Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CHUYÊN ĐỀ : BẢN VẼ XÂY DỰNG môn Công nghệ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.49 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………..
TRƯỜNG THPT ………......

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
BẢN VẼ XÂY DỰNG
MÔN CÔNG NGHỆ 11

Tác giả: ……………
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: …………….

1


TÊN CHUYÊN ĐỀ : BẢN VẼ XÂY DỰNG
(Bài 11- Công nghệ 11- 2 tiết)
I.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
* Chuyên đề : bản vẽ xây dựng gồm các nội dung liên quan đến bài 11: Bản vẽ xây dựng
trong chương trình môn công nghệ 11. Cụ thể:
- Khái niệm chung về bản vẽ xây dựng
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Các hình biểu diễn ngôi nhà:
+ Mặt bằng
+ Mặt đứng
+ Hình cắt
*Đối tượng học sinh: Lớp 11
* Thời lượng dạy dự kiến: 2 tiết
II.TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
a.Kiến thức
- Biết khái quát về các bản vẽ xây dựng.


- Biết các loại hình biểu diễn đơn giản trong bản vẽ nhà.
b. Kỹ năng:
- Đọc hiểu được các bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản.
- Đọc hiểu được bản vẽ của một ngôi nhà đơn giản.
c.Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của bản vẽ xây dựng trong đời sống hàng ngày
- Có ý thức thực hiện bản vẽ một cách nghiêm túc.
d. Định hướng năng lực được hình thành:
Trên cơ sử phân tích mục tiêu của chuyên đề ,có thể xác định được các năng lực
cần hình thành cho HS qua dạy học chuyên đề “ Bản vẽ xây dựng” như sau:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật:
2


- Năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế kĩ thuật.
- Năng lực triển khai và sử dụng công nghệ.
- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ
- Năng lực hợp tác,
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu bài 11 SGK Công Nghệ 11.Đọc tài liệu liên quan đến bài giảng.
- Tranh vẽ phóng to hình 11.1a, 11.2 trong SGK.
- Chuẩn bị bút dạ, giấy A0
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem lại bài 15 sách Công Nghệ 8. Nghiên cứu kĩ bài 11 sách Công Nghệ 11.
- Tìm một số bản vẽ xây dựng có trong thực tế.
- Tìm hiểu các thông tin có liên quan đến bản vẽ xây dựng trên sách , báo, internet,…
- Tìm hiểu về các bản vẽ khi thiết kế sơ bộ một ngôi nhà 2 tầng.
3.Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề:
Chuyên đề này có thể thiết kế thành các chuỗi hoạt động học tập như sau:

Tiết 1
a) Hoạt động 1: Khởi động
GV trình chiếu các hình ảnh về một số công trình xây dựng nổi tiếng như: Cầu Hàm
Rồng, Chùa một cột, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Biệt thự,… trong nhạc nền bài
hát:Bài ca xây dựng.

3


Chùa Một Cột

Cầu Hàm Rồng

4


GV dẫn dắt HS vào bài: Để xây dựng được các công trình đó thì chúng ta phải trải
qua quá trình thiết kế hay chính là đi lập ra các bản vẽ xây dựng. Vậy bản vẽ xây dựng

5


là gì? Có những loại bản vẽ nào?Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu về nội dung
này.
b) Hoạt động 2:Hình thành kiến thức về bản vẽ xây dựng
1.Khái niệm chung về bản vẽ xây dựng
* Kỹ thuật tổ chức:
GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 5 HS. Sau đó yêu cầu HS thảo luận
nhóm và cá nhân hoàn thành phiếu học tập1 sau ra giấy A0 đã chuẩn bị sẵn.
PHIẾU HỌC TẬP 1

C1: Bản vẽ xây dựng gồm các bản vẽ liên quan đến các lĩnh vực nào?
C2: Trong các bản vẽ xây dựng các em hay gặp loại nào nhất?
C3: Em hãy cho biết nội dung và tác dung của bản vẽ nhà?
C4: Khi xây dựng một ngôi nhà ta phải dùng đến những loại bản vẽ nào?
Sau khi các nhóm đã trả lời xong GV gọi đại diện của nhóm nhanh nhất treo giấy A0
vừa ghi câu trả lời lên bảng rồi báo cáo kết quả cho cả lớp. Sau khi HS trả lời GV nhận
xét , đánh giá, bổ sung, chỉnh sửa và chốt:
- Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng.
(GV nhấn mạnh trong chương trình này chúng ta chỉ nghiên cứu về bản vẽ nhà. )
- Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo ngôi nhà.
- Tác dụng của bản vẽ nhà: căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.
Trong hồ sơ ở giai đoạn thiết kế sơ bộ một ngôi nhà người ta thường có bản vẽ các
hình chiếu vuông góc, hình cắt của ngôi nhà, hình chiếu phối cảnh hoặc hình chiếu
trục đo bên ngoài và bên trong ngôi nhà.
2.Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
* Kỹ thuật tổ chức:
GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 5 HS. Sau đó yêu cầu HS thảo luận
nhóm và cá nhân hoàn thành phiếu học tập 2 ra giấy A0 đã chuẩn bị sẵn.
6


GV chiếu hình vẽ 11.1 a,b cho HS quan sát rồi trả lời câu hỏi:
PHIẾU HỌC TẬP 2
C5: Bản vẽ này là hình chiếu nào của công trình xây dựng?
C6: Hãy cho biết tên và vị trí các công trình xây dựng trên khu đất này?
C7: Để định hướng các công trình xây dựng thì trên bản vẽ thường có kí hiệu gì?
Sau khi HS trả lời , thảo luận, nhận xét, đánh giá lẫn nhau , GV nhận xét đánh giá và
chốt lại nội dung chính của mục : “Bản vẽ mặt bằng tổng thể” như sau:
Bản vẽ mặt bằng tổng thể là: Bản vẽ hình chiếu bằng của công trình trên khu
đất xây dựng.

Thể hiện vị trí của các công trình xây dựng .
Để định hướng các công trình xây dựng thì trên bản vẽ thường có mũi tên chỉ
hướng Bắc.Theo hướng mũi tên này ta có thể biết được hướng của các công trình
xây dựng.
*Cách chọn hướng nhà theo hướng khí hậu:
Theo điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam thì hướng Nam và cận Nam
(Đồng Nam hay Tây Nam) là rất tốt. Bởi những hướng này có thể đón được hướng
gió tự nhiên nguồn ánh sáng đầy đủ và ổn định, đồng thời không khí luôn ấm áp,
trong lành.
Ngược lại với hướng Tây, Tây Bắc thì nắng gắt vào buổi chiều; hướng Đông chói
vào buổi sáng. Trường hợp hướng Bắc nằm giữa hai hướng Tây Bắc (nắng chiều)
và Đông Bắc (gió lạnh) cũng không tốt.
3.Thực hành : Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể
GV chiếu hình vẽ 12.1, 12.2, 12.3, cho HS quan sát sau đó thảo luận nhóm để trả lời
các câu hỏi sau.
C18: Trạm xá có bao nhiêu ngôi nhà? Nêu chức năng của từng ngôi nhà?
C19: Chỉ rõ hướng quan sát để được hình 12.3? Nhận xét về hướng quan sát?
C20: Nếu thay đổi hướng quan sát sẽ được hình vẽ như thế nào?
7


Sau khi HS trả lời , thảo luận, nhận xét, đánh giá lẫn nhau , GV nhận xét đánh giá và
sửa chữa các sai sót. GV nhấn mạnh: nếu thay đổi hướng quan sát sẽ nhận được
hình vẽ mặt bên của trạm xá.
Gv cho HS luyện tập thêm bằng cách với các câu hỏi tương tự như trên em hãy đọc
đọc bản vẽ sau:
Mặt bằng tổng thể của nhà 2 tầng.

Tiết 2
4.Các hình biểu diễn ngôi nhà

* Kỹ thuật tổ chức:
GV yêu cầu học sinh liên hệ với các tiết học trước để trả lời câu hỏi:
C8 : Để biểu diễn một vật cần dùng những hình biểu diễn nào?

8


Sau khi HS trả lời GV kết luận: Để biểu diễn một vật cần dùng các hình biểu diễn là:
Hình chiếu vuông góc, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh.
GV dẫn dắt HS : Đối với một ngôi nhà khi xây dựng ngoài bản vẽ mặt bằng tổng
thể trên người ta còn phải cần đến các hình biểu diễn là: Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.
Đây là các hình vẽ không thể thiếu khi xin cấp phép xây dựng. Sau đây chúng ta sẽ tìm
hiểu cụ thể về các hình này.
a) Mặt bằng
GV chiếu hình vẽ 11.2 c, d cho HS quan sát sau đó thảo luận nhóm để hoàn thành
phiếu học tập số 3 ra giấy A0.
PHIẾU HỌC TẬP 3
C9: Bản vẽ mặt bằng là hình chiếu hay hình cắt của ngôi nhà?
C10: Trên bản vẽ này thể hiện những nội dung gì?
C11: Điểm khác biệt nhất giữa bản vẽ nhà và bản vẽ cơ khí là gì?
C12: Em có nhận xét gì về vị trí cắt của mặt bằng? Tại người ta phải cắt ở vị trí đó?
Sau khi HS trả lời , thảo luận, nhận xét, đánh giá lẫn nhau , GV nhận xét đánh giá
và chốt lại nội dung chính của mục :Mặt bằng là:
- Mặt bằng là :Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi ngang
qua cửa sổ.
- Tác dụng: Thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi.
- Đây là hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà ,nếu nhà có nhiều tầng thì
phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng. ( Các em đọc phần thông tin bổ
sung để biết các kí hiệu quy ước trên bản vẽ)
- Điểm khác biệt nhất giữa bản vẽ nhà và bản vẽ cơ khí là: Bản vẽ nhà chỉ dùng

một mặt phẳng cắt và không biểu diễn các phần khuất.
b) Mặt đứng
GV chiếu hình vẽ 11.2 a cho HS quan sát sau đó thảo luận nhóm để hoàn thành
phiếu học tập số 4 ra giấy A0.
9


PHIẾU HỌC TẬP 4
C13: Mặt đứng là hình chiếu nào của ngôi nhà?
C14: Mặt đứng có tác dụng gì?
C15: Quan sát mặt đứng em hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tầng 1 và tầng 2?

Sau khi HS trả lời , thảo luận, nhận xét, đánh giá lẫn nhau , GV nhận xét đánh giá và
chốt lại nội dung chính của mục này là:
- Mặt đứng là: Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.
Có thể là mặt chính( hình chiếu đứng của ngôi nhà), có thể là mặt bên( hình
chiếu cạnh của ngôi nhà)
- Tác dụng của mặt đứng: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bề ngoài của ngôi
nhà.
- Khi quan sát mặt đứng cấn đối chiếu với mặt bằng để hiểu rõ các bộ phận của
ngôi nhà. Ở đây cần nhận ra vị trí của ban công tầng 2 trên mặt đứng.
c) Hình cắt
GV chiếu hình vẽ 11.2 b cho HS quan sát sau đó thảo luận nhóm để hoàn thành
phiếu học tập số 5 ra giấy A0.
PHIẾU HỌC TẬP 5
C16: Hình cắt của một ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng có đặc điểm gì?
C17: Hình cắt thể hiện những nội dung gì?
C18: Tại sao người ta lại chọn vị trí cắt qua cánh thăng đầu tiên của cầu thang?
Sau khi HS trả lời , thảo luận, nhận xét, đánh giá lẫn nhau , GV nhận xét đánh giá và
chốt lại nội dung chính của mục này là:

- Hình cắt là: Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi
nhà.

10


- Hình cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng
nhà theo chiều cao, cửa sổ,...
5. Đọc bản vẽ mặt bằng.
GV chiếu hình vẽ 12.4 cho HS quan sát sau đó thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi
sau:
C20: Em hãy đếm số cửa sổ, cửa đi, cửa ra vào của tầng 2?
C21: Tầng 2 có bao nhiêu phòng? Em hãy dùng bút chì tính toán và ghi các kích
thước còn thiếu trên bản vẽ?
C22: Tính diện tích các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung?
GV quan sát HS thảo luận , nhận xét, đánh giá lẫn nhau, giải đáp các thắc mắc của
HS.
GV gợi ý: Các phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung là hình chữ nhật, sau khi tính
diện tích ta phải trừ đi diện tích của sổ, cửa ra vào, kích thước của tường, vách
ngăn.
GV luyện tập thêm cho HS bằng các hình vẽ khác.
Tương tự các câu hỏi trên các em hãy làm với các hình vẽ sau:

11


Hình 1

Hình 2
12



Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức.
- Hệ thống bài tập củng cố:
Câu 1: Bản vẽ mặt bằng gồm những đặc điểm nào sau đây?
A. Là hình cắt toàn bộ khi sử dụng mặt phẳng cắt duy nhất.
B. Không biểu diễn phần khuất.
C. Nếu ngôi nhà có nhiều tần phải có bản vẽ riêng cho từng tầng.
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Bản vẽ mặt đứng là?
A. Hình cắt tạo bởi mắt phẳng cắt song song với mặt đứng của ngôi nhà.
B. Hình cắt tạo bởi mắt phẳng cắt vuông góc với mặt đứng của ngôi nhà.
C. Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng.
D. Là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang.
Câu 3: Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà là hình biểu diễn nào?
A. Mặt đứng.
B. Mặt bằng.
C. Mặt cắt.
D. Mặt bằng tổng thể.
Câu 4: Bản vẽ nhà nào được thể hiện bằng hình cắt?
13


A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể
B. Bản vẽ mặt đứng
C. Bản vẽ mặt bằng
D. Bản vẽ mặt cắt.
Câu 5: Bản vẽ nào là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên các khu đất
xây dựng?
A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể

B. Bản vẽ mặt đứng
C. Bản vẽ mặt bằng
D. Bản vẽ bằng cắt.
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc toàn bộ nội dung Bài 11 và điền nội dung tóm tắt vào
bảng hệ thống hóa kiến thức về : Bản vẽ xây dựng (bên dưới)
Kĩ thuật tổ chức hoạt động: GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng 5-6
HS), Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung theo bảng trên. Trong khi các nhóm
thực hiện nhiệm vụ , GV kẻ khung bảng hệ thống hóa kiến thức lên bảng để đại diện
các nhóm điền kết quả vào ô của nhóm mình. Sau khi các nhóm báo cáo xong , GV
tổ chức cả lớp nhận xét, đánh giá , bổ sung, điều chỉnh, chốt lại bằng bảng hệ thống
hóa kiến thức về Bản vẽ xây dựng.

Tên gọi

Khái niệm

Tác dụng

Mặt bằng tổng thể
Mặt bằng
Mặt đứng
Hình cắt
So sánh mặt bằng tổng thể với mặt bằng của ngôi nhà?
So sánh các hình biểu diễn của ngôi nhà với các hình biểu diễn của vật thể?

Hoạt động 5: Vận dụng và mở rộng kiến thức
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện:
14



1, Hãy tìm hiểu về tài liệu ( hồ sơ) xin cấp phép xậy dựng một công trình bất kì?
2, Trong quá trình xây dựng phải thực hiện những biện pháp gì để đảm bảo an toàn
lao động?
HS có thể viết thành báo cáo ra giấy kiểm tra ( không quá 2 trang) để giờ sau nộp
chấm điểm.

15



×