Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

GA BOI DUONG VAN 7 tai lieu chuan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.4 KB, 91 trang )

Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP NGỮ VĂN 7
Học kì II- Năm học 2010-2011
Tiết 27,28: Ôn tập tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Tiết 29,30: Ôn tập câu đặc biệt và câu rút gọn
Tiết 31,32: Ôn tập văn nghị luận
Tiết 33,34: Các văn bản nghị luận.
Tiết 35,36: Ôn tập về trạng ngữ
Tiết 37,38: Ôn tập văn chứng minh
Tiết 39,40: Ôn tập các phép biến đổi câu
Tiết 41,42: Ôn tập các phép biến đổi câu (tiếp)
Tiết 43,44: Phép lập luận giải thích
Tiết 45,46: Lập luận giải thích qua 2 văn bản “Sống chết mặc bay” và
“Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu”
Tiết 47,48: Phép liệt kê và các dấu câu (dấu gạch ngang, dấu chấm lửng,
dấu chấm phẩy)
Tiết 49,50: Cảm thụ văn bản “Ca Huế trên sông Hương” và “Quan Âm
Thị Kính”
Tiết 51,52: Ôn tập học kì II

Ngày soạn : /01/2011


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011
Ngày dạy:


TIẾT 27, 28 : Ôn

/ 01/2011

tập về tục ngữ thiên nhiên và lao
động sản xuất.

A-Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hiểu.
-Thế nào là tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
-Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sông hàng ngày.
B-Tổ chức các hoạt động dạy học:
GV tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo yêu cầu sau:
Bài 1 : So sánh tục ngữ với thành ngữ? Cho ví dụ?
*Hướng giải:
+ Giống nhau : Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói,đều
dùng hình ảnh để diễn đạt,dùng cái đơn nhất để nói cái chung và đều được
sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống.
+ Khác nhau :
-Thành ngữ thường là đơn vị tương đương như từ, mang hình thức là cụm
từ cố định.
Ví dụ : Đúng mũi chịu sào,cao như sếu...
-Còn tục ngữ thường là câu nói hoàn chỉnh.
Ví dụ : Tấc đất,tấc vàng.
-Thành ngữ có chức năng định danh-gọi tên sự vật,gọi tên tính chất,trạng
thái hay hành động của sự vật,hiện tượng.
Ví dụ : Con Rồng cháu Tiên.
-Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một phán đoán hay kết luận,một lời khuyên.
*Kết luận :
-Thành ngữ chưa được coi là một văn bản. Tục ngữ được coi như một văn
bản đặc biệt,một tổng thể thi ca nhỏ nhất.

Bài 2: Phân biệt tục ngữ và ca dao?
*Hướng giải:
-Tục ngữ là câu nói, ca dao là lời thơ và thường là lời thơ của những bài
dân ca.
-Tục ngữ thiên về duy lí, ca dao thiên về trữ tình.
-Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm, ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con
người.
Bài 3 :
Câu tục ngữ : "Tôm đi chạng vạng,cá đi rạng đông"
A-Nói về thời gian đi kiếm mồi của tôm và cá.
B-Nói về thời gian thích hợp để đánh bắt tôm cá
C- Có thể hiểu theo cả hai ý A và B.
*Hướng giải: Khoanh vào ý C


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

Bài 4 : Xác định vế câu tục ngữ và cách gieo vần ở câu tục ngữ bài 3?
*Hướng giải:
-Vế câu tục ngữ : Đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức.
+Vế 1 : Tôm đi chạng vạng
+ Vế 2 : Cá đi rạng đông.
-Gieo vần lưng : Vang- dạng.
Bài 5 : Giải thích và bình luận câu tục ngữ :" Tấc đất,tấc vàng"
*Hướng giải:
I-Mở bài :
Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lâu đời>Nghề nông là căn bản của
hàng triệu con người Việt Nam.Đồng ruộng,đất đai...gắn liền với cuộc

sống của mỗi người, mỗi nhà>đã có biết bao câu ca,bài hát nói về giá trị
của đất đai,ruộng vườn...nhưng ngắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ
"Tấc đất,tấc vàng"
II- Thân bài :
-Phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ,ý nghĩa.
-Bình luận
III- Kết bài.
-Câu tục ngữ đã khẳng định giá trị của đất : đát quý như vàng,đất quý hơn
vàng. Nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng,giũ gìn bảo vệ đất
đai,không ai được phá hoại đất đai,lãng phí đất đai.Nhà nông phải chăm
bón,vun xới cho vườn tược,ruộng rẫy được màu mỡ,tươi tốt.đất nuôi sống
con người-đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý : "Tấc đất,tấc vàng"
Bài 2 : Từ dàn ý chi tiết trên,em hãy viết hoàn chỉnh thành bài văn.
-HS viết trong khoảng thời gian là một tiết -> Gv yêu cầu học sinh trình
bày ->HS nhận xét ->GV tóm lược các ý chính
C-Hướng dẫn học sinh học bài:
-Ôn tập lại các kiến thức về câu tục ngữ.
-Sưu tầm thêm các câu tục ngữ ở địa phương.

Ngày soạn : /01/2011
Ngày dạy: / 01/2011
TIẾT 29,30:


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

Ôn tập câu đặc biệt và câu rút gọn
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh.

-Củng cố lại các kiến thức về câu đặc biệt và câu rút gọn.
- Vận dụng lí thuyết để thực hành làm các bài tập cụ thể.
B- Tổ chức các hoạt động dạy học :
GV : Tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo hệ thống sau :
Bài 1 : Chỉ ra sự khác biệt giữa câu rút gọn và câu đặc biệt? Cho ví dụ ?
* Hướng giải:
- Câu rút gọn : Có thể căn cứ vào tình huống nói hoặc viết cụ thể để khôi
phục lại các thành phần bị rút gọn,làm cho câu có cấu tạo CN-VN bình
thường.
- câu đặc biệt : Không thể có CN hoặc VN.
Ví dụ :
+ Câu đặc biệt : " Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả,cái đò cũ của
bác tài Phán từ từ trôi.
+ Câu rút gọn :
A- Chị gặp anh ấy bao giờ ?
B- Một đêm mùa xuân.
Bài 2 : Chỉ ra sự khác biệt giữa câu rút gọn và câu bình thường. Cho ví
dụ?
* Hướng giải .
+ câu rút gọn : Được lược bớt một hay một số thành phần và có thể dựa
vào tình huống để khôi phục lại các thành phần bị rút gọn.
Ví dụ :
A- Hôm nào bạn đi thi?
B- Ngày mai.
+ Câu bình thường : Có cấu tạo đủ CN và VN.
Ví dụ : Trời mưa.
CN VN
Bài 3 : Chỉ ra sự khác biệt giữa câu đặc biệt và câu bình thường ? Cho ví
dụ?
*Hướng giải.

- câu đặc biệt : Không có cấu tạo mô hình CN - VN
Ví dụ : Hà Nội năm 2010. Đây là thời gian tổ chức lễ kỉ niệm 1000 năm
Thăng Long.
- Câu bình thường : cấu tạo theo mô hình CN- VN.
Ví dụ : Sáng sớm ,tôi đi học.
CN VN


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

Bài 4 : xác định câu đặc biệt,câu rút gọn trong các ví dụ sau :
a- Đoàn trưởng Thăng cố bậm môi trườn người lên dốc. và hướng lên dốc
núi tiếp theo.
b- Cả đoàn người nhốn nháo hẳn lên. Tiếng reo,tiếng vỗ tay.
c- Xuân Bái,ngày 19 tháng 2 năm 2009
Tôi đi học,Ngữ văn ở trường.
d- Tôi đi đén trường học trong niềm vui của tuổi thơ. Đến lớp,lại càng vui
hơn nữa.
Hướng giải:
a- Câu rút gọn : Và hướng mắt lên dốc núi tiếp theo.
b- câu đặc biệt : Tiếng reo, tiếng vỗ tay.
c- Câu đặc biệt : Lam Sơn, ngày 19/2/2009.
d- Câu rút gọn : Đến lớp,lại càng vui hơn nữa.
Bài 5 : các câu đặc biệt sau đây có tác dụng cụ thể gì ?
a- Ghê thật ! Nó dám nói với tôi theo cái giọng của người lớn như thế đấy.
b- Gió .Mưa.Não nùng.
c- Đà Nẵng.Mùa xuân năm 1968 .Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn
công lịch sử.

Hướng giải.
a- Bộc lộ cảm xúc
b- Liệt kê.
c- Xác định nơi chốn,thời gian.
Bài 6: Câu văn sau đây,dựa vào các hoàn cảnh nói cụ thể,hãy chỉ rõ nó có
thể được rút gọn những thành phần khác nhau như thế nào?
" Tôi mua cuốn sách này ở Huế "
A- Ai mua cuốn sách này ở Huế?
- Tôi.
B- Bạn mua gì ở Huế?
- Cuốn sách này.
C- Bạn làm gì ở Huế ?
-Mua cuốn sách này.
D- Bạn mua cuốn sách này ở đâu?
- ở Huế.
Hướng giải.
A- Rút gọn thành phần vị ngữ (và cụm DT ),trạng ngữ.
B- Rút gọn thành phần : CN- Vn và Trạng ngữ.
C- Rút gọn : Chủ ngữ, Trạng ngữ.
D- Rút gọn : CN -VN ,( Cụm DT )
C- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà .
-Ôn tập lí thuyết về câu đặc biệt và câu rút gọn.


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

- Hoàn chỉnh lại các bài tập .
Ngày soạn : /02/2011

Ngày dạy: / 02/2011
TIẾT 31,32:

ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
A.Kiến thức chung.Giúp HS nắm được
1-Nhu cầu nghị luận
Trong cuộc sống con người thường gặp nhiều tình huống giao tiếp khác
nhau, đòi hỏi phải sử dụng những phương thức biểu đạt khác nhau. Có lúc
trong giao tiếp con người phải bộc lộ, phát biểu thành những lời nhận
định, suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó
trong cuộc sống. Tình huống này nhất định phải dùng phương thức nghị
luận.
Phương thức nghị luận có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt
cho con người, giúp con người hình thành những tư tưởng sâu sắc trong
đời sống.
2-Thế nào là văn nghị luận
Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư
tưởng, quan điểm nào đó.
Một số bài văn nghị luận thường đựơc sử dụng trong đời sống: chứng
minh, giải thích, phân tích, bình luận.
3-Đặc điểm của văn nghị luận
Văn nghị luận bao giờ cũng hướng tới giải quyết một vấn đề cụ thể mà
thực tế đời sống đặt ra, đồng thời cũng xác lập cho người nghe, người đọc
một tư tưởng, tình cảm, quan điểm nào đó
a-Luận đề
Là vấn đề cần nghị luận. Đó là ý kiến được nêu ra trong đề bài, yêu cầu
chúng ta cần giải quyết.
b-Luận điểm
Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài nghị luận. Đó là những ý
kiến hàm chứa trong luận đề. Luận đề có thể có chứa một hoặc nhiều luận

điểm. Trong một luận điểm lại có thể phân thành nhiều luận điểm nhỏ. các
luận điểm nhỏ ấy tương đối độc lập với nhau nhưng cùng quy về luận
điểm để làm sáng rõ cho luận điểm.
Về hình thức: Luận điểm thường được nêu khái quát dưới dạng một câu
văn – một câu khẳng định hay phủ định, có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn.
Luận điểm có thể đặt ở đầu hoặc cuối đoạn.


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

Về ý nghĩa: Luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết,
thống nhất các đoạn văn thành 1 khối. Trong thực tế, một luận điểm có thể
triển khai trong một đoạn hay nhiều đoạn.
c-Luận cứ
Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Một luận điểm có
thể có một hoặc nhiều luận cứ.
Luận cứ làm căn cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng được nêu ra để làm rõ
nội dung cho luận điểm.
+ Lí lẽ phải đầy đủ, chặt chẽ, có lí, có tình.
+ Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác hoặc lấy từ thực tế
( nếu nghị luận thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội ) hoặc lấy từ các tác phẩm
văn học ( nếu vấn đề nghị luận thuộc lĩnh vực văn học ).
d-Lập luận
Là cách lựa chọn sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho trở thành những căn
cứ chắc chắn để làm rõ luận điểm, hướng người đọc, người nghe đến kết
luận. Lập luận càng chặt chẽ, hợp lí thì sức thuyết phục càng cao.
4-Mô hình tổng quát của một bài văn nghị luận
a-Mở bài

Dẫn dắt vấn đề rộng hơn rồi thu hẹp, dẫn đến việc giới thiệu vấn đề.
b-Thân bài
Bao gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn có 1 luận điểm, các luận điểm
đều tập trung làm nổi bật luận đề ở phần mở bài.
c-Kết luận
Tổng hợp lại các luận điểm đã trình bày, đánh giá, gợi mở, nâng cao...
5-Kĩ năng xây dựng và liên kết đoạn
a-Xây dựng đoạn văn
*Về hình thức
Đoạn văn được quan niệm là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi vào
đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng ( không kể những chỗ xuống dòng,
lùi vào đầu dòng do phải trích dẫn tư liệu chứng minh ).
*Về nội dung
Đoạn văn thường thể hiện một luận điểm, chứa 1 ý diễn đạt tương đối
hoàn chỉnh ( có thể 1 luận điểm triển khai bằng 2 -> 3 đoạn văn ).
*Về cấu trúc
Đoạn văn thường là 1 tập hợp câu nối tiếp nhau và đựơc liên kết với
nhau bằng các phép liên kết cả về nội dung lẫn hình thức.
b-Phân loại
*Về cách thức: có các đoạn văn chứng minh, giải thích, bình luận, bình
giảng...


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

*Về chức năng: có đoạn viết đặt vấn đề, đoạn triển khai vấn đề, đoạn kết
thúc vấn đề, đoạn chuyển tiếp.
*Về cách trình bày: có đoạn diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành.

c-Liên kết đoạn văn
Bài văn là 1 thể thống nhất hoàn chỉnh được tạo nên bởi các phần, các
đoạn, các câu. Do đó giữa các phần, các đoạn, các câu phải có sự kết dính
với nhau, sự kết dính đó gọi là sự liên kết. Nhờ sự liên kết mà chuỗi câu
thành đoạn, chuỗi đoạn thành bài.
*Các vị trí cần liên kết
Trong 1 đoạn văn, các vị trí cần liên kết phải được thực hiện ở các vị trí
sau:
+ Giữa các phần bố cục chính của bài, tức là giữa các phần mở bài với
thân bài, giữa thân bài với kết bài.
+ Giữa các đoạn trong từng phần nhất là các đoạn trong phần thân bài
tức là giữa các đoạn ý với đoạn ý.
*Các cách liên kết đoạn văn
a-Dùng từ ngữ để liên kết
+ Nối các đoạn có quan hệ thứ tự ta có các từ ngữ sau: Trước tiên, tiếp
theo, sau đó, cuối cùng, một là, hai là...
+ Nối các đoạn có quan hệ song song ta dùng các từ sau: Một mặt, mặt
khác, ngoài ra, bên cạnh đó...
+ Nối các đoạn văn có quan hệ tăng tiến: Hơn nữa, vả lại, thậm chí...
+ Nối đoạn văn có quan hệ tương đồng: tương tự, cũng thế, cũng vậy,
cũng giống như trên...
+ Nối đoạn văn có quan hệ nhân quả: Bởi vạy, do đó, vì thế, cho nên.
+ Nối các đoạn văn có quan hệ tương phản: Nhưng, song, tuy nhiên, tuy
thế, tuy vậy, thế nhưng, ngược lại, trái lại...
+ Nối đoạn văn có ý nghĩa tổng kết các đoạn trước: Tóm lại, nói tóm
lại, tổng kết lại...
b-Dùng câu để liên kết: Đó là những câu nối thường đứng ở đầu câu hoặc
có khi đứng ở cuối đoạn văn nhằm liên kết các đoạn có chứa nó.
D-Dẫn chứng, cách sử dụng dẫn chứng, vai trò của dẫn chứng trong
văn nghị luận

a-Dẫn chứng: là những số liệu ( sự vật, sự việc, dạm ngôn, câu văn, câu
thơ, hình tượng nghệ thuật...) lấy từ thực tế cuộc sống hoặc thực tế văn
học mà người viết đưa vào bài làm nhằm thuyết minh cho một luận điểm,
một vấn đề cần chứng minh.
b-Cách sử dụng dẫn chứng
*Chọn dẫn chứng


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

+ Về lượng: Phải đầy đủ, toàn diện và vừa phải, tức là mỗi ý kiến, nhạn
định đưa ra phải có dẫn chứng, tuy nhiên không phải đưa vào tràn lan mà
phải cân nhắc vừa phải
Ví dụ: Để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta, Bác đã đưa dẫn
chứng bao quát các mặt:
-Thời gian: từ xưa đến nay
-Không gian: từ miền xuôi -> miền núi, từ Bắc -> Nam
-Thành phần xã hội: từ nông dân -> trí thức.
-Lứa tuổi: em bé -> cụ già.
-Lĩnh vực: chiến đấu -> sản xuất.
+ Về chất: Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu
-Chính xác: là phải đúng, y nguyên văn.
-Tiêu biểu: nghĩa là phải phù hợp ở mức cao nhất với luận điểm, với
điều mình nói.
*Sắp xếp dẫn chứng
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu nghị luận, dẫn chứng thường được sử
dụng một trong những cách sau:
+ Trình tự thời gian hoặc không gian.

+ Theo thành phần xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi hoặc giới tính.
+ Theo từng khía cạnh của luận điểm, luận đề.
+ Theo tâm lí tiếp nhận của người đọc.
*Cách đưa dẫn chứng
Có 3 phần
a-Giới thiệu dẫn chứng : Dẫn chứng được đưa vào bài văn bao giờ cũng
có lời người giới thiệu. Đây là phần việc nhằm gây sự chú ý của người đọc
đến dẫn chứng sắp được đưa ra, nó có nhiệm vụ dẫn dắt vào dẫn chứng 1
cách tự nhiên.
b-Nêu dẫn chứng: Có 2 cách
+ Cách 1: Nêu nguyên văn cả câu, cả đoạn hay cả 1 văn bản ngắn.
+ Cách thứ 2: Nêu 1 số từ ngữ tiêu biểu.
c-Phân tích dẫn chứng: Dẫn chứng nhiều khi đưa ra chưa đủ nói lên rõ
ràng khía cạnh cần chứng minh, nhất là nghị luận văn học. Do đó người
viết cần phải phân tích, giảng giải, làm rõ ý nghĩa để người đọc thấy được
chiều sâu, chiều rộng, cái hay, cái đẹo của dẫn chứng, cũng như thấy được
ý nghiã khía cạnh vấn đề cần chúng minh nhằm làm tăng sức thuyết phục
trong việc thuyết minh luận đề, luận điểm.
Bài tập 1: Viết đoạn văn chứng minh tình yêu thiên nhiên của Bác có sử
dụng câu liên kết
Thiên nhiên trong thơ Bác thật đẹp. Trong thời gian Bác cùng với cơ
quan TƯ chuyển lên cánh rừng Việt Bắc, Bác bận việc là vậy nhưng vẫn


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

có những vần thơ viết về thiên nhiên thật là hay. Đó là một đêm trăng
sáng trong khu rừng VB có âm thanh trong trẻo của tiếng suối theo gió

ngàn đưa lại như “ tiếng hát xa”, có hình ảnh bóng trăng lồng vào bóng
cây cổ thụ chui qua kẽ lá làm nên những bông hoa trắng rung rinh trên mặt
đất Bác đã tạo ra 1 cảnh vật đan quyện thật khéo léo. Bức tranh vừa có
nhạc, vừa có hoạ tạo cho người đọc một ấn tượng khó quên:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Còn biết bao nhiêu cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ đều được Bác ghi
lại.Tất cả các cảnh đẹp đó đều được ghi lại bằng những vần thơ tuyệt bút:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi.
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Đó là cảnh trăng rằm tháng giêng tràn đầy sức sống của mùa xuân: trăng
xuân, sông xuân, trời xuân. Một màu xanh bao la, bát ngát, lung linh dười
vầng trăng nguyên tiêu. ở đây Bác thưởng thức ánh trăng trên khói sóng
mù mịt, bí mật giữ khu rừng Việt Bắc bao la, con thuyền nhẹ trôi trên sóng
gió mênh mông chở đầy ánh trăng là 1 hình ảnh đẹp và rất trữ tình.
Bài tập 2. Trong những câu sau ,chỉ rõ và giải thích ngắn ngọn : Câu nào
là luận đề,câu nào là luận điểm,câu nào là luận cứ?
1.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
2.Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
3.Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu
nước của nhân dân ta.
4. Tiếng việt của chúng ta rất giàu.
5.Tiếng việt của chúng ta rất đẹp.
6. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà
Trưng ,bà Triệu ,Lê Lợi ,Quang Trung...
7.Chúng ta phải ghi ngớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy
là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
8. ý nghĩa văn chương
9.Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!
Bài tập 3: Chi đề bài: Học để biết sống, học để biết làm việc hiệu

quả,học để sáng tạo.
Viết một đoạn văn nghị luận giải thích luận để trên,có sử dụng các mô
hình câu: từ ....đến ;càng .....bao nhiêu;càng...... bấy nhiêu;không
những .....mà còn;không chỉ .....mà còn.

Ngày soạn : /02/2011


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011
Ngày dạy:

/ 03/2011

TIẾT 33,34:

Ôn tập các văn bản nghị luận.
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu :
- Hệ thống lại các kiên sthức đã học về các văn bản đọc- hiểu thuộc văn
bản nghị luận.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành hiểu về cách lập luận trong các văn bản
nghị luận này.
B- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bài 1: Điền vào chỗ trống các yêu cầu sau cho phù hợp.
ST
Tên văn bản
Vấn đề nghị luận
T
1

2
3
Hướng giải :
Điền vào theo các thứ tự sau :
ST
Tên văn bản
Vấn đề nghị luận
T
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân Truyền thống yêu nước của
ta
nhân dân ta từ xưa đến nay
2
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc
của một thứ tiếng đẹp,một thứ
tiếng hay
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bài 2 : Phép luận chủ yếu được sử dụng trong bài " Tinh thần yêu nước
của nhân dân ta " là gì ? Biểu hiện cụ thể của phép lập luận này như thế
nào trong bài?
Hướng giải:
a- Phép lập luận chủ yếu sử dụng trong bài : Chứng minh.
b- Biểu hiện cụ thể :
+ Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ xưa :
- Bà Trưng
- Trần Hưng Đạo
- Quang Trung

-Bà Triệu
- Lê lợi
+ Lòng yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến hiện nay:
- Từ các cụ già toc sbạc đến các cháu nhi đồng
-Từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào vùng tạm chiếm.
- Từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi.
-Từ chiến sĩ ngoài mặt trận đến công chức ở hậu phương.


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

- Từ những phụ nữ khuyên chồng con tòng quân đến các bà mẹ chiến sĩ.
- Từ nam nữ công nhân,nông dân đến đồng bào điền chủ.
Bài 3 : Phép lập luận chủ yếu được sử dụng trong bài " Sự giàu đẹp của
Tiếng Việt là gì ? Biểu hiện cụ thể của phép lập luận này như thế nào trong
bài?
Hướng giải:
a- phép lập luận chứng minh.
b- Biểu hiện :
+ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp:
- Hài hoà về âm hưởng, thanh điệu.
- Tế nhị,uyển chuyển trong cách đặt câu.
-Có đủ khả năng diễn đạt tư tưởng,tình cảm của người Việt Nam
- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng giàu chất nhạc.
- Tiếng Việt gồm hệ thống nguyên âm,phụ âm phong phú,giàu thanh điệu.
+ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay.
- Có khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.
- Có khả năng thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày một phức tạp

về mọi mặt kinh tế,chính trị,khoa học-kí thuật,văn nghệ.
Bài 4 : Phép lập luận chủ yếu được sử dụng trong bài " Đức tính giản dị
của Bác Hồ" là gì ? Biểu hiện cụ thể của phép lập luận này như thế nào
trong bài?
Hướng giải.
a- Phép lập luận chứng minh.
b- Biểu hiện :
+ Giản dị trong bữa cơm :
- Chỉ có vài ba món đơn giản.
-Lúc ăn,không để rơi vãi một hạt.
- ăn xong,cái bát đều sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
+ Giản dị nơi ở và làm việc :
-Cái nhà sàn chỉ có vài ba phòng.
- Nơi ở luôn hoà hợp với thiên nhiên.
+ Giản dị trong việc làm :
-Từ việc nhỏ đến việc lớn,việc gì làm được Bác đều tự làm.
- ít cần đến người phục vụ.
+ Giản dị trong lời nói và bài viết : Đề cập đến những vấn đề lớn lao
nhưng Bác nói ai cũng hiểu được.
Bài 5 : Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng
Việt .
Hướng giải.
+ Hình thức : Một đoạn văn.


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

+ Sơ qua nét chính về vẻ đẹp của Tiếng Việt.

+ Bản thân cần phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt để làm cho
Tiếng Việt ngày càng giàu đẹp.
Bài 6 : Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị của
Bác Hồ.
Hướng dẫn.
- Hình thức : Một đoạn văn.
- Điểm qua những nét chính về đức tính giản dị của Bác Hồ.
-Đây là vẻ đẹp của con người mới trong thời đại mới mà Bác Hồ là người
nêu gương sáng.
- Bản thân cần học tập đức tính giản dị của Bác Hồ.
C- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Xem lại các dạng bài tập đã làm.
- Hoàn thành các bài tập trên lớp.
Ngày soạn : /03/2011
Ngày dạy: / 03/2011
TIẾT 35,36:

Ôn tập về trạng ngữ.
A- Mục tiêu cần đạt :
- Ôn tập lại các kiến thức đã học về trạng ngữ
-Rèn luyện các kĩ năng thực hành qua các bài tập.
B- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bài 1 : Xác định trạng ngữ trong các ví dụ sau:
a- Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
b- Một làn gió thổi tới,cánh đồng xanh rỡn sóng . Sóng lúa nhấp nhô
.Sóng lúa cuồn cuộn.
c- Trên đồng cạn,dưới đồng sâu.
Chồng cày,vợ cấy, con trâu đi bừa.
d- sau chiến thắng Điện Biên,miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.

Hướng giải.
a- Dưới trăng;đầu tường.
b- Một làn gió thổi tới.
c- Trên đồng cạn,dưới đồng sâu.
d- Sau chiến thắng Điện Biên.
Bài 2 :
a- Kể tên các loại trạng ngữ thường gặp trong câu.


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

b- xác định trạng ngữ và chỉ rõ từng trường hợp,chúng thuộc loại trạng
ngữ gì ?
1- Trên trời mây trắng như bông.
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
2-Từ bốn mươi năm nay,thầy vẫn ngồi chỗ ấy,với khoảnh sân trước mặt và
lớp học y nguyên không thay đổi.
3-Nhanh như cắt,rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Hướng giải.
a- Các loại trạng ngữ :
-Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
-Trạng ngữ chỉ thời gian.
-Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
-Trạng ngữ chỉ mục đích.
-Trạng ngữ chỉ phương tiện.
-Trạng ngữ chỉ cách thức.
b-Trạng ngữ ở các câu :
1-Trên trời ; ở dưới cánh đồng -> Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

2-Từ bốn mươi năm nay -> Trạng ngữ chỉ thời gian.
3- Nhanh như cắt -> Trạng ngữ chỉ cách thức.
Bài 3 : Chép theo trí nhớ khổ thơ cuối bài thơ " Tiếng gà trưa" của Xuân
Quỳnh và cho biết trạng ngữ trong khổ thơ đó thuộc loại trạng ngữ gì ?
Hướng giải.
Cháu chiến đấu hôm nay - > TRN chỉ thời gian.
Vì lòng yêu Tổ Quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi,cũng vì bà.
Vì,tiếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ.
=> TRN chỉ nguyên nhân.
Bài 4: Trạng ngữ trong đoạn văn sau đây thuộc loại trạng ngữ gì ?
" Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? Nếu bạn sợ
sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn
đã sai,vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.Lúc đó bạn chớ ngừng tay,mà cứ
tiếp tục làm,dù cho có gặp trắc trở."
Hướng giải
-Khi tiến bước vào tương lai : TRN thời gian.
- Vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau : TRN nguyên nhân.
-Lúc đó -> TRN thời gian
Bài 5: Viết một đoạn văn nghị luận tự chọn đề tài, trong đó có sử dụng các
loại trạng ngữ đã học.( ít nhất 2 loại )


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

Hướng giải.

-Hình thức: Một đoạn văn nghị luận,có câu mang luận điểm,có câu liên
kết.
-Nội dung: Có sử dụng trạng ngữ.
-Xác định loại trạng ngữ sử dụng trong đoạn văn.
Bài 6: Trạng ngữ tách thành câu riêng trong các trường hợp sau có tác
dụng gì?
a- Gần một giờ đêm .Trời mưa tầm tã.Nước sông Nhị Hà lên to quá ;khúc
đề làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm,hai ba đoạn đã thẩm lậu
rồi,không khéo thì vỡ mất.
b- Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo,ngọn tháp
Phước Duyên dát ánh trăng vàng.
Hướng giải.
a- Nhấn mạnh thời gian để sự việc khúc đê sông Nhị Hà sắp vỡ.
b- Nhấn mạnh thời gian để hình ảnh các ca Nhi Huế hát khúc điệu Nam
buồn,bi ai,vương vấn.
C- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
-Ôn tập lại lí thuyết các trạng ngữ đã học.
- Tác dụng của tách trạng ngữ thành câu riêng.
-Hoàn thành các bài tập ở trên lớp.

Ngày soạn : /03/2011
Ngày dạy: / 03/2011
TIẾT 37,38:

Ôn tập văn chứng minh.
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh.
- Hệ thống,củng cố lại các kiến thức về văn chứng minh.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành xây dựng bài văn chứng minh.
B- Tổ chức các hoạt động dạy học .
GV Tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo yêu cầu sau.

Bài 1. trong bài văn nghị luận,phải có những yếu tố cơ bản nào ? Yếu tố
nào là quan trọng nhất táóưc thuyết phục cho bài văn nghị luận? Vì sao?
Hướng giải.


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

- Bài văn nghị luận có các yếu tố cơ bản : Luận điểm,luận cứ và lập luận.
-Yếu tố cơ bản nhất : Lập luận
- Vì : lập luận là cách lựa chọn sắp xếp luận cứ để dẫn đến luận điểm.
Bài 2 : Luận điểm là gì ? trong các câu văn sau,những câu nào nêu luận
điểm?
a- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn.
b- Đẹp thay Tổ Quốc Việt Nam!
c- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và trong sản xuất.
d- Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.
Hướng giải.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng,quan điểm của bài văn nghị
luận.Nó nằm dưới hình thức là câu khẳng định ( Phủ định )
- Các câu trên,những câu nêu luận điểm : a,d.
Bài 3 : Có bạn học sinh cho rằng : làm văn chứng minh cũng dễ thôi,chỉ
cần nêu luận đỉêm và dẫn chứng là xong : Ví dụ sau khi nêu luận điểm "
Tiếng Việt ta giàu đẹp",chỉ cần dẫn ra câu ca dao : Trong đầm gì đẹp bằng
sen..." là được.
ý kiến của em như thế nào?
Hướng giải.
- Cách hiểu của các bạn học sinh trên là sai,bởi vì bài văn chứng minh chỉ
có luận điểm và dẫn chứng là chưa đủ .Bài văn phải có yếu tố lập luận.

Bài 4 : Tìm hiểu đề,tìm ý và lập dàn bài cho đề văn : Chứng minh rằng
Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
Hướng giải.
1- Tìm hiểu đề :
- Xác định yêu cầu đề bài : Chứng minh Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi
- Vấn đề cần chứng minh : Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
- xác định cách lập luận : Dùng dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.
2- Tìm ý .
+ Bác Hồ thương yêu thiếu nhi trong nước.
- Những ngày còn ở Pác Bó ( Cao Bằng ) Bác thường thăm và chăm sóc
các cháu thiếu nhi ở đây ( Cho ăn,tắm rửa,chữa bệnh...)
- Ngay sau khi đất nước độc lập,Bác đã gửi thư cho các cháu thiếu
niên,nhi đồng nhândịp khai trường đầu tiên (T9/1945)
- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp,chống Mĩ của dân tộc ta,Bác luôn
gửi thư khen ngợi,gặp mặt,động viên các cháu thiếu nhi.
- Trước khi qua đời,trong di chúc của Bác vẫn giành một phần cho các
cháu thiếu nhi.
+ Bác Hồ thương yêu thiếu nhi nước ngoài.
- Khi còn sống ở Pháp.


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

- Khi Bác bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch,Bác vẫn giành tình cảm cho
một cháu bé phải theo mẹ ở tù do cha trốn lính ( Cháu bé trong nhà lao
Tân Dương )
- Khi đi thăm nước Pháp,Bác vẫn giành tình cảm cho các cháu thiếu
nhi,dù chỉ là một quả táo.

+ Vì vậy,Bác Hồ đã được các cháu thiếu nhi trong và ngoài nước kính yêu
cả khi Bác còn sống và cả khi Bác qua đời.
3- Lập dàn ý .
A- Mở bài : Nêu luận điểm : Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi.
B- Thân bài : ý nghĩa,tình cảm của Bác Hồ giành cho thiếu nhi : Thể hiện
nét văn hoá văn minh mà Bác Hồ là tấm gương sáng.
Bài 5 : Em hãy chọn viết một đoạn văn hoàn chỉnh trong phần dàn ý đề
bài trên.
Hướng giải.
- HS chọn viết một đoạn văn hoàn chỉnh.
-GV gọi một số em trình bày.
- Đoạn văn : Có liên kết,có câu nêu luận điểm,luận cứ sắp xếp phù hợp.
C- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức văn nghị luận chứng minh.
- Hoàn chỉnh bài tập 5 ở lớp.

Ngày soạn: /03/2011
Ngày dạy: / 03/2011
TIẾT 39-42:

Ôn tập các phép biến đổi câu

:
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh.
-Hệ thống lại các kiến thức về các phép biến đổi câu Tiếng Việt.
- Luyện tập thực hành củng cố kiến thức qua các bài tập.
-Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập.
B- Tổ chức các hoạt động dạy học.
I- Kiến thức cơ bản : Các phép biến đổi câu Tiếng Việt.
1- Rút gọn câu.

2- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
3- Mở rộng thành phần câu.
-Thêm trạng ngữ cho câu.
-Dùng cụm C-V để mở rộng câu. 1. Thế nào là dùng cụm chủ vị để làm
thành phần trong câu.


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

--Các thành phần trong câu có thể là từ,có thể là cụm từ hoặc cụm chủ
vị Cụm chủ vị có đặc điểm là khi đứng một mình nó là câu đơn độc
lập.
Ví dụ ;Tiếng việt của chúng ta rất giàu.( Phạm văn Đồng).
Tuy nhiên cụm chủ- vị cũng có thể làm thành phần trong cấu tạo của
câu.Lúc đó ,lúc đó ta có cụm C-V làm thành phần câu.
Ví dụ : Mọi người đều biết rằng: Tiếng việt của chúng ta rất giàu.
2. Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
- Trong câu có những thành phần có thể được mở rộng thành phần cụm
C-V.
Thành phần của câu hoặc của cụm từ trong câu có thể được mở rộng thành
cụm C-V nhằm diễn đạt một sự việc đã xảy ra hoặc xảy ra trong tưởng
tượng.
Ví dụ : Hoa được điểm 10 khiến cả lớp ngạc nhiên.
Mẹ nghĩ rằng con sẽ tiến bộ.
- Cụm C-V có thể làm các thành phần sau đây:
A, Cụm C-V làm thành phần câu.
- Cụm C-V làm chủ ngữ : Kiểu câu này thường có ý nghĩa nhận xét
về một sự việc đã xảy ra.

Ví dụ : Con cái phải nghe lời cha mẹ là đúng.
- Nam được điểm 10 làm vui lòng cha mẹ.
- -Cụm C-V làm vị ngữ.
+ Trong câu trần thuật đơn không có từ là,vị ngữ có tác dụng miêu tả
đặc điểm của bộ phận hoặc vật sở hữu của sự vật nêu ở chủ ngữ .
Ví dụ : Nhà này : Mái đã hỏng.
- Ông ấy tiền nong mất hết cả.
+Trong câu trần thuật đơn không có từ là ,vị ngữ thường có tác dụng
xác định nội dung khái niệm nêu ở chủ ngữ.
Ví dụ : Điều cần chú ý là chúng ta cần phải sáng tạo trong học tập.
B,Cụm C-V làm thành phụ của từ.
- -Cụm C-V làm phụ ngữ của danh từ.
- Phụ ngữ của danh từ cũng có thể mở rộng thành cum C-V.
Ví dụ : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có...( Hoài
Thanh)
Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc riêng của mình>.Lí lan.
- Cụm C-V làm phụ ngữ của động từ ,tính từ.
- Các phụ ngữ của động từ cảm nmghĩ nói năng(biết ,biết rằng,tin
,tin rằng,nghĩ...)động từ gây khiến( khiến ,khiến cho,làm
cho...),động tư ý chí,khả năng(muốn ,toan tính,định...)động từ bị


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

động(bị ,được,chịu ,mắc phải...)thường được mở rộng thành cụm CV.
Ví dụ : Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học.(Lí
lan).
- Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị

khổ hình.(ét môn đô đơ Ami xi)
- Con được bố tha thứ .
- Ma ri a thân mến ,mình sẽ nói tạm biệt bạn ngay bây giờ,nhưng
mình rất muốn bạn có thể tưởng tượng ra đất nước Ka rắc xtan của
mình.
- Các động từ chỉ mệnh lệnh( bảo ,ra lệnh ,yêu cầu...),động từ di
chuyển(đẩy ,xô...)động từ nhận xét đánh giá(gọi ,tôn,coi,bầu
,lấy...)thường đòi hỏi hai phụ ngữ giống cụm C-V chứ thực chất
không phải cum C-V.
- Ví dụ : Các bạn bầu tôi làm lớp trưởng.
II- Luỵên tập .
Bài 1 : xác định câu bị động trong đoạn văn sau :
" Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.Có khi được trưng bày
trong tủ kính,trong bình pha lê,rõ ràng dễ thấy.Nhưng cũng có khi cất giấu
kín đáo trong rương trong hòm".
Hướng giải.
Câu bị động : Câu (2),câu (3).
Bài 2 : Xác định các cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm
từ trong các câu.
a- Những hạt mưa xuân thì thầm rơi trong đêm gợi lên bao nỗi buồn man
mác.
b- Những con ong vàng cần mẫn bay đi bay lại hút nhuỵ hoa.
c- Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra.
d-Người mẹ ấy tay không luc snào ngơi.
Hướng giải.
a- Những hạt mưa xuân / thì thầm rơi trong đêm.
b- Những con ong vàng / cần mẫn bay đi bay lại.
c- Thầy giáo /vừa ra.
d-...tay / không lúc nào ngơi.
Bài 3- Cụm C-V trong các câu sau đây mở rộng thành phần gì?

a- cây cam này quả rất ngọt.
b- Cây cam này cho quả rất ngọt.
c-Cháu đã nghe câu chuyện cổ tích này do bà ngoại kể ba năm về trước.
d- Bác Hồ mong các cháu ngoan ngoãn và học giỏi.


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

Hướng giải.
a- ... quả rất ngọt- > Làm vị ngữ.
b- ....( cho ) quả rất ngọt -> Phụ ngữ trong cụm động từ.
c-...( câu chuyện cổ tích này )do bà ngoại/ kể ba năm về trước.
CN
VN
d- ...( mong )các cháu ngoan ngoãn và học giỏi. -> Làm phụ ngữ trong
cụm động từ
CN
VN
Bài 4 : Chuyển đổi các câu chủ động sau đây thành các câu bị động tương
ứng.
a- Phù sa và nước ngọt sông Chu bồi đắp cho cánh đồng làng.
b- Thầy giáo phê bình trước lớp những bạn đi học muộn.
c-Những cây bàng cổ thụ toả bóng mát sân trường em.
d- Anh hùng phi công Phạm Tuân bắn hạ pháo đài bay giặc Mĩ.
Hướng giải.
a- Cánh đồng làng được phù sa và nước ngọt sông Chu bồi đắp.
b- Những bạn đi học muộn bị thầy giáo phê bình trước lớp.
c- sân trường em được cây bàng cổ thụ toả bóng mát.

d- Pháo đài bay giặc Mĩ bị anh hùng phi công Phạm Tuân bắn hạ.
Bài 5 : Cụm C- V trong các câu sau đây mở rộng thành phần gì?
a- Chiếc cầu vắt ngang dòng sông đẹp như một giấc mơ.
b- LQuyển hoạ báo ấy trang ảnh rất đẹp.
c- lên lớp 6,tôi và Lan trở thành đôi bạn thân được ngồi chung một bàn.
Hướng giải.
a- Chiếc cầu vắt ngang dòng sông -> Làm CN.
b-tranh ảnh rất đẹp - > Làm vị ngữ.
c- đôi bạn thân được ngồi chung một bàn -> Làm phụ ngữ trong cụm động
từ.
Bài 6 : Các ví dụ sau đây đã thêm trạng ngữ gì cho câu ?
aBỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới.
Ngõ Chùa cháy đỏ những thân cau.
bChốn Hàm Dương,chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương,thiếp hãy còn trông.
cThuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
dSột soạt gió trên tà áo biếc.
Trên giàn thiên lí.Bóng xuân sang.
Hướng giải.
a- Thời gian
b- Nơi chốn.
c- Thời gian
d- cách thức.


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011


Bài 7:Tìm cụm C-V làm thành phần câu trong các câu sau đây và cho
biết đó là phần gì trong mỗi câu.
A. Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót
thương và tìm cách giúp đỡ
( Lâm Ngữ Đường).
B, Những nơi khuất ,nơi công cộng,lâu ngày rác cứ dồn lên,khiến
nhiều khu dân cưphải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
( Băng sơn).
C, Công việc này mong anh chị em thanh niên sốt sắng hết sức.
(Hồ Chí Minh).
D, Vừa tới nhà ,tôi đã nhìn thầy một chiếc xe tải đỗ trước cổng.
( Khánh Hoài).
E, Con hãy nghĩ tới những cậu bé câm và mù mà vẫn phải đi học.
( Mẹ tôi)
G, Nhiều người ngoại quốc sang thamư nước ta và có dịp nghe tiếng
nói của quần chúng nhân dân ta,đã có thể nhận xét rằng: Tiếng Việt là
một thứ tiếng giàu chất nhạc .
( Đặng Thai Mai)
H, Ông ấy chân đi chữ bát,tay vạt tứ tung.
I, Chế độ người bóc lột người dần dần bị xoá bỏ.
K, Một làn khói trắng ngoằn nghèobốc lên như một vệt phấn ai vừa
vạch trên nền trời.
( Giang nam)
Bài 8. Chuyển đổi các câu có cụm C-V làm thành phần sau đây thành
câu đơn không mở rộng cụm C-V.
A,Ông ấy tiền bạc mất hết cả.
B,Ông em chân tay đều yếu lắm rồi.
C,Sự tiến bộ của em làm cho cha mẹ vui lòng.
D, Em thay đổi nhận thức là một điều rất tốt.
E, Bài thơ mà em yêu thích đẫ được đọc và ngâm nhiều lần trên đài

phát thanh.
Bài 9: Hãy ghép các câu đơn sau đây thành câu có cụm C-V làm
thành phần( Có thể thêm bớt những từ cần thiết).
A,Lan học giỏi.
E,Hoa đã gặp bạn ấy.
B,Anh quen biết cậu ấy.
G,Bố mẹ luôn luôn vui lòng.
C,Chúng em biết.
H,Bàn đã hỏng.
d.bạn ấy đẹp.
I,Bạn ấy đã về nhà hôm
qua.
Bài 10.Viết đoạn văn chứng minh từ ngữ Việt nam phong phú từ ngữ
( có sử dụng cum C-V làm thành phần).
Gợi ý


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

Bài 7.
Các câu a,c,d,e,g có cụm C-V làm phụ ngữ của động từ.
- Các câu i,k có cụm C-V làm phụ ngữ của danh từ.
- Câu h có cụm C-V làm vị ngữ.
- -cau b vừa có cụm C-V làm chủ ngữ vừa có cụm C-V làm phụ ngữ
của động từ.
Công việc còn lại của các em là tìm các cụm C-V cụ thể làm thành
phần câu.
Bài 8.Chuyển tiền bạc làm chủ ngữ.

- B,Chuyển chân tay làm chủ ngữ.
- c, Biến cụm C-V ( Cha mẹ vui lòng) thành cụm từ.
- D,Câu này có cụm C-V làm chủ ngữ do vậy nhiệm vụ của em là
biến nó thành cụm từ chính để câu trở thành câu đơn.
- E,Câu này có cụm C-V em yêu thích làm phụ ngữ cho danh từ .Em
hãy thay bằng một cụm từ thích hop để câu đó trở thành câu dơn.
- Mẫu: Câu d có thể chuyển thành:Sự thay đổi nhận thức của em là
một điều tốt.
Bài 9. Em có thể kết hợp các câu sau đây lại với nhau để thành câu có
cụm C-V làm thành phần :
- Câu a với g,câu c với câu a; câu c với câu e;câu c với câu h;câu c
với câu i ;câu c với câu d.
Bài 10; Em có thể vận dung cách ghép các nòng cốt như ở bài tập 3 để
làm bài tập này.
Mẫu; Mọi người đều biết từ ngữ Việt nam rất phong phú .Lúc chúng ta
gặp một từ đồng nghĩa là thú vị nhất.Vì lúc này sắc thaid biểu cảm trong
các từ ghép cho ta tha hồ lựa chọn đúng để kết hợp tốt.Ngoài đồng
nghĩa,hiện tượng trái nghĩa trong từ ngữ tiếng việt cũng rất thú vị...
Theo đó các em có thể viết tiếp đoạn văn trên hoặc có thể tự mình viết
đoạn văn khác về tù nhiều nghĩa ,từ đồng âm,từ láy...mục đích vừa
luyện nội dung vừa luyện hình thức.
C- Hướng dẫn học sinh học bài :
-Ôn tập lại lí thuyết về phép biến đổi câu.
- Hoàn chỉnh các bài tập trên lớp.
Ngày soạn: /03/2011
Ngày dạy: / 04/2011
TIẾT 43,44:
.
PHÉP LẬP LUẬN
I.Nội dung cần đạt


GIẢI THÍCH


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

1-Khái niệm
Giải thích một vấn đề là dùng lí lẽ để giảng giải, cát nghĩa giúp người
đọc, người nghe hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của vấn đề là gì, tại sao lại
như thế.
Trong bài giải thích, lí lẽ là phương tiện chủ yếu để sử dụng. Tuy nhiên
để lí lẽ có cơ sở vững chắc, có sức thuyết phục nhiều, phải có những dẫn
chứng cụ thẻ, tiêu biểu.
2-Nội dung chủ yếu
Bài văn giải thích gồm 3 nội dung chủ yếu:
a-Cắt nghĩa vấn đề: Là cắt nghĩa những khái niệm chủ yếu, các từ ngữ,
hình ảnh quan trọng để dẫn tới hiểu rõ ý nghĩa của toàn bộ vấn đề.
b-Giảng giải vấn đề bằng 1 hệ thống lí lẽ: Đây là nội dung cơ bản của
bài làm. Cần tìm ra những lí lẽ đã được công nhận, những ý kiến lập luận,
ý kiến trình bày và dãn chứng tiêu biểu.
c-Nêu phương hướng, biện pháp thực hiện: Mục đích cuối cùng của
việc giải thích là phải giải đáp đúng về sự vận dụng vấn đề đó trong cuộc
sống.
3-Dàn bài lí thuyết
*Mở bài
-Dẫn dắt vấn đề.
-Giới thiệu vấn đề cần giải thích và giới hạn của nó.
*Thân bài

-Cắt nghĩa vấn đề
+ Cắt nghĩa các khái niệm ( từ ngữ, hình ảnh chủ yếu )
+ Toàn bộ vấn đề ( giải đáp câu hỏi chính: Là gì? Thế nào là? )
-Trình bày lí lẽ để giải thích : Vì sao? Nguyên nhân nào ? để xuất hiện
hình ảnh ấy ( giải đáp câu hỏi chính : Tại sao? )
+ Lí lẽ thứ 1
-Nêu lí lẽ.
-Phân tích lí lẽ và minh hoạ bằng các dẫn chứng.
-Tóm tắt chuyển.
+ Lí lẽ 2
-Phương hướng, biện pháp vận dụng ( trả lời cho câu hỏi : Như thế nào,
làm gì?)
*Kết bài
-Tóm tắt ý chính, khẳng định lại vấn đề hoặc tầm quan trọng của vấn
đề.
-Nêu suy nghĩ, rút ra bài học cho bản thân.
Bài tập


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

Bài 1:
Trong các tình huống sau đây,tình huống nào cần đến sự giải
thích?
1.Một bạn HS trình bày trước cô giáo và cả lớp lí do đi học muộn.
2.Một bạn HS nêu những thứ mẹ cần phải mua sắmđể chuẩn bị năm học
mới.
3.Một cô bé viết thư bày tỏ nỗi xúc động khi nhận được món quà sinh nhật

mà người bố ở nơi xa gửi tặng.
4. Một cậu bé muốn trình bày cho mẹ hiểu vì sao cậu xin mẹ một khoản
tiền nhỏ.
Bài 2, Em hỏi anh :Anh ơi ,em không hiểu câu: “Tiên học lễ ,hậu học
văn”.Anh có thể giải thích giúp em được không.?
Người anh sẽ giải thích bằng những cách nào? Hãy liệt kê những câu
hỏi mà người anh phải lần lượt làm rõ để người em hiểu nội dung của câu
“ Tiên học lễ ,hậu học văn”.
Bài 3: Để giải thích lí do vì sao mình không thuộc bài cũ với mục đích để
các bạn trong lớp thông cảm ,một HS đã trình bày như sau :
Tối qua mẹ mình bị ốm.Bố đi công tác xa.Mình là con lớn trong nhà
nên phải thay mẹ làm tất cả mọi việc từ nấu cơm ,dỗ cho cu Miu ăn đến
mua thuốc,kiếm lá về nấu nước xông cho mẹ.Cu Miu thì quấy ,cứ khóc
mãi,dỗ thế nào cũng không chịu nín,còn lăn quay ra ăn vạ.Mình ru cho
em ngủ được thì đã khuya.Suốt đêm mình lại thức canh chừng cho mẹ ,sợ
mẹ sốt cao quá.
Theo em cách trình bày ấy đã đạt yêu cầu chưa? Vì sao?Có thể sửa lại như
thế nào?
Bài 4: Tìm những cách thường dùng đối với các câu tục ngữ/
Gợi ý.
Bài 1: HS xác định ý 1,4 là tình huống cần giải thích.
Bài 2: Vận dụng những kiến thức đã học ,đặc biệt là sự hiểu biết ,vận
dụng vào sự giải thích câu hỏi “ Tiên học lễ .hậu học văn”
-Trước hết là học lễ nghĩa ,học cách làm người....sau mới học chữ
nghĩa,học kiến thức ,học tri thức......
Bài 3: Cách trình bày ấy chưa đạt vì sa vào kể lể,không sử dụng đúng
cách lập luận trong văn giải thích ,cũng không làm rõ lí do.
Muốn sửa lại đoạn văn cho đạt yêu cầu,em cần dùng thêm những câu
hỏi ,những từ ngữ có ý nghĩa giải thích.Đặc biệt là phải xác định được đối
tượng nghe lời giải thích( các bạn),tình huống giao tiếp( trình bày trước

lớp) và mục đích giao tiếp( mong các bạn thông cảm) để chọn cách diễn
đạt cho phù hợp.


Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

Năm học 2010-2011

Ví dụ : Các bạn ạ!mình không học bài cũ là một lỗi lớn.Các bạn phê bình
mình hoàn toàn chấp nhận.Nhưng mình muốn các bạn hiểu rõ nguyên
nhân của việc mình không học thuộc bài.Chả là tối qua,mẹ mình bị
ốm.Bốthì đi công tác xa.Mình là con lớn trong nhà thế là tự nhiên phả trở
thành người “ trụ cột” .Mình phải thay mẹ làm tất cả mọi việc trong
nhà : từ nấu cơm ,dỗ cho cu Miu ăn .Rồi đi mua thuốc,kiếm lá về nấu
nước xông cho mẹ. đã vậy ,Cu Miu còn quấy khóc ,mình dỗ mãi nó mơí
nín.Ru cho nó ngủ được thì đã quá khuya rồi.Suốt đêm mình lại thức
canh chừng cho mẹ ,sợ mẹ sốt cao quá.Vì vậy ,mình không có thời gian để
ngồi vào bàn học nữa.Đấy chính là lí do vì sao hôm nay mình không học
thuộc bài.
Bài 4.
Muốn tìm các cách giải thích thường dùng đối với các câu tục ngữ,em
phải dựa vào đặc điểm của tục ngữ.
- Tục ngữ thường là nhưngx câu nói ngắn gọn,súc tích,dùng để đúc
rút kinh nghiệm,vốn hiểu biết của con người về các hiện tượng tự
nhiên,xã hội.
- -Tục ngữ thường có cách nói bóng bẩy,dùng hính ảnh cụ thể để hàm
ẩn ý nghĩa sâu xa( Tức là có nghĩa đen và nghĩa bóng)-Tục ngữ
thường nêu ra những hiện tượng đã trở thành quy luật.
Dựa vào những đặc điểm ấy HS hãy chọn những cách giải thích phù
hợp đối với các câu tục ngữ.

Ngày soạn: /04/2011
Ngày dạy: / 04/2011
TIẾT 45,46:

Lập luận giải thích qua 2 văn bản
“Sống chết mặc bay” và “Những trò lố hay là Va ren
và Phan Bội Châu”
I.Nội dung cần đat về phương pháp lập luận
Qua tiết ôn tập này giúp HS nắm được.
1.Quy trình.
- Tìm hiểu đề để xác định vấn đề cần giải thích.Cần làm rõ vấn đề được
giải thích ở đây nghĩa là nghĩa của từ ,ngữ,câu hay là nội dung một khái
niệm ,một tư tưởng ,một quan điểm....
--Sau bước tìm hiểu đề ,các bước còn lại được tiến hành tương tự như đối
với văn nghị luận chúng minh( xác định luận điểm,luận cứ,lập dàn bài và
hoàn chỉnh bài văn0 Tuy nhiên,luận điểm trong văn giải thích thường


×