Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

SÁNG tạo TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sáng tạo là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công của con người thời nay. Vậy
sáng tạo là gì? Tại sao con người lại cần nó đến vậy? Sáng tạo chính là khả năng tạo
ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến hơn những gì đã có. Người mang trong mình
khả năng sáng tạo luôn không ngừng nỗ lực, tìm tòi để cải tiến phương thức lao động
hay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị. Như chúng ta đã biết,
cuộc sống hiện đại luôn biến đổi không ngừng, đòi hỏi con người phải thích ứng,
thay đổi. Nếu cứ mãi neo mình theo lối mòn đã cũ, chẳng những đánh mất cơ hội
của bản thân mà ta còn kéo lùi sự phát triển của văn minh nhân loại. Thử hỏi, không
có sáng tạo, liệu những con người như Edison, Picasso, Mark Zukerberg… có ghi
được tên tuổi mình vào lịch sử nhân loại; chúng ta có có được những kiệt tác nghệ
thuật để chiêm ngưỡng, những đồ vật, ứng dụng tiện ích để sử dụng hay không?
Với tư cách là thực thể sinh học xã hội con người không thể tồn tại được nếu không
sáng tạo. Để đương đầu với sự thay đổi của môi trường sống, chúng ta ứng phó, thích
nghi và thử nghiệm. Mặt khác,chúng ta cũng làm thay đổi môi trường phù hợp với
công việc của chúng ta cho dù đó là việc kiếm sống, nuôi dưỡng con cái , chăm sóc
gia đình, tìm đường ra khỏi cánh rừng bị lạc hay viết báo cáo khoa học. Không phụ
thuộc vào vấn đề lớn hay nhỏ, sáng tạo luôn đi liền với cuộc sống hàng ngày của
chúng ta, thể hiện ở sự độc đáo trong cuộc sống mà trước hết ở năng lực sống sót và
phát triển.Chúng ta sử dụng sáng tạo thường ngày và trong suốt cuộc đời của chúng
ta, trong công việc, trong vui chơi giải trí cho dù đó là việc bán hàng hay lập kế
hoạch cho một kỳ nghỉ, giúp đứa trẻ làm bài tập ở nhà hay tư vấn cho khách hàng.
Sáng tạo thường ngày của chúng ta không cụ thể về hoạt động nào mà về cách tiếp
cận cuộc sống, giúp chúng ta mở rộng kinh nghiệm và lựa chọn và chính việc đó đã
tác động sâu sắc đến việc chúng ta là ai và chúng ta muốn trở thành người như thế
1


nào.Được xem là quá trình và có thể là cách sống, sáng tạo thường ngày cho thúng
ta cách tư duy mới, trải nghiệm thế giới và trải nghiệm chính bản thân mình theo
cám mới. Sáng tạo thường ngày giúp thúng ta thoát mù, cho ta sống lại, biến chúng


ta trở thành người tham gia có ý thức hơn trong cuộc sống của chúng ta, cảnh báo
chúng ta về sự cần thiết của sự năng động của cuộc sống. Sáng tạo cho chúng ta sự
thú vị, năng lượng và những thách thức nữa. Màu sắc trở nên tươi mới hơn, âm thanh
trở nên ngọt ngào hơn với sáng tạo thường ngày. Thậm chí một thời khắc của mưa
rơi, của cơn gió thổi cũng cho chúng ta sự sửng sốt, sự ngạc nhiên. Nó cho ta cơ hội
kiến tạo, cải cách lại, làm mới mọi thứ.
I. SÁNG TẠO TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY
1. Quan niệm về sáng tạo trong cuộc sống thường ngày
Làm thế nào để xác định được sáng tạo thường ngày? Thông thường sáng tạo cần
đáp ứng 2 tiêu chí đã được chấp nhận, tính độc đáo và tính có ý nghĩa hay có giá
trị. Sáng tạo tức là tạo ra cái gì đó mới cho dù đó là hành vi hay ý tưởng. Sản phẩm
mới không phải là tình cờ cũng không theo phong cách quen thuộc. Những rủi ro,
tình cờ không được coi là sáng tạo. Khi chúng ta đánh rơi cái bình rượu,sản phẩm
này không được coi là sáng tạo. Sáng tạo có thể được thể hiện trên sản phẩm được
bán trên toàn cầu, dùng cho một nhóm người, một lĩnh vực hay chỉ có ích cho kinh
nghiệm của một cá nhân. Chúng ta không chỉ nhắc đến sản phẩm sáng tạo, chúng
ta có thể nhắc đến quá trình sáng tạo, cá nhân sáng tạo, môi trường sáng tạo.
Quá trình sáng tạo dẫn đến sản phẩm sáng tạo. Chúng ta sẽ nhận ra trải nghiệm của
cá nhân, những lợi ích và cơ may đối với cá nhân khi chúng ta sống cởi mở hơn và
sống năng động hơn. Sáng tạo thường ngày không liên quan nhiều đến việc chúng
ta làm gì mà liên quan chủ yếu đến việc chúng ta làm như thế nào.Sáng tạo thường
ngày không phải là vấn đề mới. Các nhà tâm lý học, triết học, giáo dục và các nhà
khoa học trong các lĩnh vực khác cũng như các nhà nghệ thuật quan tâm đến nguồn
2


gốc của tính độc đáo hay tính mới trong kinh nghiệm con người. Nhà triết học và
giáo dục học John Dewey (1980) xem xét tính thẩm mỹ, tính phong phú và tức thì
của cuộc sống trong quá trình chúng ta sống.Ông nói rằng tính thẩm mỹ được hòa
quyện vào việc chúng ta sống mỗi ngày như thế nào mà điều đó thường bị lãng

quên. Người thợ cơ khí cam kết trong công việc, hứng thú thực hiện chu tất và tìm
thấy sự thỏa mãn với công việc, quan tâm tới vật liệu anh ta dùng và công cụ anh
ta sử dụng với cảm xúc thực sự anh ta trải nghiệm và như vậy anh ta đã thực sự
cam kết một cách “nghệ thuật. Sự khác biệt giữa người thợ này với người thợ vụng
về trong xưởng sản xuất hay trạm sửa chữa là rất lớn. Người thợ này đang trong
quá trình sáng tạo.Mọi người thường gạt bỏ khỏi cuộc sống thường ngày những ý
tưởng thơ mộng, lãng mạn, mang tính tinh thần và chỉ tập trung vào những thứ thực
tế, thực dụng. Trẻ em có sự ngạc nhiên, sững sờ với những áng mây, dải cầu vồng
sau cơn mưa. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể trả lại sự thơ mộng, lãng mạn,
cảm giác sửng sốt hay ý nghĩa sâu xa của cuộc sống được hay không?Các nhà tâm
lý trị liệu có sự quan tâm khác hơn về tính độc đáo theo chiều cạnh quá trình và chỉ
báo trị liệu xuất hiện từ nguồn gốc bất bình thường. Freud và trường phái phân tâm
học coi ý tưởng sáng tạo là sự thăng hoa từ những xung đột vô thức hay tiềm thức
thành trạng thái cân bằng hơn. Các nhà tâm lý học nhân văn và liên nhân cách thì
ngược lại, họ nhìn vào các khía cạnh phát triển có định hướng của cá nhân và coi
sáng tạo như là trung tâm của sự phát triển liên tục của con người. Maslow quan
tâm đến sáng tạo như là sự hiện thực hóa bản thân, mặc dù không nhắc đến sáng
tạo thường ngày (Richards, 2007).
Hai nhà tâm lý học Guilford và Torrance cho rằng năng lực sáng tạo có ở tất cả
mọi người. Guilford dựa trên mô hình cấu trúc trí tuệ và Torrance dựa trên quan
niệm tư duy phân kỳ đã sử dụng trắc nghiệm để đo lường mức độ thành thục, tính
mềm dẻo, độc đáo và chi tiết của sáng tạo ở mọi người. Tính cởi mở với kinh
nghiệm được coi là một trong những chỉ báo xem xét tính sáng tạo của nhân cách.
3


2. Sáng tạo là năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người
Sáng tạo thường ngày là một trong năng lực mạnh mẽ nhất giúp chúng ta sống sót,
tác động tới sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta, tạo ra sự phong phú và những
lựa chọn đa dạng trong công việc và giúp chúng ta phát triển về năng lực và nhân

cách.
Trước hết, sáng tạo thường ngày không như cái mà mọi người mường tượng. Sáng
tạo thường ngày không phải là sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo khoa học của những
người kiệt xuất. Sáng tạo thường ngày là sáng tạo của mọi người trong quá trình
đấu tranh sinh tồn. Làm thế nào để kiếm đủ sống, đủ để nuôi con, tìm được chỗ
sống phù hợp về văn hóa… Sáng tạo thường ngày liên quan đến việc chúng ta làm
công việc hàng ngày như thế nào. Chúng ta thích nghi một cách mềm dẻo, chúng
ta thử các phương án khác nhau không phụ thuộc vào đó là việc nuôi con hay tư
vấn cho bạn bè, dựng một ngôi nhà hay tiến hành một hoạt động quyên góp. Tính
độc đáo của sáng tạo thường ngày thể hiện ở sản phẩm mới – cho dù đó là hành vi,
ý tưởng hay sản phẩm lao động cụ thể nào. Các sản phẩm sáng tạo cần phải có tính
độc đáo và có ý nghĩa đối với bản thân và người khác.
Sáng tạo thường ngày liên quan đến phẩm chất được Maslow nhắc đến như sự “tự
hiện thực hóa”. Chúng ta có động lực hiện thực hóa bản thân để có kiến thức nhiều
hơn và chấp nhận bản chất bên trong của chính mình. Đó chính là xu hướng muốn
làm mọi cái một cách sáng tạo. Maslow phát hiện ra rằng những người có xu hướng
hiện thực hóa bản thân để sống hạnh phúc hơn, hoàn thiện hơn,bình an và có động
lực cao trong tìm kiếm cách thức làm việc mới.Những giá trị sống như lòng tin, vẻ
đẹp, lòng tốt, sự công bằng hay sức sống được đánh giá cao.

4


II. ỨNG DỤNG SÁNG TẠO TRONG CÁC LĨNH VỰC
1. Sáng tạo khoa học
Sáng tạo khoa học là lĩnh vực quan tâm chính của các học giả nghiên cứu sáng tạo.
Hầu như tất cả các trường phải tâm lý học đều quan tâm nghiên cứu sáng tạo khoa
học từ phân tâm học, tâm lý học Gestal, các trường phái tâm lý học xã hội, nhận
thức và trắc đạc tâm lý cho đến tâm lý học hoạt động. Các loại hình sáng tạo giống
nhau ở chỗ chúng có liên quan đến thời điểm thấu hiểu, lóe sáng hay sự xuất hiện

bất ngờ của ý tưởng. Sự quan tâm đặc biệt đến sáng tạo khoa học có thể giải thích
là sáng tạo khoa học có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của loài người.
Các nghiên cứu sáng tạo khoa học đều chỉ ra thời điểm xuất hiện bất ngờ của ý
tưởng. Tuy nhiên, thay vì thụ động đi đến thời điểm bất ngờ này, các nhà khoa học
có thể tạo ra những cơ hội cho thời điểm thấu hiểu đó xuất hiện. Họ sử dụng chiến
lược tư duy để xác định sự kiện nào là chìa khóa của phát hiện. Họ còn tập trung
vào phương pháp, sử dụng phương pháp tương tự cho thí nghiệm trên chính những
đối tượng nghiên cứu trước đó. Sau khi thử làm lại nhiều lần, họ xây dựng lý thuyết
của mình. Quá trình này bao gồm nhiều bước: (a) lấy cứ liệu từ trí nhớ, (b) sắp xếp
những đặc điểm, yếu tố của sự kiện đã biết so những với đặc điểm, yếu tố của hiện
tượng đang nghiên cứu, (c) vạch ra những đặc trưng của sự kiện đã biết có mặt
trong sự kiện đang nghiên cứu. Trong khoa học, sự kiện đã biết và sự kiện đang
nghiên cứu có thể ở những lĩnh vực khác nhau.
Một trong những mục tiêu của sáng tạo khoa học là cung cấp khung tổng quát mà
một trong những loại khung tổng quát là giải quyết vấn đề. Tư duy khoa học và tư
duy giải quyết vấn đề có thể tìm kiếm trong không gian vấn đề. Không gian vấn đề
bao gồm nhiều trạng thái của vấn đề và các hoạt động mà người giải quyết vấn đề
sử dụng để đi đến trạng thái tiếp theo. Tư duy khoa học có thể bao gồm giai đoạn
đưa ra giả thuyết và giai đoạn thực nghiệm và do đó một không gian quan trọng

5


nữa ở đó chứa đựng các dữ liệu và nhờ đó các nhà khoa học có thể mô tả nghiên
cứu của mình.
2. Sáng tạo kỹ thuật

Sáng tạo kỹ thuật là quá trình tạo ra sáng chế được công nhận và được ứng dụng
để sản xuất ra các công cụ cho cuộc sống con người. Sáng chế có thể được xem là
thiết bị, dụng cụ hay quá trình tạo ra sản phẩm sau khi nghiên cứu và thử nghiệm.

Sản phẩm được công nhận là sản phẩm sáng chế khi nó có tính mới và tính hữu
dụng.
Thực tiễn cho thấy các nhà sáng chế sử dụng mô hình hay một tổ hợp các thủ thuật
sáng tạo để tạo dựng vật dụng mới. Mô hình này có thể được xem là những ý tưởng
và quan niệm mà người sáng tạo có về sáng chế của mình. Mô hình thường là mẫu
hình linh động mà người sáng chế sử dụng. Mô hình này cho phép nhà sáng chế
chia nhỏ vấn đề ra thành những bộ phận để giải quyết. Ví dụ khi thiết kế động cơ
đốt trong, nếu xem xét nhiệm vụ trong một tổng thể thì rất khó thực thi, nhưng nếu
chia nhiệm vụ ra thành những phần nhỏ hơn như thiết kế pít tông, xích cam, bộ
phận phun nhiên liệu… thì vấn đề có thể giải quyết dễ dàng hơn rất nhiều.
6


Lợi ích khác của mô hình tâm lý là ở chỗ nó cho phép nhà sáng kế dựa vào kiến
thức đã có để giải quyết vấn để mới. Khi Bell có kiến thức về giải phẫu người (cấu
tạo tai người), ông đã sử dụng kiến thức này đế sáng chế ra điện thoại. Những sáng
chế của Edision cũng cho thấy việc ông sử dụng mô hình tâm lý trong sáng chế
bằng cách lấy một phần từ sáng chế phối hợp với sáng chế khác để tạo ra sáng chế
thứ ba.
Giống như sáng tạo khoa học, người sáng chế làm việc trong không gian vấn đề, ở
đó người sáng chế được thúc đẩy bởi mục tiêu đặt ra. Ngoài ra, trong những lĩnh
vực được coi là vùng trũng công nghệ so với các vùng khác dễ có nhiều cơ hội cho
các nhà sáng chế. Sáng chế có thể xuất hiện nhờ sự may mắn. Một ví dụ cho sự
phát hiện khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời để tạo ra điện mặt trời của selium
xảy ra với người điều khiển máy điện báo trên bờ biển Đại Tây Dương khi anh ta
quan sát thấy ban ngày việc truyền điện báo bị nhiễu do mặt trời làm nóng thiết bị
và ban đêm việc truyền điện báo không bị nhiễu nữa. Sau nhiều lần thí nghiệm
người điều khiển thiết bị điện báo phát hiện ra cái điện trở làm bằng selium có khả
năng hấp thụ năng lượng mặt trời để tạo ra điện. Cơ hội sáng chế còn phụ thuộc
vào trình độ công nghệ của thời đại. Nhà sáng chế có thể có ý tưởng về sản phẩm

nhưng do trình độ công nghệ hiện thời không cho phép hiện thực hóa ý tưởng. Sáng
chế này, do vậy, có thể đến muộn hơn.

7


3. Sáng tạo nghệ thuật

Mỹ học trong lý thuyết của Aristote và Kant nhấn mạnh phạm trù đối tượng siêu
tinh thần nằm ngoài khả năng trải nghiệm và kiến thức của cá nhân. Đối với người
Hy Lạp thì hội họa và thơ ca là những nghệ thuật tạo ra sự khoái cảm thay thế
những vật thể có thật. Chuẩn mực của nghệ thuật được coi là cái đẹp, tính chất đối
xứng, sự thanh nhã, ranh giới và trên hết là trật tự và sự thống nhất của tính đa dạng
tạo ra cảm giác cân bằng bên trong. Cái đẹp được xem là ý tưởng trí tuệ trong thời
khai sáng và cho đến thế kỷ 17 thì xuất hiện quan điểm coi cái đẹp là xúc cảm
nhiều hơn là ý tưởng.Đến giữa thế kỷ 20, cái mới đã thay thế cái đẹp làm chuẩn
mực của nghệ thuật. Theo Colin Radford, ý nghĩa của nghệ thuật nằm ở ý đồ của
người làm nghệ thuật. Giữa tác phẩm và đồ vật mà tác phẩm phản ánh là sự thể
hiện của kỹ năng kỹ thuật và sự giải thích của tác giả. Tuy nhiên, nghệ thuật hiện
đại thường trao đổi với công chúng những thông điệp đặc biệt, nghệ thuật gần gũi
với cuộc sống hơn.
Các nhà tâm lý học cũng có cách nhìn riêng đối với nghệ thuật,với mỹ học. Colin
Martindale tho rằng nghiên cứu mỹ thuật thật sự không phải là nghiên cứu sản
phẩm mỹ thuật mà là phân tích những gì cấu thành phản ứng thẩm mỹ và cách mà
8


thông tin thẩm mỹ được xử lý. Có sự khác biệt lớn giữa cái đẹp của những con
người bình thường và cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật, sự khác biệt nằm ở chỗ
trong tác phẩm nghệ thuật tưởng tượng là cần thiết và tưởng tượng gắn kết các bộ

phận được biểu đạt để truyền đạt ý nghĩa nào đó. Chuẩn mực để đánh giá tác phẩm
nghệ thuật ngày nay đã có những thay đổi, ý nghĩa được tạo nên trên cơ sở cái mới
và khả năng tạo ra nhận thức mới về hiện thực.
Sáng tạo âm nhạc liên quan đến tính mới, độc đáo và mềm dẻo và đặc biệt với trực
giác, sự đam mê và sự khích lệ thể hiện xúc cảm cá nhân. Quan điểm lãng mạn cho
rằng các nhạc sỹ, nhạc công nổi tiếng là những người có năng khiếu đặc biệt đưa
sự đam mê của mình vào những tuyệt tác âm nhạc. Cũng như những loại hình sáng
tạo khác, sáng tạo âm nhạc cũng liên quan đến thời điểm đặc biệt,thời điểm thấu
hiểu. Ở đó có sự hòa đồng cảm xúc dâng trào với bối cảnh.Sáng tạo thơ ca liên
quan đến nhịp điệu, cách gieo vần. Sáng tạo thơ ca còn liên quan đến trí tưởng
tượng và đó là chuẩn mực quan trọng nhất của loại hình sáng tạo này. Tưởng tượng
giúp kết nối thơ ca với triết học. Hình ảnh của tưởng tượng là phép ẩn dụ cụ thể để
thể hiện hiện thực bên trong.
4. Sáng tạo trong thiết kế
Tâm lý và sáng tạo trong thiết kế luôn là một đề tài hấp dẫn và thu hút trong nhiều
năm trở lại đây. Từ khi các nhà tâm lý học và thần kinh học bắt đầu khám phá điều
gì làm nên một con người, điều làm họ ngạc nhiên nhất, làm chúng ta khác biệt,
chính là sức sáng tạo đầy tuyệt diệu.
Dựa trên những sản phẩm của họ, có thể chia ra nhiều loại thiết kế khác nhau.chúng
ta sẽ chia ra các loại thiết kế thông thường và các công việc của họ.
Nhà Thiết Kế Web (Web Designer)
Một nhà thiết kế web, đôi khi còn được gọi là nhà thiết kế tương tác, là người tạo ra
các giao diện web và trang web cho internet.Cho dù bạn chỉ cần một mẫu blog một
9


trang web đơn giản hoặc một trang web hoàn chỉnh hoặc thiết kế ứng dụng di động.

Nhà Thiết Kế Đồ Họa (Graphic Designer)


Một nhà thiết kế đồ họa là người sáng tạo ra hình ảnh và các yếu tố hấp dẫn trực
quan khác, thường là để truyền đạt ý tưởng.
Các tác phẩm được tạo bởi nhà thiết kế đồ hoạ như các biểu trưng (logo), tờ rơi, danh
thiếp, lời mời, bao bì, và rất nhiều thứ khác. Họ sử dụng màu sắc, hình ảnh, hình
10


dạng, và từ để tạo ra các thiết kế đồ họa hấp dẫn được sử dụng ở những nơi khác
nhau.
Thiết Kế Hoạt Hình (Animation Designer)
Như tên gọi, một nhà thiết kế hoạt hình tạo hình động. Bạn đã xem quá các phim
hoạt hình như Frozen và Toy Story hay Doraemon. Trò chơi điện tử là một ví dụ
tuyệt vời về hoạt ảnh.

Các nhà làm phim hoạt hình có trách nhiệm mang lại sự sống cho những nhân vật
còn lại của rạp chiếu phim thông qua các hiệu ứng đặc biệt và công nghệ.
Một số kỹ năng thiết kế hoạt hình được yêu thích nhất là Maya, 3ds Max, Cinema
4D,Blender,Photoshop,FlashvàAfterEffects.
Thiết Kế Nội Thất (Interior Designer)
Người thiết kế các khía cạnh khác nhau của căn nhà / văn phòng / tòa nhà và sử
dụng các không gian trống.

11


Thiết kế nội thất không liên quan gì đến thiết kế web hay đồ hoạ, tuy nhiên, nó vẫn
đòi hỏi sự sáng tạo. Người thiết kế phải có khả năng phân tích hành vi của người
khác và tạo ra thiết kế sao cho phù hợp.
Nhà Thiết Kế Sản Phẩm Công Nghiệp (Industrial Product Designer)
Một nhà thiết kế sản phẩm rất khác biệt so với những công việc thiết kế khác mà

chúng tôi đã đề cập trước đó, nhưng một lần nữa, nó có điểm chung là cần sự sáng
tạo.

Các nhà thiết kế công nghiệp, hoặc nhà thiết kế sản phẩm, chịu trách nhiệm thiết kế
12


các sản phẩm vật lý khác nhau như điện tử tiêu dùng, ô tô ... trong khi xem xét chức
năng và hình thức của sản phẩm thực tế.
AutoCAD và SolidWorks là một số phần mềm CAD được các nhà thiết kế sử dụng
để tạo ra các render 3D của một sản phẩm.
Nhà Thiết Kế Thời Trang (Fashion Designer)
Một nhà thiết kế thời trang là người sử dụng các xu hướng thời trang hiện tại, tài
liệu, và sự sáng tạo của chính mình để giới thiệu các thiết kế mới và ý tưởng sản
phẩm.

Thiết kế thời trang là một ngành rất quan trọng và hoàn toàn tách biệt.
Nếu bạn đang tìm kiếm ai đó để chọn đúng bộ quần áo cho mình hoặc tạo ra xu
hướng thời trang mới, một nhà thiết kế thời trang là những gì bạn cần.

13


UI/UXDesigner
Một UI (User Interface) Designer tạo ra các giao diện cho các ứng dụng di động và
các chương trình phần mềm khác. Giao diện người dùng là cách người dùng tương
tác với các tính năng và chức năng của một ứng dụng nhất định.
Một nhà thiết kế giao diện người dùng khác với một nhà thiết kế đồ hoạ, nhà thiết
kế đồ hoạ thiết kế những sản phẩm đồ họa và hình ảnh trong khi nhà thiết kế giao
diện người dùng định nghĩa cách người dùng tương tác với những đồ hoạ và thiết kế

kỹ thuật số.

Một nhà thiết kế UX chịu trách nhiệm tạo ra trải nghiệm người dùng bằng cách cải
thiện thiết kế và khả năng sử dụng của sự tương tác giữa người dùng và sản phẩm.
Nhà Thiết Kế Kiến Trúc (Architectural Designer)
Nhà thiết kế kiến trúc là người lập ra kế hoạch cho các tòa nhà, nhà ở và những nơi
khác.

14


Anh ta khác với kiến trúc sư vì kiến trúc sư thực sự chịu trách nhiệm đưa ra các
khái niệm trong khi một nhà thiết kế là người thiết kế các bản vẽ và các mô hình
dựa trên các khái niệm đó.

Không giống như một kiến trúc sư, một nhà thiết kế kiến trúc thường không có
bằng đại học chính thức, tuy nhiên, họ có thể có trình độ khác hoặc có kinh nghiệm
cho công việc.
5. Sáng tạo trong học tập
Trong cuộc sống đời thường, sự sáng tạo luôn đem đến những thành công. Trong
học tập cũng thế, những sáng tạo sẽ làm cho bài học mới lạ, tăng tính hấp dẫn, lôi
cuốn người học và tất yếu là sẽ đạt kết quả như mong muốn.
Ở mỗi cá nhân, tính sáng tạo không chỉ là yếu tố bẩm sinh. Mà nó còn là sự rèn
luyện, tích lũy.

15


Trước hết, trong học tập, để đạt kết quả cao thì phải luôn sáng tạo và làm chủ kiến
thức. Sáng tạo, thể hiện trước nhất, đó là phải luôn biết khái quát vấn đề. Trong một

bài học muốn không bỏ sót nội dung thì ta phải biết tìm những ý lớn. Từ ấy, lấy đó
làm sườn và sau đó nghiên cứu tài liệu để triển khai thêm theo ý hiểu của mình. Từ
ấy nội dung bài sẽ có tính hệ thống, không bị thiếu, bị sót. Ngoài ra, nội dung còn
có những ý sáng tạo thú vị và có thể gây ấn tượng tốt trong bài. Tuy nhiên, quan
trọng là kiến thức luôn được lưu giữ ngay trong đầu.
Sáng tạo còn thể hiện ở việc biến kiến thức của giáo viên dạy thành của chính mình.
Sự sáng tạo thể hiện đơn giản ngay như việc trình bày bài làm, trả lời câu hỏi của
giáo viên đối với kiến thức mà giáo viên truyền đạt nhưng lại trình bày theo ngôn
ngữ của chính mình và bằng ý hiểu của mình.Ví như, một giáo viên năng động và
sáng tạo trong cách hướng dẫn và truyền đạt tri thức sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu
sắc, hiệu quả và chắc chắn. Đây là sáng tạo nhỏ, có ảnh hưởng ở phạm vi một tập
thể. Nhà bác học Edison sáng tạo ra bóng đèn điện chiếu sáng. Cái bóng đèn kì diệu

16


ấy đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của loài người. Đây là sáng tạo lớn, có ảnh
hưởng toàn cầu.
Trong học tập phương pháp giảng dạy vô cùng quan trọng, là yếu tố tạo điều kiện
cho học sinh, sinh viên phát huy tính sáng tạo. Chẳng hạn như việc “cô gợi ý, trò trả
lời” thay vì học sinh cũng nhìn vào sách vở mà đọc ra như thế hiệu quả không
cao.Đối với bộ môn công tác xã hội với trẻ em, đối tượng là trẻ em, đặc điểm tâm lí
phức tạp, nhạy cảm chỉ nói theo sách vở không thôi người nghe sẽ thấy khó hiểu,
nắm bắt được những điều đó giáo viên đã đưa những hình ảnh minh họa cùng lời gợi
ý và yêu cầu chính sinh viên, trình bày lại bài học theo ngôn ngữ của mình. Với
phương pháp này, sinh viên đã tự hình thành cho bản thân lối tư duy phán đoán, phân
tích và khả năng khái quát.
III. Những đặc điểm để nuôi dưỡng sáng tạo thường ngày
Richards (2007) đã khái lược 12 đặc điểm của cuộc sống sáng tạo và đây cũng
được coi là 12 đặc điểm cần được tăng cường để nuôi dưỡng sáng tạo thường ngày.

a. Năng động
Cuộc sống của chúng ta thường thiếu nhịp điệu, thiếu năng động. Thực tế, chúng
ta không sống trong môi trường tĩnh lặng, chúng ta là một hệ thống mở, chúng ta
có sự giao tiếp với người khác, với môi trường, chúng ta thay đổi hàng ngày. Nhìn
chung, cuộc sống có thể dự báo được, nhưng không phải mọi chuyện đều có thể dự
báo chính xác được. Không phải cứ cố gắng gấp hai lần thì nhận được 2 lần kết
quả nhiều hơn. Quan hệ này là không tuyến tính. Chúng ta có thể sống một cách
dễ chịu với những điều chưa xác định, chúng ta giữ cân bằng với dòng chảy của
cuộc đời, đưa thêm những cái mới, cái thi vị vào cuộc sống, sử dụng thông tin sẵn
có để làm cho cuộc sống chúng ta thêm phong phú. Chúng ta hài lòng với những
cái gì chưa hoàn thiện, hứng thú với cái mới, cái có triển vọng, sống với những
ngạc nhiên, thi vị. Chúng ta là một bộ phận của hệ thống kết nối và chúng ta tư
17


duy, chúng ta hành động, chúng ta sáng tạo trong sự tương tác, kết nối với phần
còn lại của thế giới.
b. Ý thức
Chúng ta thường có thói quen sống, làm việc như cái máy, dành phần lớn thời gian
cho công việc thường nhật mà không suy nghĩ nhiều. Chúng ta làm việc theo thói
quen. Cuộc sống sáng tạo khác nhiều với điều đó. Chúng ta không chỉ hoạt động
mà hoạt động có ý thức. Chúng ta có thể không nhận thấy sự tồn tại của mình như
Csikszentmihalyi (1996) nói về dòng sáng tạo, nhưng chúng ta có mặt, tập trung
và thử thách, chúng ta biết chúng đang làm gì. Hoạt động sáng tạo của chúng ta có
mặt trong chính trí nhớ,sự chú ý và quá trình này được kiểm soát và sự có mặt của
các chức năng này làm chúng ta có ý thức. Quan hệ của chúng ta với người khác
đòi hỏi chúng ta phải có ý thức, chúng ta hiện hữu một cách sáng tạo và một cách
tươi mới. Chỉ khi chúng ta có quan hệ một cách đích thực, chúng ta bắt đầu sáng
tạo mối liên hệ thật sự, tạo ra sự thông hiểu lẫn nhau làm nền tảng cho sự xuất hiện
của sáng tạo một cách tinh tế và đầy đủ nhất.Đưa hơi thở của cuộc sống hàng ngày

vào trong ý thức của chúng ta, mở cửa sổ ra để cho tự nhiên đi vào; những cây
xanh, những vầng trăng thơ mộng, những áng mây trắng có thể làm cho tâm thế, ý
thức của chúng ta phấn khích, lành mạnh hơn.
c. Khỏe mạnh
Chúng ta có thể viết ra những vấn đề mà chúng ta phải đương đầu và chúng ta cảm
thấy dễ chịu hơn. Ấn tượng là quan trọng nhưng sức khỏe phải là cả thể lực và tinh
thần. Chúng ta phải chống chọi với bệnh tật, không để bệnh tật hoành hành. Chúng
ta chủ động đương đầu với những vấn đề thể lực và tâm lý. Chúng ta xây dựng cầu
nối vững chắc giữa thể lực và tinh thần. Cách tiếp cận phương Đông ở đây là phù
hợp có thể tạo ra sự hài hòa, cân bằng, chữa tri đi liền với phòng ngừa bằng cuộc
sống lành mạnh, điều hòa. Có ai đó tìm thấy sự thú vị bằng cách ngồi nghỉ ngơi thụ
18


động ở trạng thái thư giãn thì sự hợp tác, đương đầu với thách thức, hoạt động đưa
ta đến sự thỏa mãn nhiều hơn và giúp ta tăng cường năng lực ở mức phức tạp hơn,
tinh tế hơn. Chúng ta sẽ khỏe mạnh như những cá nhân trong mối quan hệ hợp tác
ở môi trường văn hóa lành mạnh và bền vững.
d. Không ở thế phòng thủ
Nếu ta tự hỏi cái gì đã cản trở ta làm ta kém sáng tạo, câu trả lời có thể là chúng ta
chưa mạnh dạn mở tầm nhìn của mình ra để nhìn thấy vấn đề, giảm đi sự chống
đối quá trình sáng tạo. Nếu chúng ta sống sáng tạo, chúng ta nhìn ra ngoài và nghe
ngóng bên trong, chúng ta tìm thấy điều bí mật ẩn nấp trong chính chúng ta,đó là
nỗi đau của thế giới, của hàng triệu người túng đói, thiếu ăn, chúng ta thấy bất lực,
quá tải. Chúng ta giúp đỡ người khác và đồng thời chúng ta cũng nuôi dưỡng chính
mình. Việc này đòi hỏi chúng ta phải giảm bớt phán ứng tự vệ, tăng thêm sự cởi
mở với chính mình và cởi mở với người khác. Tâm lý nhóm cũng cản trở nhận thức
chân lý, cản trở tiếp cận thực tiễn. Cởi bỏ sự trì trệ giúp chúng ta có cách nhìn tươi
mới và lành mạnh hơn.
e. Cởi mở

Cởi mở khác với có năng lực, trí tuệ và được biểu hiện ở tính tích cực tìm kiếm và
được đánh giá qua chính kinh nghiệm của bản thân. Cá nhân cởi mở ham hiểu biết,
giàu trí tưởng tượng và mong muốn thỏa mãn bằng những ý tưởng mới, tràn đầy
xúc cảm, sống động. Cởi mở là một trong năm đặc điểm của nhân cách, cùng với
nhiễu tâm, hướng ngoại, dễ chấp nhận và ý thức (Costa & Widiger,1994) có
ý nghĩa quan trọng trong sáng tạo thường ngày. Sáng tạo liên quan nhiều đến trạng
thái tâm lý kết nối với hoạt động của não bộ như mức độ hoạt động thấp của bán
cầu não trái,hoạt động tích cực của bán cầu não phải và hoạt động yếu của phần vỏ
não trước. Giai đoạn cởi mở liên quan đến hoạt động trầm lắng (thiền), ít kiểm soát

19


của ý thức, giai đoạn ấp ủ. Sau giai đoạn này là sự thấu hiểu và hoạt động tích cực
của ý thức trong giai đoạn hoàn thiện ý tưởng.
g. Hội nhập
Ngày nay đã có sự thay đổi to lớn trong quản lý, giai đoạn thế giới kết nối qua
mạng, kinh tế tri thức xuất hiện và thắng thế, dòng chảy của thông tin tự do hơn,
mô hình tự tổ chức đang được ứng dụng rộng rãi. Cả thế giới đang hướng tới những
thay đổi có hiệu quả cao dựa trên cơ sở sinh thái học tri thức, ở đó cần sự hợp tác
sáng tạo đối tác kiểu mới. Sự kết hợp, sự hợp tác dựa trên tinh thần chia sẻ, giá trị
đạo đức và cả quá trình tự tổ chức. Sáng tạo phong phú hơn, chịu sự phụ thuộc về
văn hóa, được biểu hiện khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau.
h. Quan sát tích cực
Nhiều người có thể không tin nổi sáng tạo lại xảy ra khi ta quan sát. Chúng ta luôn
tìm kiếm sản phẩm sáng tạo nhìn thấy được. Nhưng sáng tạo là quá trình bắt đầu
từ nhận thức, tư duy. Từ góc nhìn hệ thống, chúng ta có thể sáng tạo như người
quan sát tích cực trong cuộc sống thường ngày khi chúng ta thu nhận và tích hợp
thông tin, khi ta xem vô tuyến, xem trẻ em biểu diễn. Chúng ta là hệ thống mở,
chúng ta luôn có sự trao đổi dinh dưỡng hay thông tin với môi trường. Sự tương

tác này dẫn đến thay đổi. Một bộ phim có thể cho ta cách nhìn mới và có thể đó là
sự bắt đầu của sự thay đổi sau này của chúng ta. Quan sát tích cực lôi kéo tư duy
vào làm việc, chúng ta có thể so sánh những gì chúng ta đã làm với những gì chúng
ta đang quan sát thấy, chúng ta thay đổi vị thế, chỗ đứng, chúng ta phát hiện ra
những điều thú vị, mới lạ, chúng ta học được điều hay. Đó là sự bắt đầu của một
quá trình sáng tạo ra cái mới sau này.
i. Chu đáo
Thiếu tình thương và sự kết nối, não bộ của chúng ta không thể phát triển bình
thường để có thể sáng tạo. Đặc tính riêng của chúng ta không tách rời khỏi những
20


điều kiện văn hóa mà chúng ta tồn tại. Tình yêu thương, sự kết nối và chăm sóc
chu đáo là điều kiện quan trọng của sáng tạo.
Hòa thượng Thích Nhất Hạnh (1993) nói rằng Tình yêu thật sự sinh ra từ sự thông
hiểu. Tình yêu không thể diễn tả bằng lời, nó được thể hiện bằng hành động. Cho
dù là văn hóa phương Đông hay phương Tây, sáng tạo không sinh ra từ sự thù ghét,
chia cắt mà sáng tạo thỉ có thẻ sinh ra từ sự thông hiểu, sự thống nhất và tình yêu
thương.
k. Hợp tác
Con người là những sinh vật học tập, hợp tác. Một ví dụ về sự hợp tác này có thể
thấy ở tình huống sau đây. Ai đó phát hiện ra đám cháy và báo tin cháy, tin cháy
lan truyền và trái tim của từng con người đều cảm thấy có cháy thiêu đốt, họ cùng
nhau chữa cháy.Chúng ta chia sẻ những phát minh, chúng ta làm thay đổi cuộc
sống và chúng ta chuyển tải điều đó cho những thế hệ tương lai. Những kiến thức
này có thể tác động đến văn hóa sinh tồn của chúng ta và thậm chí làm thay đổi cả
những cơ sở sinh học nữa. Không phải mọi người ai cũng nhận thấy sáng tạo theo
nghĩa chia sẻ. Lịch sử phương Tây có thể khái quát thông qua những biểu trưng:
Đế chế (thời đại La Mã), Thượng đế (Thời trung cổ châu âu) và Tự do (từ khai
sáng đến thế giới hiện đại). Câu hỏi đặt ra là thời đại tiếp theo sau chúng ta có biểu

trưng gì. Mỗi thời đại có sự thăng trầm, có triều đại phát triển và rồi lại suy tàn.
Học hay là chết. Thời đại của chúng ta đang bắt đầu chọn biểu tượng đặc trưng
mạng (web) hay hệ thống sinh thái (ecosystem) cho cuộc sống của thế hệ mai sau.
Chúng ta chưa tư duy và hành động đầy đủ với tư cách là một hệ thống, muốn có
sự thay đổi cần có sự tác động nhiều chiều và vai trò tư duy đón đầu của chúng ta
có ý nghĩa quyết định trong bức tranh chung đó. Cho dù ở vai trò nào, người quản
lý hay người thừa hành, chúng ta đang tác động đến người khác. Chúng ta phải làm
việc cùng nhau vì lợi ích chung.
21


l. Giảm thiểu khác biệt giới
Nam giới hay nữ giới không phải là vấn đề đối với sáng tạo. Nhiều sự chia cắt sai
lầm dựa trên khác biệt giới tính. Giới mang đặc tính văn hóa, có ý nghĩa cá nhân
và xã hội và thậm chí có ý nghĩa cho tiến bộ công nghệ. Sự phân tâm giới và hạn
chế quyền hạn giới đã ảnh hưởng lớn đến sáng tạo. Lưỡng tính ở đây này ý rằng
những người này có đặc điểm của cả hai giới cao hơn trung bình trong nhân cách
của họ. Họ ứng xử phù hợp với hoàn cảnh hơn là với đặc điểm giới. Người sáng
tạo cởi mở với tình cảm và xúc cảm của mình, họ nhạy cảm trí tuệ, họ tự ý thức tốt
hơn, có hứng thú rộng mà trong nhiều nền văn hóa không đặc trưng cho nữ giới.
Về mặt biểu đạt cảm xúc, người sáng tạo thể hiện nhiều đặc điểm nữ tính hơn người
bình thường. Sự thể hiện hứng thú ở một kiến trúc sư tài năng cho dù là nam hay
nữ sẽ mang đặc tính rộng lớn hơn thường thấy ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới,
nhưng sự thể hiện có chiều hướng cảm xúc, sâu lắng mang nhiều mầu sắc nữ tính
hơn người kiến trúc sư bình thường. Giải phóng khỏi vai trò giới là một trong
những điều quan trọng của sáng tạo; điều đó ngụ ý rằng xóa bỏ những hạn chế giới
để con người có khoảng không rộng hơn, tự do hơn để sáng tạo. Giải phóng khỏi
vai trò giới cũng tương tự như xoá bỏ phân biệt chủng tộc, phân biệt tầng lớp xã
hội, dân tộc, màu da có ý nghĩa đối với tăng cường sáng tạo. Điều này không có
nghĩa là xóa nhòa ranh giới hay sự khác biệt mà điều này có nghĩa rằng đối xử bình

đẳng, khuyến khích sự tham gia, tạo điều kiện cho sự phát triển đầy đủ nhất của
mỗi con người trong cộng đồng xã hội và cả nhân loại mà vẫn mang được tính độc
đáo vào bức tranh chung.
m. Phát triển
Phát triển được hiểu như thế nào? Có phải phát triền là sự nảy nở của trí tuệ và cơ
thể, việc giải quyết vấn đề, tăng cường tư duy, sự chín muồi cảm xúc theo thời
gian, qua tiếp thu kinh nghiệm ở trường học, qua làm việc và vui chơi giải trí. Liệu
22


phát triển có phải là lớn lên, tìm được việc làm, lấy vợ lấy chồng, có con? Có thể
những cái đó là một phần của sự phát triển. Nhưng phát triển phải nhiều hơn thế,
cao hơn thế. Chúng ta là thực thể nhân văn, chúng ta có ý thức, chúng ta quan tâm
đến nhau và chúng ta phụ thuộc vào nhau. Maslow đưa ra5 bậc nhu cầu và nhu cầu
bậc cao được thỏa mãn trên cơ sở thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp. Nhưng ngay cả
các nhu cầu bậc thấp cũng phải được thỏa mãn với màu sắc nhân văn. Chúng ta có
tình yêu thì việc thỏa mãn nhu cầu ăn uống chẳng hạn có sắc thái của tình yêu đó.
Giá trị là quan trọng nằm ở bậc cao của sự phát triển. Cảm nhận có giá trị như sự
tốt lành, vẻ đẹp, công bằng có thể lộ diện ở những người có nhu cầu tự hiện thực
hóa bản thân và được khuyến khích theo cách cao hơn (Maslow, 1971:289). Mong
muốn được đóng góp là thể hiện của những giá trị này.Mô hình Maslow chỉ là một
trong những cách tiếp cận tối ưu hóa các chức năng con người. Cho dù đó là mô
hình nào, tiềm năng của con người cũng có thể bộc lộ, nảy nở nhưng vẫn còn những
cơ hội chứa đựng chưa được khai thác. Thử nghiệm để phát triển những chiều cạnh
khác nhau của tiềm năng đó đòi hỏi lòng dung cảm.
n. Lòng dũng cảm
Lòng dũng cảm, sự can đảm là phẩm chất quan trọng và có sự khác biệt với mạo
hiểm. Mạo hiểm là lựa chộn một cách táo bạo trong tình huống nào đó. Dũng cảm
hay can đảm là sự thể hiện của thái độ ở mọi tình huống, ở mọi nơi hay nói cách
khác đó là sự thể hiện lối sống. Tôi cam kết làm một việc gì đó, cho một nghiên

cứu nào đó và có thể cái gì đó không mong muốn xuất hiện. Tôi cởi mở với sự tìm
hiểu, với cách nhìn khác về thực tại hay sự thay đổi xã hội và điều đó có thể tác
động đến toàn bộ cuộc sống của tôi và những gì tôi đang làm. Người sáng tạo vừa
hoang sơ vừa văn minh, vừa thông minh hơn lại vừa ngây thơ hơn so với người
bình thường. Như chúng ta đã nhắc đến ở trên, sáng tạo có thể nguy hiểm, có thể
có nhiều thách thức nhưng sáng tạo làm thay đổi tất cả. Có thể sáng tạo thường
ngày không phải là sự sáng tạo của người tài năng nhưng đó là sự sáng tạo mỗi
23


ngày một ít, mỗi người làm một ít trong sự hợp tác xây dựng lối sống mới; tuy là
những sự thay đổi nhỏ, nhưng về lâu dài nhưng thay đổi nhỏ này dẫn đen những
sự khác biệt lớn. Sáng tạo là yếu tố trung tâm trong cuộc sống của con người, là sự
giản dị, khiêm tốn, nhân văn, là mong muốn học tập cũng như lòng tin vào sự thay
đổi, vào sự làm việc cùng nhau, tăng cường sự hài lòng, giảm đi nỗi lo sợ. Tất
nhiên, chúng ta cần phải học them nhiều điều, những điều chưa biết và điều đó có
thể làm chúng ta lo sợ. Đánh giá tích cực và dũng cảm các bước đi sẽ giúp chúng
ta tăng thêm niềm tin và kinh nghiệm thực tiễn.
III. KẾT LUẬN
Đôi khi trong công việc bạn cảm thấy bế tắc khi luôn chỉ đi theo lối mòn mà người
khác đã vạch sẵn nhưng lại sợ và không dám tự mình bứt phá. Vậy thì hãy nhớ đến
lời nói của Steve Jobs “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là
phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu.” – một thông điệp truyền đến
cho chúng ta thật nhiều năng lực và cảm hứng.
Sáng tạo là hoạt động của con người khi tìm thấy và làm nên giá trị vật chất và
giá trị tinh thần mới mẻ mà trước đó chưa có. Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng
tạo muốn nhắc mỗi chúng ta ý thức về việc rủi ro là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi
chúng ta sáng tạo bởi không phải cứ sáng tạo là được công nhận và đem lại những
kết quả đúng như những gì chúng ta mong muốn. Câu nói của Steve Jobs muốn
khẳng định sáng tạo là điều vô cùng quan trọng nhưng không phải là điều dễ dàng

trong đời sống mỗi con người, cần phải vượt qua những khó khăn cũng như thất bại
trong quá trình sáng tạo để tiếp tục cố gắng hoàn thiện công việc của mình.Sáng tạo
là tìm ra những thứ mới mẻ mà trước đó con người chưa tìm ra. Cuộc sống là chuỗi
những bí ẩn đòi hỏi con người phải tìm kiếm một cách có ý thức và bỏ nhiều công
sức mới thấy được.

24


Khi tìm thấy một điều gì mà trước đó người khác chưa từng nghĩ đến hoặc chưa
từng biết đến được coi là bước đầu tiên của việc sáng tạo. Sáng tạo còn là làm nên
những điều mới mẻ mà trước đó con người chưa làm được. Đó có thể là việc tạo nên
một ý tưởng đột phá trong công việc hoặc từ ý tưởng đó phát triển thành những sản
phẩm thực tế, hiện hữu. Một sự sáng tạo thành công là khi sáng tạo đó được đưa vào
trong thực tế, ý tưởng được sử dụng trong công việc. Khi sáng tạo đạt đến mức độ
cao nhất, nó được hiện thực hóa thành những phát minh khoa học, những bằng sáng
chế có giá trị của những nhà phát minh. Đó là kết quả được công nhận, được tôn
vinh và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Trong cuộc sống, sáng tạo đem lại cho con
người những lợi ích gì để khiến công việc trở nên hiệu quả hơn? Xã hội có những
con người biết sáng tạo sẽ tìm ra những giá trị mới, khai phá thêm những chân trời
tri thức mới. Công việc sẽ được giải quyết một cách hiệu quả hơn nếu con người biết
sử dụng sự sáng tạo của mình một cách thích đáng với hoàn cảnh.
Mỗi người là một cá thể riêng biệt không giống ai, tất cả đều có thể tạo nên những ý
tưởng đột phá, những sáng tạo có ích trong xã hội. Sáng tạo là phẩm chất tốt và được
khuyến khích nhưng chúng ta phải biết sáng tạo đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ,
không thái quá để dẫn đến hậu quả ngược lại.
Bên cạnh sự sáng tạo, mỗi con người cần phát triển các phẩm chất khác trong học
tập hay công việc như sự kiên trì trong công việc, sự quyết đoán trong việc giữ vững
lập trường của bản thân để làm cho phẩm chất sáng tạo được phát huy một cách cao
độ nhất.


25


×