Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.68 KB, 2 trang )

Bài 28:
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI
PHONG KIẾN
A. Mục tiêu: Học sinh cần:
- Trình bày và giải thích vì sao nhân dân các dân tộc đều có lòng yêu nước, nhân dân Việt
Nam cũng có quá trình hình thành truyền thống yêu nước với những điều kiện lịch sử
của mình.
- Trình bày và giải thích được truyền thống yêu nước Việt Nam luôn gắn chặt với ý thức
đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các tộc người sống trên đất nước Việt Nam, truyền thống
đó được phát triển và tôi luyện trong các thế kỉ phong kiến độc lập.
- Ghi nhớ nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
- Bồi dưỡng ý thức phát huy truyền thống yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn đ/v
các anh hùng dân tộc.
B. Chuẩn bị:
C. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Không.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên - học
sinh
Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?
Từ tình cảm trong từng bộ tộc, rồi
mở ra bộ lạc, thành một tình cảm
rộng lớn hơn, bao quát hơn ở cả
quốc gia Văn Lang- đó là lòng
yêu nước.
Đánh bại nhà Tần- Âu Lạc ra đời.
đấu tranh chống phong kiến
phương Bắc.

Sự nghiệp dựng nước và giữ nước


không phải của một người, một
nhóm người mà là sự nghiệp của
tất cả các dân tộc sống trên đất
nước Việt Nam. Nên truyền thống
yêu nước Việt Nam luôn gắn chặt

Nội dung
1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt
Nam:
- Cơ sở của lòng yêu nước Việt Nam là những mối
quan hệ sơ khai về kinh tế, chính trị và những yếu tố
văn hóa của quốc gia Văn Lang.
- Lòng yêu nước dần dần trở thành truyền thống yêu
nước là nhờ những thử thách trong lao động, cuộc
sống, yêu cầu cần gắn kết cộng đồng (làm thủy
lợi…), nhưng đặc biệt là những thử thách do yêu cầu
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước
trong các thế kỉ phong kiến độc lập:
- Hơn 1000 năm dưới ách đô hộ của các triều đại
phong kiến phương Bắc, đất nước ta hầu như bị
chững lại trong cảnh nô lệ, lạc hậu, đói nghèo.
Nhiệm vụ khôi phục lại mọi mặt sản xuất và đời sống
vật chất, tinh thần được đặt ra cấp thiết và nặng nề
đối với dân tộc.


với tinh thần đoàn kết.

- Trong thời phong kiến độc lập, các triều đại phong

kiến phương Bắc: Tống, Nguyên, Minh,Thanh vẫn
tiếp tục đưa quân sang xâm lược nước ta với mưu
toan thiết lập lại chế độ đô hộ. Nhân dân lại tiếp tục
chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ
và một nền văn hóa là sự thể hiện lòng yêu nước,
quyết tâm vươn lên, góp phần vào sự nghiệp giữ
nước.
=> Truyền thống yêu nước Việt Nam được tôi luyện
và phát triển trong hoàn cảnh trên.
- Truyền thống yêu nước Việt Nam còn mang yếu tố
vì dân, thương dân.
3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt
Nam thời phong kiến: là chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ
Quốc.

4. Củng cố:
- Khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là một truyền thống quí báu của ta….”
5. Dặn dò: Học bài tiết sau kiểm tra học kì I.



×