Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

chuyên đề: CẠNH TRANH, CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.43 KB, 16 trang )

Trường THPT ……………
-Tác giả: ………………………….
-Tên chuyên đề:
CẠNH TRANH, CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG
HÓA.
- Đối tượng học sinh lớp 11, dự kiến số tiết dạy 02 tiết
I. Căn cứ để xây dựng chuyên đề
Trong chương trình giáo dục công dân lớp 11 THPT, bài 4. Cạnh tranh trong sản
xuất và lưu thông hàng hóa; bài 5 Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.Nội
dung của hai bài này đều giải quyết vấn đề là giá cả của hàng hóa trên thị trường không
những chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh mà còn chịu sự tác động của quy luật cung
- cầu. Do vậy, nếu cấu trúc lại nội dung của hai bài trong một chuyên đề về “ Cạnh tranh,
cung –cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa” thì sẽ có nhiều cơ hội phát huy tình tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng các kiến về kinh tế vào các tình
huống thực tiễn trong thực tiễn đời sống, xã hội.
II. Xác định vấn đề cần giải quyết (Vấn đề cần giải quyết và tên chủ đề)
Vấn đề cần giải quyết trong chuyên đề trên thuộc vấn đề về giáo dục kinh tế cho
công dân, cụ thể là cạnh tranh, cung –cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nhà nước,
các chủ thể kinh tế và các cá nhân đều vận dụng quy luật cạnh tranh, cung –cầu trong sản
xuất và lưu thông hàng hóa.
Như vậy, với chuyên đề “Cạnh tranh, cung –cầu trong sản xuất và lưu thông hàng
hóa”, GV xác định các vấn đề cần giải quyết trong chuyên đề như sau:
- Cạnh tranh, cung-cầu là gì?
- Nguyên nhân,mục đích của cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh, nội dung và
vận dụng quan hệ cung-cầu?
-Nêu những ví dụ cụ thể về việc thực hiện cạnh tranh và quy luật cung-cầu của công
dân trong đời sống xã hội.
III. Xác định mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn
đến cạnh tranh.




- Hiểu mục đích của cạnh tranh, các loại cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh.
- Nêu được khái niệm cung cầu.
- Hiểu được mối quan hệ cung – cầu, vai trò của quan hệ cung – cầu trong sản xuất, lưu
thông hàng hóa.
- Nêu được sự vận dụng quan hệ cung cầu.
2. Về kỹ năng
- Phân biệt mặt tích cực của cạnh tranh và mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
- Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa
phương.
- Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở
địa phương.
3. Về thái độ
- Thái độ: Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh
trong sản xuất, lưu thông hàng hóa.
- Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
4. Hình thành và phát triển năng lực
4.1. Năng lực chung:
Năng lực nhận thức, năng lực hợp tác, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy logic...
4.2 Năng lực chuyên biệt:
Điều chỉnh hành vi tự giác điều thực hiện trách nhiệm với cộng đồng: Tự chịu trách nhiệm
và thực hiện trách nhiệm về phát triển kinh tế phù hợp với bản thân, với gia đình, xã
hội;Tự nhận thức về kinh tế….
IV. Mô tả mức độ yêu cầu kiểm tra, đánh giá.
Nội dung
Khái niệm
nguyên nhân,
mục đích và tính

2 mặt của cạnh
tranh

Nhận

Thông

biết

hiểu

Nêu được khái
niệm cạnh tranh
nguyên nhân,
mục đích và
tính 2 mặt của
cạnh tranh

- Hiểu được
trách
nhiệm
của công dân
trong việc gia
sản xuất, lưu
thông
hàng
hóa để có khả

Vận
dụng thấp


Vận
dụng cao

- Biết tham gia
hàng hóa theo
hướng cạnh
tranh.

Lựa chọn được
cách ứng xử
đúng khi tham
gia sản xuất,
lưu thông hàng
hóa

- Biết đánh giá
việc thực hiện


gia sản xuất, lưu
thông hàng hóa
năng
cạnh theo hướng cạnh
tranh
tranh cao

Khái
niệm
cung,cầu. Mối

quan hệ cung –
cầu, vận dụng
quan hệ cungcầu.

Nêu được khái
niệm cung,cầu.
Mối quan hệ
cung –cầu, vận
dụng quan hệ
cung- cầu.

- Hiểu được
trách nhiệm
của công dân
trong việc
cung hàng hóa
và cầu hàng
hóa

- Biết tham gia
tuyên truyền sản
xuất và lưu
thông phù hợp
với khả năng
của mình.

Lựa chọn
được cách ứng
xử đúng khi
thực hiện quan

hệ cung, cầu

- Biết đánh giá
lượng cung và
cầu hàng hóa
- Bước đầu biết
sản xuất và lưu
thông hàng hóa
trong tương lai.

V. Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo mức độ, yêu cầu
* Đánh giá bằng nhận xét: Tính tích cực, chủ động và tính sáng tạo của học sinh
* Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Biên soạn các câu hỏi/bài tập hoặc nhiệm vụ cụ
thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy
học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo bài học đã xây dựng
* Chuyên đề có thời lượng 2 tiết. trong báo cáo này tác giả thiết kế cụ thể 1 tiết dạy. việc
biên soạn câu hỏi trong nội dung tiết dạy cụ thể phần VI.


VI. Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề
Việc thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh
có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt
động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Trong
chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát.
CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức.
- Nêu được khái niệm cung cầu.
- Hiểu được mối quan hệ cung – cầu, vai trò của quan hệ cung – cầu trong sản xuất, lưu
thông hàng hóa.

- Nêu được sự vận dụng quan hệ cung cầu.
2. Về kỹ năng
- Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở
địa phương.
3. Về thái độ
Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Việc tổ chức dạy học bài học này hướng tới hình thành và phát triển cho học sinh các năng
lực sau:
Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin;năng lực trình bày suy nghĩ, ý tưởng ; năng lực giải
quyết vấn đề trong những tình huống liên quan đến cung-cầu sản xuất và lưu thông hàng
hóa; năng lực tư duy sáng tạo về vận dụng quan hệ cung –cầu; năng lực phản hồi, lắng
nghe tích cực; năng lực tự nhận thức về kinh tế.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học
- Máy tính + máy chiếu + màn hình
2.Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài 5
- Tìm hiểu cung-cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa


C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục đích
HS chia sẻ nhận thức qua trò chơi, từ đó định hướng được nội dung bài học đó là; tìm hiểu
về cung-cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Nội dung
-Trong nền sản xuất hàng hóa, và lưu thông hàng hóa giá cả của hàng hóa trên thị trường
không những chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh mà còn chịu sự tác

động của quy luật cung - cầu.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Giáo viên định hướng cho học sinh tìm hiểu lượng cung và cầu hộp bút : Để tiện cho
hoạt động học cả bài, gv chia lớp thành 3 nhóm, biên chế của 3 nhóm không thay đổi trong
suốt giờ học. Vẽ 3 ô vuông dùng ghi điểm cho 3 nhóm vào 1 góc bảng, mỗi lần ghi điểm
tương ứng là 1 bông hoa đại diện của nhóm cầm hoa điểm tốt lên dán vào góc bảng nhóm
mình.Các nhóm sẽ thi đua bằng cách tích điểm, cuối giờ, nhóm nào có nhiều điểm nhất
nhóm đó sẽ nhận phần thưởng. (Ngoài điểm từ hoạt động nhóm, hs có thể ghi điểm cho
nhóm mình bằng cách giơ tay trả lời các câu hỏi phát vấn của gv.)
Hoạt động khởi động được tiến hành thông qua trò chơi “Thử tài mua sắm”
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của
học sinh
đạt

GV nêu hoạt động qua đoạn bài
-Học sinh nghe
giảng powerpoint : Mỗi nhóm cử phổ biến luật chơi, cử
một HS đóng vai trò là người sản bạn đại diện sẵn sàng
xuất hộp bút , điều tra cầu về mặt nhận nhiệm vụ
hàng hộp bút của thị trường. Giả
định nhóm học là một thị trường
thu nhỏ. Giá của mỗi hộp bút được
định trước là 30.000đ. Mỗi HS chỉ
mua tối đa một hộp bút.

Gv theo dõi các nhóm thực
-Học sinh đại
hiện trò chơi

diện mỗi nhóm thực
hiện trò chơi, hs khác có

Nội dung cần


thể khích lệ và hỗ trợ .
-Sau khi hs đóng vai, gv đặt
câu hỏi:
+Vì sao em chọn mua hàng
hóa đó?
+Vì sao em thích hàng hóa
đó mà lại không mua?
-GV nghe câu trả lời của hs
sau đó dẫn dắt tới vấn đề cần giải
lời:
quyết trong bài.
Các em vừa tham gia một
trò chơi mua bán chúng ta thường
thấy diễn ra trên thị trường. Vậy
cung, cầu là gì?Mối quan hệ cung
cầu trong sản xuất và lưu thông
hàng hóa như thế nào?Bài học
hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp
những câu hỏi đó.

- Hs có thể trả

+ Em mua vì em
có nhu cầu và đủ tiền...

+Em không mua
hàng hóa đó vì không
đủ tiền.

4.Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Làm nảy sinh những thắc mắc trong hs, khiến hs
muốn được giải đáp về một điều tưởng chừng rất hiển nhiên quen thuộc đó là mối quan hệ
cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
1.Mục đích: Học sinh biết được thế nào cung – cầu ? Nội dung mối quan hệ cung cầu, vận
dụng mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Nội dung:Tìm hiểu cung ,tìm hiểu cầu , quan hệ cung cầu,vận dụng quan hệ cung cầu.
3.Kĩ thuật tổ chức hoạt động: Phần hình thành kiến thức mới, gv kết hợp nhiều phương
pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau. Cụ thể;


3.1: Tìm hiểu nội dung khái niệm Cung – Cầu?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
đạt
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được
HS nghe và nhận
khái niệm Cung – Cầu
nhiệm vụ
* Phương pháp: Sử dụng phương
-Xung
phong
pháp nêu và giải quyết vấn đề, thảo
nhanh nhất để được
luận tình huống

tham gia trải nghiệm
* Kĩ thuật dạy học: vấn đáp…
* Cách tiến hành: học sinh nghiên
cứu tình huống và trả lời câu hỏi:
+ Tình huống 1:Anh A và
anh B đều có nhu cầu mua một
chiếc ô tô. Nhưng anh A chưa đủ
tiền mua, anh B đã đủ tiền mua
1. Trong 2 người ai sẽ là người có
nhu cầu mua ô tô hay cả anh A và
anh B ?
+Tình huống 2. a : Một
người nông dân sản xuất được 03
tấn thóc, người đó không đem ra
bán mà để phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của cá nhân thì ba tấn thóc đó
có phải là cung của mặt hàng lúa
gạo trên thị trường không?
b: Do giá cả thị trường của
mặt hàng đường mía giảm, một số
đơn vị sản xuất kinh doanh tạm
thời tích trữ hàng ở trong kho, đợi
khi giá cả ổn định mới bán ra thị
trường. Số đường mía tích trữ
trong kho có được xem là cung của
thị trường không?
1. Trong 2 tình huống trên đâu là lượng
cung : lúa gạo, đường mía, hay cả 2 ?
- GV hướng dẫn hs nghiên cứu Các hs thảo luận, phát
tình huống

biểu cá nhân, chốt
phương án trả lời.
HS còn lại quan sát,
lắng nghe và bổ sung

Nội dung cần


-GV dẫn dắt : Tình huống trên đã
có sự đơn giản hóa các yếu tố tác
động khác của thị trường, với giả
định là mua bán trả tiền ngay, để
xác định cầu của hàng hóa còn có
sự chi phối của nhiều yếu tố khác.
Nhưng yếu tố cơ bản để xác định
cầu là khối lượng hàng hóa mà
người tiêu dùng cần mua ( sẵn sàng
mua ) và có khả năng mua.

HS: Trình bày ý kiến cá
nhân
- Hs có thể trả lời tình
huống 1
+là cả anh A và anh B
đều là cầu
+ anh B là cầu

- Giáo viên nhận xét kết quả thảo
luận và định hướng học sinh nêu.


- GV dẫn dắt : Nếu như cầu
gắn liền với hai yếu tố mong muốn
mua và khả năng mua thì ở khái
niệm cung cần chú ý hai yếu tố :
khả năng sản xuất và mức giá cả
phù hợp với ý muốn của người
bán.

Hs trả lời:Cầu là khối
lượng hàng hóa, dịch vụ
mà người tiêu dùng cần
mua trong một thời kì
nhất định tương ứng với
giá cả và thu nhập xác
định.

- GV giảng giải : cần phân biệt
cung và sản xuất. Khái niệm sản
xuất rộng hơn khái niệm cung. Nói
đến cung là phải nói đến số lượng
hàng hóa hiện có trên thị trường
hoặc có khả năng đem ra thị trường
với mức giá cả xác định, không - Hs trả lời câu hỏi tình
bao gồm những hàng hóa hư hỏng, huống 2,có thể trả lời :
tồn kho hoặc giá cả không như
+3 tấn thóc của người
mong muốn của người bán…
nông là cung về lúa gạo
trên thị trường
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo

luận và định hướng học sinh nêu.

+3 tấn thóc của người
nông không là cung về


lúa gạo trên thị trường
+ Số đường mía tích trữ
trong kho là cung của thị
trường
+Số đường mía tích trữ
trong kho không là cung
của thị trường
-Hs trả lời:Cung là khối
lượng hàng hóa , dịch
vụ hiện có trên thị
trường và chuẩn bị đưa
ra thị trường trong một
thời kì nhất định, tương
ứng với mức giá cả, khả
năng sản xuất và chi phí
sản xuất xác định.
-Hs nghe và ghi chép
khi gv kết luận

Hs tự trả lời câu hỏi; 1. Khái niệm cung,
nắm được khái niệm cầu
cung cầu về hàng hóa
a. Khái niệm cầu
và dịch vụ.

:Cầu là khối lượng
hàng hóa, dịch vụ
mà người tiêu dùng
cần mua trong một
thời kì nhất định
tương ứng với giá cả
và thu nhập xác
định.
b. Khái niệm
cung:Cung là khối
lượng hàng hóa ,
dịch vụ hiện có trên
thị trường và chuẩn
bị đưa ra thị trường
trong một thời kì
nhất định, tương
ứng với mức giá cả,


khả năng sản xuất
và chi phí sản xuất
xác định.
3.2: Tìm hiểu nội dung Mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
Nội dung cần
học sinh
đạt
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội -HS nhận nhiệm vụ
dung Mối quan hệ cung cầu trong

sản xuất và lưu thông hàng hóa.
* Phương pháp: Sử dụng phương
pháp nêu và giải quyết vấn đề, thảo
luận
* Kĩ thuật dạy học: thảo luận…
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức hoạt động thảo
luận nhóm. Chia lớp thành 3 nhóm, - Hs nhận giấy A0 và
phân công vị trí và thời gian thảo bút dạ
luận 5 phút.
Hs nhận nhiệm vụ:
+ Nhóm 1 : Cung - cầu tác động
lẫn nhau.
+ Nhóm 2 : Cung - cầu ảnh hưởng
đến giá cả thị trường.
+Nhóm 3 : giá cả thị trường ảnh
hưởng đến cung - cầu.
- GV quan sát học sinh thảo luận
HS tiến hành thảo luận
- Chú ý các nhóm hs yếu kém
nhóm và cử đại diện
+ HS: Trình bày ý kiến cá nhân vào phát biểu ý kiến.
giấy A0
+ HS: Nhận xét bổ sung
Giáo viên nhận xét kết quả thảo -Các nhóm cử đại diện
luận và định hướng học sinh:
trình bày
* Cung - cầu tác động lẫn nhau :
-Nhận xét, phản biện
- Khi cầu tăng -> sản xuất, kinh



doanh mở rộng -> cung tăng.
- Khi cầu giảm -> sản xuất, kinh
doanh thu hẹp -> cung giảm.

các nhóm khác nếu
muốn.
-HS lắng nghe, đặt câu
hỏi nếu chưa rõ

* Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả
thị trường :
-Ghi chép ý chính vào
vở
- Cung > cầu -> giá cả giảm.
- Cầu < cung -> giá cả tăng. Cung = cầu -> giá cả = giá trị ( giá
cả không thay đổi )
*Giá cả ảnh hưởng tới cung - cầu :
- Phía cung : Giá tăng -> mở rộng
kinh doanh, sản xuất -> cung tăng
và ngược lại.
- Phía cầu : Giá giảm -> cầu tăng
và ngược lại.

-HS nắm được các nội dung
Hiểu được các 2. Mối quan hệ cung
cơ bản của mối quan hệ cung cầu. nội dung sau:
- cầu trong sản xuất
và lưu thông hàng

* Nội dung của hóa
quan hệ cung cầu.
* Biểu hiện của a. Nội dung của
quan hệ cung cầu trong quan hệ cung - cầu
sx và lưu thông hàng
Quan hệ cung - cầu
hóa
là mối quan hệ tác
động lẫn nhau giữa
người bán với người
mua hay giữa những
người sản xuất với
những người tiêu
dùng diễn ra trên thị
trường để xác định
giá cả và số lượng
hàng hóa, dịch vụ.
Trên thị trường,


quan hệ cung - cầu
tác động khá phức
tạp theo những
chiều hướng và mức
độ khác nhau :
- cung - cầu tác
động lẫn nhau.
- cung - cầu ảnh
hưởng đến giá cả thị
trường.

- giá cả thị trường
ảnh hưởng đến cung
- cầu.

3.3 Vận dụng quan hệ cung – cầu.
Hoạt động của giáo viên
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được
nội dung Vận dụng quan hệ Cung –
Cầu.
* Phương pháp: Sử dụng phương
pháp nêu và giải quyết vấn đề, thảo
luận
* Kĩ thuật dạy học: vấn đáp…
* Cách tiến hành
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức hoạt động thảo
luận nhóm. Chia lớp thành 3 nhóm,
phân công vị trí và thời gian thảo
luận 3 phút.
Nhóm 1: Quan hệ cung cầu được
Nhà nước vận dụng như thế nào?
ví dụ?
Nhóm 2: Quan hệ cung cầu được
người sản xuất kinh doanh vận dụng
như thế nào? ví dụ?

Hoạt động của
học sinh
đạt
HS nhận nhiệm vụ của

nhóm mình. Nghe kĩ
hướng dẫn của giáo
viên

- Nhận phiếu câu hỏi,
giấy A0 và bút dạ

Nội dung cần


Nhóm 3: Quan hệ cung cầu được
người tiêu dùng vận dụng như thế
nào? Ví dụ?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học
sinh thảo luận
- Báo cáo kết quả
+ HS: Đại diện trình bày ý kiến
+ HS: Nhận xét bổ sung

HS cùng nhau đọc sgk
- Trao đổi thống nhất
cách hiểu.
-Trả lời các câu hỏi
-Tìm các ví dụ minh
họa

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập: Giáo viên nhận xét kết
quả thảo luận và định hướng học
sinh nêu:

- Điều tiết cung cầu trên thị
trường.
- Thu hẹp sản xuất khi cung > cầu, giá
cả < giá trị.
- Giảm nhu cầu mua hàng khi cung <
cầu

-Đại diện nhóm thuyết
trình

- Sản phẩm làm việc nhóm của hs.

HS hiểu được:

-HS còn lại trong nhóm
có thể bổ sung
-HS nhóm khác được
nhận xét, bổ sung hoặc
đặt câu hỏi nếu chưa rõ.

-Các ví dụ tương đối chính xác mà 3. Vận dụng quan hệ
hs tìm được
Cung – Cầu.
* Đối với nhà nước.
* Đối với người sản
xuất kinh doanh.
* Đối với người tiêu
dùng.

3. Vận dụng quan hệ

cung - cầu
- Đối với Nhà
nước : Vận dụng
thông qua việc điều
tiết cung - cầu trên
thị trường.
- Đối với người sản
xuất, kinh doanh :
Vận dụng quan hệ
cung - cầu bằng
cách thu hẹp sản
xuất, kinh doanh
mặt hàng trên thị
trường khi cung lớn
hơn cầu, giá cả bán
thấp hơn giá trị, có
thể bị thua lỗ. Để có
lãi, họ phải chuyển


sang sản xuất, kinh
doanh mặt hàng trên
thị trường khi cung
nhỏ hơn cầu, giá cả
hàng hóa bán cao
hơn giá trị hàng hóa.
- Đối với người tiêu
dùng: Vận dụng
quan hệ cung - cầu
bằng cách giảm nhu

cầu mua các mặt
hàng nào đó khi
cung nhỏ hơn cầu và
giá cả cao để
chuyển sang mua
các mặt hàng nào
khi cung lớn hơn
cầu và có giá cả
thấp tương ứng.
4.Sản phẩm mong đợi từ hoạt động hình thành kiến thức:Thông qua một chuỗi hoạt
động, GV giúp hs tự khám phá kiến thức mới của bài. Đó là những hiểu biết xung quanh
vấn đề cung cầu, mối quan hệ cung cầu trong cuộc sống. Đồng thời góp phần giúp hs rèn
luyện 1 số kĩ năng cơ bản như; tự học, làm việc hợp tác, thuyết trình, trải nghiệm...
Hoạt động 3: luyện tập
1.Mục đích: HS vận dụng kiến thức vừa học để trả lời 1 số câu hỏi, bài tập. GV kiểm tra
được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh.Cụ thể, HS củng cố, hoàn thiện thêm kiến
thức về khái niệm cung, về khái niệm cầu và nội dung mối quan hệ cung cầu. Đồng thời
rèn luyện khả năng ghi nhớ, vận dụng, tư duy logic...
2. Nội dung : Làm bài tập
3.Kỹ thuật tổ chức hoạt động: HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, với mỗi câu hỏi
hs giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời, hs đó thuộc nhóm nào, nhóm đó sẽ được ghi thêm
điểm.
* Chuyển giao nhiệm vụ :
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập
Câu 1: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ


A. Đang lưu thông trên thị trường
B. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa
ra thị trường

C. Đã có mặt trên thị trường
D. Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra
thị trường
Câu 2: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời
kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là
A. Cung
B. Cầu
C. Nhu cầu
D. Thị trường
Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?
A. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường
B. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang
C. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán
Câu 4: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản
xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây?
A. Thu hẹp sản xuất
B. Mở rộng sản xuất
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất
D. Tái cơ cấu sản xuất
Câu 5: Giả sử cung về ô tô trên thì trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là
20.000 chiếc, giả cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ
A. Giảm
B. Tăng
C. Tăng mạnh
D.
ổn định
Câu 6: Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong
một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. Do cung = cầu

B. Do cung > cầu
C. Do cung < cầu
D. Do cung, cầu rối loạn
Câu 7: Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng
nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?
A. Giá vật liệu xây dựng tăng
B. Giá vật liệu xây dựng giảm
C. Giá cả ổn định
D. Thị trường bão hòa
Câu 8: Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua
hàng hóa ?
A. Cung = cầu
B. Cung > cầu
C. Cung < cầu
D. Cung
≤ cầu
Câu 9: Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng
nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm
B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng
D. Cung giảm, cầu giảm
Câu 10: Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm
B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng
D. Cung giảm, cầu giảm
*Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ



Học sinh lắng nghe đáp án, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến
*Sản phẩm mong đợi
Ghi chép kết quả làm bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi làm việc cả lớp.
Hoạt động 4:vận dụng, mở rộng
1.Mục đích: HS vận dụng được kiến thức đã học để lí giải 1 số quan điểm trong đời sống,
biết áp dụng những gì đã học vào việc làm hàng ngày
2. Nội dung: tìm hiểu cung- cầu mặt hàng đỗ tương ở TT Thổ Tang- Vĩnh Tường
3. Kỹ thuật tổ chức: Phân nhóm hs tìm hiểu về tình hình cung-cầu mặt hàng đỗ tương ở
TT Thổ Tang, giải thích lí do. Ghi chép lại và báo cáo vào tiết ngoại khóa gần nhất.
4. Sản phẩm mong đợi: Các sản phẩm của học sinh theo yêu cầu
*Kết thúc hoạt động 4,5. Gv tổng kết điểm tích lũy của các nhóm, có phần thưởng
cho nhóm đạt nhiều điểm nhất, động viên, khích lệ các nhóm còn lại. Tạo không khí thi
đua trong các giờ học tiếp theo.



×