Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 12 bài 7: Tây Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.57 KB, 3 trang )

Bài 7

TÂY ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Khái quát quá trình phát triển của các nước châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng châu Âu (EU) cùng với những thành tựu
cơ bản về kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật.
- Nắm được các mối quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước EU trong những năm gần đây.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
- Các mối quan hệ trong lịch sử giữa thực dân và thuộc địa, và nay trở thành đối tác cùng
phát triển.
- Khả năng hợp tác phát triển trên cơ sở cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi.
3. Kỹ năng: Khả năng sử dụng bản đồ và rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá tổng hợp.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Bản đồ châu Âu và thế giới sau chiến tranh
- Tranh ảnh minh hoạ về thành tựu phát triển của các nước châu Âu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mỹ phát triển như thế nào? Tại sao?
- Chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
2. Bài mới: GV khái quát về vị trí địa lý và đặc điểm chính trị của các nước châu Âu.
3. Tiến trình tổ chức dạy – học.
Các hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân
- Giáo viên treo bản đồ châu Âu, cho học sinh
xác định khu vực Tây Âu. Sau đó GV nêu hê
thống câu hỏi:
? Trong chiến tranh thế giới thứ II, châu Âu
chịu tác động như thế nào?


? Sau chiến tranh, tình hình kinh tế - xã hội ở
châu Âu như thế nào?
? Tại sao các nước này lại chấp nhận lệ thuộc
Mĩ?
? Sau khi khôi phục, kinh tế Tây Âu phát triển
như thế nào?
? Tại sao giai đọan này kinh tế Tây Âu lại phát
triển nhanh như vậy?
? Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân
nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

Kiến thức cơ bản cần nắm
1. Sự phát triển kinh tế - khoa học kỹ thuật
- Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đến 1950
kinh tế được khôi phục.
- Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 kinh
tế ổn định và phát triển nhanh. Tây Âu trở thành một
trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Những yếu tố phát triển:
+ Áp dụng thành công các thành tựu của cách mạng
khoa học – kỹ thuật hiện đại.
+ Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lí, điều
tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển đất
nước như: Viện trợ của Mỹ và sự hợp tác của cộng đồng
châu Âu…
- Cuộc khủng hoảng năng lượng từ 1973 đến đầu
thập niên 90, các nước Tây Âu lâm vào suy thoái, khủng

hoảng và phát triển không ổn định. Từ năm 1994, kinh tế
bắt đầu khôi phục và phát triển.
2. Chính trị - xã hội (Không dạy)


? Về chính sách đới ngoại?
? Tại sao các nước này lại ḿn đa phương,
đa dạng hóa quan hệ đới ngoại?
? Tính đa phương đa dạng đó được thể hiện ở
những điểm nào?

Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân
? Quá trình hình thành
phát triển của EU?



(- 25-3-1957: có 6 nước thành viên: Pháp,
CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua.
- 1973 : 9 nước: Anh, Đan Mạch, Ailen
- 1981: 10 nước: Hi Lạp
- 1986 : 12 nước: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
- 1991 : 15 nước: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
- 1995, Hiêp ước Schengen có hiệu lực tại 7 nước thành
viên. Hiệp ước qui định quyền tự do đi lại của cơng dân các
nước thành viên: Pháp, Đức, Lchxămbua, Bỉ, Hà Lan,
Italia, Tây Ban Nha.
- 2004: EU có 25 nước. Thêm: Séc, Hunggari,
Slơvakia, Slơvênia, Ba Lan, Lítva, Látvia, Extơnia, Manta,
Kypros (CH Síp).

- 2007: 27 nước (Rumani, Bungari)
- 1/1/1999, đồng Euro được phát hành. 1/1/2002, đồng
Euro chính thức lưu hành trong 12 nước thành viên (trừ
Anh, Đan Mạch, Thụy Điển). Đồng Euro có mệnh giá cao
hơn đồng đơla Mĩ.)

? Nhận xét về hiệu quả hoạt động của EU hiện nay?
(* Hiện nay, EU là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất, có tổ
chức chặt chẽ nhất và thành cơng nhất so với các tổ chức
liên kết khu vực khác hiện nay (như ASEAN; NAFTAHiêp định mậu dịch tự do thương mại Bắc Mĩ;
MERCOSUR - Thị trường chung Nam Mĩ…).)

? Quan hệ EU với bên ngồi và với Việt Nam?
(+ ASEM-1: Hộâi nghi thượng đỉnh Á-u,
năm 1996 tại Băng Cốc là sự hợp tác về kinh
tế – văn hoá.
+ Việt Nam: xuất sang thò trường EU: giày
da, hải sản, dệt may, thực phẩm, than
đá, ...
+ Việt Nam nhập từ EU chủ yếu là
thiết bò máy móc, dầu, sắt thép, phân
bón, công nghệ đóng tàu, thuỷ điện.)

3. Chính sách đối ngoại (HS theo dõi gạch SGK)
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước như: Anh, Pháp, Hà
Lan…, tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng
cuối cùng thất bại.
- Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, Tây Âu là liên minh chặt chẽ
với Mỹ.
- Tham gia kế hoạch Mácsan, gia nhập khối NATO (4 - 1949),

nhằm chống chủ nghĩa xã hội; đứng vế phía Mỹ trong cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam; ủng hộ Ixaren trong chiến tranh ở trung
Đơng. Tuy nhiên quan hệ giữa Mỹ và Tây Âu cũng trục trặc, nhất là
quan hệ Mỹ - Pháp
- Tháng 8 - 1975 các nước châu Âu, Liên Xơ, Mỹ và Canada, kí
kết định ước Henxinki về an ninh hợp tác châu Âu, làm cho tình hình
căng thẳng ở châu Âu dịu đi.
- Tháng 11 - 1989 bức tường Beclin sụp đổ, tháng 12 – 1989, hai
nước Xơ - Mỹ tun bố chấm dứt chiến tranh lạnh, tháng 10 - 1990
nước Đức thống nhất.
- Mở rộng quan hệ quốc tế, với các nước phát triển, các nước
đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ la tinh, các nước Đơng Âu và SNG.

4. Liên Minh Châu Âu
a. Sự hình thành
- Năm 1951, Cộng đồng than - thép Châu Âu được
thành lập gồm Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia,
Hà Lan, Lucxămbua.
- Năm 1957, Cộng đồng năng lượng ngun tử châu
Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời.
- Năm 1967, ba tổ chức trên đã hợp nhất lại thành
“Cộng đồng Châu Âu” (EC). Tháng 12 - 1991, các nước
thành viên EC đã kí kết Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có
hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu
Âu (EU).
b. Mục tiêu: EU ra đời nhằm hợp tác, liên minh giữa
các nước thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ,
chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
c. Q trình phát triển
- 1951 – 1957: 6 nước (Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia,

Hà Lan, Lucxămbua). Đến năm 2007, số thành viên lên
27 nước.
- Cơ cấu tổ chức của EU gồm 5 cơ quan chính: Hội
đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu,
Nghị viện châu Âu, Tòa án châu Âu ngồi ra còn có 1 số
ủy ban chun mơn khác.
- 1 - 2002, chính thức được sử dụng đồng Euro thay
cho các đồng bản tệ.
- Hiện nay EU là tổ chức liên minh kinh tế - chính trị
lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.


4. Củng cố :
- Các giai đoạn phát triển của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Hoàn cảnh ra đời và quá trình pt của Khối thị trường chung Châu Âu (EU).
5. Dặn dò: Trả lời câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài mới.



×