Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GIÁO án 5 HOẠT ĐỘNG từ NGÔN NGỮ CHUNG đến lời nói cá NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.79 KB, 4 trang )

Giáo án Ngữ văn 11 – Học kì I

Tuần : 01
Tiết : 03
Lớp dạy :
Tiếng Việt :

Ngày soạn :
Ngày duyệt :

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS :
1. Về kiến thức: Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng
của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói
cá nhân.
2. Về kĩ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói của cá nhân, nhất là
của các nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo
của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.
3. Về thái độ: Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có
sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội.
4. Năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải
quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV − HS
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở ghi chép, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo tâm thế, giới thiệu bài


+ B1: GV cho HS nghe bài hát “Tiếng Việt” phổ từ thơ của LQV.
+ B2: GV đặt câu hỏi: Bài hát trên nói về chủ đề gì ?
+ B3: Từ đó GV dẫn dắt HS vào bài: Bài hát trên nói về tiếng Việt – ngôn ngữ chung của
cộng đồng 54 dân tộc anh em ở VN. Trong cuộc sống, để giao tiếp được với nhau, con
người phải sử dụng một phương tiện hết sức quan trọng. Đó chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ
là tài sản chung của xã hội. Nó có những yếu tố và những quy tắc đòi hỏi tất cả mọi người
trong xã hội đều phải tuân thủ. Tuy nhiên, khi sử dụng ngôn ngữ, các cá nhân một mặt phải
tuân thủ những quy tắc chung, mặt khác được phép sáng tạo để tạo nên dấu ấn riêng cho
lời nói của mình. Cụ thể như thế nào ? Câu trả lời sẽ có trong bài học của chúng ta ngày
hôm nay – bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
Hoạt động 2: Hình thành kiến
thức (35 phút)
* Mục tiêu: HS hiểu được mối
quan hệ giữa ngôn ngữ chung của
xã hội và lời nói riêng của cá nhân,
những biểu hiện của cái chung
trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng
trong lời nói cá nhân.
+ B1: Hướng dẫn HS tìm I. NGÔN NGỮ - TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
hiểu ngôn ngữ là tài sản 1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất, là tài sản chung của xã hội
chung của XH
− (H) : Phương tiện giao tiếp phổ
biến và quan trọng nhất của con
người là phương tiện nào ?
7


Giáo án Ngữ văn 11 – Học kì I


− HS trả lời, GV nhận xét và khẳng
định : Ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất và là tài
sản chung của xã hội.
− (H) : Tính chung của ngôn ngữ
được biểu hiện ở những phương
diện nào ? Lấy ví dụ để chứng
minh.
− HS dựa vào SGK trả lời.
− GV tổng hợp, chốt ý.

2. Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện qua
các phương diện:
a) Các yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân trong
cộng đồng
− Các âm và các thanh.
− Các tiếng.
− Các từ.
− Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ).
b) Các quy tắc và phương pháp chung trong việc
cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
VD :
− Quy tắc cấu tạo từ: từ láy: tiếng gốc và tiếng láy
(lặp lại âm thanh của tiếng gốc): nhỏ → nho nhỏ,
nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ,…
− Quy tắc cấu tạo cụm từ:
số từ + danh từ → chỉ số lượng của sự vật: ba phòng
danh từ + cụm từ → chỉ thứ tự của sự vật: phòng ba
− Quy tắc cấu tạo câu: Quy tắc cấu tạo kiểu câu
ghép chỉ nguyên nhân – kết quả : Vì C 1 + V1 (cho)

nên C2 + V2
Vì trời mưa nên tôi ở nhà.
Vì ta khăng khí cho người dở dang. (Truyện Kiều)
− Phương thức chuyển nghĩa:
+ Ẩn dụ: lấy A vốn là tên gọi của x để gọi y, giữa x
và y có mối quan hệ tương đồng (có nét giống nhau)
→ cổ chai, cổ lọ,… ; mũi thuyền, mũi dao, mũi đất,

+ Hoán dụ: Lấy A vốn là tên gọi của x để gọi y, giữa
x và y có mối quan hệ tiếp cận (gần gũi, thường đi
đôi với nhau trong thực thế) → một tay cờ xuất sắc,
một chân sút chủ lực của đội bóng, đủ mặt anh tài,
gia đình bảy tám miệng ăn,…
 Như vậy, ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội,
trong đó có những yếu tố chung và những quy tắc,
phương thức chung đối với tất cả mọi cá nhân trong
xã hội.
+ B2: Hướng dẫn HS tìm hiểu lời II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN
nói là sản phẩm riêng của cá
nhân
1. Lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân : Lời nói
− (H) : Vì sao có thể khẳng định của mỗi cá nhân vừa được tạo ra nhờ các yếu tố và
“lời nói là sản phẩm riêng của mỗi quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và
cá nhân” ?
phần đóng góp của mỗi cá nhân.
− (H) : Cái riêng trong lời nói cá 2. Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu
nhân được thể hiện ở những hiện ở những phương diện :
phương diện nào ?
a) Giọng nói cá nhân : Mỗi cá nhân có một giọng
− Ở mỗi phương diện, GV đưa ra nói khác nhau.

một hoặc một số ví dụ, hướng dẫn b) Vốn từ ngữ cá nhân
8


Giáo án Ngữ văn 11 – Học kì I

HS phân tích để chứng minh cho − Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng những từ
luận điểm.
ngữ nhất định.
− Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào: lứa tuổi, cá
tính, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu
biết, địa phương,…
c) Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng những từ
ngữ chung, quen thuộc
Trong lời nói cá nhân, người nói có thể tạo nên
những sự biểu hiện mới cho từ bằng cách: biến đổi
nghĩa của từ, thay đổi cách kết hợp từ ngữ, chuyển
loại từ, thay đổi sắc thái phong cách,…
VD:
− Biến đổi nghĩa của từ: Tôi buộc lòng tôi với mọi
người (“buộc”: gần gũi, gắn bó).
− Thay đổi cách kết hợp từ ngữ: thành ngữ “bướm
ong lả lơi” được biến đổi thành “bướm lả ong lơi”
trong “Truyện Kiều”: “Biết bao bướm lả ong lơi /
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm”.
− Thay đổi sắc thái phong cách: những từ ngữ thuộc
lĩnh vực quân sự được dùng phổ biến trong các bản
tin thể thao: “Rạng sáng thứ ba tuần sau, Arsenal và
Manchester City sẽ đối đầu với nhau trong trận đấu
muộn nhất vòng 17 giải Ngoại hạng Anh” , “pháo

thủ thành Luân Đôn” (Arsenal), “cỗ xe tăng Đức”
(Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Đức),…
d) Việc tạo ra các từ mới
Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ các chất liệu có
sẵn và theo các phương thức chung.
VD :
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng
e) Vận dung linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung,
phương thức chung
Cá nhân có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo những
quy tắc và phương thức chung: lựa chọn vị trí cho từ
ngữ, tỉnh lược từ ngữ, tách câu,…
VD:
− Lựa chọn vị trí cho từ ngữ:
+ “Tình thư một bức phong còn kín / Gió nơi đâu
gượng mở xem” (Cây chuối – Nguyễn Trãi) → đảo
trật tự trong cụm danh từ.
+ “Đã tan tác những bóng thù hắc ám / Đã sáng lại
trời thu tháng Tám” (Ta đi tới – Tố Hữu) → vị ngữ
đảo lên trước chủ ngữ.
− Tách câu :
+ Tiếng ngựa quan châu thì không kể mùa hồi hay
mùa lúa. Quan đi bắt phu làm đường, xẻ núi hầm xe
lửa. Quanh năm. (Tô Hoài) → tách trạng ngữ thành
một câu đặc biệt.
+ “Tiến lên ! Chiến sĩ, đồng bào !” → đảo trật tự
giữa chủ ngữ và vị ngữ, rồi tách hai thành phần
9



Giáo án Ngữ văn 11 – Học kì I

thành hai câu đặc biệt.
 Phong cách ngôn ngữ cá nhân.
+ B3: Hướng dẫn HS tổng kết nội III – TỔNG KẾT
dung bài học
Ghi nhớ − SGK.
− GV nhắc lại nội dung chính của
bài học.
− GV cho HS đọc phần Ghi nhớ
Hoạt động 3 : Luyện tập & Vận LUYỆN TẬP & VẬN DỤNG
dụng (5 phút)
1. Bài 1
* Mục tiêu: HS làm bài luyện tập − Từ “thôi” vốn có nghĩa: chấm dứt, kết thúc một
để củng cố kiến thức và rèn luyện hoạt động nào đó.
kĩ năng
− Nguyễn Khuyến dùng với ý nghĩa: chấm dứt, kết
+ B1: GV chia lớp học thành 3 thúc cuộc đời → tránh dùng từ “chết” với ấn tượng
nhóm. Giao nhiệm vụ cho các đau xót, nặng nề.
nhóm: Nhóm 1 – Bài 1; Nhóm 2 – 2. Bài 2
Bài 2; Nhóm 3 – Bài 3. Các nhóm − Cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ có nhiều nét
thảo luận.
riêng:
+ B2: GV gọi đại diện các nhóm + Đặt danh từ trung tâm trước từ chỉ số lượng và từ
trình bày ý kiến.
chỉ loại: rêu – từng – đám ; đá – mấy – hòn.
+ B3: Các nhóm nhận xét, góp ý.
+ Đặt vị ngữ trước chủ ngữ: xiên ngang mặt đất –
+ B4: GV nhận xét và chốt ý.
rêu từng đám, đâm toạc chân mây – đá mấy hòn.

− Tác dụng: Tạo ra âm hưởng mạnh và làm nổi bật
các hình ảnh của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
3. Bài 3
Trong hiện thực có nhiều hiện tượng cũng có mối quan
hệ chung – riêng như ngôn ngữ và lời nói. Ví dụ:
− Mối quan hệ giữa giống loài với từng cá thể trong loài.
− Mối quan hệ giữa mô hình thiết kế chung với từng
sản phầm cụ thê.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS tự tìm tòi mở rộng hiểu biết liên quan đến bài học.
GV yêu cầu HS về nhà:
- Tìm thêm những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong đời sống
- Tìm thêm những biến đổi về nghĩa của từ trong lời nói.
Dặn dò: Nhắc nhở HS học bài, hoàn thành bài tập Luyện tập, thực hiện yêu cầu Tìm tòi mở
rộng và chuẩn bị bài “Tự tình”.
NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM
Yên Mô, ngày…. tháng…. năm 20…
…………………………………………….
Người kí duyệt
…………………………………………….

Tôi có trọn bộ giáo án Ngữ văn 11 theo mẫu trên. Giáo án soạn tỉ mỉ, công phu. Ai
có nhu cầu, vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0929.090.683!

10



×