Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác Đá Mài xã Tân Cương,thành phố Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HOÀNG BẢO CHÂU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI KHU VỰC BÃI RÁC ĐÁ MÀI
XÃ TÂN CƯƠNG,THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học Môi trường
: Môi trường
: 2014 – 2018

Thái Nguyên - năm 2018


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HOÀNG BẢO CHÂU
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI KHU VỰC BÃI RÁC ĐÁ MÀI
XÃ TÂN CƯƠNG,THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa
: Môi trường
Lớp
: K46 – KHMT – N01
Khóa học
: 2014 – 2018
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Dương Minh Ngọc

Thái Nguyên - năm 2018


ii

LỜI CẢM ƠN
Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo kỹ sư Môi trường có đủ năng lực,
sáng tạo và có kinh nghiệm thực tiễn cao. Được sự nhất trí của Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Môi trường cùng với
nguyện vọng của bản thân em đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá chất
lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác
Đá Mài xã Tân Cương,thành phố Thái Nguyên ”.
Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám

hiệu nhà trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm
khoa Môi Trường cùng các thầy cô giáo đã truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu về chuyên môn cũng như những kiến thức xã hội trong suốt khóa
học vừa qua. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo ThS. Dương
Minh Ngọc đã giúp đỡ, dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và hướng dẫn
em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng các cán
bộ kỹ thuật, công nhân viên tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Công Trình
Đô Thị Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em trong quá trình
thực tập tại đơn vị.
Do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế và
phương pháp nghiên cứu vì thế khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo và bạn bè
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Bảo Châu


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước .................. 15
Bảng 1.2. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2016 ..... 17
Bảng 1.3: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm
2016 ............................................................................................... 18
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phân tích trong phòng thí nghiệm ......................... 25
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2016 ............................... 28
Bảng 4.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2016 ................ 29

Bảng 4.3: Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2016 ......................... 29
Bảng 4.4: Tốc độ gió trung bình tháng trong năm 2016 ........................... 30
Bảng 4.5. Đánh giá chung của người dân về môi trường nước khu
vực bãi rác Đá Mài...................................................................... 35
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt .................................... 36
Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ................................. 39
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nước thải của khu xử lý CTR Tân
Cương ........................................................................................... 42


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Vị trí địa lý bãi rác Đá Mài và nhà máy xử lý rác thải Xã
Tân Cương ................................................................................... 26
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mức độ ô nhiễm môi trườngnước theo
đánh giá của người dân ............................................................. 35
Hình 4.3. Kết quả phân tích BOD5 của nước mặt(mg/l) ........................... 37
Hình 4.4. Kết quả phân tich COD của nước mặt (mg/l) ............................ 38
Hình 4.5. Biểu đồ kết quả phân tích Fe của nước mặt (mg/l) ................... 38
Hình 4.6. Biểu đồ kết quả phân tích PO43- của nước mặt (mg/l) ............ 39
Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích Zn của nước ngầm (mg/l)................ 40
Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn nồng độ Fe trong nước ngầm (mg/l) ............ 41
Hình 4.9. Biểu đồ nồng độ NO3- trong nước ngầm (mg/l) ........................ 41
Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn nồng độ TSS trong nước thải (mg/l) .......... 43
Hình 4.11. Biểu đồ biểu diễn nồng độ Zn trong nước thải (mg/l) ............. 43
Hình 4.12. Biểu đồ biểu diễn Coliform trong nước thải (MPN/100ml) ... 44


v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BNNPTNT

: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

DO

: Hàm lượng oxy hòa tan

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KHCN

: Khoa học công nghệ


OECD

:Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

NĐ - CP

: Nghị định - Chính phủ

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QĐ- TTg

: Quyết định - Thủ tướng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

: Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan

THCS

: Trung học cơ sở

TSS


: Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng

UBND

: Ủy ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iv
MỤC LỤC ....................................................................................................... vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .......................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ....................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Tổng quan về chất thải ........................................................................ 4
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn ............................................................. 5
2.1.3. Lợi ích và tác hại của chất thải rắn ..................................................... 7
2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 10
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11

2.3.1. Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới ........................................... 11
2.3.2. Hiện trạng quản lý rác thải tại Việt Nam .......................................... 15
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 23
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 23
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu . .. 23
3.3.2. Hiện trạng môi trường nước tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP.
Thái Nguyên ................................................................................................ 23


vii

3.3.3. Đề xuất một số phương pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường khu vực bãi rác Đá Mài ................................................................... 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp .................................. 23
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu........................................................................ 24
3.4.3. Phương pháp phân tích mẫu .............................................................. 24
3.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................ 25
3.4.5. Phương pháp phỏng vấn.................................................................... 25
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 26
4.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ......................... 26
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................ 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 31
4.1.3. Quy mô, thiết kế, công suất xử lý bãi rác Đá Mài ............................ 34
4.2. Hiện trạng môi trường nước tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái

Nguyên ............................................................................................................ 35
4.2.1. Thực trạng chất lượng môi trường nước tại bãi rác đá mài .............. 35
4.2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực xung quanh bãi rác
Đá Mài. ........................................................................................................ 36
4.2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh bãi rác
Đá Mài ......................................................................................................... 39
4.2.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của bãi rác Đá Mài ............ 42
4.3. Đề xuất một số phương pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường khu vực bãi rác Đá mài ........................................................................ 45
4.3.1. Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn...................................... 45
4.3.2. Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp
đốt tiêu hủy .................................................................................................. 47
4.3.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước sử dụng cho sinh hoạt ...................... 50
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia và toàn cầu, là bộ phận cấu
thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do vậy phát
triển kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển các mặt xã hội và bảo vệ môi
trường sống, đó cũng là một cách phát triển bền vững và lâu dài.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường không còn xa lạ với chúng ta và nó đã

trỏe thành một vấn đề toàn cầu. Nếu chúng ta không có các biện pháp bảo vệ
môi trường kịp thời để ngăn chặn và phòng ngừa mức độ ô nhiễm môi trường
thì suy thoái môi trường là điều không thể tránh khỏi.
Một trong những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay ở nước ta đó là
rác thải sinh hoạt - một thách thức lớn đang được xã hội đặc biệt quan tâm.
Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số càng gia tăng thì nhu cầu sinh
hoạt của con người cũng tăng lên, theo đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
ngày càng nhiều. Nguồn nguyên liệu và mọi nguồn lực khác được sử dụng
trong sinh hoạt và sản xuất thì có thể định lượng được nhưng mức độ gây ô
nhiễm môi trường từ lượng chất thải được thải ra thì rất khó xác định, do đó ít
được xã hội quan tâm. Tuy nhiên việc bùng nổ rác thải sinh hoạt hiện nay lại
là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ cộng đồng, làm mất cảnh quan văn hoá đô thị và nông thôn...
Thành phố Thái Nguyên hiện là đô thị loại 1 trực thuộc Tỉnh, là trung
tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, trung tâm vùng Trung du miền núi phía Bắc
lớn thứ 3 miền Bắc, có hệ thống nhiều trường đại học, cao đẳng và khu công
nghiệp có vốn đầu tư lớn trong cả nước và thu hút rất đông người tập trung do
vậy đang phải đối mặt với những thách thức về vấn đề ô nhiễm môi trường.


2

Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt của TP. Thái Nguyên được Công ty
TNHH MTV Môi Trường và Công Trình Đô Thị Thái Nguyên thu gom, vận
chuyển và xử lý tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên. Tuy
nhiên, việc xử lý rác thải sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người.
Được sự đồng ý, nhất chí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ
nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Dương Minh
Ngọc - Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện

pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác Đá Mài xã Tân Cương,thành
phố Thái Nguyên ”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá chất lượng nước tại khu vực bãi rác Đá Mài và đề xuất biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng nước thải khu vực bãi rác Đá Mài.
- Đánh giá hiện trạng nước mặt xung quanh khu vực bãi rác Đá Mài.
- Đánh giá cảm quan của người dân xung quanh bãi rác Đá Mài.
- Đề xuất những biện pháp quản lý chất lượng môi trường nước, góp
phần nâng cải thiện chất lượng nước và môi trường xung quanh
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn,
vận dụng với lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tang hợp và
phân tích số liệu.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một
cán bộ môi trường tập sự, làm bước đệm cho công việc trong tương lai.


3

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được chính xác có thể sử
dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh
doanh, cơ sở quản lý môi trường nói chung và người dân trong khu vực
nói riêng.

- Góp phần nâng cao chất lượng sản xuất, phát triển kinh tế đi đôi với
bảo vệ môi trường.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Tổng quan về chất thải
Theo điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn [6].
Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe
con người.
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,
hộ gia đình, nơi công cộng.
Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng, được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản
xuất sản phẩm khác.
Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến
cơ sở xử lý.

Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc chôn lấp cuối cùng.[6]


5

Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong
chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất
thải rắn.
Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là ho ạt động chôn l ấp phù hợp
với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp
vệ sinh. Phân loại rác tại nguồn: là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải
ra hay gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác
xử lý rác về sau.
Rác: là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định,
bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh
hoạt là một bộ phần của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh
từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người [8].
Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại,
sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài
ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện
giao thông, chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác [13].
Tái chế chất thải: là người ta lấy lại những phần vật chất của sản phẩm
hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.
Tái sử dụng chất thải: là việc sử dụng những sản phẩm hoặc nguyên liệu
có quãng đời sử dụng kéo dài có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay
đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học.

2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Có thể phân ra các nguồn phát sinh chất thải rắn như sau:
Từ sinh hoạt: Phát sinh từ các hộ gia đình, các biệt thự và các căn hộ
chung cư. Thành phần rác thải này bao g ồm: Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng
hoá (bằng giấy, gỗ, carton , plastic, thiếc, nhôm, thuỷ tinh...), đồ dùng điện tử,


6

vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa...), chất thải độc hại như
chất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng...
Từ khu thương mại: Phát sinh từ các nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn,
nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ. Các loại chất thải từ khu
thương mại bao gồm: Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, đồ
điện gia dụng và một phần chất thải độc hại.
Từ cơ quan, công sở: Phát sinh ừt trường học, bệnh viện, văn phòng cơ
quan. Thành phần bao gồm: Giấy, nhựa, thuỷ tinh, kim loại...Riêng rác y tế
phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh nhân
trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Vì vậy rác y tế có thành phần phức tạp
gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá
hạn sử dụng...
Từ hoạt động giao thông và các công trình xây dựng: Phát sinh từ các
hoạt động xây dựng và tháo dỡ công trình xây dựng, giao thông vận tải như:
xây dựng nhà mới, sữa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền
xây dựng. Các loại chất thải bao gồm: gỗ, sắt thép, bê tông, gạch ngói...
Từ dịch vụ công cộng đô thị: Đó là các hoạt động dọn rác vệ sinh đường
phố, công viên, khu vui chơi giải trí...Thành phần bao gồm: rác, cành cây cắt
tỉa, giấy vụn, xác động vật chết...
Từ hoạt động công nghiệp: Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các
xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, nhà

máy hoá chất, nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến thực phẩm...). Thành phần
của chúng bao gồm: vật liệu phế thải không độc hại và các chất thải độc hại.
Phần rác thải không độc hại có thể đổ bỏ chung với rác thải hộ dân. Đối với
rác thải công nghiệp độc hại phải được quản lý và xử lý riêng.
Từ hoạt động nông nghiệp: Phát sinh từ đồng ruộng, ao vườn, chuồng
trại... Các loại chất thải bao gồm phân rác, rơm rạ, thức ăn thừa...[8]


7

2.1.3. Lợi ích và tác hại của chất thải rắn
2.1.3.1. Lợi ích của chất thải rắn
Các chất thải có thể phân hủy sinh học được ( hay còn g ọi là rác hữu cơ
) thường là những loại rác thải có nguồn gốc từ thực vật, động vật và có thể
bị phân hủy trong môi trường tự nhiên bởi các vi sinh vật. Các loại rác thải
có thể phân hủy sinh học có khả năng tái chế lại để sản xuất năng lượng điện
bằng công nghệ chôn lấp rác để thu khí gas chạy máy phát điện hoặc sản
xuất phân bón bằng công nghệ ủ vi sinh (composting). Việc tái chế chất thải
hữu cơ bằng một hoặc cả hai phương pháp này đều góp phần đáng kể làm
giảm tổng lượng phát thải các loại khí nhà kính ra môi trường tự nhiên và do
đó góp phần kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Nhiều loại rác thải không th ể phân hủy sinh học thường có khả năng tái
chế được hay tái sử dụng được như giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại. Ngay kể
cả một số loại rác thải được xem là có tính nguy hại như dầu bôi trơn, thiết bị
điện/điện tử, pin/ắc quy… nếu được thu gom và đem bán cho các cơ sở tái
chế có công nghệ tái chế an toàn và phù hợp với môi trường thì chúng ta lại
có thể tách riêng các chất/thành phần nguy hại và đem tái chế những thành
phần không nguy hại thành nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, phát
triển kinh tế - xã hội.
Do các tính năng có thể sử dụng lại hay có thể tái chế được của những

thành phần không độc hại nên chất thải sinh hoạt nếu được quản lý tốt và
được phân loại ngay từ nguồn phát sinh thì sẽ trở thành nguồn tài nguyên
quý giá phục vụ sản xuất và đời sống.
Chính vì vậy, các nước phát triển thường đẩy mạnh những hoạt động
nhằm tận dụng tối đa khả năng tái chế và tái sử dụng lại chất thải để tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên như: thực hiện giảm thiểu lượng rác thải phát
sinh, phân loại rác ngay tại nguồn phát sinh (từ các hộ gia đình, công sở, cơ
sở sản xuất/dịch vụ), thu gom rác thải một cách có tổ chức, tái chế chất thải


8

thành các loại sản phẩm tiêu dùng khác nhau hay tái sử dụng chất thải cho
các mục tiêu sản xuất/phát triển kinh tế - xã hội, tiếp thị các sản phẩm tái
chế, khuyến khích sử dụng các nguồn nguyên liệu từ rác tái chế. Thậm chí, ở
nhiều nước tiên tiến, cac hoạt động nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải và
tái sử dụng, tái chế chất thải còn được pháp lý hóa bằng các văn bản luật,
trong đó có quy định rất cụ thể về lượng, loại rác thải được phép bỏ, cách
thải có chất thải, những loại chất thải nào buộc phải tái chế, tái sử dụng…
Ở Việt Nam, đóng góp về kinh tế của hoạt động tái chế chất thải mặc
dù còn chưa được thống kê một cách đầy đủ do hiện nay còn có rất nhiều cơ
sở tái chế quy mô nhỏ và hộ gia đình chưa đăng ký ho ạt động chính thức.
Song theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê, trong năm 2007, tổng giá
trị sản xuất của các cơ sở có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực tái chế trên
toàn quốc đạt xấp xỉ 390 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,1% giá trị sản xuất của toàn
ngành công nghiệp. Như vậy, trên thực tế, giá trị này còn có thể lớn hơn rất
nhiều.[10]
2.1.3.2. Tác hại của chất thải rắn
Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi tr ường
Môi trường đất

Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được
lưu giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân h ủy như túi nilon, vỏ
lon, hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất:
thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị
chết. Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất
bị đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém,đất bị thoái hóa.
Môi trường nước
Lượng rác thải rơi vãi nhi ều, ứ đọng lâu ngày, khi g ặp mưa rác rơi vãi
sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra
ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.


9

Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây
mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa
nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng
oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước
cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy
sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối
lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa
nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Môi trường không khí
Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây
ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác,
bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường
khí là mùi hôi th ối, mùi khí metan, các khíđộc hại từ các chất thải nguy hại.

Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người
Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của
chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác
động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.[16]
Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp,
cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi
rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh,
chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm
nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng
xung quanh.
Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là
nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức


10

khỏe con người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ
người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới
15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở
phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 %.
Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,
thu gom không h ết, vận chuyển rơi vãi d ọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ
thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng
đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.
Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng, lề đường và mương
rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là khu vực nông thôn nơi mà công tác thu
gom và quản lý vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
2.2. Cơ sở pháp lý

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 23/6/2014.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
02/6/2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước có hiệu
lực thi hành ngày 01/02/2014.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17/2/2014, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã ban hành thông tư quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài
nguyên nước mặt có hiệu lực thi hành ngày 07/04/2014.


11

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất.
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003): Chất lượng nước - Lấy mẫu Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987): Chất lượng nước - Lấy mẫu –
Phần 4: Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo.
- TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005): Chất lượng nước - Lấy mẫu Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình phát sinh, quản lý và thu gom rác thải trên thế giới
Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới tốc độ đô thị hoá diễn ra
nhanh, công nghiệp hoá phát triển mạnh đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về ô

nhiễm môi trường. Thế giới đang đứng trước những thách thức vô cùng quyết
liệt về phát triển và bảo vệ môi trường. Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu thụ của
con người tăng lên dẫn đến lượng rác thải cũng tăng lên nhanh chóng.
Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) [9], lượng rác tính theo đầu người ở
một số nước là:
Canada: 1,7 kg/người/ngày
Australia: 1,6 kg/người/ngày
Thuỵ Sỹ: 1,3 kg/người/ngày
Thuỵ Điển: 1,3 kg/người/ngày
Trung Quốc: 1,3 kg/người/ngày.


12

Ở các nước phát triển thì việc thu gom đạt hiệu suất cao, một số quốc
gia hầu như lượng chất thải rắn phát sinh được thu gom toàn bộ như: Mỹ,
Thuỵ Điển... Ở các nước nghèo và các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam thì việc đầu tư vào việc thu gom đạt hiệu suất chưa cao, chỉ đạt 60 70% thậm chí có n ơi còn thấp hơn (Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006) [9].
Trên thế giới, ở một số nước đã có những mô hình phân loại và thu gom
rác thải sinh hoạt rất hiệu quả.
Hà Lan: Người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế sẽ được
tách riêng. Những thùng rác với kiểu dáng màu sắc khác nhau được sử dụng
trong thành phố. Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa cácđồ kính, thuỷ
tinh. Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy. Tại các nơi đông dân cư sinh sống
thường đặt hai thùng rác màu sắc khác nhau, một loại chứa rác có thể phân
huỷ và loại không phân huỷ.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau: rác hữư cơ, rác vô cơ và
giấy vải. thuỷ tinh, các kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác
thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, thuỷ tinh, kim loại,

nhựa... đều được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hoá.
Đức: Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác có màu khác nhau: màu
xanh dùng để đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, còn màu đen
đựng các thứ khác. Các loại này sẽ được mang đến các nơi xử lý khác nhau.
Đối với hệ thống thu gom rác công cộng đặt trên hè phố, rác được chia
thành 4 loại với 4 thùng có màu khác nhau: màu xanh lam đựng giấy, màu
vàng đựng túi nhựa và kim loại, màu đỏ đựng kính, thuỷ tinh và màu xanh
thẫm đựng rác còn lại.


13

2.3.1.2. Tình hình xử lý rác thải trên thế giới
Xã hội càng phát triển thì rác thải càng nhiều và việc xử lý rác thải càng
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp
liên quan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế và xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu và áp
dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ xử lý chất thải rắn đang trở thành vấn
đề quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới; đặc biệt là các nước
công nghiệp phát triển, nơi sử dụng nhiều thành tựu khoa học trong sản xuất
kinh doanh.
Hiện nay, nhiều nước đã nghiên cứu ra nhiều biện pháp tái sử dụng lại
chất thải rắn. Kinh nghiệm một số nước cho thấy có 90% chai và trên 90%
can được đưa vào sử dụng trung bình từ 15 - 20 lần và trong quá trình xử lý
rác, người ta có th ể tái chế ra các loại nhiên liệu rắn và than cốc. ( Nguyễn
Thị Anh Hoa, 2006) [9].
Tuỳ theo điều kiện thực tế mỗi nước mà phương pháp và trình độ công
nghệ xử lý chất thải rắn cũng khác nhau:
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm thế giới thải ra 10 tỷ tấn
CTRSH, trong đó 4 tỷ tấn được thải ra từ các nước trong tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD). Khối lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn nước

Mỹ là 254 triệu tấn/năm, trong đó 33,4% tương đương với 85 tấn đã được tái
chế. Lượng CTRSH phát sinh theo bình quân đầu người ở Nga là 0,82
kg/người/ngày, tương đương khoảng 50 triệu tấn CTRSH/năm; ở Anh là
1,37 kg/người/ngày, khoảng 50 triệu tấn CTRSH/năm.
Ở Thuỵ Điển: Thực hiện chiến lược giảm tối thiểu lượng chất thải rắn
và tăng cường thu hồi phế liệu cho tái chế, áp dụng công nghệ tiên tiến để
phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (phương pháp hút
chân không tự động để thu gom chất thải rắn). Thuỵ Điển hiện có 282 bãi


14

chôn lấp với tổng số 4,75 triệu tấn chất thải được chôn lấp. Thuỵ Điển là
một trong số những quốc gia thực hiện phân loại rác tại nguồn rất có hiệu
quả với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, đồng thời xử lý chất
thải rắn rất có hiệu quả.
Ở Singapore: Chất thải rắn được thu gom bằng túi nilon đặc biệt và
đuựoc phân loại ngay tại nguồn. Đến năm 2001 cả nước có 5 nhà máy đốt
rác với công su ất 9.000 tấn/ngày (kho ảng 97%, còn 3% chôn lấp đặc biệt ở
biển). Hiện nay, mỗi ngày Singapore th ải ra khoảng 16.000 tấn CTRSH. Do
thực hiện công tác phân loại tại nguồn nên 56% khối lượng CTRSH thải ra
mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) được quay lại các nhà máy để tái chế, khối
lượng CTRSH còn lại (khoảng 7.000 tấn) được đưa vào 4 nhà máy để đốt
thành. Trong quá trình tiêu huỷ chất thải rắn, nhiệt được thu hồi để chạy máy
phát điện. Đó là một đất nước sạch, đẹp, văn minh.
Ở Nhật Bản: Do diện tích đất đai có hạn nên hiện nay Nhật Bản đang
sử dụng phương pháp thiêu đốt chất thải rắn với việc thu hồi năng lượng là
chủ yếu (chiếm 72,8% tổng lượng chất thải với 1919 xí nghiệp đốt rác hoạt
động). Công suất của các xí nghiệp lớn nhất lên ớti 1980 tấn/ngày đêm.
Ở Đức: Rất chú trọng đến biện pháp tái sinh chất thải rắn, lượng chất

thải rắn chôn lấp có xu hướng giảm dần (70% năm 1990 chỉ còn l ại 46% ở
những năm cuối thế kỷ 20), nguyên nhân chính là do chính phủ quy định
công nghệ chôn lấp phải tiên tiến, bãi chôn lấp chỉ tiếp nhận rác đã qua
thiêu huỷ hoặc xử lý sơ bộ (nghiền, nén).
Trong khi đó, ở các nước đang phát triển còn phải đối mặt với những khó
khăn về xử lý chất thải. Chủ yếu là thiếu kinh phí, thiếu kinh nghiệm, thường
tập trung xử lý chôn lấp (Mockva 90%, Seoul 70%, Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ
87,5%, Budapest - Hungari 50%, Bangkok 85%, Philipin xấp xỉ 90%, Việt


15

Nam gần 100%), chỉ một khối lượng rất nhỏ được chế biến phân bón và đốt,
xấp xỉ 2% với những kỹ thuật chưa tiên tiến. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của
các chính quyền đô thị và sự quan tâm của Nhà nước.
Bảng 1.1. Các phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước

(Nguồn :Tạp chí bảo vệ môi trường – Công tác xử lý CTR trên thế giới )
2.3.2. Hiện trạng quản lý rác thải tại Việt Nam
2.3.2.1. Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải tại Việt Nam
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về
phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình
quân đạt trên 7%/năm. Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ.
Tính đến tháng 12/2016 có tổng cộng 795 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị
loại đặc biệt ( Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ), 17 đô thị loại I (thành phố), 25
đô thị loại II (thành phố), 41 đô thị loại III (thành phố), 84 đô thị loại IV (thị


16


xã), 626 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong những năm qua, tốc độ đô thị
hóa diễn ra rất nhanh đã tr ở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát
sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng
cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về
quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ
(19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),
Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh
CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô
thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả
nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình,
nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở,
đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất
thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt
để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Theo Lê Văn Khoa (2001) [10], nhìn chung lượng chất thải rắn đô thị
phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là sự phát triển của nền kinh tế và dân số. Theo
thống kê mức chất thải rắn ở các nước đang phát triển trung bình là 0,3
kg/người/ngày. T ại các đô thị ở nước ta, trung bình mỗi ngày mỗi người thải
khoảng 0,5 - 0,8 kg rác. Khối lượng rác tăng theo sự gia tăng của dân số. Rác
tồn đọng trong khu tập thể, trong phố xá phụ thuộc vào các yếu tố như: địa
hình, thời tiết, tần suất thu gom... Rất khó xác định thành phần chất thải rắn
đô thị vì trước khi tập trung đến bãi, rác đã được thu gom sơ bộ. Tuy thành
phần CTR ở các đô thị là khác nhau nhưng đều có chung 2 đặc điểm : Thành
phần rác thải hữu cơ khó phân hủy, thực phẩm hư hỏng, lá cây, cỏ trung bình
chiếm khoảng 30 - 60%. Đây là điều kiện tốt để chôn, ủ hay chế biến CTR


17


thành phân hữu cơ. Thành phần đất, cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ
khác trung bình chiếm khoảng 20 - 40%.
Bên cạnh đó, thành ph ần và kh ối lượng CTR thay đổi theo các yếu tố
sau: điều kiện kinh tế - xã h ội, thời tiết trong năm, thói quen và thái độ của
xã hội, quản lý và ch ế biến trong sản xuất, chính sách của nhà n ước về
chất thải.
Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng
tới 0,9 kg lên 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 lên 0,65
kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh có
thể tăng lên 35 triệu tấn vào năm 2015, 45 triệu tấn vào năm 2020. Trong khi
đó tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 70%, ở
các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20%, phương thức chủ yếu là chôn lấp.
Tổng cục môi trường, 2016 [10] lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ
yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. H ồ Chí Minh. Tuy chỉ
có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày
(2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả
các đô thị bảng 1.2.
Bảng 1.2. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2016

(Nguồn : báo cáo môi trường Quốc gia năm 2016 – CTR )


×