Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng anh và tiếng việt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.79 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ HOÀI THU

ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA
CỦA HIỆN TƯỢNG PHÓNG CHIẾU TRONG
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 9222024

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2019


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội – Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Văn Vân

Phản biện 1: GS. TS Đỗ Việt Hùng

Phản biện 2: GS. TS Hoàng Trọng Phiến

Phản biện 3: PGS. TS Phạm Hùng Việt

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại vào hồi ... giờ ... phút, ngày … năm ...



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Hoài Thu (2017), “Phóng chiếu và các cấp độ phóng chiếu theo quan điểm
của Ngữ pháp Chức năng hệ thống”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 4
(7/2017), Tr. 91-98.

2. Vũ Hoài Thu (2018), “So sánh đối chiếu cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong
tiếng Anh và tiếng Việt”. Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, số 10 (10/2018), Tr.
84-89.

3. Vũ Hoài Thu (2018), “Khảo sát phóng chiếu trên cú trong tiểu thuyết The Thorn
Birds (Tiếng chim hót trong bụi mận gai)”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư,
số 6 (11/2018), Tr. 122- 126


1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình giao tiếp trao đổi thông tin, phóng chiếu là một hiện tượng lý
thú của ngôn ngữ. Nó xuất hiện nhiều trong báo chí và trong các tiểu thuyết viết
theo thể loại văn trần thuật.
Việc sử dụng phóng chiếu trong dịch thuật và giảng dạy ngoại ngữ cũng như
trong báo chí chưa thực sự hiệu quả.
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hiện tượng này nhưng, trong

chừng mực mà chúng tôi biết được, chưa có công trình nghiên cứu nào đối chiếu
phóng chiếu chuyên sâu trong hai ngôn ngữ Anh và Việt. Đặc biệt trong tiếng Việt,
ngữ pháp chức năng, trong đó có phóng chiếu chưa được quan tâm thỏa đáng, tạo
nên các khoảng trống.
Lựa chọn đề tài luận án "Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của
hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt", tác giả mong muốn khỏa
lấp “khoảng trống” đó.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGUỒN
NGỮ LỆU.
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu đặc điểm các thành phần phóng chiếu
trên cú và trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới ánh sáng của lý thuyết ngôn
ngữ học chức năng hệ thống. Trên cơ sở chỉ ra những điểm tương đồng và khác
biệt về đặc điểm ngữ pháp và ngữ ngĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng
Anh với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt, luận án giúp cho người học biết
cách chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ và nâng cao hiệu quả giao tiếp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu, cụ thể là hệ thống lí thuyết
liên quan đến phóng chiếu trong ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng.
- Nghiên cứu những đặc trưng của phóng chiếu ở các cấp độ: cụm từ, cú đơn
và cú phức trong tiếng Anh và tiếng Việt.
- Trên cơ sở của hai nội dung đã đề cập ở trên, luận án sẽ đối chiếu những đặc
trưng phóng chiếu trong tiếng Anh với tiếng Việt để thiết lập những điểm tương
đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ. Trong quá trình đối chiếu, luận án sẽ cố
gắng giải thích những điểm tương đồng và khác biệt đó.
2.3. Phạm vi nguồn ngữ liệu
Trong tiếng Anh, các hiện tượng phóng chiếu được nghiên cứu thông qua các
cứ liệu là 15 bài báo trong tờ New York Times, 15 bài báo trong tờ USA Today và
tiểu thuyết Harry Porter and the Sorcerer's Stone (Harry Porter và hòn đá phù
thủy) của nhà văn J.K. Rowling. Trong tiếng Việt, chúng tôi chọn cứ liệu nghiên

cứu thông qua 15 bài báo trong tờ Nhân Dân, 15 bài báo trong trang Vietnamnet và
hai tiểu thuyết Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Cô gái đến từ hôm qua của nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thành phần phóng chiếu trên cú và


2

trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Việc khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của khối liệu ở bình diện phóng
chiếu trong mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa cần được giới hạn vào các khía cạnh sau:
 Phân tích để lấy số lượng, tỉ lệ phần trăm và đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của
phóng chiếu trên cú: các kiểu quá trình phóng chiếu và có tiềm năng phóng
chiếu, phương thức trích nguyên và thông báo lại trong khối liệu.
 Phân tích để lấy số lượng, tỉ lệ phần trăm và đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của
phóng chiếu trong cú: cụm động từ phóng chiếu, cụm giới từ phóng chiếu và
cụm danh từ phóng chiếu trong khối liệu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp miêu tả;
phương pháp so sánh đối chiếu (hai chiều); luận án kết hợp sử dụng thủ pháp khác:
thống kê, phân loại, mô hình hóa, ...
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
1. Về lí thuyết
Luận án góp phần làm sáng tỏ các luận điểm lí thuyết, lí luận và bổ sung tư liệu
cho việc nghiên cứu về phóng chiếu theo quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ
thống và góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm luận chứng để đi sâu
nghiên cứu thêm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của phóng chiếu.

2. Về thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp những người làm công tác giảng
dạy ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt cũng như các những người làm công tác
dịch thuật hiểu rõ hơn về đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của phóng chiếu bậc
trong cú và trên cú. Từ đó có thể kiến tạo các văn bản cũng như chuyển dịch các
văn bản giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có sử dụng phóng chiếu hiệu
quả hơn. Ngoài ra, đối với những người làm công tác giảng dạy, việc hiểu rõ các
đặc trưng của phóng chiếu trong từng ngôn ngữ sẽ giúp họ có những chiến lược
phù hợp, hiệu quả trong việc giảng dạy vấn đề này với người học. Đặc biệt đối với
chương trình đào tạo báo chí tại các cơ sở đào, đây là một trong những vấn đề thực
tế rất hữu ích cần được quan tâm.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được chia thành ba chương (ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục
những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục): Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và cơ sở
lí luận; Chương 2: Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trên
cú trong tiếng Anh và tiếng Việt; Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ
nghĩa của phóng chiếu trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về một số khái niệm tương đương phóng chiếu
trước ngữ pháp chức năng hệ thống


3

Trong Ngữ Pháp Tiếng Việt, Diệp Quang Ban (2008) khi bàn đến câu ghép đã
đề cập đến khái niệm được ông gọi là xạ ảnh. Theo ông, xạ ảnh là việc chuyển một
sự việc nào đó vào một lời nói hay ý nghĩ khác và được hiểu là “bắn” hay “phóng”

hình ảnh của sự việc đó vào một lời hay ý nghĩ. Hiện tượng này trước đây trong
ngữ pháp truyền thống được gọi là dẫn lời, về sau thêm phần dẫn ý.
Florian Coulmas (1986) đã nghiên cứu các vấn đề chung về lời tường thuật lại
trong các ngôn ngữ. Tác giả thảo luận về các đặc điểm giống và khác nhau trong
lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp thông qua hệ thống từ vựng và ngữ pháp. Theo
dòng lịch sử, tác giả còn thảo luận thêm về loại hình thứ ba với các đặc điểm của
cả lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp và thống kê những khái niệm không đồng
nhất về loại hình thứ ba.
Fillmore (1971, 2001) cho rằng cả lời nói trực tiếp và gián tiếp đều là bổ ngữ
của động từ nói năng. Ông xem tất cả các tham tố có thể xuất hiện trực tiếp sau
động từ nói năng là thông điệp (message) và phân chia thành bốn loại: thông điệpnội dung (message-content), thông điệp-hình thức (message-form), thông điệp
phạm-trù và thông điệp loại (message-type).
Quirk và các cộng sự (1985) đã thảo luận các nội dung tương tự như phóng
chiếu mà họ gọi là “lời nói trực tiếp” (direct speech) và “lời nói gián tiếp” (indirect
speech). Ngoài ra, dạng trung gian giữa lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp mà các
tác giả gọi là lời nói gián tiếp tự do và lời nói trực tiếp tự do cũng được đề cập đến.
Các tác giả cũng có đóng góp quan trọng là bổ sung thêm khái niệm lời nói gián
tiếp và lời nói trực tiếp trong ngữ pháp truyền thống. Các tác giả đã chú giải
“speech” (lời nói) phải bao hàm cả những hoạt động tinh thần không được diễn tả
bằng lời.
Nguyễn Vân Phổ (2011), trong công trình nghiên cứu về ngữ pháp, ngữ nghĩa
vị từ nói năng tiếng Việt đã bàn về “lời dẫn trực tiếp” và “lời dẫn gián tiếp” vận
dụng cả lí thuyết ngữ pháp cách của Fillmore và ngữ pháp chức năng hệ thống của
Halliday.
Diệp Quang Ban (2001) và Nguyễn Văn Hiệp (2009), trong mối quan hệ với
tiếng Việt, đã xếp các câu được gọi là câu phức thành phần trong đó có lời dẫn
gián tiếp và lời dẫn trực tiếp vào nhóm câu đơn hai thành phần (câu đơn song
phần)
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phóng chiếu dưới ánh sáng của ngữ pháp chức
năng hệ thống

1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về phóng chiếu trên thế giới
Từ những năm 1980 lí thuyết chức năng hệ thống nói chung và hiện tượng
phóng chiếu nói riêng được nghiên cứu ứng dụng đa dạng ở nhiều ngôn ngữ khác
nhau như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng trung Quốc, tiếng Hy Lạp, tiếng
Tây Ban Nha, tiếng Đức.... (chi tiết xin xem Anna-Maria & Marina, 2009; ShuKun Chen, 2016; Qingshun He & Junhui Wu, 2015; Esther Olayinka Bamigbola,
2015; Jing Fang, 2012; Wang Pin, 2012; Farahman, 2014; Xinxin Zhang & Xueai
Zhao, 2016; Malte Rosemeyer, 2012; Vicente López Folgado, 2000; Alexandra
Holsting, 2008).
Forey (2002) đã dành riêng chương 6 để bàn về quan hệ giữa siêu chức năng
liên nhân và đề ngữ mở rộng (extended theme) thông qua các cú phóng chiếu.


4

Sanggam Siahaan & Tengkun Silvana Sinar (2013) nghiên cứu về dịch quá trình
phóng chiếu từ tiếng Batak Toba (Indonesia) sang tiếng Anh. Ayako Ochi (2008)
đã tiến hành một nghiên cứu về phóng chiếu tư tưởng và phóng chiếu liên nhân
trong thông báo tin tức trong tiếng Anh và tiếng Nhật. José Manuel Durán (2008)
lại quan tâm đến mối tương quan giữa hệ thống thứ bậc (đồng đẳng và phụ thuộc)
và hệ thống phóng chiếu (lời và ý tưởng) trong tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu về hiện tượng phóng chiếu ở Việt Nam
Tuy lí thuyết về ngữ pháp chức năng hệ thống được nghiên cứu trên thế giới từ
những năm 1960 nhưng lí thuyết này mới được ứng dụng trong tiếng Việt với một
số lượng không nhiều các công trình nghiên cứu như công trình của Cao Xuân Hạo
(1991/2004), Phan Thiều (1993), Hồ Lê (1993), Hoàng Văn Vân (1997), Thái
Minh Đức (1998), Đỗ Tuấn Minh (2007), Võ Việt Cường (2013), Nguyễn Thị Lan
Anh (2014) và Nguyễn Thị Minh Tâm (2013). Vậy nên các công trình nghiên cứu
về phóng chiếu ở Việt Nam lại càng khiêm tốn.
Hoàng Văn Vân trong công trình nghiên cứu Ngữ pháp kinh nghiệm của cú
tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống (2002/2005) và công trình

được bổ sung và cập nhật tái bản bằng tiếng Anh An Experiential Grammar of the
Vietnamese Clause (2012) đã bàn đến các quá trình phóng chiếu như một đặc điểm
quan trọng khu biệt các quá trình tinh thần và quá trình phát ngôn với các quá trình
khác.
Nguyễn Thị Minh Tâm (2007) nghiên cứu quan hệ phóng chiếu trong tổ hợp
cú tiếng Anh so sánh với tiếng Việt. Tác giả đã đưa ra được những đặc điểm giống
và khác nhau cơ bản nhưng chủ yếu là về hình thức thể hiện. Nguyễn Thị Xuân
Mỹ (2012), nghiên cứu về quá trình phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng việt bao
gồm quá trình tinh thần và quá trình phát ngôn, nhưng tác giả chỉ tìm ra những
điểm tương đồng mà hầu như không tìm ra được sự khác nhau trong quá trình
phóng chiếu giữa 2 ngôn ngữ. Trần Hồng Vân (2013), đã tiến hành nghiên cứu thử
nghiệm ứng dụng lí thuyết ngữ pháp chức năng để nhận diện cú phóng chiếu qua
phân tích bài phát biểu của tổng thống Barack Obama tại cuộc vận động tranh cử ở
Las Vegas. Nguyễn Thị Minh Tâm (2013) đã phát triển và đi sâu phân tích hai loại
cú phức mà tác giả gọi là “tổ hợp cú bành trướng” và “tổ hợp cú phóng chiếu”.
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đầy đủ về sự thể hiện và các hoạt động của
tổ hợp cú trong đó có cú phóng chiếu dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ pháp chức
năng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các mối quan hệ
trên cú nên hiện tượng phóng chiếu trong cú chưa được tác giả quan tâm trong
công trình này.
Các nghiên cứu được đề cập ở trên hoặc chưa nghiên cứu sâu về phóng chiếu
hoặc chưa nghiên cứu đầy đủ các cấp độ trong đó hiện tượng phóng chiếu xuất
hiện. Đây chính là khoảng trống mà luận án hướng tới.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Lí thuyết nghiên cứu đối chiếu
Theo Lê Quang Thiêm (2008, tr. 41), “Nghiên cứu đối chiếu giúp ta xác
định cái giống nhau và khác nhau của các ngôn ngữ về mặt cấu trúc, hoạt động và
sự phát triển của chúng”.



5

Theo Bùi Mạnh Hùng (2008), có hai cách tiếp cận cơ bản tùy theo mục đích
và nhiệm vụ cụ thể của một công trình nghiên cứu đối chiếu: (i) nghiên cứu đối
chiếu một chiều và (ii) nghiên cứu đối chiếu hai chiều.
1.2.2. Ngôn ngữ học chức năng hệ thống
Lí thuyết chức năng hệ thống có nguồn gốc trực tiếp từ các công trình nghiên
cứu của cố giáo sư J.R. Firth (1890-1960), một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người
Anh, người chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng nghiên cứu ngôn ngữ của nhà nhân
chủng học vĩ đại người Anh Brolislaw Malinowski (1844-1942).
Halliday là người phát triển và hoàn thiện lí thuyết ngôn ngữ học với tên gọi
lí thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống (systemic functional linguistics). Ngôn
ngữ học chức năng hệ thống là lí thuyết biểu hiện các mối quan hệ biến hóa giữa
các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống hay khả năng kết nối của các đơn vị ngôn ngữ
ở mọi cấp độ ngôn ngữ.
1.2.3. Phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng hệ thống
1.2.3.1. Khái niệm tương đương câu trong ngữ pháp chức năng hệ thống
Cú đơn là một đơn vị đa diện vì nó có thể được nhận diện từ nhiều góc độ
khác nhau như tầng (strata), cấp độ (rank) và siêu chức năng (metafunction)
(Halliday, 1994, 2012; Martin, 1992; Halliday & Matthiessen, 2004/2014; Hoàng
Văn Vân, 2002/2005, 2012). Cú được định vị ở tầng ngữ pháp-từ vựng và mang ba
nét nghĩa khái quát tạo nên ba siêu chức năng của ngôn ngữ: (i) Siêu chức năng
kinh nghiệm (Experiential metafuntion); (ii) Siêu chức năng liên nhân
(Interpersonal metafunction); (iii) Siêu chức năng văn bản (Textual metafunction).
1.2.3.2. Phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng hệ thống
Theo Matthiessen và các cộng sự (2010: 165), phóng chiếu là “một trong hai
loại cơ bản của mối quan hệ logic-ngữ nghĩa mà chúng có thể được thể hiện bằng ý
tưởng hoặc quan hệ liên nhân giữa thành phần chính và thành phần phụ, những
thành phần này có liên hệ phụ thuộc lẫn nhau trong tổ hợp cụm từ, trong cú (như
trong hệ thống chuyển tác và chu cảnh), trong tổ hợp cú”.

Phóng chiếu là khái niệm do Halliday đề xuất. Theo ông, phóng chiếu không
những được thấy bậc trên cú mà nó còn được thấy ở cả bậc cú đơn (trong cú) nữa.
Hiện tượng phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng được hiểu rộng hơn việc dẫn
lời dẫn ý trong ngữ pháp truyền thống, vì phóng chiếu không chỉ bao gồm những
động từ chỉ sự nói năng và suy nghĩ mà còn cả những động từ diễn đạt cảm giác,
cảm nhận.
 Quá trình phóng chiếu
Theo Hoàng Văn Vân (2002), thuật ngữ “quá trình” được dùng theo hai nét
nghĩa (rộng và hẹp). Theo nét nghĩa rộng, quá trình chỉ toàn bộ cái mà thường
được gọi là “một sự tình” hay “một sự thể hiện”. Theo nét nghĩa hẹp, quá trình bao
gồm tất cả những hiện tượng có thể được gắn với việc chi tiết hóa thời gian và
được diễn đạt bằng các động từ chỉ sự kiện, trạng thái hay hành động (xem
Halliday1967, Halliday in Kress 1976, Fawcett 1987, Davidse 1992, 1996, Shore
1992, Matthiessen 1995).
Quá trình phóng chiếu là tên gọi chung cho hai tiểu quá trình: tinh thần và phát
ngôn. Ngoài ra còn có quá trình có tiềm năng phóng chiếu (quá trình hành vi).


6

 Tầng phóng chiếu
Phóng chiếu có thể tham gia vào một trong hai tầng của nội dung ngôn ngữ
này: hoặc phóng chiếu cấp độ ngữ nghĩa (ý) hoặc phóng chiếu cấp độ từ ngữ (lời).
 Phương thức phóng chiếu
Trong mối quan hệ đồng đẳng, phóng chiếu được thể hiện như một trích
nguyên; ngược lại trong mối quan hệ phụ thuộc, phóng chiếu lại được thể hiện như
một thông báo lại. Ngoài hai phương thức phóng chiếu cơ bản nêu trên, còn một
phương thức phóng chiếu khác được mô tả như một hình thức trung gian vì nó kết
hợp đặc điểm của cả trích nguyên và thông báo lại. Nó được gọi là “lời nói gián
tiếp tự do” (Halliday, 2012).

 Chức năng lời nói phóng chiếu
Chức năng lời nói chính yếu: khiến nghị và phán đoán được phóng chiếu và
chức năng lời nói thứ yếu: chào hỏi, cảm thán,…
1.2.4. Các cấp độ phóng chiếu
1.2.4.1. Phóng chiếu trong cú
 Phóng chiếu ngang cú: Cụm giới từ phóng chiếu
Cụm giới từ phóng chiếu hay các chu cảnh phóng chiếu bao gồm các giới từ
được sử dụng để diễn đạt các chu cảnh chỉ quan điểm và chu cảnh vấn đề.
 Phóng chiếu dưới cú: Cụm danh từ phóng chiếu bị bao
Theo Halliday (1994, 2012) và Halliday & Matthiessen (2004/2014) lời và ý
tưởng có thể bị bao và hạ cấp để đóng chức năng như những hậu bổ tố trong cụm
danh từ. Những trường hợp như vậy được coi là trường hợp phóng chiếu, nhưng
thành phần phóng chiếu là một danh từ đóng chức năng sự vật và cú mà nó phóng
chiếu được dùng để xác định theo cách giống như cú quan hệ hạn định xác định
danh từ được nó mở rộng.
 Phóng chiếu dưới cú: Cụm danh từ phóng chiếu thực tế
Có một kiểu phóng chiếu khác mà cú bị phóng chiếu không bị phóng chiếu bởi
quá trình tinh thần hay quá trình phát ngôn có phát ngôn thể hay cảm thể, hoặc bởi
một danh từ chỉ quá trình phát ngôn hay quá trình tinh thần; mà nó lại xuất hiện
như thể nó đã được đóng gói sẵn trong hình thức phóng chiếu. Chúng được gọi là
phóng chiếu thực tế (fact).
 Phóng chiếu dưới cú: Cụm động từ phức phóng chiếu
Các cụm động từ phóng chiếu thường là những khiến nghị, có thể hoàn thành và
có cùng chủ ngữ ở cả hai vế.
1.2.4.2. Phóng chiếu trên cú
 Cú phóng chiếu
Cú phóng chiếu được thể hiện bởi một quá trình phát ngôn (quá trình nói) hoặc
quá trình tinh thần. Trong quá trình phát ngôn, cú phóng chiếu là một cú phát
ngôn; trong quá trình tinh thần, cú phóng chiếu một cú tinh thần (tri giác, tri nhận,



7

mong muốn, cảm giác). Vị trí của cú phóng chiếu có thể xuất hiện ở phần đầu hoặc
phần cuối hoặc phần giữa của tổ hợp cú phức.
 Cú được phóng chiếu
Trong quá trình phát ngôn, nếu cú phóng chiếu là một quá trình phát ngôn
thì cú bị phóng chiếu có vị thế của một lời nói (dẫn lời). Trong quá trình tinh thần,
nếu cú phóng chiếu một cú tinh thần (tri giác, tri nhận, mong muốn, cảm giác) thì
cú được phóng chiếu lại là một ý được dẫn (dẫn ý) và nó không bị hạn chế ở bất kì
kiểu quá trình cụ thể nào.
 Chức năng hoạt động của phóng chiếu trên cú
Chức năng hoạt động của cú phóng chiếu là chỉ ra cú kia được phóng chiếu:
ai đó nói hoặc nghĩ (lời hoặc ý). Chức năng hoạt động của cú được phóng chiếu là
thể hiện lời hoặc ý được nói ra hoặc nghĩ đến.
 Phương thức hoạt động cơ bản của phóng chiếu trên cú
+ Trích nguyên
Trong trường trích nguyên, cú phóng chiếu là một quá trình phát ngôn, quá
trình nói, còn cú được phóng chiếu thể hiện điều được nói ra. Mối quan hệ của hai
cú này là mối quan hệ đồng đẳng, tức là hai cú có vị thế ngang bằng nhau. Thành
phần bị phóng chiếu có vị thế độc lập, chức năng lời nói của nó hiển ngôn như
chức năng lời nói của cú gốc.
+ Thông báo lại
Một phát ngôn có thể được thông báo lại bằng cách thể hiện nó như một ý
nghĩa. Mối quan hệ của hai cú này là mối quan hệ phụ thuộc, chức năng lí tưởng
hóa của nó là để thể hiện ý nghĩa hoặc nét nghĩa chính. Điều này có nghĩa là người
nói thông báo ý chính của điều được nói ra và ngôn từ có thể khác so với ngôn từ
gốc.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã tổng quan khái quát một số các nghiên cứu

tiêu biểu trong ngữ pháp truyền thống (câu trực tiếp và câu gián tiếp) liên quan đến
phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng để có được cái nhìn đa chiều về hiện tượng
này. Các nghiên cứu về phóng chiếu được tổng quan cho thấy chưa có sự nghiên
cứu sâu và đầy đủ ở các cấp độ về đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu
trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đây chính là khoảng trống cần được tiếp tục nghiên
cứu mà luận án của chúng tôi hướng tới.
Ngoài việc làm rõ các khái niệm về phóng chiếu, các cơ sở lí luận liên quan
đến phóng chiếu cũng được nghiên cứu chi tiết trong chương này. Phóng chiếu
trong ngữ pháp chức năng có nội hàm rộng hơn khái niệm câu trực tiếp và câu gián
tiếp trong ngữ pháp truyền thống. Phóng chiếu không những được thấy ở bậc trên
cú mà nó còn được thấy ở cả bậc cú/câu đơn hay ngang cú và dưới cú (cụm từ) nữa.
Chương 2
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA PHÓNG
CHIẾU TRÊN CÚ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT


8

2.1.

Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trên cú trong
tiếng Anh
Bảng 2.1. Số lượng tổ hợp cú phóng chiếu phát ngôn và tinh thần trong tiếng Anh
Thể loại
Số lượng tổ hợp cú phóng chiếu
Tổng số
Quá trình phát ngôn
Quá trình tinh thần
Tiểu thuyết
169

53
222
Báo
305
24
329
Tổng
474 (86%)
77 (14%)
511 (100%)

2.1.1. Cú phóng chiếu
2.1.1.1. Đặc điểm ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp của cú phóng chiếu được hiện thực hóa thông qua hình
thức thể hiện và chức năng ngữ pháp.
Hình thức thể hiện của cú phóng chiếu được nhận diện thông qua vị trí trong
tổ hợp cú và dấu câu. Vị trí của của cú phóng chiếu có thể được tìm thấy ở trước
hoặc sau cú được phóng chiếu, thậm chí còn ở giữa cú được phóng chiếu. Cú
phóng chiếu và cú bị phóng chiếu thường được ngăn cách bằng một dấu phẩy hoặc
dấu hai chấm nếu cú phóng chiếu đứng đầu tổ hợp cú, ngăn cách bằng một dấu
phẩy nếu đứng cuối và ngăn cách bằng hai dấu phẩy nếu đứng giữa. Chức năng
hoạt động của cú phóng chiếu là chỉ ra cú kia bị phóng chiếu.
2.1.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Đặc điểm ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện) của cú phóng chiếu được nhận diện
thông qua các tham thể, quá trình (động từ) và chu cảnh.
Phóng chiếu được hiện thực hóa thông qua hai quá trình đặc trưng là quá
trình tinh thần và quá trình phát ngôn. Quá trình phóng chiếu được nhận diện qua
các tiểu lớp động từ sau:
 Động từ phát ngôn: Động từ say (nói) khái quát, Động từ đặc thù cho chức
năng lời nói khác nhau, Động từ chứa các đặc điểm chu cảnh thêm vào,

Động từ chứa nét biểu niệm nào đó.
 Động từ tinh thần (tri nhận và tình cảm)
 Động từ hành vi
 Tính từ phóng chiếu (Qúa trình quan hệ)
Các tham thể tham gia các quá trình phóng chiếu rất phong phú tùy thuộc vào
quá trình mà chúng được hiện thực hóa. Các cảm thể trong quá trình tinh thần,
hành thể và ứng thể trong quá trình hành vi, đương thể trong quá trình quan hệ
thường là các đối tượng có nhận thức và tư duy. Tuy nhiên, phát ngôn thể trong
quá trình phát ngôn lại có thể bao gồm bất kỳ cái gì có thể phát ra tín hiện và thông
tin, không nhất thiết phải là danh từ chỉ người (Halliday 1994, 2012; Halliday &
Matthiessen 2004/2014; Eggins, 1994/ 2004; Hoàng Văn Vân 2002/2005, 2012).
Các chu cảnh tham gia quá trình phóng chiếu bao gồm chu cảnh chỉ vấn đề và
chu cảnh chỉ quan điểm. Chu cảnh chỉ vấn đề có quan hệ mật thiết với quá trình
phát ngôn và quá trình tinh thần.
2.1.2. Cú bị phóng chiếu
2.1.2.1. Đặc điểm ngữ pháp


9

Cú bị phóng chiếu trong tiếng Anh được nhận diện qua các từ dẫn nhập (hư
từ), dấu câu và các thức thể hiện.
Trong hình thức trích nguyên trong văn viết, cú được phóng chiếu trong
tiếng Anh thường được đặt giữa hai dấu ngoặc kép và được ngăn cách với cú
phóng chiếu bằng một dấu phẩy. Trong hình thức trích dẫn, trước cú được phóng
chiếu thường có từ dẫn nhập that hoặc if / whether hoặc các từ dạng WH-. Tuy
nhiên trên thực tế sử dụng, trong nhiều trường hợp từ that có thể ẩn đi mà không
làm ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của câu.
Cú phóng bị chiếu trong trích nguyên được thể hiện đa dạng về thức. Ngược
lại trong thông báo lại, các cú được phóng chiếu rất hạn chế về thức, chỉ có một

hình thức duy nhất là thức tuyên bố.
2.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Bảng 2.2. Số lượng và chức năng ngữ nghĩa của cú bị phóng chiếu trong
tiếng Anh
Số lượng cú bị phóng chiếu
Thể loại
Tổng số
Lời
Ý
Phán đoán Khiến nghị Phán đoán Khiến nghị
Tiểu thuyết
143
23
51
2
219
Báo
291
14
23
1
329
434
37
74
3
548
Tổng
(79,2%)
(6,7%)

(13,5%)
( 0,7%)
(100%)
Theo số liệu khảo sát cho thấy, cú được phóng chiếu là các phán đoán được
sử dụng cao hơn vượt trội so với các khiến nghị, các phán đoán lời với 434 lần
xuất hiện chiếm 79,2% gấp 11,7 lần các khiến nghị lời (6,7%); còn các phán đoán
ý với 74 lần xuất hiện chiếm 13,5%, cao gấp 24,7 lần các khiến nghị ý. Đặc biệt
các khiến nghị ý xuất hiện rất hạn chế trong khối liệu khảo sát (0,7%) cho thấy
kiểu phóng chiếu này được sử dụng không phổ biến trong tiếng Anh.
Các phán đoán và khiến nghị được phóng chiếu bởi cả các quá trình phát
ngôn và quá trình tinh thần. Tuy nhiên, với các quá trình phóng chiếu tinh thần,
trong khi các phán đoán được phóng chiếu bởi các quá trình tinh thần tri nhận thì
các khiến nghị được phóng chiếu bởi các quá trình tinh thần tình cảm.
2.2. Phân tích đặc điểm ngữ pháp ngữ, ngữ nghĩa của phóng chiếu trên cú
trong tiếng Việt
Bảng 2.3. Số lượng tổ hợp cú phóng chiếu phát ngôn và tinh thần trong tiếng Việt
Thể loại
Số lượng tổ hợp cú phóng chiếu
Tổng số
Quá trình phát ngôn
Quá trình tinh thần
Tiểu thuyết
257
64
321
Báo
202
53
255
Tổng

459 (79,7%)
117 (20,3%)
576 (100%)
2.2.1. Cú phóng chiếu
2.2.1.1. Đặc điểm ngữ pháp
Tiêu chí nhận diện hình thức thể hiện của cú phóng chiếu thông qua vị trí,
dấu câu và các từ dẫn nhập (hư từ).
Khi cú phóng chiếu đứng ở vị trí đầu tổ hợp cú, nó thường được ngăn cách


10

với cú được phóng chiếu bằng một dấu phẩy hoặc dấu hai chấm. Trong hình thức
thông báo lại thứ bậc, khi cú phóng chiếu đứng trước cú được phóng chiếu, hai cú
thành phần được nối với nhau bằng từ rằng hoặc từ là. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp chữ rằng hoặc chữ là bị tỉnh lược mà nghĩa của câu không thay đổi.
Trong tiếng Việt, các từ dẫn nhập rằng hoặc là thường gắn với cú phóng chiếu hơn
là cú được phóng chiếu trong hình thức thông báo lại thứ bậc.
2.2.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Nghĩa biểu hiện hay nghĩa kinh nghiệm của cú phóng chiếu thể hiện qua các
yếu tố: các tham thể, các quá trình (các động từ) và các chu cảnh. Các quá trình
phóng chiếu xuất hiện trong khối ngữ liệu khảo sát được nhận diện qua các tiểu
lớp động từ sau:
 Động từ phát ngôn: Động từ say (nói) khái quát, Động từ đặc thù cho chức
năng lời nói khác nhau, Động từ chứa các đặc điểm chu cảnh thêm vào,
Động từ chứa nét biểu niệm nào đó.
 Động từ tinh thần (tri nhận và tình cảm)
 Động từ hành vi thể hiện lời nói
 Động từ chỉ trạng thái tâm lý thể hiện lời nói
Các tham thể tham gia các quá trình phóng chiếu rất đa dạng và thường được

hiện thực hóa bằng cụm danh từ. Khi tham gia quá trình phóng chiếu, các tham thể
là cảm thể, hành thể, ứng thể và đương thể bắt buộc phải là các cụm danh từ chỉ
người. Ngược lại phát ngôn thể không bắt buộc phải là một tham thể có ý thức, mà
có thể là bất cứ cái gì tạo ra tín hiệu và thông tin.
Các chu cảnh đồng vị chặt chẽ với quá trình phóng chiếu xuất hiện trong khối
liệu khảo sát bao gồm chu cảnh chỉ vấn đề và chu cảnh chỉ quan điểm.
2.2.2. Cú bị phóng chiếu
2.2.2.1. Đặc điểm ngữ pháp
Tiêu chí nhận diện cú bị phóng chiếu trong tiếng Việt được căn cứ qua các
dấu câu và thức thể hiện.
Trong trích nguyên, cú được phóng chiếu được xuống dòng và có dấu gạch
đầu dòng phía trước. Trong tiếng Việt, các từ dẫn nhập rằng hoặc là thường gắn
với cú phóng chiếu hơn là cú bị phóng chiếu trong hình thức thông báo lại thứ bậc.
Trong thông báo lại đồng đẳng, hai cú thành phần thường được ngăn cách bằng
dấu phẩy hoặc hoặc dấu hai chấm và dấu gạch ngang. Cú phóng bị chiếu trong
trích nguyên có sự đa dạng về thức. Ngược lại, trong thông báo lại, các cú bị
phóng chiếu rất hạn chế về thức, chỉ có một hình thức duy nhất là thức tuyên bố.
2.2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Bảng 2.4. Số lượng và chức năng cú bị phóng chiếu trong tiếng Việt
Thể loại
Tiểu thuyết
Báo
Tổng

Số lượng cú bị phóng chiếu
Lời
Ý
Phán đoán
Khiến nghị
Phán đoán

Khiến nghị
224
26
59
5
184
18
50
3
408
44
109
8
(71,7%)
(7,7%)
(19,2%)
(1,4%)

Tổng số
314
255
569
(100%)


11

Số liệu khảo sát cho thấy cú bị phóng chiếu là các phán đoán được sử dụng
cao hơn gấp nhiều lần so với các khiến nghị, các phán đoán lời với 408 lần xuất
hiện, chiếm 71,7% trong tổng số tổ hợp cú phong chiếu được nghiên cứu, cao gấp

9,3 các khiến nghị lời; còn các phán đoán ý với 109 lần xuất hiện, chiếm 19,2%
cao gấp 13,6 lần các khiến nghị ý. Các khiến nghị ý được sử dụng vô cùng hạn chế
trong cả hai thể loại báo chí và tiểu thuyết. Điều này thể hiện chức năng ngữ nghĩa
trong trao đổi thông tin của cú phóng chiếu phát ngôn và cú phóng chiếu tinh thần
thông qua các nhận định và câu hỏi được sử dụng nhiều hơn so với chức năng ngữ
nghĩa trong trao đổi hàng hóa- &-dịch vụ của cú phóng chiếu phát ngôn và cú tinh
thần tình cảm thông qua một lời mời hay mệnh lệnh.
2.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa phóng chiếu trên cú trong tiếng
Anh và tiếng Việt
2.3.1. Những điểm tương đồng
2.3.1.1. Những điểm tương đồng về đặc điểm ngữ pháp
Trong các tổ hợp cú phóng chiếu có sự tham gia của quá trình tinh thần trong
tiếng Anh và tiếng Việt, tỉ lệ vị trí cú phóng chiếu đứng giữa cú được phóng chiếu
và đứng cuối tổ hợp cú là gần tương đương nhau; và đều ít hơn nhiều so với vị trí
cú phóng chiếu đứng đầu tổ hợp cú. Đặc biệt với thể loại báo chí, vị trí của phóng
chiếu đứng giữa cú được phóng chiếu và đứng cuối tổ hợp cú tinh thần không xuất
hiện trong khối liệu khảo sát.
Trong tiếng Anh, khi cú phóng chiếu đứng trước cú bị phóng chiếu ở thức
chỉ định tuyên bố thì thường có từ that nối giữa hai cú thành phần, còn trong tiếng
Việt là từ rằng hoặc là. Trên thực tế khảo sát, thì từ nối that trong tiếng Anh và từ
rằng hoặc là trong tiếng Việt đều có thể bị tỉnh lược mà không làm thay đổi nghĩa
của tổ hợp cú trong trường hợp này.
Trong cả hai ngôn ngữ, phóng chiếu trích nguyên lời lớn hơn nhiều so với
phóng chiếu thông báo lại lời; đồng thời phóng chiếu thông báo lại ý chiếm tuyệt
đại đa số so với trích nguyên ý. Điều đó khẳng định nhận định của Halliday (2012)
là trong thực tế sử dụng ngôn ngữ về chức năng của cấu trúc đồng đẳng là để thể
hiện ngôn từ; còn chức năng của quan hệ phụ thuộc là để thể hiện ý nghĩa hoặc nét
nghĩa mấu chốt.
2.3.1.2. Những điểm tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, cú bị phóng chiếu được phóng chiếu thông

qua một quá trình hành phát ngôn hoặc một quá trình tinh thần hoặc một quá trình
hành vi. Trong các tổ hợp cú có cú phóng chiếu là một quá trình phát ngôn thì bản
chất của cú bị phóng chiếu có vị thế của một lời nói. Trong trường hợp này cú bị
phóng chiếu đại diện cho cách tạo lời (từ ngữ). Hiện tượng mà nó thể hiện là hiện
tượng ngữ pháp - từ vựng, hiện tượng mà “chính nó lại là một sự thể hiện” hay còn
gọi là “siêu hiện tượng” (Halliday, 1994, 2012 và Halliday & Matthiessen,
2004/2014).


12

Trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt, phóng chiếu trích nguyên và phóng
chiếu thông báo lại đều được thực hiện thông qua động từ nói năng và động từ tinh
thần, còn động từ hành vi chỉ được dùng trong phóng chiếu trích nguyên.
Quá trình quan hệ và quá trình hành vi đều không xuất hiện trong các cú
phóng chiếu với thể loại báo chí trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. Điều này cho
thấy phóng chiếu trong thể loại báo chí tập trung vào nội dung các thông báo, hầu
như không phóng chiếu các các chu cảnh hay đặc điểm hành vi đi kèm lời nói
trong cả hai ngôn ngữ. Ngược lại, các quá trình phát ngôn chiếm tỉ lệ cao nhất, gần
như tuyệt đại đa số trong thể loại báo chí trong khối liệu khảo sát tiếng Anh và
tiếng Việt (93% và 79,2%).
Đối với thể loại tiểu thuyết, hầu hết các nhóm động từ phóng chiếu đều xuất
hiện trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt tuy có khác nhau về tần suất.
Điều này cho thấy tính đa dạng trong chức năng ngữ nghĩa của phóng chiếu trong
cả hai ngôn ngữ. Ngoài ra, động từ thể hiện nét biểu niệm nào đó của lời nói không
được tìm thấy trong thể loại báo chí của cả tiếng Anh và tiếng Việt.
2.3.2. Những nét khác biệt
2.3.2.1. Những nét khác biệt về đặc điểm ngữ pháp
Trong tiếng Anh, tỉ lệ giữa vị trí cú phóng chiếu đứng đầu với vị trí cú
phóng chiếu đứng giữa và đứng cuối tổ hợp cú có sự chênh lệch không lớn. Ngược

lại trong tiếng Việt, tỉ lệ chênh lệch giữa các vị trí này là vô cùng khác biệt, với các
tỉ lệ lần lượt là 93,7%, với 0,8% và 5,5%. Vị trí cú phóng chiếu đứng giữa và đứng
cuối tổ hợp cú trong tiếng Anh phổ biến hơn trong tiếng Việt.
Trong phương thức trích nguyên, vị trí của phát ngôn thể và động từ (quá
trình) trong cú phóng chiếu trong tiếng Anh có thể hoán đổi vị trí cho nhau nhưng
điều này là không thể trong tiếng Việt. Vì trật tự tuyến tính của các thành phần câu
(chủ ngữ, động từ) là một đặc điểm ngữ pháp của tiếng Việt.
Trong tiếng Việt từ dẫn nhập rằng hoặc là được sử dụng trong cả trường hợp
cú bị phóng chiếu ở thức chỉ định nghi vấn lẫn thức chỉ định tuyên bố trong phóng
chiếu thông báo lại. Ngược lại, trong tiếng Anh từ dẫn nhập that không được sử
dụng để nối cú phóng chiếu và cú được phóng chiếu ở thức chỉ định nghi vấn trong
phóng chiếu thông báo lại, mà phải sử dụng if hoặc whether để thay thế. Ngoài ra,
trong tiếng Việt từ dẫn nhập rằng hoặc là có thể được tỉnh lược ở trong cả hai
trường hợp nhưng trong tiếng Anh, từ dẫn nhập that có thể được tỉnh lược nhưng
từ if hoặc whether thì không. Ngoài ra, từ dẫn nhập that trong tiếng Anh có xu
hướng gắn với cú bị phóng chiếu, còn từ rằng hoặc là trong tiếng Việt có xu
hướng gắn với cú phóng chiếu.
Cú được phóng chiếu trong tiếng Anh có sự đa dạng về thì của động từ, còn
trong tiếng Việt do thì không phải là phạm trù ngữ pháp (động từ không biến hình
để biểu đạt thời gian) nên sự phù hợp (agreement) về thời gian giữa chủ ngữ và
động từ, giữa cú phóng chiếu và cú được phóng chiếu không được thể hiện hiển
ngôn.


13

2.3.2.2. Những nét khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa
Bảng 2.5. Tần suất các quá trình tham gia phóng chiếu đối với từng thể loại tiểu
thuyết và báo chí trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Số lần xuất hiện trong tiếng

Anh
Nhóm

QTPN

QTTT

QTHV

QTQH

Động từ say (nói)
khái quát
Động từ thể hiện
chức năng lời nói
Động từ thể hiện
nét biểu niệm lời
nói
Động từ kèm chu
cảnh lời nói
Động từ phát
ngôn thể hiện ý
nghĩ
Động từ tri nhận/
tình cảm thể hiện
ý nghĩ
Động từ tri nhận
thể hiện lời nói
Động từ hành
động thể hiện lời

nói
Động từ chỉ trạng
thái tâm lý thể
hiện lời nói
Tính từ thể hiện
lời nói
Tổng

Số lần xuất hiện trong tiếng
Việt

Tiểu
thuyết

Báo

%

Báo

%

Tiểu
thuyết

%

%

88


39,6%

221

67,2%

14

4,4%

19

7,5%

22

9,9%

49

14,9%

40

12,5%

108

42,4%


33

14,9%

0

0%

29

9,0%

0

0%

6

2,7%

35

10,6%

16

5,0%

75


29,4%

1

0,5%

1

0,3%

11

3,4%

0

0%

52

23,4%

23

7%

53

16,5%


53

20,8%

0

0%

0

0%

2

0,6%

0

0%

18

8,1%

0

0%

138


43,0%

0

0%

0

0%

0

0%

18

5,6%

0

0%

2
222

0,9%
100%

0

329

0%
100%

0
321

0%
100%

0
255

0%
100%

Kết quả khảo sát cho thấy động từ say (nói) khái quát được sử dụng vượt
trội nhất trong tiếng Anh (67,2%) đối với thể loại báo chí trong khối liệu khảo sát;
gấp 11,6 lần so với mức độ được sử dụng trong tiếng Việt trong cùng thể loại. Đối
với thể loại tiểu thuyết trong tiếng Anh, động từ say (nói) khái quát được sử dụng
phổ biến nhất với 88 lần xuất hiện chiếm 39,6%. Ngược lại, trong tiếng Việt, động
từ thể hiện chức năng lời nói chiếm tỷ lệ vượt trội (42,4%) trong thể loại báo chí,
còn động từ hành vi được dùng với tần xuất lớn nhất trong tiểu thuyết với 138 lần
xuất hiện, chiếm 43%. Điều này cho thấy, phóng chiếu lời tập trung vào các hành
vi đi kèm lời nói và các chu cảnh trong tiếng Việt nhiều hơn trong tiếng Anh.
Ngoài các quá trình phóng chiếu, trong tiếng Anh cú được phóng chiếu còn
có thể do một quá trình quan hệ phóng chiếu ra thông qua một tính từ biểu thị thái
độ nói năng, mặc dù rất hạn chế. Trong tiếng Việt, ngoài các động từ phát ngôn,



14

động từ tinh thần và các động từ hành vi có tiềm năng phóng chiếu, cú được phóng
chiếu còn được thực hiện bởi các động từ trạng thái tâm lí, đặc biệt trong các quá
trình phát ngôn.
Có sự khác nhau rõ ràng trong việc sử dụng động từ say (nói) trong tiếng
Anh và động từ nói trong tiếng Việt trong thực tế khảo sát (cả về mức độ và phạm
vi sử dụng). Động từ say (nói) trong tiếng Anh có phạm vi hoạt động rộng hơn
động từ nói trong tiếng Việt.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này chúng tôi đã tiến hành khảo sát và so sánh hiện tượng
phóng chiếu ở cấp độ trên cú trong tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu
cho thấy phóng chiếu xuất hiện ở cả hai ngôn ngữ với những điểm tương đồng và
khác biệt trong quá trình sử dụng.
Trong cả hai ngôn ngữ, phóng chiếu trên cú đều được nhận diện thông qua
các cú thành phần: cú phóng chiếu và cú được phóng chiếu và có sự tương đồng về
hình thức thể hiện, chức năng hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phóng
chiếu có xuất hiện những nét khác biệt. Về hình thức thể hiện, đảo ngữ chỉ xuất
hiện trong tiếng Anh mà không có trong tiếng Việt; từ nối giữa cú phóng chiếu và
cú được phóng chiếu trong tiếng Anh phức tạp hơn trong tiếng Việt. Về đặc điểm
ngữ nghĩa, ngoài các động từ phát ngôn, động từ tinh thần và các động từ hành vi
có tiềm năng phóng chiếu, tiếng Anh còn có các tính từ cũng có thể tham gia
phóng chiếu, mặc dù rất hạn chế; trong tiếng Việt, phóng chiếu còn được thực hiện
bởi động từ chỉ trạng thái tâm lý.
Chương 3
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA PHÓNG CHIẾU
TRONG CÚ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.1. Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trong cú
trong tiếng Anh

3.1.1. Phóng chiếu ngang cú: Cụm giới từ phóng chiếu
Cụm giới từ phóng chiếu dưới ánh sáng của lí thuyết ngôn ngữ học chức
năng hệ thống hình thành nên chu cảnh chỉ vấn đề và chu cảnh chỉ quan điểm.
Bảng 3.1. Số lượng chu cảnh chỉ quan điểm và chu cảnh chỉ vấn đề trong
tiếng Anh
Thể loại
Số lượng chu cảnh
Tổng số
Chu cảnh chỉ vấn đề
Chu cảnh chỉ quan điểm
Tiểu
14
5
19
thuyết
Báo
10
25
35
Tổng
24 (44,4%)
30 (55,6%)
54 (100%)
3.1.1. 1. Đặc điểm ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp của cụm giới từ (chu cảnh chỉ quan điểm và chu cảnh
chỉ vấn đề) được nhận diện thông qua vị trí, từ dẫn nhập và chức vụ cú pháp trong
câu.
Chu cảnh chỉ quan điểm có hình thức thể hiện đơn giản như for myself (đối



15

với bản thân tôi), for me (với tôi), for him/her (đối với anh ây/cô ấy), to me (với
tôi), … ít xuất hiện trong khối liệu nghiên cứu. Ngược lại các hình thức thể hiện
phức tạp hơn như in my opinion (theo quan điểm của tôi), in…eyes (trong mắt…),
according to (theo…) xuất hiện khá phổ biến.Bên cạnh các chu cảnh chỉ quan điểm,
các chu cảnh chỉ vấn đề xuất hiện với mật độ thưa hơn. Chúng đóng vai trò là các
ngôn thể trong các quá trình phát ngôn hoặc hiện tượng trong các quá trình tinh
thần và được hiện thực hóa thông qua các giới từ phổ biến là of, about, for.
Vị trí của cụm giới từ là các chu cảnh chỉ quan điểm thường đứng đầu cú
hoặc cuối cú, còn vị trí của chu cảnh chỉ vấn đề thường xuyên ở cuối cú sau các
động từ tinh thần hoặc phát ngôn.
Về chức vụ cú pháp, chu cảnh chỉ quan điểm đảm nhận chức vụ trạng ngữ,
còn chu cảnh chỉ vấn đề đảm nhận chức vụ bổ ngữ trong câu. Theo quan điểm
chức năng hệ thống, cấu trúc thức (mood) của một cú tuyên bố đầy đủ trong tiếng
Anh bao gồm chủ ngữ + thành phần hữu định (finite) + vị ngữ + bổ ngữ + phụ
ngữ, trong đó phụ ngữ trong trùng khớp (conflate) với thành phần Chu cảnh ở bình
diện kinh nghiệm trong cú.
3.1.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Các chu cảnh chỉ quan điểm tương đương với một tiểu quá trình phát ngôn
hay tiểu quá trình tinh thần. Các chu cảnh chỉ vấn đề tương đương với ngôn thể
trong các quá trình phát ngôn hoặc hiện tượng trong các quá trình tinh thần.
3.1.2. Phóng chiếu dưới cú: Cụm danh từ phóng chiếu bị bao
Bảng 3.2. Số lượng cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong tiếng Anh
Số lượng cụm danh từ phóng chiếu bị bao
Thể loại
Tổng số
Lời
Ý
Phán đoán Khiến nghị Phán đoán Khiến nghị

Tiểu thuyết
4
0
21
4
29
Báo
18
5
14
15
52
Tổng
22
5
35
19
81
(27,2%)
(6,2%)
(43,2%)
(23,5%)
(100%)
3.1.2.1. Đặc điểm ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp của các cụm danh từ phóng chiếu bị bao được nhận diện
thông qua hình thức thể hiện, vị trí và chức vụ cú pháp. Các danh từ phóng chiếu
bị bao này có thể phóng chiếu một cú hoặc một cụm từ.
Các dấu hiệu nhận biết các cú phóng chiếu bị bao có chức năng làm hậu bổ
tố cho các danh từ phóng chiếu bị bao được trình bày dưới đây.
(1) Phán đoán:

(a) Nhận định: cú phóng bị chiếu hoặc là (i) hữu định, that + thức chỉ định gián
tiếp; hoặc (ii) vô định, of + không hoàn thành thể
(b) Hỏi: cú bị phóng chiếu hoặc là (i) hữu định, if/whether hoặc WH- + thức chỉ
định gián tiếp; hoặc (ii) vô định, whether hoặc WH- + to + hoàn thành thể
(2) Khiến nghị:
(a) Lời mời (bao gồm cả gợi ý): cú phóng bị chiếu hoặc là (i) vô định, to + hoàn
thành thể hoặc of + không hoàn thành thể, hoặc (ii) hữu định, thức chỉ định


16

gián tiếp chỉ tương lai
(b) Yêu cầu: cú phóng bị chiếu hoặc là (i) hữu định, to + hoàn thành thể, hoặc (ii)
hữu định, được biến thái hoặc chỉ định gián tiếp
Ngoài cụm danh từ phóng chiếu có cú bị bao làm hậu bổ tố còn có các cụm
danh từ phóng chiếu này có hậu bổ tố là các cụm từ được kết nối thông qua các từ
dẫn nhập on, of, about,….
3.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Trong các trường hợp cụm danh từ phóng chiếu bị bao, danh từ phóng chiếu
là tên gọi của lời hoặc ý tưởng. Các danh từ này được hạn định hoặc mở rộng
nghĩa nhờ các cú hoặc cụm từ có chức năng làm hậu bổ tố. Các danh từ phóng
chiếu trong cụm danh từ phóng chiếu bị bao thuộc vào lớp từ đã được xác định rõ
ràng: đó là các danh từ chỉ quá trình phát ngôn (lời) và các danh từ chỉ quá trình
tinh thần (ý tưởng).
3.1.3. Phóng chiếu dưới cú: Cụm danh từ phóng chiếu thực tế
3.1.3.1. Đặc điểm ngữ pháp
Về cấu tạo, các danh từ phóng chiếu thực tế luôn kèm theo một cú bị bao
hoặc một cụm từ đóng chức năng là hậu bổ tố. Các danh từ phóng chiếu thực tế
được qui định theo bốn tiểu nhóm mà chúng thuộc về. Ngoài ra, phóng chiếu thực
tế còn được thể hiện như một hình thức danh hóa có chức năng làm chính.Ngoài

hai hình thức trên của phóng chiếu thực tế, trong khối liệu khảo sát, phóng chiếu
thực tế còn được thể hiện bởi một quá trình tinh thần dưới hình thức vô nhân xưng
hoặc bởi một có quá trình quan hệ cũng được phát hiện thấy.
Vị trí của các cụm danh từ phóng chiếu thực tế có thể đứng đầu câu với
chức năng làm chủ ngữ, hoặc đứng sau vị từ với chức năng làm bổ ngữ; hoặc với
chức năng là phụ ngữ.
3.1.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Các danh từ phóng chiếu thực tế thuộc 4 tiểu lớp sau: (1) cases (danh từ chỉ
thực tế đơn giản), (2) chances (danh từ chỉ tình thái), (3) proofs (danh từ chỉ sự
biểu hiện) và (4) needs (danh từ chỉ sự biến thái). Chức năng ngữ nghĩa của cụm
danh từ thực tế là phản ánh các phán đoán và các khiến nghị.
Danh từ phóng chiếu thực tế (đặc biệt là từ fact) được thể hiện như một hình
thức danh hóa có chức năng làm chính tố phóng chiếu một quan điểm cá nhân
thành một thực tế khách quan. Nó đã làm ẩn đi tiếng nói của tác giả. Theo Halliday
(2012), thực tế là một kiểu ý tưởng đã được “ngữ nghĩa hóa” đầy đủ, không cần
một hình thức phóng chiếu rõ ràng nữa mà được “đóng gói” lại để có vị trí trong
cấu trúc ngôn ngữ.
3.1.4. Cụm động từ phóng chiếu
Bảng 3.4. Số lượng cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Anh
Số lượng cụm động từ phóng chiếu
Thể loại
Tổng số
Lời
Ý
Phán đoán Khiến nghị Phán đoán Khiến nghị
Tiểu thuyết
0
2
1
12

15
Báo
0
13
0
22
35
Tổng
0 (0%)
15 (30%)
1 (2%)
34 (68%) 50 (100%)


17

3.1.4.1. Đặc điểm ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp của các cụm động từ phóng chiếu được nhận diện thông
qua hình thức thể hiện, vị trí và chức vụ cú pháp
Cấu trúc của các cụm động từ phóng chiếu bao gồm một động từ phát ngôn
hoặc một động từ tinh thần làm chính tố được kết nối với một động từ đứng sau nó
thông qua hoặc không thông qua một từ dẫn nhập.
Vị trí của các cụm động từ thường đứng sau chủ ngữ và có chức năng làm vị
ngữ trong câu. Từ dẫn nhập trong cấu trúc cụm động từ phóng chiếu được thể hiện
bằng từ to và xuất hiện như một thành phần bắt buộc của cấu trúc này, nếu động từ
kế tiếp sau động từ làm chính tố ở dạng hoàn thành thể. Nếu động từ kế tiếp ở
dạng không hoàn thành thể, thì từ dẫn nhập to không xuất hiện.
3.1.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Chức năng ngữ nghĩa của các cụm động từ là phóng chiếu các phán đoán
hoặc các khiến nghị. Tham chiếu thời gian giữa động từ phóng chiếu với động từ

kết tiếp sau nó (được phóng chiếu) là tách biệt.
3.2. Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trong cú trong
tiếng Việt
3.2.1. Phóng chiếu ngang cú: Cụm giới từ phóng chiếu
3.2.1.1. Đặc điểm ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp của các cụm giới từ phóng chiếu được nhận diện thông
qua hình thức thể hiện, vị trí và chức vụ cú pháp. Hình thức thể hiện đơn giản của
chu cảnh chỉ quan điểm xuất hiện trong khối liệu phố biến là theo (tôi), theo ý
(anh)… Các hình thức thể hiện phức tạp hơn như dẫn lời…, dưới (con) mắt của
(tôi)… cũng được tìm thấy nhưng số lần xuất hiện hạn chế hơn.
Trong tiếng Việt, các chu cảnh vấn đề được hiện thực hóa thông qua các
giới từ phổ biến là về, đến, … . Trong thực tế khảo sát, không phải lúc nào giới từ
về cũng xuất hiện trong các chu cảnh vấn đề liên quan đến quá trình phát ngôn.
Việc giới từ này có xuất hiện hay không trong tiếng Việt đều không làm ảnh
hưởng đến ngữ nghĩa của câu.
Vị trí của các chu cảnh chỉ quan điểm có thể xuất hiện ở đầu cú và được
ngăn các với cú chính bằng một dấu phẩy hoặc có thể được đặt ở cuối cú. Còn vị
trí của các chu cảnh chỉ vấn đề thường đứng sau các động từ phát ngôn hoặc các
động từ tinh thần. Khác với các chu cảnh chỉ quan điểm, chúng hiếm khi xuất hiện
ở vị trí đầu cú.
Chức vụ cú pháp của chu cảnh chỉ quan điểm giữ vai trò trạng ngữ còn chu
cảnh chỉ vấn đề giữ chức vụ bổ ngữ trong câu trong ngữ pháp truyền thống; còn
theo quan điểm ngữ pháp chức năng, các chu cảnh giữ chức vụ phụ ngữ trong cú.
3.2.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Theo Hoàng Văn Vân (2002/2005), chu cảnh chỉ quan điểm thường giải


18

thích ý nghĩa phát ngôn trong cú phát ngôn phức hay ý nghĩa cảm giác trong cú

tinh thần phức và thường trả lời cho các câu hỏi Theo ai/cái gì/ Theo quan điểm
của ai? (Đối với ai/ Với cái gì?).
Các chu cảnh chỉ quan điểm thường phản ánh nguồn gốc của thông tin,
chúng có thể mang tính chủ quan như Theo quan điểm của tôi, Trong mắt tôi,...
cũng có thể mang tính khách quan như Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc,
Dưới mắt thằng Tường,... Các chu cảnh chỉ vấn đề thường liên quan chặt chẽ đến
các quá trình phát ngôn và một số các quá trình tinh thần (chủ yếu là quá trình tri
nhận). Trong quá trình phát ngôn chúng tương đương với ngôn thể, còn trong quá
trình tinh thần chúng tương đương với hiện tượng. Chu cảnh chỉ vấn đề thường trả
lời câu hỏi Về cái gì?.
3.2.2. Phóng chiếu dưới cú: Cụm danh từ phóng chiếu bị bao
3.2.2.1. Đặc điểm ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp của các cụm danh từ phóng chiếu bị bao được nhận
diện thông qua hình thức thể hiện, vị trí và chức vụ cú pháp.
Các danh từ phóng chiếu bị bao này có thể phóng chiếu một cú hoặc một
cụm từ. Từ rằng hoặc là thường đứng trước cú mà danh từ đó phóng chiếu, còn
đứng trước cụm từ được phóng chiếu thường có từ về, vào,…Trong tiếng Việt các
từ dẫn nhập rằng và là thường có xu hướng gắn với danh từ phóng chiếu hơn là cú
bị bao, còn từ dẫn nhập về, của,... có xu hướng gắn với các cụm từ có chức năng
làm thành phần hậu bổ tố hơn là danh từ phóng chiếu. Tuy nhiên trên thực tế khảo
sát, từ rằng hoặc từ là có thể được tỉnh lược trong một số trường hợp mà không
ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của câu; thậm chí còn được thay bằng một dấu phẩy.
Trong tiếng Việt, vị trí của cụm danh từ phóng chiếu bị bao có thể đứng đầu
câu làm chủ ngữ (hiếm), có thể đứng sau động từ làm bổ ngữ trong câu (phổ biến).
3.2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Cụm danh từ phóng chiếu bị bao bao gồm một danh từ phóng chiếu là tên
gọi của lời hoặc ý tưởng, được hạn định hoặc mở rộng nghĩa nhờ các cú hoặc cụm
từ có chức năng làm hậu bổ tố. Danh từ phóng chiếu trong cụm danh từ phóng
chiếu bị bao là danh từ đóng chức năng sự vật chỉ quá trình phát ngôn hoặc quá
trình tinh thần. Chúng thường phóng chiếu một phán đoán thực hiện chức năng

ngữ nghĩa trao đổi thông tin hoặc trao đổi hàng hóa dịch vụ.
3.2.3. Phóng chiếu dưới cú: Cụm danh từ phóng chiếu thực tế
3.2.3.1. Đặc điểm ngữ pháp
Trong cụm danh từ phóng chiếu thực tế, thành phần chính tố là một danh từ
phóng chiếu thực tế thuộc 4 tiểu lớp sau: (1) trường hợp, (2) khả năng, (3) bằng
chứng và (4) sự cần thiết. Các danh từ phóng chiếu thực tế này luôn kèm theo một
cú bị bao hoặc một cụm từ đóng chức năng là hậu bổ tố, có thể yêu cầu hoặc
không yêu cầu từ dẫn nhập như là hoặc rằng. Các cụm từ là thành phần bị phóng


19

chiếu đứng sau các danh từ thực tế thường yêu cầu một từ dẫn nhập như của, về,…
Ngoài ra, danh từ phóng chiếu thực tế còn được thể hiện như một hình thức danh
hóa có chức năng làm chính tố.
3.2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Thực tế là một hình thức phóng chiếu vô nhân xưng, nhưng nó vẫn có thể
được phép tham gia vào quá trình tinh thần hoặc quá trình phát ngôn mà không
phóng chiếu ra nó. Trong tiếng Việt các danh từ phóng chiếu thực tế chủ yếu xuất
hiện ở tiểu lớp danh từ chỉ thực tế đơn giản (liên quan đến phán đoán phi tình thái),
đặc biệt đối với thể loại báo chí.
Theo Nguyễn Văn Hiệp (2009:359), các sự tình bị danh hóa là những sự tình
bị “đẩy vào hậu cảnh”, được xem là điều được giả định trước, không có giá trị thời
sự lúc nói.
3.2.4. Phóng chiếu dưới cú: Cụm động từ phóng chiếu
3.2.4.1. Đặc điểm ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp của các cụm động từ phóng chiếu được nhận diện thông
qua hình thức thể hiện, vị trí, trật tự từ và chức vụ cú pháp.
Về cấu tạo, cụm động từ phóng chiếu bao gồm một động từ tinh thần hoặc
phát ngôn làm chính tố kết hợp với một động từ thuộc các quá trình khác nhau

đứng sau nó. Vị trí của của cụm động từ phóng chiếu thường đứng sau chủ ngữ và
có chức năng làm vị ngữ trong câu. Trong tiếng Việt, cụm động từ phóng chiếu
không bao gồm từ dẫn nhập mà các động từ được sắp xếp theo trật tự tuyến tính.
3.2.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Trong cụm động từ phóng chiếu, động từ tinh thần hoặc phát ngôn đứng
trước làm chính tố phóng chiếu hoạt động của động từ đứng kế tiếp sau nó, nhưng
tham chiếu thời gian của động từ tinh thần hoặc phát ngôn không xảy ra đồng thời
với hoạt động của động từ mà nó phóng chiếu. Trong cụm động từ phóng chiếu,
động từ đứng sau là thành phần được phóng chiếu có thể là một phán đoán hoặc có
thể là một khiến nghị.
3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa phóng chiếu trong cú trong tiếng
Anh và tiếng Việt.
3.3.1. Những điểm tương đồng
3.3.1.1. Đặc điểm ngữ pháp
 Cụm giới từ phóng chiếu
Về mặt cấu tạo, chúng đều có thành phần mở rộng cho giới từ làm trung
tâm. Về chức năng, chu cảnh chỉ vấn đề đều là hình thức để thể hiện ngôn thể (cái
được trần thuật, cái được mô tả, được ám chỉ,...) của quá trình phát ngôn hoặc là
hiện tượng của quá trình tinh thần. Vị trí của các chu cảnh chỉ quan điểm thường
đứng đầu câu, đôi khi có thể đứng cuối câu (hiếm) với chức năng làm phụ ngữ


20

trong câu.
 Cụm danh từ phóng chiếu bị bao
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, cụm danh từ phóng chiếu bị bao đều có hậu bổ tố
hoặc là các cú bị bao hoặc là các cụm từ và đều có từ dẫn nhập. Các cụm danh từ
phóng chiếu bị bao này có thể đóng chức năng chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu
trong cả hai ngôn ngữ, tiếng Anh và tiếng Việt.

 Cụm danh từ phóng chiếu thực tế
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, các danh từ phóng chiếu thực tế thường kèm
theo một cú bị bao hoặc một cụm từ đóng chức năng là hậu bổ tố. Ngoài ra, danh
từ phóng chiếu thực tế còn được thể hiện như một hình thức danh hóa có chức
năng làm chính tố trong cú.
 Cụm động từ phóng chiếu
Trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt, cụm động từ phóng chiếu bao gồm một
động từ phát ngôn hoặc một động từ tinh thần làm trung tâm. Động từ đứng trước
làm chính tố có chức năng phóng chiếu hoạt động được thể hiện qua động từ đứng
sau nó.Vị trí của của cụm động từ phóng chiếu thường đứng sau chủ ngữ và có
chức năng làm vị ngữ trong câu.
3.3.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
 Cụm giới từ phóng chiếu
Về chức năng ngữ nghĩa, các chu cảnh chỉ quan điểm trong tiếng Anh và
tiếng Việt đều phóng chiếu quan điểm từ ai đó hay nguồn gốc của thông tin từ đâu
đó. Chúng có thể hoặc mang tính khách quan từ các yếu tố bên ngoài, hoặc mang
tính chủ quan của người nói.
 Cụm danh từ phóng chiếu bị bao
Trong cả hai ngôn ngữ, danh từ phóng chiếu hoặc chỉ các quá trình phát
ngôn (lời) hoặc chỉ quá trình tinh thần (ý tưởng). Chúng thường phóng chiếu một
phán đoán thực hiện chức năng ngữ nghĩa trao đổi thông hoặc một khiến nghị thực
hiện chức năng ngữ nghĩa trao đổi hàng hóa & dịch vụ. Trong thể loại báo chí, các
cụm danh từ phóng chiếu bị bao có xu hướng được sử dụng phổ biến hơn so với
thể loại tiểu thuyết trong tiếng Anh và tiếng Việt.
 Cụm danh từ phóng chiếu thực tế
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, phóng chiếu thực tế có thể được phép tham
gia vào quá trình tinh thần hoặc quá trình phát ngôn mà không phóng chiếu ra nó.
Nó được đóng gói với các danh từ thuộc bốn tiểu lớp của phóng chiếu thực tế và
được ngữ nghĩa hóa đầy đủ. Các cú bị bao bổ nghĩa cho một danh từ phóng chiếu
thực tế và được “vật thể hóa” (Halliday, 2012). Do vậy, phóng chiếu thực tế đóng

chức năng như một tham thể và tham gia với tư cách như một thành tố trong cấu
trúc của các cú khác.


21

 Cụm động từ phóng chiếu
Trong cụm động từ phóng chiếu, động từ đứng trước (thường là các quá trình
phát ngôn và quá trình tinh thần) có chức năng phóng chiếu ra một phán đoán
(thông tin) hay một khiến nghị (lời mời và yêu cầu) được hiện thực hóa qua động
từ đứng sau.
3.3.2. Những nét khác biệt
3.3.2.1. Đặc điểm ngữ pháp
 Cụm giới từ phóng chiếu
Trong tiếng Việt, giới từ về trong các chu cảnh chỉ vấn đề có thể được tỉnh
lược. Sự vắng mặt của giới từ này trong các chu cảnh vấn đề liên quan đến quá
trình phát ngôn không làm thay đổi nghĩa của câu, nhưng trong tiếng Anh các từ
dẫn nhập là các giới từ of/about/... lại bắt buộc phải xuất hiện trong những trường
hợp này như một thành tố cố định.
 Cụm danh từ phóng chiếu bị bao
Trong tiếng Việt từ rằng hoặc từ là thường đứng trước cú mà danh từ đó
phóng chiếu. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp từ nối này có thể vắng mặt mà
không làm ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của câu. Ngược lại từ dẫn nhập that trong
tiếng Anh lại không thể bị tỉnh lược vì nó là thành phần bắt buộc về cấu trúc ngữ
pháp trong những trường hợp này.
Tiếng Việt không thể hiện cơ chế về thì rõ nét và không thuộc ngôn ngữ
biến hình nên các khái niệm hữu định, vô định, hoàn thành thể và không hoàn
thành thể không áp dụng với các cú được danh từ tinh thần hoặc phát ngôn phóng
chiếu trong ngôn ngữ này.
 Cụm danh từ phóng chiếu thực tế

Tiểu lớp danh từ thực tế chỉ sự biểu hiện liên quan đến các phán đoán được
tình thái hóa có xu hướng được sử dụng nhiều trong tiếng Anh, mà hầu như không
được sử dụng trong tiếng Việt. Vì trong tiếng Việt cách diễn đạt kiểu it may be (the
case that)... (nó có thể là trường hợp rằng...) là kiểu diễn đạt không tự nhiên,
gượng ép.
Các hình thức phóng chiếu thực tế vô nhân xưng xuất hiện khá phổ biến
trong tiếng Anh nhưng không thấy xuất hiện trong ngữ liệu khảo sát tiếng Việt cho
thấy các tiểu nhóm này hoặc không được người nói tiếng Việt sử dụng hoặc rất
hiếm khi được sử dụng. Một số hình thức phóng chiếu khuyết chủ ngữ như nghe
nói là, nghe đồn rằng là do chủ ngữ ẩn, mà không được coi là hình thức phóng
chiếu vô nhân xưng.
 Cụm động từ phóng chiếu
Từ dẫn nhập trong các cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Anh là từ to
nhưng trong tiếng Việt không tồn tại hình thức này mà sử dụng cách sắp xếp từ


22

theo trật tự tuyến tính. Các cụm động từ có động từ tinh thần làm chính tố và
phóng chiếu hàng hóa & dịch vụ (khiến nghị) có xu hướng được sử dụng nhiều
hơn đối với thể loại báo chí trong tiếng Anh so với tiếng Việt, ngược lại đối với thể
loại tiểu thuyết thì các cụm động từ này có xu hướng được sử dụng trong tiếng
Việt cao hơn so với tiếng Anh.
3.3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Các cụm danh từ thực tế phóng chiếu, cụm động từ phóng chiếu và cụm giới
từ phóng chiếu hầu như không có sự khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa trong cả hai
ngôn ngữ.
Trong tiếng Anh các cụm danh từ phóng chiếu bị bao là các phán đoán ý và
khiến nghị ý có xu hướng được sử dụng nhiều hơn so với tiếng Việt. Các phán
đoán lời xuất hiện trong khối liệu khảo sát đối với cả thể loại báo và tiểu thuyết

trong tiếng Anh, nhưng chỉ xuất hiện đối với thể loại báo chí trong tiếng Việt.
Tiểu kết chương 3
Tóm lại, trong chương ba này chúng tôi đã khảo sát hiện tượng phóng chiếu
trong cú, bao gồm phóng chiếu ngang cú và dưới cú trong cả hai ngôn ngữ Anh và
Việt. Qua phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng phóng chiếu xuất
hiện ở cả hai cấp độ ngôn ngữ: ở bậc cú đơn (câu đơn) và dưới cú (cụm từ) trong
khối ngữ liệu khảo sát tiếng Việt và tiếng Anh với những điểm tương đồng và dị
biệt giữa hai ngôn ngữ.
KẾT LUẬN
Trong luận án này, chúng tôi đã khảo sát và so sánh hiện tượng phóng chiếu
trong tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên khung lí thuyết chức năng hệ thống do
Halliday và các học trò của ông phát triển nhằm tìm hiểu các nét tương đồng và dị
biệt về đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong hai ngôn
ngữ. Luận án đã cung cấp một bức tranh tổng thể về phóng chiếu theo quan điểm
ngữ pháp chức năng hệ thống trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án đã đạt
được những kết quả sau:
1. Luận án đã tổng kết lại các luận điểm cơ bản về phóng chiếu, từ đó tạo
khung lí thuyết về các cấp độ phóng chiếu: trên cú và trong cú (bao gồm ngang cú
và dưới cú) đồng thời giúp cho việc so sánh đối chiếu được rõ ràng.
2. Đối với phóng chiếu trên cú, luận án tìm được và chứng minh các điểm
tương đồng và khác biệt về ngữ pháp ngữ nghĩa của cú phóng chiếu và cú được
phóng chiếu.
Các điểm tương đồng của hiện tượng phóng chiếu trên cú:
Thứ nhất, phóng chiếu trên cú đều được nhận diện thông qua các cú thành
phần: cú phóng chiếu và cú được phóng chiếu trong cả hai ngôn ngữ. Cú phóng
chiếu có chức năng chỉ ra cú kia được phóng chiếu dưới hình thức trích nguyên
hoặc thông báo lại.
Thứ hai, về đặc điểm ngữ pháp, vị trí của cú phóng chiếu có thể đứng trước,
đứng sau hoặc đứng giữa cú được phóng chiếu. Cú phóng chiếu và cú bị phóng



×