Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIÁO án 5 HOẠT ĐỘNG TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG mị CHÂU TRỌNG THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.23 KB, 5 trang )

Giáo án Ngữ văn 10 – Học kì I

Tuần : 04
Tiết : 11 + 12
Lớp dạy :
Đọc văn :

Ngày soạn :
Ngày duyệt :

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THUỶ
(Truyền thuyết)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
sự thực lịch sử và trí tưởng tượng, quan điểm và thái độ của nhân dân trước các sự kiện và
nhân vật lịch sử; Nhận thức được bài học giữ nước.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Nâng cao ý thức trách nhiệm với đất nước và tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
4. Năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV − HS
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, một số tranh ảnh về di tích Cổ Loa và những thông tin
lịch sử về An Dương Vương và cuộc chiến tranh chống Triệu Đà.
2. Học sinh: SGK, vở ghi chép, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)


* Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú, tạo sự hấp dẫn, giới thiệu bài
GV giới thiệu bài:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim nhầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
Đó là những câu thơ thể hiện cách đánh giá của nhà thơ Tố Hữu về nhân vật Mị Châu –
một trong ba nhân vật chính trong truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thuỷ” mà hôm nay chúng ta sẽ học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
(80 phút)
* Mục tiêu: Nắm được đặc trưng cơ bản
của truyền thuyết: sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa sự thực lịch sử và trí tưởng
tượng, quan điểm và thái độ của nhân
dân trước các sự kiện và nhân vật lịch
sử; Nhận thức được bài học giữ nước.
+ B1: Tìm hiểu chung về thể loại I. TÌM HIỂU CHUNG
truyền thuyết và “Truyện ADV và Mị 1. Thể loại truyền thuyết
Châu – Trọng Thuỷ”
a) Khái niệm
 GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn – SGK Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về
sự kiện và nhân vật lịch sử (liên quan đến lịch
và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
sử) theo xu hướng lí tưởng hoá, thể hiện nhận
+ Nhắc lại khái niệm truyền thuyết?
thức, quan điểm đánh giá, tình cảm của nhân
36



Giáo án Ngữ văn 10 – Học kì I

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
+ Đặc trưng cơ bản nhất của thể loại
truyền thuyết là gì?
+ Truyền thuyết sinh thành, biến đổi và
được diễn xướng trong môi trường nào?

+ Văn bản “Truyện An Dương Vương
và Mị Châu – Trọng Thuỷ” có xuất xứ
từ đâu?
+ Truyền thuyết này gắn với di tích lịch
sử nào?
+ B2: Đọc và tóm tắt văn bản
 GV cho HS đọc văn bản, chú ý ngừng
giọng ở những chỗ chuyển đoạn.
 GV gọi 1 – 2 HS tóm tắt văn bản.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
dân lao động đối với các sự kiện và nhân vật
lịch sử ấy.
b) Đặc trưng
Có sự kết hợp của: yếu tố lịch sử và yếu tố
tưởng tượng.
c) Môi trường sinh thành, biến đổi và diễn
xướng
Lễ hội và các di tích lịch sử có liên quan.
2. Truyện “An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thuỷ”
 Xuất xứ: Trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong

tập “Lĩnh Nam chích quái” – một sưu tập
truyện dân gian ra đời vào cuối TK XV.
 Gắn với cụm di tích lịch sử: đền thờ An
Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và
giếng Ngọc (tại làng Cổ Loa, huyện Đông Anh,
Hà Nội)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tóm tắt
a) Đọc
b) Tóm tắt
 Vua ADV xây thành nhưng cứ xây đến đâu là
lở đến đó. Nhờ có thần Rùa Vàng giúp đỡ, nhà
vua mới xây được thành Cổ Loa.
 Rùa Vàng ở lại 3 năm rồi từ biệt ra về. Trước
khi đi, Rùa Vàng tháo vuốt đưa cho nhà vua
làm lẫy nỏ để chống kẻ thù.
 Triệu Đà xâm lược phương Nam, An Dương
Vương nhờ có nỏ thần nên chiến thắng. Triệu
Đà cầu hoà.
 Triệu Đà cầu hôn Mị Châu – con gái An Dương
Vương – cho con trai mình là Trọng Thuỷ.
 Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi
đánh tráo mang về phương Bắc. Trước khi
Trọng Thuỷ đi, Mị Châu hứa nếu có chuyện gì
sẽ rắc lông ngỗng dọc đường đi để làm dấu cho
Trọng Thuỷ đi tìm.
 Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An
Dương Vương cậy có nỏ thần không phòng bị.
Khi quân giặc áp sát thành, vua mang nỏ ra bắn
mới hay nỏ đã hết hiệu nghiệm.

 Vua đặt Mị Châu sau ngựa, cùng chạy đến bờ
biển, Trọng Thuỷ lần theo dấu lông ngỗng đuổi
theo. Vua cầu cứu Rùa Vàng, rùa hiện lên bảo
kẻ thù ở sau lưng nhà vua. Vua chém chết Mị
Châu rồi cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng
xuống biển.
 Máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn
37


Giáo án Ngữ văn 10 – Học kì I

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

+ B3: Tìm hiểu nhân vật An Dương
Vương
 Vua An Dương Vương đã có những
công lao gì trong buổi đầu dựng nước?

 Theo em, vì sao An Dương Vương
nhanh chóng thất bại thê thảm khi Triệu
Đà cất quân xâm lược lần thứ hai?

 Em đánh giá như thế nào về chi tiết
An Dương Vương chém đầu Mị Châu?

 Ta rút ra được bài học lịch sử gì từ
nhân vật An Dương Vương?
+ B4: Tìm hiểu nhân vật Mị Châu
 Công chúa Mị Châu đã mắc phải

những sai lầm nào và phải chịu hậu quả
ra sao?

 Bài học rút ra từ nhân vật này là gì?

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
phải đều biến thành ngọc trai. Trọng Thuỷ vì
thương tiếc Mị Châu nên lao đầu xuống giếng
tự vẫn.
2. Tìm hiểu văn bản
a) Nhân vật An Dương Vương
* Công lao của An Dương Vương
 Xây thành Cổ Loa: cứ xây lên lại lở → nhà
vua quyết tâm: xây đi xây lại, lập đàn trai giới,
cầu đảo bách thần, ra tận cửa đông chờ đợi →
được Rùa Vàng giúp → xây được thành rộng
ngàng trượng, xoáy hình trôn ốc.
 Chế tạo nỏ thần: nhà vua lo lắn “Nếu có giặc
lấy gì mà chống” → tinh thần cảnh giác cao độ
→ được Rùa Vàng cho móng vuốt → chế tạo
nỏ thần bắn trăm phát trăm trúng.
 Chiến thắng cuộc xâm lược lần thứ nhất của
Triệu Đà.
* Sai lầm để mất nước
 Mất cảnh giác: nhận lời cầu hôn, để Trọng
Thuỷ ở trong thành mà lơ là kiểm soát khiến hắn
có cơ hội dò tìm bí mật của nỏ thần và đánh tráo.
 Chủ quan khinh địch: cậy có nỏ thần, không
lo phòng bị đất nước, giặc đến gần vẫn điềm
nhiên ngồi đánh cờ.

 Hậu quả:
 Đất nước rơi vào tay giặc (Mất nước)
 Phải tự tay giết con gái (Nhà tan)
 Phải theo Rùa Vàng xuống biển (Bản thân
không thể sống trên trần thế)
* Chi tiết An Dương Vương chém đầu Mị
Châu: không phải là hành xử với tư cách 1
người cha mà là tư cách 1 nhà vua trừng phạt
bề tôi – kẻ đã tiếp tay cho giặc gây thảm cảnh
cho đất nước.
* Bài học lịch sử:
 Phải luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù.
 Xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cái riêng –
cái chung, gia đình – cộng đồng.
b) Nhân vật Mị Châu
* Sai lầm của Mị Châu
 Lén cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần – bí mật
quốc gia → vi phạm nguyên tắc của kẻ bề tôi
đối với vua cha và đất nước.
 Rắc lông ngỗng dọc đường chạy trốn → đặt
tình cảm lên trên lí trí, thiếu sự suy xét.
 Hậu quả: bị kết tội là giặc và bị trừng phạt
nghiêm khắc.
* Bài học lịch sử:
38


Giáo án Ngữ văn 10 – Học kì I

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS


NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 Cần đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên
lợi ích của cá nhân, gia đình.
 Phải biết giải quyết đúng mực mối quan hệ
giữa lí trí và tình cảm: cảm xúc bằng lí trí, suy
nghĩ bằng trái tim.
+ B5: Nhân vật Trọng Thuỷ
c) Nhân vật Trọng Thuỷ
 Trọng Thuỷ đã gây ra những tội lỗi gì  Lợi dụng sự ngây thơ của Mị Châu → đánh
cho cha con An Dương Vương và nhân
tráo lẫy nỏ thần để thoả mãn tham vọng xâm
dân Âu Lạc?
chiếm nước Âu Lạc của cha mình.
 Trọng Thuỷ là tội đồ:
+ Gây ra thảm cảnh mất nước Âu Lạc.
+ Gây ra cái chết của cha con An Dương
Vương – Mị Châu.
+ B6: Tìm hiểu về sự kết hợp d) Sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và các chi
giữa cốt lõi lịch sử và các chi tiết hư cấu, thần kì
tiết hư cấu, thần kì
 Cốt lõi lịch sử: nước Âu Lạc và thời An
 Đâu là cốt lõi lịch sử và sự hư cấu của Dương Vương đã được kiến tạo nên với thành
truyền thuyết này? Tại sao tác giả dân cao, hào sâu, với vũ khí lợi hại, đủ sức đề chiến
gian lại sáng tạo ra các chi tiết hư cấu, thắng cuộc xâm lược từ phương Bắc của Triệu
Đà. Nhưng rất tiếc về sau đã lại rơi vào tay kẻ
thần kì đó?
thù xâm lược ấy.
 Các chi tiết hư cấu, thần kì
Chi tiết hư cấu

Ý nghĩa
Rùa Vàng giúp  Việc làm của An Dương Vương hợp với ý trời, lòng dân.
vua xây thành,  Lí tưởng hoá công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân
chế nỏ
dân Âu Lạc.
Mối tình Mị  Lí giải nguyên nhân mất nước: không phải do An Dương Vương và
Châu – Trọng nhân dân Âu Lạc bất tài mà là do kẻ thù nham hiểm → một cách lí
Thuỷ
giải nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước và thể hiện niềm tự tôn dân tộc.
 Gửi gắm bài học giữ nước.
An
Dương  Thể hiện sự ghi nhận của nhân dân với những công lao trong buổi
Vương
cầm đầu dựng nước của nhà vua.
sừng tê 7 tấc  Thể hiện sự công bằng của tác giả dân gian (so sánh với hình ảnh
theo Rùa Vàng Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời: một người phải ngước nhìn
xuống biển
ngưỡng vọng, một người phải cúi xuống thăm thẳm mới thấy)
Máu Mị Châu  Là sự chứng thực cho tấm lòng trong sạch của Mị Châu.
biến
thành  Thể hiện thái độ vừa giận vừa thương của tác giả dân gian: Mị
ngọc
trai, Châu gây ra lỗi lầm quá lớn → phải trả giá, nhưng lỗi lầm ấy là do
xác
biến nhẹ dạ, cả tin → được chứng thực.
thành ngọc
thạch
Hình ảnh ngọc  Không phải là chi tiết ca ngợi tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ.
trai – giếng  Chứng thực cho sự trong sáng của Mị Châu.
nước

 Thể hiện sự tha thứ cho Trọng Thuỷ vì cuối cùng hắn cùng ăn năn,
hối hận khi chọn cái chết.
39


Giáo án Ngữ văn 10 – Học kì I

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
+ B7: Tổng kết bài học
III. TỔNG KẾT
 GV nhấn mạnh những nội dung chính Ghi nhớ  SGK.
của bài học.
 Gọi HS đọc phần Ghi nhớ  SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập & Vận dụng LUYỆN TẬP & VẬN DỤNG
(5 phút)
Ý kiến trên đã cho rằng chủ đề của Truyện An
* Mục tiêu: HS làm bài luyện tập để Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ gồm
củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng
hai khía cạnh : "phản kháng chiến tranh xâm
+ B1: GV chia lớp học thành 3 nhóm lược" và "ca ngợi tình yêu”.
lớn, yêu cầu các nhóm thảo luận bài tập: Mọi điều cần phải bàn bạc đều xoay quanh khía
Có ý kiến cho rằng chủ đề của Truyện cạnh thứ hai. HS cần xem xét lần lượt các ý
An Dương Vương và Mị Châu - Trọng sau:
Thuỷ là "phản kháng chiến tranh xâm - Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu
lược và ca ngợi tình yêu" (Ngọc Anh - không ? Tình yêu mà Mị Châu dành cho Trọng
Đào Lâm Tùng, Nên khai thác, đánh giá Thuỷ và tình yêu Trọng Thuỷ dành cho Mị
truyện Mị Châu - Trọng Thuỷ như thế Châu giống nhau hay khác nhau ?
nào ?, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2 - Mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ, nếu có, thì
- 1961).

có xứng đáng được ca ngợi không ? Vì sao ?
Ý kiến của anh (chị) như thế nào ?
Nó có liên quan (và cả liên luỵ) như thế nào
+ B2: GV gọi đại diện các nhóm trình đến cuộc chiến tranh xâm lược của Triệu Đà và
bày ý kiến.
cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân
+ B3: Các nhóm nhận xét, góp ý.
nước Âu Lạc (cả của chính An Dương Vương
+ B4: GV nhận xét và chốt ý.
nữa) ?
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS tự tìm tòi mở rộng hiểu biết liên quan đến bài học
GV yêu cầu HS về nhà tự sưu tầm những tác phẩm viết về truyền thuyết “Truyện An
Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” (tiết sau nộp để được cộng điểm)
Dặn dò: Nhắc nhở HS học bài, hoàn thành bài tập Luyện tập, thực hiện yêu cầu Tìm tòi mở
rộng và chuẩn bị bài “Tự học có hướng dẫn: Lập dàn ý bài văn tự sự. Ra đề bài viết số 1 (viết ở nhà – văn
biểu cảm)”.

NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………….
…………………………………………….
…………………………………………….
…………………………………………….

Yên Mô, ngày…. tháng…. năm 201…
Người kí duyệt

Tôi có trọn bộ giáo án Ngữ văn 10 theo mẫu trên. Giáo án soạn tỉ mỉ, công phu. Ai có
nhu cầu, vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0929.090.683!


40



×