Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.08 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ MỸ LANH

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ MỸ LANH

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số


:

8380103

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phùng Trung Tập

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy, Cô của Trường Đại
học Luật Hà Nội, những người đã nhiệt tình giảng dạy, giúp tôi có những kiến
thức quý báu và bổ ích về chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự. Tôi
xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa
Đào tạo Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành
chương trình học và đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phùng
Trung Tập – Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành
Luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Toà án nhân dân các cấp đã cung
cấp cho tôi những Bản án liên quan tới đề tài Luận văn, các cán bộ thư viện
đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin cảm ơn gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp, và những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình làm Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 09/2018
Tác giả



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Mỹ Lanh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

: Bộ luật Dân sự

DLB

: Dân Luật Bắc Kỳ

DLT

: Dân Luật Trung Kỳ

TAND


: Tòa án nhân dân

UBND

: Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa…………………………………………………...
Lời cảm ơn ..……………………………………………….…..
Lời cam đoan……………………………………………….…..
Danh mục từ viết tắt……………………………..……………..
Mục lục….………………………….…………………………..
PHẦN MỞ ĐẦU

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ....................................
Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................
Phạm vi nghiên cứu của luận văn ...............................................
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .............................................
Phương pháp nghiên cứu ............................................................
Kết quả đạt được và những điểm mới của luận văn ....................

Kết cấu của luận văn ...................................................................
Chƣơng 1

1
2
3
3
4
4
4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI CHÚC

1.1.
1.2.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.4.

Khái niệm di chúc .....................................................................
Đặc điểm của di chúc ................................................................
Thừa kế theo di chúc và vai trò của di chúc trong việc thực hiện
pháp luật về thừa kế ...................................................................
Thừa kế theo di chúc ......................................................................
Vai trò của di chúc trong việc thực hiện pháp luật về thừa kế ...
Khái niệm về điều kiện có hiệu lực của di chúc ......................
Kết luận Chương 1 ....................................................................

5

7
10
10
13
13
18

Chƣơng 2
CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC THEO QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

2.1.

Điều kiện để di chúc đƣợc xác định là di chúc hợp pháp ......

20


2.1.1.
2.1.1.1.
2.1.1.2.
2.1.1.3.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.3.1.
2.1.3.2.
2.1.3.3.
2.1.3.4.
2.1.4.
2.1.4.1

2.1.4.1.1.
2.1.4.1.2.
2.1.4.1.3.
2.1.4.1.4.
2.1.4.2.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.3.4.

Điều kiện về chủ thể ..................................................................
Chủ thể lập di chúc là cá nhân ....................................................
Yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc ...................................
Yêu cầu về nhận thức của người lập di chúc ..............................
Điều kiện về ý chí của ngƣời lập di chúc .................................
Điều kiện về nội dung của di chúc ..............................................
Ngày tháng năm lập di chúc .......................................................
Họ, tên, nơi cư trú của người lập di chúc ....................................
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản ...................
Di sản để lại và nơi có di sản ......................................................
Điều kiện về hình thức của di chúc ..........................................
Di chúc bằng văn bản ..................................................................
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng ......................
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng .................................
Di chúc có công chứng hoặc chứng thực ....................................
Di chúc bằng văn bản có giá trị như công chứng, chứng thực ....
Hình thức di chúc miệng .............................................................
Điều kiện thi hành .....................................................................
Người thừa kế có tên trong di chúc phải còn sống vào thời

điểm mở thừa kế ..........................................................................
Di sản phải còn vào thời điểm mở thừa kế .................................
Người thừa kế có tên trong di chúc không bị tước quyền hưởng
di sản ..........................................................................................
Người thừa kế có tên trong di chúc không từ chối quyền hưởng
di sản ...........................................................................................
Kết luận Chƣơng 2 ....................................................................
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU
LỰC CỦA DI CHÚC, NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC

3.1.

Thực trạng giải quyết những tranh chấp về thừa kế theo di

20
20
21
23
26
28
31
31
32
33
36
37
37
37

38
39
40
43
43
45
45
47
49


3.1.1.

3.1.2.

3.1.3.

3.1.4.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.

chúc tại Tòa án nhân dân .........................................................
Tranh chấp về tính hợp pháp của di chúc liên quan đến yếu tố
người lập di chúc biết chữ hay không biết chữ, trình tự thủ tục
chứng thực di chúc ....................................................................
Tranh chấp về hiệu lực của di chúc liên quan đến nội dung của
di chúc, người lập di chúc định đoạt cả đối với tài sản không

thuộc sở hữu của mình ................................................................
Di chúc do người khác viết hộ, có người làm chứng, chứng
thực, một phần di chúc bị vô hiệu do định đoạt tài sản không
thuộc sở hữu của mình ................................................................
Người để lại di sản lập hai bản di chúc .......................................
Một số bất cập trong quy định của pháp luật về điều kiện
có hiệu lực của di chúc và kiến nghị hoàn thiện ....................
Về chủ thể lập di chúc .................................................................
Về di chúc miệng ........................................................................
Về di chúc chung vợ chồng .........................................................
Về di sản dùng làm nơi thờ cúng ................................................

50

Kết luận Chƣơng 3 ....................................................................

75

Kết luận Luận văn ....................................................................

76

51

58

60
66
69
69

70
71
73


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đối với mỗi cá nhân, quyền sở hữu tài sản là một quyền đặc biệt quan
trọng. Việc lao động tạo dựng tài sản của mỗi cá nhân khi còn sống và mong
muốn tài sản của mình sau khi chết được định đoạt cho đúng người mà mình
đã xác định cho tài sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân đó. Cá
nhân định đoạt di sản của mình sau khi chết thông qua việc lập di chúc. Di
chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết. Do đó, khi cá nhân lập di chúc thì luôn hướng tới mục đích
là di chúc của họ được pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện. Để thực
hiện được điều này, thì di chúc lập ra phải thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực
của di chúc do pháp luật quy định.
BLDS năm 2015 được ban hành, có hiệu lực pháp luật từ ngày
01/01/2017, trên cơ sở kế thừa, có bổ sung quy định của BLDS 1995, 2005 về
các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Việc hiểu, áp dụng những quy định này
có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân có mong muốn lập di chúc, và đối
với các cơ quan thi hành pháp luật, cơ quan bảo vệ pháp luật. Thực tế áp dụng
pháp luật, và giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quy định về điều
kiện có hiệu lực của di chúc chưa hiệu quả, còn nhiều vấn đề phát sinh, nhiều
điểm chưa thống nhất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
là do ý thức pháp luật chưa cao của người lập di chúc và cơ quan, tổ chức có
liên quan, không triệt để tuân thủ quy định của pháp luật; ở khía cạnh khác,
thì một số quy định của pháp luật chưa rõ ràng, còn nhiều điểm bất hợp lý dẫn

đến cách hiểu, áp dụng khác nhau về điều kiện có hiệu lực của di chúc, di
chúc hợp pháp, di chúc có hiệu lực pháp luật, điều kiện về chủ thể, nội dung,
hình thức của di chúc và các vấn đề có liên quan khác.
Nhận thức rõ tầm quan trọng, và sự phức tạp trong quan hệ thừa kế, nhất
là tranh chấp về điều kiện có hiệu lực của di chúc, học viên lựa chọn đề tài


2

“Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015”, để thực hiện luận văn cao học luật là yêu cầu cấp thiết, có tính lý luận
và có giá trị thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thừa kế theo di chúc nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói
riêng luôn luôn là những vấn đề phức tạp.
Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, có những quy định khác nhau về
điều kiện có hiệu lực của di chúc: Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7/1981
hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế; Pháp lệnh thừa kế
ngày 30/8/1990; BLDS 1995, BLDS 2005, BLDS 2015. Tương ứng với mỗi
thời kỳ pháp luật, có các công trình khoa học nghiên cứu liên quan về điều
kiện có hiệu lực của di chúc có nội dung phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành tại thời điểm nghiên cứu.
Trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành, có một số khóa luận
của sinh viên và luận văn thạc sỹ viết về thừa kế theo di chúc như: Nguyễn
Hồng Nam, luận văn thạc sỹ 2005 với đề tài “Điều kiện có hiệu lực của di
chúc”; Nguyễn Thị Phương Thanh, luận văn thạc sỹ với đề tài “Áp dụng pháp
luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của Tòa án”; đặc
biệt là công trình nghiên cứu khoa học của Thầy Phạm Văn Tuyết, Luận án
tiến sỹ (2003) với đề tài “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân
sự Việt Nam”.

Bộ luật Dân sự 2015 được ban hành (hiệu lực pháp luật ngày
01/01/2017), có các công trình nghiên cứu của các Thầy, Cô như: Phùng
Trung Tập, Luật Dân sự Việt Nam bình giải và áp dụng Luật thừa kế; Nguyễn
Văn Cừ và Trần Thị Huệ (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm
2015; Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm
2015… Những công trình này nghiên cứu tổng thể các quy định của BLDS
2015 trong đó có các quy định về thừa kế, hoặc nghiên cứu về thừa kế ở phạm


3

vi rộng, mà không tập trung nghiên cứu sâu về các điều kiện có hiệu lực của
di chúc. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về điều
kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật này.
Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo
quy định của Bộ luật dân sự năm 2015” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học
là hoàn toàn độc lập.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Nội dung của luận văn không nghiên cứu toàn diện những quy định của
pháp luật về thừa kế theo di chúc, mà chỉ nghiên cứu về điều kiện có hiệu lực
của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Qua đó, học viên
phân tích những quy định của pháp luật về chủ thể lập di chúc, ý chí của
người lập di chúc, hạn chế quyền của người lập di chúc, nội dung và hình
thức của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Qua nghiên cứu
viết luận văn, học viên cũng nêu rõ những bất cập, những vấn đề cần phải sửa
đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về điều kiện có hiệu lực của
di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Luận văn tập trung nghiên cứu về điều kiện có hiệu lực của di chúc, tìm

ra những điểm phù hợp với đời sống xã hội và những điểm cần phải sửa đổi,
bổ sung các quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của
Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Qua nghiên cứu, học viên có những kiến nghị nhằm hoàn thiện một
bước những quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc, giúp
các nhà lập pháp bổ sung những quy định còn thiếu về điều kiện có hiệu lực
của di chúc nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của xã hội trong quan hệ
thừa kế theo di chúc nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc.


4

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, những phương pháp khoa học khác
như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê cũng được sử dụng để giải quyết
những vấn đề mà đề tài đã đặt ra.
Một số vụ án giải quyết tranh chấp về điều kiện có hiệu lực của di chúc
được sử dụng có chọn lọc để bình luận làm rõ vấn đề về điều kiện có hiệu lực
của di chúc.
6. Kết quả đạt đƣợc và những điểm mới của luận văn
- Luận văn phân tích có hệ thống những quy định pháp luật về điều kiện
có hiệu lực của di chúc. Qua nghiên cứu, luận văn chỉ ra những quy định phù
hợp về điều kiện có hiệu lực của di chúc và những điểm còn bất cập về điều
kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã có những điểm mới sau đây:
+ Luận văn hệ thống hoá được những quy định pháp luật về điều kiện có
hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
+ Luận văn phân tích những quy định về điều kiện có hiệu lực của di
chúc, chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn thiếu của quy định pháp luật về

điều kiện có hiệu lực của di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
+ Luận văn chỉ ra được những bất cập trong quy định về điều kiện có
hiệu lực của di chúc, đồng thời có những kiến nghị để các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn cần thiết.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 3 chương, ngoài ra có phần mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và mục lục.


5

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI CHÚC
1.1. Khái niệm di chúc
Di chúc xuất hiện từ rất sớm trong xã hội loài người, với nhiều hình
thức khác nhau. Trong Kinh Cựu ước, người xưa đã chép lại rằng bản di chúc
của Noe đã được viết bằng tay, rồi được đóng con dấu của mình lên để chứng
thực; hay như việc Jacob, bằng lời nói, đã để lại cho Josheph phần tài sản gấp
đôi so với những người con khác của mình. Từ những mẩu chuyện như thế, ta
cũng có thể nhận thấy vị trí, vai trò quan trọng của di chúc trong xã hội thời
bấy giờ.
Theo luật gia Ulpian (một luật sư La Mã nổi tiếng), thì di chúc là sự thể
hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó dược thực hiện sau khi chúng ta chết.
Pháp luật La Mã cổ đại (thế kỷ thứ VIII Tr.CN đến thế kỷ thứ VI-VII
sau CN), quy định về di chúc (chúc thư), nam từ 14 tuổi, nữ từ 12 tuổi có
quyền lập di chúc. Di chúc hợp pháp phải có 7 người làm chứng. Người lập di
chúc là cá nhân, có quyền chỉ định người thừa kế theo ý chí của mình. Nếu
truất quyền thừa kế của những người con trai, phải ghi rõ tên của từng người
trong di chúc. Nếu truất quyền thừa kế của những người con gái, thì chỉ cần
ghi một câu khái quát, thể hiện ý chí là truất quyền của các con gái. Gia đình

La Mã là gia đình phụ quyền, tất cả các quyền lực tập trung vào người cha
trong gia đình. Quyền gia trưởng được coi trọng và không chuyển giao. Vào
thời La Mã, các con dưới quyền là các con phụ thuộc vào quyền gia trưởng,
người cha trong gia đình có quyền tối cao đối với vợ và con của mình. Những
người con dưới quyền gia trưởng không thể bị mất quyền hưởng di sản. Nếu
gia trưởng lập di chúc truất quyền của một hoặc nhiều hoặc toàn bộ các con
dưới quyền, thì mỗi người con dưới quyền vẫn được hưởng một kỷ phần cần
thiết theo quy định của pháp luật1.
1

Giáo trình Luật La Mã, 2009, Nxb. Công an nhân dân


6

Vào thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, bộ Quốc Triều Hình luật (Bộ luật
được xem là quan trọng và chính thống), các quy định thừa kế được thể hiện
trong chương Điền sản từ Điều 374 đến Điều 399. Trong đó Điều 390 có nội
dung, cha mẹ nhiều tuổi về già nên có trách nhiệm lo làm chúc thư để lại tài
sản cho con cái nhằm tránh sự tranh chấp tài sản về sau; nếu ông bà, cha mẹ
có lập chúc thư thì phải tuân theo quy định của pháp luật về hình thức để đảm
bảo tính khách quan và giả mạo chúc thư.
Theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp: Di chúc là một chứng thư theo
đó người để lại di chúc định đoạt sau khi chết, một phần hoặc toàn bộ tài sản
của mình, người đó có thể hủy bỏ di chúc. Mọi người đều có thể định đoạt
bằng di chúc để lập thừa kế hoặc để di tặng hoặc gọi bằng bất cứ tên nào khác
để thể hiện ý chí của mình (Điều 967).
Pháp luật dân sự Việt Nam, qua các thời kỳ, đều có quy định về di
chúc. Theo quy định tại Điều 649 BLDS 1995, Điều 646 BLDS 2005, Điều
624 BLDS 2015 thì: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài

sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản
của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay
nhiều người thừa kế sở hữu tài sản sau khi người đó chết. Sự bày tỏ ý chí này
được thể hiện hoặc bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trong thực tế còn tồn tại
nhiều thuật ngữ khác nhau như “di chúc”, “chúc thư”, “chúc ngôn”. Trong đó,
“di chúc” là thuật ngữ chung để chỉ di chúc nói chung, “chúc thư” là thuật
ngữ để chỉ các loại di chúc bằng văn bản, “chúc ngôn” là thuật ngữ để chỉ di
chúc được lập bằng lời nói. BLDS sử dụng thuật ngữ di chúc bằng văn bản và
di chúc miệng để chỉ các hình thức di chúc.
Di chúc là một dạng của giao dịch dân sự, là hành vi pháp lý đơn
phương của người lập di chúc. Để đảm bảo di chúc được coi là hợp pháp và
có hiệu lực, thì di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc do
BLDS quy định. Một người có thể có nhiều bản di chúc định đoạt một tài sản


7

mà những bản di chúc này đều thể hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với
quy định của pháp luật, nhưng không phải tất cả các di chúc này đều phát sinh
hiệu lực, mà di chúc có hiệu lực là di chúc thể hiện ý chí sau cùng của người
lập di chúc, nếu các bản di chúc trước đó có nội dung về tài sản không có gì
khác so với bản di chúc sau cùng.
1.2. Đặc điểm của di chúc
Di chúc là một dạng của giao dịch dân sự, nhưng di chúc có những đặc
điểm riêng biệt so với các giao dịch dân sự khác ở những điểm như sau:
Một là, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân người lập
di chúc, mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác.
Di chúc chỉ thể hiện ý chí của người để lại di sản, vốn là một bên
(người để lại thừa kế) trong quan hệ thừa kế giữa họ với những người có tên

trong di chúc.
Ý chí đơn phương này được thể hiện qua việc người lập di chúc toàn
quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác sau khi chết.
Người lập di chúc không phải trao đổi, bàn bạc với bất kỳ ai (bao gồm cả
người thừa kế) trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, về
nội dung di chúc. Bằng việc lập di chúc, người để lại di sản đã xác lập một
giao dịch dân sự về thừa kế hoàn toàn theo ý chí định đoạt của chính bản thân
họ.
Ý chí đơn phương của người lập di chúc còn được thể hiện ở việc người
lập di chúc toàn quyền quyết định người hưởng di sản là ai, phần tài sản họ
được hưởng, mà không bị ràng buộc bởi việc người được hưởng thừa kế có
quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay thân thích với người lập di chúc, hoặc
mức độ tình cảm giữa người lập di chúc với người hưởng di sản. Người lập di
chúc có thể cho người này nhiều, người kia ít, hoặc không cho người nào
trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Ngay cả trong trường


8

hợp những người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật quy
định tại khoản 1 Điều 621 BLDS, nhưng nếu người để lại di sản đã biết về
hành vi của những người đó, mà vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc, thì họ
vẫn được hưởng di sản.
Hai là, di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của người lập di chúc cho
người khác.
Sự định đoạt tài sản là nội dung quan trọng không thể thiếu được của một
bản di chúc. Một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản là
được thừa kế tài sản, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình
cho người khác sau khi chết2. Thực hiện quyền định đoạt này chính là việc dịch
chuyển quyền sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản của người lập di chúc cho

một hoặc nhiều người hưởng di sản.
Chuyển tài sản trong khái niệm về di chúc được hiểu là chuyển quyền
sở hữu tài sản cho người khác. Nếu di chúc không nhằm chuyển quyền sở hữu
tài sản của người lập di chúc cho những người thừa kế (di chúc giao di sản
nhưng hạn chế quyền định đoạt tài sản, hoặc di chúc thể hiện ý nguyện tình
cảm của người lập di chúc căn dặn con cháu phải thờ cúng tổ tiên, giữ gìn gia
phong... ), thì không thuộc loại di chúc do BLDS điều chỉnh.
Ba là, di chúc phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định.
Ý nguyện cuối cùng về việc dịch chuyển tài sản cho những người khác
sau khi chết phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Hình thức của
di chúc chứa đựng nội dung mà người lập di chúc đã xác định, có tính xác
thực mong muốn bên trong của người lập di chúc, là chứng cứ để bảo vệ
quyền lợi của những người hưởng di sản được chỉ định trong di chúc. BLDS
2015 quy định hai hình thức di chúc là di chúc bằng văn bản và di chúc
miệng. Do tầm quan trọng của hình thức di chúc, nên di chúc miệng được lập

2

Khoản 5 Điều 170 BLDS 2015


9

trong trong hợp không thể lập được di chúc bằng văn bản, đó là khi tính mạng
một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà
không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Và việc lập
di chúc miệng cũng phải tuân thủ đúng các quy định có liên quan của pháp
luật về người làm chứng, công chứng, chứng thực chữ ký người làm chứng.
Nếu sau ba tháng mà người di chúc miệng vẫn còn sống và minh mẫn, sáng
suốt thì di chúc miệng đương nhiên bị hủy bỏ.

Bốn là, di chúc là một giao dịch dân sự đặc biệt, chỉ có hiệu lực pháp
luật khi người lập di chúc chết.
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là
thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người
là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo quy định của
pháp luật3.
Đây là một đặc điểm thể hiện rõ sự khác biệt giữa di chúc với các loại
giao dịch dân sự khác. Đối với hợp đồng dân sự thì hiệu lực của hợp đồng
được xác định là thời điểm giao kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định khác4. Đối với di chúc, thời điểm có hiệu
lực của di chúc là thời điểm người lập di chúc chết, mà không phải là thời điểm
di chúc được xác lập. Do đó, khi người lập di chúc còn sống thì di chúc dù có
tuân thủ đúng quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc hợp pháp,
thì di chúc cũng chưa phát sinh hiệu lực, quyền đối với tài sản vẫn thuộc về
người lập di chúc cho đến khi người đó chết.
Năm là, bởi di chúc chỉ có hiệu lực khi chính người lập di chúc chết nên
khi còn sống, người lập di chúc hoàn toàn có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy
bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào.

3
4

Điều 71, Điều 611, Điều 643 BLDS 2015
Điều 401 BLDS 2015


10

Di chúc thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc, ý chí này
không bị ràng buộc hay phụ thuộc vào ý chí của người hưởng di sản. Vì thế,

người lập di chúc có quyền bằng ý chí cá nhân thay đổi nội dung hoặc hủy bỏ
di chúc đã lập. Việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc đã lập có thể do diễn biến
tình cảm, có thể do điều kiện thực tế và tình trạng tài sản của người thừa kế,
hoặc là sự xuất hiện một số yếu tố mới trong quan hệ thừa kế.
1.3. Thừa kế theo di chúc và vai trò của di chúc trong việc thực
hiện pháp luật về thừa kế
1.3.1. Thừa kế theo di chúc
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện
ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Thừa kế và để lại thừa kế
mặc dù chưa được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật, nhưng thừa kế
vẫn tồn tại một cách khách quan trong xã hội. Ở thời kỳ này, quan hệ thừa kế
dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng
bộ lạc, thị tộc quyết định.
Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, những điều kiện
về kinh tế, xã hội và hôn nhân phụ thuộc vào chế độ mẫu hệ với địa vị chủ
đạo của người phụ nữ trong gia đình cho nên việc thừa kế tài sản của các con
và những người có quan hệ huyết thống về phía những người thân thích của
người mẹ được coi trọng. Về vấn đề này, F. Angghen thể hiện rõ trong tác
phẩm: “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước”: “Theo chế độ mẫu
quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và trật tự thừa kế lúc
ban đầu trong thị tộc, thì chỉ những người cùng họ hàng trong thị tộc đã chết. Tài
sản phải để lại trong nội bộ thị tộc. Vì tài sản để lại không có giá trị gì cho lắm
nên trong thực tiễn có lẽ là từ xưa người ta vẫn trao tài sản cho những người bà
con thân thuộc nhất về phía người mẹ… Lúc đầu chúng thừa kế người mẹ cùng
với những người cùng huyết tộc với mẹ chúng, về sau có thể chúng là người đầu


11

tiên kế thừa mẹ chúng”.5 Việc thừa kế lẫn nhau giữa các thành viên của thị tộc,

tài sản thuộc về thị tộc, cho nên con cháu thuộc nữ hệ được thừa kế.
Khi nhà nước xuất hiện, có chế độ tư hữu, có pháp luật, thì ngay từ thời
kỳ đầu chế độ thị tộc ở La Mã và Hy Lạp tan rã. Khi chế độ phụ quyền đã
thịnh hành ở La Mã và Hy Lạp, thì con, cháu thuộc nữ hệ đã mất quyền thừa
kế. Theo Luật La mã về thừa kế, Luật XII Bảng quy định con cháu dưới
quyền của gia trưởng là những người được thừa kế trước tiên tài sản của gia
trưởng, khi gia trưởng qua đời. Người vợ của gia trưởng không thuộc bất kỳ
bậc thừa kế nào của chồng. Vợ chỉ được nhận một phần di sản với điều kiện
người vợ không có tài sản riêng, không có người bảo trợ, nhưng tối đa được
hưởng 1/4 phần tài sản của chồng6. Có sự thay đổi địa vị của người chồng
trong gia đình, là do sự phát triển không ngừng của nền sản suất xã hội, và
chính tự thân của sự phát triển này đã là nguyên nhân làm thay đổi địa vị của
người phụ nữ trong thị tộc, trong mỗi gia đình thành viên thị tộc. Sự ra đời
của nhiều ngành nghề mới như nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt đòi hỏi sức
khoẻ và trí tuệ của người đàn ông, sản phẩm lao động mà người đàn ông làm
ra không những đủ nuôi sống gia đình mà còn tạo ra nhiều của cải dư thừa.
Trong quan hệ gia đình xác lập huyết thống theo họ cha và chế độ gia đình
phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ. Chế độ mẫu hệ đã dần mờ nhạt thay bằng
chế độ phụ hệ với vai trò gia trưởng đặc trưng của người đàn ông. Các con
trong gia đình có huyết thống với người cha sẽ mang họ cha và được thừa kế
tài sản của cha.
Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật xuất hiện đồng thời với quan
hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Khi có tư
hữu, nhà nước ra đời, quyền thừa kế được pháp luật quy định, bảo vệ. Mỗi
nhà nước khác nhau có hệ thống những quy phạm pháp luật về thừa kế khác
5

F.Angghen, 1999, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước,
Nxb. Hà Nội, tr.70.
6

F. Angghen, 1999, Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước,
NXb. Hà Nội, tr180.


12

nhau, thể hiện rõ bản chất giai cấp của nhà nước.
Thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự. Pháp luật dân sự Việt
Nam quy định hai hình thức thừa kế là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo
di chúc. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài
sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc
hoặc theo pháp luật7. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự chưa đưa ra một khái niệm cụ
thể về thừa kế cũng như thừa kế theo di chúc. Theo Từ điển tiếng Việt “Thừa
kế là hưởng của người khác để lại cho”. Theo quan điểm của Ph.Ăngghen
thừa kế “Là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống”. Theo
giáo trình Luật dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội, thừa kế được hiểu là
“Việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống”.
Khái niệm này đã phản ánh chính xác bản chất cũng như nội dung thừa kế.
Hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều khái niệm thừa kế theo di
chúc. Quan điểm thứ nhất cho rằng, thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch
tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người
đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. Quan điểm thứ hai lại cho rằng,
thừa kế theo di chúc là việc phân chia di sản của người lập di chúc cho những
người được chỉ định hưởng di sản sau khi người để lại di sản theo di chúc
chết. Quan điểm thứ ba cho rằng, việc chuyển tài sản của người quá cố cho
người khác sau khi người đó chết căn cứ theo di chúc của người đó lập ra khi
còn sống gọi là thừa kế theo di chúc. Nhìn chung, các quan điểm trên đều đã
phản ánh chính xác bản chất và nội dung của thừa kế theo di chúc. Tóm lại,
thừa kế theo di chúc là việc để lại di sản và hưởng di sản theo ý chí của người
để lại di sản được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói của người đó trước

khi chết. Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế nhằm bảo
đảm cho cá nhân trước khi chết định đoạt tài sản của mình theo ý muốn của
người đó khi đảm bảo các điều kiện luật định.

7

Điều 609 BLDS 2015


13

1.3.2. Vai trò của di chúc trong việc thực hiện pháp luật về thừa kế
Thứ nhất, di chúc hợp pháp là căn cứ pháp lý để phân chia di sản của
người chết để lại theo di chúc. Thừa kế theo di chúc chỉ được thực hiện khi có
di chúc được lập ra và di chúc thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Nếu không có di chúc hoặc di chúc lập ra không hợp pháp; những người
hưởng di sản thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không
còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế
theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản
thì sẽ phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật.
Thứ hai, di chúc hợp pháp là căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ tài sản
của người được hưởng di sản do người chết để lại. Cùng với việc thể hiện ý
chí chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết, người lập di
chúc còn xác định quyền cũng như trách nhiệm của người hưởng di sản. Phần
di sản của người hưởng di sản có thể không bằng nhau tùy vào ý chí của
người lập di chúc, điều này khác hẳn so với thừa kế theo pháp luật là những
người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau. Đồng thời với
việc hưởng quyền tài sản, những người hưởng di sản có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được thể hiện trong di chúc và trong

phạm vi di sản. Nghĩa vụ của người hưởng di sản phải thực hiện tùy theo phần
mà người đó được hưởng8.
1.4. Khái niệm về điều kiện có hiệu lực của di chúc
Pháp luật về thừa kế ở từng nước, trong từng thời kỳ khác nhau đều có
những quy định mà người lập di chúc phải tuân thủ để di chúc được pháp luật
đảm bảo thi hành.

8

Điều 615, Điều 626 BLDS 2015


14

Thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, Bộ Quốc Triều hình luật quy định, khi
lập chúc thư mà không biết chữ phải nhờ quan trưởng trong làng viết và phải
nhờ người làm chứng xác nhận nội dung di chúc đó đúng với ý chí của người
lập chúc thư. Nếu vi phạm điều này thì chúc thư không có giá trị. Trong
trường hợp người biết chữ mà tự viết chúc thư thì chúc thư có giá trị. Ngoài
hình thức viết, luật còn cho phép lập di chúc miệng đó là “lệnh” của ông bà,
cha mẹ. Nếu có lệnh của ông bà và chúc thư thi phải theo đúng, trái thì mất
phần mình9.
Thời kỳ Pháp thuộc, Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ đều
quy định về di chúc. Người lập di chúc tự viết hay do một người thư ký (tá tả)
viết giúp trước mặt vị lý trưởng và hai người làm chứng, sau đó người lập di
chúc ký tên hay điểm chỉ vào bản di chúc và người tá tả, những người làm
chứng việc lập di chúc cùng ký tên hay điểm chỉ vào bản di chúc, cuối cùng là
vị lý trưởng thị thực vào bản di chúc. Di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm và
di chúc phải được thể hiện bằng nhiều bản. Khi di chúc được lập, không cần
sự có mặt của những người thừa kế. Di chúc không có hương chức thị thực là

di chúc phải do chính người lập di chúc thực hiện dưới hình thức viết tay và
ký tên vào bản di chúc, nét chữ của chính người này không bị phủ nhận. Đối
với người không biết chữ và không thể viết di chúc thì có thể nhờ người tá tả
(thư ký) viết trước mặt hai người làm chứng biết chữ, sau đó thư ký và những
người làm chứng cùng ký vào bản di chúc, di chúc được nhân ra nhiều bản để
mỗi người giữ một bản làm bằng. Về độ tuổi của cá nhân lập di chúc, phải là
người thành niên hoặc đã thoát quyền, nếu có đủ trí khôn đều có thể làm di
chúc để xử trí tài sản của mình. Người cha có thể lập chúc thư để định đoạt tài
sản của mình, nhưng phải giữ quyền lợi cho vợ chính. Vợ chính, vợ thứ trong
khi đương giá thú có thể định đoạt tài sản riêng của mình nếu chồng ưng
thuận10. Người lập di chúc có thể truất quyền thừa kế của một hay nhiều
người trong những người được thừa kế. Việc truất quyền thừa kế phải được
9

10

Điều 366, Điều 388 Quốc Triều hình luật
Điều 320, 321, 324, 326, 1300 DLBK (1931); Điều 312, 313, 316, Điều 319 DLTK (1936)


15

lập thành văn bản do Viên quản lý văn khế lập hoặc do Lý trưởng nơi cư trú
của người lập chúc thư. Người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc
nếu không phải là con, cháu trực hệ của người để lại di chúc thì có quyền từ
chối nhận di sản theo di chúc. Theo Dân luật Trung Kỳ, thì người con gái đã
kết hôn cũng không bắt buộc nhận di sản thừa kế của cha, mẹ ruột. Theo Án
lệ tại Nam Bộ, trừ vợ, chồng, còn những người khác không bắt buộc phải
nhận di sản, có quyền từ chối nhận di sản. Về thực hiện nghĩa vụ, nếu trong di
chúc có ghi rõ nghĩa vụ, thì người nhận di sản phải thực hiện. Nếu không

muốn thực hiện nghĩa vụ mà người lập di chúc đã xác định trong di chúc, thì
có quyền từ chối nhận di sản. Trong trường hợp di chúc không xác định rõ
phần nghĩa vụ, trừ con, cháu, vợ, chồng của người quá cố. Những người nhận
di sản đều là người kế nghiệp, mà không phải là sự “tiếp thân”, vì vậy người
nhận di sản chỉ có nghĩa vụ về tài sản trong phạm vi giá trị được hưởng.
Pháp luật Việt Nam, quyền thừa kế được ghi nhận tại Pháp lệnh thừa kế
năm 1990. Trước đó, Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án
nhân dân tối cao có quy định về di chúc. Hình thức của di chúc có thể là chúc
thư viết hoặc di chúc miệng. Di chúc viết phải do người có năng lực hành vi
dân sự tự nguyện lập ra, được chính quyền địa phương xác nhận. Trong
trường hợp đặc biệt, di chúc có thể do cơ quan, đơn vị nơi đương sự làm việc
xác nhận. Nếu người có tài sản đang đi trên phương tiện giao thông hay đang
ở trong một cơ sở chữa bệnh mà gặp tình huống phải cấp bách lập di chúc thì
sự chứng nhận của người phụ trách của phương tiện giao thông hay cơ sở
chữa bệnh cũng được coi là hợp lệ. Nếu di chúc không có sự chứng nhận hợp
lệ, nhưng có người làm chứng bảo đảm, hoặc xác định được di chúc đó đúng
là do người có di sản tự nguyện lập ra (như đúng là chữ viết và chữ ký của
người có di sản, thời gian và địa điểm ghi trong di chúc cũng phù hợp...) thì
cũng có giá trị. Nếu là di chúc miệng thì phải có người làm chứng bảo đảm.
Di chúc của người không có năng lực hành vi dân sự hoặc di chúc làm ra bị
đe dọa, áp buộc hoặc di chúc miệng không có người làm chứng, đều không có


16

giá trị. Trường hợp khó xác định di chúc nào có giá trị thi hành, thì cần đi sâu
điều tra để xác định ý chí cuối cùng của người lập di chúc, không kể là di
chúc được lập dưới hình thức nào.
BLDS 1995, BLDS 2005, BLDS 2015 đều có quy định về điều kiện để
di chúc được coi là hợp pháp11, hiệu lực của di chúc12, và những trường hợp

thừa kế theo pháp luật13. Những quy định này đều liên quan đến tính hiệu lực
của di chúc.
BLDS 2015 trên cơ sở kế thừa, có bổ sung các quy định của BLDS
trước đó về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Theo đó để di chúc có hiệu
lực thực thi thì di chúc phải thỏa mãn các điều kiện để di chúc hợp pháp và
không thuộc trường hợp di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.
Để được coi là di chúc hợp pháp thì di chúc phải có đủ các điều kiện
sau đây: Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể trong tình trạng minh
mẫn, sáng suốt khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; nội dung
của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình
thức di chúc không trái quy định của luật.
Di chúc được thực thi là di chúc hợp pháp và không thuộc trường hợp
không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần tại thời điểm mở thừa kế. Theo quy
định của BLDS 2015 thì di chúc không có hiệu toàn bộ hoặc một phần trong
trường hợp người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không
còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; di sản để lại cho người thừa kế không
còn vào thời điểm mở thừa kế, nếu di sản để lại chỉ còn một phần thì phần di
chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực; hoặc trường hợp những người
được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di
sản hoặc từ chối nhận di sản.
11

Điều 655 BLDS 1995, Điều 652 BLDS 2005, Điều 630 BLDS 2015
Điều 670 BLDS 1995, Điều 667 BLDS 2005, Điều 643 BLDS 2015
13
Điều 678 BLDS 1995, Điều 675 BLDS 2005, Điều 650 BLDS 2015
12



17

Di chúc là giao dịch dân sự một bên thể hiện ý chí đơn phương, hoàn
toàn độc lập, tự định đoạt ý chí của cá nhân người lập di chúc phù hợp với
quy định của pháp luật. Giao dịch dân sự này là loại giao dịch đặc biệt có hiệu
lực pháp luật vào thời điểm người để lại di chúc chết. Nên điều kiện có hiệu
lực của di chúc bao gồm điều kiện để di chúc được xác định là hợp pháp và
điều kiện di chúc được thực thi. Vào thời điểm di chúc được lập ra thoả mãn
các điều kiện của di chúc hợp pháp về chủ thể lập di chúc, ý chí của chủ thể,
nội dung và hình thức của di chúc nhưng quyền và nghĩa vụ của người thừa
kế chỉ phát sinh vào thời điểm người lập di chúc chết. Ý chí chủ quan của chủ
sở hữu tài sản thể hiện trong nội dung di chúc có được thực thi trên thực tế
không phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến sự tồn tại của di sản thừa kế,
người thừa kế vào thời điểm mở thừa kế và những người này có thuộc trường
hợp không được hưởng di sản theo quy định của pháp luật hay không, ý chí
của những người này về việc nhận di sản thừa kế… Đây là những căn cứ để
xem xét có hay không thực hiện chia thừa kế theo di chúc. BLDS 2015 quy
định những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật đó là: Không có di chúc;
di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa
kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người
được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di
sản hoặc từ chối nhận di sản14.
Như vậy, điều kiện có hiệu lực của di chúc là các quy định của pháp
luật về điều kiện mà di chúc phải tuân theo nếu muốn được thừa nhận là hợp
pháp và các điều kiện thực tế để di chúc có khả năng thi hành.

14

Điều 625, 630, 643, 650 BLDS 2015



×