Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển thể lực cho vận động viên karatedo đội tuyển trẻ quốc gia tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.18 KB, 27 trang )

1
A.GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1.Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây thể dục thể thao (TDTT) đã đóng góp một
phần to lớn trong việc phát triển toàn diện cho con người cả về trí, đức, thể,
mỹ. Tập luyện TDTT giúp con người nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất
đưa con người đến đỉnh cao của thời đại tiếp cận với nền văn minh nhân
loại, thúc đẩy xã hội ngày càng tiến bộ hơn, việc nâng cao thành tích thể
thao của nước ta lên trình độ hàng đầu khu vực Đông Nam Á đã trở thành
một yêu cầu của quốc gia, dân tộc trên con đường hội nhập quốc tế nhằm
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Karatedo (Karate) là môn thể thao phát triển rộng rãi ở Việt Nam, được
nhiều tầng lớp, lứa tuổi tham gia tập luyện. Môn Karate là môn thể thao mới
được thi đấu chính thức tại kỳ đại hội Olympic tổ chức tại Tokyo – Nhật Bản
vào năm 2020.[84], do đó môn Karate được coi là một trong số các môn thể
thao mũi nhọn của nền thể thao nước nhà. Việc thi đấu xuất sắc và giành được
các thứ hạng cao của các võ sĩ Karate Việt Nam tại các giải đấu trong Khu vực
và Quốc tế đã khẳng định vị trí của môn thể thao này và tạo đà cho sự phát
triển mạnh mẽ của phòng trào tập luyện và thi đấu Karate trong cả nước.
Trong huấn luyện về phát triển các tố chất thể lực cho các võ sinh
Karate ở nước ta là một lĩnh vực cũng được không ít học giả quan tâm như
các tác giả Cao Hoàng Anh, Nguyễn Đương Bắc, Vũ Sơn Hà, Trần Tuấn
Hiếu, Ngô Ngọc Quang... Các tác giả trên đã nghiên cứu các bài tập phát
triển các tố chất thể lực, kỹ thuật cũng như các khả năng vận động cho các
lứa tuổi khác nhau. Tác giả Đỗ Tuấn Cương nghiên cứu các bài tập nhằm
phát triển sức mạnh (SM) tốc độ kỹ thuật đòn tay cho vận động viên (VĐV)
nam Karatedo đội tuyển quốc gia. Tác giả Nguyễn Nam Hải nghiên cứu một
số bài tập nâng cao phẩm chất ý chí cho VĐV Karatedo đội tuyển trẻ quốc
gia Việt Nam. Tác giả Phạm Hồng Hà nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực
của nam VĐV Karatedo trẻ quốc gia. Tác giả Nguyễn Thế Truyền nghiên
cứu kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV môn Karatedo đội tuyển


quốc gia. Tác giả Đặng Thị Hồng Nhung nghiên cứu về trình độ thể lực
chuyên môn của nữ VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia…. Tuy nhiên, vấn đề
về sử dụng các bài tập phát triển thể lực cho VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc
gia vẫn chưa ai đề cập tới.


2
Trong công tác huấn luyện đào tạo VĐV để có kết quả thi đấu cao
cần phải huấn luyện đào tạo cho VĐV một cách toàn diện các mặt kỹ thuật,
thể lực, chiến thuật, tâm lý.... ngay từ khi còn trẻ, trong đó mặt quan trọng
không thể thiếu trong đào tạo ban đầu đối với VĐV Karate trẻ là thể lực, thể
lực có vai trò quan trọng và nó cũng là một trong những yếu tố rất quan
trọng quyết định đến khả năng cũng như thành tích của VĐV.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn
đề, với mục đích nhằm nâng cao trình độ thể lực trong huấn luyện thi đấu
đối kháng cho các VĐV Karate trẻ trong tương lai, chúng tôi mạnh dạn chọn
đề tài: Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển thể lực cho vận động viên
Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia.
Mục đích của luận án:
Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển
thể lực cho VĐV Karate đội tuyển trẻ Quốc gia, nhằm mục đích góp phần
nâng cao thể lực và thành tích thi đấu cho VĐV Karate đội tuyển trẻ Quốc
gia.
Mục tiêu của luận án:
Mục tiêu 1: Thực trạng công tác đào tạo và huấn luyện thể lực của
VĐV Karate đội tuyển trẻ Quốc gia.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực
cho VĐV Karate đội tuyển trẻ Quốc gia.
Mục tiêu 3: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập
phát triển thể lực cho VĐV Karate đội tuyển trẻ Quốc gia.

2. Những đóng góp mới của luận án:
1. Đã xác định được thực trạng điều kiện tập luyện và lựa chọn test để
ứng dụng đánh giá thể lực cho VĐV Karate cụ thể:
- Thực trạng các mặt về lực lượng HLV, VĐV, cơ sở sân bãi tập luyện,
các điều kiện về chế độ đảm bảo, các nhóm bài tập cho đội tuyển trẻ quốc
gia được sử dụng thường xuyên trong huấn luyện thể lực chung và thể lực
chuyên môn cũng như sự phân chia khối lượng huấn luyện và nội dung buổi
tập trong tuần của hai giai đoạn chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn
phù hợp với yêu cầu chuyên môn. Thành tích của các VĐV có 7 VĐV Kiện
tướng và 8 VĐV đạt Cấp 1 quốc gia.
- Đã chọn được hệ thống test/ chỉ số đánh giá thể lực cho VĐV Karate
đội tuyển trẻ quốc gia bao gồm: 21 test đánh giá thể lực (15 test đánh giá


3
thể lực chung; 6 test đánh giá thể lực chuyên môn) và 5 chỉ số/ test đánh
giá yếu tố liên quan. Qua đó, ứng dụng đánh giá được thực trạng thể lực và
các yếu tố liên quan của VĐV nam và nữ Karate đội tuyển trẻ quốc gia.
2. Đã lựa chọn được hệ thống 90 bài tập, chia thành 2 nhóm: Nhóm 1
bao gồm 43 bài tập thể lực chung và nhóm 2 bao gồm 47 bài tập thể lực
chuyên môn. Nhằm phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền và sức mạnh tốc
độ. Qua đó, luận án đã xây dựng được 2 chương trình thực nghiệm trong 2
giai đoạn: Chuẩn bị và thi đấu theo kế hoạch huấn luyện chu kỳ. Các
chương trình thực nghiệm đều có các thông tin về: Thời gian, mục đích,
phương pháp và các thông số chi tiết về lượng vận động tập luyện.
3. Qua thực nghiệm sư phạm và kết quả các chỉ số kiểm tra thể lực
chung và thể lực chuyên môn, các yếu tố hình thái chức năng, với sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về các test/chỉ số với (t tính > tbảng ở ngưỡng xác
xuất P<0.05) cho thấy hệ thống bài tập đã chọn trong huấn luyện phát triển
thể lực bao gồm các bài tập huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn

cũng như chương trình thực nghiệm qua hai giai đoạn chuẩn bị và chuẩn bị
thi đấu cho VĐV Karate trẻ đội tuyển quốc gia lứa tuổi 15 – 17 đã có sự ảnh
hưởng tích cực đến các tố chất thể lực cũng như thành tích thi đấu của các
đối tượng thực nghiệm.
Đây là nghiên cứu mới về ứng dụng các test kiểm tra hiện đại và thực
nghiệm chương trình thể lực cho VĐV Karate trẻ đội tuyển quốc gia và các
kiến thức liên quan về chức năng, tâm lý, thành phần cơ thể sẽ hỗ trợ để
tuyển chọn và huấn luyện VĐV Karate có hiệu quả hơn.
3. Cấu trúc của luận án:
Luận án được trình bày trong 136 trang giấy khổ A4, bao gồm: Phần
mở đầu: 3 trang; Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu: 43 trang;
Chương 2: Đối tượng, phương pháp, tổ chức nghiên cứu: 20 trang; Chương
3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 68 trang; Kết luận và kiến nghị: 2 trang.
Luận án có 52 bảng, 15 biểu đồ và 5 hình. Luận án sử dụng 87 tài liệu tham
khảo, trong đó có 50 tài liệu tiếng Việt, 35 tài liệu tiếng nước ngoài (Tiếng
Anh và Tiếng Pháp), 2 Website và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN


4
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu, việc tổng hợp các cơ sở lý luận về vấn đề
nghiên cứu là cần thiết trong việc định hướng nghiên cứu cũng như xác định
phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách hợp lý và khoa học. Luận
án tiến hành tìm hiểu các tài liệu, sách, báo, công trình nghiên cứu trong
nước và ngoài nước có liên quan; từ đó xây dựng nên tổng quan của luận án
gồm các phần chính: 1. Một số đặc điểm cơ bản môn Karate; 2. Cơ sở khoa
học của huấn luyện thể lực; 3. Bài tập thể chất trong huấn luyện thể lực; 4.
Đặc điểm tâm sinh lý VĐV trẻ; 5. Xây dựng kế hoạch năm theo chu kỳ
trong huấn luyện thể thao; 6. Các công trình nghiên cứu có liên quan. Vì vậy

khi nghiên cứu luận án, được tiếp cận với các nguồn tài liệu kể trên là hết
sức bổ ích và quý giá để thực hiện luận án, bởi các kết quả trước đây có ý
nghĩa tham khảo quan trọng để tiến hành nghiên cứu.
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập phát triển thể lực cho vận
động viên Karate đội tuyển trẻ quốc gia.
Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể thực nghiệm: Gồm 20 VĐV Karate trẻ quốc gia lứa tuổi 15
-17 (trong đó có 12 nam và 8 nữ) nội dung đối kháng Kumite theo các hạng
cân nữ/VĐV: 48kg=2VĐV; 53kg=2VĐV; 60kg=2VĐV; trên 60kg=2VĐV,
các hạng cân nam/VĐV: 50kg=2VĐV; 55kg=2VĐV; 60kg=2VĐV;
65kg=2VĐV; 70kg=2VĐV; 75kg=1VĐV; trên 75kg=1VĐV. Trình độ: Đa số
các VĐV đạt thành tích giải Trẻ và giải Cúp quốc gia đang tập huấn tại
Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Tp.HCM.
- Khách thể tham gia phỏng vấn: Gồm 35 nhà khoa học, giảng viên,
HLV trình độ cao am hiểu về huấn luyện Karate, kiến thức sâu về huấn
luyện thể lực cho VĐV. Nhằm phỏng vấn các bài tập, test/ chỉ số đánh giá
thể lực cho VĐV Karate trẻ quốc gia.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các mục tiêu đề ra, luận án
sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu,


5
phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp kiểm tra sư phạm,
phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp toán thống kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 12 năm 2018.
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi của luận án tiến hành nghiên cứu là hệ thống bài tập phát triển
thể lực cho VĐV Karate trẻ quốc gia, nghiên cứu được tiến hành trên VĐV
đối kháng (Kumite) nam và nữ lứa tuổi 15 -17 tuổi. Đánh giá hiệu quả hệ
thống bài tập phát triển thể lực thông qua sự phát triển thể lực, một số yếu tố
liên quan và thành tích thi đấu của VĐV.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu tại
Trường Đại học TDTT Tp. Hồ Chí Minh; Trung tâm HLTT Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh.
2.3.3. Kế hoạch nghiên cứu: Luận án được tiến hành từ tháng 12 năm
2013 đến tháng 12 năm 2018. Gồm các giai đoạn cụ thể sau:
Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2014.
Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015.
Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2016.
Giai đoạn 4: Từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017.
Giai đoạn 5: Từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2018.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng công tác đào tạo và huấn luyện thể lực của VĐV
Karate đội tuyển trẻ quốc gia:
3.1.1. Thực trạng công tác đào tạo VĐV Karate đội tuyển trẻ
quốc gia
- Thực trạng lực lượng HLV, VĐV đội tuyển trẻ quốc gia:
- Thực trạng về cơ sở sân bãi, trang thiết bị tập luyện:
- Thực trạng về bài tập huấn luyện TLC và TLCM theo KHHL:
- Thực trạng về chế độ và các điều kiện đảm bảo:
- Thực trạng phân chia khối lượng huấn luyện và nội dung buổi tập
trong tuần của hai giai đoạn chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn:
- Thực trạng thành tích thi đấu của VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia
năm 2016:



6
3.1.2. Thực trạng thể lực của VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc
gia:
3.1.2.1. Nghiên cứu xác định hệ thống test/ chỉ số đánh giá thể lực
cho VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia.
a. Cơ sở lý luận lựa chọn hệ thống test/ chỉ số đánh giá thể lực cho VĐV
Karate.
Phạm vi của luận án là chọn lựa và ứng dụng các test/ chỉ số đã được
công nhận về các tiêu chí tính thông báo, độ tin cậy, tính chuẩn xác và có
sẵn phương tiện, thiết bị kiểm tra. Do đó sẽ không kiểm chứng lại các tiêu
chí này khi kiểm tra VĐV.
b. Cơ sở thực tiễn lựa chọn hệ thống test/ chỉ số đánh giá thể lực cho VĐV
Karate đội tuyển trẻ quốc gia.
Một chương trình huấn luyện thể lực toàn diện sẽ cần đến các nhân tố
tác động: SM, công suất, tăng tốc, giảm tốc, thăng bằng, khả năng mềm dẻo
và tâm lý. Việc liên kết chặt chẽ các nhân tố này tác động đến việc phát triển
trình độ thể lực, nâng cao thành tích cho VĐV. Nói cách khác, nghiên cứu
phát triển trình độ thể lực không chỉ là đánh giá thể lực của VĐV bằng các
test thể lực mà còn phải nghiên cứu sự tác động của các năng lực liên quan
như: Sức mạnh, công suất, khả năng tăng - giảm tốc, thăng bằng, mềm dẻo
và tâm lý (phản xạ). Đây chính là cơ sở để lựa chọn các test/ chỉ số đánh giá
các năng lực liên quan của luận án.
c. Xác định hệ thống test đánh giá thể lực và chỉ số/ test đánh giá yếu tố
liên quan cho VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia.
Để chọn lựa các test đánh giá thể lực và chỉ số/ test đánh giá yếu tố liên
quan, luận án tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Tổng hợp và hệ thống hóa các test, chỉ số. Luận án đã chọn lựa
sơ bộ được 49 test: Bao gồm 39 test thể lực: Test SM (12 test), test tốc độ (5
test), test thăng bằng (3 test), test mềm dẻo (3 test), test SB (2 test), test
TLCM (14 test); 10 chỉ số/test yếu tố liên quan: Tâm lý (6 test), Chức năng

(4 test).
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn 36 chuyên gia, HLV Karate, thu về 35
phiếu hợp lệ.
Bước 3. Kết quả phỏng vấn.


7
Kết quả phỏng vấn lựa chọn test thể lực từ bảng 3.11 cho thấy: Có
21/39 test bao gồm: 15 test đánh giá TLC và 6 test đánh giá TLCM được các
chuyên gia, HLV chọn lựa ở mức phù hợp và rất phù hợp, với giá trị trung
bình từ 4.0 trở lên. Còn 18/39 test còn lại bị loại do giá trị trung bình dưới
4.0 (lần lượt là 3.49 và 3.97).
Kết quả lựa chọn chỉ số/ test đánh giá các yếu tố có liên quan từ bảng
3.12 cho thấy: Có 5/10 chỉ số/test được các chuyên gia, HLV chọn lựa ở mức
phù hợp và rất phù hợp, với giá trị trung bình từ 4.0 trở lên. Còn 5/10 chỉ
số/test còn lại bị loại do giá trị trung bình dưới 4.0 (lần lượt là 3.46 và 3.83).
3.1.2.2. Ứng dụng các test/ chỉ số đánh giá thực trạng thể lực của
VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia
a. Thực trạng TLC của VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia
Thể lực chung của VĐV nam Karate đội tuyển trẻ Quốc gia chỉ có 1
test (Ngồi với (cm)) và 1 chỉ số (Công suất tương đối (W/kg)) có hệ số
Cv>20%, chứng tỏ tập hợp mẫu có độ đồng nhất tương đối thấp; có 4 test
(Lực lưng (kg), Lực chân (kg), Đẩy tạ 3RM (kg), Gánh tạ 3RM (kg)) có hệ
số 10%test (Chạy XPC 5m (s), Chạy TĐC 20m (s), Bật cao tư thế gánh tạ, Nhảy lục
giác (s), Gập bụng 1 phút (lần), Duỗi lưng 1 phút (lần), Bật xa (cm), Lực
bóp tay (kg)) và và 1 chỉ số (Chiều cao bật nhảy (cm)) có Cv<10% chứng tỏ
tập hợp mẫu có độ đồng nhất cao.
Thể lực chung của VĐV nữ Karate đội tuyển trẻ Quốc gia có 3 test
(Ngồi với, Lực lưng (kg), Lực chân (kg) và 1 chỉ số (Công suất tương đối)

có hệ số Cv>20%, chứng tỏ tập hợp mẫu có độ đồng nhất tương đối thấp; có
6 test (Lực bóp tay (kg), Đẩy tạ 3RM (kg), Gánh tạ 3RM (kg)) Gập bụng 1
phút (lần), Duỗi lưng 1 phút (lần), Bật cao tư thế gánh tạ) và 1 chỉ số
(Chiều cao bật nhảy) có hệ số 10%có 4 test (Bật xa (cm), Nhảy lục giác (s), Chạy XPC 5m (s), Chạy TĐC 20m
(s)) có Cv<10% chứng tỏ tập hợp mẫu có độ đồng nhất cao.
* Đánh giá thực trạng SM đẳng động của VĐV Karate đội tuyển
trẻ quốc gia
Ở 4 test đánh giá SM đẳng động các giá trị của tập hợp mẫu ở VĐV
nam là: Gập duỗi khớp gối 60o/s (Momen lực đỉnh: Duỗi trái, duỗi phải, gập


8
trái. Công suất trung bình: Duỗi trái, duỗi phải, gập trái); Gập duỗi khớp gối
180o/s (Momen lực đỉnh: Duỗi trái, duỗi phải. Công suất trung bình: Duỗi
trái, duỗi phải); Gập duỗi khớp khủy 60o/s (Momen lực đỉnh: Duỗi trái, duỗi
phải. Công suất trung bình: Duỗi phải) và gập duỗi khớp khủy 120o/s
(Momen lực đỉnh: Duỗi phải, gập trái. Công suất trung bình: Duỗi phải) có
16 chỉ số Cv (10%trung bình và 16 chỉ số còn lại có Cv lớn hơn 20% mức độ tập hợp mẫu
tương đối thấp. Ở VĐV nữ là: Gập duỗi khớp gối 60o/s (Momen lực đỉnh:
Duỗi trái, duỗi phải, gập trái, gập phải. Công suất trung bình: Duỗi trái, gập
trái); Gập duỗi khớp gối 180o/s (Momen lực đỉnh: Duỗi trái, duỗi phải. Công
suất trung bình: Duỗi trái, duỗi phải); Gập duỗi khớp khủy 60o/s (Momen
lực đỉnh: Duỗi phải) có 11 chỉ số Cv (10% < Cv < 20%) nhỏ hơn 20% mức
độ tập hợp mẫu tương đối trung bình còn 21 chỉ số có Cv lớn hơn 20% mức
độ tập hợp mẫu tương đối thấp.
b. Thực trạng TLCM của VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia.
TLCM của VĐV nam Karate đội tuyển trẻ quốc gia có 6/6 test có
Cv<10% chứng tỏ tập hợp mẫu có độ đồng nhất cao. TLCM của VĐV nữ

Karate đội tuyển trẻ quốc gia chỉ có 1/6 test (Kizami 10s (lần)) có 10%20% chứng tỏ tập hợp mẫu có độ đồng nhất trung bình, còn lại 5/6 test còn
lại có Cv<10% chứng tỏ tập hợp mẫu có độ đồng nhất cao.
c. Thực trạng các yếu tố liên quan của VĐV Karate đội tuyển trẻ
quốc gia
Chức năng và tâm lý của VĐV nam Karate đội tuyển trẻ quốc gia có
test Công năng tim HW với Cv>20%, chứng tỏ tập hợp mẫu có độ đồng
nhất thấp; có 3/5 test (Phản xạ Batak pro (lần), Dung tích sống (L), Wingate
test)) có 10lại test Beep test (VO2max (ml/kg/min)) có Cv<10% chứng tỏ tập hợp mẫu
có độ đồng nhất cao. VĐV nữ Karate đội tuyển trẻ Quốc gia có test Công
năng tim HW với Cv>20%, chứng tỏ tập hợp mẫu có độ đồng nhất thấp; có
3/5 test (Beep test (VO2max (ml/kg/min). Dung tích sống (L), Wingate test))
có 10test Phản xạ Batak pro (lần) có Cv<10% chứng tỏ tập hợp mẫu có độ đồng
nhất cao.


9
3.1.3. Bàn luận về thể lực và các yếu tố liên quan của VĐV nam
Karate đội tuyển trẻ quốc gia với một số công trình nghiên cứu khác:
3.1.3.1. So sánh về SM của VĐV Karate trẻ quốc gia với các công
trình nghiên cứu khác
- Đối với SM bật nhảy của VĐV nam Karate đội tuyển trẻ Việt Nam so
với 10 VĐV Karate Pháp đẳng cấp quốc tế có X =42.3±4.8 (Ravier G, 2004),
thấp hơn VĐV nam Karate trẻ Việt Nam d=5.12 cm; So với 12 VĐV Karate
quốc gia Pháp có X =37±3.6 (Ravier G, 2004), thấp hơn VĐV nam Karate trẻ
Việt Nam d=10.42cm; So với 3 VĐV nam Karate Ý có X =40.1±3.2 (Doria
C, 2009), thấp hơn VĐV nam Karate trẻ Việt Nam d=7.32 cm; so với 11
VĐV nam Karate Czech có X =45.4±4.5 (Craig A. Bridge, 2014), thấp hơn

VĐV nam Karate trẻ Việt Nam d=2.02 cm; so với VĐV nam quốc gia Ý có
X =40.7±6.8 (Craig A. Bridge, 2014), thấp hơn VĐV nam Karate trẻ Việt
Nam d=6.7cm; so với 23 VĐV Taekwondo có X =37.17±3.43 (Fatih
Catikkas, 2016), thấp hơn VĐV nam Karate trẻ Việt Nam d=10.25 cm; so với
VĐV nam Taekwondo Ấn Độ có X =36±5 (Singh et al, 2015), thấp hơn VĐV
nam Karate trẻ Việt Nam d=11.42 cm; so với VĐV nam Taekwondo Tunisian
có X =43.2±5.2 (Tabben et al, 2014), thấp hơn VĐV nam Karate trẻ Việt
Nam d=4.22 cm. Tuy nhiên, so với nam sinh CLB Taekwondo Hàn Quốc có
X =57±12.4 (Yoon, 2015), cao hơn VĐV nam Karate trẻ Việt Nam d=9.58
cm; so với VĐV nam Taekwondo có X =52.07±11.07 (Noorul, 2008), cao hơn
VĐV nam Karate trẻ Việt Nam d=4.65 cm.
- Đối với SM đẳng động gập khớp gối 60o/s:
+ Mô-men lực đỉnh trung bình gập 2 gối 60o/s: So với 7 VĐV võ đối
kháng có X = 152.3Nm (Iwanska, 2016), cao hơn VĐV nam Karate trẻ Việt
Nam d=48.80 Nm; so với VĐV nam Karate đội tuyển Serbian gập gối phải
có X =144.6Nm (Borislav Obradović, 2017), cao hơn VĐV nam Karate trẻ
Việt Nam d=41.06Nm; So với 10 VĐV Boxing Bồ Đào Nha có X =136±23
(Silva, 2016), cao hơn VĐV nam Karate trẻ Việt Nam d=32.50 Nm; so với
VĐV Karate trẻ Serbian gập gối phải có X =122.8Nm (Borislav Obradović,
2017), cao hơn VĐV nam Karate trẻ Việt Nam d=19.25Nm; so với các VĐV
nam Karate Nhật Bản (Yoshihiro Hoshikawa, 2010) có X =111.8Nm cao
hơn VĐV nam Karate trẻ Việt Nam d=8.30Nm. Nhưng so với 18 VĐV


10
Karate của tác giả Aleksandar Kotrljanovic, (2016) có X = 102.4Nm thấp
hơn VĐV nam Karate trẻ Việt Nam d=1.11Nm và so với VĐV Karate thiếu
niên Serbian gập gối phải có X =99.9Nm (Borislav Obradović, 2017), thấp
hơn VĐV nam Karate trẻ Việt Nam d=3.56Nm.
- Đối với SM đẳng động duỗi khớp gối 60o/s.

- Đối với SM đẳng động khớp gối 180o/s.
- Đối với SM đẳng động khớp khuỷu tay 60o/s.
- Đối với test đẩy tạ 1RM đạt giá trị cao nhất là của VĐV nam Karate
đội tuyển Nhật Bản đạt 87.1 kg, tiếp theo là VĐV nam quốc gia Brazil đạt
76.3kg, tiếp là VĐV nam trẻ Nhật Bản đạt 74.4kg, VĐV Karate trẻ Việt
Nam tại thời điểm 2012 đạt 54.86kg, thấp nhất là VĐV nam Karate trẻ Việt
Nam là 34.47kg.
- Đối với test gánh tạ 1RM đạt giá trị cao nhất là của VĐV nam
Karate đội tuyển Nhật Bản đạt 137.5 kg, tiếp là VĐV nam trẻ Nhật Bản đạt
120 kg, tiếp theo là VĐV nam quốc gia Brazil đạt 113.3kg, thấp nhất là
VĐV nam Karate trẻ Việt Nam tại thời điểm 2012 là 99.07 có kết quả tương
đương với VĐV hiện nay là 97.97kg.
3.1.3.2. So sánh về chức năng của VĐV Karate trẻ quốc gia với các
công trình nghiên cứu khác
- Khả năng hấp thụ Oxy VO2max: Đạt giá trị cao nhất là VĐV nam
chuyên nghiệp Nhật Bản X =59±6.6 (Imamur H et al, 1997), tiếp là VĐV
nam trình độ quốc gia của Pháp X =58.7±3.1 (Ravier, 2009), tiếp là VĐV
nam trình độ quốc gia của Pháp X =58.5±3 (Ravier et al, 2004), tiếp là VĐV
nam trẻ trình độ quốc tế của Pháp X =58.2±3.1 (Ravier et al, 2009), tiếp là
VĐV nam đại học Nhật Bản X =57.5±5.2 (Imamur H et al, 1997), tiếp là
VĐV nam trẻ trình độ quốc tế của Pháp X =57.2±4.1 (Ravier et al, 2004),
tiếp là VĐV nam quốc gia của Ý X =48.5±6 (Doria C et al, 2009), là các đối
tượng lớn hơn VĐV nam Karate trẻ Việt Nam X =43.58±2.88. Đối với VĐV
nữ quốc gia của Ý X =42.9±1.6 (Imamura H et al, 2003), tiếp là VĐV nữ
Đại học của Nhật Bản X =42.7±5.1 (Imamura H et al, 2003 lớn hơn VĐV
nữ Karate trẻ Việt Nam X =40.20±4.34 nhưng lại cao hơn VĐV nữ đội
tuyển Đại học của Nhật Bản X =32.75±4.1 (Yoshimura Y and Imamura H,
2010).



11
Tiểu kết mục tiêu 1: Qua kết quả nghiên cứu có thể rút ra một
số nhận xét sau:
- Thực trạng các mặt về lực lượng HLV, VĐV, cơ sở sân bãi tập luyện
và các điều kiện về chế độ đảm bảo và phù hợp cho công tác huấn luyện đào
tạo đội tuyển trẻ tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh. Các nhóm bài tập cho đội tuyển trẻ quốc gia được sử dụng
thường xuyên trong huấn luyện TLC và TLCM cũng như sự phân chia khối
lượng huấn luyện và nội dung buổi tập trong tuần của hai giai đoạn chuẩn bị
chung và chuẩn bị chuyên môn phù hợp với yêu cầu chuyên môn. Thành
tích của các VĐV có 7 VĐV Kiện tướng và 8 VĐV đạt Cấp 1 quốc gia.
- Qua các bước tham khảo tài liệu, hệ thống hoá các test đánh giá thể
lực và các chỉ số/ test đánh giá yếu tố liên quan cho VĐV Karate, phỏng vấn
chuyên gia luận án đã chọn lựa được 21 test đánh giá thể lực bao gồm:
+ Đánh giá TLC 15 test: Bật xa (cm), Bật cao tư thế gánh tạ (Squat
Jump), SM đẳng động gối 2 tốc độ (60o/s và 180o/s), SM đẳng động khuỷu
tay 2 tốc độ (60o/s và 120o/s), Lực bóp tay thuận (kg), Lực lưng (kg), Lực
chân (kg), Nằm đẩy tạ 3RM (kg), Gánh tạ 3RM (kg), Gập bụng 1 phút (lần),
Duỗi lưng 1 phút (lần), Chạy XPC 5m (s), Chạy TĐC 20m (s), Nhảy lục
giác (s), Ngồi với (cm).
+ Đánh giá TLCM 6 test: Kizami 10s (lần), Gyukuzuki 10s (lần),
Mawashigeri 15s (lần), Đánh 2 bước 15s (lần), Đá Mawashi geri chân trước +
đấm tay sau 20s (lần), Đấm tay sau 2 đích đối diện cách 2.5m trong 20s (lần).
+ Đánh giá yếu tố liên quan 5 chỉ số/ test: Phản xạ vận động Batak
Pro, Wingate test, Beep test (VO2 max: ml/kg/min), Công năng tim, Dung
tích sống.
- Thực trạng các test kiểm tra TLC của VĐV nam và nữ Karate đội
tuyển trẻ quốc gia có tập hợp mẫu có độ đồng nhất trung bình.
- Thực trạng các test kiểm tra TLCM của VĐV nam và nữ Karate đội
tuyển trẻ quốc gia đều có Cv%<10 chứng tỏ tập hợp mẫu có độ đồng nhất

cao.
- Thực trạng các chỉ số/test kiểm tra các yếu tố liên quan của VĐV
Karate đội tuyển trẻ quốc gia:
+ Chức năng và tâm lý của VĐV Karate đội tuyển trẻ Quốc gia có test


12
Phản xạ Batak pro (lần) của VĐV nữ và Beep test (VO2max (ml/kg/min))
của VĐV nam có Cv<10% chứng tỏ tập hợp mẫu có độ đồng nhất cao. Các
test và các chỉ số còn lại có 10mẫu có độ đồng nhất trung bình và thấp.
3.2. Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực cho VĐV
Karate đội tuyển trẻ quốc gia
3.2.1. Xác định hệ thống bài tập phát triển thể lực cho VĐV Karate
đội tuyển trẻ quốc gia
Để chọn lựa các bài tập thể lực, luận án tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Tổng hợp và hệ thống hóa bài tập. Luận án đã tổng hợp và hệ
thống hóa được 141 bài tập thể lực chia làm 2 nhóm (Nhóm 1: Bài tập phát
triển TLC có 65 bài tập, Nhóm 2: Bài tập TLCM có 76 bài tập).
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn 36 chuyên gia, HLV Karate, thu về 35
phiếu hợp lệ.
Bước 3. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia, HLV Karate.
Thông qua thu thập, tính toán và xử lý số liệu, công trình nghiên cứu đã
tổng hợp được kết quả phỏng vấn qua các bảng 3.21 đến bảng 3.28 sau.
(Nhóm 1): Bài tập phát triển TLC có 43 bài tập được chọn bao gồm.
a. Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển tốc độ cho VĐV
Karate
- Có 10/12 bài tập phát triển tốc độ được các chuyên gia, HLV chọn
lựa ở mức thích hợp và rất thích hợp, với giá trị trung bình từ 4.0 trở lên.
b. Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển SM cho VĐV Karate

- Có 16/24 bài tập phát triển SM được các chuyên gia, HLV chọn lựa ở
mức thích hợp và rất thích hợp, với giá trị trung bình từ 4.0 trở lên.
c. Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển SB cho VĐV Karate.
- Có 4/9 bài tập phát triển SB được các chuyên gia, HLV chọn lựa ở
mức thích hợp và rất thích hợp, với giá trị trung bình từ 4.0 trở lên.
d. Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển SM tốc độ cho VĐV
Karate
- Có 13/20 bài tập phát triển SM tốc độ được các chuyên gia, HLV chọn
lựa ở mức thích hợp và rất thích hợp, với giá trị trung bình từ 4.0 trở lên.


13
(Nhóm 2): Bài tập phát triển TLCM có 47 bài tập được chọn
bao gồm:
a. Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển tốc độ cho VĐV
Karate
- Có 13/19 bài tập phát triển tốc độ được các chuyên gia, HLV chọn
lựa ở mức thích hợp và rất thích hợp, với giá trị trung bình từ 4.0 trở lên.
b. Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển SM cho VĐV Karate
- Có 8/15 bài tập phát triển SM được các chuyên gia, HLV chọn lựa ở
mức thích hợp và rất thích hợp, với giá trị trung bình từ 4.0 trở lên.
c. Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển SB cho VĐV Karate.
- Có 18/27 bài tập phát triển SB được các chuyên gia, HLV chọn lựa ở
mức thích hợp và rất thích hợp, với giá trị trung bình từ 4.0 trở lên.
d. Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển SM tốc độ cho VĐV
Karate
- Có 8/15 bài tập phát triển SM tốc độ được các chuyên gia, HLV chọn
lựa ở mức thích hợp và rất thích hợp, với giá trị trung bình từ 4.0 trở lên.
3.2.2. Ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho VĐV
Karate đội tuyển trẻ quốc gia

3.2.2.1. Kế hoạch huấn luyện năm của VĐV đội tuyển Karate.
Căn thứ theo lịch thi đấu năm 2017 và KHHL chung của đội tuyển
Karate năm 2017 (Phụ lục 5).
Trong năm 2017, đội sẽ tham gia thi đấu 2 giải chính trong năm: (1)
Giải trẻ quốc gia từ ngày 25 - 31/5/2017 và (2) Giải Cúp các Câu lạc bộ
mạnh quốc gia từ ngày 20 – 28/7/2017. Giữa 2 giải thi đấu là các điều chỉnh
về chuyên môn và duy trì trình độ thể lực, kỹ chiến thuật và tâm lý đã đạt
được trước đó.
- Kế hoạch tập luyện thể lực gồm 2 giai đoạn: Phát triển TLC (ứng với
giai đoạn chuẩn bị chung); phát triển TLCM (ứng với giai đoạn chuẩn bị
chuyên môn).
Kế hoạch huấn luyện năm 2017 được chia làm 2 chu kỳ
* Chu kỳ 1 từ 1/1 đến 28/5/2017 (Ứng dụng chương trình thực nghiệm)
- Giai đoạn chuẩn bị chung: Ứng dụng chương trình phát triển TLC
từ ngày: 1/1 - 11/3/2017 (nghỉ tết từ 25/1 đến 30/1).
- Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trước thi đấu: Ứng dụng chương
trình phát triển TLCM từ ngày: 12/3 đến 24/5/2017


14
(Chuẩn bị chuyên môn trước thi đấu giải Đông Nam Á từ ngày 5/3
- 24/4/2017 và chuẩn bị chuyên môn trước thi đấu giải Trẻ quốc gia từ ngày
29/4 – 24/5/2017)
- Giai đoạn thi đấu giải từ: 25 - 28/4 Vô địch Đông Nam Á tại
Indonesia (Các VĐV mũi nhọn).
- Tiếp tục chuẩn bị chuyên môn trước thi đấu từ: 29/4 - 24/5/2017
- Giai đoạn thi đấu giải từ: 25-31/5 giải Trẻ quốc gia tại Thừa Thiên Huế.
- Giai đoạn chuyển tiếp từ: 1/6 – 3/6
Bảng 3.29: Kế hoạch huấn luyện thể lực năm 2017. (chu kỳ 1)
Chuẩn bị 8 tuần

Chuẩn bị thi đấu 9 tuần
Thời kỳ
Từ 1/1 đến 11/3
Từ ngày 12/3 đến 29/5
Giai
Chuẩn bị chung
Chuẩn bị chuyên môn
đoạn Từ 1/1 đến 24/1 và 31/1 đến 11/3
Từ 12/3 -22/4 và 30/4 -20/5
SM
SM tốc độ
SM bền
SM chung
SM tối đa
SM bền
chung
3 tuần
3 tuần
3 tuần
2 tuần
Sức
2 tuần
4 tuần
30/4 - 20/5
1/1 - 24/1
19/2-11/3
9/4-22/4
mạnh
5/2 -18/2
12/3 -8/4

Ưa khí
Ưa - yếm khí
SB CM
SB CM
3 tuần
5 tuần
6 tuần
3 tuần
Sức bền 1/1 - 24/1
5/2 - 11/3
12/3 - 22/4
30/4 - 20/5
Tập bổ trợ Tốc độ linh hoạt
DCTĐ
DCTĐ
3 tuần
5 tuần
6 tuần
3 tuần
Tốc độ 1/1 - 24/1
5/2 - 11/3
12/3 - 22/4
30/4 - 20/5
* Chu kỳ 2: Từ ngày 1/6 đến ngày 31/12/2017. (Không ứng dụng chương
trình thực nghiệm).
3.2.2.2. Cơ sở xây dựng chương trình huấn luyện thể lực cho VĐV
Karate
Huấn luyện tốc độ
Bảng 3.30: Khối lượng tập luyện và quãng nghỉ theo trình độ VĐV (Jay
Dawes and Mark Roozen, 2012). [69]

Trình độ Bài tập Số tổ Khối lượng Nghỉ giữa Nghỉ giữa
VĐV
tập luyện
bài tập
tổ
(phút)
(giây)
(giây)
Thấp
3-5
1
2
30 - 60
90 - 120
Trung bình
5 -7
1-2
3
30 - 60
90 - 120
Cao
10 - 15 1 - 3
4
15 - 90
90 - 120


15
Huấn luyện sức mạnh
Bảng 3.31: Các thông số tập luyện SM tối đa của phương pháp đẳng

động. [40]
Trọng lượng Số bài Số lần Số lần lập Số tổ/ Quãng Tần số
(tải trọng
tập lập lại/ lại/ buổi Buổi
Nghỉ
buổi/
máy)
Tổ
tập
tập
giữa
Tuần
Tối đa
3-5
1-4
40 - 60
3-5
3-6
1-2
phút
Bảng 3.32: Các thông số tập luyện SM tốc độ của phương pháp đẳng
trương [40]
Trọng Số bài Số lần Số tổ/
Quãng
Tốc độ
Tần số
lượng
tập
lập lại/ Buổi Nghỉ giữa động tác
buổi/

Tổ
tổ
Tuần
50 - 2 - 4 (5) 4 - 10
3 - 6 2 - 6 phút
Năng nổ
2-3
80%
-nhanh
Bảng 3.33: Các thông số tập luyện SM bền trong thời gian ngắn. [40]
Trọng Số bài Thời
Số tổ/
Quãng
Tốc độ
Tần số
lượng
tập gian 1 tổ Buổi Nghỉ giữa động tác
buổi/
tổ
Tuần
50 - 60% 3 - 6 30 - 60
3 - 6 60 - 90 giây Trung bình
2-3
giây
đến nhanh
Huấn luyện sức bền.
Các nguyên tắc cơ bản phát triển tố chất SB cần chú ý như sau: Lấy
phát triển SB ưa khí làm cơ sở và lấy mục đích là nâng cao SB hỗn hợp (ưa
khí và yếm khí) và SB yếm khí. Trọng điểm huấn luyện SB dựa vào đặc
điểm môn thể thao và KHHL; cần phân tích cụ thể, nhận thức đúng về kế

hoạch và sắp xếp lượng vận động thích hợp với từng môn thể thao; đối với
những môn thể thao không mang tính chu kỳ, chú ý tới huấn luyện SB kết
hợp với huấn luyện kỹ - chiến thuật, trong thi đấu, tố chất SB khác nhau. Vì
vậy, huấn luyện SB cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo quy luật của hệ thống
trao đổi chất. [4]
3.2.2.3. Chương trình thực nghiệm phát triển thể lực cho VĐV
Karate đội tuyển trẻ quốc gia.
Căn cứ trên các cơ sở xây dựng chương trình huấn luyện thể lực trình
bày trên (mục 3.2.1) và chu kỳ 1 bắt đầu từ 1/1 đến 28/5/2017. Được sự


16
đồng ý và thống nhất cao của Ban huấn luyện đội tuyển Karate trẻ quốc gia
trong việc nghiên cứu xây dựng chương trình thực nghiệm huấn luyện thể
lực cho khách thể tập trung vào các tố chất thể lực sau: SN (tốc độ); SM; SB
và SM tốc độ.
Chương trình tập luyện thể lực gồm 2 giai đoạn: Phát triển TLC (ứng
với giai đoạn chuẩn bị) từ ngày 1/1 - 11/3/2017; phát triển TLCM (ứng với
giai đoạn chuẩn bị thi đấu) từ ngày 12/3 đến 24/5/2017. Các bài tập được
sắp xếp tập luyện từ dễ đến khó tương ứng với thời gian tiến độ thực
nghiệm.
Chương trình thực nghiệm 1 - Giai đoạn chuẩn bị (Theo tiến trình - phụ
lục 7)
- Mục đích: Phát triển TLC.
- Thời gian: Từ 1/1 - 11/3/2017.
- Số lượng khách thể thực nghiệm: 12 VĐV nam và 8 VĐV nữ
- Về tố chất thể lực:
+ Sức nhanh (tốc độ): Tập bổ trợ 3 tuần (từ ngày 1/1 – 24/1), phát triển
tốc độ linh hoạt 5 tuần (từ ngày 5/2 - 18/2).
+ Sức mạnh phát triển SM chung 5 tuần (từ ngày 1/1 - 24/1 và 5/2 18/2), phát triển SM tối đa 3 tuần (từ ngày 19/2 - 11/3).

+ Sức bền phát triển SB ưa khí 3 tuần (từ ngày 1/1 - 24/1), phát triển
SB ưa yếm khí 5 tuần (từ ngày 5/2-11/3).
- Sử dụng 39 bài tập bao gồm:
+ Bài tập phát triển TLC gồm 24 bài tập chia làm 4 nhóm:
(a) Bài tập phát triển tốc độ (5);(b) Bài tập phát triển SM (11); (c) Bài
tập phát triển SB (2); (d) Bài tập SM tốc độ (6).
+ Bài tập phát triển TLCM gồm 15 bài tập chia làm 4 nhóm:
(a) Bài tập phát triển tốc độ (3);(b) Bài tập phát triển SM (5); (c) Bài
tập phát triển SB (3); (d) Bài tập SM tốc độ (4).
- Tuần tập 7 buổi: 4 buổi TLC, 1 buổi TLCM và 2 buổi tập SM .
- Thời gian 90 - 120phút/ buổi.
- Số bài tập phát triển TLC:
+ Phát triển tốc độ: 2-3 bài tập/ buổi, tuần 4 buổi.
+ Phát triển SB: 1 bài tập/ buổi, tuần 1 buổi.


17
+ Phát triển SM tốc độ: 3 bài tập/ buổi, tuần 4 buổi.
+ Phát triển SM: 8-11 bài tập/ buổi, tuần 2 buổi.
- Số bài tập phát triển TLCM: 7-8 bài tập/ buổi, tuần 1 buổi.
- Khối lượng, quãng nghỉ (phụ lục 7)
- Phương pháp: Giãn cách – lặp lại – vòng tròn.
Chương trình thực nghiệm 2 - Giai đoạn chuẩn bị thi đấu. (Theo tiến
trình - phụ lục 8)
- Mục đích: Phát triển TLCM - Chuẩn bị thi đấu giải.
- Thời gian: Từ 12/3 đến 20/5/2017.
- Số lượng khách thể thực nghiệm: 12 VĐV nam và 8 VĐV nữ.
- Về tố chất thể lực:
+ Sức nhanh (tốc độ): Phát triển tốc độ di chuyển thi đấu 9 tuần (từ
ngày 12/3 - 22/4 và 30/4 - 20/5).

+ Sức mạnh: Phát triển SM tốc độ 4 tuần (từ ngày 12/3 - 8/4), phát triển
SM bền 5 tuần (từ ngày 9/4 - 22/4 và 30/4 - 20/5).
+ Sức bền: Phát triển SB chuyên môn 9 tuần (từ ngày 12/3 - 22/4 và
30/4 - 20/5).
- Sử dụng 55 bài tập bao gồm:
+ Bài tập phát triển TLC gồm 23 bài tập chia làm 4 nhóm:
(a) Bài tập phát triển tốc độ (5); (b) Bài tập phát triển SM (9); (c) Bài
tập phát triển SB (2); (d) Bài tập SM tốc độ (7).
+ Bài tập TLCM gồm 32 bài tập chia làm 4 nhóm:
(a) Bài tập phát triển tốc độ (10); (b) Bài tập phát triển SM (3); (c) Bài
tập phát triển SB (15); (d) Bài tập SM tốc độ (4).
- Tuần tập 7 buổi: 3 buổi TLCM, 2 buổi TLC và 2 buổi tập SM.
- Thời gian: 90 - 120phút/ buổi.
- Số bài tập phát triển TLC:
+ Phát triển tốc độ: 2-3 bài tập/ buổi, tuần 2 buổi.
+ Phát triển SB: 1 bài tập/ buổi, tuần 1 buổi.
+ Phát triển SM tốc độ: 3 - 4 bài tập/ buổi, tuần 2 buổi.
+ Phát triển SM: 6 - 9 bài tập/ buổi, tuần 2 buổi.
- Số bài tập phát triển TLCM: 10 - 12 bài tập/ buổi, tuần 3 buổi.
- Khối lượng, quãng nghỉ (phụ lục 8)


18
- Phương pháp: Giãn cách – lặp lại – vòng tròn.
- Cuối giai đoạn: Kiểm tra lần 3.
Tiểu kết mục tiêu 2: Qua kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số
nhận xét sau:
- Qua các bước tham khảo tài liệu, hệ thống hoá và kết quả phỏng vấn
chuyên gia đã xác định được hệ thống 90 bài tập, chia thành 2 nhóm: Nhóm
1 bao gồm 43 bài tập TLC và nhóm 2 bao gồm 47 bài tập TLCM. Có thể

thấy số lượng bài tập được chọn lựa và ứng dụng cho VĐV Karate của luận
án là khá lớn, đáp ứng được yêu cầu đa dạng trong tập luyện thể lực. Nhóm
bài tập TLC và TLCM được ứng dụng trong 2 giai đoạn chuẩn bị và chuẩn
bị thi đấu của KHHL nhằm phát triển các tố chất SN, SM, SB và SM tốc độ.
- Căn cứ vào lịch thi đấu và kế hoạch huấn luyện năm 2017 của đội
tuyển Karate quốc gia, luận án đã xây dựng được kế hoạch ứng dụng thực
nghiệm 2 chương trình huấn luyện thể lực:
Chương trình thực nghiệm 1 (phụ lục 7) - Giai đoạn chuẩn bị sử
dụng 39 bài tập bao gồm:
+ Bài tập phát triển TLC có 24 bài: 5 bài tập phát triển tốc độ; 11
bài tập phát triển SM; 2 bài tập phát triển SB; 6 bài tập SM tốc độ.
+ Bài tập phát triển TLCM có 15 bài: 3 bài tập phát triển tốc độ; 5
bài tập phát triển SM; 3 bài tập phát triển SB; 4 bài tập SM tốc độ.
Chương trình thực nghiệm 2 (phụ lục 8) - Giai đoạn chuẩn bị thi
đấu sử dụng 55 bài tập bao gồm:
+ Bài tập phát triển TLC có 23 bài: 5 bài tập phát triển tốc độ; 9 bài
tập phát triển SM; 2 bài tập phát triển SB; 7 bài tập SM tốc độ.
+Bài tập TLCM có 32 bài: 10 bài tập phát triển tốc độ; 3 bài tập phát
triển SM; 15 bài tập phát triển SB; 4 bài tập SM tốc độ.
Các chương trình thực nghiệm đều có các thông tin về: Thời gian, mục
đích, phương pháp và các thông số chi tiết về lượng vận động tập luyện. Cơ
sở sắp xếp tiến trình tập luyện theo nguyên tắc huấn luyện từ dễ đến khó.
Các bài tập sử dụng các dụng cụ đơn giản và phổ biến do đó hoàn toàn phù
hợp với điều kiện tập luyện hiện nay tại Trung tâm Huấn luyện thể thao
quốc gia TP.HCM nói riêng và tại Quốc gia nói chung.


19
3.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập
phát triển thể lực cho VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia:

3.3.1. Đánh giá sự phát triển thể lực của VĐV nam Karate đội
tuyển trẻ quốc gia
a. Sự phát triển về TLC của VĐV nam Karate đội tuyển trẻ quốc
gia
Kết quả bảng 3.34 và biểu đồ 3.1 cho thấy, tất cả các test thể lực của
VĐV nam Karate đội tuyển trẻ quốc gia trước TN có sự tăng trưởng đạt từ
4.79 đến 59.46% với 13/13 test đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kế ở
ngưỡng xác suất p<0.05 và sau TN có sự tăng trưởng đạt từ 2.45 đến
34.94% với 13/13 test đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kế ở ngưỡng xác
suất p<0.05. Trong đó, tăng thấp nhất là nhảy lục giác phải 2.45%, tăng
nhiều nhất đẩy tạ 3RM tăng 34.94%.
70
60

59.46

50
40
30

30.32
24.54
18.32
16.81 17.08
15.11
14.95 13.47
13.86
11.69 10.84
10.84
9.55

9.31
8.31
7.83
7.466.6
6.5
6.09
5.08
3.67 6.01
3
2.87 4.79
2.45

20
10
0


Ng

iv

34.94

31.09

)
m
(c
i



t
Bậ

xa

)
m
(c

c
Lự



p

y
ta

g
(k

)

c
Lự




ng

g)
(k
c
Lự

ch

ân

(k

g)

y
Đẩ

tạ

M
3R
G

g
(k

h
án


)

tạ
G

M
3R
ập

b

(k

g)

g
ụn

1

ph

n
(lầ
út


Du

)

1

g
ưn
il
ảy
Nh

ph

c
lụ

n
(lầ
út

ác
gi
Nh

)

)
(s

ảy

ên
-B


c
lụ

i
trá

ác
gi

(

t
Bậ

W1-2

s)

ca

n


ph

ải

ạy
Ch


o



Bậ

th

X

c

á
ếg

a
tc

o

PC

nh



(s

5m


y
hạ

tạ

ế
th

-

)

c
xp

iều
Ch



nh

tạ

m
20
ca
-


o

(s

)

tn
bậ

ng


su

hả



y

(c

)
m

n
ươ
tt

g


đố

g
/k
W
(
i

)

W2-3

Biểu đồ 3.1. Nhịp tăng trưởng TLC của VĐV nam Karate đội
tuyển trẻ quốc gia trước và sau thực nghiệm
* SM đẳng động gối ở tốc độ 60o/s; 180o/s và khuỷu tay ở tốc độ
60o/s; 120o/s
- SM đẳng động khớp gối 60o/s
Kết quả bảng 3.35 và biểu đồ 3.2 cho thấy, SM đẳng động khớp gối
60o/s tất cả các chỉ số Mô men lực đỉnh (Nm); Công suất trung bình (W) của


20
VĐV nam Karate đội tuyển trẻ quốc gia trước TN có sự tăng trưởng đạt từ
0.85 đến 16.39% với 2/8 chỉ số (Mô men lực đỉnh: Duỗi trái, duỗi phải) tăng
trưởng có ý nghĩa thống kế ở ngưỡng xác suất p<0.05, có 6 chỉ số còn lại
tuy có sự tăng trưởng về giá trị trung bình và W% nhưng không mang ý
nghĩa thống kê. Và sau TN có sự tăng trưởng đạt từ 4.07 đến 16.97% với 7/8
chỉ số đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kế ở ngưỡng xác suất p<0.05, riêng
chỉ số Công suất trung bình gập phải tuy có sự tăng trưởng về giá trị trung

bình và W% nhưng không mang ý nghĩa thống kê.
18

16.97
16.39

16.45
15

16
14

12.76

12
10
8
6

8.35

10.1

9.59

9.03

8.84
7.16


7.05
4.86

4.07

4

2.67
0.85

2
0
W1-2

W2-3

Biểu đồ 3.2: Nhịp tăng trưởng SM đẳng động khớp gối 60o/s.
- SM đẳng động khớp gối 180o/s.
- SM đẳng động khớp khuỷu 60o/s.
- SM đẳng động khớp khuỷu 120o/s.
b. Sự phát triển về TLCM của VĐV nam Karate.
Kết quả bảng 3.39 và biểu đồ 3.6 cho thấy, tất cả các test TLCM của
VĐV nam Karate đội tuyển trẻ quốc gia trước TN có sự tăng trưởng đạt từ
4.85 đến 16.49% với 6/6 test đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng
xác suất p<0.05 và sau TN có sự tăng trưởng đạt từ 9.05 đến 12.07% với 6/6
test đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0.05.


21


18
16
14
12
10
8
6
4
2
0

16.49

i1
m
a
z
Ki

12.92

11.24

9.52 10.13

12.07

10.32

11.68


9.76

9.05

8.52
4.85

0

n
lầ
s(

)

G

ya

ku

1
ki
u
z

0

n

lầ
s(

)

aw
M

as

hi

n)
lầ
(
s
15
n
Đá

Đá

h

aw
M

W1-2

2


as




hi

c

ri
ge

lầ
s(
15

ch

ân

W2-3

n)

ớc
trư

+


m
Đấ

m
đấ

y
ta

y
ta

sa

u

2

sa

u

20

ch
đí

lầ
s(


đố

i

.
n)

ện
di



ch

2.

5m

ng
tro

20

n
lầ
s(

).

Biểu đồ 3.6. Nhịp tăng trưởng TLCM của VĐV nam Karate đội tuyển

trẻ quốc gia trước và sau thực nghiệm.
c. Sự biến đổi yếu tố liên quan về tâm lý và chức năng của VĐV
nam Karate đội tuyển trẻ quốc gia
Kết quả bảng 3.40 và biểu đồ 3.7 cho thấy, tất cả các chỉ số tâm lý và chức
năng của VĐV nam Karate đội tuyển trẻ quốc gia trước TN có sự tăng trưởng
đạt từ 5.48 đến 12.83% với 5/5 test đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất p<0.05 và sau TN có sự tăng trưởng đạt từ 4.70 đến 11.94%
với 5/5 test đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0.05.


22

16
14
12
10
8
6
4
2
0

Ph

ản

xạ

12.83


14.46

11.94
5.61

5.48

k
ta
Ba

o
pr

n
(lầ

)

n


g

n


g

tim


11.25

9.58

8.56

HW
ng
Du

h
tíc

s

g
ốn

4.7

)
(L

ep
Be

tes

V

t(

O

ax
2m

g
in
W

W1-2

l/k
(m

e
at

t
tes

W2-3

))
in
m
/
g


-

ng


su

ất

nh
đỉ

g
in
W

8.2

7.12



g
ơn

t
es
et
t
a


-

đố

g
/k
W
(
i

ng


su

)

n
tru
ất

g

n


h




g
ơn

đố

i

5.74

g)
/k
W
(

Biểu đồ 3.7: Nhịp tăng trưởng tâm lý và chức năng của VĐV nam
Karate trước và sau TN
3.3.2. Đánh giá sự phát triển thể lực của VĐV nữ Karate đội tuyển
trẻ quốc gia
a. Sự phát triển về TLC của VĐV nữ Karate
b. Sự phát triển về TLCM của VĐV nữ Karate
c. Sự biến đổi yếu tố liên quan về tâm lý và chức năng của VĐV
nữ Karate đội tuyển trẻ quốc gia
3.3.3. So sánh thành tích thi đấu trước TN với sau TN của VĐV
Karate đội tuyển trẻ Quốc gia
Luận án đã tiến hành tổng kết 3 giải thi đấu quan trọng của các VĐV
đội tuyển trẻ Quốc gia: Gồm giải Cúp các Câu lạc bộ mạnh quốc gia, giải


23

Trẻ quốc gia và tham dự giải Đông Nam Á ở trước TN (2016) và sau TN
(2017) (bảng phụ lục 39, 40). Kết quả bảng 3.48 cho thấy:
Đối với VĐV nam Karate: HCV trước TN đạt 8 HC, sau TN đạt 9 HC, tăng
tiến với tỷ lệ 12.5%; HCB trước TN đạt 4 HC, sau TN đạt 8 HC, tăng tiến với tỷ lệ
100%; HCĐ trước TN đạt 6 HC, sau TN đạt 10 HC, tăng tiến với tỷ lệ 66.7%.
Đối với VĐV nữ Karate: HCV trước TN đạt 4 HC, sau TN đạt 11 HC, tăng
tiến với tỷ lệ 175%; HCB trước TN đạt 3 HC, sau TN đạt 4 HC, tăng tiến với tỷ lệ
33.3%; HCĐ trước TN đạt 1 HC, sau TN đạt 3 HC, tăng tiến với tỷ lệ 200%.
Đối với tổng thành tích qua 3 giải của các VĐV có: HCV trước TN đạt
12 HC, sau TN đạt 20 HC, tăng tiến với tỷ lệ 66.7%; HCB trước TN đạt 7
HC, sau TN đạt 12 HC, tăng tiến với tỷ lệ 71.4%; HCĐ trước TN đạt 7 HC,
sau TN đạt 13 HC, tăng tiến với tỷ lệ 85.7%.
250.00
200.00

200.00

175.00

150.00
100.00

100.00
50.00

66.67 85.71

71.43

66.67


33.33
12.50

0.00

Vàng

Bạc
Nam

Nữ

Đồng
Tổng

Biểu đồ 3.15. Biểu diễn sự tăng tiến thành tích thi đấu của VĐV Karate
đội tuyển trẻ quốc gia.
Kết quả bảng 3.48 và biểu đồ 3.15 và bảng phụ lục 39,40:
Trước TN cho thấy có số huy chương Vàng, Bạc, Đồng qua hai giải
Trẻ quốc gia và Cúp quốc gia của VĐV nam và nữ là 12HCV; 7HCB;
7HCĐ. Về phong cấp có 7 VĐV Kiện tướng, 9 VĐV Cấp 1, có 2 VĐV chưa
đủ điều kiện được phong cấp và 2 VĐV chưa có thành tích.
Sau TN cho thấy có số huy chương Vàng, Bạc, Đồng qua hai giải Trẻ
quốc gia và Cúp quốc gia của VĐV nam và nữ là 19HCV; 4HCB; 9HCĐ.
Về phong cấp có 13 VĐV Kiện tướng, 6 VĐV Cấp 1 và 1 VĐV chưa có
thành tích giải quốc gia. Qua giải Đông Nam Á tổ chức tại Indonesia có
15/20 VĐV tham dự đạt 13 HC bao gồm 6HCV; 3HCB; 4HCĐ. Thành tích



24
thi đấu sau TN của các VĐV đội tuyển trẻ tăng lên đáng kể về số lượng HC
cũng như phong cấp quốc gia.
Tiểu kết mục tiêu 3: Qua kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số
nhận xét sau:
- Về thể lực chung:
+ Thể lực của VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia sau TN đã tăng lên
đáng kể 13/13 test đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất
p<0.05. Trong đó ở VĐV nam tăng thấp nhất là nhảy lục giác phải 2.44%,
tăng nhiều nhất đẩy tạ 3RM tăng 34.94%. Ở VĐV nữ tăng thấp nhất là nhảy
lục giác 2.02%, tăng nhiều nhất gánh tạ 3RM tăng 35.15%.
+ Các chỉ số SM đẳng động gối ở tốc độ 60 o/s và 180o/s, khớp khuỷu ở
tốc độ 60o/s và 120o/s của VĐV nam Karate đội tuyển trẻ quốc gia có sự
khác biệt: Trước TN có 26 chỉ số có sự tăng trưởng, có 11 chỉ số đều tăng
trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0.05, còn 15 chỉ số tuy có
sự tăng trưởng về giá trị trung bình và W% nhưng không mang ý nghĩa
thống kê và 6 chỉ số không có sự tăng trưởng về giá trị trung bình cũng như
W%. Sau TN có 32 chỉ số có sự tăng trưởng, có 25 chỉ số đều tăng trưởng
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0.05. Còn lại 7 chỉ
số có sự tăng trưởng về giá trị trung bình và W% nhưng không mang ý
nghĩa thống kê.
+ Các chỉ số SM đẳng động gối ở tốc độ 60 o/s và 180o/s, khớp khuỷu ở
tốc độ 60o/s và 120o/s của VĐV nữ Karate đội tuyển trẻ quốc gia có sự khác
biệt: Trước TN có 31 chỉ số có sự tăng trưởng, có 9 chỉ số đều tăng trưởng có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0.05, còn 21 chỉ số tuy có sự tăng
trưởng về giá trị trung bình và W% nhưng không mang ý nghĩa thống kê và 1
chỉ số không có sự tăng trưởng về giá trị trung bình cũng như W%. Sau TN có
32 chỉ số có sự tăng trưởng, có 21 chỉ số đều tăng trưởng có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0.05. Còn lại 11 chỉ số có sự tăng trưởng
về giá trị trung bình và W% nhưng không mang ý nghĩa thống kê.

- Về TLCM: Sau TN cho thấy có tất cả 6/6 test TLCM của VĐV Karate
đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p<0.05. Ở VĐV nam nhịp
tăng trưởng tăng thấp nhất là test Đá Mawashi geri chân trước + đấm tay sau
20s (lần) tăng 9.05%, tăng cao nhất là test Đánh 2 bước 15s (lần) tăng


25
12.07%. Ở VĐV nữ nhịp tăng trưởng tăng thấp nhất là test Kizami 10s tăng
10.67%, tăng cao nhất là test Mawashi 15s (lần) tăng 12.45%.
- Về yếu tố liên quan: Về tâm lý và chức năng có tất cả 5/5 test tâm lý
và chức năng VĐV Karate đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng
p<0.05. Ở VĐV nam nhịp tăng trưởng tăng thấp nhất là test Dung tích sống
(L) tăng 0.36%, tăng cao nhất là test Phản xạ Batak pro (lần) tăng 7.42%. Ở
VĐV nữ nhịp tăng trưởng tăng thấp nhất là test VO2max (ml/kg/min) tăng
6.19%, tăng cao nhất là test Công năng tim HW tăng 14.14%.
- Về thành tích thi đấu trước TN có 12HCV; 7HCB; 7HCĐ. Về phong
cấp có 7 VĐV Kiện tướng, 9 VĐV Cấp 1. Sau TN là 19HCV; 4HCB;
9HCĐ. Về phong cấp có 13 VĐV Kiện tướng, 6 VĐV Cấp 1. Qua giải Đông
Nam Á đạt 6HCV; 3HCB; 4HCĐ. Thành tích thi đấu sau TN của các VĐV
đội tuyển trẻ lứa tuổi 15 – 17 tăng lên đáng kể về số lượng HC cũng như
phong cấp quốc gia.
Thông qua các chỉ số kiểm tra TLC, TLCM, các chỉ số chức năng, nhịp
tăng trưởng cho thấy hệ thống bài tập huấn luyện thể lực bao gồm các bài
tập huấn luyện TLC, TLCM, cũng như chương trình thực nghiệm qua hai
giai đoạn chuẩn bị và chuẩn bị thi đấu cho VĐV Karate trẻ đội tuyển quốc
gia đã có sự ảnh hưởng tích cực đến các tố chất thể lực cũng như thành tích
thi đấu của các đối tượng thực nghiệm.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên luận án rút ra được một số kết luận như sau:

Mục tiêu 1.
- Thực trạng các mặt về lực lượng HLV, VĐV, cơ sở sân bãi tập luyện,
các điều kiện về chế độ đảm bảo, các nhóm bài tập cho đội tuyển trẻ quốc
gia được sử dụng thường xuyên trong huấn luyện TLC và TLCM cũng như
sự phân chia khối lượng huấn luyện và nội dung buổi tập trong tuần của hai
giai đoạn chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn phù hợp với yêu cầu
chuyên môn. Thành tích của các VĐV có 7 VĐV Kiện tướng và 8 VĐV đạt
Cấp 1 quốc gia.


×