Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 1939)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.8 KB, 2 trang )

Bài: 12 NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Một số nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Đức trong 10 năm đầu sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là cao trào cách mạng 1918 -1923.
- Tác động của cuộc khủng kinh tế 1929 -1933 đối với nước Đức, quá trình chủ nghĩa phát xít
lên cầm quyền và chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới.
2. Thái độ:
- Hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít nói chung và chủ nghĩa phát xít Đức
nói riêng.

- Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, cảnh giác ngăn chặn mọi biểu hiện
của chủ nghĩa phát xít mới.
3. Kĩ năng:
Bồi dưỡng khả năng khai thác tư liệu, so sánh các sự kiện lịch sử khác nhau để tìm ra bản chất của
chúng.

B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Lược đồ châu Âu hoặc lược đồ nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1939 và những hậu quả của
nó?
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Cá Nhân
I. Nước Đức trong những năm 1918 -1929:
GV: Nguyên nhân của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản ở 1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918
Đức (11/1918)?
-1929:


HS: Dựa vào SGK trả lời
- Nguyên nhân: do mâu thuẫn xã hội gay gắt
GV: Kết quả của cuộc Cách mạng?
- Tháng 11/1918, Cách mạng dân chủ tư sản
HS: Dựa vào SGK trả lời
bùng nổ, nền Cộng hòa Vaima thiết lập.
GV: Cách mạng năm 1918 đã giải quyết được nhiệm vụ gì?
HS: Tháng 6/1919, Chính phủ Đức kí Hòa ước Vécxai
- Tháng 6/1919, Chính phủ Đức kí Hòa ước
Gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK
Vécxai.
GV: Vì sao sau Hòa ước Vécxai phong trào cách mạng - Nội dung: (SGK)
tiếp tục dâng cao?
HS: Bao nỗi khổ đè lên vai quần chúng lao động, Đảng - Phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao,
Cộng sản đã lãnh đạo phong trào.
Đảng Cộng sản Đức thành lập (12/1918), nước
GV: Khai thác kênh hình 32, chốt ý
Cộng hòa Xô viết Bavie ra đời (4/1919).
* Hoạt động 2: Cả lớp
2. Những ổn định tạm thời (1924 -1929):
GV: Tình hình nước Đức trong những năm 1924 -1929 - Về kinh tế: cuối 1923, Đức vượt qua khủng
như thế nào?
hoảng và vươn lên đứng đầu châu Âu.
HS: Dựa vào SGK trả lời
- Về chính trị:
GV chốt ý
+ Đối nội: đàn áp phong trào công nhân; tuyên
truyền tư tưởng phục cho nước Đức.
* Hoạt động 3: Nhóm
+ Đối ngoại: địa vị quốc tế của Đức dược phục hồi

Thảo luận:- Khủng hoảng kinh tế thế giới đã có tác II. Nước Đức trong những năm 1929 -1939:
động như thế nào đến nền kinh tế Đức?
1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng
- Vì sao chủ nghĩa phát xít lại thắng thế ở Đức?
Quốc xã lên cầm quyền:


HS: đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
- Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh
GV giải thích phát xít: từ chữ “Fascio” nhóm vũ trang đến nền kinh tế Đức: sản xuất giảm sút; mâu
chiến đấu → là đế quốc phản động nhất.
thuẫn xã hội gay gắt → khủng hoảng chính trị.
Hítle: Adôn Hitle sinh (20/4/1889) ở Áo biên giới với
Đức, sau đó gia nhập quân đội Đức. Y tuyên truyền chủ - Đảng Quốc xã lên cầm quyền, đứng đầu là Hítle
nghĩa vô sanh (dân tộc Đức là chủng tộc cao cấp)...
GV chốt ý
- Nguyên nhân: (SGK)
* Hoạt động 4: Cá nhân
GV: Trình bày chính sách đối nội, đối ngoại của nước 2. Nước Đức trong những năm 1933 -1939:
Đức trong những năm 1933 -1939?
- Về chính trị: thiết lập nền chuyên chính độc tài,
khủng bố công khai, lật đổ nền Cộng hòa Vaima
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Chính sách đối nội, đối ngoại đó có ảnh hưởng gì - Về kinh tế: quân sự hóa nền kinh tế.
- Về đối ngoại: tháng 10/1933, rút khỏi Hội
đến hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới?
Quốc liên để tự do hành động; năm 1935, ban
HS: Trả lời theo suy nghĩ
GV chốt ý và khẳng định tính chất hiếu chiến của bọn hành lệnh tổng động viên → hòa bình, an ninh
của châu Âu và thế giới bị đe dọa.

quân phiệt Đức.
3. Củng cố:
- Nắm được tình hình nước Đức ở 2 giai đoạn: từ 1918 -1929 và từ 1929 -1939.
- Chính sách đối nội, đối ngoại của chính quyền Hítle.
4. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: Như đã củng cố
b. Bài sắp học:
Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 13



×