Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.8 KB, 3 trang )

Bài 28
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
THỜI PHONG KIẾN
I- Mục tiêu bài học
1- Về kiến thức:
Giúp hs hiểu và nắm được
- Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam , thế nào là truyền thống yêu
nước
- Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập
- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến do tác động của tiến trình lịch sử dân tộc
với những nét riêng biệt yếu tố chống ngoại xâm,bảo vệ độc lập tạo thành những nét
đặc trưng của truyền thống nước Việt Nam thời phong kiến
2- Về thái độ:
Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc cho hs
3- Về kĩ năng:
Rèn luyện cho hs kĩ năng nhận thức, phân tích, liên hệ thực tế
II- Tài liệu, thiết bị dạy học
III- Tiến trình giờ học
1-Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Hỏi: lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX ?
3- Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cơ bản

* Hoạt động: cả lớp- cá nhân
- GVH: Em hiểu thế nào về truyền
thống Và truyền thống yêu nước?
-HS: Suy nghĩ+ đọc sgk trả lời
- GVH: Nhận xét, bổ sung và chốt ý


- GVH: Lòng yêu nước có nguồn gốc từ
đâu?
- HS: Theo giỏi sgk + suy nghĩ trả lời
- GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý

1- Sự hình thành của truyền thống yêu nước
Việt Nam
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ : tình yêu đối với
những người thân trong gia đình, yêu quê hương (
tình cảm địa phương)
- Khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn LangÂu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa
phương phát triển thành tình cảm rộng lớn hơnlòng yêu nước
- Ở thời kì bắc thuộc lòng yêu nước được biểu
hiệnRõ nét hơn
+ Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của


* Hoạt động: Cả lớp- cá nhân
- GVH: Nêu bối cảnh lịch sử dân tộc ta
sau khi thoát khỏi 1000 năm Bắc thuộc,
từ đó đặt ra yêu cầu gì?
- HS: Đọc sgk+ suy nghĩ trả lời
- GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý: xây
dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc là một
thách thức với lòng yêu nước của người
Việt Nam- lòng yêu nước được phát
huy cao độ
- GVH: Trong 9 tk độc lập truyền thống
yêu nước được biểu hiện như thế nào?
- HS: Đọc sgk rút ra ý chính trả lời


- GVH: Tại sao yêu nước lại gắn liền
với thương dân?
- HS: Suy nghĩ + trao đổi trả lời
- GV: Nhận xét, bổ sung: vì truyền
thống yêu nước ngày càng mang yếu tố
nhân dân, dân là gốc rễ của đất nước…
truyền thống yêu nước được phát huy
và tôi luyện làm nên các kì tích anh
hùng và chiến thắng vẽ vang của dân
tộc
* Hoạt động: Cả lớp- cá nhân
- GVH: Nét đặc trưng của truyền thống
yêu nước Việt Nam trong thời kì phong
kiến là gì?
- HS: Đọc sgk rút ra ý chính trả lời
- GV: Nhận xét, bổ sung ,chốt ý và hỏi:
tại sao có thể xem chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc
trưng cơ bản của truyền thống yêu
nước Việt Nam trong thời phong kiến?
- HS: Đọc sgk+ suy nghĩ trả lời

dân tộc
+ Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các
Vị anh hùng chống đô hộ
=> Lòng yêu nước được nâng cao và sâu sắc hơn
từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam
2- Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu
nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập

- Bối cảnh lịch sử
+ Đất nước trở lại độc lập tự chủ nhưng nền kinh
tế trở nên lạc hậu, đời sống nhân dân yếu kém
+ Các thế lực phong kiến phương Bắc chưa từ bỏ
âm mưu xâm lược phương Nam
=> Lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi
luyện
- Biểu hiện
+ Ý thức vươn lên xây dựng,phát triển kinh tế tự
chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống
dân tộc ngang tầm với thời đại
+ Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân
tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
+ Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên
+ Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống
trị tiến bộ- yêu nước gắn liền với thương dânmang yếu tố nhân dân

3- Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước
Việt Nam thời phong kiến
- Dân tộc VN đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, nd ta đã đoàn kết nhất trí
đồng lòng vượt qua gian khổ hi sinh, phát huy tài
năng trí tuệ chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi
cuối cùng
- Trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước
trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn
bao giờ hết


- GV: Nhận xét , bổ sung và ch hs điểm

lại Các cuộc khởi nghĩa của dân tộc ta => Đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc
trước Thế kỉ XIX
lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu
- GVH: Trong thời đại ngày nay khi
nước VN
nước ta đứng trước những khó khăn
thách thức thì người dân VN phải làm
gì để thể hiện lòng yêu nước của
mình?
-HS: Thảo luận và trả lời
- GV: Nhận xét,bổ sung
4. Củng cố
- Khái quát lại các kiến thức chính trong bài.
5. Dặn dò
- Nhắc HS về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK,đọc và chuẩn bị trước
bài mới



×