Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.64 KB, 4 trang )

- Bài 19

NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM
Ở CÁC THẾ KỶ X - XV
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Từ thế kỷ X – XV, nhân dân Việt Nam đã phải liên tục tổ chức những cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập cho Tổ quốc.
- Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm,
nhân dân ta đã chủ động, sáng tạo, vượt qua mọi thử thách khó khăn, đánh bại các cuộc
xâm lược.
- Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết
chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện nhiều nhà chỉ huy quân sự tài năng, hàng loạt anh
hùng hữu danh và vô danh.
2. Tư tưởng, tình cảm :
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.
- Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với các thế hệ tổ tiên, các anh
hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì nền độc lập của tổ quốc.
3. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích, tổng hợp.
B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :
1. Giáo viên:
- Bản đồ Kháng chiến chống Tống và kháng chiến chống Mông – Nguyên.
- Một số tranh ảnh về các trận chiến, các anh hùng dân tộc.
- Một số đoạn hịch, thơ văn, chuyện kể: thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Cáo bình Ngô…
- Lịch sử Việt Nam, Viện sử học, NXB KHXH, tập 1 và 2.
- Lịch sử Việt Nam bằng tranh, tập 18 – 24.
2. Học sinh: - Sưu tập những tư liệu, tranh ảnh về thời kỳ này.
- Đọc trước bài và thử trả lời các câu hỏi trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:


1. Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỷ XI –
XV?
2. Những biểu hiện nói lên sự phát triển của công thương nghiệp thời Lý, Trần,
Lê?
3. Sự phân hóa xã hội ở thế kỷ XIV dẫn đến hậu quả gì ?
II. Giảng bài mới:
1. Mở bài: Lịch sử nước ta thời phong kiến vừa là lịch sử dựng nước vừa là lịch sử giữ
nước. Từ thế kỷ X – XV, chúng ta luôn phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống xâm
lược phương Bắc, ngăn cản ý đồ bành trướng xuống phương Nam của chúng.
2. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
*Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
I. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược


- GV dẫn dắt: trong thời gian tồn tại 3 thế
kỷ, nhà Tống đã hai lần đem quân xâm lược
nước ta, nhân dân Đại Việt đã hai lần kháng
chiến chống Tống.
- GV cấp thêm tư liệu: Năm 979 Đinh Tiên
Hoàng và con trưởng bị ám sát, triều đình
nhà Đinh lục đục gặp nhiều khó khăn, Vua
mới Đinh Toàn còn nhỏ mới 6 tuổi. Tôn mẹ
là Dương Thị làm Hoàng Thái hậu.
+ Thái hậu Dương Thị đã đặt quyền lợi của
đất nước lên trên quyền lợi của dòng họ,
tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm
vua lãnh đạo kháng chiến.
+ Sự mưu lược của Lê Hoàn trong quá trình

chỉ huy kháng chiến, lúc thì khiêu chiến, vờ
thua để nhử giặc lúc thì trá hàng và bất ngờ
đánh úp.
* Hoạt động 2: Dùng bản đồ phân tích
cho học sinh thấy rõ ở cuộc kháng chiến
chống Tống lần 2, tương quan lực lượng
thay đổi ntn, giải thích tại sao Lý Thường
Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân”
- Mô tả diễn biến trên bản đồ, chủ yếu là
trận đánh trên sông Như Nguyệt.
- Đề nghị học sinh đọc lại bài thơ “Thần”
và phân tích ý nghĩa của nó.(khẳng định
chủ quyền của dân tộc Việt)
- Nhận thấy thế trận đang hồi kết thúc, LTK
chủ động cho người gặp Quách Quỳ
thương lượng giảng hòa. Đang lúc cùng
quẫn, bế tắc, Quách Quỳ bằng lòng ngay
=> giáo dục cho học sinh bài học ngoại giao
quý giá của dân tộc
- Chuyển ý
* Hoạt động 3: Dùng bản đồ khái quát
diễn tiến cuộc kháng chiến, xác định vị trí
các trận đánh lớn
?.2 Nhắc lại :Hịch tướng sĩ” của Trần
Hưng Đạo => ý nghĩa của lời Hịch ?
- Kể chuyện hội nghị Bình Than và Diên
Hồng 1285
- Đông Bộ Đầu: ta phản công ở phố Hàng
than ->quân MC bị đánh bật khỏi thành


Tống
1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời
Tiền Lê
- Năm 980, nhân lúc triều Đinh gặp khó
khăn, vua Tống sai quân xâm lược nước ta.
- Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được Thái
hậu Dương Vân Nga tôn lên làm vua, chỉ
đạo cuộc kháng chiến.
- Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt đã đánh
bại quân Tống, bảo vệ nền độc lập.
2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
- Được tin nhà Tống chuẩn bị xâm lược
nước ta, Lý Thường Kiệt chủ trương :
”Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân
đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.
- Năm 1075, ông mở cuộc tấn công lên
Hoa Nam, đánh tan quân Tống ở đây rồi
rút về nước.
- 1077, 30 vạn quân Tống sang đánh Đại
Việt. Thái uý Lý Thường Kiệt lãnh đạo
quân dân ta đánh tan quân Tống bên bờ
sông Như Nguyệt (Bắc Ninh). Bài thơ
Nam Quốc sơn hà vang vọng khắp non
sông.
II. Các cuộc kháng chiến chống xâm
lược Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII (1258
– 1288)
- Thời Trần, trong vòng 30 năm, nước ta
phải tiến hành ba cuộc kháng chiến chống
Mông – Nguyên (1258, 1285 và 1288).

- Dưới sự chỉ huy của các Vua Trần, Thái


Thăng Long
- Trận Hàm Tử: THĐ tiến quân ra Bắc, cả
nước được lệnh “nổi lên đánh lớn”=>Trần
Nhật Duật đánh tan giặc ở cửa Hàm Tử
(Khoái Châu); chủ lực ta do TQK chỉ huy,
phối hợp dân binh địa phương đánh tan
giặc ở bến Chương Dương (Hà Sơn Bình),
- Trận Bạch Đằng – Vạn Kiếp: Thoát Hoan
bí thế rút về Vạn Kiếp, ta tổ chức tổng phản
công, giặc chia quân làm hai, rút về nước.
Thuyền giặc theo hướng sông Bạch Đằng
do Ô mã Nhi chỉ huy rơi vào trận địa mai
phục bằng cọc ngầm của quân ta, toàn bộ
đạo binh thuyền của giặc bị tiêu diệt.
- 18/4/1285, Trần Nhân Tôn làm lễ mừng
thắng trận ở Thái miếu, đã cảm xúc đọc hai
câu thơ:
“ Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng”
?.3 Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn
sàng đoàn kết với triều đình chống giặc
cứu nước?
Vì triều Trần có vua tài, tướng giỏi,
p.triển KT⇒ được lòng dân, đoàn kết…
* Hoạt động 3: GV đề nghị học sinh đọc:
Cáo Bình Ngô” (Nguyễn Trãi), đoạn:
- Quân Minh cai trị nước ta tàn bạo:

“ Thui dân đen trên lò bạo ngược
Vùi con đỏ dưới hố tai ương…”

sư Trần Thủ Độ, đặc biệt nhà quân sự
thiên tài Trần Hưng Đạo…, quân dân Đại
Việt đã đoàn kết một lòng chống giặc.
- Nhiều lần tình cảnh đất nước như “ngàn
cân treo sợi tóc” nhưng với chí kiên cường,
quân dân Đại Việt thực hiện “vườn không,
nhà trống”, kiên quyết chống giặc, buộc
chúng phải chịu thất bại nặng nề ở Đông
Bộ Đầu (lần 1), Chương Dương, Hàm Tử,
Tây Kết, Vạn Kiếp (lần 2), đặc biệt là trận
đại bại trên sông Bạch Đằng năm 1288 (lần
3).

III. Phong trào đấu tranh chống xâm
lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
- Năm 1407, quân Minh đánh bại nhà Hồ,
tiến hành xâm lược nước ta.
- Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn (Thanh
Hóa) bùng nổ do Lê Lợi và Nguyễn Trãi
lãnh đạo.
- Cuối năm 1427, với chiến thắng Chi
Lăng-Xương Giang (đánh tan 10 van quân
cứu viện), quân xâm lược Minh đầu hàng
và rút quân về nước. Đất nước ta được độc
lập.

“Ta trước đã điều binh thủ hiểm….

Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim
muông…”
?.4 Sự khác biệt giữa khởi nghĩa Lam Sơn
và các cuộc khởi nghĩa trước đó?
- Phân tích cách giảng hoà của Lê Lợi và
Nguyễn Trãi=> giáo dục học sinh cách đối
nhân xử thế.
=>Tài trí của Lê Lợi (Lê Thái Tổ) được
lịch sử tôn ông làm anh hùng.
3. Kết luận: Trải qua gần 6 thế kỷ độc lập, nhân dân ta đã tiến hành 6 lần kháng chiến
chống ngoại xâm (trong đó có một lần thất bại) và một cuộc khởi nghĩa lâu dài để bảo vệ


và giữ gìn nền độc lập của dân tộc. Các cuộc kháng chiến đó đã làm nên bao kỳ tích anh
hùng mãi mãi ghi vào những trang sử vàng của dân tộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ
nước, hàng loạt nhà chỉ huy quân sự tài giỏi, hàng loạt anh hùng xuất hiện, là những tấm
gương sáng của dân tộc
III. Củng cố bài: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi
nghĩa chống ngoại xâm thế kỷ X đến thế kỷ XV.
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài:
- Học hai câu hỏi 2 và 3 trong sách giáo khoa, trang 100.
- Đọc trước SGK bài 20: “ Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ
X – XV”
- Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài giảng.
D. BỔ SUNG & GÓP Ý :
Đại Ngãi, ngày…../…../2011
.........................
.........................
.........................

.........................
.........................



×