Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.41 KB, 6 trang )

BÀI 7
SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:
1. Về kiến thức
Nắm được sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống của Ấn Độ.
2. Về tư tưởng
- Giáo dục cho HS biết được sự phát triển đa dạng cảu văn hóa Ấn Độ, qua đó giáo
dục các em sự trân trọng những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
3. Về kỹ năng
- Rèn cho HS các kỹ năng phân tích tổng hợp các sự kiện lịch sử của Ấn Độ qua
các thời kì lịch sử.
- Kỹ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh về đất nước và con người Ấn Độ thời phong kiến.
- Lược đồ về Ấn Độ.
- Các tài liệu có liên quan đến Ấn Độ thời phong kiến.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nêu chính sách về kinh tế, chính trị của vương triêu Mô-gôn?
Câu hỏi 2: Vị trí vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?
Câu hỏi 3: Hãy cho biết sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên ở Ấn
Độ?
Câu hỏi 4: Những yếu tố văn hóa truyền thống của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên
ngoài như thế nào và những nơi nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Ấn Độ là quốc gia lớn trên thế giới có lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, là nơi
khởi nguồn của Ấn Độ Hin-đu giáo. Lịch sử phát triển của Ấn Độ có những bước
thăng trầm với nhiều thời kì lịch sử và các vương triều khác nhau. Để hiểu được sự
phát triển của lịch sử văn hóa truyền thống Ấn Độ như thế nào? Ấn Độ đã trải qua
các vương triều nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.


3. Tổ chức hoạt động trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ
hình Ấn Độ sau thời kỳ Gúp-ta và
Hác-sa?


- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV trình bày và phân tích: Đến thế
kỷ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạnh
chia rẽ, phân tán. Nguyên nhân là do
chính quyền Trung ương suy yếu, mặt
khác trải qua 6 - 7 thế kỷ trên đất
nước rộng lớn và ngăn cách nhau, mỗi
vùng lãnh thỗ lại có những điều kiện
và sắc thái của riêng mình, đất nước
lại chia thành hai miền. Bắc và Nam,
mỗi miền lại tách thành ba vùng, ba
nước riêng, thành sáu nước, trong đó
nước Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước
Pa-la-va ở miền Nam là có vai trò nổi
trôi hơn.
- Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Việc đất
nước bị phân chia như vậy thì văn hóa
phát triển như thế nào?

- HS dựa vào vốn kiến thức của mình
và SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Mỗi
nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng
nền văn hóa của riêng mình trên cơ sở
văn hóa truyền thống Ấn Độ, chữ viết,
văn học nghệ thuật Hin-đu.
- Đồng thời nhấn mạnh thêm sự phân
liệt không nói lên tình trạng khủng
hoảng, suy thoái mà lại phản ánh sự
phát triển tự cường của các vùng, các
địa phương.
- Cuối cùng GV trình bày nước Pa-lava ở miền Nam có vai trò tích cực
trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ.
- GV nêu câu hỏi: Tại sao nước Pa-lava đóng vai trò tích cực trong việc
phổ biến văn hóa truyền thống Ấn
Độ?
- HS dựa vao SGK trả lời câu hỏi.
- GV chốt ý: Pa-la-va thuận lợi về bến
cảng và đường biển.

- Đến thế kỷ VII, Ấn Độ lại rơi vào
tình trạng chia rẽ, phân tán. Nổi lên
vai trò của Pa-la ở vùng Đông Bắc và
nước Pa-la-va ở miền Nam.

- Về văn hóa, mỗi nước lại tiếp tục
phát triển sâu rộng nền văn hóa riêng
của mình trên cơ sở văn hóa truyền
thống Ấn Độ - chữ viết văn học nghệ

thuật Hin-đu.

- Văn hóa Ấn Độ thế kỷ VII - XVII
phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ
và có ảnh hưởng ra bên ngoài.


- GV sơ kết mục 1 khẳng định: Văn
hóa Ấn Độ thế kỷ VII- XII phát triển
sâu rộng trên toàn lãnh thỗ và có ảnh
hưởng ra bên ngoài.
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời
của vương triều Hồi giáo Đê-li?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi. HS
khác bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét và chốt ý: Do sự phân
tán đã không đem lại sức mạnh thống
nhất để người Ấn Độ chống lại được
cuộc tấn công bên ngoài của người
Hồi giáo gốc Thổ.
- GV nêu câu hỏi: Quá trình người
Thổ đánh chiếm Ấn Độ thiết lập
vương triều Đê-li diễn ra như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- GV trình bày và phân tích:
+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm
Bát-đa lập nên vương quốc Hồi giáo ở
vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền
bá đến I- ran và Trung Á, lập nên

vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng
giáp Tây Bắc Ấn Độ.
+ Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến
hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập
lên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi
tên là Đê-li (đóng đô ở Đê-li bắc Ấn
Độ) tồn tại hơn 300 năm từ 1206 1526.
Hoạt động 2: Nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, giao
nhiệm vụ cụ thể của các nhóm như
sau:
Nhóm 1: Nêu chính sách thống trị của
vương quốc Hồi giáo Đê-li.
Nhóm 2: Nêu chính sách về tôn giáo.
Nhóm 3: Nêu chính sách về văn hóa.
Nhóm 4: Tìm hiểu thành tựu kiến

2. Vương triều Hồi giáo Đê-li

- Hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã
không đem lại sức mạnh thống nhất
để chống lại cuộc tấn công bên ngoài
của người Hồi giáo gốc Thổ.

- Quá trình hình thành: 1206 người
Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ, lập
nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi
tên là Đê-li.



trúc.
- HS đọc SGK thảo luận và cử đại
diện
nhóm trình bày. HS khác có thể bổ
sung cho bạn.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
+ Nhóm 1: Vương quốc Hồi giáo Đêli đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo trong
cư dân đã có Phật giáo và đang theo
Hin-đu giáo, tự dành cho mình quyền
ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy
quan lại. Người không theo đạo Hồi
ngoài thuế ruộng đất 1/5 thu hoạch
còn phải nộp thuế ngoại đạo.
+ Nhóm 2: Về tôn giáo, thi hành
chính sách mềm mỏng, song sự phân
biệt tôn giáo đã dẫn đến sự bất bình
của nhân dân.
+ Nhóm 3: Về văn hóa, văn hóa Hồi
giáo được du nhập vào Ấn Độ.
+ Nhóm 4: Về kiến trúc, xây dựng
một số công trình mang dấu ấn kiến
trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li
trở thành một thành phố lớn nhất thế
giới.
GV nêu câu hỏi: Vị trí của vương
triều Đê-li trong lịch sử Ấn Độ?
- GV gợi ý: Có sự giao lưu giữa hai
nền văn hóa hay là triệt tiêu; quan hệ
giao lưu về buôn bán, truyền bá văn
hóa.

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV chốt ý:
+ Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn
minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và
Hồi giáo A-ráp, bước đầu tạo ra sự
giao lưu văn hóa Đông-Tây.
+ Dưới thời vương triều Hồi giáo Đêli đạo Hồi được truyền bá đến một số
nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Chính sách thống trị: truyền bá, áp
đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền
ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy
quan lại.

- Về tôn giáo, thi hành chính sách
mềm mỏng, song xuất hiện sự phân
biệt tôn giáo.
- Về văn hóa, văn hóa Hồi giáo được
du nhập vào Ấn Độ.
- Về kiến trúc, xây dựng một số công
trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo,
xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một
thành phố lớn nhất thế giới.

- Vị trí của vương triều Đê-li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa
Đông - Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số
nước trong khu vực Đông Nam Á.


3. Vương triều Mô-gôn
- Năm 1398 thủ lĩnh - vua Ti-mua
theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn
Độ, đến năm 1526 lập ra vương triều


Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết GV trình bày và phân tích:
Thế kỷ XV vương triều Hồi giáo Đê-li
suy yếu, 1398 thủ lĩnh - vua Ti-mua
Leng theo dòng dõi Mông Cổ tấn
công Ấn Độ, đến năm 1526 mới
chiếm được Đê-li, lập ra Vương triều
Mô-gôn (gốc Mông Cổ).
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì
về Vương triều Mô-gôn?
- GV gợi ý: Vương triều Mô-gôn có
phải là chế độ phong kiến cuối cùng
không? Chính sách củng cố đất nước
theo hướng nào?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Vương triều Mô-gôn là thời kỳ cuối
cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ,
song không phải đã suy thoái và tan
rã.
+ Các ông vua đều ra sức củng cố
theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng
đất nước, đưa Ấn Độ lên bước phát
triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556

- 1605).
- HS đọc nhanh những chính sách tích
cực của vua A-cơ-ba trong SGK.
- GV kết hợp giới thiệu hình 17
"Cổng lăng A-cơ-ba ở Xi-can-dra"
trong SGK.
- GV nêu câu hỏi: Tác động của
những chính sách của vua A-cơ-ba đối
với sự phát triển của Ấn Độ?
- HS dựa vào hiểu biết của mình và
SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Làm cho xã
hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển,
văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất
nước thịnh vượng.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

Mô-gôn.

- Các ông vua đều ra sức củng cố theo
hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất
nước, đưa Ấn Độ bước phát triển mới
dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605).

- Giai đoạn cuối do những chính sách
thống trị hà khắc của giai cấp thống


- GV trình bày và phân tích: Hầu hết
các ông vua còn lại của vương triều

đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán
để cai trị đất nước, một số còn dùng
những biện pháp đàn áp quyết liệt,
hình phạt khắc nghiệt,...
- GV giới thiệu về hình 18 "Lăng Tagiơ-Ma-han" trong SGK.
- GV nêu câu hỏi: Hậu quả của những
chính sách thống trị hà khắc đó?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Đất nước
lâm vào tinhd trạng chia rẽ và khủng
hoảng.
- GV trình bày rõ: Sự suy yếu đó, đặt
Ấn Độ trước sự xâm lược của thực
dân phương Tây (Bồ Đào Nha và
Anh).

trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng.
- Ấn Độ đứng trước thách thức xâm
lược của thực dân phương Tây (Bồ
Đào Nha và Anh).

4. Sơ kết bài học
Kiểm tra nhận thức của HS bằng các câu hỏi:
+ Nêu sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?
+ Những nét chính của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn?
+ Vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn
Độ?
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Bài tập:

+ Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ.
+So sánh vương triều Hồi giáo Đê-li với vương triều Mô-gôn.



×