Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Chủ đề: SỰ ĐIỆN LI môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.14 KB, 33 trang )

SỞ GD& ĐT ………….
TRƯỜNG THPT ……………….

CHỦ ĐỀ : SỰ ĐIỆN LI
GIÁO VIÊN : …………………

NĂM HỌC 2018-2019


Chủ đề: SỰ ĐIỆN LI
I. Thông tin tác giả - Tên chủ đề
1. Tác giả: ………………
- Chức vụ : ………………….
- Đơn vị : ………………………….
2. Tên chủ đề : Sự điện li
- Lớp 11( Chương trình cơ bản)
- Thời lượng 6 tiết: Bao gồm cả các nội dung lý thuyết và kiểm tra
II. Nội dung chủ đề:
- Sự điện li là một chuyên đề rất quan trọng trong chương trình hóa học 11. Giúp học
sinh hiểu rõ bản chất của các phản ứng xẩy ra trong dung dịch chất điện li.
- Nội dung 1: Khái niệm sự điện li, chất điện li, phân loại chất điện li.
- Nội dung 2: Khái niệm axit, bazơ, muối
- Nội dung 3: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
- Nội dung 4: PH – Chất chỉ thị axit – bazơ
III. Tổ chức dạy học chủ:
1) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành
a. Kiến thức
Học sinh nêu được:
- Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện
li.
- Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.


- Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa
các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất
một trong các điều kiện:
+ Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
+ Tạo thành chất khí.
- Khái niệm PH và công thức tính. Các chất chỉ thị màu thường dùng.
b. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li
- Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.


- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối
trung hoà, muối axit theo định nghĩa.
- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Tính được PH của một số dung dịch axit, bazơ mạnh
- Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất
trong hỗn hợp; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
c. Thái độ:
- Giáo dục đức tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
2. Năng lực cần hướng tới.
2.1. Năng lực chung :
a. Năng lực tự học:

+ Năng lực định hướng: Vì sao ta phải tìm hiểu về sự điện li và chất điện li? Vai
trò tác dụng của sự điện li đối với cuộc sống, công nghiệp và xã hội như thế nào?
+ Năng lực lập kế hoạch:
- Trên cơ sở lý thuyết về sự điện li, học sinh dự đoán được sự tồn tại của các
chất điện li trong dung dịch và bản chất của phản ứng giữa các chất điện li trong dung
dịch
- Tiến hành thí nghiệm để kiểm định lại dự đoán.
- Rút ra kết luận về điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch chất điện li.
+ Kiểm soát tiến độ tiến hành kế hoạch.
- Biết phân phối thời gian hợp lý cho từng thí nghiệm, từng giai đoạn thực hiện
kế hoạch bài học
+ Tự đánh giá sản phẩm: Tự đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch; kết
quả bài học, kiến thức cơ bản so với sách giáo khoa.
b. Năng lực hợp tác
+ Biết phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
+ Biết lắng nghe ý kiến của nhau.
+ Biết thuyết phục và thỏa hiệp
+ Biết ra quyết định hợp lý cho các cuộc tranh luận.
c. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông qua dạng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết.
+ Ngôn ngữ nói: Trình bày trước tập thể vấn đề cần nghiên cứu.


+ Ngôn ngữ viết: biết cách ghi chép lại những thảo luận của nhóm. Tóm tắt vấn
đề bằng sơ đồ tư duy…
d. Năng lực sáng tạo: tìm hiểu cách nhận biết các ion trong một số dung dịch sử dụng
hàng ngày như trong nước uống, thực phẩm…
e. Năng lực sử dụng CNTT: khả năng tìm hiểu tư liệu trên mạng và sử dụng vào bài
học một cách hợp lý.

2.2. Năng lực chuyên biệt :
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: tên các hợp chất hóa học và các ion.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: cách bảo quản, sử dụng
hợp lý một số axit, bazo, muối và liên hệ thực tế việc sử dụng thực phẩm, nước uống,
xử lý môi trường.
- Năng lực thực hành hóa học: Thí nghiệm chứng minh sự tồn tại các ion trong
dung dịch và nghiên cứu các phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch chất điện li.
- Năng lực tính toán hóa học: Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí thoát ra
trong các phản ứng trao đổi. Tính nồng độ các chất và các ion trong dung dịch chất
điện li.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phân tích và phát hiện
được tình huống có vấn đề, tìm hiểu các thông tin liên quan và đề xuất được kế hoạch,
các thí nghiệm giải quyết vấn đề đặt ra.
3. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh
giá trong quá trình dạy học của chuyên đề
3.1. Bảng mô tả các yêu cầu
NỘI
DUNG

Loại câu
hỏi/ bài
tập

MỨC ĐỘ
Nhận biết

Câu hỏi/ Nêu
được
bài
tập khái

niệm
định tính
chất điện li,
sự điện li,
phân
loại
chất điện li
Sự điện li

Bài
tập
định
lượng

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng
cao

So sánh được
khả năng dẫn
điện của các
chất điện li

- Tính CM
các ion trong
dung
dịch

các chất điện
li.

Bài tập yêu
cầu HS phải
sử
dụng
kiến thức kỹ
năng tổng
- Sử dụng hợp để giải
định luật bảo quyết


NỘI
DUNG

Loại câu
hỏi/ bài
tập

MỨC ĐỘ
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
toàn
tích.

Axit

bazơ
muối

Vận dụng
cao

điện

Bài
tập
thực hành/
thí nghiệm

Giải
thích
được
các
hiện tượng
thí nghiệm

Phát
hiện
được một số
hiện tượng
thực tiễn và
sử
dụng
kiến
thức
hóa học để

giải thích.

Câu hỏi/ Nêu
được
bài
tập định nghĩa
định tính
axit,
bazơ
theo thuyết
A-rê-ni-ut,
khái
niệm
hidroxit
lưỡng tính và
phân
loại
muối.

Phân
biệt
được
axit,
bazơ,
hidroxit
lưỡng tính,
muối.

Phát
hiện

được một số
hiện tượng
thực tiễn và
sử
dụng
kiến
thức
hóa học để
giải thích.


tập
– Bài
định
lượng

Tính thể tích
hoặc
khối
lượng dung
dịch các chất
tham
gia
hoặc
tạo
thành
sau
phản ứng.

Bài

tập Mô tả và
thực hành/ nhận
biết
thí nghiệm được
các
hiện tượng
TN
Câu hỏi/ Nêu
được - Viết được - Vận dụng Phát
hiện
bài
tập khái niệm và PTPT và PT được
kiến được một số
định tính
điều
kiện ion thu gọn.
thức về phản hiện tượng


NỘI
DUNG

Loại câu
hỏi/ bài
tập

Phản
ứng trao
đổi ion
trong

dung
dịch chất
điện li

MỨC ĐỘ
Nhận biết

Thông hiểu

xảy ra phản - Xác định sự
ứng trao đổi tồn tại của
ion
trong dung dịch.
dung
dịch
chất điện li.

Vận dụng

Vận dụng
cao

ứng trao đổi
ion
trong
dung
dịch
chất điện li
để xác định
sự có mặt

của các ion
trong dung
dịch.

thực tiễn và
sử
dụng
kiến
thức
hóa học để
giải thích.

Bài
tập
định
lượng

Bài tập yêu
cầu HS phải
sử
dụng
kiến thức kỹ
năng tổng
hợp để giải
quyết.

Bài
tập
thực hành/
thí nghiệm


PH

môi
trường
của dung
dịch

Bài
tập
Xác định
định tính, môi trường
định
dựa
vào
lượng
nồng độ ion
H+ hoặc OH-

Đề
xuất
được một số
giải
pháp
nhằm xử lý
một số vấn
đề
trong
thực tiễn.


Dự đoán hiện
tượng
thí
nghiệm và
rút ra kết
luận.
Tính PH của
dung
dịch
axit
mạnh,
bazơ mạnh
khi biết nồng
độ axit mạnh,
bazơ mạnh.

3.2. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá
Nội dung 1: Sự điện li
Mức độ nhận biết
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không dẫn điện?

Tính PH của
dung
dịch
sau khi pha
trộn
axit
mạnh

bazơ mạnh.



A. dung dịch NaOH.

B. NaOH nóng chảy.

C. NaOH rắn, khan.

D. dung dịch HF trong nước.

Câu 2. Dung dịch các muối, axit, bazơ dẫn điện là do ...
A. phân tử của chúng dẫn được điện.
B. muối, axit, bazơ có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.
C. có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.
D. các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.
Câu 3. Dãy gồm các chất đều là chất điện li?
A. C6H6, HCl, Mg(NO3)2, KOH
B. NaOH, HClO4, CH3COONa, (NH4)3PO4
C. HNO3, C2H5OH, NaCl, Ba(OH)2
D. H3PO4, Na2CO3, CO2, LiOH
Câu 4. Dãy gồm các chất đều là chất điện li mạnh:
A. H2CO3, Na2CO3, NaNO2.
B. CH3COOH, Ba(OH)2, BaSO4.
C. CuCl2, H3PO4, Mg(NO3)2.
D. NaOH, NaCl, AgCl.
Câu 5. Chất không dẫn điện là
A. Dung dịch NaCl.

B. NaCl nóng chảy.


C. NaCl rắn, khan.

D. Dung dịch H2SO4 trong nước.

Câu 6. Dãy gồm các chất điện li là
A. C6H6, HCl, Mg(NO3)2, KOH.
B. NaOH, HClO4, CH3COONa, (NH4)3PO4.
C. HNO3, C2H5OH, NaCl, Ba(OH)2.
D. H3PO4, Na2CO3, CO2, LiOH.
Câu 7. Dãy gồm các chất đều là chất điện li mạnh
A. H2CO3, Na2CO3, NaNO2.
B. CH3COOH, Ba(OH)2, BaSO4.
C. HgCl2, H3PO4, Mg(NO3)2.
D. NaOH, NaCl, HCl.
Câu 8. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S.
B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.
D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Câu 9. Hãy cho biết tập hợp các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?


A. Cu(OH)2, NaCl, C2H5OH, HCl.
B. C6H12O6, Na2SO4, NaNO3, H2SO4.
C. NaOH, NaCl, Na2SO4, HNO3.
D. CH3COOH, NaOH, CH3COONa, Ba(OH)2.
Câu 10. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, H2SO4.
B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO.

D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 11. Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Các chất điện li
yếu là:
A. H2O, CH3COOH, CuSO4.
B. CH3COOH, CuSO4.
C. H2O, CH3COOH.
D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4.
Mức độ thông hiểu
Câu 15. Một học sinh thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau:

Hãy giải thích kết quả của các thí nghiệm trên.
Câu 12. Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất?
A. K2SO4.

B. KOH.

C. NaCl.

D. KNO3.

Câu 13. Có bốn dung dịch: NaCl 0,1M, C2H5OH 0,1M, CH3COOH 0,1M và K2SO4
0,1M. Dung dịch dẫn điện tốt nhất là:
A. dung dịch NaCl.

B. dung dịch C2H5OH.

C. dung dịch CH3COOH.

D. dung dịch K2SO4.


Câu 14. Chọn phát biểu đúng.
A. Trong các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M: HCl, HF, HI, HBr; dung dịch dẫn điện
kém nhất là HI.
B. Dung dịch được tạo thành khi hòa tan cùng số mol NaOH và HF trong nước không
dẫn được điện.
C. Khả năng dẫn điện của nước vôi trong để trong không khí giảm dần theo thời gian.


D. Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào sự có mặt của axit (hoặc bazơ) hòa tan.
Câu 16. Nồng độ mol của ion Cl- trong dung dịch BaCl2 0,01M là
A. 0,03 M.

B. 0,04 M.

C. 0,02 M.

D. 0,01 M.

Câu 17. Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH),
kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần
theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4.
B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4.
C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl.
D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4.
Mức độ vận dụng
Câu 18. Tổng nồng độ mol các ion trong dung dịch FeCl3 0,01M là
A. 0,03 M.

B. 0,04 M.


C. 0,02 M.

D. 0,01 M.

Câu 19. Một dung dịch có a mol NH4+, b mol Mg2+, c mol SO42, d mol HCO3. Biểu
thức biểu thị mối liên hệ giữa a, b, c, d là:
A. a + 2b = c + d

B. a + b = c + d

C. a + b = 2c + d

D. a + 2b = 2c + d

Câu 20. Dung dịch X có chứa x mol K+; 0,2mol SO42-; 0,3mol Cl- và 0,2 mol Al3+. Giá
trị của x là
A. 0,1

B. 0,2

C. 0,3

D. 0,4

Câu 21. Một dung dịch X gồm 0,03 mol Mg2+, 0,06 mol Al3+, 0,06 mol NO3, 0,09 mol
SO42. Muốn thu được dung dịch X cần phải hòa tan 2 muối nào sau đây:
A. Mg(NO3)2 và Al2(SO4)3

B. MgSO4 và Al(NO3)3


C. Mg(NO3)2 và Al(NO3)3

D. MgSO4 và Al2(SO4)3

Mức độ vận dụng cao
Câu 22. Bố trí 4 bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ rồi lần lượt đổ vào mỗi bình 100
ml một dung dịch khác nhau: Bình (I) là dung dịch Ba(OH)2, bình (II) là CH3COOH,
bình (III) và KOH (Các dung dịch đều có cùng nồng độ là 0,001M) còn bình (IV) chỉ
cho 100 ml H2O. Hãy so sánh độ sáng của đèn Đ ở mỗi bình trong các thí nghiệm sau
(sáng, sáng mờ hay không sáng) và giải thích hiện tượng xảy ra: khi đóng khoá K.


Câu 23. Bố trí bộ thí nghiệm như hình vẽ. Cho vào bình dung dịch nước vôi trong rồi
đóng khóa K sau đó từ từ sục CO2 đến dư vào dung dịch. Hãy so sánh độ sáng của đèn
Đ trước và sau khi đóng khóa, và giải thích hiện tượng xảy ra?

Nội dung 2: Axit - bazơ - muối
Mức độ nhận biết
Câu 24. Theo A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là axit?
A. Ca(OH)2

B. NH4Cl

C. CH3COOH

D. KMnO4

Câu 25. Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?
A. Ba(OH)2.


B. Zn(OH)2.

C. Al (OH)3.

D. Pb(OH)2.

Câu 26. Muối nào sau đây không phải là muối axit?
A.Na2HPO3

B. NaHSO4

C. Na2HPO4

D. NaH2PO4

Câu 27. Chọn phát biểu đúng khi nói về muối trung hòa:
A. Dung dịch muối có pH = 7.
B. Muối được tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh.
C. Dung dịch muối không làm đổi màu quì tím hoặc phenolphtalein.


D. Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra H+ trong nước.
Câu 28. Màu của quỳ tím sẽ thay đổi như thế nào khi nhúng lần lượt vào các dung
dịch sau:
dd Na2SO4

NaOH

H2sO4


quỳ tím

quỳ tím

quỳ tím

A. Xanh, đỏ, không đổi.

B. Xanh, xanh, đỏ.

C. Không đổi, xanh, đỏ.

D. Đỏ, xanh, không đổi.

Mức độ thông hiểu
Câu 29. Cho quỳ tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu xanh. Tiếp tục nhỏ từ từ
dung dịch HCl tới dư vào dung dịch có màu xanh thì:
A. Dung dịch không đổi màu.
B. Màu xanh của dung dịch đậm dần, sau đó mất màu hẳn.
C. Màu xanh của dung dịch nhạt dần, mất hẳn, sau đó chuyển sang màu đỏ.
D. Màu xanh của dung dịch nhạt dần rồi mất hẳn.
Câu 30. Nhỏ một giọt phenolphtalein vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh.
Tiếp tục nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 tới dư vào dung dịch có màu xanh thì:
A. Dung dịch không đổi màu.
B. Màu xanh của dung dịch đậm dần, sau đó mất màu hẳn.
C. Màu xanh của dung dịch nhạt dần, mất hẳn, sau đó chuyển sang màu đỏ.
D. Màu hồng của dung dịch nhạt dần rồi mất hẳn.
Câu 31. Dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M điện li thu được các ion có nồng độ tương ứng là:
A. Fe3+ 0,2M; SO42- 0,4M


B. Fe3+ 0,4M; SO42- 0,2M

C. Fe3+ 0,4M; SO42- 0,6M

D. Fe2+ 0,2M; SO42- 0,6M

Mức độ vận dụng
Câu 32. Một dung dịch chứa 0,1mol Fe2+ ; 0,2mol Al3+ ; xmol Cl- ;ymol SO42- .Khi cô
cạn dung dịch thì thu được 46,9 gam hỗn hợp muối khan.Gía trị x,y là:
A. 0,2;0,3

B. 0,15;0,3

C. 0,2;0,35

D. 0,15;0,2

Câu 33. Cho các chất : Ca(HCO3)2 ; NH4Cl ;ZnSO4;Al(OH)3;Zn(OH)2 .Số chất trong
dãy có tính lưỡng tính là:
A. 2

B.3

C.4

D.5

Câu 34. Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp
NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là

A. 100 ml.

B. 150 ml.

C. 200 ml.

D. 250 ml.


Câu 35. Hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và ZnO trong đó các chất lấy cùng số mol. Hoà tan
X bằng dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Cho từ
từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Thành phần các chất
trong Z là
A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.

B. Zn(OH)2 và Fe(OH)2.

C. Cu(OH)2 và Fe(OH)3.

D. Fe(OH)2 và Fe(OH)3.

Mức độ vận dụng cao
Câu 36. Trong cơ thể người nếu thiếu hụt lượng muối Iôt có thể gây ra những bệnh gì?
chúng ta cần bổ xung lượng muối phù hợp như thế nào?
Câu 37. Trong thực tế khi bị côn trùng như ong, kiến đốt bằng kinh nghiệm dân gian
người ta thường rửa sạch và bôi vôi vôi vào vết cắn. Bằng kiến thức hóa học em hãy
giải thích kinh nghiệm trên.
Câu 38. Tại một nhà máy sản xuất lượng khí thải thoát ra chứa H2S, NO2, SO2, CO2
để hạn chế ô nhiễm môi trường người ta dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch X chứa một
loại chất tan phổ biến và rẻ tiên. Em hãy cho biết X là dung dịch gì?

Nội dung 3: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
Mức độ nhận biết
Câu 39. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
A. Pb(OH)2 + H2SO4 → PbSO4 + 2H2O
B. AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl
C. CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 40. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:
A. Br2 + SO2 + 2H2O  2HBr + H2SO4
B. Zn + 2Fe(NO3)2  Zn(NO3)2 + 2Fe
C. Fe(NO3)3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaNO3
D. Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
Mức độ thông hiểu
Câu 41. Cho phương trình hóa học của phản ứng ở dạng ion thu gọn sau:
CO32 + 2H+  H2O + CO2
Phương trình ion thu gọn trên là của phương trình dạng phân tử nào sau đây:
A. Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + H2O + CO2
B. CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2
C. MgCO3 + 2HCl  MgCl2 + H2O + CO2
D. BaCO3 + 2HCl  BaCl2 + H2O + CO2


Câu 42. Phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O biễu diễn bản chất của phản ứng
hóa học nào dưới đây?
A. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O.
B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4↓.
D. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O.
Câu 43. Phương trình phản ứng: Ba(H2PO4)2 + H2SO4 BaSO4$+ 2H3PO4 tương ứng
với phương trình ion rút gọn nào sau đây?

A. Ba2+ + 2H2PO4- + 2H+ + SO42- BaSO4$ + 2H3PO4
B. Ba2+ + SO42- BaSO4$
C. H2PO4- + H+  H3PO4
2+
2+
3D. Ba + SO4 + 3H + PO4 BaSO4$ + H3PO4

Câu 44. Một số nước giếng khoan có chứa cation Ca2+ và anion nào sau đây
A. CO32-

B. PO43-

C. HPO42-

D. HCO3-.

Câu 45. Muối Y khi tác dụng với dung dịch HCl cho khí thoát ra, khi tác dụng với
dung dịch NaOH tạo kết tủa. Muối Y là
A. Na2CO3

B. NaHCO3

C. MgSO4

D. Ca(HCO3)2

Mức độ vận dụng
Câu 46. Những ion nào dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch:
A. Na+, Mg2+, OH-, NO3-.


B. HSO4-, Na+, Ca2+, CO32-.

C. Ag+, H+, Cl-, SO42-.

D. OH-,Na+,Ba2+,Cl-

Câu 47. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với
dung dịch NaOH:
A. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3

B. Mg(OH)2, ZnO, Fe2O3

C. Na2HPO4, Zn(OH)2, (NH4)2CO3

D. Na2SO4, HNO3, Al2O3

Câu 48. Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung
dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn.

B. Nước vôi.

C. Muối ăn.

D. Cồn 700.

Câu 49. Cho dung dịch chứa các ion: Na+, Ca2+, H+, Cl-, Ba2+, Mg2+. Nếu không đưa
ion lạ vào dung dịch, thì chất nào sau đây có thể tách được nhiều ion ra khỏi dung dịch
nhất?
A. dung dịch Na2SO4 vừa đủ.


B. dung dịch K2CO3 vừa đủ.

C. dung dịch NaOH vừa đủ.

D. dung dịch Na2CO3 vừa đủ.


Câu 50. Có 4 anion Cl-, SO42-, CO32-, PO43- ; 4 cation Na+, Zn2+, NH4+, Mg2+ nằm trong
4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 anion ; 2 cation trong 8 ion trên. Định các ion có thể có
trong mỗi dung dịch, biết 2 dung dịch này đều trong suốt.
A. ống 1: Cl-, CO32-, Na+, Zn2+ ; ống 2: SO42-, PO43- , NH4+, Mg2+.
B. ống 1: Cl-, PO43- , NH4+, Zn2+ ; ống 2: CO32-, SO42-, Mg2+, Na+.
C. ống 1: Na+, PO43- , NH4+, CO32-; ống 2: Cl-, SO42-, Mg2+, Zn2+.
D. ống 1: Cl-, SO42-, Mg2+, NH4+ ; ống 2: CO32-, Na+, Zn2+, PO43-.
Câu 51. Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
A. Na+; Ca2+; H+, Fe2+; NO3-; ClNO3-

B. Na+, Cu2+; Cl-; SO42-;

C. Na+; Al3+; CO32-; HCO3-; OHNO3-

D. Fe2+; Mg2+; OH-; Zn2+;

Câu 52. Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một
dung dịch?
A. AlCl3 và CuSO4.

B. HCl và AgNO3.


C. NaAlO2 và HCl.

D. NaHSO4 và NaHCO3.

Câu 53. Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion
A. NH4+, Na+, K+.

B. Cu2+, Mg2+, Al3+.

C. Fe2+, Zn2+, Al3+.

D. Fe3+, HSO4-.

Câu 54. Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na+, Cl-, S2-, Cu2+.

B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.

C. Ag+, Ba2+, NO3-, OH-.

D. HSO4-, NH4+, Na+, NO3-.

Câu 55. Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-.

B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.

C. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.

D. Ag+, Mg2+, NO3-, Br-.


Câu 56. Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Ca2+, Cl-, Na+, CO32−.

B. K+, Ba2+, OH-, Cl-.

C. Al3+, SO42−, Cl-, Ba2+.

D. Na+, OH-, HCO3-, K+.

Câu 57. Cho các cặp chất sau:
(I) Na2CO3 + BaCl2 ; (II) (NH4)2CO3 + Ba(NO3)2; (III) Ba(HCO3)2 + K2CO3; (IV) BaCl2
+ MgCO3
Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn là
A. (II) (IV)

B. (I) (II) (III)

C. (I) (IV)

D. (I) (II) (III) (IV)

� BaCO3 � CaCO3 � H2O
Câu 58. Cho phản ứng sau: X  Y ��
. Vậy X, Y lần lượt là:

A. Ba(HCO3)2 và Ca(HCO3)2.

B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2.



C. Ba(OH)2 và CaCO3.

D. BaCO3 và Ca(HCO3)2.

Câu 59. Cho dung dịch các chất sau: NaHCO3 (X1); CuSO4 (X2); (NH4)2CO3 (X3);
NaNO3 (X4); MgCl2 (X5); KCl (X6). Những dung dịch không tạo kết tủa khi cho Ba
vào là:
A. X1, X4, X5.

B. X1, X4, X6.

C. X1, X3, X6.

D. X4, X6.

Câu 60. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4,
Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 61. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.

C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
D. HNO3, NaCl, Na2SO4.
Câu 62. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, có
bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2?
A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 63. Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số
chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là
A. 5.

B. 6.

C. 4.

D. 7.

Câu 64. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy
vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 2.

B. 5.

C. 3.


D. 4.

Câu 65. Trộn 2 dung dịch: Ba(HCO3)2; NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo
tỉ lệ thể tích 1: 1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong
dung dịch Y. (Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước).
A. Na+ và SO42-.
C. Na+, HCO3-.

B. Ba2+, HCO-3 và Na+ .
D. Na+, HCO-3 và SO42-

Câu 66. Cho dung dịch chứa các ion sau: K+, Ca2+, Ba2+, Mg2+, H+, Cl-. Muốn tách
được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào đó thì ta có thể cho dung
dịch trên tác dụng với dung dịch nào trong số các dung dịch sau
A. Na2SO4 vừa đủ.

B. K2CO3 vừa đủ

C. NaOH vừa đủ.

D. Na2CO3 vừa đủ.

Câu 67. Ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn:
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện;
- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện;
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.
X, Y, Z lần lượt là:


A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4.


B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.

C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.

D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.

Câu 68. Trộn các cặp dung dịch các chất sau với nhau:
(1) NaHSO4 + NaHSO3;

(2) Na3PO4 + K2SO4;

(3) AgNO3 + FeCl3;

(4) Ca(HCO3)2 + HCl;

(5) FeS + H2SO4 (loãng) ;

(6) BaHPO4 + H3PO4;

(7) NH4Cl + NaOH (đun nóng);

(8) Ca(HCO3)2 + NaOH;

(9) NaOH + Al(OH)3;

(10) CuS + HCl.

Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra?
Mức độ vận dụng cao

Câu 69. Trong dạ dày của người có chứa axit clohidric có pH khoảng từ 2 đến 3 nhằm
tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố gây sản sinh axit quá mức trong dạ dày
như stress, rượu, bia, thuốc lá, nhiễm vi khuẩn dạ dày Helicobacter pylori, một số chất
gây kích thích quá mức như gia vị cay, chua hoặc cafein... Khi nồng độ axit cao quá
mức sẽ gây một bệnh như chứng ợ nóng, viêm loét dạ dày, trào ngược axit lên thực
quản. Đau dạ dày là một trong những loại bệnh phổ biến trong đời sống hiện nay.
Chính vì vậy, người ta thường uống trước bữa ăn một loại thuốc có chứa muối
natribicacbonat. Hãy giải thích vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ
dày?
Câu 70. Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO2 thường chứa một lượng nhỏ hợp
chất chứa gốc sunfit (SO32-). Để xác định sự có mặt của gốc sunfit trong hoa quả một
học sinh ngâm một ít quả đậu trong nước. Sau một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho
tác dụng với hidro peoxit (H2O2) (chất oxi hóa) sau đó tác dụng tiếp với dung dịch bari
clorua. Viết phương trình ion thu gọn thể hiện các quá trình xảy ra.
Câu 71. Những hóa chất sau thường dùng trong công việc nội trợ: Muối ăn, bột axit
chanh, bột nở (NH4HCO3), bột mì. Hãy dùng phản ứng hóa học để phân biệt chúng.
Viết phương trình hóa học xảy ra.
Câu 72. Một mẫu nước có chứa chì (II) nitrat. Để xác định hàm lượng Pb2+, người ta
hòa tan một lượng dư Na2SO4 vào 500,0 ml nước đó, làm khô kết tủa sau phản ứng thu
được 0,96 gam PbSO4. Hỏi nước này có bị nhiễm độc chì không. Biết rằng nồng độ chì
tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 0,10 mg/lít.
NỘI DUNG 4: PH- CHẤT CHỈ THỊ AXIT, BAZƠ
Mức độ nhận biết
Câu 73. Viết phương trinh điện ly của nước và nhận xét sự điện li của nước.
Câu 74. Cho biết [H+], [OH-] trong môi trường nước ơ 25oC, Viết biểu thức tính
Câu 75. Cho biết ý nghĩa tích số ion của nước.
Câu 76. Công thức tính pH là

K H 2O .



A. pH = - log [H+]

B. pH = log [H+]

C. pH = +10 log [H+]

D. pH = - log [OH-]

Câu 77. Chọn biểu thức đúng
A. [H+]. [OH-] =1

B. [H+] + [OH-] = 0

C. [H+].[OH-] = 10-14

D. [H+].[OH-] = 10-7

Mức độ thông hiểu
Câu 78. Tính [H+], [OH-] trong các dung dịch sau và rút ra kết luận về [H+], [OH-]
trong các môi trường trung tính, axit, bazơ:
a. dung dịch HCl 10-3M.
b. Dung dịch NaOH 10-5M.
Câu 79. Trong dung dịch H2S 0,01M. [H+] có giá trị là:
A. [H+] =0,01M.

B. [H+] < 0,01M.

C. 0,01M < [H+] < 0,02M. D. [H+]= 0,02M


Câu 80. Dung dịch X có [OH−] = 10−1M, thì pH của dung dịch là
A. pH = -13.

B. pH = 13.

C. pH = −1.

D. pH = 1.

Câu 81. Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01M là
A. 2.

B. 12.

C. 10.

D. 4.

Câu 82. Dung dịch NaOH có pH = 12. Vậy nồng độ mol/lit của dung dịch NaOH là
A. 0,1M

B. 0,01M

C. 0,2M

D. 0,02M

Vận dụng
Câu 83. Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung
dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X.Giá trị pH của dung

dịch X là:
A.7

B.2

C.1

D.6

Câu 84. Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100
ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X.
Dung dịch X có pH là
A. 13,0.

B. 1,2.

C. 1,0.

D. 12,8.

Câu 85. Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH =
3,0 thu được dung dịch Y có pH = 11,0. Giá trị của a là:
A. 0,12

B. 1,60

C. 1,78

D. 0,80


Câu 86. Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch
NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là
A. 0,15.

B. 0,30.

C. 0,03.

D. 0,12.

Vận dụng cao
Câu 88. Dung dịch X có chứa: 0,08 mol Na+; 0,02 mol SO 4 2- , và x mol OH - .
Dung dịch Y có chứa Cl- và NO3- và y mol H+, tổng số mol Cl- và NO3- là 0,04 mol.
Trộn X và Y được 100 ml dd Z. Dung dịch Z có pH là


A. 0.

B. 12.

C. 7.

D. 2.

Câu 88. Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO 4 2- , và x mol OH - .
Dung dịch Y có chứa ClO4- và NO3- và y mol H+, tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04
mol. Trộn X và Y được 100 ml dd Z. Dung dịch Z có pH là
A. 1.

B. 12.


C. 13.

D. 2.

Câu 89. Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl, pH
= a; dung dịch H2SO4,pH = b;dung dịch HClO, pH = c và dung dịch NaOH pH = d.
Nhận định nào dưới đây là đúng ?
A.dB.cC.aD.bCâu 90. Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai
dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử
CH3COOH thì có 1 phân tử điện li) :
A. y = 100x.

B. y = 2x.

C. y = x - 2.

D. y = x + 2.


THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ ĐỀ : SỰ ĐIỆN LI
NỘI DUNG 1: KHÁI NIỆM CHẤT ĐIỆN LI, SỰ ĐIỆN LI
- PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN LI ( 1
tiết )
A MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Trình bày được :
Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.
2.Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
3. Thái độ
- Tạo hứng thú học tập, lòng say mê khoa học , phát huy khả năng tư duy của học sinh
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính hóa hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Dạy học nhóm; kĩ thuật khăn trải bàn
2.Thiết bị:
*Giáo viên: chuẩn bị dụng cụ và hoá chất để biểu diễn TN sự điện li, chất điện li
mạnh, chất điện li yếu.
*Học sinh: Xem lại hiện tượng dẫn điện đã học ở chương trình vật lí lớp 7
C. TIẾN TRÌNH
Hoạt động 1: Khởi động
- Chia lớp học thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm nêu những hiểu biết của mình về
dòng điện? Điều kiện để một vật dẫn được điện? Nêu một số ví dụ về các vật dẫn
điện?


- Nước có dẫn được điện không? Hãy chứng minh bằng hiện tượng thực tiễn?
Phương pháp: Hoạt động nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn.

- Từng cá nhân học sinh viết những điều mình biết lên các góc của A 0, sau đó tổng hợp
thành nội dung của cả nhóm vào giữa giấy A0.
- Đại diện một nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự điện li, chất điện li
- GV Đặt vấn đề: Ngoài kim loại, trong thực tế còn có những chất nào có khả năng dẫn
điện?
Phương pháp: Hoạt động nhóm, sử dụng thí nghiệm nghiên cứu
Chuẩn bị
- Giấy A0
- Bộ dụng cụ thí nghiệm thử tính dẫn điện của dung dịch.
- Hóa chất: NaCl khan, nước cất, các dung dịch NaCl, HCl, NaOH, CH 3COOH,
saccarozo.
- Phiếu học tập.
Tổ chức hoạt động
- Yêu cầu làm việc theo nhóm, thực hiện thí nghiệm thử tính dẫn điện của nước cất,
NaCl khan, dung dịch NaCl 0,1M, dung dịch HCl 0,1M, dung dịch NaOH 0,1M, dung
dịch saccarozo 0,1M, dung dịch CH3COOH 0,1M. Điền thông tin vào bảng kết quả thí
nghiệm.
Từ bảng kết quả đó, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Nhận xét về khả năng dẫn điện của các chất và dung dịch trên? Kết quả đó chứng tỏ
điều gì?
2. Khi hòa tan các phân tử và tinh thể vào nước, đã xảy ra quá trình gì? Rút ra khái
niệm thế nào là sự điện ly, chất điện li?
3. So sánh khả năng dẫn điện của dung dịch CH 3COOH và HCl có cùng nồng độ. Có
nhận xét gì về khả năng phân li của hai chất? Có mấy loại chất điện li?
4. Viết phương trình điện li của các chất trên?
- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
- Củng cố khắc sâu các kiến thức đã học trong chủ đề về khái niệm về sự điện li, chất
điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Tiếp tục các năng lực định hướng: tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn
ngữ hóa học, phát triển và giải quyết các vấn đề thông qua các môn học.
Phương thức tổ chức hoạt động


- Ở HĐ này cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS hoạt
động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi trong
phiếu học tập.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp
ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến
thức/phương pháp bài tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1 : Chất không dẫn điện là
A. Dung dịch NaOH.

B. NaOH nóng chảy.

C. NaOH rắn, khan.

D. Dung dịch HF trong nước.

Câu 2 : Dãy gồm các chất điện li là
A. C6H6, HCl, Mg(NO3)2, KOH.
(NH4)3PO4.
C. HNO3, C2H5OH, NaCl, Ba(OH)2.

B.


NaOH,

HClO4,

CH3COONa,

D. H3PO4, Na2CO3, CO2, LiOH.

Câu 3 : Dãy gồm các chất đều là chất điện li mạnh
A. H2CO3, Na2CO3, NaNO2.
C. HgCl2, H3PO4, Mg(NO3)2.

B. CH3COOH, Ba(OH)2, BaSO4.
D. NaOH, NaCl, HCl.

Câu 4 : Có bốn dung dịch: NaCl 0,1M; C 2H5OH 0,1M; CH3COOH 0,1M và K2SO4
0,1M. Dung dịch dẫn điện tốt nhất là
A. dung dịch NaCl.

B. dung dịch C2H5OH.

C. dung dịch CH3COOH. D. dung dịch K2SO4.
Câu 5 : Nồng độ mol của ion Cl- trong dung dịch BaCl2 0,01M là
A. 0,03 M.

B. 0,04 M.

C. 0,02 M.

D. 0,01 M.


Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 1
- Kiểm tra, đánh giá HĐ.
+ Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện
những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập
trong phiếu học tập, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điểu
chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 4: Mở rộng- Tìm tòi kiến thức
- Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài
tập gắn vởi thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải


làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê
học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẽ vởi lớp.
- Hãy quan sát hình ảnh sau đây và cho biết người ta đã sử dụng hiện tượng gì để bắt
cá? Giải thích? Hành vi này ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? Nêu ý kiến của
em về hành vi này?

Phương thức tổ chức HĐ
GV hướng dẫn HS về nhà tìm nguồn tư liệu tham khảo và hoàn thành các yêu cầu GV
đưa ra.
Sản phẩm hoạt động: Viết báo cáo.
Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học
tiếp theo để kịp thời động viên, khích lệ HS.
NỘI DUNG 2: KHÁI NIỆM AXIT- BAZƠ- MUỐI ( 1 tiết )
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Biết được :

 Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.
 Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.
2. Kĩ năng
 Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.
 Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung
hoà, muối axit theo định nghĩa.
 Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
 Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
3. Thái độ
- Tạo hứng thú học tập, lòng say mê khoa học
- Rèn ý thức trách nhiệm của người công dân.


4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học
B. CHUẨN BỊ- PHƯƠNG PHÁP
1.Phương pháp: Hoạt động nhóm , dùng kỹ thuật KWL
2.Thiết bị:
Giáo Viên: chuẩn bị giấy A0, kiến thức liên quan.
Học Sinh: Ôn tập kiến thức .
C. TIẾN TRÌNH
Hoạt động 1: Khởi động.
Dùng trò chơi ô chữ có liên quan đến các chất axit, bazo, muối để vào bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm axit, bazơ, muối
* Tìm hiểu khái niệm axit, bazơ

Phương pháp: Hoạt động nhóm , dùng kỹ thuật KWL
Chuẩn bị: Giấy A0.- GV: đưa mẫu sơ đồ KWL,
-GV: Chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận, nêu những điều mình biết về axit –
bazơ mà các em đã học theo các gợi ý sau:
1. Khái niệm axit – bazơ?
2. Phân loại axit – bazơ?
3. Tính chất hóa học chung của axit – bazơ ?
4. Viết phương trình điện li của một số axit, bazơ
- GV tiếp tục gợi ý để các em đặt những câu hỏi, những điều cần tìm hiểu thêm về axit
– bazơ ?
vào cột thứ 2: (W) theo gợi ý:
1. Dung dịch các axit – bazơ mạnh , yếu còn chứa những phần tử ( ion, phân tử )
nào ?
2. Những axit, bazơ như thế nào thì được gọi là có nhiều nấc?
3. Tại sao các dung dịch axit ( hoặc các dung dịch bazơ) có công thức phân tử khác
nhau nhưng lại có tính chất hóa học chung giống nhau ?
4. Những chất như thế nào được gọi là hidroxit lưỡng tính? Chúng có tính chất gì ?
- GV : Cho các nhóm báo cáo , so sánh kết quả, thống nhất và ghi vào cột L .


* Tìm hiểu khái niệm muối
Phương pháp tổ chức hoạt động: GV chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm
HS nghiên cứu SGK thực hiện phiếu học tập số 2

PHIẾU HỌC TẬP 2
Câu 1 : Kể tên một số muối mà em biết?viết phương trình điện li của chúng?
Câu 2 : Viết phương trình điện li của các muối sau? Tính nồng độ mol/l của các ion
sinh ra biết nồng độ mol/l của mỗi muối là 0,2M?
NH4Cl ; (NH4)2SO4;BaCl2 ;AlCl3 ;Fe2(SO4)3;NaHSO3 ;KH2PO4; K2HPO4 ;K3PO4
Câu 3 : Nêu định nghĩa muối ?thế nào là muối axit ,muối trung hòa?

Đánh giá kết quả hoạt động
HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 2.Trong quá trình làm các em có
thể trao đổi theo bàn theo nhóm để hoàn thành yêu cầu của GV
Hoạt động 3: Luyện tập
GV chuyển giao hoạt động cho HS: hoàn thành phiếu học tập số 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1 : Dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M điện li thu được các ion có nồng độ tương ứng là:
A. Fe3+ 0,2M; SO42- 0,4M B. Fe3+ 0,4M; SO42- 0,2M
C. Fe3+ 0,4M; SO42- 0,6M D. Fe2+ 0,2M; SO42- 0,6M
Câu 2 : Một dung dịch chứa 0,1mol Fe2+ ; 0,2mol Al3+ ; xmol Cl- ;ymol SO42- .Khi cô
cạn dung dịch thì thu được 46,9g hỗn hợp muối khan.Gía trị x,y là:
A. 0,2;0,3

B. 0,15;0,3

C. 0,2;0,35

D. 0,15;0,2

Câu 3 : Những dung dịch có môi trường bazơ là:
A. Na2CO3 ; C6H5ONa ; CH3COONa

B. Na2CO3 ; NH4Cl ; KCl

C. NH4Cl ; CH3COONa ;NaHSO4

D. KCl ; C6H5ONa C6H5COONa

Câu 4 : Cho các dung dịch có cùng nồng độ : Na 2CO3 (1); H2SO4(2) ; HCl(3)
;KNO3(4).Sắp xếp theo chiều nồng độ H+ tăng dần từ trái qua phải là:

A. (1);(2);(3);(4)

B. (4);(3);(2);(1)

C. (2);(3);(1);(4)

D.(2);(3);(4);

(1)
Câu 5 : Cho các chất : Ca(HCO 3)2 ; NH4Cl; (NH4)2CO3 ;ZnSO4;Al(OH)3;Zn(OH)2 .Số
chất trong dãy có tính lưỡng tính là:
A. 2

B.3

C.4

D.5

Hoạt động 4: Vận dụng và tìm tòi mở rộng
Câu hỏi: Trong cơ thể người nếu thiếu hụt lượng muối Iôt có thể gây ra những bệnh
gì?chúng ta cần bổ xung lượng muối phù hợp như thế nào?


NỘI DUNG 3: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT
ĐIỆN LI
( 1 tiết )
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS giải thích được:
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa

các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li phải có ít nhất một
trong các điều kiện:
+ Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
+ Tạo thành chất khí
- Giữa các dung dịch trong sđất nước đều có thể xảy ra phản ứng trao đổi ion tạo
thành chất rắn, chất khí hoặc chất điện li yếu làm thay đổi thành phần của môi trường
-Bản chất của phản ứng xảy ra làm thay đổi thành phần của môi trường
2.Kĩ năng:
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Tính khối lượng hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất
trong hỗn hợp; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
-HS biết tìm hóa chất để thay đổi tính chất của môi trường
3.Thái độ : Có ý thức cải tạo môi trường nhờ các phản ứng hóa học
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Dạy học theo góc; hoạt động nhóm


×