Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù từ thực tiễn các trại giam khu vực miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.85 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG TUẤN LONG

ĐỀ TÀI

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù
từ thực tiễn các trại giam khu vực miền Bắc

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Hồ Hải

Hà Nội – 2018


MỤC LỤC
Phần mở đầu ...............................................................................................................1.
Phần nội dung...........................................................................................................10.
Chương 1. Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành
án phạt tù ở các trại giam........................................................................................10.
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi
hành án phạt tù ở các trại giam ...............................................................................10.
1.1.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở các


trại giam .....................................................................................................................10.
1.1.2. Đặc điểm bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở các
trại giam .....................................................................................................................13.
1.1.3. Vai trò của việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù
ở các trại giam ............................................................................................................19.
1.2. Nội dung và điều kiện bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án
phạt tù ở các trại giam ..............................................................................................20.
1.2.1. Nội dung bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở các
trại giam .....................................................................................................................20.
1.2.2. Điều kiện bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở các
trại giam .....................................................................................................................22.
1.3. Yêu cầu bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù với
một số quyền cụ thể...................................................................................................26.
1.3.1. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trứng phạt tàn bạo, vô nhân
đạo hoặc hạ nhục ........................................................................................................26.
1.3.2. Quyền được đảm bảo mức sống tiêu chuẩn đầy đủ .........................................28.
1.3.3. Quyền tiếp cận thông tin, liên lạc với bên ngoài .............................................31.
1.3.4. Quyền khiếu nại, tố cáo ...................................................................................33.


Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng bảo đảm quyền con người trong
hoạt động thi hành án phạt tù ở các trại giam khu vực miền Bắc ......................38.
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành
án phạt tù ở các trại giam .........................................................................................38.
2.1.1. Tình hình phạm nhân trong trại giam ..............................................................38.
2.1.2. Tổ chức và hướng dẫn các trại giam bảo đảm quyền con người trong hoạt động
thi hành án phạt tù ở các trại giam .............................................................................41.
2.2. Ưu điểm của bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở
các trại giam và nguyên nhân ..................................................................................43.
2.3. Hạn chế về bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở

các trại giam và nguyên nhân ..................................................................................45.
Chương 3: Giải pháp bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án
phạt tù trong các trại giam miền Bắc .....................................................................49.
3.1. Giải pháp chung bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt
tù ở các trại giam miền Bắc ......................................................................................49.
3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự.......................................................49.
3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù ................................53.
3.2. Giải pháp bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở các
trại giam ....................................................................................................................56.
3.2.1. Về cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động thi hành án phạt tù nhằm đảm bảo
quyền con người.........................................................................................................56.
3.2.2. Về xây dựng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đa dạng hóa hình thức quản lý,
giáo dục trong trại giam .............................................................................................62.
3.2.3. Xã hội hóa công tác giáo dục nhằm bảo đảm các quyền con người ................65.
Phần kết luận ............................................................................................................69.
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................................71.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả Luận văn

Hoàng Tuấn Long


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ICCPR

International Covenant on Civil
and Political Rights

Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị

UNCAT United Nations Convention
Công ước của Liên hợp quốc về
against Torture and Other Cruel, chống tra tấn và các hình thức
Inhuman or Degrading
đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo,
Treatment or Punishment
vô nhân đạo hoặc hạ nhục con
người
UDHR

The Universal Declaration of

Tuyên ngôn toàn thế giới về

Human Rights

nhân quyền


1

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là một vấn đề ngày càng dành được sự quan tâm ở Việt Nam,
đặc biệt là sau khi Hiến pháp 2013 được thông qua với những điểm mới đáng ghi
nhận về quyền con người. Nội dung và tinh thần của Hiến pháp 2013 không chỉ là
một bước tiến trong việc ghi nhận và bảo đảm các quyền con người mà còn sự thể
hiện sự cập nhật hóa các nguyên tắc của pháp luật quốc tế về quyền con người vào
hệ thống pháp luật Việt Nam1. Kể từ đó, rất nhiều nội dung quan trọng của Hiến
pháp 2013 về quyền con người được cụ thể hóa dần trong từng lĩnh vực, trong đó
có lĩnh vực tố tụng hình sự nói chung và hoạt động thi hành án phạt tù nói riêng.
Đặc biệt, liên quan đến vấn đề này, Việt Nam đã là thành viên và phê chuẩn nhiều
điều ước quốc tế liên quan, như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
(ICCPR), Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử
hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (UNCAT). Điều này
đặt ra nghĩa vụ của nhà nước Việt Nam ở mức độ chủ động cao hơn nhằm tuân thủ
đầy đủ các chuẩn mực của luật nhân đạo quốc tế đối với lĩnh vực thi hành án hình
sự. Nghĩa vụ này càng được nhấn mạnh hơn nữa khi phương pháp tiếp cận dựa trên
quyền (right-based approach) đang được áp dụng một cách rộng rãi, trong đó nhìn
nhận nhà nước như một chủ thể có trách nhiệm chủ động trong việc bảo đảm sự thụ
hưởng quyền của mỗi cá nhân trên mọi lĩnh vực2.
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, những vấn đề đặt ra
từ văn bản có ý nghĩa quan trọng này vẫn còn rất đáng quan tâm. Đầu tiên là việc
1

Bùi Thị Đào, Điểm mới của Hiến pháp năm 2013 trong sự tương đồng với pháp luật quốc tế về quyền con người,
Tạp chí Luật học, số Đặc san Hiến pháp 2013, 2014.
2
Xem thêm: Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương, Tiếp cận dựa trên quyền con người – Lý luận và thực tiễn, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2017.



2

hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng tôn trọng và bảo vệ quyền con
người mà trong đó thi hành án là một khâu quan trọng. Thứ hai là việc chuần bị
điều kiện và thống nhất quản lý công tác thi hành án được giao cho Bộ Tư pháp vẫn
chưa thực sự được khởi động. Bối cảnh đó càng đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm
trong cải cách tư pháp nói chung và hoàn thiện cơ chế pháp lý về thi hành án hình
sự nói riêng nhằm đáp ứng những yêu cầu mà Nghị quyết 49 đưa ra.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải thấy rằng, tố tụng hình sự nói chung và thi hành
án hình sự nói riêng là một lĩnh vực tương đối phức tạp vì nó liên quan đến một
nhóm đối tượng đặc biệt_ tội phạm. Hình phạt tù vừa là một biện pháp nhằm cách
ly tội phạm với xã hội lại vừa là một hình thức hạn chế một số quyền con người,
quyền công dân nhất định. Vì vậy, việc bảo đảm quyền con người của đối tượng thi
hành án phạt tù có những đặc thù riêng nếu so với những cá nhân thông thường.
Điều này đặt ra những vấn đề cần giải quyết về cả lý luận lẫn thực tiễn cho nhà
nước nói chung và các cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động thi hành án phạt tù nói
riêng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về vấn đề bảo đảm quyền con người
trong hoạt động thi hành án phạt tù là hết sức cần thiết.
Hiện nay, số lượng trại giam ở khu vực miền Bắc chiếm một tỷ lệ khá lớn trên
cả nước (21/45)3. Đây là những cơ sở trực tiếp thi hành án phạt tù với một số lượng
phạm nhân tương đối đông. Vì vậy, việc nghiên cứu điển hình các trại giam ở khu
vực miền Bắc có thể cho chúng ta một cái nhìn tương đối rõ nét về tình hình bảo
đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án hình sự nói chung đồng thời
cũng giúp đưa ra được những khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ
chế thực thi đối với vấn đề này. Do đó, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học,
tác giả lựa chọn đề tài: Bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án
phạt tù từ thực tiễn các trại giam khu vực miền Bắc.
3


Không tính các trại tạm giam là nơi thi hành án tử hình.


3

2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Ở nước ngoài
Phạm nhân hay những người chấp hành án phạt tù là một đối tượng xuất hiện
phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới. Do đó việc nghiên cứu về quyền của đối
tượng này đã dành được sự quan tâm tương đối rộng rãi và có thể nói là đã đạt
được mức độ sâu sắc rất đáng ghi nhận. Trong đó có thể kể tới như:
- Cuốn sách Constitutional rights of prisoners (tạm dịch: các quyền hiến định
của phạm nhân) của tác giả John W. Palmer, Routledge xuất bản, 2014, là một công
trình nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh về quyền của phám nhân. Trong đó đặc biệt
là về quyền được tiếp cận thông tin về bản án, quyền được hỗ trợ về y tế, quyền
được đảm bảo điều kiện giam giữ.v.v. Bằng những đối chiếu với pháp luật Hoa Kỳ,
công trình được cho là một nghiên cứu toàn diện về vấn đề này.
- Cuốn sách Prisoners as citizens, Human rights in Australian prisons (tạm
dịch: Phạm nhân với tư cách công dân, quyền con người ở các trại giam Úc) của
David Brown và Meredith Wilkie cung cấp một góc nhìn về quyền của người thi
hành án phạt tù ở Úc trong đó nhấn mạnh vấn đề bảo đảm quyền cho họ là một việc
không thể thờ ơ bởi đây vẫn là những công dân và vẫn còn những quyền cơ bản mà
xã hội và nhà nước phải tôn trọng.
- Cuốn cẩm nang Human rights and prisons là một tài liệu nghiên cứu do Liên
hợp quốc ấn hành được chuyên biệt hóa để cung cấp cho các cơ quan, cá nhân trực
tiếp hoạt động tại các trại giam để nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn những
tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế đối với phạm nhân. Cuốn sách không chỉ đề cập
những quyền hiến định mà còn triển khai dưới nhiều góc độ như quyền của phạm
nhân là nữ, phạm nhân dưới 18 tuổi, phạm nhân tù chung thân.v.v.



4

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề rất đa dạng. Đây
có thể là một nguồn tham khảo hữu ích cho cả lý luận lẫn thực tiễn.
2.2. Ở Việt Nam
Là một vấn đề được quan tâm, quyền con người xuất hiện trong nhiều công trình
nghiên cứu, với nhiều góc độ khác nhau. Các công trình có phạm vi nghiên cứu
tổng quát về quyền con người có thể kể tới như:
- Hoàng Văn Hảo, Phạm Khiêm Ích, Quyền con người trong thế giới hiện đại,
Viện thông tin khoa học xã hội, 1995.
- Chu Hồng Thanh, Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Trịnh Quốc Toản, Vũ Công Giao, Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến
pháp 2013, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2017.
Riêng về lĩnh vực tư pháp, hình sự có thể kể tới như:
- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong
tố tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
- Nguyễn Đức Phúc, Thực hiện pháp luật về quyền con người của phạm nhân
trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư
pháp, Hà Nội, 2016.
- Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình
sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
Các cuốn sách trên đều là những công trình nghiên cứu dày dặn, với hàm lượng
khoa học lớn có thể giúp bổ sung những tri thức nền tảng về quyền con người, đồng
thời cung cấp cả phương pháp luận lẫn thông tin liên quan trực tiếp và cần thiết cho
tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn.


5


Ngoài ra, các công trình nghiên cứu ở khuôn khổ nhỏ hơn có thể kể tới như:
- Nguyễn Đức Phúc, Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền con người
của phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, số 2/2016.
- Vũ Huy Thuận, Bùi Thị Tú Oanh, Tăng cường các biện pháp kiểm sát bảo
đảm việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tuân thủ đúng pháp luật,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Tạp chí Kiểm sát, số 09/2017.
- Trần Quang Tiệp, Bảo vệ các quyền cơ bản của con người bằng pháp luật thi
hành án hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Tạp chí Kiểm sát,
số 06/2002.
- Nguyễn Văn Hưng, Bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng
hình sự theo hiến pháp sửa đổi năm 2013, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
07/2014.
- Phạm Hồng Phong, Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, Tạp chí Lý
luận chính trị, số 10/2014.
- Nguyễn Văn Tuân, Bảo vệ quyền con người trong pháp luật hình sự và pháp
luật tố tụng hình sự, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 07/2009.
- Phạm Hồng Hải, Mấy ý kiến về vấn đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng
hình sự ở nước ta, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03/1998.
- Nguyễn Hữu Giang, Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý phạm nhân ở trại giam theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 23/2017.
- Nguyễn Xuân, Vấn đề công chứng cho người đang chấp hành án tại trại giam,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 09/2012.


6

- Đặng Thế Hùng, Quan hệ phối hợp giữa trại tạm giam với Viện kiểm sát nhân
dân trong quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, Tạp chí Kiểm sát, số 22/2017.

Nhìn chung các công trình có liên quan đến các chủ đề lớn như quyền con người
trong tố tụng hình sự, thi hành án hình sự và trại giam ở Việt Nam với mức độ bài
viết tạp chí là khá nhiều. Đây là những công trình có ý nghĩa tham khảo rất lớn cho
luận văn bởi chúng đi vào giải quyết những khía cạnh chi tiết liên quan đến vấn đề
tổng thể mà luận văn đề cập.
3. Mục đích, nhiệm vụ của Luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực tiễn điển hình từ các trại giam khu vực miền Bắc
trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù tại đây,
đồng thời liên hệ với thực tiễn và tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế cũng như soi
chiếu bằng lý luận; Luận văn cố gắng làm sáng tỏ những điểm đặc thù cần lưu ý
của việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân để từ đó đưa ra những giải pháp,
kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và các biện pháp thực thi
pháp luật. Đồng thời, Luận văn nhấn mạnh vào vai trò và trách nhiệm của các cơ
quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này để đảm bảo việc thực hiện các nguyên
tắc hiến định về quyền con người đối chiếu với thực tiễn lĩnh vực thi hành án phạt
tù.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nói trên, Luận văn hướng tới việc giải quyết các
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu tầm quan trọng, đặc trưng và các yếu tố bảo đảm quyền con người
trong thi hành án phạt tù


7

- Phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam liên quan đến quyền
con người trong thi hành án phạt tù
- Nghiên cứu thực tiễn bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù ở các
trại giam khu vực miền Bắc

- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật và
phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án phạt tù hướng tới bảo đảm
quyền con người.
4. Cơ sở phương pháp luật và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền con người.
- Các phương pháp cụ thể được sử dụng là: phương pháp phân tích - tổng hợp
(trong nghiên cứu lý thuyết về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù),
phương pháp so sánh (trong đối chiếu các quy định, quy tắc, tiêu chuẩn của pháp
luật Việt Nam và quốc tế), phương pháp thống kê (trong tập hợp và xử lý các thông
tin, số liệu thực tiễn về bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù ở các
trại giam khu vực miền Bắc).
5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Với chủ đề bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù từ thực tiễn các
trại giam khu vực miền Bắc, đối tượng nghiên cứu của Luận văn có thể kể tới như:
các quy định, quy chế, tiêu chuẩn pháp lý về bảo đảm quyền con người của các trại
giam khu vực miền Bắc; thực tế về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, các hình thức
hoạt động của các trại giam này liên quan đến vấn đề bảo đảm quyền con người.
Trong đó, bên cạnh tổ chức, hoạt động nội tại của các trại giam, Luận văn cũng


8

đồng thời nghiên cứu công tác kết hợp, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác trong việc bảo đảm quyền con người.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn về mặt không gian là khu vực miền Bắc, với
các tỉnh từ Ninh Bình trở về phía Bắc (điều này sẽ được làm rõ trong phần nội
dung). Trong đó, Luận văn lựa chọn nghiên cứu một số trại giam mang tính điển
hình, bên cạnh việc xem xét tổng thế các trại giam ở khu vực này. Về mặt thời gian,
Luận văn chủ yếu nghiên cứu thực tiễn những năm gần đây, đặc biệt là sau khi có

Hiến pháp 2013, Bộ Luật Tố tụng hình sự và phê chuẩn công ước UNCAT. Đây là
quãng thời gian phù hợp với mục tiêu và giới hạn khuôn khổ của Luận văn.
6. Những điểm mới của Luận văn
- Nêu và phân tích một cách cụ thể ý nghĩa và đặc thù của việc bảo đảm quyền
con người trong hoạt động thi hành án phạt tù, đặc biệt là gắn với nhóm đối tượng
đặc biệt là tội phạm.
- Phân tích và chỉ ra ý nghĩa và yêu cầu của việc bảo đảm quyền con người
trong hoạt động thi hành án phạt tù với các quyền cụ thể, trong đó gắn với các tiêu
chuẩn của luật nhân quyền quốc tế.
- Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong việc bảo đảm quyền con người trong
hoạt động thi hành án phạt tù ở các trại giam khu vực miền Bắc với những lý giải
về điều kiện lịch sử, cụ thể của chúng.
- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị để các trại giam có thể thực hiện tốt việc
bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù.
7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu


9

Việc nghiên cứu Luận văn sẽ đóng góp một phần trong việc giải quyết về mặt
khoa học một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến bảo vệ quyền con người
ở nước ta.
Luận văn có thể là tài liệu quan trong trong hoạt động lập pháp, thực tiễn tổ
chức và hoạt động của các trại giam và đồng thời trong nghiên cứu, giảng dạy.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết
cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi
hành án phạt tù ở các trại giam
- Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng bảo đảm quyền con người

trong hoạt động thi hành án phạt tù ở các trại giam khu vực miền Bắc
- Chương 3: Giải pháp bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án
phạt tù trong các trại giam miền Bắc


10

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ Ở CÁC TRẠI GIAM

Hoạt động tố tụng hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng chứa
đựng rất nhiều nguy cơ xâm phạm tới quyền con người. Điều đó thể hiện ở chỗ đây
là hoạt động nhạy cảm, với đối tượng là tội phạm và cơ quan thực hiện thuộc lực
lượng vũ trang4. Vì vậy, cả trên khía cạnh pháp lý lẫn lý luận, vấn đề bảo đảm
quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù đều rất được quan tâm và
đang ngày càng được hoàn thiện với những tiêu chuẩn mang tầm quốc tế. Trong
phần này, chúng tôi trình bày một số khía cạnh cơ bản về mặt lý luận như sau:
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò bảo đảm quyền con người trong hoạt
động thi hành án phạt tù ở các trại giam
1.1.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt
tù ở các trại giam
Để hiểu được khái niệm bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành
án phạt tù ở các trải giam, chúng ta cần xem xét tới một số khái niệm có liên quan.
Đầu tiên, cần phải thấy rằng, quyền con người (hay nhân quyền) là một khái niệm
đã được thừa nhận rộng rãi với một định nghĩa thường xuyên được trích dẫn của
Liên hợp quốc, đó là: “quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lí toàn
cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc
sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản


4

Đào Thị Hoài Thu, Mô hình tổ chức quản lý thi hành án ở một số nước – Kinh nghiệm và sự cần thiết đổi mới mô
hình tổ chức thi hành án của Việt Nam trong giai đoạn tới, />

11

của con người.”5 Vì vậy, trên nền tảng những lý luận sẵn có về khái niệm quyền
con người, theo chúng tôi là đã hoàn toàn đầy đủ đề tiến tới xây dựng khái niệm về
bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở các trại giam mà
không cần phải xây dựng nên một định nghĩa mới về quyền con người. Vấn đề ở
đây là chúng ta phải thấy được, quyền con người là một khái niệm rất rộng và bao
hàm nhiều góc độ khác nhau cả về lĩnh vực, chủ thể lẫn tính chất của các quyền.
Mặc dù các cách phân loại truyền thống của quyền con người không chỉ rõ tới từng
quyền cụ thể mà chỉ cố gắng phân nhóm chúng6 nhưng có thể thấy, quyền con
người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở các trại giam là một tập hợp các quyền
có liên quan trong lĩnh vực tư pháp. Trong đó có thể kể tới nhiều quyền hiến định
như quyền không bị tra tấn, quyền khiếu nại, tố cáo.v.v. Có thể thấy, tố tụng hình
sự nói chung và thi hành án nói riêng là một lĩnh vực đặc biệt trong đời sống pháp
lý và ở đó có những mối liên hệ mật thiết với một số quyền con người cơ bản. Vậy
nên nhìn từ góc độ này, có thể thấy rằng quyền con người trong thi hành án phạt tù
ở trại giam cũng là một sự cụ thể hóa một số quyền nhất định vào trong lĩnh vực
riêng biệt này mà thôi7.
Bên cạnh đó còn một khía cạnh nữa cần làm rõ đó là “bảo đảm quyền con
người”. Cách hiểu ở Việt Nam về việc thế nào là “bảo đảm” quyền con người chịu
ảnh hưởng từ một nguyên tắc hiến định về quyền con người. Cụ thể, Khoản 1, Điều
14, Hiến pháp 2013 quy định: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Như
5


Xem: United Nations, UNHCHR, Freequently asked questions on a human rights-based approach to development
cooperation, New York and Geneva, 2006, p. 8. Định nghĩa này cũng được nhắc tới nhiều trong các giáo trình Luật
Hiến pháp, Luật nhân quyền ở Việt Nam.
6
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2012, trang 61-69.
7
Tham khảo thêm: Đoàn Thị Ngọc Hải, Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự - một số vấn đề cần trao đổi,
/>

12

vậy, “bảo đảm” ở đây được hiểu như một trong các nghĩa vụ của nhà nước mà song
hành với nó là việc “công nhận”, “tôn trọng”, “bảo vệ” quyền con người. Vì vậy
các công trình nghiên cứu thường có xu hướng phân định rạch ròi các khía cạnh
này ra. Chẳng hạn như “bảo đảm” có nghĩa là nhà nước phải tạo ra cơ sở vật chất
nhằm hỗ trợ cá nhân trong việc thực hiện quyền8. Hay một số quan niệm tương tự
cho rằng: “bảo đảm quyền con người là việc tạo ra các điều kiện thuận lợi về chính
trị, kinh tế, xã hội, pháp luật văn hóa giáo dục để quyền con người được thực
hiện”9 và “Bảo đảm các quyền con người, quyền công dân là việc tạo ra các tiền
đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân, công dân,
các tổ chức của công dân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của
họ đã được pháp luật ghi nhận”10. Các khái niệm này hầu hết chỉ tiếp cận về việc
bảo đảm quyền con người dưới góc độ phân biệt “bảo đảm” với những nghĩa vụ
khác. Bên cạnh đó, quan niệm quốc tế lại nhìn nhận rộng hơn cho rằng “bảo đảm”
hàm chứa cả “tôn trọng” (respect), “bảo vệ” (protect) và “thực hiện” (fulfil)11. Ở
đây, chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh pháp luật Việt Nam đã có phân biệt giữa
nghĩa vụ bảo đảm quyền con người của nhà nước với những nghĩa vụ khác, cần
nhìn nhận khái niệm “bảo đảm” ở nghĩa hẹp để tương thích hơn với quy định của

hiến pháp và không bị sa đà quá nhiều vào những vấn đề quá rộng. Từ đó có thể
định nghĩa bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở trại
giam như sau:

8

Lưu Đức Quang, Nguyên tắc Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2017, trang 68.
9
Đinh Thế Hưng, Trần Xuân Thái, Cơ chế bảo vệ quyền con người bằng tòa án, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
06/2011.
10
Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Hương, Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật
hành chính Việt Nam (Một số vấn đề có tính phương pháp luận, định hướng nghiên cứu), Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, Luật học, số 28, 2012.
11
ESCR Committee, General recommendation No. 14 (2000).


13

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở trại giam là
việc các cơ quan nhà nước tạo ra các điều kiện về pháp lý, kinh tế, xã hội cho việc
người chấp hành án phạt tù có thể thực hiện các quyền của họ.
Định nghĩa trên cho chúng ta hình dung về một số đặc điểm của bảo đảm
quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở trại giam như sau:
- Đầu tiên, việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt
tù ở trại giam là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước. Điều này phản ánh việc nhà
nước phải có “nghĩa vụ chủ động”12 đối với quyền con người. Bảo đảm do đó thể
hiện việc nhà nước phải thi hành nghĩa vụ của mình một cách tích cực hơn so với

“công nhận”, “tôn trọng”, “bảo vệ”.
- Thứ hai, của bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù
ở trại giam gắn với một đối tượng và hoàn cảnh đặc thù, đó là người chấp hành án
(tội phạm) và trong môi trường trại giam. Do đó việc bảo đảm quyền con người
trong trường hợp này sẽ gắn với một số quyền nhất định chứ không bao hàm tất cả
các quyền con người nói chung.
- Cuối cùng, việc của bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án
phạt tù ở trại giam sẽ gắn với những công việc cụ thể liên quan tới mặt pháp lý,
chính trị, kinh tế có tác động tới sự hưởng thụ quyền của những người chấp hành
án.
1.1.2. Đặc điểm của bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án
phạt tù ở các trại giam

12

Nguyễn Quốc Sửu, Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền, Tạp chí Cộng sản điện tử, 15/04/2015.
/>

14

Nhìn chung, quyền con người trong thi hành án phạt tù là một lĩnh vực tương
đối hẹp và do đó việc bảo đảm chúng sẽ có những điểm đặc thù nhất đinh, trong đó
có thể kể tới như:
Đặc thù trong mối quan hệ giữa việc bảm đảm quyền con người và mục đích
răn đe, giáo dục của hoạt động thi hành án phạt tù
Khoa học luật hình sự ghi nhận tính nghiêm khắc cao nhất là một đặc điểm
của hình phạt13. Tính nghiêm khắc được thể hiện ở chỗ chế tài trong luật hình sự
tác động tới rất nhiều quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng
quát, mục đích của hình phạt phải được đặt ra một cách tương xứng với nhu cầu
của xã hội khi áp dụng hình phạt đó lên một cá nhân cụ thể. Mục đích của hình

phạt, được hiểu chung là: sự lên án, sự phạt của nhà nước, của xã hội đối với người
phạm tội. Nhưng đó không phải là sự lên án, sự phạt đơn thuần mà là biện pháp
đặc biệt để răn đe (răn đe bằng tác động cưỡng chế nhà nước) để giáo dục , cải tạo
người bị kết án, ngăn ngừa họ phạm tội lại14. Một cách cụ thể hơn, Điều 3, Luật thi
hành án hình sự quy định rằng việc phạt tù là “buộc phạm nhân phải chịu sự quản lí
giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội.” Do đó việc thi
hành hình phạt nói chung hay thi hành án phạt tù nói riêng đều hướng tới những
mục đích hết sức cơ bản và cần thiết, đó là vừa răn đe nhưng lại vừa giáo dục.
Ở đây, một vấn đề cần làm rõ trong mối quan hệ giữa bảo đảm quyền con người
và mục đích của việc thi hành án phạt tù, đó là tính tương xứng giữa chúng. Rõ
ràng hình phạt là sự hạn chế quyền rõ rệt nhất nhưng căn cứ, nội dung, mục đích
nào là cơ sở cho sự hạn chế quyền đó mới là vấn đề quan trọng. Tại Điều 14, Hiến
pháp 2013 đã quy định rõ: quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế

13

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự (phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2018, trang
260.
14
Nguyễn Ngọc Hòa, Mục đích của hình phạt, Tạp chí Luật học, số 1/1999.


15

theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Đối chiếu với
trường hợp đang được xem xét thì rõ ràng việc hạn chế quyền trong hoạt động thi
hành án là thuộc trường hợp vì lý do trật tự, an toàn xã hội. Điều này phản ánh
ngay ở trong mục đích của hình phạt đã được trình bày ở trên. Tuy nhiên, cần thấy
rằng nguyên tắc tại điều 14 dường như vẫn chưa phản ánh đầy đủ thực tế của việc

giới hạn quyền15. Vì vậy, thông thường người ta hay nói tới nguyên tắc tương xứng
với ý nghĩa như một phương pháp xác định tính đúng đắn của việc giới hạn
quyền16. Cụ thể, để phân tích và đánh giá tính tương xứng có bốn công đoạn17, bao
hàm những yếu tố sau18: (1) Chính đáng, (2) Phù hợp, (3) Cần thiết, (4) Cân bằng.
Nói chung, trong tất cả các phương diện của hoạt động thi hành án phạt tù như
giam giữ, lao động, kỷ luật, cùm chân.v.v. đều phải có sự cân nhắc đến tính tương
xứng giữa mục đích của hoạt động đó với sự tổn hại về quyền của phạm nhân.
Đặc thù về các tác nhân có thể gây ảnh hưởng tới quyền con người trong
điều kiện thi hành án phạt tù
Rõ ràng rằng, việc thi hành án phạt tù chứa đựng rất nhiều những tác nhân có
thể ảnh hưởng tới quyền con người. Khi xem xét tới việc bảo vệ các quyền cụ thể
thì chúng ta phải cân nhắc tới các tác nhân này để hoàn thiện chúng. Cụ thể, trong
bối cảnh thi hành án phạt tù, phạm nhân bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài,
trong đó có thể kể tới như:
15

Bùi Tiến Đạt, Hiến pháp hóa nguyên tắc giới hạn quyền con người: Cần nhưng chưa đủ, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 10, 2015.
16
Aharon Barak, Proportionality: Constitutional Rights and Their Limitations, Cambridge University Press, 2012,
trang 102.
17
Ngoài ra còn có phương pháp xem xét tính đúng đắn của việc hạn chế quyền thông qua nguyên tắc tương xứng
nhưng chỉ với ba công đoạn:
- Phù hợp
- Cần thiết
- Tương xứng
Xem thêm: trang 4.
18
/>


16

- Chế độ ăn, mặc, ở của phạm nhân
- Việc tổ chức lao động sản xuất, dạy nghề cho phạm nhân
- Chế độ học tập của phạm nhân
- Chế độ chăm sóc y tế của phạm nhân
- Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của phạm nhân
- Chế độ gặp thân nhân, gửi, nhận thư, quà, tiền, trao đổi thông tin bằng điện
thoại và mua hàng tại căng tin
- Chế độ khiếu nại, tố cáo
- Chế độ đối với phạm nhân thuộc những trường hợp đặc biệt (phụ nữ có
thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; chưa thành niên, nghiện ma túy.v.v.)
Tất cả các yếu tố trên đều được quy định trong Luật thi hành án hình sự với
một số nguyên tắc, định mức cụ thể. Nói chung, các yếu tố đó tác động tới nhiều
mặt của đời sống vật chất cũng như tinh thần của phạm nhân và từ đó gây ảnh
hưởng tới quyền con người của họ. Đặc thù của các yếu tố đó là tuy đã phần nào
được xây dựng theo hướng bảo đảm quyền con người nhưng chung quy lại, bối
cảnh thi hành án phạt tù vẫn khiến phạm nhân khó có thể thích nghi với điều kiện
sống của trại giam19. Điều này là dễ hiểu nếu xét tới tính cưỡng chế của hình phạt
tù. Tất nhiên là đời sống và điều kiện trại giam không thể giống với cuộc sống tự
do bên ngoài. Tuy nhiên, việc xem xét các tác nhân có thể gây ảnh hưởng tới quyền
con người, mà cụ thể là thông qua các chế độ của phạm nhân có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc nhận thức từng khía cạnh cụ thể mà ở đó quyền của phạm nhân có
thể bị xâm phạm quá mức.

19

Chu Văn Đức, Thích ứng của phạm nhân với chế độ sinh hoạt và lao động tại trại giam, Tạp chí tâm lý học, số
10/2008.



17

Đặc thù về đối tượng hưởng quyền
Trong hoạt động thi hành án phạt tù, đối tượng hưởng quyền, tức là phạm
nhân là một chủ thể đặc biệt. Điều đó không chỉ phản ánh trong những yếu tố nội
tại (nhân thân, tâm lý) của phạm nhân mà còn thể hiện trong mối tương quan giữa
phạm nhân với những người chấp hành án khác.
Đầu tiên, cần phải thấy rằng, số lượng phạm nhân là rất cao. Theo Báo cáo
tổng kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp năm 2017 thì số lượng
phạm nhân (tính đến ngày 15/11/2017) là 139.445 người. Với số lượng lớn như
vậy, rõ ràng việc bảo đảm quyền cho nhóm đối tượng này là rất đáng quan tâm.
Thứ hai, xét trên góc độ chủ quan, có thể thấy phạm nhân là một đối tượng
có đặc điểm tâm lý rất phức tạp. Điều đó không chỉ xuất phát từ môi trường nơi họ
phải chấp hành án mà còn là ở quá khứ, hành vi, tội lỗi của họ nữa. Một nghiên
cứu20 đã chỉ ra những đặc điểm chung về mặt tâm lý của phạm nhân trên các khía
cạnh sau:
- Trạng thái tâm lý pha trộn với nhiều cảm xúc tiêu cực: bi quan, tuyệt vọng,
buồn, ức chế.v.v.
- Tư duy bị hạn chế, đơn giản hóa, thiếu độc lập, thiếu định hướng, dễ kích
động, dễ bộc lộ sự tàn bạo, độc ác, ích kỷ.v.v.
- Quá trình chuyển biến tâm lý diễn ra chậm
Nói chung, xét trên khía cạnh tâm lý, đặc điểm của phạm nhân phản ánh
phần nào sự cần thiết của việc bảo đảm hơn nữa quyền của họ, để đưa họ tới những
trạng thái tích cực hơn, góp phần tái hòa nhập sau này.

20

Chu Văn Đức, Một số đặc điểm tâm lý của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, Tạp chí Tâm lý

học, số 4/2007.


18

Thứ ba, trên góc độ nhân thân, khoa học về tội phạm thường nghiên cứu trên
các góc độ khác nhau như: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội21.
Riêng đối với phạm nhân, có thể tham khảo thêm một số yếu tố khác như: mức án,
tiền án tiền sự. Một kết quả nghiên cứu điển hình22 nhưng đã cho thấy đặc điểm
chung của phạm nhân dựa trên các yếu tố nhân thân như sau:
- Về độ tuổi, nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 18-29, thấp nhất là từ 60 trở lên
- Về mức án, phạm nhân có mức từ 5 đến 19 năm là cao nhất, thấp nhất là
chung thân
- Về trình độ, đa số phạm nhân chưa đạt tới trình độ trung học phổ thông
Những đặc điểm trên phần nào phản ánh nhân thân của phạm nhân, trong đó
đa phần đang ở độ tuổi lao động nhưng trình độ học vấn khá thấp và có thời gian
chịu án tương đối dài. Điều đó cho thấy đây là nhóm đối tượng có thể ít hiểu biết về
các quyền chính đáng của bản thân.
Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu cả ba mặt nói trên, có thể rút ra một số
điểm về đặc thù của việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án
phạt tù như sau:
- Sự hạn chế quyền con người trong thi hành án phạt tù phải tương xứng với
mục đích và nhu cầu của hình phạt tù
- Chế độ giam giữ và các hoạt động khác trong trại giam là những tác nhân
cơ bản ảnh hưởng tới quyền con người của phạm nhân
- Phạm nhân là đối tượng hưởng quyền có tính chất đặc biệt và phức tạp

21

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2012, trang 159.

Dương Văn Đại, Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ
Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà), Luận án tiến sĩ xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
22


19

Qua đó cần thấy rằng, việc bảo đảm quyền của phạm nhân là điều hết sức
cần thiết và phải được thực hiện một cách phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhân thân
của họ. Việc bảo đảm quyền của phạm nhân được thực hiện thông qua các chế độ
sống, làm việc, sinh hoạt nhưng phải đảm bảo sự tương xứng cần thiết với mục
đích răn đe và giáo dục của hình phạt tù.
1.1.3. Vai trò của việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành
án phạt tù ở các trại giam
Nói chung, của bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù
ở trại giam có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng. Đầu tiên, phải thấy rằng, xuất phát
từ quan điểm quyền con người là những “nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con
người”23, rõ ràng rằng những người chấp hành án dù bị hạn chế bớt một số quyền
nhưng vẫn có một số quyền khác không thể tước bỏ được. Việc bảo đảm những
quyền này là không thể dù án phạt tù có mục đích trừng phạt họ. Bên cạnh đó, việc
bảo đảm quyền của người chấp hành án có vai trò rất quan trọng trong việc giúp họ
tái hòa nhập cộng đồng. Đây là một mục tiêu quan trọng đã được khẳng định trong
Chỉ thị 48/CT-TƯ ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị24. Ngoài ra, việc bảo đảm
quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở trại giam có ý nghĩa quan
trọng trong việc thể hiện trách nhiệm của nhà nước Việt Nam thực thi các điều ước
quốc tế có liên quan. Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con
người ở Việt Nam trình bày tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva,
Thụy Sỹ ngày 08/5/2009 cũng khẳng định: “Nhà nước Việt Nam coi con người là
mục tiêu và động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế, xã hội và luôn nhất

quán trong việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người”. Và Việt Nam hiện nay
23

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Sđd, trang 38.
Chỉ thị 48/CT-TƯ ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị đã tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc phòng
ngừa tội phạm, “lấy phòng ngừa là chính” và “Quan tâm hỗ trợ những người lầm lỗi đã cải tạo tốt để sớm ổn định
cuộc sống, tái hòa nhập với cộng đồng”.
24


20

là thành viên của rất nhiều điều ước quốc tế có liên quan mà trọng tâm là Tuyên
ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị (ICCPR).
Tóm lại, bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù ở các
trại giam là một vấn đề lý luận quan trọng. Một mặt nó là sự bổ sung cho những lý
thuyết sâu hơn về bảo đảm quyền con người nói chung. Mặt khác nó là định hướng
cho việc triển khai việc bảo đảm quyền của người chấp hành án trong thực tế, nhằm
giúp họ thụ hưởng được những quyền của mình, góp phần cải tạo và tái hòa nhập
cho họ, đồng thời cũng là một động thái thể hiện nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực
hiện các điều ước quốc tế của Việt Nam.
1.2. Nội dung và điều kiện bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi
hành án phạt tù ở các trại giam
1.2.1. Nội dung bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt
tù ở các trại giam
Như đã trình bày, việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án
tù ở các trại giam là một vấn đề liên quan tới nhiều khía cạnh mà nhà nước phải
thực hiện để người thi hành án được thụ hưởng quyền của mình. Cụ thể, ở đó nhà
nước phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết trên nhiều mặt như:

- Về pháp lý: Nhà nước phải hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm
quyền con người trong hoạt động thi hành án phạt tù. Một mặt, những điều khoản
trong các văn bản pháp luật từ Hiến pháp trở xuống cần được cụ thể và chi tiết hóa.
Mặt khác, các điều ước quốc tế có liên quan cũng cần phải được nội luật hóa hay
cập nhật dần trong các văn bản cụ thể25. Một trong những bước đáng chú ý đó là

25

Lê Văn Sua, Pháp luật hình sự Việt Nam với yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Công ước
chống tra tấn, />

×