Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án Lịch sử 12 bài 7: Tây Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.06 KB, 8 trang )

Giáo án môn Lịch sử lớp 12
Bài 7 – TÂY ÂU

I. Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Biết rõ các giai đoạn phát triển của khu vực Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đến năm 2000 về các mặt kinh tế, chính trị và đối ngoại.
- Hiểu được vì sao từ năm 1950 trở đi, kinh tế các nước Tây Âu lại phát triển
nhanh chóng, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Trình bày được những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của
Liên minh châu Âu (EU).
2. Kĩ năng
- Biết so sánh tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của khu vực Tây
Âu với nước Mĩ qua các giai đoạn phát triển từ năm 1945 đến năm 2000.
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, phương pháp tự học, sử
dụng SGK, khai thác lược đồ lịch sử,…
3. Thái độ, tư tưởng
- Lên án chính sách xâm lược trở lại thuộc địa của các nước Tây Âu.
- Nhận thức rõ các mối liên hệ, những nguyên nhân đưa tới sự liên kết khu vực
Tây Âu và quan hệ giữa Mĩ với Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
GV có thể sử dụng câu hỏi sau:


- Vì sao trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát
triển nhanh chóng, nhưng các giai đoạn sau đó thì lại suy giảm dần?
- Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến 2000 có gì thay đổi?
3. Bài mới



Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

(Kiến thức cần đạt)
I. Tây Âu từ năm 1945 đến năm Hoạt động: GV nêu câu hỏi:
1950
Hãy so sánh tình hình kinh tế Mĩ và Tây Âu sau
* Về kinh tế - chính trị:
Chiến tranh thế giới thứ hai? Hãy cho biết các
biện pháp khôi phục kinh tế và ổn định tình
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã
hình chính trị, xã hội của các nước Tây Âu?
gây nên nhiều hậu quả nặng nề
cho các nước Tây Âu: hàng triệu HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời:
người chết, bị thương, nhiều
GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích (dựa vào
trung tâm công nghiệp, nhà cửa bị
số liệu trong SGK). Cụ thể:
tàn phá, chính trị rối loạn,...

- Biện pháp phục hồi:

+ Mĩ không bị ảnh hưởng, chịu sự tàn phá bởi
chiến tranh, đã làm giàu trên sự đổ nát của châu
Âu (nhờ buôn bán vũ khí). Châu Âu là một
trong những nơi diễn ra chiến sự quyết liệt, đẫm
máu, phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề (để
làm rõ ý này, GV có thể khai thác một số hình

ảnh trong đĩa Encatar).

+ Dựa vào viện trợ của Mĩ thông
+ Biện pháp khôi phục kinh tế, ổn định chính
qua “Kế hoạch Mácsan”.
trị - xã hội của các nước Tây Âu là thông qua
+ Tiến hành cải cách để củng cố
“Kế hoạch Mácsan” (được Mĩ viện trợ khoảng
chính quyền của giai cấp tư sản
17 tỉ USD) và củng cố chính quyền tư sản.
 Đến 1950, kinh tế các nước Tây
Âu được phục hồi, đạt mức trước

 Nhờ đó, đến năm 1950, kinh tế các nước Tây
Âu về cơ bản được phục hồi và vượt mức so


chiến tranh.

* Về đối ngoại:
+ Liên minh chặt chẽ với Mĩ

với trước chiến tranh.
+ Bị dàng buộc vào Mĩ bởi “Kế hoạch
Mácsan”, các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ
với Mĩ (gia nhập khối NATO do Mĩ đứng đầu,
ủng hộ Mĩ thành lập nước Cộng hòa Liên bang
Đức,…); đồng thời tìm cách xâm lược trở lại
các thuộc địa cũ của mình (GV dẫn chứng).


+ Xâm lược trở lại các thuộc địa
HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính
cũ của mình: Pháp tái chiếm
Đông Dương, Hà Lan tái chiếm
Inđônêxia,…
II. Tây Âu từ năm 1950 đến Hoạt động 1: GV trình bày nêu vấn đề:
năm 1973
Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế và ổn
* Sự phát triển kinh tế:
định tình hình chính trị - xã hội, giai đoạn 1950
- 1973, kinh tế các nước Tây Âu phát triển
+ Kinh tế các nước Tây Âu có tốc
nhanh chóng. Tây Âu trở thành một trong ba
độ phát triển nhanh chóng, tiêu
trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, có
biểu là Đức, Anh, Pháp,...
trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại. Vậy những
+ Tây Âu là một trong ba trung nguyên nhân nào thúc đẩy sự phát triển nhanh
tâm kinh tế - tài chính của thế chóng kinh tế các nước Tây Âu ?
giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản)
* Nguyên nhân của sự phát triển:

HS: Nghiên cứu SGK để trao đổi và trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung, phân tích và chốt ý
+ Áp dụng những thành tựu của (dựa theo các nguyên nhân trong SGK, có thể
cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật yêu cầu HS so sánh những nguyên nhân giống
và khác nhau thúc đẩy sự phát triển nhanh
+ Vai trò của Nhà nước trong
chóng nền kinh tế của Mĩ và Tây Âu).

quản lí, điều tiết nền kinh tế
HS: Theo dõi và ghi ý chính vào vở.
+ Biết tận dụng các cơ hội từ bên
ngoài (viện trợ của Mĩ, mua được
nguyên liệu rẻ,…)
Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi: Chính sách đối
* Đối nội: Tiếp tục phát triển nền nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong


dân chủ tư sản để duy trì trật tự, giai đoạn 1950 – 1973 so với giai đoạn 1945 –
ổn định xã hội, nhưng vẫn xảy ra 1950 có gì mới?
nhiều biến động ở một số nước
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời
như Pháp, Đức, Italia,…
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và chốt ý.
+ Khi trình bày về sự biến động trên chính
trường nhiều nước khu vực Tây Âu, GV cụ thể
hóa bằng các số liệu: 29 lần thay đổi nội các ở
Pháp, Đảng Cộng sản Đức ra hoạt động công
khai (1968), nhân dân Italia tiến hành tổng bãi
công trên các đường phố (1960),…

* Đối ngoại:
+ Nhiều nước vừa tiếp tục liên
minh chặt chẽ với Mĩ, vừa muốn
đa phương hóa, đa dạng hóa với
bên ngoài.

+ Biểu hiện trong chính sách đối ngoại của
nhiều nước Tây Âu tiếp tục liên minh chặt chẽ

với Mĩ là ủng hộ chiến tranh xâm lược của Mĩ ở
Triều Tiên và Việt Nam (Anh, Đức, Italia,…)
+ Trong giai đoạn này, nhiều nước tư bản Tây
Âu muốn đa phương hóa, khẳng định tính tự
chủ, đối trọng với Mĩ như Pháp, Thụy Điển,
Phần Lan,… (đều phản đối cuộc chiến tranh
của Mĩ ở Việt Nam, phát triển mối quan hệ với
Liên Xô và các nước XHCN,…)
+ Nhiều thuộc địa của các nước Tây Âu ở châu
Á, châu Phi đã giành được độc lập, kết thúc ách
thống trị và đô hộ của thực dân phương Tây.
HS: Lắng nghe và ghi chép

+ Nhân dân nhiều nước thuộc địa
giành được độc lập  Các nước
Tây Âu phải công nhận nền độc
lập cho các nước thuộc địa.
III. Tây Âu từ năm 1973 đến Hoạt động: GV chia lớp học thành 4 nhóm và


năm 2000
* Kinh tế:

giao nhiệm vụ cụ thể để các em cùng nghiên
cứu SGK trong 4 phút, trả lời câu hỏi.

Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm, tình hình kinh tế
- Lâm vào suy thoái, khủng
các nước Tây Âu những năm 1973 – 1991.
hoảng, phát triển không ổn định,

tiêu biểu là ở Anh, Pháp, Đức,...
- Nguyên nhân: Tác động của Nhóm 2: Tình hình chính trị - xã hội và chính
khủng hoảng năng lượng (1973), sách đối ngoại của Tây Âu giai đoạn 1973 –
sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, 1991 so với giai đoạn 1950 – 1973 có gì mới?.
Nhật Bản, các nước NICs,…
- Từ năm 1994, kinh tế phục hồi
Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm, tình hình kinh tế
và phát triển trở lại, tiếp tục là
các nước Tây Âu những năm 1991 – 2000.
một trong ba trung tâm kinh tế tài chính, chiếm 1/3 tổng sản
phẩm công nghiệp của thế giới.
Nhóm 4: Những nét chính về chính trị - xã hội,
* Chính trị, xã hội: Tiếp tục củng đối ngoại của Tây Âu những năm 1991 – 2000.
cố nền dân chủ tư sản, nhưng xã
hội thiếu tính ổn định do phân
hóa giàu – nghèo ngày càng lớn, GV - HS: Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện
tội phạm maphia,…
từng nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe
* Đối ngoại:
- Bắt đầu xu thế hòa hoãn, giảm
bớt sự căng thẳng giữa Tây Âu
với các nước XHCN: kí Định ước
Henxinki về an ninh và hợp tác
châu Âu (1975), phá bỏ bức
tường Béclin (1989) để tái thống
nhất nước Đức (1990).

và có thể nêu thắc mắc để nhóm trình bày giải
thích rõ hơn.
Để tạo không khí học tập và khuyến khích tính

tích cực của HS, sau khi đại diện từng nhóm
trình bày, GV có thể phát cho các nhóm phiếu
đánh giá chéo nhau. Đại diện nhóm nào trình
bày tốt, GV sẽ thưởng điểm.

GV: Nhận xét phần trình bày của từng nhóm,
sau đó trình bày bổ sung, hướng dẫn HS quan
- Anh tiếp tục liên minh chặt chẽ
sát một số kênh hình như ảnh Lễ khánh thành
với Mĩ, còn Pháp và Đức thì trở
và đường hầm qua eo biển Măngsơ giữa Anh –
thành đối trọng với Mĩ
Pháp. Sau cùng, GV chốt ý chính để HS theo


- Mở rộng quan hệ với khu vực dõi và ghi chép (có thể chuẩn bị trên giấy Ao).
Đông Âu, các nước đang phát
HS: Tập trung theo dõi, đối chiếu những kết
triển ở châu Á, châu Phi,…
luận của GV với phần trình bày của nhóm mình
và ghi ý chính vào vở.
IV. Liên minh châu Âu (EU)

Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS
nghiên cứu SGK trong thời gian 3 phút: Vì sao
* Quá trình hình thành và phát
các nước Tây Âu lại có nhu cầu liên kết khu
triển của Liên minh EU:
vực ?Quá trình hình thành và phát triển của
Liên minh châu Âu diễn ra như thế nào?

+ Tháng 4/1951, sáu nước Tây HS: Nghiên cứu SGK để trả lời
Âu thành lập Cộng đồng than –
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và phân tích.
thép châu Âu.
Trong SGK đã trình bày rõ quá trình hình thành
và phát triển của EU, vì vậy ở đây GV cần làm
rõ hai lí do cơ bản để các nước Tây Âu đẩy
mạnh việc liên kết khu vực:
+ Tháng 3/1957, sáu nước Tây
+ Các nước đều có chung một nền văn minh, có
Âu tiếp tục thành lập Cộng đồng
trình độ kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ
năng lượng nguyên tử châu Âu và
lâu châu Âu đã có mối liên hệ mật thiết, gần gũi
Cộng đồng kinh tế châu Âu
về lịch sử. Vì vậy, sự hợp tác để phát triển là
cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới
tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
+ Tháng 7/1967, các nước hợp
nhất ba tổ chức trên lại thành
Cộng đồng châu Âu (EC), đến
ngày 1/1/1993 thì đổi tên thành
Liên minh châu Âu (EU).

+ Từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát
triển với tốc độ nhanh, Tây Âu muốn thoát dần
khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Nhưng nếu họ cứ đứng
riêng lẻ, gây căng thẳng với nhau thì không thể
đọ được với Mĩ, họ cần phải liên kết cùng nhau
trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu

vực, trước hết là ảnh hưởng của Mĩ.
(Khi trình bày về sự kiện 6 nước thành lập
Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu ngày


+ Năm 2007, Liên minh EU mở 25/3/1957, GV sử dụng hình Lế kí Hiệp ước
rộng tổ chức lên 27 thành viên.
Rôma để cụ thể hóa cho sự kiện này).
HS: Lắng nghe GV trình bày và ghi ý chính

* Vai trò của Liên minh EU:

+ Thúc đẩy sự hợp tác, liên minh
giữa các nước thành viên trong
các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính
trị, đối ngoại và an ninh: sử dụng
đồng tiền chung châu Âu (Ơrô),
nhiều nước đã kí kết hủy bỏ sự
kiểm soát đi lại của công dân các
nước qua vùng biên giới của nhau

Hoạt động 2: GV trình chiếu Lược đồ các
nước thuộc Liên minh châu Âu (2007) trên màn
hình lớn và gọi một HS đọc tên các nước trong
liên minh EU. Sau đó, GV nêu câu hỏi để HS
trao đổi và trả lời: Hãy cho biết vai trò của EU
đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, đối
ngoại và an ninh ở Tây Âu và mối quan hệ giữa
EU với Việt Nam.
HS: Thảo luận và trả lời


GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và kết luận.
Để cụ thể hóa cho vai trò của EU đối với sự
phát triển kinh tế, chính trị, đối ngoại và an
ninh khu vực Tây Âu, GV tập trung phân tích ý
nghĩa sự kiện tháng 3/1995 (7 nước EU hủy bỏ
sự kiểm soát đi lại của công dân các nước này
qua biên giới của nhau) và việc sử dụng đồng
tiền Ơrô thay cho các đồng bản tệ. Ở đây, GV
có thể hướng dẫn HS quan sát hình ảnh Lá cờ
của Liên minh EU có 12 ngôi sao trên nền màu
xanh - biểu tượng cho sự liên kết khu vực và
+ EU là tổ chức liên kết chính trị đồng tiền Ơrô (khai thác trong đĩa Encatar).
- kinh tế lớn nhất hành tinh,
HS: Theo dõi và ghi bài
chiếm hơn ¼ DGP của thế giới.

+ Năm 1990, quan hệ EU – Việt
Nam chính thức được thiết lập.


III. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố
- GV tổ chức cho HS tự củng cố kiến thức ngay tại lớp:
- Hãy so sánh các giai đoạn phát triển của kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới
thứ hai? Vì sao nói từ nửa sau thế kỉ XX, Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế - tài
chính lớn của thế giới?
- Chính sách đối ngoại của Tây Âu qua các giai đoạn 1945 – 1950, 1950 – 1973,
1973 – 1991 và 1991 – 2000 có gì khác biệt?
- Trình bày những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên

minh châu Âu (EU).
2. Bài tập về nhà
- Ôn lại nội dung bài học dựa theo câu hỏi củng cố kiến thức cuối giờ và lập bảng
thống kê những sự kiện chính về các nước Tây Âu sau chiến tranh.
- Đọc trước bài 8 để tìm hiểu nội dung câu hỏi và kênh hình trong SGK.



×