Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 12 bài 3: Các nước Đông Bắc Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.89 KB, 4 trang )

Bài 3
CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh thấy được những biến đổi lớn lao ở khu vực Đông Bắc Á sau CTTG II.
- Các giai đoạn phát triển của cách mạng Trung Quốc từ 1946-2000.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
- Sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á từ sau năm 1945, hướng nhận thức đến quy luật phát triển tất
yếu của lịch sử.
- Chủ nghĩa xã hội ra đời và phát triển còn gặp nhiều khó khăn và thử thách.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và hệ thống hoá các sự kiện lịch sử.
- Khai thác tranh ảnh lịch sử nhằm hiểu được nội dung các sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Lược đồ khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Phim, ảnh tư liệu về TQ và TT.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi:
- Những thành tựu xây dựng CNXH từ 1945 – nửa đầu những năm 70?
- Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?
2. Bài mới: GV hệ thống lại kiến thức cũ về các nước châu Á, đặc biệt là Triều Tiên &TQ trước khi
vào bài mới.
3. Tiến trình tổ chức dạy - học.

Các hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản cần nắm



I – NÉT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- GV sử dụng bản đồ thế giới sau chiến tranh thế
giới thứ hai, yêu cầu học sinh xác định vị trí địa lý
của cá nước ở khu vực Đông Bắc Á.
Yêu cầu chỉ rõ: Đông Bắc Á có diện tích khoảng
10,2 trkm2 , dân số 1,47 tỷ năm 2000 , có nhiều
nguồn tài nguyên… vì vậy khu vực này trở thành
điểm đến của chủ nghĩa thực dân…

? Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước
trong khu vực Đông Bắc Á có những chuyển
biến như thế nào?
HS theo dõi SGK để trả lời câu hỏi, GV nhận xét
rồi chốt ý.

- Là khu vực rộng lớn và đông dân nhất thế giới. Trước chiến tranh
thế giới thứ hai, đều bị thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản).
- Từ sau 1945 có nhiều biến chuyển:
+ Tháng 10 - 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Cuối thập niên 90, Hồng Công và Ma Cao cũng trở về chủ quyền với
Trung Quốc.
+ Năm 1948, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ
tuyến 38: Đại Hàn Dân quốc ở phía Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Triều Tiên ở phía Bắc.
+ Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), vĩ tuyến 38 vẫn là
ranh giới giữa hai nhà nước.
+ Từ năm 2000, đã kí hiệp định hoà hợp giữa hai nhà nước.
- Từ nửa sau thế kỷ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt tăng trưởng

nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Riêng
Trung Quốc cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế có sự tăng
trưởng nhanh và cao nhất thế giới.

II – TRUNG QUỐC:

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

1. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành
tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959)
a. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

GV dùng bản đồ và khái quát cục diện tình
hình TQ sau chiến tranh chống Nhật kết thúc,
cuộc nội chiến Quốc – Cộng kéo dài 6 năm.

? Sự thành lập và ý nghĩa của sự ra đời của
nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, HS khác bổ
sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt ý.

- Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên
bố thành lập.
Ý nghĩa: chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế
quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải
phóng dân tộc thế giới.
- Trung Quốc đã thực hiện thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế
(1950 – 1952) và kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 – 1957). Bộ mặt đất
nước có những thay đổi rõ rệt (246 công trình được xây dựng, sản

lượng công nghiệp tăng 140%, nông nghiệp tăng 25 %,...).


? Nhiệm vụ của cách mạng Trung Quốc
mười năm đầu xây dựng chế độ mới và
những thành tựu đạt được?
HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi, GV nhận
xét và chốt ý.

* Thời kỳ 1959 - 1978 TQ lâm vào tình
trạng mất ổn định về mọi mặt (Không dạy)

- Về đối ngoại: Trung Quốc thi hành chính sách củng cố hoà bình
thế giới và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

b. Trung Quốc những năm không ổn định (1959 – 1978)
(Không dạy)

c. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978)
Tháng 12 - 1978, TW Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra
đường lối cải cách.

Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân

* Nội dung: Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc:
+ Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm.

? Đường lối đổi mới từ 1978 đến nay ở
Trung Quốc đã thu được những thành tựu
gì? Ý nghĩa như thê nào?


HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý.
- Tháng 12/1978 được Đặng Tiểu Bình khởi
xướng và nâng lên thành “đường lối chung”.
Là xây dựng CNXH mang màu sắc TQ.

Thành tựu:
+ Kinh tế
+ KH-KT
+ VH-GD
+ Đối ngoại

+ Tiến hành cải cách và mở cửa.
+ Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
+ Biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn
minh.
* Thành tựu:
- Đến năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc
độ tăng trưởng cao nhất thế giới, GDP tăng hằng năm 8%.
- Năm 2000, GDP đạt 1.080 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người
tăng, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. Năm 2010, GDP Trung Quốc
vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ.
- Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành
tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003,
phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian).
- Đối ngoại:

- Thu lại Hồng Kông (1997), MaCao (1999).

+ Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt

Nam…

? Ý nghĩa?

+ Quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức
giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
+ Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.


HS nghe và ghi chép.

4. Củng cố:
- Ý nghĩa sự ra đời của nước CHND TH.
- Lập bảng niên biểu về thời gian và nội dung các sự kiện chính.
5. Dặn dò: Trả lời câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài mới.



×