Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phương án CNCH nhà nghỉ của cơ sở theo Nghị định 832017NĐCP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.3 KB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mẫu số 04
Ban hành kèm theo Nghị định
83/2017/NĐ-CP
ngày 18/7/2017

PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA CƠ SỞ
(Lưu hành nội bộ)

Tên cơ sở: NHÀ NGHỈ
Địa chỉ: ................................
Điện thoại:

................., tháng ........ năm 2019


A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ
I. Vị trí địa lý:
Nhà nghỉ được xây dựng tại ……………………... Có các hướng tiếp giáp
sau:
- Phía Tây: giáp với đường kiệt rộng 4m.
- Phía Đông: giáp với nhà dân
- Phía Bắc: giáp với đất trống
- Phía Nam: giáp với đất trống
II. Giao thông bên trong, bên ngoài
1. Giao thông bên trong.
- Cửa chính đi vào cơ sở rộng khoảng 3,5m đảm bảo cho việc tiếp cận cơ sở
khi có sự cố tai nạn xảy ra.
- Các lối đi lại bên trong cơ sở thông thoáng rộng khoảng 1,2m đến 1,4m


thông với hành lang.
- Các cửa trong phòng nghỉ rộng 1,4m cao 2m làm bằng gỗ.
- Bên trong có 01 cầu thang bộ.
2. Giao thông bên ngoài.
- Từ Đội Cảnh sát PCCC&CNCH số ……… đến cơ sở khoảng 5 Km. Có
nhiều tuyến đường đến cơ sở thuận lợi, trong đó có tuyến chính như sau:
Đội chữa cháy và CNCH số ….. -> Đường số………….. . -> Đường
………….. -> Đường ………….. -> Kiệt vào Cơ sở.
- Các tuyến đường đến cơ sở rộng khoảng khoảng 5m đến 7m, xe chữa cháy
có thể lưu thông dễ dang và triển khai đội hình xử lý các tình huống khi có sự cố
xảy ra.
- Đây là các đường giao thông chính, lưu lượng người đi lại đông, nhất là
vào các giờ cao điểm: buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều... Chú ý khi đi qua các ngã
tư, có đèn đỏ, vào các giờ cao điểm có thể bị ùn tắc giao thông, lái xe chữa cháy
cần chú ý làm chủ tốc độ, tận dụng quyền ưu tiên nhưng phải đảm bảo an toàn, đề
phòng xảy ra tai nạn giao thông.
III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ


1. Đặc điểm kiến trúc xây dựng.
Nhà nghỉ được xây dựng có diện tích mặt sàn sử dụng 150 m 2, gồm 05 phòng
nghỉ (ở tầng 2, tầng 3)
- Kết cấu xây dựng:
+ Phòng nghỉ được xây dựng bằng gạch, tường xây gạch trác vữa Ximang.
Có bậc chịu lửa II, III.
+ Bên trong mỗi phòng: tường và trần.
- Hệ thống điện được đi trong ống ren chống cháy, có Aptomat cho từng
phòng và Aptomat bảo vệ toàn bộ.
- Ánh sáng: Tận dụng ánh sáng tự nhiên và đèn huỳnh qung trên trần nhà.
- Chất cháy: chăn màn, mút xốp, bàn ghế, máy điều hòa, tivi, loa…

- Số lượng người tập trung đông nhất tại mỗi phòng khoảng 5 người.
2. Đánh giá nguy cơ xảy ra tai nạn, sự cố
a. Một số tình huống tai nạn, sự cố cứu nạn, cứu hộ có thể gặp
+ Do sự cố mạng điện chạm chập gây cháy (quá tải, chập mạch).
+ Do sét đánh.
+ Do sử dụng các thiết bị, máy móc trong cơ sở không đúng quy trình,...
+ Do vi phạm quy định, nội quy an toàn PCCC.
+ Do thiên tai, tai nạn.
b. Khả năng phát hiện và xử lý ban đầu nếu có sự cố xảy ra.
- Nhà nghỉ là nơi tập trung đông người với nhiều lứa tuổi khác nhau tập trung
chủ yếu vào buổi tối và các ngày nghỉ, lễ, tết..do đó nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn
cao, khó phát hiện.
- Khách hàng đa số có tại cơ sở chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý các sự
cố nên việc xử lý sự cố không được nhanh nhẹn, quá trình thoát nạn không được
minh mẫn, nhạy bén, do đó gây khó khăn trong việc hướng dẫn và tìm kiếm người
bị nạn khi có sự cố xảy ra.
c. Khả năng phát sinh đám cháy
- Khả năng phát sinh đám cháy: tại các phòng nghỉ, khối lượng chất dễ cháy
tồn tại rất nhiều do đó chỉ cần có nguồn nhiều thì đám cháy sẽ phát sinh. Nguồn
nhiệt có khả năng xuất hiện và cháy trong cơ sở là:


+ Từ sự cố của hệ thống điện: Thiết tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn là
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cháy, ngoài ra còn có thể do hệ thống
điện và các trang thiết bị điện nếu xảy ra các sự cố như: chập mạch, quá tải, điện
trở tiếp xúc, phóng điện...đều có thể tạo ra tia lửa điện và gây cháy.
+ Ngọn lửa trần: có thể phát sinh từ việc sử dụng bật lửa, diêm của khách
trong việc hút thuốc, tàn thuốc cháy dở hoặc dùng đèn, nến trong các ca trực đêm
mỗi khi mất điện...nếu sơ xuất bất cẩn cũng có thể xảy ra cháy nổ.
+ Ngọn lửa do cơ học: hiện tượng ma sát các máy móc, thiết bị làm phát sinh

ra tia lửa điện gây cháy các chất cháy xung quanh.
Ngoài ra còn xuất hiện nguồn nhiệt do sét đánh thẳng, va chạm cơ học...
- Một số chất nguy hiểm khi xảy ra cháy, nổ:
- Chất cháy là sợi: đây là loại vật liệu dễ cháy, khi vải bị nung nóng đến
1000C sẽ bị than hóa và bị phân huỷ, sinh ra các loại chất như: CO, CO 2, H2, H2O
và một số hợp chất khác.
+ Nhiệt độ tự bốc cháy của vải là 4070C.N
+ Nhiệt độ bốc cháy là 2100C.
+ Nhiệt độ xảy ra phân huỷ là 1350C.
+ Khi cháy tốc độ lan truyền của ngọn lửa lớn. Vận tốc cháy trung bình của
vải theo bề mặt là 0,6m/ph. Vận tốc cháy theo phương thẳng đứng là 4 - 6m/ph.
+ Khi cháy vải sẽ toả ra lượng nhiệt lớn và các sản phẩm cháy. Các sản phẩm
cháy chủ yếu là khói và khí độc, làm giảm tầm nhìn và đe dọa đến sức khoẻ, tính
mạng của con người như: CO2, CO, HCl, N2.
* Các sản phẩm từ giấy:
Đối với cơ sở, giấy được phân bố với một số lượng nhiều tại khu vực in ấn....
Qua khảo sát thực tế như vậy nên khi xảy ra cháy thì giấy có đặc điểm nguy hiểm
như sau:
- Giấy là loại rất dễ cháy có nguồn gốc từ xenlulo, được chế biến qua nhiều
giai đoạn của quá trình công nghệ sản xuất.
- Giấy có một số tính chất nguy hiểm cháy: T0tbc là 1840C, vận tốc cháy là
27,8 kg/m2.h, vận tốc cháy lan từ 0,3 - 0,4 m/ph. Khi cháy giấy tạo ra 0,833m3


CO2, 0,73m3 SO2, 0,69 m3 H2O, 3,12m3 N2. Nhiệt lượng cháy của giấy phụ
thuộc vào thời gian và nguồn nhiệt tác động.
- Với nhiệt lượng 53400W/m2 giấy tự bốc cháy sau 3s, nhiệt lượng 41900
W/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 5s.
- Giấy có khả năng hấp thu nhiệt tốt hơn bức xạ nhiệt dẫn đến khả năng dưới
tác động nhiệt của đám cháy, giấy nhanh chóng tích đủ nhiệt của đám cháy, giấy

nhanh chóng tích đủ nhiệt tới nhiệt độ bốc cháy.
- Khi cháy giấy tạo ra sản phẩm cháy là tro, cặn trên bề mặt giấy. Nhưng lớp
tro, cặn này không có tính chất bám dính trên bề mặt giấy, nó dễ dàng bị quá trình
đối lưu không khí cuốn đi và tạo ra bề mặt trống của giấy dẫn tới quá trình giấy
cháy sẽ càng thuận lợi hơn.
Từ những điều này càng làm tăng sự nguy hiểm đối với con người tham gia
trong quá trình chữa cháy cũng như người bị nạn trong đám cháy.
* Nhựa tổng hợp và các chế phẩm từ Polyme
Các sản phẩm chủ yếu từ nhựa trong cơ sở dưới các dạng như: bàn ghế nhựa,
các đường ống kĩ thuật, hệ thống dây dẫn điện, máy vi tính, đồ điện tử, đồ dùng học
tập,... khi xảy ra sự cố về cháy nổ thì nhựa và các sản phẩm của nó có những đặc
điểm nguy hiểm về cháy như sau:
Nhựa tổng hợp là những chất Polyme được điều chế bằng các phản ứng trùng
hợp. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong đám cháy Polyme sẽ bị cháy và phát
sinh ra nhiều loại khói và khí khác nhau.
Bảng 2.2: Bảng nhiệt độ phân huỷ của một số Polyme
Tên chất

Nhiệt phân huỷ (0K)

Sản phẩm phân huỷ

Polyvinyl Clorua

373

Hợp chất Clo hữu cơ CO

Poly etylen


323

Hợp chất hidro

Polyanhylonhit

432

CO2 hợp chất Hidro

Ta có thể biết được đặc tính cháy của một số nhựa tổng hợp, khả năng nóng
chảy và đặc tính linh hoạt ở dạng lỏng. Qua các thí nghiệm, người ta khảo sát được
rằng lớp lỏng bình thường có bề dày 1- 2,10-3 (Với độ nghiêng và áp lực lớp lỏng
không bị nó chảy đi) khi bốc cháy. Trong quá trình cháy, lớp lỏng này được tăng
lên với chiều dày khác nhau. Chính đặc tính chảy dẻo này tạo khả năng cháy lan và
cháy lớn ngày càng nhanh của đám cháy. Sản phẩm của các polyme có nhiều khí
độc như: CO, Cl, HCl, andehit (-CHO).


Từ đó có được tính chất lí học và chỉ số nguy hiểm cháy của một số nhựa
trùng hợp như sau:
Bảng 2.3: Bảng đặc tính lí học và chỉ số nguy hiểm cháy của một số loại nhựa trùng hợp

Tỷ trọng
(kg/m3)

Nhiệt độ (0K)
Nóng
chảy


Bắt cháy

Tự bắt
cháy

Poly êtylen

1040 - 1070

473 - 570

483 - 523

713-753

9960

Polystyrol

1113

488 - 493

688

713

7337

Polpoly cap


900 - 940

576

579

690

11135

473

487

712

6621

Polyme

Polymctyleta Crylat 1180

Nhiệt độ
cháy
(kcal/kg)

Ngoài khả năng cháy của các loại nhựa còn phụ thuộc vào các chất phụ gia
trong thành phần nhựa (Chất độn). Nếu chất độn này là chất dễ cháy thì nó sẽ làm
tăng tính chất cháy của nhựa và ngược lại. Vì sản phẩm cháy của nhựa có nhiều

tính chất độc hại nên khi xảy ra cháy sẽ gây rất nhiều khó khăn, nguy hiểm cho sự
thoát nạn cũng như công tác tổ chức cứu chữa trong đám cháy.
* Gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Gỗ là loại vật liệu dễ cháy có trong cơ sở được sử dụng dưới dạng vật dụng:
Bàn ghế, sản phẩm mỹ thuật, đồ dùng,... Thành phần nguyên tố của gỗ khô chủ yếu
gồm 49% Cacbon, 6% Hidrô, 44% O2, 1%N2. Cấu trúc gỗ gồm nhiều mạch phân
tử như xenlulo, chứa nhiều lỗ xốp, phần thể tích lỗ xốp chiếm từ 56 -72 % thể tích
của gỗ. Ngoài Xenlulo, gỗ còn có các thành phần khác và một số muối khoáng như:
NaCl, KCl. Khi bị nung nóng đến 3830K thì gỗ thoát ra hơi nước và bắt đầu bị
phân huỷ ở nhiệt độ cao.
Giai đoạn nhiệt độ từ 383 - 4030K, quá trình phân huỷ gỗ diễn ra chậm tạo ra
các hơi và chất khí, các sản phẩm này chủ yếu là các chất dễ bốc hơi thoát ra nhiều.
Quá trình này toả ra một nhiệt lượng nhất định, khi nhiệt độ tăng tới 4270K thành
phần phân huỷ của gỗ chứa nhiều hơi và khí cháy gồm: 8,6% CO, 2,99% H2,
33,9% CH4. Hơn nữa, gỗ có thể cháy thành ngọn lửa, nhiệt bức xạ sẽ nung nóng bề
mặt gỗ tới nhiệt độ 563 -5730K, ở trạng thái này hiệu suất phân huỷ gỗ cho sản
phẩm khi đạt giá trị tối đa và ngọn lửa có chiều cao lớn nhất.Tốc độ cháy lan theo
bề mặt của gỗ là: 0,5 - 0,56 m/phút, tốc độ cháy lan theo chiều sâu của gỗ là: 0,2 0,5 m/phút. Sản phẩm cháy của gỗ thường là CO, CO2 và khoảng 10 - 20% khối
lượng than gỗ dẫn tới quá trình cháy gỗ sẽ lâu, âm ỉ gây nhiều khó khăn cho việc tổ
chức cứu chữa khi xảy ra cháy các sản phẩm gỗ trong phòng làm việc.


Các nguồn lửa trần như hút thuốc, đun nấu, các nguồn nhiệt tiềm ẩn như hệ
thống điện... Nếu không kiểm soát tốt chỉ cần sơ xuất sẽ phát sinh nguyên nhân gây
cháy, nổ. Khi cháy thì vận tốc cháy lan nhanh, nhiệt lượng cháy lớn. Nếu chỉ cần sơ
xuất vi phạm nội quy, quy định PCCC là có thể dẫn đến cháy nổ xảy ra tại cơ sở,
nếu xảy ra sự cố cháy nổ rất nguy hiểm cho tính mạng những người làm việc tại cơ
sở, khó khăn cho công tác thoát nạn, chữa cháy.
d. Khả năng sụp đổ công trình, khói khí độc.
- Nếu thời gian cháy kéo dài, dưới tác động của nhiệt độ cao một số cấu kiện

có giới hạn chịu lửa thấp sẽ giảm tính chịu lực dẫn đến biến dạng và sụp đổ rất
nguy hiểm ảnh hưởng khó khăn đến công tác CNCH.
- Trong phòng nghỉ có nhiều chất dễ cháy, đặc biệt khi cháy tạo ra nhiều khói
khí độc, nếu không được thoát khói và sử dụng các mặt nạ phòng khói khí độc thì
rất khó để tiếp cận được đám cháy. Một số sản phẩm cháy có chứa khí độc như CO,
hợp chất Clo, hợp chất S dễ độc đối với hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp… của
con người.
IV. Tổ chức lực lượng phương tiện tại chỗ.
1. Tổ chức Lực lượng:
Đội PCCC&CNCH tại chỗ gồm 2 người.
2. Tổ chức thường trực.
Quân số tham gia thường trực:
+ Ban ngày: 2 người
+ Ban đêm: 2 người.
V. Phương tiện chữa cháy cứu nạn, cứu hộ
STT

1.
2.
3.
4.

Tên phương tiện

Găng tay
Ủng
Khẩu trang
Cưa tay

Số lượng


Vị trí

Ghi chú


5.
6.
7.

Xà beng
Mũ cứng
Đèn pin

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN
I. Giả định tình huống cứu nạn, cứu hộ phức tạp nhất:
1. Giả định tình huống sự cố, tai nạn
- Thời gian xảy ra cháy: Hồi 19 giờ 00 phút.
- Điểm xuất phát cháy: Khu vực phòng số 4
- Chất cháy chủ yếu là: Vải, chăn màn, Giấy, nhựa, …
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Do sau chập điện gây cháy.
- Diễn biến sự cố, tai nạn: Có khoảng 3 người đang nghỉ tại đây. Khi sự cố xảy
ra, do hoảng loạn một số người chen lấn, va chạm tác động đến nhau. Mọi người
hoảng loạn nên xô đẩy khiến thiết bị trong phòng bị đổ gây cản trở việc đi lại. Điện
chiếu sáng của ngôi nhà bị mất.
- Sự cố cháy đã tạo ra lượng lớn sản phẩm cháy có tính độc cao, bao phủ lối
thoát nạn và ảnh hưởng đến hệ thống chiếu sáng làm cho tầm nhìn tại khu vực này
bị hạn chế, gây ra sự hoảng loạn với nhân viên đang làm việc.
- Dự kiến số người bị nạn: Đa số tất cả mọi người được lực lượng PCCC cơ
sở hướng dẫn thoát ra ngoài an toàn. Có 01 người bị thương và mắc kẹt bên trong,

không thể tự thoát ra được, có 01 người đang trong tình trạng bất tỉnh.
- Nếu sự cố, tai nạn không được xử lý kịp thời, tính mạng của những người
mắc kẹt và bị thương tại tầng 01 có thể bị đe dọa do sản phẩm cháy, tác động của
nhiệt, sập đổ cấu kiện dưới tác động của nhiệt.
- Đặc biệt do lượng chất cháy lớn, khả năng thoát khói kém, sản phẩm cháy
tạo ra lớn, nếu không kịp thời khống chế, dập tắt đám cháy, nguy cơ cháy lan ra
xung quanh và nguy cơ sảy ra sụp đổ thứ cấp rất lớn. Sản phẩm cháy có khả năng
lan trực tiếp ra các khu vực xung quanh.
2. Tổ chức cứu nạn cứu hộ.
Khi nhận được tin về sự cố sập đổ trong cấu kiện xây dựng. Đội
PCCC&CNCH cơ sở nhanh chóng tập hợp lực lượng và chủ động tổ chức triển


khai CNCH bằng các phương tiện được trang bị, đồng thời báo ngay cho chủ cơ sở
biết để tổ chức, huy động lực lượng đến tham gia tổ chức CNCH kịp thời.
* Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ:
- Thông tin về tai nạn, sự cố phải được báo kịp thời, chính xác cho cơ quan
Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 hoặc lực lượng phòng cháy và chữa cháy,
đồng thời báo cho chính quyền địa phương và Công an nơi gần nhất;
- Việc cứu nạn, cứu hộ phải được tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương
tiện tại chỗ và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người;
- Khi tiến hành cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo an toàn đối với người, phương
tiện tham gia và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.
- Phát huy mọi lực lượng, mọi nguồn lực xã hội tham gia cứu nạn, cứu hộ
một cách hiệu quả cao nhất, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn;
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương
tiện, thiết bị tham gia hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
* Các biện pháp cơ bản trong cứu nạn, cứu hộ
- Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để tham gia cứu nạn, cứu
hộ đạt hiệu quả cao nhất.

- Tập trung cứu người thoát ra khỏi tình trạng không thể thoát ra được, khẩn
trương tiến hành sơ cấp cứu nạn nhân
- Thống nhất chỉ huy, điều hành cứu nạn, cứu hộ.
>> Tổ chức công tác CNCH như sau:
* Công tác thông tin liên lạc:
Báo động sự cố, tai nạn và gọi điện thoại đến các nơi sau:
- Lực lượng Cảnh sát PCCC.
- Gọi điện báo cho UBND phường ……… để được cử thêm lực lượng dân
phòng đến hỗ trợ.
- Gọi điện báo cho công an …….. và công an phường ………. biết để được hỗ
trợ về phân làn giao thông, đảm bảo an ninh trật tự.
- Gọi điện cho Trung tâm cấp cứu 115 để cấp cứu người bị nạn. (nếu có)
* Công tác bảo vệ:
- Tổ chức các chốt bảo vệ xung quanh cơ sở và tại các cửa ra vào, ngăn chặn
những người không có nhiệm vụ vào khu vực bên trong.
- Cử người làm nhiệm vụ đón xe chữa cháy, xe cứu hộ, xe cứu thương và các
lực lượng Công an khác đến làm nhiệm vụ.


- Chuẩn bị sơ đồ mặt bằng của cơ sở và các sơ đồ khác có liên quan đến công
tác CNCH (sơ đồ điện, sơ đồ bố trí lối đi, đường giao thông…) để cung cấp cho lực
lượng Cảnh sát PCCC khi có yêu cầu.
- Cử người bảo vệ tài sản được cứu ra bên ngoài.
- Tham gia việc hướng dẫn thoát nạn, bố trí địa điểm tập kết những người
thoát ra ngoài, tổ chức điểm danh và báo cáo lại cho lực lượng Cảnh sát PCCC.
- Nắm tình hình, diễn biến tai nạn, sự cố cung cấp cho cơ quan điều tra.
- Bảo vệ hiện trường và tham gia khắc phục hậu quả sau khi kết thúc quá
trình cứu nạn, cứu hộ.
- Đảm bảo công tác hậu cần khi công tác cứu nạn, cứu hộ kéo dài.
* Công tác cứu nạn, cứu hộ:

a) Tổ chức cứu người bị nạn, hướng dẫn thoát nạn:
- Hướng dẫn (bằng loa pin hoặc hô hoán) trấn tĩnh tâm lý cho mọi người giữ
bình tĩnh, không chen lấn xô đẩy giẫm đạp lên nhau theo hành lang ra cửa gần nhất
đến nơi tập kết.
- Tổ chức công tác cứu người bị nạn, sơ cấp cứu cho những người bị thương
trong khu vực xảy ra sự cố, tai nạn, di chuyển ra khu vực an toàn.
- Nếu phát hiện cháy thì sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ dập tắt
đám cháy. Nếu phát hiện có khói, khí độc thì phải báo cho mọi người biết và có
biện pháp phòng chống.
- Huy động mọi phương tiện y tế hiện có như băng cáng cứu thương, thuốc
men phục vụ công tác cấp cứu người bị thương và di chuyển ra xe cứu thương.
b) Tổ chức cứu nạn, cứu hộ:
- Cắt điện toàn bộ hệ thống điện của cơ sở, tránh gây chập cháy.
- Huy động toàn bộ phương tiện CNCH (đèn pin, rìu, búa, xà beng…) để phá
dỡ các cấu kiện cản trở đường đi để mở lối thoát nạn và cứu những người bị mắc
kẹt bên trong.
- Xác định các vị trí bị sập đổ và vị trí có người bị nạn.
c, Tổ chữa cháy:
- Triển khai sử dụng các bình chữa cháy xách tay để chữa cháy.
3. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý tình huống sự cố, tai nạn
phức tạp nhất: (có sơ đồ kèm theo)


4. Nhiệm vụ của người hỉ huy cứu nạn cứu hộ khi lực lượng Cảnh sát
PCCC đến để tổ chức cứu nạn cứu hộ:
Khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến, Chỉ huy CNCH của lực lượng cơ sở báo
cáo ngay với chỉ huy của lực lượng Cảnh sát PC&CC về tình hình và diễn biến của
sự cố, tai nạn, đường giao thông và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ do người chỉ
huy của lực lượng CNCH yêu cầu.
II. Phương án xử lý các tình huống đặc trưng.

1. Tình huống 1:
* Giả định tình huống sự cố, tai nạn.
- Thời gian xảy ra cháy: Hồi 19 giờ 30 phút.
- Điểm xuất phát cháy: Phòng nghỉ số 5
- Chất cháy chủ yếu là: vải, chăn, màn, giấy, gỗ…
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Do sét đánh gây chập điện gây cháy.
- Diễn biến sự cố, tai nạn: Có khoảng 04 người đang nghỉ tại đây. Khi sự cố xảy
ra, do hoảng loạn một số người chen lấn, va chạm tác động đến nhau. Mọi người
hoảng loạn nên xô đẩy khiến bàn ghế, thiết bị trong phòng bị đổ gây cản trở việc đi lại.
Điện chiếu sáng của ngôi nhà bị mất.
- Sự cố cháy đã tạo ra lượng lớn sản phẩm cháy có tính độc cao, bao phủ lối
thoát nạn và ảnh hưởng đến hệ thống chiếu sáng làm cho tầm nhìn tại khu vực này
bị hạn chế, gây ra sự hoảng loạn với nhân viên đang làm việc.
- Dự kiến số người bị nạn: Đa số tất cả mọi người được lực lượng PCCC cơ
sở hướng dẫn thoát ra ngoài an toàn. Có 01 người bị thương và mắc kẹt bên trong,
không thể tự thoát ra được, có 01 người đang trong tình trạng bất tỉnh.
- Nếu sự cố, tai nạn không được xử lý kịp thời, tính mạng của những người
mắc kẹt và bị thương tại tầng 01 có thể bị đe dọa do sản phẩm cháy, tác động của
nhiệt, sập đổ cấu kiện dưới tác động của nhiệt.
- Đặc biệt do lượng chất cháy lớn, khả năng thoát khói kém, sản phẩm cháy
tạo ra lớn, nếu không kịp thời khống chế, dập tắt đám cháy, nguy cơ cháy lan ra
xung quanh và nguy cơ sảy ra sụp đổ thứ cấp rất lớn. Sản phẩm cháy có khả năng
lan trực tiếp ra các khu vực xung quanh.
* Tổ chức cứu nạn cứu hộ.
Khi nhận được tin về sự cố sập đổ cấu kiện xây dựng. Đội PCCC&CNCH cơ
sở nhanh chóng tập hợp lực lượng và chủ động tổ chức triển khai CNCH bằng các
phương tiện được trang bị, đồng thời báo ngay cho chủ cơ sở biết để tổ chức, huy
động lực lượng đến tham gia tổ chức CNCH kịp thời.



Tổ chức công tác CNCH như sau:
* Công tác thông tin liên lạc:
Báo động sự cố, tai nạn và gọi điện thoại đến các nơi sau:
- Lực lượng Cảnh sát PCCC.
- Gọi điện báo cho UBND ……….để được cử thêm lực lượng dân phòng đến
hỗ trợ.
- Gọi điện báo cho công an …………. và công an phường ……. biết để được
hỗ trợ về phân làn giao thông, đảm bảo an ninh trật tự.
- Gọi điện cho Trung tâm cấp cứu 115 để cấp cứu người bị nạn. (nếu có)
* Công tác bảo vệ:
- Tổ chức các chốt bảo vệ xung quanh cơ sở và tại các cửa ra vào, ngăn chặn
những người không có nhiệm vụ vào khu vực bên trong.
- Cử người làm nhiệm vụ đón xe chữa cháy, xe cứu hộ, xe cứu thương và các
lực lượng Công an khác đến làm nhiệm vụ.
- Chuẩn bị sơ đồ mặt bằng của cơ sở và các sơ đồ khác có liên quan đến công
tác CNCH (sơ đồ điện, sơ đồ bố trí lối đi, đường giao thông…) để cung cấp cho lực
lượng Cảnh sát PCCC khi có yêu cầu.
- Cử người bảo vệ tài sản được cứu ra bên ngoài.
- Tham gia việc hướng dẫn thoát nạn, bố trí địa điểm tập kết những người
thoát ra ngoài, tổ chức điểm danh và báo cáo lại cho lực lượng Cảnh sát PCCC.
- Nắm tình hình, diễn biến tai nạn, sự cố cung cấp cho cơ quan điều tra.
- Bảo vệ hiện trường và tham gia khắc phục hậu quả sau khi kết thúc quá
trình cứu nạn, cứu hộ.
- Đảm bảo công tác hậu cần khi công tác cứu nạn, cứu hộ kéo dài.
* Công tác cứu nạn, cứu hộ:
a) Tổ chức cứu người bị nạn, hướng dẫn thoát nạn:
- Hướng dẫn (bằng loa pin hoặc hô hoán) trấn tĩnh tâm lý cho mọi người giữ
bình tĩnh, không chen lấn xô đẩy giẫm đạp lên nhau theo hành lang ra cửa gần nhất
đến nơi tập kết.
- Tổ chức công tác cứu người bị nạn, sơ cấp cứu cho những người bị thương

trong khu vực xảy ra sự cố, tai nạn, di chuyển ra khu vực an toàn.
- Nếu phát hiện cháy thì sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ dập tắt
đám cháy. Nếu phát hiện có khói, khí độc thì phải báo cho mọi người biết và có
biện pháp phòng chống.


- Huy động mọi phương tiện y tế hiện có như băng cáng cứu thương, thuốc
men phục vụ công tác cấp cứu người bị thương và di chuyển ra xe cứu thương.
b) Tổ chức cứu nạn, cứu hộ:
- Cắt điện toàn bộ hệ thống điện của cơ sở, tránh gây chập cháy.
- Huy động toàn bộ phương tiện CNCH (đèn pin, rìu, búa, xà beng…) để phá
dỡ các cấu kiện cản trở đường đi để mở lối thoát nạn và cứu những người bị mắc
kẹt bên trong.
- Xác định các vị trí bị sập đổ và vị trí có người bị nạn.
c, Tổ chữa cháy:
- Triển khai sử dụng các bình chữa cháy xách tay để chữa cháy.
* Nhiệm vụ của người hỉ huy cứu nạn cứu hộ khi lực lượng Cảnh sát
PCCC đến để tổ chức cứu nạn cứu hộ:
Khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến, Chỉ huy CNCH của lực lượng cơ sở báo
cáo ngay với chỉ huy của lực lượng Cảnh sát PC&CC về tình hình và diễn biến của
sự cố, tai nạn, đường giao thông và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ do người chỉ
huy của lực lượng CNCH yêu cầu.


2. Tình huống 2:
* Giả định tình huống sự cố, tai nạn.
- Thời gian xảy ra cháy: Hồi 21 giờ 30 phút.
- Điểm xuất phát cháy: Phòng nghỉ số 2
- Chất cháy chủ yếu là: vải, chăn , màn Gỗ, giấy, nhựa, la phong…
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Do bão gây sụp đổ công trình

- Diễn biến sự cố, tai nạn: Có khoảng 02 người đang nghỉ tại đây. Khi sự cố xảy
ra, do hoảng loạn một số người chen lấn, va chạm tác động đến nhau. Mọi người
hoảng loạn nên xô đẩy khiến bàn ghế, thiết bị trong phòng bị đổ gây cản trở việc đi lại.
Điện chiếu sáng của ngôi nhà bị mất.
- Sự cố sự đổ đã tạo ra lượng lớn bụi có tính độc cao, bao phủ lối thoát nạn
và ảnh hưởng đến hệ thống chiếu sáng làm cho tầm nhìn tại khu vực này bị hạn
chế, gây ra sự hoảng loạn với nhân viên đang làm việc.
- Dự kiến số người bị nạn: Đa số tất cả mọi người được lực lượng PCCC cơ
sở hướng dẫn thoát ra ngoài an toàn. Có 01 người bị thương và mắc kẹt bên trong,
không thể tự thoát ra được, có 01 người đang trong tình trạng bất tỉnh.
- Nếu sự cố, tai nạn không được xử lý kịp thời, tính mạng của những người
mắc kẹt và bị thương tại tầng 01 có thể bị đe dọa.
* Công tác tổ chức cứu nạn cứu hộ.
- Nhân viên khi thấy sự cố xảy ra thì nhanh chóng báo cho lực lượng Cảnh
sát PCCC và CNCH chuyên nghiệp qua số điện thoại 114.
* Công tác thông tin liên lạc:
Báo động sự cố, tai nạn và gọi điện thoại đến các nơi sau:
- Công an …………., Công an ……….
- Trung tâm cấp cứu 115.
* Tổ bảo vệ:
Khi nhận được tin xảy ra sự cố tại khu vực để xe thì nhanh chóng đến và làm
các nhiệm vụ:
- Khoanh vùng sự cố, đưa những người không có nhiệm vụ ra khu vực an
toàn (điểm tập kết trên sơ đồ)
- Di chuyển các phương tiện, tài sản quanh khu vực sự cố, tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác cứu nạn, cứu hộ.
- Cử người trông coi tài sản, hàng hóa tránh để kẻ gian lợi dụng.


- Hướng dẫn các xe của lực lượng Cảnh sát PCCC vào để thực hiện nhiệm

vụ.
* Tổ cứu nạn, cứu hộ:
- Tổ chức trinh sát tình hình diễn biến sự cố, số lượng nạn nhân mắc kẹt và
tình trạng của các nạn nhân sau đó báo cho chỉ huy CNCH cơ sở biết để có biện
pháp phù hợp.
- Đưa các nạn nhân ra khu vực an toàn giao cho lực lượng y tế của cơ sở xử
lý tiếp theo.
* Lưu ý: Trong quá trình tổ chức cứu nạn, nếu các nạn nhân còn tỉnh phải
trấn an tinh thần cho nạn nhân, nếu chưa thể đưa ra ngoài cần thiết phải tiến hành
các biện pháp sơ cứu ban đầu cho nạn nhân.
* Nhiệm vụ của người hỉ huy cứu nạn cứu hộ khi lực lượng Cảnh sát
PCCC đến để tổ chức cứu nạn cứu hộ:
Khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến, Chỉ huy CNCH của lực lượng cơ sở báo
cáo ngay với chỉ huy của lực lượng Cảnh sát PC&CC về tình hình và diễn biến của
sự cố, tai nạn, đường giao thông và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ do người chỉ
huy của lực lượng CNCH yêu cầu.


C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ

Chỉ huy đơn
Ngày,

TT

Nội dung bổ sung,

tháng, năm chỉnh lý
1


2

3

Người xây dựng

vị xây dựng

phương án ký

phương án

4

duyệt ký
5


D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CNCH
T
TT
1

Ngày,

Nội dung, hình

tháng,

thức học tập, thực


năm

tập
2

3

Tình huống
cháy

Lực lượng,
phương tiện
tham gia

4

5

........., ngày

Nhận xét,
đánh giá
6

tháng 01 năm 2019

NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN





×