Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá thực trạng công tác ý tế trường học ở các trường tiểu học tại thành phố tuyên quang năm học 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60 KB, 93 trang )

VN
U

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

an

dP
ha
rm

NGUYỄN TUẤN ANH

ac
y,

KHOA Y DƯỢC

ine

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC

ed
ic

Y TẾ TRƯỜNG HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG

of

M



NĂM HỌC 2017 – 2018

ho
ol

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Co

py

rig

ht

@

Sc

NGÀNH Y ĐA KHOA

Hà Nội – 2019


VN
U

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


dP
ha
rm

ac
y,

KHOA Y DƯỢC

an

NGUYỄN TUẤN ANH

ine

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC

ed
ic

Y TẾ TRƯỜNG HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG

of

M

NĂM HỌC 2017 – 2018

ho

ol

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

@

Sc

NGÀNH Y ĐA KHOA

Khóa: QH.2013.Y
2. ThS. Mạc Đăng Tuấn

Co

py

rig

ht

Người hướng dẫn: 1. TS. Vũ Ngọc Hà

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN

VN
U


Trong quá trình học tập suốt 6 năm qua và khi làm khóa luận tốt nghiệp,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn của khoa, thầy cô, bệnh viện, gia đình và
bạn bè về kiến thức, thực hành, điều kiện học tập và sự chỉ bảo tận tình.

dP
ha
rm

ac
y,

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Vũ Ngọc Hà, ThS. Mạc Đăng
Tuấn, những người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Hai thầy đã luôn
quan tâm, hướng dẫn viết đề tài, chỉnh sửa chu đáo để tôi có thể hoàn thành bản
khóa luận tốt nghiệp.

ine

an

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc với các thầy cô Khoa Y Dược – Đại học
Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Y Dược cộng đồng và Y Dự
phòng đã chỉ bảo tôi rất nhiều, cho tôi cái nhìn bao quát về các yếu tố ảnh
hưởng, tình hình bệnh tật đang là mối quan tâm và ảnh hưởng nhiều đến sức
khỏe cộng đồng; đặc biệt trong đề tài khóa luận tốt nghiệp này là sức khỏe của
học sinh tiểu học, thế hệ mầm non tương lai của đất nước.

of


M

ed
ic

Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Khoa Y Dược, thầy cô cán bộ trong khoa
đã luôn nỗ lực tạo môi trường học tập, môi trường thực hành tốt nhất cho sinh
viên; giải quyết chu đáo các vấn đề về công tác học sinh, sinh viên giúp sinh
viên yên tâm học tập.

ho
ol

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người
đã luôn ở bên cạnh, giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất và tinh thần, luôn động
viên tôi để hoàn thành tốt việc học tập cũng như mọi vấn đề trong cuộc sống.

@

Sc

Khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được sự đóng góp ý
kiến nhận xét của các thầy cô để bản khóa luận được hoàn thiện tốt nhất và là
kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện, tham gia nghiên cứu sau này của tôi.

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019
Sinh viên

Co


py

rig

ht

Trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Tuấn Anh


LỜI CAM ĐOAN

dP
ha
rm

ac
y,

VN
U

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Ngọc Hà và Ths. Mạc Đăng Tuấn. Các số liệu,
kết quả nêu trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong các công
trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về đề tài của mình.

Người cam đoan


Co

py

rig

ht

@

Sc

ho
ol

of

M

ed
ic

ine

an

Nguyễn Tuấn Anh



BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Bảo hiểm y tế

CBYT

Cán bộ y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSSKHS

Chăm sóc sức khỏe học sinh

CSVC

Cơ sở vật chất

GDSK

Giáo dục sức khỏe

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


KSK

Khám sức khỏe

NCSK

Nâng cao sức khỏe

PVS

Phỏng vấn sâu

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

TTYT

Trung tâm y tế

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSMT

Vệ sinh môi trường

Y tế trường học


rig

ht

@

Sc

YTTH

py

ac
y,

dP
ha
rm

an

ine

ed
ic

M

of


Tổ chức y tế Thế giới (World Health Organization)

ho
ol

WHO

Co

VN
U

BHYT


MỤC LỤC

VN
U

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ac
y,

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH


dP
ha
rm

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Khái niệm về YTTH ............................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm YTTH ở trên Thế giới ..................................................... 3
1.1.2. Khái niệm YTTH ở Việt Nam .......................................................... 3

ine

an

1.1.3. Các cơ sở để xây dựng trường học nâng cao sức khỏe hay hệ thống
YTTH ở Việt Nam ...................................................................................... 4
1.2. Tóm lược lịch sự phát triển YTTH ......................................................... 4

ed
ic

1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................... 4
1.2.2. Tại Việt Nam..................................................................................... 5

M

1.3. Khái quát về mô hình YTTH tại Việt Nam ........................................... 8

of


1.4. Các nghiên cứu về YTTH ..................................................................... 11
1.4.1. Trên thế giới .................................................................................... 11

ho
ol

1.4.2. Tại Việt Nam................................................................................... 12
1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................ 14

Sc

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 16

@

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 16

ht

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 16

rig

2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 17

2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 17

py


2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .................................................................... 17

Co

2.4.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................... 17
2.4.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................... 17


2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin ................................................................... 18

VN
U

2.6. Công cụ thu thập thông tin .................................................................... 18
2.7. Biến số, chỉ số nghiên cứu .................................................................... 18
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 21

ac
y,

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................. 22

dP
ha
rm

3.1. Mô tả nhân lực và một số hoạt động y tế trường học ở các trường Tiểu
học tại thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang ..................................... 22

3.1.1. Đặc điểm chung của nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học
nghiên cứu ................................................................................................. 22

an

3.1.2. Kiến thức của nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học nghiên cứu
................................................................................................................... 23
3.1.3. Nhu cầu tập huấn ............................................................................ 26

ine

3.1.4. Một số hoạt động y tế trường học đã triển khai .............................. 27

ed
ic

3.1.5. Kết quả thực hiện một số hoạt động y tế trường học của các trường
Tiểu học theo thông tư 18/2011/TTLT-BGD&ĐT-BYT. ........................ 32
3.1.6. Điều kiện thực hiện y tế trường học ............................................... 35

M

3.2. Xác định một số yếu tố liên quan của các trường ảnh hưởng đến quá trình
triển khai các hoạt động YTTH ................................................................... 38

of

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 41

ho

ol

4.1. Mô tả nhân lực và một số hoạt động công tác y tế trường học ở các trường
Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 - 2018 ....................... 41

Sc

4.2. Xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng tới công tác y tế trường học
ở các trường trên .......................................................................................... 45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54

ht

@

1. Mô tả nhân lực và một số hoạt động công tác y tế trường học ở các trường
Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang ........................... 54

rig

1.1. Nhân lực thực hiện ............................................................................. 54
1.2. Điều kiện thực hiện ............................................................................ 54

Co

py

1.3. Các hoạt động đã thực hiện................................................................ 54

2. Một số yếu tố liên quan tới công tác y tế trường học ở các trường trên .. 54


KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 55


ht

rig

py

Co

@
ho
ol

Sc
of
M
ine

ed
ic

ac
y,

dP
ha
rm


an

PHỤ LỤC

VN
U

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

VN
U

Bảng 1.1. Phân bố các trường Tiểu học theo các huyện năm 2017-2018 ......14
Bảng 2.1. Cỡ mẫu cho cấu phần nghiên cứu định tính ………………………17

ac
y,

Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu …………………………………………...19
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học (n=13) ………22

dP
ha
rm

Bảng 3.2. Nhu cầu tập huấn về công tác y tế trường học trong thời gian tới ..26

Bảng 3.3. Công tác tập huấn về y tế trường học trong 5 năm qua ..................27
Bảng 3.4. Kết quả tư vấn, giáo dục sức khỏe cho học sinh mà các trường đã
thực hiện trong năm học 2017-2018 …………………………………………30

an

Bảng 3.5. Tỷ lệ % các trường Tiểu học thực hiện các hoạt động YTTH ……32

ine

Bảng 3.6: Điều kiện thực hiện hoạt động y tế trường học tại 13 trường Tiểu học
thành phố Tuyên Quang (n=13) ……………………………………………..35

ed
ic

Bảng 3.7. Kinh phí chi cho hoạt động y tế trường học tại 13 trường Tiểu học
giai đoạn 2013 – 2017 ………………………………………………………36

of

M

Biểu đồ 3.1. Kiến thức của nhân viên YTTH về 5 nội dung y tế trường học của
Bộ Y tế (n=13) ………………………………………………………………23

ho
ol

Biểu đồ 3.2. Kiến thức của nhân viên YTTH về 8 nhiệm vụ YTTH của Bộ Y tế

(n=13) ……………………………………………………………………….24

Sc

Biểu đồ 3.3. Kiến thức của nhân viên YTTH về sự cần thiết thực hiện các nội
dung để nâng cao sức khỏe cho học sinh tại trường học (n=13) ……………25

@

Biểu đồ 3.4. Nội dung đã tham gia công tác YTTH của nhân viên YTTH trong
năm học 2017-2018 (n=13) …………………………………………………28

rig

ht

Biểu đồ 3.5. Hình thức giáo dục sức khỏe cho học sinh mà nhân viên YTTH đã
thực hiện trong năm 2017-2018 (n=13) ……………………………………..29

Co

py

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ các trường thực hiện chương trình YTTH giai đoạn 20172018 (n=13) ………………………………………………………………….31
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ học sinh của 13 Trường Tiểu học trên địa bản thành phố
Tuyên Quang được khám sức khỏe năm học 2017-2018 ……………………32


Biểu đồ: 3.8. Tỷ lệ % kinh phí tăng hằng năm của các trường ……………...37


VN
U

Hình 2.1. Bản đồ thành phố Tuyên Quang ………………………………….16
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý hoạt động YTTH tại Việt Nam ……………………7

ac
y,

Sơ đồ 1.2. Thành phần, nhiệm vụ của Ban SKTH và YTTH ……………….11

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho
ol

of

M


ed
ic

ine

an

dP
ha
rm

Sơ đồ 3.1. Chỉ đạo theo ngành dọc từ trên xuống ...........................................39


ĐẶT VẤN ĐỀ

dP
ha
rm

ac
y,

VN
U

Y tế trường học (YTTH) là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp
chăm sóc sức khoẻ học sinh (CSSKHS) và quan trọng ngang hàng với các nội
dung khác của nhà trường, chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt là mục tiêu quan
trọng trong công tác giáo dục toàn diện, có được sức khỏe tốt giúp các em học

tập tốt. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm
vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ em hôm nay là tương lai đất nước sau này.

ine

an

YTTH cũng nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong những
năm gần đây, sự nhận thức về tầm quan trọng của nhà trường, gia đình và xã
hội. Đã có rất nhiều văn bản, chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành nhằm xây dựng mạng lưới YTTH,
hướng dẫn triển khai thực hiện và cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, cá nhân
có liên quan [5, 14, 29]. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em
đã có nhiều cải tiến và đạt được những kết quả nhất định [19].

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho
ol


of

M

ed
ic

Tuy nhiên công tác YTTH hiện nay còn rất nhiều khó khăn, các hoạt
động YTTH đã được triển khai ở hầu hết các trường nhưng không đồng bộ và
toàn diện, đa số là các hoạt động đơn giản như khám sức khỏe đầu năm, truyền
thông giáo dục sức khỏe, phòng chống một số bệnh thông thường…còn công
tác sơ cấp cứu tại trường học, đảm bảo vệ sinh trường học rất kém, đa phần chỉ
được triển khai ở một số thành phố lớn. Mạng lưới nhân viên YTTH còn rất
thiếu, họ chủ yếu là kiêm nhiệm và không có trình độ chuyên môn về y tế, một
số trường còn không có nhân viên YTTH nên không đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ [17, 18, 28]. Một khó khăn rất lớn là thiếu về nguồn kinh phí, tiền chi
cho công tác YTTH chủ yếu đến từ nguồn trích lại một phần từ tiền đóng bảo
hiểm y tế (BHYT) của học sinh, nó không đủ để trang trải cho các hoạt động
YTTH trong năm học, không đủ kinh phí để thuê, hợp đồng với một nhân viên
y tế chuyên trách có trình độ từ trung cấp trở lên, không đủ kinh phí để mua các
trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu; và chi phí cho cơ sở vật chất như bàn ghế
đúng tiêu chuẩn, đảm bảo về nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường trường học,
đo kiểm về chiếu sáng, tiếng ồn [10, 28]. Một số điểm trường đi lại khó khăn,
trưởng lẻ có số học sinh ít, hoạt động YTTH triển khai còn kém, ít được quan
tâm; sự phối hợp giữa các ban ngành còn nhiều lúng túng, nhiều yếu tố phát
1


ac
y,


VN
U

sinh chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, dù đã có rất nhiều
văn bản hướng dẫn được ban hành. Gần đây nhất, để đảm bảo triển khai đầy đủ
và đạt hiệu quả trong hoạt động YTTH, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đã ban hành
thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/05/2016 quy định
về công tác YTTH, quy định rõ những nội dung cần thực hiện, vai trò cụ thể
của từng bộ ngành có liên quan [14].

ine

an

dP
ha
rm

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế - xã hội
và giao thông gặp nhiều khó khăn. Thành phố Tuyên Quang có 13 trường Tiểu
học, công tác giáo dục và y tế đã được tỉnh đầu tư và quan tâm. Tuy nhiên, công
tác CSSKHS vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt
động YTTH như vấn đề đội ngũ nhân viên YTTH trường học, vấn đề phòng
chống các bệnh, tật học đường chưa được phụ huynh học sinh và nhà trường
quan tâm đúng mức, cơ sở vật chất cho các nhà trường nói chung và cho y tế
trường học nói riêng còn rất nghèo nàn [32].

Sc


ho
ol

of

M

ed
ic

Ở Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá về công tác YTTH cho đến nay
chủ yếu là đánh giá mô hình bệnh tật của học sinh: tỷ lệ mắc bệnh cận thị, gù
vẹo cột sống; đánh giá điều kiện học tập cụ thể như bàn ghế không đạt tiêu
chuẩn, đèn chiếu sáng chưa đảm bảo,… Các nghiên cứu đánh giá những khó
khăn trong công tác triển khai thực hiện các chính sách, quy định về y tế trường
học còn nhiều hạn chế, còn ít được thực hiện, nhất là ở những vùng sâu vùng
xa. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động y tế trường
học tại tỉnh Tuyên Quang là một nhiệm vụ cần thiết, giúp cho các nhà quản lý
và hoạch định chính sách đẩy mạnh các hoạt động y tế trường học, từ đó nâng
cao sức khỏe cho học sinh.

rig

ht

@

Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng
công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang
năm học 2017 – 2018” với 02 mục tiêu:


Co

py

1. Mô tả được nhân lực và một số hoạt động y tế trường học ở các trường
Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 – 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng tới công tác y tế trường học
ở các trường trên.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

VN
U

1.1. Khái niệm về YTTH
1.1.1. Khái niệm YTTH ở trên Thế giới

ac
y,

Hiện nay có một số định nghĩa khác nhau về chương trình YTTH.

dP
ha
rm


Theo Tổ chức y tế thế giới, YTTH hay trường học nâng cao sức khỏe là
“trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ trợ và cam
kết thúc đẩy sức khỏe toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhà
trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức” [3, 12, 13, 38].

ed
ic

ine

an

Theo định nghĩa của viện thuộc ủy ban y tế về các chương trình YTTH
từ lớp mẫu giáo tới lớp 12 của Hoa Kỳ: Một chương trình y tế trường học tại
các trường là việc hợp nhất về kế hoạch, tính liên tục, sự phối hợp trong việc
xây dựng các hoạt động và các dịch vụ nhằm nâng cao thể chất, tinh thần, hiệu
quả học tập cùng khả năng hòa nhập xã hội tốt nhất cho các học sinh. Chương
trình hoạt động phải thu hút được sự ủng hộ từ gia đình, cộng đồng. Các mục
tiêu hoạt động được đặt ra dựa trên các nhu cầu, đòi hỏi, các tiêu chí và nguồn
lực từ cộng đồng của địa phương [11].

Sc

ho
ol

of

M


Trên thế giới, thuật ngữ trường học nâng cao sức khỏe (NCSK) được sử
dụng ở các nước châu Âu, châu Á khu vực Thái Bình Dương và châu Mỹ
Latinh. Thuật ngữ này được sử dụng có nghĩa tương tự như các thuật ngữ:
chương trình Y tế trường học phối hợp, trường học khỏe mạnh, nâng cao sức
khỏe trường học, trường học nâng cao sức khỏe và y tế trường học toàn diện.
Khái niệm này mô tả cách tiếp cận toàn diện có sự phối hợp liên ngành nhằm
nâng cao sức khỏe, phát triển xã hội và giáo dục thông qua trường học [38].

@

1.1.2. Khái niệm YTTH ở Việt Nam

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đưa ra khái niệm về YTTH học như sau:

Co

py

rig

ht

Tại Việt Nam, có nhiều thuật ngữ về YTTH được sử dụng như y tế học
đường, vệ sinh trường học, sức khỏe học đường, sức khỏe trường học và trường
học nâng cao sức khỏe [3, 12, 13].

3


dP

ha
rm

ac
y,

VN
U

▪ YTTH là một hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo
vệ, nâng cao sức khoẻ học sinh, biến các kiến thức khoa học thành các
kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường [11].
▪ YTTH là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y học dự phòng nghiên cứu
tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập trên cơ thể học sinh,
trên cơ sở đó xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp
nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho
các em học sinh phát triển một cách toàn diện [11].
1.1.3. Các cơ sở để xây dựng trường học nâng cao sức khỏe hay hệ thống
YTTH ở Việt Nam

ine

an

- Sức khỏe của thế hệ trẻ là một yếu tố quyết định có ảnh hưởng đến khả năng
học tập, sáng tạo và phát triển năng khiếu của các em khi đang học ở trường
cũng như tương lai sau này.

ed
ic


- Học sinh là cầu nối giữa gia đình – nhà trường – xã hội, nếu các em được
chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới toàn bộ mọi người trong xã hội.

M

- Việt Nam có số lượng học sinh đến trường cao nên trường học là nơi hầu hết
trẻ em có thể tiếp cận với công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK).

of

- Các điều kiện vệ sinh của phương tiện học tập, môi trường học tập có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sức khỏe học sinh.

ho
ol

- Đầu tư cho YTTH là đầu tư có hiệu quả nhất để nâng cao sức khỏe học sinh
và giáo dục sức khỏe cộng đồng.

Sc

1.2. Tóm lược lịch sự phát triển YTTH

@

1.2.1. Trên thế giới

py


rig

ht

Từ thế kỷ thứ 19, nhiều nước Châu Âu đã có chủ trương và các phương
pháp thực hiện công tác YTTH. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đưa ra những
tiêu chuẩn vệ sinh về YTTH và chú ý tập trung vào phạm vi thiết kế xây dựng
trường sở phải đảm bảo các điều kiện này.

Co

Năm 1864, Giáo sư Herman Cohn và Breslauer đã nghiên cứu về sự tăng
nhanh bệnh cận thị trong trường học có liên quan đến chiếu sáng. Năm 1877
Giáo sư Babinski đã cho xuất bản cuốn sách về vệ sinh học đường [31].
4


ac
y,

VN
U

Những năm cuối thế kỷ 19 hệ thống YTTH đã được hình thành, phát
triển ở các nước Châu Âu, các trường học đã có bác sỹ hoặc y tá học đường và
được giao nhiệm vụ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám chuyên khoa. Trọng
tâm công tác YTTH là phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và tổ chức
quản lý công tác tiêm phòng.

dP

ha
rm

Đến đầu thế kỷ 20 sự cộng tác chặt chẽ giữa bác sỹ học đường và các cơ
sở YTTH đã đánh dấu một bước phát triển tiến bộ theo đường lối dự phòng.
Nhiều nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ trẻ em gắn với môi trường học
đường đã được các nhà nghiên cứu quan tâm triển khai. Năm 1960 các nhà
khoa học đã phát hiện hiện tượng "gia tốc" phát triển cơ thể trẻ em lứa tuổi học
đường về chiều cao và cân nặng so với trẻ cùng lứa tuổi ở các thập kỷ trước đó.

ed
ic

ine

an

Nhiều công trình nghiên cứu về tiêu chuẩn xây dựng trường lớp, tiêu
chuẩn chiếu sáng và trang thiết bị đồ dùng học tập giảng dạy sao cho có lợi cho
sức khoẻ học sinh. Những nghiên cứu về sự mệt mỏi của trẻ em trong học tập
như nghiên cứu của Edith Ockel năm 1973 về gánh nặng của trẻ em trong học
tập đã được chú ý [31].

of

M

Năm 1981, tác giả Verner Kneist thuộc Viện vệ sinh xã hội Cộng hoà
dân chủ Đức đã công bố mô hình xây dựng YTTH với việc xác định rõ nhiệm
vụ của thầy thuốc học đường và mối liên quan với các tổ chức xã hội [31].


Sc

ho
ol

Nhằm đẩy mạnh công tác YTTH, năm 1995 WHO đã xây dựng sáng kiến
YTTH toàn cầu với các nội dung: giáo dục vệ sinh trong nhà trường; dịch vụ y
tế trong trường học, các loại hình dịch vụ y tế cần thiết nhất; cơ quan hỗ trợ cho
YTTH tốt nhất là vai trò của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT [23].

@

1.2.2. Tại Việt Nam

Co

py

rig

ht

Ngày 27/02/1964 liên Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT có thông tư số 32/TTLB quy
định về vệ sinh trường học, hướng dẫn tổ chức y tế trong các trường nội trú và
quy định nhiệm vụ cho y tế xã chăm lo sức khoẻ học sinh trong trường học ở
xã, liên Bộ cũng xây dựng mô hình điểm về phong trào thể dục, vệ sinh tại
trường Tán Thuật (Thái Bình). Năm 1964, lần đầu tiên "Điều lệ vệ sinh bảo vệ
sức khoẻ" đã được ban hành, trong đó có tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn chiếu


5


VN
U

sáng, bàn ghế với 6 loại kích thước từ I đến VI trong các loại trường học đã
được quy định [23].

ac
y,

Năm 1973 liên Bộ Y tế - Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư liên bộ số
09/LB/YT-GD ngày 07/06/1973 hướng dẫn y tế trường học [6], trong đó phân
cấp việc khám chữa bệnh và quản lý sức khoẻ học sinh từ y tế tuyến xã đến
bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố.

dP
ha
rm

Sau khi thống nhất đất nước, công tác YTTH tiếp tục được Nhà nước
quan tâm. Năm 1982 liên Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT lại có thông tư số 13/LB-GDYT ngày 09/06/1982 về việc đẩy mạnh công tác vệ sinh trường học [23].

ed
ic

ine

an


Bắt đầu từ năm 1998 Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ GD&ĐT chủ trương
khôi phục lại và phát triển YTTH và gắn nội dung này vào chiến lược bảo vệ
sức khoẻ trẻ em, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Bộ Y tế đã có tổ chức nghiên cứu
đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình YTTH" có mã số KHCN 11-06, từ cơ sở
khoa học này đã giúp việc đề xuất về tổ chức mạng lưới YTTH [4] và các nội
dung hoạt động có liên quan trong giai đoạn đổi mới của đất nước.

ho
ol

of

M

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 23/2006/CT-TTg về tăng
cường công tác y tế trường học và Quyết định 401/2009/QĐ-TTg ngày
27/03/2009 về phê duyệt chương trình phòng, chống bệnh tật học đường trong
các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở pháp lý quan
trọng giúp các bộ, ngành triển khai công tác YTTH từ Trung ương đến địa
phương [29, 30].

Co

py

rig

ht


@

Sc

Nhiều Bộ ngành đã ban hành nhiều thông tư nhằm hướng dẫn về công
tác CBYT trong trường học như Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐTBNV ngày 23/08/2006 của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT về hướng dẫn định mức
biên chế cán bộ y tế trường học trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Thông tư
số 14/2007/TT-BTC ngày 08/03/2007của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi
cho công tác YTTH. Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
16/03/2015 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí
vịệc làm và mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non
công lập [8-10].

6


ac
y,

VN
U

Theo Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT - BYT- BGDĐT quy định về
công tác YTTH, quy định chi tiết các nội dung công tác YTTH, các tiêu chuẩn
cần đạt được về bàn ghế học sinh, đèn chiếu sáng, vệ sinh môi trường, quy định
về phòng YTTH, nguồn kinh phí thực hiện công tác YTTH và trách nhiệm cụ
thể của các bên liên quan như Bộ y tế, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, trường
học,...[14]

an


dP
ha
rm

Ngày 17/07/2017 Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP:
Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống
bạo lực học đường với các mục tiêu tạo môi trường học tập cả về tinh thần và
vật chất đều nhằm giúp người học thực hiện tốt nhất việc học tập, điều kiện
thuận lợi nhất cho các em phát triển toàn diện, phòng chống bạo lực học đường;
cách ứng xử có văn hóa của cả học sinh và cán bộ trong nhà trường [15].

ine

Về cơ bản các văn bản, quy định về công tác YTTH hiện nay đã đầy đủ.

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho
ol


of

M

ed
ic

Mô hình quản lý hoạt động YTTH tại Việt Nam hiện nay [4, 11]

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý hoạt động YTTH tại Việt Nam
7


1.3. Khái quát về mô hình YTTH tại Việt Nam

ac
y,

VN
U

Trên cơ sở nội dung thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT
của liên Bộ Y tế và Bộ giáo dục và đào tạo về Hướng dẫn thực hiện công tác y
tế trường học, Bộ Y tế hướng dẫn nội dung xây dựng “Mô hình y tế trường
học” [7, 24] cụ thể như sau:
Ban sức khỏe trường học.

dP
ha

rm

Thành phần Ban SKTH:

+ Trưởng ban: Ban giám hiệu (Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách
công tác y tế).
+ Phó ban: Đại diện lãnh đạo ngành y tế địa phương.

an

+ Thường trực: Cán bộ YTTH.

ed
ic

Nhiệm vụ của Ban SKTH:

ine

+ Các thành viên: Giáo viên giảng dạy về thể chất, Tổng phụ trách Đội, đại diện
Hội chữ thập đỏ trường học, đại diện Hội cha mẹ học sinh.

of

M

+ Sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường trong thời gian học sinh đang
học và tham gia các hoạt động khác tại trường, báo cho cha mẹ học sinh biết để
phối hợp giải quyết và chuyển lên cơ sở y tế tuyến trên khi cần.


ho
ol

+ Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh, phối hợp với gia đình học sinh
trong việc phòng bệnh và chữa bệnh cho học sinh.

Sc

+ Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục sức khoẻ
của ngành y tế, ngành GD&ĐT triển khai trong các trường học.

ht

@

+ Tuyên truyền phòng chống các bệnh tật học đường. Hướng dẫn cán bộ, giáo
viên, học sinh về công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ
nạn xã hội và thực hiện công tác dân số kế hoạch hoá gia đình.

rig

+ Tham gia kiểm tra, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp, VSATTP.

Co

py

+ Thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình sức khoẻ học sinh, quản lý sức
khoẻ học sinh, lập sổ sức khoẻ, phiếu khám sức khoẻ định kỳ và chuyển theo


8


VN
U

học sinh khi chuyển trường, chuyển cấp. Thực hiện thống kê, báo cáo về công
tác YTTH theo quy định của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT.
Xây dựng phòng YTTH: Là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ cho học sinh và giáo viên.

ac
y,

+ Cơ sở vật chất: Mỗi trường có một Phòng Y tế diện tích tối thiểu là 12m2;
được trang bị các phương tiện y tế thiết yếu.

dP
ha
rm

+ Nhân lực: Có cán bộ y tế phụ trách, trong biên chế hoặc hợp đồng.

+ Kinh phí hoạt động: Do Quỹ BHYT trích để lại trường, đóng góp của học
sinh và các nguồn thu hợp pháp khác…
Nội dung hoạt động.

an

+ Công tác TTGDSK:


of

M

ed
ic

ine

➢ Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về các vấn đề của YTTH.
➢ Tuyên truyền vận động học sinh tham gia BHYT học sinh.
➢ Lồng ghép nội dung TTGDSK vào các bài giảng có liên quan, tổ chức
hoạt động ngoại khoá có nội dung về sức khoẻ.
➢ Thực hiện các hình thức tuyên truyền có hiệu quả: Báo tường, thi tìm
hiểu, pa nô, khẩu hiệu, tranh ảnh… và biểu dương kịp thời người tốt,
việc tốt.

ho
ol

+ Tổ chức các dịch vụ y tế:

Co

py

rig

ht


@

Sc

➢ Khám, sơ cứu những trường hợp học sinh cấp cứu do bệnh tật, tai nạn
thương tích, tổ chức đưa học sinh đến bệnh viện khi cần thiết.
➢ Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh, phát hiện sớm một số bệnh
thông thường, lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ cho học sinh.
➢ Chăm sóc răng miệng cho học sinh, khám phát hiện một số bệnh răng
miệng học sinh, tổ chức cho học sinh súc miệng bằng dung dịch Na Fluor
2% theo chương trình nha học đường.
➢ Thực hiện chương trình phòng chống các bệnh về mắt cho học sinh, tham
gia cải tạo ánh sáng phòng học, khám mắt định kỳ, phòng và chữa bệnh
mắt hột, phát hiện sớm các bệnh về mắt để tư vấn, xử lý kịp thời cho học
sinh.
9


VN
U

➢ Triển khai các chương trình CSSK ban đầu, phòng chống các bệnh truyền
nhiễm, phòng chống thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu Iốt…
➢ Thực hiện CSSK cho cán bộ, giáo viên của trường.
+ Vệ sinh trường học và VSATTP:

M

ed

ic

ine

an

dP
ha
rm

ac
y,

➢ Phát động phong trào xanh - sạch - đẹp. Lớp học đảm bảo đủ ánh sáng,
ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Bàn ghế đúng quy cách. Bảng,
phấn viết hợp vệ sinh. Trường có sân chơi, bãi tập, dụng cụ luyện tập thể
dục, thể thao đảm bảo an toàn.
➢ Có đủ nước uống và nước rửa cho học sinh và giáo viên tại trường.
➢ Có nhà vệ sinh sạch sẽ phục vụ đủ cho số học sinh, cán bộ, giáo viên của
trường, được quét dọn sạch sẽ hàng ngày.
➢ Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh.
➢ Tổ chức trồng cây xanh, trồng hoa trong sân trường, có các chậu cây ở
các hành lang.
➢ Trường có khu bán trú, nội trú phải thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh
phòng ở. Bếp ăn đảm bảo VSATTP, một chiều, thực hiện quy chế về vệ
sinh ăn uống, chế biến thức ăn, xử lý thức ăn thừa, lưu mẫu thức ăn 24h.

Co

py


rig

ht

@

Sc

ho
ol

of

Thành phần và nhiệm vụ Ban YTTH được tóm tắt bằng sơ đồ sau [24]:

10


VN
U
ac
y,
dP
ha
rm
an
ine
ed
ic


M

Sơ đồ 1.2. Thành phần, nhiệm vụ của Ban SKTH và YTTH

1.4.1. Trên thế giới

of

1.4. Các nghiên cứu về YTTH

Sc

ho
ol

Cho tới nay đã có nhiều nghiên cứu thực trạng YTTH trên thế giới. Hầu
hết các nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng YTTH nhằm xây dựng mô
hình YTTH.

Co

py

rig

ht

@


Nghiên cứu của Carl Parsons và cộng sự năm 1996 với mục đích đánh
giá việc lên kế hoạch và những tác động của trường học NCSK ở Châu Âu đã
chỉ ra trường học NCSK cần phải là môi trường để học sinh phát triển toàn
diện, một học sinh cần được phát triển về nhiều mặt hơn là chỉ đánh giá họ qua
điểm thi, và cũng có nhiều cách giáo dục tốt hơn việc luôn tìm cách đánh giá
họ. Việc triển khai trường học NCSK không nên tách rời với thực tế xã hội, vì
học sinh không chỉ sống trong môi trường trường học, kết quả của chương trình
trường học NCSK nên được báo cáo cho tất cả các bên liên quan bao gồm học
sinh, phụ huynh, các cơ sở y tế bên ngoài [37].
11


dP
ha
rm

ac
y,

VN
U

Năm 2001, Tổ chức PAHO tiến hành một nghiên cứu trên 19 nước Mỹ
Latinh đã đánh giá thực trạng và xu hướng mô hình trường học NCSK trong
khu vực nhằm xây dựng các chương trình hoạt động giáo dục và NCSK ở các
cấp độ khác nhau (cấp vùng, cụm, quốc gia). Kết quả nghiên cứu này đã cung
cấp các thông tin về lập kế hoạch quốc gia và xây dựng chính sách, cơ chế điều
phối liên ngành để hỗ trợ nâng cao sức khỏe tại trường học, cách thành lập và
sự tham gia các mạng lưới quốc gia và quốc tế về YTTH cùng mức độ chia sẻ
thông tin về chiến lược này [34].


ed
ic

ine

an

Nghiên cứu của tác giả Lee A tại Trung Quốc năm 2007 [35] đã chỉ ra
rằng việc thiếu các chính sách YTTH và các dịch vụ y tế không sẵn sàng tiếp
cận cho học sinh và giáo viên, thiếu các nhân viên được đào tạo về NCSK ảnh
hưởng xấu đến các vấn đề về tinh thần, thói quen ăn uống không có lợi cho sức
khỏe, ít hoạt động thể lực và nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích có chủ đích
cho học sinh. Tác giả cũng nhấn mạnh sự thành công của mô hình YTTH phụ
thuộc rất nhiều vào hiểu biết của giáo viên về mô hình này [35].

Sc

ho
ol

of

M

Một số nghiên cứu trên thế giới cho kết luận là công tác YTTH có sự
khác biệt theo vùng (nông thôn và thành thị). Nghiên cứu của Noriko
Yoshimura và cộng sự [39] năm 2009 ở Lào cho thấy các trường học ở khu vực
thành thị và ngoại ô có điểm số cao hơn các trường ở nông thôn về kỹ năng
sống và sức khỏe cá nhân, môi trường trường học khỏe mạnh và phòng, chống

bệnh thông thường. Tuy nhiên các trường hợp ở vùng nông thôn và ngoại ô lại
có kết quả tốt hơn các trường ở thành thị về một số câu hỏi có liên quan đến
quan hệ tác động qua lại giữa cộng đồng và trường học [36].

@

1.4.2. Tại Việt Nam

Co

py

rig

ht

Tại Việt Nam, đã có rất nhiều các nghiên cứu về YTTH, tuy nhiên các
nghiên cứu này đều tập trung vào tình hình sức khỏe học sinh như tìm hiểu
bệnh học đường (cận thì, cong vẹo cột sống..), tai nạn thương tích trong trường
học cũng như điều kiện học tập ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh. Những
năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến công tác YTTH,
nó là cơ sở quan trọng cốt lõi để có thể thực hiện tốt việc NCSK học sinh cũng

12


VN
U

như cán bộ trong trường học, vấn đề còn nhiều tồn tại bất cập tại Việt Nam cả

về cơ chế chính sách và việc thực hiện.

an

dP
ha
rm

ac
y,

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Diễm và cộng sự vào năm 2010
trên cả nước đã chỉ ra sự thiếu và yếu của CBYT trường học, chỉ có 55,2% số
trường có cán bộ YTTH trong đó cán bộ chuyên trách 26,8% và cán bộ kiêm
nhiệm 28,4%; số cán bộ không có chuyên môn ngành y làm YTTH chiếm tới
63,1%. Với mạng lưới cán bộ YTTH từ trung ương đễn xã phường, trung bình
mỗi trung tâm YTDP tỉnh có 4 cán bộ làm công tác YTTH trong đó đại học và
sau đại học chiếm 60%; tuyến huyện trung bình mỗi huyện có 2,3 cán bộ làm
công tác YTTH, cán bộ có trình độ đại học và sau đại học chiếm 17%; tuyến
xã trung bình có 0,9 cán bộ làm công tác YTTH, trình độ đại học và sau đại học
9,7% [17].

M

ed
ic

ine

Năm 2011, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và cộng sự đã thực hiện một nghiên

cứu về YTTH tại 21 trường Tiểu học, trung học cơ sở tại thành phố Thái
Nguyên cho kết quả 100% các trường có phòng y tế riêng tuy nhiên không có
trường nào có diện tích phòng y tế đạt tiêu chuẩn và đầy đủ trang thiết bị y tế
cần thiết theo quy định. 90,4% CBYT trường học có trình độ là trung cấp. Các
trường thực hiện triển khai ≥ 50% các chương trình YTTH chiếm 33,3% [20].

@

Sc

ho
ol

of

Một nghiên cứu về thực trạng YTTH tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
ở 18 trường Tiểu học và Trung học cơ sở đưa ra kết luận: cơ sở vật chất, trang
thiết thị còn chưa đảm bảo, đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH còn thiếu và
một số không có chuyên môn ngành y (11.1%) nên hiệu quả công tác chăm sóc,
quản lý sức khỏe học sinh chưa cao; tỷ lệ các bệnh học đường như cận thị, sâu
răng cao lần lượt là 19,4% và 84,7% [25].

Co

py

rig

ht


Cũng theo Nguyễn Thị Hồng Diễm vào một nghiên cứu khác vào năm
2017 tại 5540 trường học các cấp trên 5 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Lâm
Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang cho thấy có 89,9% số trường có
CBYT trường học; trong đó CBYT trường học có biên chế chiếm 56,5%. Cán
bộ có trình độ chuyên môn y thực hiện tốt các nhiệm vụ hơn cán bộ không có
chuyên môn y. Quyền lợi, chế độ làm việc của CBYT trường học còn khó khăn;
công tác tập huấn được thực hiện hằng năm nhưng chất lượng chưa đảm bảo;

13


VN
U

khó khăn về kinh phí thực hiện, bố trí phòng y tế và yêu cầu về danh mục thuốc,
thiết bị thiết yếu cho YTTH chưa phù hợp [18].

dP
ha
rm

ac
y,

Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác về YTTH như của: Bùi Thế Vinh,
Nguyễn Quỳnh Hoa tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2015 về thực
trạng hoạt động YTTH [33]; Phan Tiến Sơn, Vũ Sỹ Khảng ở thành phố Hưng
Yên năm 2012 về thực trạng quản lý YTTH [27]; Huỳnh Thiên Ân và Tạ Văn
Trầm về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác YTTH tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang năm 2017 [1].

1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Ðịa hình:

ed
ic

ine

an

Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn
tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình, xã vùng cao của huyện Chiêm
Hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm
khoảng 50% diện tích của tỉnh.

of

M

Thành phố Tuyên Quang: có độ cao trung bình dưới 500m và hướng
thấp dần từ bắc xuống nam. Địa giới hành chính: Thành phố được xác định:
phía đông, phía bắc, phía tây giáp huyện Yên Sơn; phía nam giáp huyện Sơn
Dương; thành phố bao gồm 7 phường và 6 xã.
Diện tích: Thành phố Tuyên Quang có diện tích 11.917,45 ha đất tự

ho
ol

nhiên.


Về dân số, thành phố Tuyên Quang có 115.241 người (năm 2015).

Sc

Giáo dục Tiểu học [26]

rig

ht

@

Năm học 2013-2014, cấp Tiểu học của toàn tỉnh Tuyên Quang có 165
trường (trong đó có 150 trường Tiểu học và 15 trường liên cấp Tiểu học THCS); trong đó tại thành phố Tuyên Quang có 13 trường Tiểu học.

Co

py

Loại hình Chiêm Hàm
trường
Hóa
Yên
Tiểu học

27

27

Lâm

Bình

Na
Hang

Sơn
Dương

8

8

30

TP

Tổng

TQ

Yên
Sơn

13

37

150

Bảng 1.1. Phân bố các trường Tiểu học theo các huyện năm 2017-2018

14


Về trình độ dân trí [16]:

ac
y,

VN
U

Tính đến năm 2014, tỉnh Tuyên Quang đã phổ cập giáo dục Tiểu học cho
100% số xã và đã phổ cập THCS cho 135 xã. Số học sinh phổ thông năm học
2001-2002 là 196.252 em. Số giáo viên phổ thông là 8.020 người. Số thầy thuốc
là 1.291 người, bình quân 19 y, bác sỹ trên 10.000 dân.

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho
ol


of

M

ed
ic

ine

an

dP
ha
rm

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, công tác giáo dục và y tế
đã được tỉnh đầu tư và quan tâm nhiều tuy nhiên công tác CSSK trong nhà
trường vẫn còn gặp không ít khó khăn, lúng túng và kết quả còn rất nhiều hạn
chế. Trong khi đó để xác định rõ thực trạng những khó khăn trên, giúp cho việc
đề xuất những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với tình hình địa phương để
thúc đẩy hoạt động YTTH thì cho tới nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào
tại tỉnh về thực trạng hoạt động về YTTH ra sao, có những khó khăn nào ảnh
hưởng tới hoạt động YTTH. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá thực trạng công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại
thành phố Tuyên Quang năm học 2017 – 2018” nhằm cung cấp các thông tin
cần thiết về thực trạng YTTH cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới công tác
này để từ đó đẩy mạnh hoạt động YTTH và đề xuất giải pháp can thiệp hợp lý
tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.


15


×