Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

GIAO AN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.83 KB, 92 trang )

Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

PHẦN THỨ HAI

CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
----------------Học xong phần này học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức
- Nắm vững một số phạm trù cơ bản của đạo đức học có quan hệ trực tiếp đến
mục tiêu đào tạo THPT.
- Nắm được các yêu cầu cơ bản về đạo đức của người công dân Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
2. Về kĩ năng
- Có kĩ năng phân tích, đánh giá các quan điểm, hành vi, hiện tượng đạo đức
trong đời sống hằng ngày ở gia đình, ở trường và ngoài xã hội.
- Biết tự điều chỉnh, hoàn thiện bản thân theo các yêu cầu đạo đức của xã hội.
3. Về thái độ
- Tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội.
- Có tình cảm và niềm tin đối với các quan điểm đạo đức đúng đắn, dám phê
phán các thái độ và hành vi đạo đức lệch lạc.
- Có quyết tâm học tập và rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các yêu cầu
đạo đức của xã hội.
PHẦN II GỒM CÁC BÀI:
Bài 10 (2 tiết): Quan niệm về đạo đức
Bài 11 (2 tiết): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Bài 12 (2 tiết): Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
Bài 13 (2 tiết): Công dân với cộng đồng
Bài 14 (2 tiết): Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bài 15 (2 tiết): Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
Bài 16 (1 tiết): Tự hoàn thiện bản thân



GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 1


Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

Tiết CT: 20

Ngày soạn: 25/12/2018

Bài 10

QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
Tiết 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là đạo đức.
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật.
- Một số kiến thức cần tích hợp trong bài:
+ Người có hành vi tham nhũng chà đạp lên lợi ích của Nhà nước và
công dân, là người thiếu đạo đức.
+ Khái niệm tham nhũng.
+ Bảo vệ môi trường là chuẩn mực đạo đức cần phải tuân theo.
2. Về kĩ năng

- Phân biệt được hành vi đạo đức với hành vi pháp luật.
- Nêu được ví dụ về các quy tắc, chuẩn mực đạo đức liên quan đến môi trường
biến đổi theo sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội.
- Nêu ví dụ về đạo đức liên quan đến tài nguyên, môi trường.
- Tham gia bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của bản thân.
3. Về thái độ
- Xa lánh hành vi tham nhũng.
- Phản đối, phê phán những hành vi gây hại cho môi trường.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật trong việc
điều chỉnh hành vi của con người.
- Kĩ năng xác định giá trị, tự nhận thức khi đánh giá việc thực hiện các chuẩn
mực đạo đức của bản thân.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Động não
- Thảo luận nhóm
- Đàm thoại
- Xử lí tình huống
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV GDCD 10
- Sách Chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 10
- Những nội dung có liên quan đến bài học
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới

GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 2



Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

Bác Hồ từng dạy: Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó; có tài mà
không có đức là người vô dụng. Người xưa cũng có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Như vậy, ông cha ta từ ngàn xưa đã coi trọng đạo đức và giáo dục đạo đức con người.
Vậy đạo đức là gì? Nó có vai trò như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm
nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đạo đức là gì?
*Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm đạo đức.
*Cách tiến hành:
GV nêu vấn đề: Em sẽ làm
gì trong các trường hợp sau?
Tại sao em làm vậy?
TH 1: Trên đường đi học
về, em gặp một cụ già muốn
qua đường cần được giúp đỡ.
TH 2: Trên chuyến xe buýt
từ nhà đến trường, có một
phụ nữ bế em nhỏ nhưng HS suy nghĩ, phát biểu
không có chỗ ngồi.
ý kiến cá nhân
GV nhận xét, kết luận:

Trong các mối quan hệ xã
hội, nếu cá nhân biết tự giác
điều chỉnh hành vi của mình
cho phù hợp với lợi ích và
yêu cầu của xã hội thì được
xem là người có đạo đức.
Ngược lại, nếu cá nhân chỉ
biết đến lợi ích của mình,
hành động bất chấp lợi ích
của người khác, của xã hội
thì người đó bị coi là thiếu
HS trả lời khái niệm ở
đạo đức.
Vậy em hiểu thế nào là đạo SGK
đức?
GV ngoài việc phải làm cho
HS thấy đạo đức là một
phương thức điều chỉnh hành
vi của con người, GV cần
nhấn mạnh ba vấn đề:
Thứ nhất, đạo đức là các
quy tắc, chuẩn mực xã hội
(không phải của cá nhân)
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Quan niệm về đạo
đức
a) Đạo đức là gì?


Đạo đức là hệ thống các
quy tắc, chuẩn mục xã hội
mà nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi
của mình cho phù hợp với
lợi ích của cộng đồng, của
xã hội.

Trang 3


Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

GV đặt vấn đề: Em hãy lấy
vài ví dụ về các chuẩn mực
đạo đức mà em biết? (Trong
xã hội phong kiến, trong xã
hội hiện nay…) Theo em,
các quy tắc, chuẩn mực đạo
đức có mang tính ổn định,
bền vững không? Vì sao?
Lấy ví dụ chứng minh.

HS: Trao đổi + trả lời:
cùng với sự vận động và
phát triển của lịch sử xã
hội, các quy tắc, chuẩn

mực đạo đức cũng biến
đổi theo.
- “Trung” với vua vô
điều kiện, kể cả cái chết
(vua xử thần tử, thần bất
Thứ hai, tính tự giác (nếu tử bất trung) - Ngày nay,
không có tính tự giác hành vi “trung” nghĩa là trung
thành với lợi ích của đất
mất đi tính đạo đức)
Thứ ba, hành vi phải phù nước, của nhân dân.
hợp với những lợi ích chân
chính của con người, phù
hợp với yêu cầu, lợi ích của
xã hội.
GV cho HS thảo luận theo
cặp đôi 2 tình huống sau:
1/ Bạn A từ chối giúp bạn B
bằng cách đọc cho B chép HS: Đó là hành vi đạo
bài của mình trong giờ kiểm đức vì nếu A đọc bài
tra 1 tiết. Kết quả bài kiểm cho B chép thì sẽ làm
tra của B chỉ được 2 điểm. hại bạn B (tạo sự lười
Theo em, hành vi của A có biếng, ỷ lại, dối trá…),
phải là hành vi thiếu đạo đức phá vỡ sự công bằng,
lừa dối thầy cô….
hay không? Tại sao?
2/ Ông A là giám đốc một
công ty nhà nước. Trong quá
trình công tác, ông đã nhận HS: Hành vi của ông A
hối lộ để bao che cho những là hành vi thiếu đạo đức
việc làm xấu; sử dụng kinh vì ông đã lợi dụng chức

phí của công ty để tiêu xài, vụ, quyền hạn để trục
đánh bạc; thường xuyên lấy lợi cho bản thân, xâm
xe ô tô của công ty để phục phạm lợi ích của Nhà
vụ cho công việc buôn bán nước và nhân dân như:
của vợ. Theo em, hành vi của nhận hối lộ, tham ô tài
ông A có phải là hành vi sản nhà nước...
thiếu đạo đức hay không?
Tại sao?
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 4


Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

GV nhận xét, kết luận:

HS ghi nội dung vào Người có hành vi tham
vở.
nhũng chà đạp lên lợi ích
của Nhà nước và công
dân, là người thiếu đạo
đức.
GV giới thiệu cho HS về
HS nêu được:
Pháp luật Việt Nam quy
khái niệm tham nhũng.
GV cho HS lấy VD về hành - Người nhận hối lộ, định (tại Luật phòng,

vi tham nhũng và hành vi tham ô tài sản Nhà nước chống tham nhũng năm
là người có hành vi 2005), tham nhũng là
không phải là tham nhũng.
hành vi của người có chức
tham nhũng.
- Người lấy trộm tài sản vụ, quyền hạn đã lợi dụng
của Nhà nước thì không chức vụ, quyền hạn đó vì
phải là hành vi tham vụ lợi.
nhũng.
Hoạt động 2: Phân biệt đạo đức với pháp luật.
*Mục tiêu: HS phân biệt được sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật.
*Cách tiến hành:
GV nêu hai ví dụ về hai
b) Phân biệt đạo đức với
pháp luật trong sự điều
hành vi:
chỉnh hành vi của con
+ Giúp đỡ bạn khi bạn gặp
người
khó khăn.
(GV hướng dẫn đọc thêm
+ Đi đến ngã tư gặp đèn đỏ
ở SGK phần phân biệt
phải dừng lại.
đạo đức với phong tục,
GV đặt vấn đề cho HS: Đâu
tập quán do nội dung này
là hành vi đạo đức, đâu là
được giảm tải)
hành vi thực hiện pháp luật?

Vậy giữa đạo đức và pháp HS: Trả lời
luật có gì giống và khác
nhau?
GV nhận xét và kết luận:
+ Sự điều chỉnh hành vi của
pháp luật mang tính bắt
buộc, tính cưỡng chế thông
qua các quy định của Nhà
nước, buộc các cá nhận và tổ
chức phải thực hiện để đảm
bảo lợi ích của cá nhân và xã
hội.
+ Sự điều chỉnh hành vi của
đạo đức mang tính tự nguyện
và là những yêu cầu cao của
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

HS: Trả lời và ghi nội
dung chính vào tập
Ví dụ:
*Đạo đức:
- Lễ phép chào hỏi
người lớn.
- Con cái có hiếu với
cha mẹ.
- Anh em hòa thuận,
thương yêu nhau
*Pháp luật:
- Đèn đỏ phải dừng lại.
- Kinh doanh phải nộp

Trang 5


Trường THPT Phan Văn Trị

xã hội đối với con người. Vì thuế.
vậy trong cuộc sống có
những hành vi không vi
phạm pháp luật nhưng có thể
vẫn bị xã hội phê phán.

Giáo án GDCD 10

Đạo đức và pháp luật
đều là những phương thức
có khả năng điều chỉnh
nhất định đối với hành vi
của con người. Tuy nhiên,
sự điều chỉnh hành vi của
đạo đức có khác biệt với
sự điều chỉnh hành vi của
pháp luật:
- Sự điều chỉnh hành vi
của pháp luật là sự điều
chỉnh mang tính bắt buộc,
tính cưỡng chế.
- Sự điều chỉnh hành vi
của đạo đức lại mang tính
tự nguyện và thường là
những yêu cầu cao của xã

hội đối với con người.

GV yêu cầu HS lấy ví dụ
để giải quyết vấn đề :
« Trong cuộc sống có những HS nêu được một số
hành vi không vi phạm pháp hành vi như: nói tục,
luật nhưng có thể vẫn bị xã chửi thề, thiếu lễ phép
hội phê phán ».
với người lớn, không
GV nhận xét và kết luận giúp đỡ người gặp khó
(GV có thể phân tích ví dụ từ khăn…
SGK trang 64 hoặc liên hệ
thực tế để làm rõ vấn đề).
Hoạt động 3: Phân biệt đạo đức với pháp luật liên quan đến môi trường.
*Mục tiêu: HS hiểu bảo vệ môi trường là chuẩn mực xã hội cần phải tuân theo.
*Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi đàm thoại HS nêu được một số Phân biệt đạo đức với
với HS: Em hãy kể một số việc làm hằng ngày gây pháp luật liên quan đến
hành vi gây hại cho môi hại cho môi trường như: môi trường: Bảo vệ môi
trường (hành vi đó chưa có - Vứt rác bừa bãi ở nơi trường cũng là một chuẩn
khung hình phạt của pháp công cộng
mực đạo đức, mỗi người
luật nhưng lại bị xã hội lên - Vứt rác sinh hoạt cần phải tuân theo. Có
án)?
xuống sông gây ô nhiễm những hành vi ảnh hưởng
GV nhận xét, kết luận
xấu đến môi trường, tuy
chưa đến mức bị xử lí
nhưng vẫn bị dư luận xã
hội lên án.

GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 6


Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

4. Củng cố - luyện tập
Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài.
Bài 2. Hãy chỉ ra những biểu hiện của hành vi có đạo đức, thiếu đạo đức, vi phạm pháp luật
hay vừa thiếu đạo đức vừa vi phạm pháp luật bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng.

Biểu hiện


Thiếu
đạo đức đạo đức

Vi phạm
pháp luật

1) Giúp đỡ, đùm bọc những người có hoàn cảnh
khó khăn hơn mình.
2) Cướp giật tài sản của người khác.
3) Bỏ rơi bạn bè trong lúc hoạn nạn.
4) Nói xấu người khác.
5) Buôn bán hàng giả, hàng nhái.
6) Cãi lại lời của ông bà, cha mẹ.

7) Nói dối cha mẹ.
8) Yêu thương, kính trọng và chăm sóc ông bà,
cha mẹ.
9) Tham ô tài sản của Nhà nước.
10) Xả rác bừa bãi nơi công cộng.
Bài 3. Hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, giải thích sơ đồ
đó.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà
- Yêu cầu HS làm bài tập 3; 4 trong SGK trang 66 và 67.
Gợi ý:
3/ Con cái phụng dưỡng cha mẹ già nhưng lại thiếu chu đáo và tôn kính. Không
chấp nhận những hành vi như thế vì những hành vi này vi phạm qui tắc, chuẩn mực
đạo đức xã hội và bị đánh giá là người thiếu đạo đức.
4/ HS làm theo nhóm và đại diện nhóm kể lại câu chuyện trước lớp. HS các
nhóm khác rút ra bài học kinh nghiệm.
- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau (phần còn lại trong SGK).
VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Tiết CT: 21

Bài 10
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Ngày soạn: 02/01/2019


QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
Trang 7


Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

Tiết 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết 2 bài này học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức
- Hiểu được vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã
hội.
2. Về kĩ năng
- Nêu được ví dụ chứng minh đạo đức có vai trò quan trọng trong sự phát triển
của cá nhân, gia đình và xã hội.
3. Về thái độ
- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia
đình và xã hội.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Động não
- Thảo luận nhóm
- Đàm thoại
- Xử lí tình huống
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV GDCD 10
- Sách Chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 10

- Những nội dung có liên quan đến bài học
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Đạo đức là gì? Phân biệt đạo đức và pháp luật. Nêu một ví dụ về một
hành vi vi phạm đạo đức nhưng không vi phạm pháp luật.
Câu 2: Tham nhũng là gì? Nêu ví dụ về hành vi tham nhũng và hành vi không
phải tham nhũng.
3. Giảng bài mới
Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn luôn đặt ra với tất cả các
cá nhân để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tùy theo trình độ phát triển
kinh tế - xã hội và quan điểm của giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức đến
cá nhân, gia đình và xã hội có khác nhau. Chúng ta cần xem xét vai trò của đạo đức
thể hiện như thế nào?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động: Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của từng cá nhân, gia
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 8


Trường THPT Phan Văn Trị


đình và xã hội
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 6 nhóm
thảo luận các vấn đề sau (3’):
Nhóm 1 + 4: Nếu cá nhân
thực hiện theo đúng những
chuẩn mực của đạo đức thì có
lợi ích gì? Ở mỗi cá nhân tài
năng và đạo đức cái nào hơn?
Vì sao? Ví dụ minh họa?
Nhóm 2 + 5: Theo em hạnh
phúc gia đình có được là nhờ
có đạo đức hay tiền bạc, danh
vọng? Vì sao? Đạo đức có vai
trò to lớn như thế nào trong
việc xây dựng một gia đình
hạnh phúc? Ví dụ minh họa.
Nhóm 3 + 6: Nêu vai trò của
đạo đức đối với xã hội? Theo
em, tình trạng trẻ vị thành
niên lao vào các tệ nạn xã hội
như hiện nay có phải do đạo
đức bị xuống cấp không? Bản
thân em cần làm gì để góp
phần khắc phục tình trạng
trên?
GV nhận xét, kết luận: Bác
Hồ từng nói: “Có đức mà
không có tài thì làm việc gì
cũng khó, có tài mà không có

đức thì là người vô dụng”.
Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần
phát triển hài hòa hai mặt đạo
đức và tài năng. Trong đó đạo
đức là gốc vì học hỏi, bồi
dưỡng sẽ có tài năng. Nếu
không có đạo đức sẽ trở thành
người không có lương tâm
làm hại người khác và xã hội.

GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Giáo án GDCD 10

2. Vai trò của đạo đức
trong sự phát triển của
cá nhân, gia đình và xã
hội.

Các nhóm thảo luận
nhanh và cử đại diện
nhóm trả lời từng vấn
đề.
Đại diện nhóm 1 trình
bày, nhóm 4 bổ sung
VD: Một kĩ sư xây
dựng giỏi nhưng lại ăn
cắp, bớt xén tiền và tài
sản của nhân dân…


a) Đối với cá nhân

Đạo đức góp phần
hoàn thiện nhân cách con
người, giúp cá nhân có ý
thức sống thiện, sống có
ích, tăng thêm tình yêu
đối với Tổ quốc, đồng bào
và rộng hơn là toàn nhân
loại. Một cá nhân thiếu
đạo đức thì mọi phẩm
chất, năng lực khác sẽ
không còn ý nghĩa.
Nhóm 2 cử đại diện b) Đối với gia đình
Đạo đức là nền tảng
trình bày, nhóm 5 bổ
của hạnh phúc gia đình,
sung.
Trang 9


Trường THPT Phan Văn Trị

GV nhận xét, kết luận:
Hạnh phúc gia đình có được
là nhờ đạo đức vì có đạo đức
mới giáo dục con cái đúng
quy tắc, chuẩn mực. Từ đó
con cái ngoan, trưởng thành.


GV nhận xét, kết luận: Cá
nhân sống đúng quy tắc,
chuẩn mực thì gia đình hạnh
phúc, mà khi gia đình hạnh
phúc xã hội sẽ ổn định và
hạnh phúc.

Giáo án GDCD 10

VD: Gia đình bố mẹ
cãi nhau, làm ăn phi
pháp, không chung
thủy dễ dẫn đến gia
đình tan vỡ và con cái
sa vào nghiện hút, cờ
bạc, bỏ học, phạm tội...

Nhóm 3 trình bày,
nhóm 6 bổ sung.
VD: Tệ nạn xã hội
nhiều thì xã hội không
yên ổn, con người luôn
sống trong sợ hãi.

tạo ra sự ổn định và phát
triển vững chắc của gia
đình. Đạo đức là nhân tố
không thể thiếu của một
gia đình hạnh phúc. Sự
tan vỡ của một số gia đình

hiện nay thường có
nguyên nhân từ việc vi
phạm ngiêm trọng các quy
tắc, chuẩn mực đạo đức
như con cái không nghe
lời cha mẹ, các thành viên
trong gia đình không tôn
trọng lẫn nhau, vợ chồng
không chung thủy...
c) Đối với xã hội
Một xã hội trong đó các
quy tắc, chuẩn mực đạo
đức được tôn trọng và
luôn được củng cố, phát
triển thì xã hội đó có thể
phát triển bền vững.
Ngược lại trong một môi
trường xã hội mà các
chuẩn mực đạo đức bị
xem nhẹ, không được tôn
trọng thì nơi ấy dễ xảy ra
sự mất ổn định, thậm chí
còn có thể dẫn đến sự đỗ
vỡ nhiều mặt trong đời
sống xã hội.

GV kết luận: Ở nước ta hiện
nay, việc xây dựng, củng cố
và phát triển nền đạo đức mới
có ý nghĩa rất to lớn không

chỉ trong chiến lược xây dựng
và phát triển con người Việt
Nam hiện đại, mà còn góp
phần xây dựng, phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Củng cố - luyện tập
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài.
- Bài tập:
Bài 1. Hãy chọn phương án đúng (Đ), sai (S) bằng cách đánh dấu (X) vào các cột
tương tứng

GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 10


Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

Nội dung
1. Những người sống thiếu đạo đức thường hành động một cách tàn nhẫn,
ích kỉ.
2. Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức biến đổi cùng với quá trình vận động và
phát triển của lịch sử xã hội.
3. Nền đạo đức xã hội luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của những
giai cấp, tầng lớp lao động chiếm số đông trong xã hội.
4. Để xây dựng nền đạo đức mới tiến bộ, chúng ta cần loại bỏ và tránh xa
những nền tảng đạo đức truyền thống trước đây.

5. Đạo đức là phương thức duy nhất để điều chỉnh hành vi của con người
một cách hiệu quả.
6. Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu.
7. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi
phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.
8. Không phải phong tục, tập quán truyền thống nào cũng phù hợp với các
quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
9. Đạo đức không quan trọng bằng tiền bạc.

Đ S

10. Tất cả các hành vi vi phạm đạo đức đều là hành vi vi phạm pháp luật.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Người biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã
hội, của người khác là người
a. đáng kính.
b. có đạo đức.
c. biết tự giác.
d. biết điều.
2. Hệ thống các qui tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh
hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là:
a. pháp luật.
b. nguyên tắc.
c. đạo đức.
d. phong tục.
3. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là nền đạo đức
a. hiện đại.
b. tiến bộ.
c. tiên tiến.
d. lành mạnh.

4. Trong những xã hội có giai cấp, nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi
ích của giai cấp
a. lao động.
b. thống trị.
c. tiến bộ trong xã hội.
d. chiếm số đông trong xã hội.
5. Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính
a. tự giác, có tính chủ động.
b. bắt buộc và tự nguyện.
c. bắt buộc, có tính cưỡng chế.
d. chủ động, có tính tự nguyện.
6. Việc sống và tuân theo những chuẩn mực, quy tắc đạo đức sẽ giúp con người
a. hoàn thiện nhân cách.
b. hoàn thiện nhiều kĩ năng.
c. sống thoải mái.
d. không bị pháp luật xử lí.
7. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ
a. không bị ảnh hưởng.
b. không còn ý nghĩa.
c. không được thừa nhận.
d. trở nên nguy hiểm.
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 11


Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10


8. Một xã hội mà ở đó những quy tắc, chuẩn mực đạo đức bị coi thường, xem nhẹ thì
xã hội đó sẽ
a. không có sự phát triển.
b. không có sự phát triển bền vững.
c. không có động lực phát triển.
d. phát triển chậm.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà
- Yêu cầu HS làm bài tập 5 trong SGK trang 67.
- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau (phần 1 và 2 bài 11).
VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………

GV: Hồ Thị Thanh Tâm


Trang 12


Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

Tiết CT: 22
Bài 11

Ngày soạn: 07/01/2019

MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
Tiết 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức
- Học sinh biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và
hạnh phúc.
- Trạng thái lương tâm của người tham nhũng.
2. Về kĩ năng
- Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức có liên quan đến bản thân.
- Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh
phúc của bản thân và xã hội.
- Phân biệt trạng thái lương tâm của người tham nhũng và người không tham
nhũng.
3. Về thái độ
- Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kỹ năng phản hồi/ lắng nghe tích cực
- Kỹ năng tư duy, phê phán, so sánh các hành vi trong một tình huống liên quan
đến một trong các phạm trù đạo đức.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
- Kỹ năng hợp tác
- Kỹ năng xác định giá trị, tự nhận thức
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Vấn đáp
- Gợi mở
- Đặt vấn đề
- Nêu vấn đề
- Thảo luận cặp đôi
- Phân tích tình huống
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV GDCD 10
- Sách Chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 10
- Bài tập tình huống GDCD 10
- Những nội dung có liên quan đến bài học
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Đạo đức có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cá nhân, gia
đình và xã hội?

GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 13



Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

Câu 2: Hãy nêu một vài câu ca dao, tục ngữ nói về chuẩn mực đạo đức trong sự
phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội? (Lá lành đùm lá rách; Tôn sư trọng đạo;
Thương người như thể thương thân; Tiên học lễ, hậu học văn; Công cha như núi thái
sơn, Nghĩa mẹ như núi trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn đạo
hiếu mới là đạo con...)
3. Giảng bài mới
GV đặt vấn đề: Trước khi tìm hiểu các phạm trù cơ bản của đạo đức, chúng ta
phải hiểu rõ khái niệm phạm trù. Theo các em, phạm trù là gì?
HS: Trả lời
GV giảng giải thêm: Thực ra, phạm trù về thực chất là một khái niệm, nhưng
là những khái niệm chung nhất, khái quát nhất của một ngành khoa học. Phạm trù đạo
đức học là những khái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính cơ bản và những
quan hệ phổ biến nhất của các hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. Trong
phạm vi bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hai phạm trù là nghĩa vụ và lương tâm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu phạm trù Nghĩa vụ.
*Mục tiêu: Biết được thế nào là nghĩa vụ, biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức lien
quan bản thân.
*Cách tiến hành:
1. Nghĩa vụ

a) Nghĩa vụ là gì?
GV: Cho HS đọc VD 1 ở SGK
trang 68 – nhận xét về hoạt HS suy nghĩ và trình
động nuôi con của sói mẹ và bày:
hoạt động nuôi con của cha mẹ. - Sói mẹ nuôi con: bản
tính tự nhiên, bản năng
GV chốt ý: Nghĩa vụ là một loài vật
trong những nét đặc trưng của - Cha mẹ nuôi con là
đời sống con người, khác với tình thương, ý thức
con vật chỉ quan hệ với nhau trách nhiệm hay thực
hiện nghĩa vụ đối với
trên cơ sở bản năng.
con cái.
GV đặt vấn đề: Tại sao trong HS trả lời: Để tồn tại
cuộc sống, để thoả mãn những và phát triển, mỗi cá
nhu cầu, lợi ích của mình, mỗi nhân cần thoả mãn rất
cá nhân cần đến sự giúp đỡ của nhiều nhu cầu vật chất
người khác, của xã hội? Ví dụ và tinh thần. Tuy nhiên
minh hoạ.
dù cố gắng đến đâu, cá
nhân cũng không thể
tạo ra đủ các giá trị vật
chất, giá trị thần để đáp
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 14


Trường THPT Phan Văn Trị


Giáo án GDCD 10

ứng nhu cầu của mình.
Vì thế, cá nhân cần đến
sự giúp đỡ của xã
hội…
Ví dụ: Cá nhân cần sự
giúp đỡ của xã hội để
thoả mãn nhu cầu ăn,
mặc, học hành, vui
GV hỏi tiếp: Làm thế nào để chơi, giải trí…
có thể thoả mãn nhu cầu lợi ích
của mình nhưng cũng đáp ứng
được nhu cầu, lợi ích của người HS suy nghĩ và trả lời
khác, của cộng đồng?
GV nhận xét, kết luận: Để
đảm bảo hài hòa các nhu cầu,
lợi ích của các thành viên, xã
hội đặt ra các yêu cầu chung áp
dụng cho mọi người. Khi cá
- Nghĩa vụ là trách
nhân nhận thức và tự giác thực
nhiệm của cá nhân đối
hiện các yêu cầu đó → nghĩa
HS nêu khái niệm ở với yêu cầu lợi ích chung
vụ của cá nhân
của cộng đồng, của xã
SGK
Vậy nghĩa vụ là gì?
hội.

GV nêu các câu hỏi để làm
rõ hơn:
- Tại sao gia đình các em và
mọi người trong xã hội có HS nêu được:
nghĩa vụ phải đóng thuế cho - Cần phải có nghĩa vụ
nhà nước?
đóng thuế vì nhờ thuế
mà nhà nước có thể
xây trường học, bệnh
viện, các trung tâm vui
chơi, giải trí, trả lương
cho cán bộ công
chức…
- Tại sao thanh niên đủ tuổi
phải tham gia nghĩa vụ quân - Thanh niên phải thực
sự?
hiện nghĩa vụ quân sự
để bảo vệ tổ quốc, bảo
vệ cuộc sống yên bình
cho dân tộc.
- Cá nhân phải biết
GV: Trong thực tế không phải
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 15


Trường THPT Phan Văn Trị

lúc nào lợi ích của cá nhân

cũng phù hợp với lợi ích của xã
hội, thậm chí có khi mâu thuẫn.
Trong trường hợp đó, chúng ta
cần làm gì? Cho VD.
GV kết luận

Giáo án GDCD 10

HS suy nghĩ và trả lời
VD: Nhà nước cần giải
tỏa nhà để xây dựng
trường học, mở rộng
đường...

Hoạt động 2: Tìm hiểu phạm trù Lương tâm.
* Mục tiêu: Biết được thế nào là lương tâm, biết giữ gìn
trọng việc giữ gìn lương tâm.
* Cách tiến hành:
GV: Cho HS đọc tình huống
SGK trang 69.
Câu hỏi: Em đánh giá như thế
nào về hành vi của bà A?
- Tại sao bà A cảm thấy hối HS phát biểu ý kiến cá
hận?
nhân:
- Cảm giác hối hận ấy tác - Bà A cảm thấy hối
động đến bà A như thế nào?
hận vì sự nghi ngờ và
những lời nói bóng gió
GV nhận xét và kết luận: không đúng của mình.

Trong cuộc sống, những người - Sự hối hận ấy đã giúp
có đạo đức luôn tự xem xét, bà A điều chỉnh hành vi
đánh giá mối quan hệ giữa bản của mình.
thân và với người chung quanh,
với xã hội. Trên cơ sở đánh giá
hành vi của mình, các cá nhân
tự giác điều chỉnh hành vi cho
phù hợp các chuẩn mực đạo
đức. Năng lực đó gọi là lương HS nêu khái niệm ở
tâm. Lương tâm là gì?
SGK

đặt nhu cầu, lợi ích của
xã hội lên trên. Không
những thế, còn phải biết
hi sinh quyền lợi của
mình vì quyền lời chung.
Tuy nhiên, xã hội cũng
phải có trách nhiệm bảo
đảm cho sự thỏa mãn
nhu cầu và lợi ích chính
đáng của cá nhân.
b) Nghĩa vụ của
người thanh niên Việt
Nam hiện nay
(nội dung giảm tải, HS
đọc thêm ở SGK)
lương tâm của mình, coi

2. Lương tâm

a) Lương tâm là gì?

Lương tâm là năng lực
tự đánh giá và điều chỉnh
hành vi đạo đức của bản
thân trong mối quan hệ
với người khác và xã
hội.

GV đưa ra 2 tình huống để tìm
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 16


Trường THPT Phan Văn Trị

hiểu hai trạng thái của lương
tâm:
1/ Học sinh A quay cóp bài
trong giờ kiểm tra và thấy hối
hận về hành vi của mình. Trạng
thái trên của học sinh A gọi là
gì?
2/ Học sinh B được trường
tuyên dương vì trả lại một chiếc
ví nhặt được. Lúc đó trạng thái
của B sẽ như thế nào ?
GV nhận xét, kết luận: Khi
thực hiện những hành vi phù

hợp với các qui tắc, chuẩn mực
đạo đức của xã hội, thì cá nhân
cảm thấy hài lòng, thỏa mãn
với chính mình. Đó là trạng
thái thanh thản của lương tâm.
Khi cá nhân có các hành vi sai
lầm, vi phạm các chuẩn mực
đạo đức, họ cảm thấy ăn năn và
hối hận. Đó là trạng thái cắn rứt
lương tâm.
GV hỏi: Tại sao lương tâm dù
tồn tại ở trạng thái nào cũng có
ý nghĩa tích cực đối với cá
nhân?
GV hỏi tiếp: Vậy thế nào là
người vô lương tâm? Ví dụ.
GV tiếp tục đưa ra tình huống
cho HS thảo luận theo cặp đôi:
Anh A là cán bộ kiểm lâm. Một
lần trong khi đang làm nhiệm
vụ, anh phát hiện một nhóm
người đang vận chuyển gỗ trái
phép ra khỏi rừng. Anh yêu cầu
nhóm người này dừng lại và lập
biên bản để xử lí. Họ nói nếu
anh bỏ qua cho họ thì họ sẽ bồi
dưỡng cho anh, và một người
trong nhóm móc túi áo lấy ra
một tập tiền đưa cho anh. Trong
GV: Hồ Thị Thanh Tâm


Giáo án GDCD 10

HS thảo luận nhanh
và trả lời

HS lấy VD về hai
trạng thái của lương
tâm
- Giúp cụ già qua
đường
- Lấy tiền ba mẹ cho
đóng học phí để chơi
games nên cảm thấy có
lỗi với ba mẹ.
HS suy nghĩa và trả Lương tâm tồn tại ở hai
lời
trạng thái: trạng thái
thanh thản và trạng thái
HS: Một cá nhân cắn rứt lương tâm.
thường làm điều ác Lương tâm dù tồn tại ở
nhưng lại không biết ăn trạng thái nào cũng có ý
năn, hối hận hay xấu nghĩa tích cực đối với cá
hổ, không cắn rắn nhân.
lương tâm thì bị coi là
kẻ vô lương tâm.
VD: Những kẻ cướp
của, giết người...

Trang 17



Trường THPT Phan Văn Trị

thời gian này, vợ anh bị bệnh
nặng nên cần rất nhiều tiền để
chữa trị mà tiền lương của anh
lại ít ỏi nên anh đã quyết định
lấy số tiền bồi dưỡng trên. Anh
suy nghĩ rằng mình chỉ lấy tiền
lần này thôi nên chắc không
sao. Tuy nhiên, sau khi về nhà
anh cảm thấy hối hận về việc
làm của mình. Em đánh giá
như thế nào về việc làm của
anh A?
GV nhận xét, kết luận
GV chuyển ý: Người vô
lương tâm sẽ bị xã hội lên án và
bị đào thải. Vì thế chúng ta cần
phải cố gắng rèn luyện để trở
thành một người có lương tâm
trong sáng.
GV yêu cầu HS phân tích tình
huống sau chỉ ra trạng thái
của lương tâm và nói rõ thái
độ của bản thân: Giữa một
ngõ nhỏ có viên gạch vỡ, một
cụ già mắt kém chống gậy đi
qua do không nhìn thấy đã vấp

phải viên gạch và bị ngã. Mấy
thanh niên ngồi bên quán nước
cười ồ lên – viên gạch vẫn nằm
nguyên vị trí đó. Một tốp học
sinh đi qua mãi cười đùa nên
một học sinh không may vấp
phải viên gạch làm bật cả móng
chân. Tốp HS lại đi qua - viên
gạch vẫn nằm nguyên tại chỗ.
Một chú bé bán báo đi đến,
nhìn thấy viên gạch vỡ, chú bé
dừng lại nhặt viên gạch vứt vào
đống rác bên vệ đường. Tiếng
cười của mấy thanh niên chấm
dứt.

GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Giáo án GDCD 10

HS thảo luận nhanh và
trình bày: Anh A đã có
hành vi tham nhũng
(nhận hối lộ) nhưng
anh bị cắn rứt lương
tâm (hối hận về việc
làm của mình) nên anh
vẫn là người có lương
tâm.


Người tham nhũng hoặc
phải sống trong trạng
thái cắn rứt lương tâm,
hoặc không cắn rứt
lương tâm, không ăn
năn, hối hận, nhưng đều
phải sống trong trạng
thái không thanh thản.
b) Làm thế nào để trở
thành người có lương
tâm?

HS thảo luận và trả
lời
Hành động của những
thanh niên trong quán
nước là biểu hiện của
sự thiếu lương tâm.
Hành động của chú bé
bán báo là biểu hiện
của sự có lương tâm,
đã giúp cho những
người qua đường sau
đó không bị tai nạn
nữa. Như vậy, người có
lương tâm không chỉ có
ích cho mình mà còn
giúp ích cho xã hội.
Nhờ có lương tâm mà
những cái tốt đẹp trong

đời sống được duy trì
và phát triển. Do đó
trong cuộc sống không
chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân
phải có lương tâm mà
Trang 18


Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

phải biết giữ gìn lương
GV: Mỗi người phải rèn luyện tâm của mình luôn
như thế nào để trở thành người trong sáng.
có lương tâm? Bản thân học
sinh phải làm gì để trở thành HS thảo luận và trả
lời
người có lương tâm?
- Tự giác thực hiện
GV nhận xét, kết luận
nghĩa vụ của bản thân
- Có ý thức đạo đức,
tác phong, kỉ luật
- Biết quan tâm, giúp
đỡ người khác
- Có lối sống lành
mạnh, tránh xa tệ nạn
xã hội
4. Củng cố - luyện tập

Giáo viên hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà
- Yêu cầu HS làm bài tập 1; 2 trong SGK trang 75 vào vở bài tập.
- HS sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về nghĩa vụ, lương tâm.
Gợi ý đáp án:
1/ Thiếu ý thức nghĩa vụ, thiếu ý thức cộng đồng, thiếu quan tâm đến những
người xung quanh chỉ biết vun vén cho bản thân và cách sống ấy trong những hoàn
cảnh cụ thể có thể xảy ra hậu quả xấu.
2/ Người có lương tâm được coi là người có đạo đức. Dù lương tâm tồn tại ở
trạng thái nào cũng có giá trị điều chỉnh tích cực hành vi của cá nhân.
3/ + Nghĩa vụ: Thương người như thể thương thân; Nhường cơm xẻ áo; Quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh; Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.
+ Lương tâm: Đào hố hại người lại chôn mình; Một lời nói dối sám hối bảy
ngày; Cầm cân nảy mực; Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo, Nghèo tiền nghèo bạc chẳng
cho là nghèo; Gắp lửa bỏ tay người.
- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau (phần 3 và 4 bài 11).
VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………....

Tiết CT: 23
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Ngày soạn: 12/01/2019
Trang 19



Trường THPT Phan Văn Trị

Bài

Giáo án GDCD 10

MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

11

Tiết 2

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài 11 học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức
Học sinh biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh
phúc.
2. Về kĩ năng
- Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức có liên quan đến bản thân.
- Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh
phúc của bản thân và xã hội.
3. Về thái độ
- Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kỹ năng phản hồi/ lắng nghe tích cực
- Kỹ năng tư duy, phê phán, so sánh các hành vi trong một tình huống liên quan
đến một trong các phạm trù đạo đức.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin

- Kỹ năng hợp tác
- Kỹ năng xác định giá trị, tự nhận thức
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Vấn đáp
- Gợi mở
- Đặt vấn đề
- Nêu vấn đề
- Thảo luận cặp đôi
- Phân tích tình huống
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV GDCD 10
- Sách Chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 10
- Bài tập tình huống GDCD 10
- Những nội dung có liên quan đến bài học
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nghĩa vụ là gì? Khi nhu cầu, lợi ích của cá nhân mâu thuẫn nhu cầu, lợi
ích xã hội thì cá nhân cần phải làm gì? Nêu ví dụ minh họa.
Câu 2: Lương tâm là gì? Lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái? Lấy VD minh
họa.

3. Giảng bài mới
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 20


Trường THPT Phan Văn Trị


Giáo án GDCD 10

Nghĩa vụ và lương tâm là những phạm trù đạo đức cơ bản. Mỗi con người phải
luôn luôn tự rèn luyện bản thân thực hiện tốt nghĩa vụ và sống có lương tâm trong sáng
và chính họ tạo ra cho mỗi cá nhân những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất này
làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm có danh dự. Vậy nhân phẩm là gì? Danh
dự là gì? Nhân phẩm, danh dự có giá trị như thế nào đối với mỗi cá nhân?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nhân phẩm, biểu hiện của nhân phẩm.
*Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm, phân tích đúng các biểu hiện của nhân phẩm.
*Cách tiến hành:
GV đặt vấn đề: Nghĩa vụ và
3. Nhân phẩm và danh
dự
lương tâm là hai phạm trù đạo
a) Nhân phẩm
đức cơ bản. Nếu mỗi người
luôn thực hiện tốt nghĩa vụ và
sống có lương tâm trong sáng
thì chính họ đã tạo ra những
*Khái niệm: Nhân phẩm
phẩm chất nhất định. Những
là toàn bộ những phẩm
phẩm chất này làm nên giá trị
chất mà con người có

của cá nhân. Đó là nhân phẩm.
HS nêu khái niệm nhân được. Nói cách khác,
Vậy, nhân phẩm là gì?
phẩm ở SGK
nhân phẩm là giá trị làm
người của mỗi con
người.
GV cho HS thảo luận theo
cặp đôi: Em hãy chỉ ra những
phẩm chất cao đẹp của một
người lính, người bác sĩ và HS thảo luận nhanh và
người học sinh.
trình bày.
GV cho HS đọc VD ở SGK
đặt câu hỏi: Ban M trong tình
huống trên đã có được những HS trả lời
phẩm chất gì?
GV nhận xét, giảng giải:
Trong cuộc sống, đa số mọi
người đều có ý thức, quan tâm
giữ gìn nhân phẩm của mình.
Tuy nhiên, vẫn có những kẻ
coi thường nhân phẩm của
chính mình, có suy nghĩ và
việc làm đi ngược lại lợi ích
của cộng đồng.
GV hỏi:
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 21



Trường THPT Phan Văn Trị

Em tìm ví dụ để minh hoạ cho VD: Những kẻ buôn
loại người trên?
lậu, bán hàng giả, hàng
kém chất lượng, cán bộ
nhà nước có hành vi
tham nhũng…
Thái độ của xã hội đối với
người có nhân phẩm hoặc HS trả lời được: Xã
thiếu nhân phẩm?
hội rất tôn trọng, tôn
vinh và đánh giá cao
Em hãy giải thích câu tục người có nhân phẩm.
ngữ: “Đói cho sạch, rách cho
HS giải thích được:
thơm”
Câu tục ngữ khuyên ta
dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào cũng phải giữ
gìn nhân phẩm của
GV cho HS tìm một số câu ca chính mình.
dao, tục ngữ nói về nhân
phẩm.
HS trả lời.
GV tiếp tục đặt vấn đề:
Trong bất kỳ xã hội nào, người
có nhân phẩm luôn được xã

hội đánh giá cao. Vì vậy, mỗi
học sinh cần phải phấn đấu trở
thành người có nhân phẩm và
luôn có ý thức giữ gìn nhân
phẩm. Vậy, như thế nào là một
người có nhân phẩm?

Giáo án GDCD 10

*Biểu hiện của người
có nhân phẩm:
- Có lương tâm trong
sáng.
- Có nhu cầu vật chất và
tinh thần lành mạnh.
- Thực hiện tốt các nghĩa
vụ đạo đức đối với người
khác và xã hội.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm danh dự
* Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa của danh dự đối với mỗi người, phân biệt
được lòng tự trọng với tự ái.
* Cách tiến hành:
GV chuyển ý: Khi con người
b) Danh dự
tạo ra cho mình những phẩm
chất, những giá trị đạo đức cao
Danh dự là sự coi
đẹp – giá trị làm người và
trọng, đánh giá cao của

được xã hội đánh giá cao, công
dư luận xã hội đối với
nhận thì người đó có danh dự. HS trả lời khái niệm ở
một người dựa trên các
Vậy danh dự là gì?
SGK
giá trị tinh thần, đạo đức
của người đó.
GV tiếp tục đặt vấn đề:
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 22


Trường THPT Phan Văn Trị

Phạm trù nhân phẩm và danh
dự có quan hệ với nhau hay
không? Tại sao nói giữ gìn
danh dự là sức mạnh tinh
thần?
GV nhận xét, kết luận:
Nhân phẩm và danh dự là hai
phạm trù đạo đức khác nhau,
nhưng lại có quan hệ mật thiết
với nhau. Nhân phẩm là giá trị
làm người, còn danh dự là kết
quả xây dựng và bảo vệ nhân
phẩm. Khi biết giữ gìn danh
dự của mình, cá nhân có được

sức mạnh tinh thần giúp cá
nhân đó làm điều tốt và ngăn
ngừa điều xấu.
GV giảng: Danh dự có cơ sở
từ những cống hiến của con
người đối với xã hội. Mỗi
người đều có đóng góp ít
nhiều cho xã hội, vì thế đều có
danh dự. Danh dự có ý nghĩa
rất lớn: nó sẽ tạo nên một sức
mạnh tinh thần thúc đẩy con
người làm đều tốt, tránh đều
xấu.
GV yêu cầu HS đọc tình
huống ở SGK trang 72 và cho
biết việc bạn A từ chối chép
bài của bạn B là việc làm có ý
nghĩa gì?

Giáo án GDCD 10

HS phát biểu ý kiến cá
nhân

Khi con người tạo ra
được cho mình những
giá trị tinh thần, đạo đức
và các giá trị đó được xã
hội đánh giá và công
nhận thì người đó có

danh dự. Như vậy, danh
dự là nhân phẩm đã được
đánh giá và công nhận.

HS thảo luận và trình
bày: Đó là việc làm của
những người biết tôn
trọng và bảo vệ danh dự
của mình, là người có
lòng tự trọng.
HS nêu được:
- Tự trọng là một
phẩm chất tốt đẹp giúp
GV cho HS phân biệt lòng tự con người cầu tiến,
trọng và tự ái. Cho ví dụ minh vươn lên hoàn thiện
nhân cách.
hoạ.
VD: Anh công an
không nhận tiền hối lộ;
nhặt được của rơi trả lại
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 23


Trường THPT Phan Văn Trị

người mất...
- Tự ái là một thói
xấu, quá đề cao tính cá

nhân, ích kỷ có những
phản ứng sai lầm.
VD: Giận dỗi khi bố
mua cho chiếc xe đạp
cũ; mượn quyển truyện,
bạn không đưa ngay,
đến lúc bạn đưa, giận
GV yêu cầu HS rút ra bài học không cầm…
cho bản thân
Hoạt động 3: Tìm hiểu phạm trù hạnh phúc.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm hạnh phúc.
* Cách tiến hành:
GV đặt vấn đề: Trong cuộc
sống, con người luôn luôn
mong muốn được thoả mãn
các nhu cầu về vật chất và nhu
cầu về tinh thần.
GV hỏi: Em hiểu như thế nào HS nêu được:
Những nhu cầu vật
là nhu cầu vật chất, nhu cầu
chất: ăn, mặc, ở, đi
tinh thần? Cho ví dụ.
lại…; nhu cầu tinh thần:
học tập, giải trí…
GV hỏi tiếp: Khi được thỏa
mãn các nhu cầu, con người VD1: Em mong ước có
xuất hiện cảm xúc gì? Cảm chiếc xe đạp. Cha mẹ
tặng cho em chiếc xe
xúc đó gọi là gì? Ví dụ.
đạp khi em thi đỗ vào

GV nhận xét, kết luận
lớp 10. Em cảm thấy
hạnh phúc.
VD2: Lớp em thi đỗ
100%, thầy cô giáo và
các bạn thấy hạnh phúc.

Giáo án GDCD 10

4. Hạnh phúc
a) Hạnh phúc là gì?

Khái niệm: Hạnh phúc
là cảm xúc vui sướng,
hài lòng của con người
trong cuộc sống khi
được đáp ứng, thoả mãn
các nhu cầu chân chính,
lành mạnh về vật chất và
tình thần.
b) Hạnh phúc cá nhân
và hạnh phúc xã hội
(nội dung giảm tải)

4. Củng cố - luyện tập
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 24



Trường THPT Phan Văn Trị

Giáo án GDCD 10

- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài.
Bài 1. Hãy chọn phương án đúng (Đ), sai (S) bằng cách đánh dấu (X) vào các cột
tương tứng

Nội dung
Đ S
1. Trong thực tế không phải khi nào nhu cầu và lợi ích của cá nhân cũng phù
hợp với nhu cầu, lợi ích của xã hội.
2. Khi nhu cầu, lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu, lợi ích của xã hội
thì phải hi sinh quyền lợi chung vì quyền lợi riêng.
3. Xã hội phải có trách nhiệm bảo đảm cho sự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích
chính đáng của các cá nhân.
4. Xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở bảo đảm được những
nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân.
5. Lợi ích của cá nhân quan trọng hơn lợi ích của xã hội.
6. Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với
mỗi cá nhân.
7. Người làm điều ác nhưng không hề ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không
cắn rứt lương tâm thì bị coi là người vô lương tâm.
8. Lương tâm là năng lực bẩm sinh đã có sẵn trong mỗi cá nhân ngay từ khi
được sinh ra.
9. Sự cắn rứt lương tâm sẽ thúc đẩy con người đến với những hành vi tiêu
cực.
10. Người có lương tâm là người biết hổ thẹn, còn người biết hổ thẹn chưa
chắc đã là người có lương tâm.
Bài 2. Hãy chọn phương án đúng (Đ), sai (S) bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương

tứng

Nội dung
Đ S
1. Những kẻ xấu xa thường sẵn sàng đánh đổi nhân phẩm và danh dự của
chính mình để đạt được một mục đích thấp hèn nào đó.
2. Không phải người nào có nhân phẩm cũng được xã hội và những người
xung quanh kính trọng và đánh giá cao.
3. Danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.
4. Là con người thì ai cũng có danh dự.
5. Nhiều người không hề có danh dự.
6. Xét về thực chất thì tự trọng và tự ái là một.
7. Người tự ái thường hay đề cao cái tôi của mình một cách thái quá.
8. Quan niệm về hạnh phúc ở mỗi cá nhân là không giống nhau.
9. Khi tự ái con người hay có những phản ứng thiếu sáng suốt.
10. Người có nhân phẩm phải biết giữ gìn lương tâm của mình.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối
quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
GV: Hồ Thị Thanh Tâm

Trang 25


×