Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

BCTKĐT: Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 86 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................6
1. Đặt vấn đề............................................................................................................. 6
2. Mục tiêu của đề tài...............................................................................................8
2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................8
2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................9
1.1. Khái niệm chung...............................................................................................9
1.2. Tình hình áp dụng GAP trên thế giới và ở Việt Nam.....................................10


1.2.1. Tình hình áp dụng GAP trên thế giới...............................................10
1.2.2. Tình hình áp dụng VietGAP tại Việt Nam........................................12
1.3. Quy trình, sơ đồ xin cấp phép VietGAP..........................................................14
1.3.1. Tóm tắt quy trình áp dụng và chứng nhận VietGAP........................14
1.3.2. Thủ tục và trình tự đăng ký, giám sát sản xuất theo VietGAP.........16
1.3.3. Tổng hợp chi phí chứng nhận VietGAP...........................................17

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................21
2.1. Vật liệu nghiên cứu.........................................................................................21
2.1.1. Giống rau...........................................................................................21
2.1.2. Phân bón............................................................................................21

2.1.3. Thuốc bảo vệ thực vật.......................................................................21
2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................22
2.2.1. Đánh giá tình hình sản xuất của các HTX nông nghiệp tại thành
phố Cần Thơ, lựa chọn HTX ứng dụng mô hình.......................................22
2.2.2. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo VietGAP phù hợp với
các HTX nông nghiệp.................................................................................22
2.2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy chuẩn VietGAP
cho các HTX sản xuất rau an toàn.............................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................22
2.3.1. Phương pháp điều tra đánh giá thực trạng sản xuất rau................22



2.3.2. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế.........................................23
2.3.3. Phương pháp chuyên gia..................................................................23
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. .23
2.3.5. Phương pháp thu thập tài liệu và tổng hợp lý thuyết.......................25
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu................................................................25
2.3.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.....................................................25

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................26
3.1. Đánh giá tình hình sản xuất của các HTX nông nghiệp tại TP Cần Thơ.....26
3.1.1. Tình hình tổ chức sản xuất...............................................................26
3.1.2. Đánh giá trình độ quản lý, cơ sở vật chất của các HTX nông nghiệp
tại thành phố Cần Thơ................................................................................29

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong áp dụng VietGAP đối với HTX
nông nghiệp thành phố Cần Thơ................................................................33
3.1.3.1. Thuận lợi..........................................................................................33
3.1.3.2. Khó khăn..........................................................................................34
3.2. Lựa chọn HTX xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo VietGAP.......35
3.2.1. Khảo sát, điều tra các hộ sản xuất tại HTX rau an toàn Long Tuyền
..................................................................................................................... 35
3.2.1.1. Hình thức tổ chức sản xuất...............................................................35
3.2.1.2. Cơ sở hạ tầng và vùng sản xuất........................................................37
3.2.1.3. Diện tích, sản lượng rau của HTX Long Tuyền qua 3 năm..............39
3.2.2. Thực trạng và khả năng phát triển sản xuất theo VietGAP ở các hộ
điều tra.........................................................................................................41

3.2.2.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra................................................41
3.2.2.2. Sử dụng đất cho sản xuất rau của các hộ điều tra............................42
3.2.2.3. Sử dụng lao động cho sản xuất.........................................................44
3.2.2.4. Sử dụng giống cho sản xuất rau.......................................................45
3.2.2.5. Sử dụng nước tưới cho sản xuất rau.................................................47
3.2.2.6. Tình hình sử dụng phân bón.............................................................48
3.2.2.7. Sử dụng thuốc BVTV........................................................................50
3.2.2.8. Vốn đầu tư cho sản xuất rau.............................................................51
3.2.3. Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát tình hình sản xuất rau tại HTX
rau an toàn Long Tuyền..............................................................................52
3.3. Xây dựng mô hình HTX sản xuất rau an toàn theo quy chuẩn VietGAP.....53
1



3.3.1. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất...........................................53
3.3.2. Hướng dẫn xây dựng, ghi chép hồ sơ theo dõi.................................53
3.3.3. Kiểm tra chất lượng...........................................................................55
3.3.4. Sơ chế, đóng gói................................................................................56
3.3.4.1. Quy trình sơ chế của HTX................................................................56
3.3.4.2. Ứng dụng thiết bị công nghệ mới trong sơ chế rau tại HTX.............57
3.3.4.3. Quy trình công nghệ sơ chế, đóng gói rau theo VietGAP phù hợp với
các HTX nông nghiệp....................................................................................58
3.3.4. Đánh giá hiệu quả, lợi ích mang lại cho HTX khi xây dựng mô hình
..................................................................................................................... 59

3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP cho HTX sản
xuất rau an toàn.....................................................................................................65
3.4.1. Các yếu tố ảnh hướng đến khả năng áp dụng VietGAP tại HTX
nông nghiệp.................................................................................................65
3.4.1.1. Các yếu tố bên ngoài........................................................................65
3.4.1.2. Các yếu tố bên trong.........................................................................67
3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP cho HTX sản xuất
rau an toàn..................................................................................................69
3.4.2.1. Giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước...........................................69
3.4.2.2. Giải pháp từ phía Liên minh HTX Việt nam.....................................70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................73

A. Kết luận.............................................................................................................. 73
B. Kiến nghị............................................................................................................ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................76
PHỤ LỤC:..................................................................................................78

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các giống rau trong mô hình .........................................................21
Bảng 3.1. Năng lực trình độ của cán bộ quản lý HTX nông nghiệp tại TP. Cần

Thơ..................................................................................................................29
Bảng 3.2. Tình hình tài sản của các HTX nông nghiệp tại TP. Cần Thơ.........31
Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng rau của HTX Long Tuyền qua 3 năm ...........38
Bảng 3.4. Đặc điểm chung của cáchộ điều tra................................................40
Bảng 3.5. Cơ cấu quy mô diện tích trồng rau của các hộ điều tra...................41
Bảng 3.6. Tình hình sử dụng đất của các hộ theo quy chuẩn VietGAP..........42
Bảng 3.7. Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra.............................43
Bảng 3.8. Nguồn gốc giống trong sản xuất rau ở các hộ điều tra...................45
Bảng 3.9. Tình hình sử dụng giống cho sản xuất rau......................................45
Bảng 3.10. Tình hình sử dụng nước tưới.........................................................47
Bảng 3.11. Tình hình sử dụng phân bón..........................................................47
Bảng 3.12. Tình hình sử dụng thuốc BVTV...................................................49

Bảng 3.13. Số vốn đầu tư cho sản xuất của các hộ điều tra............................50
Bảng 3.14. Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo, tập huấn.............53

3


DANH MỤC CÁC HÌNH VE
Sơ đồ 2.1. Mô tả quy trình áp dụng và cấp chứng chỉ VietGAP.................14
Hình 3.1. Diện tích sản xuất rau của HTX rau an toàn Long Tuyền...........38
Hình 3.2. Năng suất rau của HTX rau an toàn Long Tuyền........................39
Hình 3.3. Sản lượng rau của HTX rau an toàn Long Tuyền.......................39
Hình 3.4. Cơ cấu quy mô diện tích sản xuất rau tại các hộ điều tra............41

Hình 3.5. Quy trình sơ chế, đóng gói một số loại rau của HTX rau an toàn
Long Tuyền.................................................................................................55

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX


Hợp tác xã

RAT

Rau an toàn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

KHKT


Khoa học kỹ thuật

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KHCN&MT

Khoa học công nghệ và Môi trường

VSATTP


Vệ sinh an toàn thực phẩm

KPH

Không phát hiện

BQ

Bình quân

DT


Diện tích

5


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi
người dân Việt Nam. Rau cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau
còn có một số tính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được.
Rau được sử dụng hàng ngày với số lượng lớn cho nên vấn đề kiểm soát chất

lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được mọi người quan tâm nhằm đảm
bảo dinh dưỡng, tránh các vụ ngộ độc do các sản phẩm rau mang lại. Theo thống
kê từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500
vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong [19].
Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là chủ đề nổi cộm rất được xã
hội quan tâm vì có liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Theo Cục An toàn thực
phẩm chỉ có khoảng 14% rau xanh có mặt trên thị trường được coi là rau an
toàn. Việc sử dụng rau không an toàn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người,
sức khỏe cộng đồng, chi phí cho điều trị, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác
tăng cao.
Chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dư lượng hóa chất
trong rau là điều cần thiết đối với toàn xã hội, đồng thời là điểm mấu chốt trên

con đường hội nhập vào thị trường rau quả thế giới của nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, nước ta đã ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP) trên rau quả, đây là mục tiêu mà người sản xuất, người cung ứng
phải hướng đến để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm thay đổi phương
thức canh tác, chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng theo
hướng an toàn không để lại dư lượng, không để vi sinh vật có hại hiện diện trên
rau, làm cho rau đạt chất lượng và an toàn với người tiêu dùng.
Việc áp dụng VietGAP trong sản xuất sẽ giúp các hộ trồng rau nâng cao
nhận thức, hiểu được lợi ích sản xuất rau an toàn; chăm sóc đúng kỹ thuật,
phòng trừ sâu bệnh hiệu quả hơn, giảm số lần phun thuốc, đảm bảo thời gian
cách ly; kiểm tra an toàn xuyên suốt từ khâu làm đất, canh tác đến thu hoạch,
6



sau thu hoạch, bảo quản, thuốc bào vệ thực vật, bao bì, môi trường. Đây là
hướng đi phù hợp để tiến đến nền nông nghiệp hiện đại, an toàn và bền vững.
Trước nhu cầu của xã hội về rau an toàn, rau có chứng nhận về an toàn thực
phẩm. Các HTX nông nghiệp trồng rau là mô hình canh tác tốt, có tư cách pháp
nhân, có tổ chức là điều kiện thuận lợi để trong quản lý sản xuất, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đảm bảo kiểm soát chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, quy
mô diện tích canh tác tăng, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, cũng như tăng
tính cạnh tranh của sản phẩm. Do vậy, áp dụng quy trình sản xuất theo VietGAP
với khu vực HTX là rất phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay môi trường nông thôn
chưa được chú trọng, nhận thức người dân về VSATTP chưa cao. Hầu hết HTX

cơ sở vật chất, trình độ quản lý, thiết bị công nghệ của HTX nông nghiệp còn
thiếu và lạc hậu nhất là thiết bị công nghệ trong xử lý sau thu hoạch nên rất khó
để đáp ứng được các yêu cầu của VietGAP.
Chính vì vậy, để thúc đẩy, nhân rộng, định hướng hỗ trợ sản xuất rau an
toàn tại khu vực HTX thì cần thiết phải tìm ra giải pháp hướng dẫn, xây dựng
mô hình mẫu, nhân rộng các mô hình HTX nông nghiệp sản xuất rau an toàn.
Đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn VietGAP, đào tạo về quản lý
sản xuất, quản lý chất lượng cho các thành viên trong HTX nông nghiệp phù
hợp với trình độ, đặc điểm và hình thái của khu vực HTX. Trung tâm Khoa học
công nghệ và Môi trường - Liên Minh HTX Việt Nam tiến hành triển khai
nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới xây dựng mô
hình 5 – 10 ha sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với các

Hợp tác xã nông nghiệp”.

7


2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Áp dụng kỹ thuật mới xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo quy
chuẩn VietGAP phù hợp quy mô HTX.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng mô hình 5-10 ha sản xuất rau an toàn tại HTX nông nghiệp
nghiên cứu.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP cho khu vực HTX
nông nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quy chuẩn VietGAP, quy trình sản xuất rau an toàn
của các HTX trên địa bàn thành phố Cần Thơ và mô hình HTX nông nghiệp sản
xuất rau an toàn được lựa chọn ứng dụng xây dựng mô hình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thành phố Cần Thơ
và HTX rau an toàn Long Tuyền tại xã Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ.


8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm chung
Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là viết tắt đầu ba từ tiếng Anh (Good
Agriculture Practices) dịch sang tiếng Việt là Thực hành nông nghiệp tốt, có ý
nghĩa đối với sản xuất trong nông nghiệp như sau:
Là công nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông. Sản xuất phải theo quy trình
kỹ thuật, năng suất cao, chất lượng tốt, sản phẩm đẹp và bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm, sản xuất trong môi trường không ô nhiễm.
Đặc biệt GAP còn quan tâm an toàn phúc lợi cho người lao động (người lao

động phải được trang bị kiến thức, kỹ năng và bảo hộ lao động, được lao động
trong điều kiện tối ưu, thoáng mát).
Hiện nay có nhiều mức độ khác nhau của Thực hành nông nghiệp tốt
(GAP), có nhiều quy trình GAP khác nhau, ở mỗi nước, mỗi khu vực mà họ đã
phát triển để cho phù hợp với khu vực và quốc gia đó. Trên thế giới thì có tiêu
chuẩn chung là Global GAP, khu vực châu Âu có EuroGAP và châu Á có
ASEANGAP...
VietGAP dựa trên cở sở ASEANGAP, EUROGAP/GLOBALGAP, nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản của Việt Nam tham gia thị trường
ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. Ngày 28-1-2008
tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho
rau, quả tươi an toàn đã chính thức được Bộ NN & PTNT ban hành.

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices
có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam là những nguyên tắc
trình tự thủ tục hướng dẫn tổ chức cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo
an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người
tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc dựa trên 4 tiêu chí như:
1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
2. An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm
khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
9


3. Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao

động của nông dân.
4. Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chí này cho phép xác định được
những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Tình hình áp dụng GAP trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình áp dụng GAP trên thế giới
Cho đến nay có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về GAP. Về cơ
bản GAP là việc áp dụng những kiến thức sẵn có vào quá trình sản xuất nông
nghiệp để hướng đến sự bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội trong sản xuất
nông nghiệp và các quá trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi
thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng. Nông dân tại các quốc gia phát triển, đang
phát triển đã áp dụng GAP qua các phương pháp nông nghiệp bền vững như:
Quản lý động vật gây hại, quản lý dinh dưỡng và bảo tồn nông nghiệp. Những

phương pháp này được áp dụng tùy theo các hệ thống canh tác và quy mô của
từng đơn vị sản xuất, bao gồm hỗ trợ, đóng góp của các chương trình và chính
sách của nhà nước về an ninh lương thực. Các nhà nông trên thế giới đang cố
gắng làm theo cái gọi là thực hành nông nghiệp tốt.
Để tạo điều kiện cho việc thương mại hóa các sản phẩm an toàn được sản
xuất ra theo quy chuẩn GAP, mỗi quốc gia, vùng cũng đã xây dựng những
hướng dẫn GAP và tổ chức cấp chứng nhận GAP cho những nông dân, trang trại
đã cam kết và áp dụng tốt quy trình này. Ví dụ: Hướng dẫn và hệ thống cấp
chứng chỉ EUREPGAP của Châu Âu (về mặt kỹ thuật là một tài liệu có tính chất
quy chuẩn cho việc chứng nhận giống ISO trên toàn thế giới); ở Thái lan có
hướng dẫn GAP trên rau quả và hệ thống chứng nhận theo 3 cấp khác nhau; ở
Malaysia có chương trình quốc gia và hệ thống công nhận cấp chứng chỉ GAP

gọi tắt là SALM; ở Singapore có hệ thống GAP-VF và ở Indonesia có hệ thống
INDONGAP.
Mặc dù một số nước ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Singapore và
Indonesia đã biên soạn chương trình GAP cho riêng mình, nhưng việc xuất khẩu
rau quả và trái cây của họ vẫn không thuận lợi hơn vì những quy trình này đã
10


không đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của thị trường châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật
Bản là những thị trường vùng ôn đới có điều kiện khí hậu, khoa học kỹ thuật
nông nghiệp và văn hóa ẩm thực khác biệt. Để có sự đồng thuận của các thị
trường ôn đới, ASEAN đã yêu cầu Chính phủ Úc biên soạn một tiêu chuẩn thực

hành nông nghiệp an toàn GAP cho ASEAN, gọi là ASEANGAP. Sau hai năm
làm việc, ASEANGAP đã được công bố vào trung tuần tháng 11/2006 và là một
chương trình GAP chính thức cho các thành viên ASEAN.
Đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, do đặc thù của hệ thống sản
xuất đều dựa trên sản xuất nhỏ, manh mún và cá thể, việc tổ chức sản xuất và
giám sát theo quy trình GAP gặp rất nhiều khó khăn.
- Tại Singapore: Thị trường rau ở Singapore chủ yếu được nhập khẩu từ
nước ngoài, cả nước chỉ có 118 ha đất trồng rau tập trung vào 61 trang trại, vì
vậy rất thuận lợi cho việc quản lý, giám sát, kiểm soát sản xuất theo quy trình
GAP.
- Tại Thái Lan: Chương trình GAP đã được triển khai từ năm 2004, song
tốc độ triển khai còn rất chậm. Khó khăn lớn nhất của Thái Lan là việc liên kết

giữa các trang trạivà thị trường, mặc dù để hỗ trợ cho chương trình GAP, chính
phủ đã đầu tư mỗi năm 70 triệu USD phục vụ cho việc lấy mẫu phân tích chát
lượng, nâng cao trang thiết bị và đào tạo mạng lưới thanh tra, tư vấn giám sát.
- Tại Malaysia: Chương trình GAP cũng đã được triển khai khá lâu, song
hiện mới chỉ các trang trại lớn là áp dụng theo đúng quy trình và được cấp
chứng chỉ theo GAP.
- Tại Indonesia: Do đặc điểm đất đai bị chia nhỏ, manh mún, việc hình
thành mạng lưới kiểm soát, tiêu thụ cũng gặp rất nhiều khó khăn, do đó việc
triển khai GAP ở Indonesia mới chỉ dừng lại ở việc ban hành hướng dẫn, tập
huấn nâng cao nhận thức cho nông dân.
Để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các nước phát triển như
Mỹ, EU, Canađa... đã bắt buộc áp dụng hệ thống Phân tích các mối nguy và xác

định các Điểm điểm soát trọng yếu (HACCP- Hazard Analysis & Critical
Control Points) trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng như cho
11


các thực phẩm của các nước khác nhập khẩu vào nước họ. Các tổ chức quốc tế
như Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO)... cũng đã
khuyến khích áp dụng hệ thống HACCP cho thực phẩm (ASEAN Secretariat,
2006). Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về thực phẩm, đặc biệt là rau
quả ngày càng tăng. Để đánh giá và xác định chất lượng sản phẩm rau quả mỗi
nước đã xây dựng GAP của mình theo tiêu chuẩn Quốc tế. Hiện nay có USGAP

(Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu), ASEANGAP (Liên hiệp các nước
Đông Nam Á), hệ thống SALM của Malaysia, INDON GAP của Indonesia, VF
GAP của Singapore, Q Thái của Thái Lan, VIETGAP của Việt Nam… Nguồn
gốc GAP là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce
Working Group) đưa ra từ giữa thập kỷ 90 nhằm giải quyết mối quan hệ bình
đẳng giữa người sản xuất nông nghiệp và khách hàng của họ.
Số lượng các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận EUREPGAP tại khu
vực Châu Á, Thái Bình Dương đã tăng gấp hai trong vòng 12 tháng qua. Để biểu
dương kết quả đáng mừng này, EUREPGAP tổ chức một buổi hội thảo thường
niên tại Bangkok, Thái Lan. Đây là sự kiện giúp đại diện của 13 nước tham gia
có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm trong việc thiết lập những trang trại
ở Châu Á đáp ứng theo GAP.

Đại diện EUREPGAP cho biết mặc dù số lượng các nhà sản xuất được cấp
giấy chứng nhận tiêu chuẩn này chỉ chiếm 5% trong tổng các tổ chức được cấp
giấy chứng nhận EUREPGAP trên toàn thế giới nhưng tiềm năng phát triển ở
Châu Á còn rất lớn. Châu Á đang nỗ lực mạnh mẽ để thích ứng với tiêu chuẩn
này, đặc biệt là khi số lượng những sáng kiến xây dựng chương trình khung
quốc gia về sản xuất nông nghiệp sạch như ThaiGAP, MalaysiaGAP, ChinaGAP
và JGAP (Japan), là những tiêu chuẩn liên quan trực tiếp với EUREPGAP cũng
đã và đang được nhiều quốc gia triển khai thực hiện.
1.2.2. Tình hình áp dụng VietGAP tại Việt Nam
So sánh với các nội dung quy trình thực hành nông nghiệp tốt của
EUREPGAP, VietGAP rút gọn lại còn 12 nội dung. Số lượng các tiêu chí kiểm
12



tra đánh giá cũng gọn lại. Đối với rau, quả tươi, EUREPGAP đề ra tới 210 tiêu
chí, VietGAP cũng rút lại còn 65 tiêu chí, trong đó 56 tiêu chí loại A bắt buộc
thực hiện và 9 tiêu chí loại B khuyến khích thực hiện. Đối với chè cũng gồm 12
nội dung như trên nhưng chỉ có 58 tiêu chí với 50 tiêu chí loại A và 8 tiêu chí
loại B. VietGAP chú ý đến những tiêu chí quan trọng của EUREPGAP thích hợp
với điều kiện nước ta và nông dân ta. Các cơ sở thực hiện VietGAP sẽ được phổ
biến cụ thể về nội dung và tiêu chí này.
Cụ thể 12 nội dung của VietGAP đối với rau, quả tươi là:
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất có 3 tiêu chí loại A.
2. Giống và gốc ghép có 2 tiêu chí loại A.

3. Quản lý đất và giá thể có 4 tiêu chí (2A và 2B).
4. Phân bón và chất phụ gia có 5 tiêu chí loại A.
5. Nước tưới có 2 tiêu chí loại A.
6. Sử dụng hóa chất (bao gồm cả thuốc BVTV) có 13 tiêu chí (10A và 3B).
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch có 16 tiêu chí loại A.
8. Quản lý và xử lý chất thải có 1 tiêu chí loại A.
9. Người lao động có 7 tiêu chí (4A và 3B).
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm có
6 tiêu chí loại A.
11. Kiểm tra nội bộ có 4 tiêu chí (3A và 1B).
12. Khiếu nại và giải quyêt khiếu nại có 2 tiêu chí loại A.
Thực hiện được các nội dung và tiêu chí của VietGAP cũng tức là thực hiện

được các yêu cầu cơ bản của GLOBALGAP và EUREPGAP.
Chủ trương về việc đẩy mạnh sản xuất theo VietGAP đã được triển khai
hàng chục năm qua. Tuy nhiên đến nay, theo thống kê của Cục Trồng trọt cho
thấy, diện tích rau hoa quả được cấp chứng nhận VietGAP mấy năm qua tăng
gần như không đáng kể. Đến hết năm 2015, cả nước mới chỉ có gần 1.600 cơ sở
có giấy chứng nhận VietGAP đang còn hiệu lực. Diện tích VietGAP (đang còn
hiệu lực) trong lĩnh vực trồng trọt trên toàn quốc là hơn 24.000ha. Trong đó, rau
với diện tích 3.152,16ha (758 cơ sở sản xuất), diện tích chỉ tăng khoảng 1.000ha,
13


số cơ sở chỉ tăng hơn 130 cơ sở so với năm 2014; quả 13.776,30ha (740 cơ sở

sản xuất); lúa 668,6ha (16 cơ sở sản xuất); chè 6.482,39ha (115 cơ sở sản xuất);
cà phê 152ha (5 cơ sở sản xuất). Về cơ bản, hơn 24.000ha VietGAP đều thuộc
các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước hoặc các nguồn viện trợ nước
ngoài, nguồn từ tổ chức phi Chính phủ.
1.3. Quy trình, sơ đồ xin cấp phép VietGAP
1.3.1. Tóm tắt quy trình áp dụng và chứng nhận VietGAP
Đơn vị/Tổ chức đề
nghị cấp CC VietGAP

Đơn vị/Tổ chức đề
nghị cấp CC VietGAP


Đơn vị/Tổ chức đề
nghị cấp CC VietGAP

Tổ chức/ đơn vị cấp CC
VietGAP và Đơn vị/Tổ
chức đề nghị cấp CC

Tổ chức/ đơn vị cấp
CC VietGAP

Tổ chức/ đơn vị cấp
CC VietGAP


Nghiên cứu quy trình, áp dụng
SX theo quy chuẩn VietGAP

Thực hiện SX theo quy trình

Lập hồ sơ đăng ký

Thương thảo hợp đồng

Lập đoàn giám sát


Đánh giá các chỉ tiêu đủ điều kiện được
phép cấp CC

Khắc phục những
tiêu chí chưa đạt
tiêu chuẩn

Cấp chứng chỉ

Sơ đồ 2.1. Mô tả quy trình áp dụng và cấp chứng chỉ VietGAP
(Nguồn: Tham khảo tài liệu và các chuyên gia)
14



Thủ tục chứng nhận VietGAP do các tổ chức chứng nhận được chỉ định tự
ban hành trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của của thông tư 48/2012/TT - BNNPTNT
ngày 26/9/2012 và tiêu chuẩn TCVN 7457:2004. Nhìn chung, quá trình xây
dựng áp dụng và chứng nhận sẽ trải qua 10 bước cơ bản sau:
1. Nhà sản xuất (tự làm hoặc thuê tư vấn): Đào tạo nhận thức chung về vai
trò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng VietGAP; nghiên cứu tiêu chuẩn,
quy phạm liên quan và xây dựng cách thức nuôi/ trồng theo yêu cầu của tiêu
chuẩn VietGAP cho nhóm sản phẩm muốn chứng nhận; thực hiện việc
nuôi/trồng, ghi chép và lưu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu của tiêu chuẩn và quy
trình tự xây dựng; đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ

trước khi đăng ký chứng nhận.
2. Nhà sản xuất thực hiện đăng ký chứng nhận theo mẫu gửi cho tổ chức
chứng nhận.
3. Tổ chức chứng nhận báo giá trên cơ sở diện tích nuôi/trồng, loại cây/con,
sản lượng, phương thức canh tác (nhà kính, luân canh…) và thương thảo với nhà
sản xuất.
4. Hai bên ký kết hợp đồng tài chính và hợp đồng trách nhiệm.
5. Hai bên thực hiện đánh giá chứng nhận vào thời điểm thu hoạch theo
thời gian đã thỏa thuận.
6. Nhà sản xuất thực hiện hành động khắc phục nếu số điểm không phù hợp
vượt quá yêu cầu cho phép (100% số điểm A và 90% số điểm B phải phù hợp).
7. Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận VietGAP sau khi nhà sản xuất

khắc phục xong các điểm không phù hợp (giấy chứng nhận có hiệu lực 24
tháng).
8. Nhà sản xuất trả chi phí chứng nhận theo hợp đồng trước khi nhận giấy
chứng nhận.
9. Nhà sản xuất tiếp tục duy trì hoạt động nuôi trồng theo yêu cầu của tiêu
chuẩn và thực hiện việc đánh giá giám sát định kỳ (tối thiểu 1 lần/năm).
10. Hai bên chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận lại khoảng 1 tháng
trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
15


1.3.2. Thủ tục và trình tự đăng ký, giám sát sản xuất theo VietGAP

a) Hồ sơ đăng ký
Bộ hồ sơ nhà sản xuất cần phải chuẩn bị để kiểm tra, đánh giá bao gồm:
(i)- Sơ đồ cơ cấu tổ chức, hồ sơ về tư cách pháp nhân của cơ sở, mối liên hệ
giữa các thành viên và cơ sở.
(ii)- Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất) và
các thông tin liên quan đến các thành viên (trong trường hợp cơ sở đăng ký kiểm
tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên sản xuất/canh tác.
(iii)- Bảng tự đánh giá của cơ sở nêu với đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
(iv)- Đơn đăng ký chứng nhận VietGAP. Trong trường hợp cơ sở đăng ký
kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều hộ, thành viên thì cần gửi kèm
theo danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất) và các
thông tin liên quan đến các hộ (danh sách chứng chỉ tập huấn, đào tạo, hình thức

sản xuất và tiêu thụ).
(v)- Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết
kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản (nhà
sơ chế).
(vi)- Quy trình sản xuất/ canh tác rau quả phù hợp.
(vii)- Sổ sách ghi chép quá trình sản xuất, tiêu thụ (kế hoạch, sổ theo dõi
sản xuất, sổ theo dõi tiêu thụ - vận chuyển, sổ xuất nhập vật tư,...) chung của
đơn vị.
(viii)- Sổ sách ghi chép quá trình sản xuất và tiêu thụ của các thành viên.
(ix)- Kết quả kiểm tra mẫu đất, nước hàng năm (nếu có).
(x)- Hồ sơ kiểm tra nội bộ định kỳ hàng năm, theo quy định tại điều 8 của
quy chế chứng nhận VietGAP kèm theo quyết định số 48/2012/QĐ-BNN.

b) Trình tự, thủ tục cấp và duy trì giấy chứng nhận
Trước khi cấp giấy chứng nhận
Bước 1: Hướng dẫn đơn vị sản xuất lập hồ sơ đăng ký chứng nhận.
Bước 2: Chấp nhận đăng ký.
Kiểm tra, đánh giá hồ sơ.
16


Thành lập đoàn giám sát.
Ký kết hợp đồng.
Bước 3: Kiểm tra thực tế:
Tiến hành kiểm tra sản xuất ngoài đồng ruộng, phỏng vấn trực tiếp và kiểm

tra hồ sơ sản xuất theo các đợt cho mỗi một quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP (cây trồng đăng ký chứng nhận) như sau:
Kiểm tra sơ bộ (3 lần). Mỗi lần kiểm tra cần có sổ tay đánh giá, bảng kiểm
tra, biên bản kiểm tra có ký nhận 2 bên, biên bản khắc phục lỗi.
Kiểm tra chính thức (1 lần), kiểm tra cần có sổ tay đánh giá, bảng kiểm tra,
biên bản kiểm tra có ký nhận 2 bên.
Lấy mẫu sản phẩm điển hình theo trình tự lấy mẫu thuộc quyết định 106 về
người lấy mẫu. Phân tích, đánh giá mẫu sản phẩm trong quá trình kiểm tra (biên
bản lấy mẫu, biên bản bàn giao mẫu, biên bản trả kết quả phân tích mẫu ).
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận
Báo cáo đánh giá: Dựa vào kết quả các lần kiểm tra đánh giá sự phù hợp và
những điểm chưa phù hợp như quy định của VietGAP, kết luận xem đơn vị,có

đủ tiêu chuẩn để công nhận VietGAP hay không, đề xuất để lãnh đạo quyết định
cấp giấy chứng nhận.
Cấp giấy chứng nhận (quyết định chứng nhận, mẫu giấy chứng chỉ).
Giám sát duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận
Giám sát thường xuyên hoặc đột xuất (2 lần/quy trình). Các thủ tục giống
như 1 lần kiểm tra sơ bộ và 1 lần kiểm tra chính thức.
Duy trì hoặc đình chỉ giấy chứng nhận.
Hợp đồng chứng nhận hết 01 năm hiệu lực, thảo luận ký cho năm tiếp theo
trước khi hợp đồng hết hiệu lực 01 tháng.
1.3.3. Tổng hợp chi phí chứng nhận VietGAP
Theo báo cáo của Cục Trồng Trọt về “Tình hình áp dụng và chứng nhận
VietGAP” ngày 19 tháng 8 năm 2011. Về chi phí đánh giá và cấp chứng chỉ

VietGAP của một số công ty với nội dung như sau:
17


Bảng 2.1. Chi phí đánh giá và cấp chứng chỉ VietGAP

T
T

1
2


3

Tổ chức chứng nhận

Chi phí chứng
nhận/ mô hình

Trung tâm NC& Ứng dụng

23 triệu/ 1,5 ha

CNSH Nhiệt Đới

Phân viện Cơ điện và CN

nho

STH
Trung tâm KĐ chất lượng
giống và VTHH Thái
Nguyên

4

5

6
7

8
9

Cty giám định khử trùng
FCC
TT Chất lượng NLTS Vùng
2
Trung tâm TV & PTNN


Chưa
42,9 triệu/ mô
hình chè

chôm, bưởi; 31,6

5,32 ha rau
Chưa

3

trên nho


Viện NC CĂQ MN

1
1
2

1
Vinacert

x
5,55

x
xấp xỉ 25

10 ha dưa hấu

x

10-15

-

-


(Dự kiến)
12
13,2 triệu/ 1

x
x

ha đầu; 2,5
triệu/ha tiếp

Chưa


1 TT Chất lượng NLTS Vùng Đang thực hiện;
0
1

x

ha chè

Đã chứng nhận

6


chưa

51 ha nhãn, chôm

bền vững phía Nam
TT Chất lượng NLTS Vùng

TT Chất lượng NLTS Vùng

Đề nghị xây
Chi phí chứng dựng định

mức chi phí
nhận /ha
(triệu đồng)
Khôn

g
x
15

35 triệu/MH
25 triệu đồng/ MH
2 ha rau


Trung tâm khảo kiểm
nghiệm giống, SPCT và PB 25 triệu/ MH rau
Quốc gia
Tổng cộng:
18

-

x
x
x


12,5
22-24

-

-

7

3


(rau, quả)


(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2011)
Chi phí chứng nhận được xác định tương đối như sau:
a) Các hạng mục có đơn giá do tổ chức chứng nhận quy định:
Đơn giá ngày công kỹ thuật;
Số ngày công kiểm tra hồ sơ, đánh giá thực địa, thẩm tra kết quả, báo
cáo/kiến nghị chứng nhận;
Công tác phí và lưu trú cho đoàn đánh giá
Chi phí cấp giấy chứng nhận
Thuế dịch vụ: 10%

Chi khác: Điện thoại, văn phòng phẩm ...
Chi phí quản lý
b) Các chi phí phát sinh:
Phân tích mẫu sản phẩm
Chi phí phương tiện đi lại
Số ngày công kiểm tra/đánh giá lại (tùy theo mức độ tuân thủ của nhà sản
xuất).
Nhìn chung, chi phí chứng nhận giữa các tổ chức chứng nhận không thống
nhất vì:
Cách tính giá ngày công và chi phí đánh giá khác nhau (dao động từ
200.000 đồng/ngày đến 3.000.000 đồng/ngày).
Chi phí quản lý/ quy chế chi tiêu của mỗi tổ chức khác nhau.

Các nhà sản xuất có đặc điểm và mức độ phù hợp với tiêu chuẩn rất khác
nhau làm cho số ngày công đánh giá và số lần kiểm tra/ giám sát biến động dẫn
đến chi phí khác nhau.
Đối tượng sản phẩm khác nhau dẫn đến ngày công đánh giá, chi phí phân
tích mẫu,... khác nhau.
Khoảng cách giữa tổ chức chứng nhận và nhà sản xuất làm thay đổi rất lớn
đến các chi phí đi lại, chi phí lưu trú.
Mặt khác, bản chất của VietGAP là một tiêu chuẩn thì theo Luật chất lượng
sản phẩm hàng hoá, chi phí đánh giá sự phù hợp được xác định như sau:
19



Điều 25. Đánh giá sự phù hợp: Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo
thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng
nhận.
Điều 31. Chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy:
Người sản xuất phải trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng
nhận hợp quy theo thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp
chuẩn, hợp quy.
Tóm lại: Chứng nhận VietGAP là một hoạt động dịch vụ và căn cứ vào
những phân tích ở trên, chi phí chứng nhận VietGAP cần được xác định trên cơ
sở thoả thuận giữa nhà sản xuất và tổ chức chứng nhận. Tuy nhiên, chi phí phải
được tính toán hợp lý trên cơ sở thực tiễn sản xuất và hướng dẫn xác định chi
phí và định mức một số hạng mục.


CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Giống rau
Một số giống rau chủ yếu được trồng trong mô hình cụ thể trong bảng 2.1
Bảng 2.1. Các giống rau trong mô hình
Stt

Giống cải

Nơi thu thập
20



1

Cà Chua

Công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam

2

Dưa leo


Công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam

3

Khổ qua

Công ty TNHH giống cây trồng Hoàng Nông

4




Công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam

5

Ớt

Công ty TNHH TM Trang Nông

6

Cải xanh


Công ty TNHH TM Trang Nông

2.1.2. Phân bón
+ Đạm Urê: 46% N
+ Phân bón sinh học Wehg: Là sản phẩm của công ty thế giới Thông Minh.
Đây là một chế phẩm sinh học 100% từ dược thảo thiên nhiên, gồm 3 thành
phần chính: dung môi và chất cố định hoạt chất (dùng dầu đậu nành 45%), dược
thảo đặc chế (Herbs): 0,95 - 1,42%, hàm lượng chất béo tổng hợp: 0,02 – 0,04%,
tổng chất kiềm (NaOH): 0,6 - 0,8%; chất khoáng và vi lượng (phần lớn là
Borax: 0,6 - 0,9%); chất hữu cơ ( > 5%). Hoạt chất hữu cơ của chế phẩm Wehg
được chiết xuất từ một số cây trồng hoang dại, sinh vật và vi sinh vật có tính
chống chịu cao trong những điều kiện khắc nghiệt của thời thời tiết, nó chứa 4

nhóm hoạt chất chính: chất điều tiết sinh trưởng ở dạng auxin và cytokinin, các
axit Nucleic bao gồm cả ARN và ADN, Glycoside và các vitamin; Morphogens.
2.1.3. Thuốc bảo vệ thực vật
Mô hình trồng rau an toàn sử dụng thuốc hóa học với liều lượng hợp lý và
cách ly không sử dụng trước thời gian thu hoạch từ 15- 35 ngày tùy thuộc vào
loại. Kết hợp với sử dụng thuốc thảo mộc tự chế biến từ các vật liệu sẵn có của
địa phương như ớt, gừng, tỏi; thuốc trừ sâu sinh học Rholam Super 50WSG
(emamectin + matrine) và Dylan 2.5 EC (emamectin) và thuốc trừ sâu hóa học
Regell 800WG (Fipronil).

21



2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá tình hình sản xuất của các HTX nông nghiệp tại thành phố
Cần Thơ, lựa chọn HTX ứng dụng mô hình
- Đánh giá tình hình sản xuất của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành
phố Cần Thơ.
- Lựa chọn HTX xây dựng mô hình HTX sản xuất rau an toàn theo quy
chuẩn VietGAP.
2.2.2. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo VietGAP phù hợp với các
HTX nông nghiệp
- Tập huấn, hướng dẫn hộ thành viên HTX về quy trình kỹ thuật, hồ sơ ghi
chép, kiểm soát chất lượng sản phẩm đáp ứng theo quy chuẩn VietGAP.

- Ứng dụng thiết bị công nghệ sơ chế, đóng gói đảm bảo theo quy chuẩn
VietGAP và an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Xây dựng mô hình 5 - 10 ha sản xuất rau an toàn theo quy chuẩn VietGAP
phù hợp với các HTX nông nghiệp.
2.2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy chuẩn VietGAP cho
các HTX sản xuất rau an toàn
- Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước.
- Giải pháp đối với Liên minh HTX Việt Nam.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra đánh giá thực trạng sản xuất rau
Đặc thù sản xuất rau an toàn theo quy chuẩn VietGAP chủ yếu phụ thuộc
vào môi trường đất, nước và khoảng cách tới nơi tiêu thụ. Do đó, nghiên cứu

thực trạng sản xuất rau tại HTX chúng tôi chọn điều tra, phân tích với tổng số
mẫu điều tra là 48 hộ nông dân trồng và cung cấp rau cho HTX. Trong 48 hộ
nông dân chúng tôi tiến hành điều tra 18 hộ nông dân là hộ thành viên của HTX
và 30 hộ trồng rau không tham gia vào HTX nhưng cùng cư ngụ với các hộ
thành viên, tại phường Long Tuyền.

22


2.3.2. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế
Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu,
hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. Từ kết quả tài liệu thu được

chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như xác định các chỉ số, so sánh
đối chiếu và cân đối trong nghiên cứu các chỉ tiêu, nội dung, hiện tượng để làm
cơ sở cho phân tích và phát hiện ra xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh
tế trong sản xuất và tiêu thụ rau.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học tham khảo ý kiến chuyên gia, các hộ
sản xuất có kinh nghiệm để xem xét định hướng nghiên cứu và đánh giá kết quả
nghiên cứu. Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, cán bộ địa
chính của sở, các huyện và các xã. Tiến hành chuyên khảo hẹp về kinh nghiệm
của các chủ hộ canh tác giỏi. Mặt khác thực hiện tra cứu các công trình nghiên
cứu đã công bố, lựa chọn, thừa kế và vận dụng có chọn lọc phù hợp với điều
kiện nghiên cứu đề tài.

2.3.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
- Phương pháp lấy mẫu rau:
Lấy mẫu rau theo TCVN 9016:2011
+ Tại các điểm điều tra: Mỗi mẫu rau được lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên
đồng ruộng vào thời điểm gần thu hoạch. Sử dụng một số lượng mẫu thu được
đem đi phân tích hàm lượng kim loại nặng, NO 3- , số lượng vi sinh vật gây bệnh
tại phòng thí nghiệm. Số lượng mẫu thu được còn lại dùng để phân tích dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng bộ kít kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu VPR10
(do viện Kỹ thuật hóa sinh - Tổng cục kỹ thuật - Bộ công an nghiên cứu).
+ Tại ruộng thí nghiệm: Mỗi mẫu rau được lấy ngẫu nhiên từ 5 điểm/ô vào
thời điểm gần thu hoạch theo đường chéo gốc, lấy tất cả các lần nhắc lại. Sau đó
đem đi phân tích lượng hàm lượng kim loại nặng, NO3- , số lượng vi sinh vật gây

bệnh (Fecal coliform, salmonella) tại phòng thí nghiệm.
- Phương pháp lấy mẫu đất:
23


+ Lấy mẫu theo TCVN 7538-2:2005. Mẫu đất được lấy cùng với địa điểm
lấy mẫu rau bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0 - 20 cm) lấy 5
điểm/ô, sau đó trộn đều rồi lấy mẫu trung bình theo nguyên tắc chia 4, mỗi mẫu
khoảng 500 gam.
- Phương pháp lấy mẫu nước:
+ Mẫu nước: Lấy mẫu nước tưới cho rau tại các mương, giếng, sông theo
tiêu chuẩn TCVN 6663:2011, lấy ở độ sâu 20-30 cm.

• Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm
* Xác định NO3- : Bằng phương pháp điện cực chọn lọc ion, đo trên máy
SenSion 2 của hãng HACH, với viên xúc tác ISA.
Hàm lượng NO3- trong rau được xác định theo công thức:
Hàm lượng NO3-(mg/kg tươi) = 100.X/ Tổng diện tích điều tra
Trong đó X: Nồng độ NO3- đo được (mg/l hoặc ppm)
a: Khối lượng mẫu phân tích (g)
* Xác định kim loại nặng: Kim loại Cd, Pb, Fe, Cu, Zn, Mn xác định bằng
phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) trên máy AAS- Perkin Elmer 3110 (hỗn hợp khí đốt: Khí Axetylen-N2O- không khí, nguồn kích hoạt
đèn catod rỗng). Kim loại Hg, As xác định bằng phương pháp cực phổ (chế độ
vol-amper hoà tan, điện cực quay).
- Xác định số lượng vi sinh vật gây bệnh (Fecal coliform, Salmonella) theo

phương pháp MPN (phương pháp nhiều ống) và sử dụng bảng chỉ số MPN để
tính toán kết quả.
- Mẫu đất:
+ Chỉ số pH và EC trong đất được xác định bằng phương pháp đo điện cực.
Xác định pHH2O tỉ lệ ly trích là 1:5
- Mẫu nước:
+ pH và EC được đo trực tiếp bằng máy (microprocessor pH meter-pH96)
+ Chất rắn lơ lửng (SS) được xác định bằng phương pháp cân.

24



×