hãy tạo cho trẻ cơ hội để thể hiện một
trong những thế mạnh của mình. Nếu trẻ thấy mình khó có thể cảm thấy tự
tin.
Hãy tránh phê bình, sửa sai quá thẳng thắn.
Sức mạnh của sự ca ngợi khi xây dựng sự tự tin cho trẻ cũng như người
lớn, sẽ tốt hơn nếu bạn ca ngợi những việc trẻ làm bằng cách nói: “Con thật là
kiên nhẫn”.
Trang 11
2.2. Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lê
Thị Hồng Gấm
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục sự tự
tin cho trẻ
Trong quá trình tìm hiểu về trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm , để
điều tra nhận thức của giáo viên mẫu giáo tại cơ sở về vấn đề giáo dục sự tự
tin cho trẻ 5 – 6 tuổi tôi đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin, phiếu
được sử dụng để thăm dò ý kiến của giáo viên, kết quả cho thấy 100% ý kiến
giáo viên đều cho rằng việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất cần
thiết. Như vậy, giáo viên có nhận thức đúng về vai trò và sự cần thiết của việc
giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi. Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy rằng
giai đoạn tuổi mầm non là giai đoạn tiền đề cho sự phát triển nhân cách, kỹ
năng sống sau này của trẻ. Do đó, họ đều biết sự cần thiết phải giáo dục sự tự
tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
2.2.2. Nội dung giáo dục sự tự tin
Để hình thành sự tự tin cho trẻ, giáo viên cần phải biết các nội dung giáo
dục sự tự tin để từ đó có các biện pháp, phương pháp dạy đạt hiệu quả. Điều
tra ý kiến của giáo viên ở trường Lê Thị Hồng Gấm về vấn đề này, tôi thu
được kết quả cho thấy hầu hết giáo viên đều hiểu và nắm bắt được các nội
dung giáo dục sự tự tin cho trẻ. Đó là cơ sở để có thể truyền đạt cho trẻ hiệu
quả.
Cũng vấn đề này, tôi sử dụng phiếu điều tra cho 4 nhóm lớp, mỗi nhóm
10 cháu để điều tra khả năng tiếp thu được các nội dung giáo dục sự tự tin, kết
quả thu được như sau:
Bảng 1. Điều tra khả năng tiếp thu nội dung giáo dục sự tự tin của trẻ
STT
Nội dung tiếp thu của trẻ
Tiếp thu
Số lượng
Trang 12
Tỉ lệ
Không tiếp thu
Số
Tỉ lệ
1
Mạnh dạn thể hiện khả năng
Mạnh dạn giao tiếp với
2
người khác
Mạnh dạn trình bày ý kiến
3
với người khác
4
Hài lòng với bản thân
Chấp nhận khó khăn, đương
5
đầu với thử thách
lượng
(người)
%
28
70
12
30
35
87,5
5
12,5
30
75
10
25
25
62,5
15
37,5
32
80
8
20
(người)
%
Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy phần lớn các cháu ở nhóm lớp 5 – 6 tuổi
đều nắm bắt nội dung giáo dục và thể hiện được sự tự tin của mình. Tuy nhiên
vẫn còn khá nhiều cháu còn rụt rè, chưa hình thành được sự tự tin toàn diện.
Do đó, nhà trường cần đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sự tự
tin cho trẻ 5 – 6 tuổi.
2.2.3. Phương pháp giáo dục sự tự tin
Khi đã nắm bắt được các nội dung giáo dục sự tự tin, giáo viên đưa ra
những phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả để truyền đạt cho trẻ nắm bắt
và tiếp thu hiệu quả. Để điều tra vấn đề này, tôi sử dụng phiếu điều tra cho
giáo viên, kết quả cho thấy hầu hết giáo viên đều tổ chức được các phương
pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ. Đó là điều quan trọng giúp trẻ tiếp thu hiệu
quả và hình thành kỹ năng tự tin.
Điều tra vấn đề này ở trẻ, tôi sử dụng phiếu điều tra cho 4 nhóm lớp, mỗi
nhóm 10 cháu để điều tra khả năng tiếp cận được với các phương pháp giáo
dục sự tự tin, kết quả thu được như sau:
Bảng 2 Điều tra khả năng tiếp cận phương pháp giáo dục sự tự tin của trẻ
Tiếp thu
STT
Nội dung tiếp thu phương
pháp giáo dục của trẻ
Không tiếp thu
Số lượng
Tỉ lệ
(người)
%
Trang 13
Số
lượng
(người)
Tỉ lệ
%
1
2
3
4
5
6
7
8
Tự kể những việc mình tự làm
Cảm thấy vui và thích thú với
những việc tự làm
Làm nhiều việc cho bản thân
mình
Giao tiếp với bạn cùng tuổi,
với người lớn
Phát biểu trong giờ học, hoạt
động chơi
Tham gia các môn nghệ thuật
(hát, múa, nhảy,…)
Thích thú, vui vẻ khi tham gia
hoạt động tạo hình
Thích thú, vui vẻ khi tham gia
hoạt động dã ngoại
35
87,5
5
12,5
35
87,5
5
12,5
30
75
10
25
40
100
0
0
30
75
10
25
35
87,5
5
12,5
30
75
10
25
33
82,5
7
17,5
Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy phần lớn các cháu ở nhóm lớp 5 – 6 tuổi
đều tiếp cận, học tập được từ các phương pháp giáo dục sự tự tin và đang hình
thành sự tự tin của mình. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều cháu còn rụt rè, chưa
hình thành được sự tự tin toàn diện. Do đó, nhà trường cần có nhiều hơn các
biện pháp, phương pháp nâng cao giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi.
2.2.4. Cách thức giáo dục sự tự tin
Để đạt hiệu quả giáo dục, nhà trường cũng phải chú trọng đến các cách
thức giáo dục. Với vấn đề giáo dục sự tự tin cũng vậy, các cách thức giáo dục
sự tự tin cũng được đưa vào chương trình giáo dục của nhà trường để đạt hiệu
quả tốt nhất. Để điều tra vấn đề đưa các cách thức giáo dục trong chương
trình giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lê Thị Hồng
Gấm , tôi sử dụng phiếu điều tra với giáo viên của trường, kết quả cho thấy
các giáo viên và nhà trường đã áp dụng nhiều cách thức giáo dục sự tự tin cho
trẻ 5 – 6 tuổi. Như vậy, chứng tỏ nhà trường đã quan tâm nhiều đến vấn đề
Trang 14
phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Đó là điều quan trọng để trẻ bước đầu hình
thành, phát triển thể chất lẫn tư duy, kỹ năng sống một cách hoàn thiện.
Để điều tra xem trẻ được học tập nhiều qua các cách thức giáo dục sự tự
tin này, tôi sử dụng phiếu điều tra cho 4 nhóm lớp, mỗi nhóm 10 cháu để điều
tra, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Điều tra khả năng tiếp thu các cách thức giáo dục sự tự tin của trẻ
Tiếp thu
STT
Nội dung tiếp thu các cách
Số
thức giáo dục của trẻ
lượng
(người)
1
2
3
4
Tự tin giao tiếp với người khác
Tự tin trình bày ý kiến với
người lớn
Tự làm một số việc đơn giản
Tự tin thể hiện tài năng của
mình
Tỉ lệ
%
Không tiếp thu
Số
lượng
(người)
Tỉ lệ
%
35
87,5
5
12,5
20
87,5
20
12,5
37
75
3
25
28
70
12
30
5
Mắc sai lầm
40
100
0
0
6
Khả năng hợp tác nhóm
34
87,5
6
12,5
Qua kết quả ở bảng 3 cho thấy còn khá nhiều cháu chưa nắm bắt được
các hình thức giáo dục sự tự tin từ giáo viên và nhà trường. Song vẫn có rất
nhiều trẻ tiếp thu, học tập được và hình thành được sự tự tin. Vì thế, nhà
trường và các giáo viên trong trường đều chú trọng đến vấn đề phát triển thể
chất và kỹ năng sống cho trẻ.
2.2.5. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và có năng lực trong giảng dạy, có ý thức
trách nhiệm, tận tụy trông công tác.
- Ban giám hiệu có nhiều kinh nghiệm và quản lý tốt, luôn ủng hộ và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên làm việc.
Trang 15
- Bản thân giáo viên luôn trau dồi học hỏi kinh nghiệm thông qua các
bạn đồng nghiệp, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng.
b. Khó khăn
- Bên cạnh những thuận lợi thì trường Mầm Non Lê Thị Hồng Gấm nói
riêng và các trường khác nói chung vẫn còn tồn tại những khó khăn mà bản
chất nghề nghiệp này mang lại. Áp lực về thời gian đè nặng lên đôi vai của
các giáo viên: hầu như thời gian của các cô đều dành phần lớn ở trường chính
và vậy mà thời gian dành cho gia đình hầu như là rất ít.
- Cơ sở vật chất ở trường vẫn còn thiếu thốn so với những trường chuẩn ,
nó cũng là một phần nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
- Sau khi đánh giá thực trạng của 40 trẻ trong lớp để nắm được mặt còn
yếu của trẻ tôi thấy có những khó khăn sau:
+ Số học sinh trong lớp đông gây khó khăn trong việc rèn trẻ vừa có nếp
mà vừa mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin trong mọi hoạt động
+ Một số gia đình, phụ huynh quá quan tâm cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ
có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên. Tôi đã xây dựng một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quản giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
2.3.1. Xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên
- Xây dựng hình ảnh của giáo viên ở đây theo tôi không chỉ ở trước mặt
trẻ mà còn với phụ huynh. Chắc hẳn ai cũng biết nghề giáo viên là nghề được
ví với câu “làm dâu trăm họ” mỗi 1 phụ huynh gửi con đều có những mong
muốn ở giáo viên khác nhau: Có người thì muốn cô nghiêm khắc, có người
chỉ mong cô chiều chuộng con...Để làm theo mỗi ý kiến thì rất khó vì vậy
việc xây dựng hình ảnh của người giáo viên là rất quan trọng, nếu hình ảnh
của cô trong mắt phụ huynh tốt sẽ tạo sự tin tưởng cho phụ huynh trong cách
chăm sóc giáo dục con họ và sẽ tạo được sợi dây nối kết giữa cô giáo với phụ
huynh giúp trẻ hình thành tính tự tin.
Trang 16
- Và để xây dựng hình ảnh “cô giáo như mẹ hiền” nên tạo cho trẻ có sự
gần gũi giống như mẹ của trẻ bằng cách thay đổi cách xưng hô “cô” bằng
“mẹ” từ đó trẻ đã bớt nhút nhát và dần cởi mở trò chuyện với cô, tin tưởng ở
cô và tự tin bộc lộ mọi suy nghĩ với cô như với mẹ của mình.
2.3.2. Dùng những lời nói khích lệ
Khi giáo viên xây dựng được hình ảnh tốt đẹp và luôn là tấm gương
trong trí nhớ của trẻ thì những lời khích lệ của giáo viên quả là một biện pháp
tốt để khuyến khích sự tự tin ở trẻ.
Những lời khích lệ luôn được các giáo viên trong lớp chú ý sử dụng kịp
thời trong các hoạt động trong ngày: Hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động
ngoài trời, hoạt động chiều và cả trong hoạt động đón trả trẻ
Và qua những lời khích lệ kịp thời dù là từ những việc nhỏ cũng đã phần
nào xây dựng được sự tự tin trong trẻ. Và tôi nhận thấy rằng lòng tự tin của
trẻ em thực chất là được xây trên những hành động thực tế, được mọi người
thích thú và chấp nhận.
2.3.3. Thường xuyên giao nhiệm vụ vừa sức cho trẻ để trẻ có sự thành công
Nói đến thành công chắc hẳn ai cũng có mong muốn. Người lớn thì luôn
có tham vọng thành công trong cuộc sống, con đường sự nghiệp...còn với trẻ
nhỏ thì sao? Với những trẻ nhanh nhẹn, thông minh, tự tin thì để đạt đựơc
những thành công đó không phải khó. Còn với những trẻ nhút nhát, thiếu tự
tin để thể hiện những suy nghĩ và hành động của mình thì không lẽ trẻ sẽ
không bao giờ thành công? Đây là vấn đề thường gặp hàng ngày của người
giáo viên mầm non bởi khi trẻ liên tục không thực hiện được nhiệm vụ cô đề
ra trong giờ học, cũng như các hoạt động khác trẻ sẽ không thể có sự tự tin
trước đám đông bởi vậy nên tôi đưa ra biện pháp giao nhiệm vụ vừa sức để trẻ
có đựơc sự thành công như:
- Trong giờ học có thể đặt các câu hỏi phù hợp với khả năng của từng trẻ
để trẻ có thể trả lời được.
Ví dụ: Trong giờ khám phá khoa học “Tìm hiểu về con voi” cùng là đặt
câu hỏi về cái vòi của voi. Với trẻ nhanh nhẹn, khi đặt câu hỏi mang tính tổng
Trang 17
quát đòi hỏi trẻ trả lời phải có sự diễn đạt tốt “Đây là cái gì? Con biết gì về
vòi voi” thì với trẻ nhút nhát, thiếu sự tự tin có thể cho trẻ trả lời thành những
câu hỏi nhỏ chỉ cần những câu trả lời ngắn gọn “Vòi voi như thế nào? Nó có
tác dụng gì?”
Như vậy, với việc đặt ra những câu hỏi vừa sức không chỉ trong giờ
khám phá khoa học mà cả các hoạt động học khác đã khiến cho 100% trẻ đều
tự tin tham gia trả lời câu hỏi khiến giờ học sôi nổi với rất nhiều cánh tay tự
tin giơ lên.
Ví dụ như giờ hoạt động góc: Đây là giờ hoạt động đòi hỏi trẻ có sự hợp
tác, chia sẻ và có sự phân công công việc trong nhóm rõ ràng. Giáo viên gợi ý
để trẻ nhận những vai chơi phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ thành công với
vai chơi đó và những lần chơi sau sẽ nâng dần mức độ khó hơn. Với việc làm
như vậy chúng ta sẽ thấy rõ sự tự tin hiện trên khuôn mặt trẻ.
Ví dụ: Trong các hoạt động trực nhật đa số trẻ đều rất thích giúp cô để
được cô khen. Cô luôn giao cho trẻ những việc vừa với sức khỏe, khả năng
của trẻ như: Trẻ lớn giúp cô các việc như: Kê bàn, ghế; trẻ nhỏ giúp cô gấp
khăn…
Với việc giao cho trẻ những việc vừa sức để trẻ hoàn thành được công
việc được giao đã kích thích được sự tự tin vào bản thân của trẻ để hoàn thành
công việc đến cùng.
2.3.4. Dạy trẻ chấp nhận sự thất bại
Khi trẻ gặp thất bại chắc chắn trẻ sẽ cảm thất rất buồn và khi đó hơn bao
giờ hết trẻ cần sự gần gũi, động viên kịp thời của cô. Trong những lúc này
chúng ta sẽ dạy trẻ chấp nhận sự thất bại.
Ví dụ: Khi tham gia trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất” kết thúc bài hát
trẻ không có ghế ngồi như vậy là đã thua cuộc trong trò chơi. Những lúc này,
giáo viên nên động viên trẻ bằng những lời an ủi: “Cô biết con có thể làm
được mà. Lần sau con cố gắng hơn. Ai cũng có thể là người thua trong trò
chơi và dù là con hay là bạn thất bại thì đều có cảm giác như con bây giờ. Là
bạn tốt các con nên chia sẻ với nhau cả sự thành công lẫn thất bại”.
Trang 18
- Khi trẻ mắc phải sự thất bại không nên phê bình trẻ gay gắt sẽ khiến
trẻ sợ và thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động mà đưa ra lời gợi ý hoặc
giúp đỡ trẻ hoàn thành ngay tại thời điểm đó. Khi trẻ chưa thực hiện được
việc gì thì đừng nên sử dụng từ “không” mà sử dụng từ “chưa”
Ví dụ: Trong giờ thể dục thay vì cô nói “Con tập không đúng” thì nói
“Con tập chưa đúng” để tạo cơ hội cho trẻ vượt qua thử thách.
Dạy trẻ chấp nhận sự thất bại không chỉ qua các giờ học mà có thể tạo
tình huống trong ngày để dạy trẻ. Kết thúc tình huống thường tạo niềm tin cho
trẻ để có được thành công trong lần sau.
2.3.5. Tổ chức các trò chơi, cuộc thi giúp trẻ hình thành sự tự tin
Giáo viên có thể tự sáng tạo và tổ chức các trò chơi giúp trẻ hình thành
và rèn luyện sự tự tin.
* Ví dụ trò chơi: Vượt qua thử thách
- Cách chơi: Trẻ phải gánh quang gánh đi qua cầu (ghế thể dục) sao cho
không bị ngã xuống ghế và không rơi các lọai quả ra ngoài.
- Mục đích: Trò chơi này được sử dụng trong giờ hoạt động ngoài trời và
được sử dụng làm trò chơi vận động trong giờ học giáo dục thể chất rèn sự
mạnh dạn tự tin vượt qua thử thách thực hiện đựơc cả 2 nhiệm vụ đó là đi trên
ghế thể dục và ghánh hàng sang kia sông.
* Ví dụ cuộc thi: Trổ tài nghệ sĩ
- Thể lệ: Trẻ sẽ cùng nhau thể hiện tài năng qua các môn nghệ thuật:
Múa, võ, vẽ, nhảy, trình diễn thời trang…và thể hiện những sở trường của
mình trước đám đông
- Mục đích: Các môn nghệ thuật thường giúp trẻ bộc lộ được sự tự tin
nhiều nhất vì vậy giáo viên có thể tổ chức trò chơi, cuộc thi vào ngày cuối
tuần và đôi khi ngay trên sân khấu trong giờ hoạt động ngoài trời để phát triển
sự tự tin cho trẻ.
Trang 19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Vấn đề giáo dục đạo đức, kỹ năng sống hiện nay đang là vấn đề nóng
không chỉ của ngành giáo dục mà của toàn xã hội. Thế hệ trẻ đang có những
xu hướng suy thoái về đạo đức, xuống cấp về lối sống, có lối sống buông thả,
phóng đãng, ích kỉ, thiếu trách nhiệm…Đây là tình trạng báo động mà Đảng,
Nhà nước và toàn xã hội đang tìm cách khắc phục, nhiệm vụ quan trọng nhất
là thuộc về các cấp học. Nhà trường không chỉ cung cấp cho trẻ những kiến
thức mà phải giáo dục trẻ đạo đức làm người, kiên trì bồi đắp cho học sinh
lòng nhân ái, tính trung thực, tinh thần tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành
mạnh, biết trọng đạo lí và sống có kỉ luật. Việc giáo dục này phải diễn ra ngay
từ lứa tuổi mầm non. Giai đoạn trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền
móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách sau này của trẻ. Trong đó, sự tự
tin là kỹ năng quan trọng, bởi lẽ tự tin giúp trẻ nhanh chóng thực hiện tốt
những mong muốn của mình. Trẻ cũng ứng phó tốt hơn khi thấy mình làm sai
điều gì và tin rằng mình có thể làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Không
có gì giúp xây dựng lòng tự tin tốt hơn cảm giác rằng “mình thực sự có thể
làm tốt việc gì đó”.
3.2. Kiến nghị
Từ thực trạng của việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm
non Lê Thị Hồng Gấm– xã Nghĩa Thắng– huyện Đăk R’Lấp – tỉnh Đăk
Nông, tôi có một số ý kiến với hy vọng sẽ khắp phục được những hạn chế còn
tồn tại trong giáo dục sự tự tin cho trẻ
2.1. Về phía nhà trường
- Nhà trường cần có kế hoạch thực hiện những chuyên đề bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên về việc giáo dục sự tự tin cho trẻ.
- Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ
cho giáo viên và trẻ nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng của trẻ.
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ các buổi học để
đánh giá chuyên môn và đánh giá cả việc giáo viên lồng ghép nội dung giáo
Trang 20
dục sự tự tin thông qua các hoạt động khác. Qua đó, giáo viên rút ra được
những kinh nghiệm cho bản thân và học hỏi những kinh nghiệm của đồng
nghiệp.
2.2. Về phía giáo viên
- Giáo viên tự trao đổi và học hỏi thêm những kiến thức cơ bản về nhiệm
vụ, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ.
- Giáo viên cần nắm vững đặc điểm phát triển tâm lý, tình cảm, nhân
cách của trẻ để lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp.
- Giáo viên nên giao tiếp với trẻ một cách thân thiện, gần gũi và tự nhiên,
tạo cho trẻ tâm lí thoải mái khi tham gia vào hoạt động.
2.3. Về phía gia đình trẻ
- Gia đình nên có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa giáo dục sự tự tin của
trẻ, ủng hộ, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động học tập, vui chơi.
- Gia đình nên lựa chọn những hình ảnh, những câu chuyện có nội dung
về sự tự tin để trò chuyện với trẻ, giúp trẻ phát triển sự tự tin.
- Gia đình cần có sự thống nhất giáo dục kết hợp với nhà trường trong
việc giáo dục sự tự tin để đạt hiệu quả.
Nghĩa Thắng, ngày …. tháng…. năm 2016
Người thực hiện
Phạm Thị Hằng
Trang 21
MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
Trang
2
1.1.
Lý do chọn đề tài
2
1.2.
Mục đích nghiên cứu
3
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
4
1.5.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4
2. NỘI DUNG
2.1.
2.2.
2.3.
3.
4
Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1. Một số vấn đề lý luận về sự tự tin
2.1.2. Giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
4
Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non Lê Thị Hồng Gấm
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc
giáo dục sự tự tin cho trẻ
2.2.2. Nội dung giáo dục sự tự tin
16
2.2.3. Phương pháp giáo dục sự tự tin
17
2.2.4. Cách thức giáo dục sự tự tin
18
2.2.5. Thuận lợi và khó khăn
20
Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục sự tự tin cho trẻ 5
– 6 tuổi
2.3.1. Xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên
21
2.3.2. Dùng những lời nói khích lệ
21
2.3.3. Thường xuyên giao nhiệm vụ vừa sức cho trẻ để trẻ
có sự thành công
22
2.3.4. Dạy trẻ chấp nhận sự thất bại
23
2.3.5. Tổ chức các trò chơi, cuộc thi giúp trẻ hình thành
sự tự tin
24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.
Kết luận
3.2.
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
6
16
16
21
25
27