Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đối phó với bắt nạt và quấy rối nơi công sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 19 trang )

Đối phó với bắt nạt và quấy rối nơi công sở
Hành vi bắt nạt ở nơi làm việc ám chỉ mọi hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, cố ý 
nhằm vào một người lao động với mục đích hạ nhục, làm bẽ mặt, xấu hổ, hoặc 
làm giảm hiệu năng làm việc của người đó. Những hành vi bắt nạt có thể đến từ 
đồng nghiệp, người giám sát, hoặc quản lý, và là một vấn đề thực tế cho người 
lao động ở mọi chức vụ, vị trí. Đây không phải là một vấn đề đơn thuần. Bằng 
cách tìm hiểu để nhận ra và giải quyết những hành vi bắt nạt ở công sở này, bạn 
có thể giúp tạo ra một môi trường lành mạnh và hiệu quả hơn cho bản thân và 
đồng nghiệp của mình. Hãy tiếp tục xem bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm.
Phần 1: Tìm hiểu về hành vi bắt nạt nơi công sở

1. Tìm hiểu xem kẻ đi bắt nạt là ai và kẻ đó làm những gì


Giống như những đứa trẻ tiểu học, kẻ đi bắt nạt ở nơi làm việc cũng dùng đến sự hăm 
dọa và hành động để hạ thấp bạn. Học cách nhận ra những hành vi của họ là bước đầu
để bạn ngăn chặn việc bắt nạt và trả lại cho môi trường làm việc bầu không khí thoải 
mái.
Kẻ đi bắt nạt tìm kiếm niềm vui từ việc hành hạ người khác. Bạn có thể không ưa tất cả
mọi người ở nơi làm việc, nhưng điều đó không có nghĩa bạn muốn bị bắt nạt hay trở 
thành kẻ bắt nạt. Phân biệt sự khác biệt giữa hai điều trên bằng cách nhận thức rõ ràng
điều sau đây ­ có phải người đó giường như luôn cố gắng để gây rắc rối cho bạn, phá 
hoại công việc của bạn, hay tìm cách hạ thấp bạn hay không? Kẻ đó có tỏ vẻ thích thú 
khi làm vậy không? Nếu câu trả lời là có, thì đó có thể là một kẻ đi bắt nạt.
Kẻ bắt nạt thường có những vấn đề tâm lý sâu xa liên quan đến việc kiểm soát. Biết 
được điều này sẽ giúp kẻ bắt nạt có ít cơ hội để động chạm vào công việc và sự riêng 
tư của bạn cũng như để bạn nắm bắt những điểm yếu của kẻ đó.


2. Nhận ra được những hành vi bắt nạt
Xem những dấu hiệu chính xác bên dưới để phân biệt với những hiểu lầm đơn giản 


hoặc bắt đồng cá nhân. Việc bắt nạt ở nơi làm việc có thể bao gồm:
Hay lớn tiếng, dù ở nơi riêng tư, trước mặt đồng nghiệp, hay trước mặt khách hàng
Gọi đích danh
Có những bình luận coi thường hay thiếu tôn trọng
Giám sát quá chặt chẽ, hay chỉ trích, săm soi công việc của người khác
Cố ý giao việc cho ai đó quá nhiều khiến họ quá tải
Phá hoại công việc của ai đó bằng cách cố tình khiến họ thất bại
Cố ý che giấu thông tin cần thiết để không thể tiến hành công việc hiệu quả
Cố ý lờ ai đó đi trong một cuộc họp ở nơi làm việc/văn phòng khiến họ cảm thấy mình 
như người thừa


3. Chú ý những dấu hiệu sau đây xuất hiện ngoài công sở cũng cho thấy bạn là 
nạn nhân của những kẻ bắt nạt
Bạn có thể đang phải chịu đựng việc bị bắt nạt nếu như bạn gặp phải những dấu hiệu 
dưới đây khi ở nhà:
Bạn bị khó ngủ hoặc phải đấu tranh với những cơn buồn nôn vì bạn thấy sợ khi phải đi 
làm
Gia đình của bạn thấy thất vọng vì bạn nói quá nhiều và bị ám ảnh về những vấn đề 
trong công việc
Bạn dành cả kỳ nghỉ lo lắng về việc phải đi làm lại vào ngày mai
Bác sĩ của bạn nhắc nhở bạn về những vấn đề sức khỏe như huyết áp và các mối lo về
căng thẳng thần kinh khác
Bạn cảm thấy tội lỗi về những rắc rối gây ra tại nơi làm việc của bạn


4. Đừng lờ đi cảm giác là mình đang bị bắt nạt
Nếu bạn cảm thấy bị cô lập, hoặc nếu bạn đang bị đối xử không xứng đáng với công 
sức của mình, rất có thể bạn chỉ đang đưa ra những lời bào chữa. “Mọi người đều bị 
đối xử như thế mà” hoặc “Mình xứng đáng bị như vậy” thường là những cảm giác có lỗi

mà những kẻ bắt nạt đem tới cho bạn. Đừng rơi vào cái bẫy thù ghét bản thân nếu như 
bạn cảm thấy bị bắt nạt. Hãy hình thành một kế hoạch để ngăn chặn sự bắt nạp và đòi 
lại môi trường làm việc lành mạnh cho mình.
Không giống như những đứa trẻ đi bắt nạt bạn bè ở trường học, chúng thường chọn 
những bạn học yếu đuối và cô đơn để bắt nạt. Những kẻ bắt nạt nơi công sở thường 
chọn những nhân viên mà họ cảm thấy có thể đe dọa tới chức vụ và sự nghiệp của họ. 
Nếu sự hiện diện của bạn làm cho ai đó cảm thấy bị yếu thế họ sẽ cảm thấy cần phải 
phá hoại bạn, hãy coi đó là một sự khen ngợi ngầm. Bạn có năng lực trong công việc 
của mình. Và bạn biết điều đó. Đừng để những kẻ đó làm bạn rối trí.
Phần 2: Hành động


1. Hãy yêu cầu kẻ bắt nạt dừng lại
Việc này, tất nhiên là nói dễ hơn làm, nhưng bạn có thể nhớ sẵn một số cử chỉ hay câu 
nói để đem ra sử dụng khi cảm thấy bị bắt nạt.
Đưa tay lên, tạo ra một rào chắn giữa bạn và kẻ bắt nạt bạn, giống như dấu hiệu dừng 
xe của các anh cảnh sát giao thông.
Nói điều gì đó ngắn gọn nhưng có thể truyền tải được thái độ khó chịu của bạn, ví dụ 
như: "Làm ơn thôi đi để tôi làm việc" hoặc "Làm ơn đừng nói nữa". Việc này sẽ giúp 
bạn chống lại được hành vi đó và cho bạn thêm đạn dược để bỏ vào bài báo cáo chống
lại kẻ bắt nạt nếu như hành vi đó còn tiếp tục.
Đừng bao giờ chống đối với bắt nạt bằng những hành vi tương tự. Hét những câu lăng 
mạ hay quát lại có thể khiến bạn gặp rắc rối thêm hoặc làm cho tình huống tệ hơn. 


Dùng một giọng nói bình tĩnh, ôn tồn để bảo người đó dừng lại, giống như khi bạn đang
nói với một chú chó đang nhai dép của mình.

2. Ghi chép lại tất cả những lần bị bắt nạt
Ghi lại tên của kẻ khiến bạn khổ sở, và cách mà hắn bắt nạt bạn. Ghi lại thời gian cụ 

thể, ngày tháng, nơi chốn, và tên của bất kỳ nhân chứng nào chứng kiến sự kiện. Cung
cấp và thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. Thu thập thông tin là việc quan trọng và 
cụ thể nhất để dừng việc bắt nạt lại khi bạn đưa thông tin này lên cấp trên hoặc những 
người có trách nhiệm pháp lý.
Ngay cả khi bạn không chắc là mình có bị bắt nạt hay không, ghi lại những cảm xúc của
bạn vào nhật ký có thể giúp bạn hiểu những gì mình cảm nhận được, bộc lộ xem bạn 
đang phải đối đầu với những vấn đề gì. Bằng việc viết lại những cảm xúc và thái độ khó
chịu của mình, bạn có thể quyết định được mình có bị bắt nạt hay không, hoặc chắc 
chắn là đang bị bắt nạt và bạn cần phải hành động.


3. Tìm người chứng kiến
Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy bị bắt nạt và hãy chắc 
chắn là họ sẽ hỗ trợ bạn bằng cách bổ sung cho các bằng chứng của bạn. Bảo họ ghi 
lại nó để tham khảo trong tương lai. Hãy chọn ai đó làm cùng thời gian với bạn, hoặc ai 
đó ngồi gần bàn làm việc của bạn.
Nếu như việc bắt nạt thường xảy ra tại một thời gian hay địa điểm cụ thể, hãy giữ nhân 
chứng của bạn nán lại nơi mà bạn nghĩ là mình sắp bị bắt nạt. Hãy đưa người bạn đó 
đi cùng đến cuộc họp mà có cấp trên thường bắt nạt bạn. Bạn sẽ có người hỗ trợ khi 
mà mọi thứ trở nên xấu đi, đồng thời bạn sẽ có bằng chứng cho sau này.
Nếu bạn bị bắt nạt, thì có thể người khác cũng vậy. Hãy đoàn kết với nhau để đối đầu 
với kẻ địch chung.


4. Giữ bình tĩnh và chờ cơ hội
Hãy chắc chắn là bạn đã thu thập được bằng chứng và lúc đó bạn đang bình tĩnh. Chạy
ngay đến chỗ sếp của bạn trong tình trạng đau khổ của sự rối loạn cảm xúc có thể 
khiến bạn trông như đang nhõng nhẽo, hoặc giống như bạn đang phản ứng thái quá, 
trong khi thực tế là một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều. Nếu như bạn bình tĩnh, bạn sẽ 
có thể trình bày rõ ràng, mạch lạc hơn. Và có cơ hội tốt hơn để khiến nơi làm việc của 

mình tốt hơn.
Đợi qua một đêm sau khi bạn bị bắt nạt rồi hãy báo cáo với sếp. Nếu như bạn bị bắt nạt
ngay lúc này và phải chờ đợi một thời gian trước khi báo cáo với sếp, hãy cố gắng 
tránh mặt kẻ bắt nạt. Giữ bình tĩnh và tiếp tục làm việc của mình. Nếu bạn thấy việc bắt 
nạt có thể xảy ra, bạn sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để đón tiếp nó.


5. Hãy tạo một cuộc hẹn với quản lý của bạn hoặc nhân viên bộ phận quản lý 
nhân sự
Mang theo những bằng chứng đã được bạn ghi lại, nhân chứng và trình bày trường 
hợp của bạn một cách bình tĩnh hết sức có thể. Tập trước những gì bạn phải nói trước 
cuộc hẹn, nếu cần. Hãy giữ cho lời khiếu nại của bạn ngắn gọn và nhẹ nhàng, và điền 
vào tất cả những giấy tờ mà người quản lý đưa cho bạn.
Đừng đưa ra cách giải quyết kẻ bắt nạt trừ khi sếp bạn yêu cầu. Nói cách khác, không 
nên nói với sếp bạn rằng “Anh ta phải bị sa thải vì đã bắt nạt tôi”. Hãy trình bày trường 
hợp của bạn một cách mạnh mẽ và đưa ra các bằng chứng nhiều nhất có thể, hãy nói 
“Tôi cảm thấy bực mình với hành vi này và không còn cách nào khác, vì thế tôi nghĩ 
phải để anh biết.” Hãy để quản lý của bạn tự đưa ra quyết định của mình về việc đó.
Nếu như cấp trên của bạn lại là người bắt nạt bạn, hãy liên hệ với bộ phận nhân sự 


hoặc quản lý của người cấp trên bạn. Đây không phải là trong quân đội vì vậy không có
người nào là “chỉ huy cao nhất”. Hãy nói chuyện với người có thể giúp được bạn.

6. Hãy tiếp tục theo giõi
Nếu như việc bắt nạt tiếp tục mà chưa bị loại bỏ hoặc không có thay đổi nào để dừng 
nó lại, bạn có quyền báo cáo lên cấp cao hơn, bằng việc nói với bộ phận quản lý cao 
hơn hoặc thậm chí là bộ phận quản lý nhân sự. Tiếp tục cho đến khi lời khiếu nại của 
bạn được xem xét nghiêm túc và tình hình được khắc phục và cho phép bạn làm việc 
trong một môi trường thân thiện.

Có thể việc đưa ra một biện pháp dự phòng sẽ giúp cho tình hình tốt hơn cho bạn. Nếu 
quản lý của sếp bạn không đồng ý sa thải sếp bạn nhưng công nhận là việc bắt nạt có 
xảy ra. Liệu bạn có sẵn sàng thuyên chuyển. Bạn có sẵn sàng làm việc tại nhà? Việc gì 
sẽ làm cho tình hình tốt hơn cho bạn? Hãy suy nghĩ nghiêm túc về những việc này để 
đề phòng bạn cần nó trong tương lai.
Nếu bạn đưa ra các bằng chứng mà không có gì thay đổi hay tình hình trở nên tồi tệ 
hơn, hãy thuê một luật sư và sử dụng các biện pháp pháp lý. Cung cấp cho họ các tài 
liệu để tìm kiếm các hành động pháp lý phù hợp.
Phần 3: Phục hồi sau khi bị bắt nạt


1. Trở nên tốt hơn là một ưu tiên
Bạn sẽ không còn là một nhân viên tốt hoặc là một người hạnh phúc nếu như bạn 
không dành thời gian để phục hồi sau khi trải qua việc bị bắt nạt. Hãy dành chút thời 
gian nghỉ ngơi và quên đi công việc một chút.
Nếu như bạn đã thể hiện được mặt tốt của mình với sếp, bạn có thể là một ứng cử viên
tốt cho kỳ nghỉ mát được công ty tài trợ. Hãy tận dụng cơ hội này.


2. Tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa và làm bạn thấy vui vẻ ngoài công việc
Dù sao cũng phải có lý do thì công việc mới được gọi là công việc, chứ không phải là 
khoảng­thời­gian­cực­kỳ­vui­vẻ. Công việc nào, ngay cả một công việc có môi trường 
lành mạnh mà bạn yêu thích, thì bạn cũng nên bỏ nó lại và dành thời gian cho một kỳ 
nghỉ để làm mới lại tinh thần làm việc và tâm hồn bạn. Nếu bạn đã từng bị bắt nạt và 
muốn cảm thấy tốt hơn, bạn nên:
Dành thời gian cho những sở thích cũ
Đọc thêm nhiều sách
Bắt đầu hẹn hò
Dành thời gian cùng bạn bè và gia đình



3. Nói chuyện với bác sỹ hoặc chuyên gia tâm lý
Bạn có thể cần nhiều sự quan tâm từ bên ngoài hơn là bản thân bạn có được. Các liệu 
pháp tâm lý hoặc uống thuốc có thể cần thiết nếu như bạn đã phải chịu sự kìm kẹp từ 
kẻ bắt nạt trong thời gian dài.


4. Thay đổi công việc
Có thể nói rằng, ngay cả khi kẻ bắt nạt đã được xử lý, bạn cũng sẽ thoải mái hơn nếu 
như tìm kiếm được một cơ hội tại một nơi khác. Hãy coi tất cả những trải nhiệm này là 
một cơ hội hơn là một trở ngại. Nếu như bạn cảm thấy không hài lòng ở nơi làm việc, 
có thể việc phát triển kỹ năng trong một lĩnh vực khác, đi đến một môi trường khác hay 
chỉ cần chuyển đến một chi nhánh khác của công ty cũng có thể cho bạn một cái nhìn 
tươi mới về cuộc sống và công việc.
Phần 4: Ngăn chặn việc bắt nạt trong vai trò là chủ sử dụng lao động


1. Thực hiện chính sách không khoan nhượng đối với việc bắt nạt tại nơi làm 
việc
Mọi chính sách về y tế và chăm sóc sức khỏe cần phải có thêm các điều lệ về việc 
chống bắt nạt. Hãy chắc chắn là việc này được bảo vệ và hỗ trợ bởi những người quản
lý và phải được thực hiện nghiêm túc đối với tất cả các cấp ở nơi làm việc.
Kết hợp việc này với một chính sách mở và tổ chức các cuộc họp nhằm định hướng 
cho việc chống bắt nạt tại nơi làm việc, hãy chắc chắn là người lao động ở tất cả các vị 
trí có nhận thức về hành vi này.


2. Hãy giải quyết những hành vi bắt nạt ngay lập tức
Thật dễ dàng nếu ngồi đó và mong mọi chuyện trôi qua, nghĩ rằng những nhân viên của
bạn có thể tự giải quyết với nhau. Sẽ không thể như vậy! Đừng để vấn đề kéo dài dai 

dẳng giữa những nhân viên của bạn nếu như bạn muốn có một môi trường làm việc 
lành mạnh, năng suất và hiệu quả.
Xem xét các khiếu nại một cách nghiêm túc và đầy đủ. Dù cho những lời khiếu nại có 
vẻ đến từ những nhân viên quá nhạy cảm và dựng chuyện từ những hiểu nhầm đơn 
giản. Họ cũng xứng đáng có được sự chú ý của bạn.


3. Loại bỏ sự cạnh tranh
Thường thì sự bắt nạt phát triển từ cảm giác cạnh tranh ở nơi làm việc, dẫn đến các 
nhân viên có cảm giác bị đe dọa bởi kỹ năng làm việc của nhân viên khác rồi cố gắng 
phá hoại thành quả của họ bằng cách đưa họ vào những cuộc chiến tranh tâm lý. Đó là 
sự khởi đầu cho một môi trường làm việc không thân thiện và những vấn đề ung nhọt 
khó sửa chữa.
Sự cạnh tranh trong công việc dựa trên niềm tin rằng những nhân viên đều muốn là 
người giỏi nhất, từ đó sẽ làm việc chăm chỉ hơn khi nhận được phần thưởng cho thành 
công của họ. Trong khi ở một số môi trường thì sự cạnh tranh thực sự giúp tăng năng 
suất, thì nó cũng có thể làm biến chất các nhân viên và tạo ra một môi trường thù địch 
và không thân thiện.


4. Khuyến khích việc tương tác và quản lý các nhân viên
Bạn càng quan tâm nhiều hơn đến lực lượng lao động ở mọi vị trí thì càng ít có khả 
năng xảy ra vấn đề so với khi để họ chỉ làm việc với nhau. Giống như trong quyển sách
Chúa Ruồi "đừng để cha mẹ của bọn trẻ ở xa đảo, và lũ trẻ sẽ ổn".



×