Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.47 KB, 4 trang )

BÀI 36

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản:
- Cùng với sự phát triển của CNTB, giai cấp vô sản lớn mạnh dần. Do đối lập về quyền
lợi, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản đã nảy sinh và ngày càng gay gắt, dẫn đến những
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản bóc lột dưới nhiều hình thức.
- Sự ra đời của CNXH không tưởng, những mặt tích cực và hạn chế của nó.
- Khái niệm: CNXH không tưởng.
2. Tư tưởng, tình cảm: Nhận thức được quy luật: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”,
song những cuộc đấu tranh chống áp bức chỉ giành được thắng lợi khi có tổ chức và
hướng đi đúng đắn.
3. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích sự kiện lịch sử
B. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC
1. Giáo viên:
- Giáo trình lịch sử thế giới Cận đại, ĐHSP, 2003
- Chân dung, tiểu sử của các nhà không tưởng: S. Simon, C. Furie, R. Owen
2. Học sinh:
- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tập tư liệu liên quan đến bài
giảng.
C. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG:
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
1. Những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỷ XIX – đầu
thế kỷ XX ?
2. Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ
XX ?
II. Giảng bài mới:
1. Mở bài: Cùng với sự hình thành và phát triển của CNTB, giai cấp công nhân ra đời và
lớn mạnh. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư sản với công nhân nảy sinh ngày


càng gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp. CNXH không tưởng ra đời, mặc dù còn
nhiều hạn chế nhưng đã phản ảnh tâm tư nguyện vọng của những nhà tư tưởng tiến bộ
thời bấy giờ: mong muốn xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp, bình đẳng và không
có áp bức bóc lột.
2. Các bước thực hiện bài học:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
* Hoạt động 1: Toàn lớp và cá nhân
- GV đặt vấn đề kiểm tra kiến thức cũ:
?? Giai cấp vô sản công nghiệp ra đời trong hoàn
cảnh nào? Thời gian?
- HS liên hệ kiến thức đã học ở bài 32: “Cách mạng
công nghiệp ở châu Âu” để trả lời. GV chốt ý: Ra

NỘI DUNG BÀI
1. Sự ra đời và tình cảnh của
giai cấp vô sản công nghiệp.
Những cuộc đấu tranh đầu tiên:
- Sự phát triển của CNTB dẫn đến
sự ra đời của giai cấp tư sản và vô


đời cuối thế kỉ XVIII ở Anh, sau cách mạng công
nghiệp, sau đó lan rộng và phát triển khắp thế giới.
?? Công nhân làm việc và sinh hoạt trong hoàn
cảnh như thế nào?
- HS theo dõi SGK và dựa trên kiến thức cá nhân trả
lời
* Hoạt động 2: Toàn lớp và cá nhân
?? Trình bày những hình thức đấu tranh đầu tiên

của giai cấp công nhân và nêu nhận xét?
(Phá máy đốt công xưởng, bãi công, lập công đoàn)
- Kết quả: Tuy thất bại nhưng đã giúp g/c công nhân
tích lũy kinh nghiệm đấu tranh, trưởng thành về ý
thức.
=> Trình độ nhận thức và tổ chức đấu tranh còn
kém.
?? Nguyên nhân chính làm các phong trào công
nhân giai đoạn này thất bại ?
* Hoạt động 3:Hoạt động nhóm:
Nhóm 1: Trình bày những nét chính về phong trào
đấu ttanh của công nhân Pháp nửa đầu thế kỉ
XIX?
- HS theo dõi SGK, thảo luận và trả lời. GV chốt ý:
- 1831: do bị bác lột nặng nề, đời sống khó khăn,
công nhân dệt tơ Ly-ông khởi nghĩa đòi tăng lương,
giảm giờ làm. Quân khởi nghĩa làm chủ thành phố
trong 10 ngày, chiến đấu với khẩu hiệu: “Sống trong
lao động hoặc chết trong chiến đấu”
- 1834: Thợ tơ Ly-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền
cộng hòa. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt suốt 4 ngày
và cuối cùng bị dập tắt.
Nhóm 2: Trình bày những nét chính về phong trào
đấu ttanh của công nhân Anh nửa đầu thế kỉ XIX?
- Do Hội công nhân Luân Đôn, thành lập năm 1836,
tổ chức. Bản Hiến chương có 6 điểm: Thực hiện phổ
thông đầu phiếu (nam giới trên 21 tuổi), phân chia
khu vực bầu cử bình đẳng, bỏ phiếu kín, xóa bỏ mọi
hình thức thuế đối với điều kiện ứng cử nghị viên, trả
lương hco nghị viên, hàng năm bầu cử Quốc hội.

- Phong trào co ùmục tiêu chính trị rõ ràng, được sự
hưởng ứng của quần chúng 1839: hơn 1 triệu chữ
ký, 1842: hơn 3 triệu chữ ký, 1848: hơn 5 triệu chữ
ký.

sản.
- Giai cấp vô sản: có nguồn gốc
từ nông dân bị mất đất, thợ thủ
công bị phá sản.
- Đời sống: không có tư liệu sản
xuất, phải bán sức lao động cho
nhà tư bản với đồng lương chết
đói.
=> Mâu thuẫn giữa công nhân với
tư sản.
- Hình thức đấu tranh: đập phá
máy móc, đốt công xưởng, dần
dần họ bãi công và thành lập công
đoàn.
=> mang tính tự phát.

2. Phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân ở nữa đầu
thế kỉ XIX
- Ở Pháp: năm 1831, công nhân
dệt thành phố Lion khởi nghĩa đòi
tăng lương, giảm giờ làm.
- Ở Anh: từ 1836 – 1848, phong
trào Hiến chương đưa kiến nghị
đến Quốc hội đòi quyền bầu cử

và giảm giờ làm.
- Ở Đức: năm 1844, công nhân
dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa
chống sự hà khắc của chủ xưởng


- GV cho HS xem hình “Công nhân Anh đưa Hiến
chương đến Quốc hội”, phân tích sự tiến bộ về mục
tiêu và hình thức đấu tranh của phong trào công nhân
cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và phong trào
công nhân nửa đầu thế kỷ XIX
Nhóm 3: Trình bày những nét chính về phong trào
đấu ttanh của công nhân Đức nửa đầu thế kỉ XIX?
- Công nhân Đức bị bóc lột bởi hai thế lực: Tư bản
chủ nghĩa và phong kiến quân phiệt.
- Năm 1844, công nhân dệt Slédin khởi nghĩa, phá
hủy nhà xưởng nhưng không tồn tại lâu.
Nhóm 4 Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của công
nhân giai đoạn này có gì khác trước? Những cuộc
đấu tranh này phản ánh điều gì?
- Mục tiêu: Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị - Đấu
tranh cho quyền lợi giai cấp của mình, góp phần
thức tỉnh giai cấp công nhân.
* Hoạt động 4: Toàn lớp và cá nhân
- Giáo viên cho học sinh xem chân dung và giới
thiệu đôi nét về các đại biểu của CNXH không
tưởng:
+ S. Simon: Sinh ra trong gia đình quý tộc, đã tham
gia I.War ở Bắc Mỹ, trình bày quan điểm trong
“Những bức thư từ Giơ nevơ”, chủ trươg xây dựng

xã hội mới trong đó mọi người đều phải lao động
trên cơ sở nền đại sản xuất ,được quyền hưởng thụ
bình đẳng, kế hoạch hóa nền kinh tế, thủ tiêu chế độ
ăn bám bằng cách thuyết phục giai cấp tư sản.
- C. Furie: xuất thân từ gia đình thương nhân, nhận
định trong xã hội tư bản hạnh phúc của một số
người này gây ra sự đau khổ của số đông người khác
“Sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự thừa
thãi“, chủ trương “pha lăng“(công xã): của cải sẽ
được chia 5/12 cho lao động, 4/12 cho tài năng, 3/12
cho tư bản => phản đối dùng bạo lực cách mạng,
gửi bản kế hoạch tổ chức “pha lăng” tới những nhà
giàu, chỉ cần 4000 người bỏ tiền ra thì xã hội mới sẽ
được xây dựng.
- R. Owen: người Anh, thí nghiệm xây dựng xã hội
mới trong xưởng riêng của mình
ở La-nac
(Scotland): ngày làm 10 giờ rưỡi ,thủ đô chế độ phạt
tiền, đặt ra chế độ tiền thưởng, xây dựng nhà trẻ
cho con công nhân, nhìn thấy 3 trở lực lớn để xây

và điều kiện lao động tồi tệ.
=>Kết quả: đều thất bại vì chưa
có đường lối đúng đắn nhưng qua
đó nó đánh dấu sự trưởng thành
của giai cấp công nhân.

3. Chủ nghĩa xã hội không
tưởng
- Hoàn cảnh ra đời: những nỗi cơ

cực của người công nhân đã tác
động đến ý thức của giới trí thức
tư sản.
- Nội dung: họ đã đề xuất xây
dựng một chế độ xã hội tốt đẹp
hơn, không có tư hữu và không có
bóc lột.
- Các đại biểu tiêu biểu là: Saint
Simon, Phourrier, Owen.
- Mặt tích cực: nhận thức được
mặt trái của chế độ tư bản là bóc
lột tàn bạo người lao động, phê
phán sâu sắc xã hội đó, dự đoán
thiên tài về xã hội tương lai.
- Mặt hạn chế: đi đến Chủ nghĩa
xã hội bằng biện pháp tuyên
truyền, thuyết phục, nêu gương.
- Ý nghĩa: Cổ vũ phong trào đấu
tranh của CN, là tiền đề của chủ
nghĩa Marx.


dựng xã hội mới: chế độ tư hữu, tôn giáo, hôn nhân
tư sản, chủ trương thuyết phục hòa bình, phản đối
bạo lực cách mạng.
?? Nêu những điểm tích cực và hạn chế của học
thuyết CNXH không tưởng?
** Kết luận: CNXH không tưởng là trào lưu tư tưởng tiến bộ, có tác dụng cổ vũ những
người lao động và là tiền đề cho học thuyết Mác sau này.
III. Củng cố bài:

1. Giai cấp vô sản công nghiệp ra đời khi nào?
2. Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức vào nửa
đầu thế kỷ XIX, hãy chứng minh giai cấp công nhân đã trở thành một lực
lượng chính trị độc lập.
3. Trình bày những mặt tích cực và hạn chế của CNXH không tưởng ?
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài:
- Học ba câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 175
- Đọc trước SGK bài 37 : “ Mác – Ăng ghen . Sự ra đời của CNXH khoa
học”
- Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học mới.
D. BỔ SUNG & GÓP Ý
Đại Ngãi, ngày…../…../2011
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................



×