Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN MẠNH HÙNG

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN
NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN MẠNH HÙNG

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN
NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự


Mã số: 8380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NHƢ QUỲNH

HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung Bản luận văn nghiên cứu là của chính tác giả thực hiện.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN MẠNH HÙNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự
BLHS: Bộ luật hình sự
BTTH: Bồi thường thiệt hại


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI

THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA ........... 8
1.1.Một số khái niệm ................................................................................................. 8
1.1.1.Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ................................................................. 8
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra ..................................................................................................................... 13
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra ..................................................................................................................... 14
1.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .................................................. 14
1.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát
sinh không cần yếu tố lỗi ......................................................................................... 15
1.2.3. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không bao gồm thiệt hại về
danh dự, nhân phẩm, uy tín .................................................................................... 16
1.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra ............................................................................................................ 16
1.3.1. Có thiệt hại xảy ra .......................................................................................... 17
1.3.2. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ..... 25
1.3.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của
nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra ........................................................... 27
1.4. Sơ lƣợc pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra ......................................................................................... 28
1.4.1. Giai đoạn trước năm 1995 ............................................................................. 28
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005 .......................................................... 33
1.4.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 .......................................................... 35


Chƣơng 2. PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ
GÂY RA ................................................................................................................... 37
2.1. Chủ thể bồi thƣờng thiệt hại và chủ thể đƣợc hƣởng bồi thƣờng ............... 37

2.1.1. Chủ thể bồi thường thiệt hại .......................................................................... 37
2.1.2. Chủ thể được hưởng bồi thường thiệt hại .................................................... 40
2.2. Những trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra ......................................................................................... 41
2.2.1. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại ...................... 42
2.2.2. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết .. 43
2.3. Lỗi trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra
..................................................................................................................... 44
2.4. Một số nhận xét về các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong BLDS năm 2015.................. 46
Chƣơng 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT .............................................................................................. 49
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân tỉnh Sơn La về trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ......................... 49
3.1.1. Khái quát đặc thù do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và đặc thù về bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại tỉnh Sơn La……………50
3.1.2. Một số vụ án ................................................................................................... 50
3.1.3. Kết quả đạt được............................................................................................. 58
3.1.4. Vướng mắc, tồn tại ......................................................................................... 59
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định về trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra............................................ 61
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng
trong hệ thống pháp luật dân sự và được hình thành từ rất sớm trong lịch sử pháp
luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Đây là một chế định có vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói chung và trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi bị xâm hại.
Qua mỗi giai đoạn phát triển, đã có nhiều thay đổi và từng bước hoàn thiện.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, một trong những căn cứ phát sinh
nghĩa vụ dân sự là sự kiện “Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Sự kiện gây
thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có đặc
trưng riêng, đó là chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi không có
lỗi trong việc để xảy ra thiệt hại. Việc xác định đúng nguồn nguy hiểm cao độ cũng
như điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu,
người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, góp phần bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người bị thiệt hại, bảo đảm trật tự công bằng xã hội.
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường và sự đổi mới từng
ngày của khoa học kỹ thuật đã mang lại cho con người những thành tựu vô cùng to
lớn không chỉ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà kéo theo đời sống nhân dân
cũng ngày càng phát triển. Trước kia, trong nền kinh tế bao cấp, người dân chỉ cốt
sao “ăn no, mặc ấm”, những thành tựu của khoa học kỹ thuật được coi là nguồn
nguy hiểm cao độ như ô tô, xe mát chỉ thuộc sở hữu của một số ít người, chủ yếu
thuộc nhà nước… Sau một thời gian dài phát triển không ngừng về mọi măt mặt
của đời sống, xã hội đã làm cho đời sống nhân dân được nâng cao, các phương tiện

giao thông cơ giới, máy móc, thiết bị, hóa chất áp dụng cho nền sản xuất công
nghiệp,…đã trở nên phổ biến. Hiện nay, trong mỗi gia đình từ thành thị đến nông
thôn, không ít nhiều trong mỗi gia đình đều có chiếc xe máy, thậm chí là ô tô…Tuy


2

vậy, mặt trái của sự phát triển đó là việc gây thiệt hại của chính những nguồn nguy
hiểm cao độ khi mà bản thân chúng ta đã tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Minh chứng
cho điều này là ngày càng gia tăng những vụ tai nạn giao thông vô cùng thảm khốc,
những vụ rò rỉ điện hay những vụ cháy, vụ nổ gây thiệt hại không chỉ tới tài sản, sức
khỏe mà cả tính mạng của những người xung quanh…Do đó, một vấn đề mang tính
cấp thiết được đặt ra bên cạnh những giải pháp phòng ngừa thiệt hại, đó là việc giải
quyết hậu quả của các vụ tai nạn, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ
sở hữu, người được giao chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ dưới góc độ
pháp luật.
Trên cơ sở những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
được quy định khá đầy đủ trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó có Bộ luật dân sự
năm 2015. Mặc dù trải qua một thời gian dài phát triển cũng như áp dụng các quy
định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra. Không thể phủ nhận sự hoàn thiện của pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng nhưng trên thực tế một số quy định liên quan tới
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vẫn còn một số
hạn chế, bất cập không chỉ trong các quy định mà ngay trong thực tiễn áp dụng xét
xử như nhầm lẫn giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra
với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra,… chính
điều này đã gây không ít khó khăn cho thẩm phán trong công tác xét xử, thiếu sự
thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở mỗi Tòa án, nhất là các
Tòa án ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa như tỉnh Sơn La làm cho việc giải quyết tranh
chấp thường kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị thiệt hại.
Do vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ làm rõ hơn những vấn đề lý luận cũng như quy
định pháp luật thực định về vấn đề này. Ngoài ra, việc nghiên cứu thực tế xét xử của
một số Tòa án sẽ giúp đánh giá chân thực hơn tính hợp lý của pháp luật, để từ đó có
những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Với những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề
tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và thực


3

tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân tỉnh Sơn La” có tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về
mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã được
nhiều nhà nghiên cứu luật học quan tâm. Trong quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài
liệu cho thấy trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vấn đề này là một nội dung
quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam và các nước trên thế giới. Ở các nước,
chế định này được khá nhiều nhà khoa học pháp lý nghiên cứu, có một số các công
trình đã được công bố của một loạt các tác giả thuộc Liên Xô cũ như: S.Mirnov,
M.M.Agarkor, V.P.Pobdopylo hay Palemana (Cộng hòa pháp) và Vicodavarkallo
(Ba Lan).
Ở Việt Nam, trước khi BLDS Việt Nam năm 2015 ra đời, những nghiên cứu về
vấn đề này cũng được đề cập trong các bài viết của một số tác giả đăng trên tạp chí
và trong các giáo trình giảng dạy của một số trường đại học. Trong số đó, các giáo
trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật học ở nước ta những năm qua như

trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội,… đã có những
phân tích về trách nhiệm này bằng cách đưa ra những vấn đề lý luận, khái quát nhất
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nhìn chung,
vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã được
nêu và phân tích những vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật
dân sự; đã đưa ra được các yêu cầu cơ bản trong việc xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, các quy định của pháp luật dân sự trong việc bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, các hình thức và mức độ bồi thường,…
Tuy nhiên, vấn đề này trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào
tạo mới chỉ đề cập ở dạng khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra, hoặc có thể mới chỉ đề cập chi tiết vào thời điểm Bộ luật
dân sự năm 2005 còn hiệu lực.
Tìm hiểu một cách có hệ thống, chi tiết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015; Luật
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành
thì chưa có một công trình khoa học nào đã từng nghiên cứu cho đến thời điểm này.
Bên cạnh đó còn nhiều bài báo đăng trên tạp chí như: “Bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” của tác giải Mai Bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số


4

02/2003; Bài viết đã đưa ra được khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ, khái niệm
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trình bày
các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra, một số vướng mắc trong quá trình áp dụng và từ đó đưa ra
các đề xuất nhằm khắc phục .
“Tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra”, tác giả Lê Phước Ngưỡng, tạp chí Kiểm sát, số 01/2005; “Bàn về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ” của tiến sỹ Lê Đình Nghị

(Tạp chí nghề luật số 6/2008); Công trình nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với nhiều khía
cạnh như điều kiện phát sinh, chủ thể, mức bồi thường của loại trách nhiệm này
theo bộ luật dân sự năm 2005.
Đặc biệt, gần đây nhất phải kể đến đề tài nghiên cứu khoa học như: chuyên đề
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” của tiến sỹ
Vũ Thị Hải Yến trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học luật Hà Nội;
Đây là công trình khoa học công phu nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện phát sinh,
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và một
số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng,… Công trình là tài liệu tham khảo và là cơ sở
nghiên cứu cho rất nhiều các học giả khi đi tìm hiểu về vấn đề bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu trước
khi Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời, nên công trình là sự nghiên cứu dựa trên cơ sở
pháp lý là Bộ luật dân sự năm 2005, những vấn đề mới nhất và nổi cộm bám sát với
Bộ luật dân sự năm 2015 chưa được luận văn đề cập.
Như vậy, phần lớn các công trình trên chỉ đề cập đến những khía cạnh khác
nhau của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hoặc
có nghiên cứu chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì vẫn chưa bao quát được các nội dung và
chưa bám sát được các quy định mới nhất của Bộ luật dân sự năm 2015 về vấn đề
này. Luận văn bàn về: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La” là luận văn
đầu tiên tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong bối cảnh Bộ luật dân sự mới nhất năm
2015 và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La.


5


3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra – một trong những
trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy
định trong bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015. Với mong muốn đưa ra được cái
nhìn khái quát, toàn diện về vấn đề nghiên cứu, tác giả triển khai nội dung của luận
văn qua cách tiếp cận sự phát triển của chế định qua những giai đoạn khác nhau, để
so sánh sự phát triển các quy định của pháp luật qua các thời kì.
Đối với nội dung thực tiễn áp dụng pháp luật, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
các vụ việc được giải quyết tại Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Qua thực tiễn tác giả phát hiện
ra những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong các quy định. Từ đó, tác giả đưa ra
một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng
cao tính hiệu quả của việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về quản lý Nhà nước, quản lý xã hội cũng như chủ trương,
quan điểm về việc xây dựng Bộ luật dân sự.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu như phương pháp phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử,... nhằm làm sáng tỏ các
vấn đề trong nội dung luận văn.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số vụ án, vụ việc, số liệu thống kê của
Tòa án tỉnh Sơn La trên thực tế nhằm minh họa cho những nhận định, đánh giá của
luận văn.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận, quy định pháp luật
Việt Nam về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ

gây ra; làm rõ những điểm chưa phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung, từ đó đưa ra những
giải pháp và hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Để đạt
được những mục đích trên, luận văn thạc sỹ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:


6

- Khái quát về sự phát triển của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
- Phân tích, làm rõ quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
trên địa bàn tỉnh Sơn La về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra. Nghiên cứu các bản án, vụ việc điển hình tại tỉnh Sơn La về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để thấy được một
cách cụ thể, chính xác các vướng mắc còn hạn chế của quy định pháp luật về vấn đề
này.
- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị và hướng hoàn thiện các quy định của pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
6. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống những vấn đề liên
quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với
những điểm mới so với các công trình nghiên cứu khoa học trước đây như sau:
Phân tích một cách hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, đồng thời so sánh
với các quy định pháp luật ở các thời kỳ lịch sử trước về cùng nội dung.
Chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà chưa được
đề cập đến một cách cụ thể và chi tiết trong các công trình nghiên cứu khoa học
trước đây.

Đưa ra các bản án, vụ việc trong thực tiễn tại tỉnh Sơn La liên quan đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để xác định một cách
cụ thể những hạn chế, vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật hiện hành về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Đồng thời, chỉ
ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung
cụ thể của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.


7

Chương 2: Pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La và một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.


8

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
Trong bộ luật của nhiều quốc gia, nguồn nguy hiểm cao độ đã được các quốc

gia đề cập nhưng chưa cụ thể và chưa đưa ra được khái niệm thống nhất về vấn đề
này. Điển hình như:
Tại điều 437 của Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định: “Một người
phải chịu trách nhiệm về tổn thất xảy ra do bất cứ sự vận chuyển nào được kéo, đẩy
bằng máy móc được quyền chiếm hữu hoặc kiểm soát của người đó, trừ khi người
đó chứng minh được là tổn thất bắt nguồn từ lí do bất khả kháng hoặc do lỗi của
người bị thiệt hại.
Điều này được áp dụng đối với người chiếm hữu những vật có thể gây nguy
hiểm bởi tính chất, mục đích hoặc sự vận hành cơ khí của chúng.”1
Như vậy, “bất cứ sự vận chuyển nào được kéo, đẩy bằng máy móc” hoặc
“những vật có thể gây nguy hiểm bởi tính chất, mục đích hoặc sự vận hành của
chúng” là nguồn nguy hiểm cao độ.
Trong pháp luật của Hoa Kỳ, Luật về hành vi gây thiệt hại, với khái niệm “sự
thiệt hại tiềm tàng” (Potential Harm) và nguyên tắc tổng quát “buộc mọi người phải
thận trọng một cách hợp lí để không gây thiệt hại cho người khác”, “trách nhiệm
tuyệt đối” (Strict Liability) buộc một người có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho dù không cố ý gây thiệt hại hay đã có sự thận trọng cần thiết để tránh
gây thiệt hại.
Pháp luật của Liên bang Nga xác định nguồn nguy hiểm cao độ theo hướng liệt
kê, theo đó, nguồn nguy hiểm cao độ gồm “phương tiện giao thông, hệ thống điện,
vật liệu nổ, chất độc” và đồng thời quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm gây ra trừ trường hợp bất khả kháng hoặc người bị hại có lỗi
(Điều 1079 BLDS Liên bang Nga). Quan điểm này khá trùng khớp với quan điểm
của các nhà lập pháp Việt Nam khi xây dựng Điều 601 BLDS 2015.
Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về nguồn nguy hiểm cao độ như sau:
“nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống
1

Điều 437 của Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan



9

tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc,
chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”
(Khoản 1 Điều 601 BLDS năm 2015).
Như vậy, có thể thấy theo các quy định trên, trong các quy định của một số
nước cũng như trong quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay đều không
đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, vẫn chưa có một khái niệm chính thống
về nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ được diễn đạt dưới dạng liệt kê và có thể hiểu
khái quát: Nguồn nguy hiểm cao độ là những đối tượng mà khi sử dụng, bảo quản,
cất giữ, trông coi luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm, rủi ro cao độ đối với tính mạng, sức
khỏe, tài sản của con người.
Để xác định thế nào là nguồn nguy hiểm cao độ, cần phải làm rõ các khái niệm
được liệt kê trong quy định bao gồm: phương tiện vận tải cơ giới, hệ thống tải điện,
nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác thông qua các quy định cụ
thể trong các văn bản pháp luật liên quan.
Thứ nhất, đối với phương tiện vận tải cơ giới:
Mặc dù có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng cho đến thời điểm hiện tại
vẫn chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về “phương tiện vận tải cơ giới” trong pháp
luật Việt Nam. Theo tinh thần của khoản 1 Điều 601 BLDS năm 2015 thì phương
tiện vận tải cơ giới gồm phương tiện vận tải hoạt động trên đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường hàng không, được trang bị và hoạt động bằng máy móc.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Luật giao thông đường bộ
năm 2008 cũng đưa ra khái niệm về phương tiện vận tải cơ giới nhưng được đánh
giá là chưa hoàn thiện: “Phương tiện vận tải cơ giới đường bộ gồm: xe ô tô, máy
kéo, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ
giới dành cho người tàn tật”. (Khoản1.Điều 3.Luật giao thông đường bộ 2008).
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường thủy: Theo khoản 7 Điều 3 Luật

giao thông đường thủy nội địa năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
“Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc
không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa” và khoản 1 Điều 4
Luật hàng hải năm 2015 quy định: “Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt
nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ
hoặc không có động cơ”.


10

Đối với phương tiện vận tải đường sắt: Theo khoản 26 Điều 4 Luật đường sắt
năm 2017 có quy định như sau: “Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa
xe, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt”.
Đối với phương tiện vận tải hàng không: Theo khoản 1 Điều 13 Luật hàng
không dân dụng Việt Nam năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định: “tàu bay
là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao
gồm: máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị
được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề
mặt trái đất”.
Thứ hai, về hệ thống tải điện và nhà máy công nghiệp: hệ thống tải điện được
hiểu là đường dây truyền dẫn điện, công tơ, máy phát điện, cầu dao. Còn nhà máy
công nghiệp gồm nhà máy công nghiệp nhẹ, nhà máy công nghiệp nặng.
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp
chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi chúng “hoạt động”, nếu chúng ở trạng
thái “tĩnh”, chúng sẽ không gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Ví dụ: Xe máy đang chạy trên đường, hay nhà máy công nghiệp đang trong quá
trình vận hành, sản xuất còn nếu chúng không đang trong trạng thái hoạt động thì
khi đó sẽ không được coi là nguồn nguy hiểm cao độ, bởi khi ở trạng thái “tĩnh”
chúng giống như các sự vật bình thường không tạo ra nguy hiểm cho những người
xung quanh.

Thứ ba, về vũ khí: vũ khí bao gồm vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn,
vũ khí thô sơ (Quy định trong quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
ban hành kèm theo nghị định 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996). Cụ thể là:
- Vũ khí quân dụng: Bao gồm các loại súng ngắn, súng trường, súng liên
thanh, các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, các loại đạn, bom, mìn,
lựu đạn, ngư lôi, vật liệu nổ quân dụng và các vũ khí khác phục vụ cho quốc phòng
an ninh.
- Vũ khí thể thao: bao gồm các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên
dùng các cỡ, các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu
thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên.
- Súng săn: gồm các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hoặc
không tự động, súng hơi các cỡ, súng hỏa mai, súng kíp, súng tự chế và các loại
đạn, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên.
- Vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu…


11

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải tất cả các loại vũ khí kể trên đều là
nguồn nguy hiểm cao độ. Một số loại vũ khí thô sơ như: dao găm, đinh ba...là tư
liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt thì không phải là nguồn nguy hiểm cao độ.
Thứ tư, về chất cháy, chất nổ: là các chất lỏng, khí, rắn dễ xảy ra cháy, nổ
(Luật phòng cháy chữa cháy).
Chất cháy với đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxi trong không khí, nước
hoặc dưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ nhất định.
Chất nổ là loại hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất đặc biệt mà khi có tác động lý,
hóa học hoặc nhiệt năng đủ liều lượng sẽ gây phản ứng hóa học biến hóa hoặc hỗn
hợp chất đặc biệt đó thành năng lượng nổ và phá hủy môi trường xung quanh.
Thứ năm, về chất độc: là những chất có đặc tính cao, rất nguy hiểm cho sức
khỏe, tính mạng của con người, động vật cũng như đối với môi trường xung quanh.

Khoản 4, 5 Điều 4 Luật hóa chất năm 2007 quy định: Hóa chất độc là hoá chất gây
nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm sau: a) dễ nổ; b) oxi hóa
mạnh; c) ăn mòn mạnh; d) dễ cháy; đ) độc cấp tính; e) độc mãn tính; g) gây kích
ứng đối với con người; f) gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; i) gây biến đổi
gen; k) độc với sinh sản; l) tích lũy sinh học; m) ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; n)
độc hại với môi trường. Có nghĩa là theo quy định này, chất thải công nghiệp có hóa
chất độc hại được thải ra môi trường mà phá hoại môi sinh và ảnh hưởng đến sức
khỏe con người là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (chất độc) gây ra và chủ thể
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu, quản lí nguồn chất thải đó.
Nhưng từ trước đến nay, thiệt hại này không được áp dụng trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà chỉ được truy cứu trách nhiệm hình
sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 236 của Bộ luật Hình sự 2015.
Mặc dù luật quy định khá cụ thể chất độc là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng khi
xảy ra thiệt hại nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì chủ thể gây thiệt hại bị truy
tố trách nhiệm hình sự. Trong những vụ việc đó, hình như người ta quên mất trách
nhiệm dân sự theo Điều 601 BLDS năm 2015. Đây là một trong những vấn đề cần
đặt ra khi tìm hiều về thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thứ sáu, về chất phóng xạ: là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng
xạ trên 70 kilo Becoren trên Kilo gam (70kBq/kg)2. Là nhân tố sát thương của vũ
2

Khoản 3. Điều 3. Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ 1996


12

khí hạt nhân gồm các động vị không bền của các nguyên tố hóa học (urani, radi,…)
có khả năng phóng ra các trùm tia phóng xạ không nhìn thấy, gây nhiễm xạ với
người, động vật và môi trường sống.

Thứ bảy, về thú dữ: Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt thì thú dữ là động
vật bậc cao có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại
người.
Còn những nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định là nguồn nguy
hiểm cao độ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên,
ngoài các loại nguồn nguy hiểm cao độ được quy định tại khoản 1 Điều 601 Bộ luật
Dân sự năm 2015, cho đến nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định thêm về vấn
đề này. Với việc liệt kê các nguồn nguy hiểm cao độ như luật hiện hành đã nảy sinh
rất nhiều những hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng luật. Bởi để biết được một sự
vật có phải nguồn nguy hiểm cao độ hay không phải xem ở nhiều văn bản luật khác
nhau, điều này dẫn đến việc lúng túng và áp dụng đôi khi khá tùy tiện của Tòa án là
điều dễ hiểu.
Theo Từ điển luật học – Trường đại học Luật Hà Nội – Nxb CAND, 1999,
nguồn nguy hiểm cao độ là “vật mà khi bảo quản, sản xuất, vận hành, dịch chuyển
có tiềm năng gây ra thiệt hại cho môi trường và người xung quanh”.
Như vậy, nguồn nguy hiểm cao độ là những vật trong thế giới tự nhiên hay hoạt
động của máy móc, phương tiện khoa học, kĩ thuật mà hoạt động sản xuất, vận
chuyển, bảo quản có tiềm năng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho
những người xung quanh mà con người không thể kiểm soát tuyệt đối.
Thực tế, khi bàn về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, có nhiều câu hỏi đặt ra
đối với những sự vật mang tính chất của nguồn nguy hiểm cao độ mà chưa được
pháp luật quy định là nguồn nguy hiểm cao độ, ví dụ: hoạt động của xe đạp điện, xe
máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3, trâu điên… Có nhiều ý kiến cho rằng, nên
xếp những sự vật này là nguồn nguy hiểm cao độ bởi chúng có khả năng gây nguy
hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Tuy nhiên, tác giả đồng ý với
quan điểm của TS.Vũ Thị Hải Yến trong chuyên đề “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” là “khi xem xét sự vật gây thiệt hại có phải
nguồn nguy hiểm cao độ hay không, cần căn cứ vào tính chất của sự vật đó như:
mức độ nguy hiểm, khả năng kiểm soát của con người đối với sự vật, quy định của
pháp luật liên quan đến việc trông giữ, sử dụng”. Theo đó, xe đạp, xe máy có dung

tích xi lanh dưới 50cm3 là những phương tiện giao thông có gắn động cơ, khi tham


13

gia giao thông có thể đạt vận tốc lớn (xe đạp điện có vận tốc tối đa là 30km/h; xe
máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 có vận tốc tối đa là 60km/h) có khả năng gây
nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, cần phải coi chúng là
nguồn nguy hiểm cao độ; ong bò vẽ, rắn độc chưa được Điều 601 Bộ luật dân sự
quy định là “thú dữ” nhưng bản thân chúng là động vật hoang dã, chưa được thuần
hóa, có tính nguy hiểm lớn, như vậy chúng cũng phải được coi là nguồn nguy hiểm
cao độ.
Xuất phát từ đặc thù của những sự vật được coi nguồn nguy hiểm cao độ, pháp
luật quy định: “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm trông giữ,
vận hành, sử dụng, vận chuyển chúng để tránh gây thiệt hại và việc xác đinh nguồn
nguy hiểm cao độ không chỉ căn cứ vào khoản 1 điều 601 Bộ luật dân sự mà phải
căn cứ vào các quy định khác có liên quan”.
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự được đặt ra khi
hành vi vi phạm nghĩa vụ của một người đã gây ra thiệt hại, bao gồm trách nhiệm
bồi thường vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần3. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp
ngoại lệ của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, được xác định không
cần yếu tố lỗi. Khi có thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó chủ sở hữu hoặc
người được giao quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe, tải sản cũng như bù đắp tổn thất về tinh thần cho những ai

bị thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ngay cả khi không có lỗi.
Việc phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra mang
một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường: Về nguyên tắc thì người nào có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì
người đó phải BTTH do mình gây ra còn đối với BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ
Trần Ngọc Thành (2006), “Một số vấn đề về nguyên tắc bồi thường đầy đủ trong
dân sự”, Tạp chí toà án nhân dân, tr.6.
3


14

gây ra thì về nguyên tắc trách nhiệm lại thuộc về chủ sở hữu hoặc người được chủ
sở hữu giao quản lý tài sản đó chứ không phải thuộc về tất cả mọi người đang chiếm
giữ tài sản đó.
Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại là hành vi của con người, mang tính chủ
quan, còn thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là do “tự thân” nguồn nguy
hiểm cao độ, không phải do sự tác động trái pháp luật của con người vào nó.
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra
1.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mang đầy
đủ đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể như sau:
Về mối quan hệ giữa các chủ thể: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ hợp đồng
hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng gây thiệt hại không thuộc nghĩa vụ hợp đồng.
Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh trên cơ sở những điều kiện do pháp luật quy

định, đó là: có thiệt hại xảy ra, có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn
nguy hiểm cao độ, có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy
hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.
Về chủ thể chịu trách nhiệm: Về nguyên tắc, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra do chủ sở hữu; người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ phải bồi thường thiệt hại hoặc người thứ ba được giao chiếm hữu, sử dụng.
Về mức bồi thường thiệt hại: Mức bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra theo quy định pháp luật phải được bồi thường thiệt hại toàn bộ, tuy nhiên
có những trường hợp mức bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật thấp hơn
thiệt hại thực tế. Còn đối với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, nếu các bên có
thỏa thuận trước, mức bồi thường thiệt hại sẽ được xác định theo thỏa thuận đó, do
đó có thể thấp hơn, bằng hoặc lớn hơn thiệt hại xảy ra. Trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, việc bồi thường thiệt hại sẽ
chấm dứt nghĩa vụ của chủ thể gây thiệt hại, còn đối với trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng, chỉ chấm dứt trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không
làm chấm dứt nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.


15

1.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát
sinh không cần yếu tố lỗi
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, lỗi là yếu tố
bắt buộc khi xác định điều kiện phát sinh vì thiệt hại xảy ra là do hành vi có lỗi của
con người, còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ, thiệt hại xảy ra là do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trách nhiệm này
phát sinh không cần yếu tố lỗi.
Căn cứ vào các quy định của BLDS năm 2015, từ Điều 601 đến Điều 605,
chúng ta có thể thấy duy nhất hai điều luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại không xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 3 Điều 601 quy định: “Chủ sở hữu,

người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi
thường thiệt hại cả khi không có lỗi”; Điều 602 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và
các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”.
Các điều luật còn lại không quy định vấn đề loại trừ yếu tố lỗi, được hiểu là vẫn áp
dụng bốn điều kiện bồi thường thiệt hại nói chung, trong đó có điều kiện về lỗi.
Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra chỉ cần thoả mãn các điều kiện: có thiệt hại xảy ra; có việc gây thiệt hại trái
pháp luật; có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ
và thiệt hại). Riêng yếu tố lỗi không có ý nghĩa đối với trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, điều đó đồng nghĩa với việc khi chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi vẫn phải bồi thường trừ trường hợp do pháp
luật qui định (Khoản 3, Điều 601 BLDS năm 2015).
Nếu như các trường hợp bồi thường thiệt hại thông thường dựa trên sự suy đoán
lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dựa trên
sự suy đoán trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao
độ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp
dụng khi hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài khả năng
kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, vận hành và là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của con người trong việc
trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách


16

nhiệm này mà sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung. Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không loại trừ khả năng
thiệt hại cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận
hành nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hành vi của người trông giữ, vận hành nguồn
nguy hiểm cao độ không phải nguyên nhân có tính quyết định đến thiệt hại. Chủ sở

hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không được miễn trừ trách
nhiệm bồi thường kể cả trong trường hợp họ chứng minh được mình không có lỗi
trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ. Bởi lẽ yếu tố lỗi
không phải là một điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Dấu hiệu quan trọng nhất để xác định trách
nhiệm này là hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ chính là nguyên nhân trực
tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đến thiệt hại. Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy
hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người (như xe đang chạy trên
đường bất ngờ nổ lốp trước dẫn đến đổi hưởng đột ngột gây thiệt hại) hoặc cũng có
thể có một phần lỗi của người quản lý, điều khiển, tuy nhiên lỗi ở đây chỉ đóng vai
trò thứ yếu đối với thiệt hại (như trước khi xuống dốc, lái xe không kiểm tra lại
phanh; lốp mòn nhưng chưa thay do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt…).
Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành vi của người điều khiển nguồn nguy
hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này.
1.2.3. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không bao gồm thiệt hại về
danh dự, nhân phẩm, uy tín
Thiệt hại là tiền đề để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra. Thiệt hại đó do “phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ
thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất độc, chất cháy,
thú dữ” gây ra là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. Danh dự, nhân
phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân gắn liền với một cá nhân, tổ chức cụ thể,
chúng chỉ có thể bị thiệt hại bởi con người (thông qua hành động, lời nói, chữ viết)
nhằm xuyên tạc, bôi nhọ làm tổn thất về tinh thần cho chủ thể bị thiệt hại.
1.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra
Là một loại trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) ngoài hợp đồng nên điều
kiện làm phát sinh của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra cũng mang những đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp



17

đồng nói chung. Tuy nhiên trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra,
nguyên nhân gây ra thiệt hại không phải là do hành vi của con người mà là do hoạt
động tự thân (tự tại) của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nên điều kiện làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra còn có
những yếu tố đặc thù và những đặc thù đó là điểm khác nhau so với bồi thường thiệt
hại do hành vi con người gây ra. Bên cạnh đó, trong từng điều kiện cụ thể của trách
nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng có những điểm khác biệt với
trách nhiệm dân sự do hành vi con người gây ra, cụ thể:
1.3.1. Có thiệt hại xảy ra
Một trong những điều kiện đầu tiên làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra nói riêng đó là “có thiệt hại xảy ra”. Có thiệt hại xảy ra là một trong những tiền
đề làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng
trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm khôi phục lại tình trạng tài sản hoặc bù
đắp những tổn thất về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người
bị thiệt hại. Chính vì lẽ đó nếu không có thiệt hại xảy ra thì không đặt ra vấn đề bồi
thường thiệt hại ngay cả khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện khác.
Tuy nhiên, khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung,
những thiệt hại do “phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà
máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất độc, chất cháy, thú dữ và các nguồn
nguy hiểm cao độ khác” gây ra ở đây là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức
khỏe chứ không có thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Bởi danh dự, nhân
phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân gắn liền với một cá nhân, tổ chức cụ thể,
chúng chỉ có thể bị xâm phạm và gây thiệt hại bởi con người (thông qua hành động,
lời nói, chữ viết) nhằm xuyên tạc, bôi nhọ làm tổn thất về tinh thần cho chủ thể bị
thiệt hại, còn nguồn nguy hiểm cao độ là những sự vật vô tri vô giác nên không gây
nên những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 589, Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 và

một số các quy định tại Nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao thì thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bao gồm:
● Thiệt hại về vật chất:
Thiệt hại về vật chất được hiểu là những giảm sút, mất mát về lợi ích vật chất
thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Những mất mát này có thể nhìn thấy rõ
ràng và xác định cụ thể cũng như tính toán được tương ứng thành một khoản tiền


18

nhất định. Với cách hiểu như vậy thiệt hại về vật chất bao gồm những thiệt hại sau:
(i) thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; (ii) thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; (iii)
thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Pháp luật quy định về quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể
khác đối với những tài sản hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình. Do đó, nếu
quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu bị xâm phạm từ người khác mà gây ảnh hưởng
tới việc thực hiện quyền của chủ sở hữu thì người gây thiệt hại sẽ phải chịu trách
nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, để xác định việc bồi thường của người gây thiệt hại
đối với tài sản của chủ sở hữu thì căn cứ pháp lý để xác định thiệt hại do tài sản bị
xâm phạm. Theo đó: “Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi
thường bao gồm: (i) tài sản bị mất; (ii) tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng; (iii) lợi ích
gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; (iv) chi phí hợp lý để
ngăn chặn và khắc phục thiệt hại; (v) thiệt hại khác do luật quy định”. Cụ thể:
Đối với tài sản bị mất được hiểu là tài sản đó không còn nằm trong tầm kiểm
soát của chủ sở hữu, rời khỏi chủ sở hữu mà không thể tìm lại được. Như vậy, nếu
tài sản đã mất thì sẽ không thể khắc phục, hay sửa chữa được mà khi đó người gây
thiệt hại phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản. Nhưng rất khó để xác định được giá
trị của tài sản đó tại thời điểm tài sản mất. Bởi vì, nếu tài sản là vật đặc định thì do
vật duy nhất đó không còn nên không có căn cứ để xác định giá trị của tài sản. Nếu

tài sản là một vật cùng loại thì có thể xác định giá trị của tài sản dựa trên căn cứ giá
trị của vật cùng loại trên thị trường, nhưng vấn đề này cũng không dễ dàng bởi tài
sản bị mất thường là tài sản đã được sử dụng qua một thời gian với mức độ hao
mòn, hỏng hóc cũng như giảm sút giá trị nhất định thì căn cứ để xác định giá trị còn
lại của tài sản cũng khó định lượng. Một điều khác nữa là tâm lý của bên bị thiệt hại
và bên thiệt hại luôn trái ngược nhau, bên thiệt hại luôn hướng tới việc làm sao để
bù đắp tổn thất mình phải gánh chịu một cách lớn nhất có thể còn bên gây thiệt hại
thì luôn hướng tới việc làm sao mức bồi thường của mình cho bên bị thiệt hại là
thấp nhất có thể. Liên quan tới nội dung này thì Bộ luật Dân sự 2015 chưa có quy
định, tuy nhiên nội dung này cũng được nhắc đến trong quy định tại Khoản 1, Điều
23 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017: “trường hợp tài sản đã bị
phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản
cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ
hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của


19

Luật này. Thời điểm để xác định hiện trạng tài sản làm căn cứ tính mức bồi thường
là thời điểm thiệt hại xảy ra”. Tuy quy định còn khá khái quát nhưng đây cũng là
một trong những điểm đáng tiến bộ của quy định pháp luật liên quan tới nội dung
này, tạo cơ sở để xác định thiệt hại đối với tài sản đồng thời tạo tiền đề cho các quy
định được xây dựng sau này.
Đối với tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng: tài sản bị hủy hoại có thể được hiểu là
những tài sản bị thiệt hại nặng, không thể sửa chữa để thực hiện chức năng vốn có
như ban đầu của chúng, làm cho chủ sở hữu không thể thực hiện việc khai thác tính
năng, công dụng của tài sản. Xác định thiệt hại đối với tài sản bị hủy hoại tương tự
như đối với tài sản bị mất. Có nghĩa là người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường toàn
bộ giá trị tài sản cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, khi giải quyết các vụ việc về bồi
thường thiệt hại, tại thời điểm phát sinh vụ việc và thời điểm vụ việc được Tòa án

giải quyết thường cách nhau khá xa. Do đó, giá trị của tài sản tính tại các thời điểm
khác nhau có thể sẽ rất khác nhau. Ví dụ giá của chiếc xe máy Wave tại thời điểm
xảy ra thiệt hại là 20 triệu, nhưng một thời gian sau, khi vụ việc được giải quyết thì
giá trị của chiếc xe đã giảm xuống còn 15 triệu. Trong trường hợp này, việc bồi
thường thiệt hại sẽ áp dụng bồi thường thiệt hại toàn bộ giá trị là căn cứ vào giá trị
tại thời điểm nào? Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện vẫn bỏ ngỏ vấn đề này. Tuy nhiên,
Khoản 1 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 xác định giá
trị để bồi thường đối với tài sản bị mất đó là phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản
cho người bị thiệt hại theo giá thị trường vào thời điểm thiệt hại xảy ra.
Khác với tài sản bị mất là không còn tài sản hoặc tài sản bị hủy hoại, bị hỏng tới
mức không thể nào khắc phục được, trong trường hợp tài sản bị hư hỏng thì tài sản
chỉ bị hỏng hóc một hay nhiều bộ phận dẫn đến việc làm giảm đi giá trị cũng như
ảnh hưởng đến công năng sử dụng của tài sản. Việc bồi thường thiệt hại đối với tài
sản bị hư hỏng được xác định là những chi phí để sửa chữa, khắc phục. Vấn đề này
cũng được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định rõ hơn
tại khoản 2 Điều 23, theo đó: “Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác
định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2
Điều 22 của Luật này để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng
không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1
Điều này”.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản được hiểu là trong quá trình
chủ sở hữu khai thác, sử dụng tài sản của mình sẽ làm phát sinh những hoa lợi, lợi


×