Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.11 KB, 4 trang )

Bài 22

TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Đất nước có nhiều biến động lớn, nhưng kinh tế có nhiều biểu hiện phát triển về
mọi mặt.
- Lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng
ổn định tình hình xã hội.
- Kinh tế hàng hóa, do nhiều tác nhân khác nhau, chủ quan và khách quan đã phát
triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của một số đô thị trên cả ba
miền đất nước.
- Mặc dầu vào nửa sau thế kỷ XVIII, nền kinh tế của cả hai miền đều suy thoái, sự
phát triển của nó, đặc biệt là kinh tế hàng hoá ở các thế kỷ trước đã ảnh hưởng đến nhiều
mặt của xã hội.
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục ý thức về tính hai mặt của kinh tế thị trường, từ đó biết định hướng về
các tác động tích cực.
- Bồi dưỡng thêm nhận thức về những hạn chế của tư tưởng phong kiến.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích các mặt tích cực và tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế và kỹ
năng liên hệ thực tế.
B. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC:
1. Giáo viên:
-.Tranh ảnh, bản đồ Việt Nam.
- Một số nhận xét của thương nhân nước ngoài về kinh tế Việt Nam hay các đô thị
Việt Nam.
2. Học sinh:
- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tập tư liệu liên quan đến bài
giảng.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC


I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
1. Nguyên nhân suy sụp của nhà Lê ?
2. Đánh giá vai trò của vương triều Mạc và nguyên nhân của các cuộc chiến tranh
phong kiến
II. Giảng bài mới:
1. Mở bài: Từ thế kỷ XVI – XVIII, đất nước có nhiều biến động và bị chia cắt gần một
thế kỷ. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau nên kinh tế nước ta tiếp tục phát triển
với những biểu hiện có ý nghĩa xã hội quan trọng.
2. Hoạt động dạy và học:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: Toàn lớp và cá nhân
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế
- GV đề nghị học sinh đọc SGK, xác định nguyên kỷ XVI–XVIII
nhân làm nông nghiệp nước ta từ cuối thế kỉ XVI


đến nửa đầu thế kỉ XVIII
* Hoạt động 2: Toàn lớp và cá nhân
- GV nêu vấn đề
?? Các điểm tích cực và hạn chế của sự phát
triển nông nghiệp giai đoạn này ?
- GV hướng dẫn HS đọc SGK, nêu những biểu
hiện của sự phát triển kinh tế ở hai Đàng.
- GV nhấn mạnh sự phát triển nông nghiệp ở
Đàng Trong và giải thích nguyên nhân (lãnh thổ
mở rộng, dân cư ít, điều kiện sản xuất thuận
lợi…)
- GV đề nghị học sinh đọc SGK, nêu một số kinh

nghiệm sản xuất được đúc kết trong thời kì này,
đồng thời kể tên một số địa phương gắn liền với
những sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng thời kì
này (có thể làm bài tập về nhà cho HS).
(nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà…).
* Hoạt động 3: Toàn lớp và cá nhân
- GV đề nghị học sinh đọc SGK và nêu nhận xét
về tình hình phát triển TCN ở nước ta giai đoạn
này: phát triển như thế nào? Có điểm gì mới?
(Dự kiến HS trả lời:
- Thủ công nghiệp phát triển mạnh, ngoài các
nghề truyền thống còn có nhiều nghề thủ công
mới
- Điểm mới: xuất hiện nhiều làng nghề)
- GV có thể minh họa thêm về sự phát triển TCN
đương thời bằng lời nhận xét của một thương
nhân nước ngoài.
?? Kể tên một số làng nghề thủ công hoặc một
số câu ca dao nói về các làng nghề thủ công
thời kì này ?
?? Sự phát triển của các làng thủ công đương
thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Liên hệ
với ngày nay. (sản xuất thủ công ngày một quy
củ, sản phẩm tốt => thúc đẩy kinh tế hàng hóa
phát triển)
* Hoạt động 4: Hoạt động nhóm
- GV tổ chức cho học sinh sinh hoạt nhóm thuần
tự theo 4 vấn đề
Nhóm 1: Sự phát triển của nông nghiệp và
TCN đã tác động như thế nào đến thương

nghiệp?(dự kiến trả lời: thúc đẩy thương nghiệp

- Thế kỷ XVI do đất nước bị chia cắt
nên nông nghiệp đình đốn, đến thế
kỷ XVII mới ổn định lại.
- Ở Đàng Ngoài: là vùng đất cũ nên
nông nghiệp ít có điều kiện mở rộng
và phát triển.
- Ở Đàng Trong: là vùng đất mới
nên phát triển hơn, chúa Nguyễn
khuyến khích khai hoang mở rộng
diện tích, nhiều loại giống lúa mới,
cây ăn trái khá phát triển
=> Tuy nhiên ở cả hai miền ruộng
đất ngày càng tập trung vào tay địa
chủ.
2. Sự phát triển của thủ công
nghiệp
- Các nghề thủ công truyền thống
như gốm, dệt, đúc đồng…đạt trình
độ cao.
- Các nghề thủ công mới xuất hiện
như khắc in bản gỗ, làm đường, đúc
súng, làm đồng hồ, tranh sơn mài…
nhiều làng nghề thủ công ra đời.
- Ngành khai mỏ phát triển mạnh với
nhiều nhà thầu tư nhân người Hoa &
người Việt.

3. Sự phát triển của thương nghiệp

- Nội thương phát triển mạnh, các
chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc
lên khắp nơi tạo điều kiện mua bán
trao đổi sản phẩm.


phát triển và ngược lại)
- Ngoại thương cũng phát triển:
Nhóm 2: Nét mới trong hoạt động nội thương buôn bán với Trung Quốc, Nhật Bản,
thế kỉ XVI – XVIII?(Dự kiến trả lời: xuất hiện Bồ Đào Nha, Pháp, Anh….
nhiều làng buôn và các trung tâm buôn bán lớn + Bán: nông lâm sản, tơ lụa, gốm…
=> buôn bán không còn đơn giản là trao đổi + Mua: vũ khí, thuốc súng, len dạ,
hàng hóa như trước mà đã phát triển thành một bạc, đồng, đồ sứ…
nghề phổ biến).
Nhóm 3 : Những yếu tố nào thúc đẩy sự phát => Xuất hiện nhiều phố xá, hiệu
triển của ngoại thương thời kì này?. Thế kỷ XV buôn của người nước ngoài.
– XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng nhớ góp
- Thế kỷ XVIII, hoạt động ngoại
phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế ?
(Dự kiến trả lời: nội thương phát triển, hàng háo thương suy yếu dần do chế độ thuế
phong phú, chính sách mở cửa của chính quyền khóa phức tạp, quan lại khám xét
Trịnh, Nguyễn; hệ quả phát kiến địa lí tạo điều phiền phức…
kiện cho giao thương Đông – Tây phát triển…)
- GV cho học sinh xem một số hình minh họa về
sự phát triển thương nghiệp thời bấy giờ ở Thăng
4. Sự hưng khởi của các đô thị
Long, Hội An, Phố Hiến…
Nhóm 4: Sự phát triển của ngoại thương có tác - Thế kỷ XVI – XVIII, kinh tế hàng
dụng gì đến sự phát triển kinh tế nước ta? (dự hóa phát triển tạo điều kiện thuận lợi
kiến trả lời: tạo điều kiện cho nước ta tiếp cận cho sự hình thành và hưng khởi của

các đô thị: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội
với nền kinh tế thế giới…)
An….
* Hoạt động 4: Toàn lớp và cá nhân
- Đầu thế kỷ XIX, do nhiều nguyên
- GV nêu vấn đề:
?? Nguyên nhân sự hưng khởi các đô thị? nhân, các đô thị suy tàn dần (trừ
Thăng Long).
Nhận xét về các đô thị thế kỷ XVII – XVIII.
- HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung và kết lụân:
Nguyên nhân hưng khởi các đô thị là do sự phát
triển của hoạt động thương nghiệp, đặc biệt là
ngoại thương.
3. Kết luận: Ở các thế kỷ XVI – XVIII, nước ta đã có một bước phát triển mới, phồn
thịnh.
- TCN ngày càng tăng tiến nhưng không có điều kiện chuyển hóa sang phương
thức sản xuất mới.
- Sự phát triển của ngoại thương, đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế
giới.
- Do hạn chế của chế độ phong kiến, của giai cấp thống trị, đến cuối thế kỷ XVIII,
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp.
III. Củng cố bài:
1. Sự phát triển của các làng thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào ? Liên
hệ với ngày nay.
2. Sự phát triển của ácc đô thị có ý nghĩa như thế nào ? Tại sao đầu thế kỷ XIX, các đô thị
ở Việt Nam dần suy tàn ?


IV. Ôn tập và chuẩn bị bài:
- Học ba câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 115.

- Đọc trước SGK bài 23: “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất
nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII”
- Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học mới.
D. BỔ SUNG & GÓP Ý
Đại Ngãi, ngày…../…../2011
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................



×