Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giáo án chủ đề cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.76 KB, 12 trang )

Chủ đề. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO
Thời lượng: 03 tiết

Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Bài 7. Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên
tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Gồm các bài:

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được hình thái, đặc biệt là cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực.
- Nêu được khái niệm; Cơ chế và các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Nêu được nguyên nhân phát sinh, hậu quả và vai trò của mỗi dạng ĐB cấu trúc NST đối với tiến hoá và
chọn giống.
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể; Nguyên nhân và cơ chế phát sinh, hậu quả,
vai trò các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể; Phân biệt được các dạng đột biến số lượng NST.
- học sinh quan sát được hình thái và đếm số lượng NST của người bình thường và các dạng ĐB số lượng
NST trên tiêu bản cố định.
- vẽ hình thái và thống kê số lượng NST đã quan sát trong các trường hợp.
- có thể là được tiêu bản tạm thời đẻ xác định hình thái và đếm số lượng NST ở châu chấu đực.
2. Kỹ năng
- Rèn được kỹ năng quan sát tranh, nhận xét nội dung trong tranh
- Kỹ năng phân tích , khái quát hóa kiến thức từ đó rút ra nội dung bài học
- Kỹ năng hoạt động theo nhóm , trình bày nội dung thảo luận
- rèn luyện kỹ năng làm thực hành, ý thức làm việc khoa học, cẩn thận chính xác
- Rèn luyện kỹ năng sống:
+ Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
+ Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt
động nhóm. khi tiến hành thí nghiệm
+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về hình thái, cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc


thể, ĐB số lượng NST..
+ Kỹ năng so sánh, phán đoán khi quan sát tiêu bản đột biến số lượng NST và kỹ năng làm tiêu bản.
3. Thái độ
- Nhận thức được nguyên nhân và sự nguy hại của đột biến nói chung và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
nói riêng đối với con người, từ đó bảo vệ môi trường sống, tránh các hành vi gây ô nhiễm môi trường như
làm tăng chất thải, chất độc hại gây đột biến.
- Biết được những ứng dụng của đột biến cấu trúc NST có lợi vào thực tiễn sản xuất và tạo nên sự đa dạng
loài.
- Có ứng dụng thực tiến trong y học di truyền
-Có ý thức bảo vệ nguồn gen, nguồn biến dị phát sinh, bảo tồn sự đa dạng sinh học đồng thời có biện
pháp phòng tránh, giảm thiểu các hội chứng do đột biến số lượng NST như các hội chứng Đao, Tớcnơ,
Klaiphentơ ..
- Giáo dục thái độ đối với những người mắc các bệnh di truyền do đột biến số lượng NST.
- Làm việc nghiêm túc, nhanh nhẹn, ý thức vệ sinh tốt
4. Định hướng năng lực hình thành và phát triển


a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt
động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như
bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Thầy
- Tranh hình sgk và các video hình ảnh liên quan.
- Bảng số lượng NST 2n ở 1 số loài sinh vật.
- Sơ đồ cấu trúc siêu hiển vi của NST.
- Phương tiện dạy học: Bảng phụ, máy chiếu.
2. Trò
- Học bài cũ và đọc bài mới,có sản phẩm trước khi tới lớp.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1. NST – ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui
vẻ, thoải mái cho
học
sinh,kích
thích sự tò mò,
mong muốn tìm
hiểu bài học mới.
- Giúp học sinh
huy động các
kiến thức, kĩ
năng,
kinh
nghiệm của bản
thân muốn tìm
hiểu các vấn đề
có liên quan đến
NST và đột biến
cấu trúc NST.


Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5’)
Nội dung, phương thức tổ chức
Nội dung. Tái hiện kiến thức về NST
Kỹ thuật tổ chức: Vấn đáp tái hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Từng nhóm nhỏ 2 HS trao đổi và trả lời:
? NST là cấu trúc nằm ở đâu trong tế bào? Gen nằm ở đâu?
? Tại sao phân tử ADN rất dài lại nằm gọn được trong NST?
? NST có cấu trúc và di truyền như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS nhớ lại quá trình phân bào, tại kì trung gian ADN tự nhân đôi tạo điều kiện
cho NST nhân đôi phân chia đều cho các tế bào con; ...
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Hoạt động từng nhóm nhỏ 2 học sinh báo cáo kết quả.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh
- GV kết luận về cấu trúc của NST và cơ chế di truyền
- GV: Hỏi thêm câu hỏi: Ngoài ADN cấu trúc nên NST. Vậy còn thành phần
nào cùng tham cấu tạo nên NST?

Dự kiến sản phầm, đánh
giá kết quả
- HS trình bày được NST
nằm trong nhân tế bào, còn
gen nằm trên NST


- HS trả lời, GV chưa chốt các câu trả lời của HS, từ đó dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’)
Mục tiêu


Nội dung, phương thức tổ chức

Dự kiến sản phầm, đánh
giá kết quả

- Mô tả được hình
thái, cấu trúc hiển
vi, siêu hiển vi
của NST ở TB
nhân thực.

* Nội dung 1. Tìm hiểu hình thái và cấu trúc NST
Phương thức tổ chức: Hoạt động nhóm/ lớp
Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ GV chia lớp thành 6 nhóm, 6-8 hs/ nhóm
+ Nhóm 1: Phần1a - Khái niệm (là cấu trúc mang gen, bắt màu bởi thuốc
nhuộm kiềm tính, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi).
+ Nhóm 2: Phần 1b - Đặc điểm (quan sát rõ nhất vào kỳ giữa của NP; tồn tại
ở trạng thái 2n – TBS dưỡng; đặc trưng ở: số lượng, hình thái và cấu trúc).
+ Nhóm 3: Phần 1c – Cấu trúc hiển vi (3 bộ phận chủ yếu: Tâm động;
Hai đầu mút; Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN)
+ Nhóm 4: phần 1d - Phân loại (NST thường; NST giới tính)
+ Nhóm 5: phần 2a - Cấu trúc NST ở sv nhân sơ
+ Nhóm 6: phần 2b - Cấu trúc NST ở sinh vật nhân thực
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo phân công được giao
Bước 3: Thảo luận, báo cáo
+ Các nhóm thảo luận → ghi kết quả → chuyển cho nhóm khác theo sơ đồ:
1 → 2 → 3 → 4 → 1; 5 ↔ 6

+ Các nhóm đọc và ghi kết quả bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục
chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận kết quả từ 1 nhóm khác để góp ý
+ Cứ như vậy cho đến khi các nhóm nhận lại bảng phụ của nhóm mình cùng
các ý kiến góp ý của nhóm khác. Từng nhóm xem và xử lý ý kiến của bạn ,
hoàn thiện và treo kq trước lớp.
Bước4: Đánh giá kết quả:
GV gợi ý nhấn mạnh:
- Điểm khác giữa NST ở SV nhân sơ với SV nhân thực: ADN kép, dạng
vòng/ tế bào, Ở VR: ADN kép hoặc đơn hoặc ARN.
- H5.2 thể hiện bao nhiêu mức cấu trúc siêu hiển vi của NST? Ý nghĩa.
(NST phải có cấu trúc xoắn qua nhiều mức độ khác nhau, đảm bảo 2 mục
đích:
+ NST nằm gọn trong nhân tế bào
+ NST dễ dàng di chuyển về các cực trong quá trình phân bào.
àcứ qua mỗi mức xoắn thì đường kính được mở rộng và như vậy chiều dài
được rút ngắn).
- Nucleoxom có cấu trúc như thế nào?

I. NST
1. Cấu trúc hiển vi
- Ở SVNS: là phân tử ADN
kép, vòng không liên kết với
prôtêin histôn.
- Ở SVNT: NST gồm 2
crômatit dính nhau qua tâm
động (eo thứ nhất), một số
NST còn có eo thứ hai (nơi
tổng hợp rARN).
Mỗi loài có một bộ NST đặc
trưng (về số lượng, hình thái,

cấu trúc).
2. Cấu trúc siêu hiển vi
- Thành phần: ADN và
prôtêin (histôn và phi
histôn).
- Đơn vị cấu tạo: nuclêôxôm
(8 prôtêin histôn được quấn
quanh bởi một đoạn ADN
dài khoảng 146 cặp nu =

1

3
4 vòng)  Sợi cơ bản

(khoảng 11 nm)  Sợi NS
(25–30 nm)  ống siêu xoắn
(300 nm)  Crômatit (700
nm)  NST.


- Kể tên các dạng
đột biến cấu trúc
NST (mất đoạn,
lặp đoạn, đảo
đoạn và chuyển
đoạn)
Nêu
được
nguyên nhân và

cơ chế chung của
các dạng đột biến
cấu trúc NST.
- Hậu quả của
ĐB cấu trúc
NST.

Mục tiêu
- HS vận dụng
trực tiếp kiến
thức vừa học
được ở phần trên,
để trả lời câu hỏi
trắc nghiệm có
liên quan trên cơ
sở đó nhăm mở

Nội dung 2. Tìm hiểu đột biến cấu trúc NST
Phương thức tổ chức: Hoạt động theo nhóm
Bước 1 - Giao nhiêm vụ
+ GV chia nhóm nhỏ 6-8 hs/nhóm.
+ Giao dụng cụ: bảng phụ, bút
+ Nhiệm vụ: mỗi nhóm làm 1 phiếu học tập về một dạng đột biến cấu trúc
NST.
+ Nhóm 1 làm PHT số 1- Mất đoạn; nhóm 2- Lặp đoạn;....
Bước 2 -Thực hiện nhiêm vụ
+ Các nhóm thực hiện công việc được giao
+ Thời gian làm việc 5 phút.
Bước 3 - Thảo luận, báo cáo.
+ Đại diện nhóm trình bày

+ Nhóm khác bổ sung.
Bước4 - Đánh giá kết quả:
- Gv nhận xét, chốt kiến thức về các dạng đột biến cấu trúc NST theo bảng.
- GV nhấn mạnh:
? Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Tại sao?
→ Có thể gây nên những hậu quả khác nhau, nhất là vị trí đứt gãy xảy ra tại
tâm động thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với các vị trí khác trên
NST
- GV liên hệ: đột biến cấu trúc NST dẫn đến cách li sinh sản, có thể tạo loài
mới.
* Tích hợpGDMT: Ô nhiễm môi trường là tác nhân gây đột biến nên cần
BVMT:giảm chất thải, chất độc hại.
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (5’)
Nội dung, phương thức tổ chức
Nội dung: - Củng cố kiến thức về NST và ĐB cấu trúc NST
Kỹ thuật tổ chức: làm bài tập trắc nghiệm
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm dựa vào những kiến thức
đã học trong bài:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ 2 hs để trả lời câc câu hỏi sau:

II. ĐB cấu trúc NST
1. Khái niệm
Là dạng biến đổi trong cấu
trúc của NST.
2. Cơ chế: Các tác nhân gây
ĐB ảnh hưởng đến quá trình
tiếp hợp, TĐC... hoặc trực
tiếp gây đứt gãy NST  làm

phá vỡ cấu trúc NST  thay
đổi trình tự và số lượng gen,
làm thay đổi hình dạng NST.
3. Các dạng: - Mất đoạn; Lặp đoạn; - Đảo đoạn; Chuyển đoạn (cùng 1 NST;
trên cặp NST tương đồng:
tương hổ, không tương hổ).
4. Hậu quả
- Thay đổi số lượng, vị trí
các gen trên NST, mất cân
bằng gen  thường gây hại
cho cơ thể mang ĐB.
- Vai trò: cung cấp nguyên
liệu cho quá trình chọn lọc
và tiến hoá. Ứng dụng: loại
bỏ gen xấu, chuyển gen, lập
bản đồ di truyền...

Dự kiến sản phầm, đánh
giá kết quả
- HS đưa ra câu trả lời chưa
đầy đủ, hoặc chưa đúng.
- GV hướng dẫn giúp HS
hoàn chỉnh.


rộng kiến thức

Mục tiêu
- Khuyến khích
HS hình thành ý


Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa?
- Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Các bậc cấu trúc của NST được sắp xếp theo trình tự nào sau đây là
đúng?
A. ADN → Sợi cơ bản → crômatit → Sợi nhiễm sắc
B. ADN → Sợi cơ bản → Sợi nhiễm sắc → Crômatit.
C. ADN → Crômatit → Sợi nhiễm sắc → Sợi cơ bản.
D. ADN → Sợi nhiễm sắc → Sợi cơ bản → Crômatit.
Câu 2. Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là những điểm mà tại đó enzym được tổng hợp và là vị trí duy nhất có thể
xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
B. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể
không dính vào nhau.
C. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi là vị trí duy
nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
D. là vị trí liên kết với thoi nhân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các
cực của tế bào
Câu 3. Nuclêôxôm có cấu trúc gồm
A. một khối cầu prôtêin chứa 6 phân tử histon, được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN
chứa 140 cặp nuclêôtit.
B. một khối cầu prôtêin chứa lõi là 1 đoạn ADN có 146 cặp nuclêôtit và vỏ
bọc là 8 phân tử histon.
C. một khối cầu prôtêin chứa 1 phân tử histon, được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN
dài 15 - 100 cặp nuclêôtit.
D. một khối cầu prôtêin chứa 8 phân tử histon, được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN
chứa 146 cặp nuclêôtit.
Câu 4. Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài gấp hàng ngàn lần so
với đường kính của nhân tế bào chứa nó là do.
A. Sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau.

B. ADN có khả năng đóng xoắn.
C. ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên các nuclêôxôm.
D. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi cực mảnh để tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc
thể.
Câu 5. Hình thái của NST nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kì giữa vì
chúng
A. đã tự nhân đôi.
B. xoắn và co ngắn cực đại.
C. chưa phân li về các cực tế bào.
D. tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Hoạt động 4. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5’)
Nội dung, phương thức tổ chức

Nội dung: Tìm tòi các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trên

Dự kiến sản phầm, đánh
giá kết quả
HS dựa vào kiến thức vừa học
tìm tòi:


thức và năng lực
thường xuyênvận
dụng các kiến
thức đã học để
giải quyết các

vấn đề liên quan.

đối tượng thực vật. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật có thể gây ĐB.
Kỹ thuật tổ chức: Bài tập về nhà.
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đưa câu hỏi vào cuối bài học
+ Tìm hiểu các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trên đối tượng thực
vật.

+ Các đột biến cấu trúc
nhiễm sắc thể trên đối tượng
thực vật.
+ Đề xuất các biện pháp kỹ
thuật có thể gây đột biến.

+ Đề xuất các biện pháp kỹ thuật có thể gây đột biến.
Bước 2. Thời gian thực hiện nhiệm vụ 1 tuần, theo nhóm
những hs cùng địa phương.
- Nhóm trưởng trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ vào bài 7 dưới
dạng powerpoint.
Bước 3. Gọi một số HS nêu hướng làm, nhóm trưởng giao nhiệm
vụ.
Bước 4. GV nhận xét bài làm của HS, dựa trên sản phẩm trình
bày ở bài sau (tiết 4).
ĐÁNH GIÁ
Kiến thức

PHƯƠNG THỨC
Dùng các câu hỏi trắc nghiệm

Kỹ năng làm việc

nhóm

đánh giá quá trình và đánh giá đồng đẳng

Kỹ năng thuyết trình

Quan sát và nghe nhóm trình bày, báo cáo, giới
thiệu sản phẩm

Kỹ năng tự học

Đọc thông tin học sinh thu tập được từ việc đọc
tài liệu, tìm hiểu thực tế

Kỹ năng giải quyết vấn
đề

Dựa vào hiệu quả giải quyết các vấn đề, nhiệm
vụ đặt ra cho cá nhân, nhóm.

- Sản phẩm học sinh cần hoàn thành:
+ Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động vận dụng phải được
ghi chép đầy đủ vào vở.
+ Tự đánh giá và đánh giá kết quả thực hiện vận dụng.
Tiết 2. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5’)
Mục tiêu

Nội dung, phương thức tổ chức


Dự kiến sản phầm, đánh
giá kết quả

- Tạo tâm thế
vui vẻ, thoải mái
cho học sinh,kích
thích sự tò mò,
mong muốn tìm
hiểu bài học mới.
- Giúp học sinh
huy động các
kiến thức, kĩ
năng,
kinh

Nội dung. Ôn lại kiến thức phân bào.
- Giả định: trong phân bào, nếu thoi phân bào không hình thành thì NST có
phân ly không? Kết quả sự kết hợp giữa các giao tử giảm phân bình thường
với giao tử giảm phân không bình thường hoặc các giao tử giảm phân phông
bình thường kết hợp với nhau qua thu tinh hoặc thụ phấn tạo đười con có bộ
NST ntn? Ví dụ: Hội chứng đao
Kỹ thuật tổ chức. Vấn đáp tái hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát các dạng đội biến thể dị bội và đa bội, kết hợp
đọc SGK thảo luận nhóm hoàn thành các nội dung phiếu học tập số 2: đột

- HS trình bày được quá trình
giảm phân bình thường,
nhưng chưa nêu được quá
trình giảm phân không bình

thường và sự kết hợp các
giao tạo nên cơ thể di bội và
đa bội.


nghiệm của bản
thân muốn tìm
hiểu các vấn đề
có liên quan đến
đột biến số lượng
NST.

Mục tiêu
Trình bày được
khái niệm đột biến
số lượng NST.
- Kể tên các dạng
đột biến số lượng
NST (thể dị bội và
thể đa bội).
- Trình bày được
nguyên nhân, hậu
quả, vai trò của đột
biến số lượng
NST.
- Phân biệt được tự
đa bội và dị đa bội.
Trình bày được hiện
tượng đa bội thể
trong tự nhiên.


biến dị bội và đa bội.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát tranh hoặc kênh hình, huy động kiến thức Sinh học 9,10 trả
lời.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Hoạt động cá nhân, 2-3 học sinh báo cáo kết quả.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh
- GV kết quả đột biến dị bội và đa bội.
- GV hỏi thêm câu hỏi: Nguyên nhân gây đột biến dị bội và đa bội.
- HS trả lời, GV chưa chốt các câu trả lời của HS, từ đó dẫn dắt vào bài
mới.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35’)
Nội dung, phương thức tổ chức
Nội dung 1- Tìm hiểu đột biến lệch bội và đa bội
Phướng thức tổ chức: Hoạt động cá nhân/ vấn đáp xoay vòng
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
GV hỏi: Theo em hiểu đột biến số lượng NST là gì? Có những dạng nào?
- GV chiếu slide (hoặc viết lên bảng) sơ đồ các loại ĐB số lượng
GV chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: ĐB lệch bội: khái niệm, các dạng, cơ chế phát sinh. Đặt nhiệm vụ cho
tổ 2.
+ Nhóm 2: ĐB lệch bội: hậu quả, ý nghĩa.
+ Nhóm 3: ĐB tự đa bội: khái niệm, cơ chế, hậu quả, vai trò.
+ Nhóm 4: ĐB dị đa bội: khái niệm, cơ chế, hậu quả, vai trò.
- Thời gian làm việc nhóm 7’.
- Yêu cầu sản phẩm: Thể hiện lên bảng phụ (câu hỏi đặt cho nhóm khác viết vào
vở)
Bước 2- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo phân công.

Bước 3: Thảo luận, trao đổi và báo cáo.
- Hết thời gian các nhóm treo bảng phụ.
- Đồng thời đại diện các nhóm lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình
- Mỗi nhóm sau khi thuyết trình xong, đặt câu hỏi củng cố phần kiến thức của
nhóm mình cho nhóm khác trả lời: nhóm 1 gọi nhóm 2 → 3 → 4 → 1.
- GV yêu cầu đại diện ngẫu nhiên của nhóm lên trình bày, nhóm đặt câu hỏi sẽ hỏi
và đại diện hoặc các bạn trong nhóm trả lời (Mỗi nhóm khoảng 5 phút = 20 p)
Bước 4: Đánh giá kết quả:
- Thông qua kiến thức các nhóm đã nêu, giáo viên chốt kiến thức theo nội dung
nghiên cứu bằng cách chiếu các slide chuẩn.
- GV có thể gợi ý câu hỏi củng cố kiến thức của từng nhóm:
+ Nhóm 1: Bộ NST một loài 2n = 14. Tính số NST trong TB của loài này ở dạng
thể 1; thể 3;…
+ Nhóm 2: Từ sơ đồ minh họa cơ chế:

Dự kiến sản phầm, đánh
giá kết quả
- Phiếu học tập số 2


Gọi tên một số hội chứng bệnh ở người có bộ NST như trên….
+ Nhóm 3: Vì sao đa bội thường gặp ở động vật, hiếm gặp ở động vật?
+ Nhóm 4: Lúa mì trồng lục bội (6n, kí hiệu AABBDD) là kết quả của lai xa và đa
bội hóa của mấy loài? (3 loài hoang dại, đều có bộ 2n = 14, kí hiệu AA, BB, DD).
Vậy bộ NST của loài này là bao nhiêu? 6n = 42
* Tích hợp giáo dục môi trường: Có ý thức bảo tồn nguồn gen, nguồn biến dị phát
sinh, bảo tồn độ đa dạng sinh học.
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP
Mục tiêu


Nội dung, phương thức tổ chức

Dự kiến sản phầm, đánh
giá kết quả

Kết hợp với hoạt động 2. Làm bài tập củng cố sau mỗi phần thuyết trình của
các nhóm.
Mục tiêu
Khuyến
khích HS hình
thành ý thức
và năng lực
thường
xuyênvận
dụng các kiến
thức đã học
để giải quyết
các vấn đề
liên quan.

Hoạt động 4. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5’)
Nội dung, phương thức tổ chức
Nội dung: Viết giao tử của cơ thê tam bội, tứ bội
Kĩ thuật tổ chức: Giao bài tập về nhà
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV đưa câu hỏi vào cuối bài học:
Viết giao tử của các thể 3n (Aaa), 4n (AAaa)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ độc lập, về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu
hỏi vào vở bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Cho một số HS nêu cách giải quyết vấn đề, hướng làm bài.
GV nêu cách làm.
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV kiểm tra vở bài tập vở HS vào giờ học hôm sau.

Dự kiến sản phầm, đánh
giá kết quả
- Trình bày vào vở được
nội dung yêu cầu:
+ Thể 3n: không có
khả năng giảm phân
sinh ra giao tử bình
thương, nhưng lại được
hình thành nhờ sự kết
hợp giữa giao tử giảm
phân BT (n) với giao tử
giảm phân không BT
(2n). Cho nên, có khi
GP tạo giao tử đơn bội
(n), lưỡng bội (2n):
Aaa → (n): 1 A, 2a và
(2n): 2 Aa, 1aa .
+ Thể 4n, → giao tử
(2n): AAaa → 1/6 AA,
4/6 Aa, 1/6 aa.

TIẾT 3: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI
I. Mục tiêu:
Học sinh phải đạt được:

1. Kiến thức:
- Quan sát được bộ NST dưới kính hiển vi.
- Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định.


- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng làm tiêu bản NST và xác định số lượng NST dưới kính hiển
vi.
3. Thái độ:
- Giáo dục quan điểm khoa học.
4. Các năng lực và phẩm chất:
- Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kính hiển vi quang học, tiêu bản cố định bộ NST tế bào của người, Châu chấu đực,
nước cất, oocxein axetic 4-5%, lam men, lam, kim phân tích, kéo.
- Bài soạn, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm
hiểu bài học mới
- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp. Xác định được các
cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp..

2. Nội dung
- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức liên quan các loại đột biến NST
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS quan sát được các dạng đột biến của NST trên tiêu bản và trên tiêu bản tạm
thời
4. Kỹ thuật tổ chức
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS quan sát các dạng đột biến của NST trên tiêu bản và trên tiêu bản
tạm thời
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát trên tiêu bản theo nhóm
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Hoạt động nhóm, báo cáo kết quả.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
- HS trả lời, GV chưa chốt các câu trả lời của HS, từ đó dẫn dắt vào bài mới chúng
ta sẽ đi nghiên cứu bài hôm nay,


- Nêu các dạng đột biến lệch bội ở sinh vật lưỡng bội và hậu quả của từng dạng? Tại sao
đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là đột biến đa bội GV dẫn
dắt vào bài
Tiết 7: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản
cố định và trên tiêu bản tạm thời
B. HOẠT ĐỘNG 2. Hình thành kiến thức mới. (30 phút)
1. Mục đích
- Quan sát được bộ NST dưới kính hiển vi.
- Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định.
- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp.
2. Nội dung (nằm trong cột nội dung)

3. Dự kiến sản phẩm của hs (trong bước 3 của kỹ thuật tổ chức đã có thảo
luận, trao đổi và ý kiến, sản phẩm của hs)
4. Kỹ thuật tổ chức (cụ thể bằng 4 bước trong phần hoạt động của giáo
viên và học sinh)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Làm tiêu bản
Làm tiêu bản tạm thời và quan sát trên kính hiển
tạm thời và quan sát trên kính vi:
hiển vi:
1. Mục đích:
- Hoạt động nhóm / lớp
- Quan sát được hình thái và đếm được số lượng NST
Bước 1 : Giao nhiệm vụ
của châu chấu.
- GV Nêu mục đích của thí
- Tập nhận biết các dạng đột biến trên tiêu bản quan
nghiệm
sát được.
- Để tiến hành thí nghiệm chúng 2. Chuẩn bị:
ta cần phải chuẩn bị những gì
- Mẫu vật: Châu chấu đực
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hoá chất: ocxein axetic 4-5%, nước cất
HS quan sát theo nhóm , nghiên - Dụng cụ: kính hiển vi quang học, lam men, lam,
cứu thông tin SGK và làm thực
kim phân tích, kéo.
hành
3. Cách tiến hành:
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, - Dùng kéo cắt bỏ cánh và chân của châu chấu đực.

báo cáo
- Tay trái cầm phần ngực, tay phải kéo phần bụng ra
GV gọi HS trả lời, HS khác nhận (tách khỏi ngực) sẽ có một số nội quan, trong đó có
xét, bổ sung
tinh hoàn bung ra.
Bước 4: Đánh giá kết quả
- Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọt
GV hướng dẫn học sinh cách phân nước cất.
biệt châu chấu đực và châu chấu - Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt
cái; kĩ thuật mổ tránh làm nát tinh sạch mỡ khỏi lam kính.
hoàn, làm nhanh tay, nhẹ nhàng. Kĩ - Nhỏ vài giọt oocxein axetic 4-5% lên tinh hoàn để
thuật lên kính và quan sát.
nhuộm trong thời gian từ 15 đến 20 phút.
GV chia khu vực cho các nhóm - Đậy lamen, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lamen


tiến hành thí nghiệm, lưu ý HS cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST bung ra.
trong quá trình thí nghiệm phải - Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: lúc đầu ở độ bội
cẩn thận, nhẹ nhàng tránh đổ vỡ giác nhỏ, sau đó dùng bội giác lớn.
có thể gây nguy hiểm đến tính 4. Tổ chức thực hiện:
mạng.
- Học sinh tiến hành làm theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm
GV tổng kết, nhận xét chung. từ 5 - 7 em.
Đánh giá những thành công của - Đếm số lượng và quan sát kĩ hình thái của từng
từng cá nhân, từng nhóm. Những NST và vẽ vào vở.
kinh nghiệm rút ra từ chính thực tế 5. Thảo luận: Các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp thảo
thực hành của các em học sinh.
luận, giáo viên nhận xét chung và tổng kết.
C. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5phút)
1. Mục đích:

- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học , để trả lời câu hỏi Cho HS quan sát hình
ảnh bộ NST bình thường và bị đột biến số lượng NST ở người.
2. Nội dung
Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định.
- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp.
- Cách làm tiêu bản
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4. Kỹ thuật tổ chức
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi dựa vào những kiến thức đã học trong bài:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ nhóm, để trả lời câu hỏi
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS.
- Nêu được các dạng đột biến của NST
D. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng, mở rộng (5 phút)
1. Mục đích
- Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng các
kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan.
2. Nội dung
- Cho HS quan sát hình ảnh bộ NST bình thường và bị đột biến số lượng NST ở người.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả lời:
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học



- HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát hình ảnh bộ NST bình thường và bị đột biến số lượng NST ở người.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV nhận xét câu trả lời của HS, đưa ra đáp án.



×