Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thuật ngữ ngân hàng trong tiếng anh và tương đương của chúng trong tiếng việt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.77 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ HẠNH DUNG

THUẬT NGỮ NGÂN HÀNG TRONG TIẾNG ANH
VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG CỦA CHÚNG TRONG TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9.22.20.24

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2019


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Hòa
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Kim Bảng
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp
tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201...



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Thuật ngữ từ lâu đã là đề tài vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong
sự hình thành và phát triển từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, thuật ngữ hiển nhiên lại
càng đóng một vai trò chủ chốt, đáp ứng sự tăng trưởng không ngừng của khoa
học, công nghệ.
2. Nằm trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đang
trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Hệ thống ngân hàng nói chung góp một
phần quan trọng trong sự phát triển của toàn bộ các ngành có liên quan.
3. Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng là sự ra đời và phát triển
các thuật ngữ có liên quan. Với việc chọn đề tài “Thuật ngữ ngân hàng trong
tiếng Anh và các tương đương của chúng trong tiếng Việt ”, luận án sẽ đi sâu
tìm hiểu về nguồn gốc cấu tạo, đặc điểm định danh, các kiểu tương đương của
TNNH trong tiếng Anh và tiếng Việt, nhằm mục đích tạo nguồn tài liệu cao cho
sinh viên, giảng viên ngành ngân hàng và đóng góp nhất định vào quá trình
chuẩn hóa TNNH tiếng Việt, thúc đẩy sự phát triển nội lực đầy tiềm năng của
nền kinh tế đang hội nhập.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm hai mục đích sau:


-

Miêu tả, đối chiếu và hệ thống hóa các TNNH tiếng Anh và tiếng
Việt làm sáng tỏ đặc trưng về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa định
danh.

- Từ thực trạng khi chuyển dịch của các TNNH tiếng Việt, luận án đã đề
xuất một số phương hướng, biện pháp cụ thể hỗ trợ xây dựng và chuẩn hóa
TNNH cũng như phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, soạn thảo và
dịch các tài liệu ngân hàng hiệu quả hơn.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lí luận tình hình nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới và ở
Việt Nam, qua đó xác định cơ sở cho việc nghiên cứu.
- Nghiên cứu cấu tạo thuật ngữ ngân hàng trong tiếng Anh và tiếng
Việt, xác định các loại mô hình kết hợp các ngữ tố để tạo nên thuật ngữ ngân
hàng trong hai ngôn ngữ Anh- Việt.
- Tìm hiểu đặc điểm định danh của TNNH trong cả hai ngôn ngữ Anh –
Việt như: con đường hình thành, kiểu ngữ nghĩa và cách thức biểu thị.
- Xác định các kiểu tương đương dịch thuật và phân tích tương đương
dịch thuật ngữ ngân hàng theo số lượng đơn vị.
1


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng của luận án là các thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử
dụng trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể 2710 TNNH tiếng Anh và 2790 TNNH
tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Do đối tượng nghiên cứu là các TNNH tiếng Anh và tiếng Việt, nên
chúng tôi chủ trương dùng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:

4.1 Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp
Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp được sự dụng để xác định và phân
tích cơ sở cấu tạo thuật ngữ. Để áp dụng phương pháp này, mỗi thuật ngữ được
phân tích thành hai ngữ tố trực tiếp. Tiếp đến, các ngữ tố này lại được phân ra
thành các ngữ tố trực tiếp nhỏ hơn. Qua đó, xác định mô hình cấp bậc của thuật
ngữ, mối quan hệ giữa các ngữ tố trực tiếp trong mỗi bậc cũng như mối quan hệ
giữa các đại ngữ tố trực tiếp tạo nên thuật ngữ.
4.2 Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng nhằm miêu tả đặc điểm cấu tạo của từng
thuật ngữ, giúp chúng tôi biết các ngữ tố cấu tạo nên TNNH, đặc điểm nguồn
gốc và từ loại của mỗi ngữ tố cũng như các mô hình kết hợp của chúng. Từ đó,
giúp chúng tôi xác định rõ đặc điểm của TNNH về cấu tạo, định danh cũng như
định hướng cách hình thành thuật ngữ mới.
4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp đối chiếu một chiều
tiếng Anh sang tiếng Việt. Để làm được điều đó, chúng tôi chọn tiếng Anh làm
ngôn ngữ cơ sở (ngôn ngữ nguồn) và tiếng Việt làm ngôn ngữ phương tiện
(ngôn ngữ đích), lần lượt đối chiếu các kiểu tương đương để từ đó tìm ra được
sự tương đồng và khác biệt giữa chúng.
Bên cạnh việc sử dụng ba phương pháp phân tích trên, chúng tôi còn sử
dụng thủ pháp thống kê nhằm thống kê về số lượng, tần suất và tỉ lệ sử dụng
các thuật ngữ trong từng phạm trù cũng như đặc trưng định danh nhất định của
TNNH trong cả hai ngôn ngữ.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiện của luận án
Luận án có những đóng góp thiết thực về mặt lí luận và thực tế sau:
5.1 Về mặt lí luận
- Luận án xác định rõ những điểm giống nhau và khác nhau về con đường hình thành
cũng như phương thức cấu tạo của TNNH trong cả tiếng Anh và tiếng Việt.
- Luận án cũng chỉ ra những đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ ngân hàng tiếng
Anh và tương đương của chúng trong tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ góp

phần vào việc xây dựng lí thuyết chung về thuật ngữ học và lí luận về chuẩn và
chuẩn hóa thuật ngữ.
2


- Qua nghiên cứu về tương đương dịch thuật thuật ngữ ngân hàng ở cả hai ngôn
ngữ, chúng tôi sẽ góp phần làm rõ thêm luận điểm đại cương về tính quốc tế
của TNNH trong thời đại mới.
5.2 Về mặt thực tế
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phục vụ cho công tác biên
soạn và chỉnh lí tài liệu giảng dạy, nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành ngân
hàng. Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và học tiếng Anh ngân hàng tại Đại
học Ngoại Thương nói riêng và các cơ sở đào tạo giáo dục trong nước nói
chung.
6. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ ngân hàng trong tiếng Anh và
tương đương trong tiếng Việt.
Chương 3: Đặc điểm định danh của thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh, tương
đương của chúng trong tiếng Việt và đề xuất chuẩn hóa.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và Việt Nam
1.1.1.1. Nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ chuyên ngành trên thế giới
Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới gắn liền với ba trường phái như:
Trƣờng phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo: Đáng chú ý là các tranh
luận của Wuster (1931) về việc hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu thuật

ngữ, đưa ra một số nguyên tắc khi sử dụng thuật ngữ và chỉ ra những điểm
chính của phương pháp xử lí dữ liệu thuật ngữ. Leo Weisgeber (1975) cho rằng
đây là công trình quan trọng và là bước ngoặt của ngôn ngữ học ứng dụng.
Trƣờng phái thuật ngữ học của Cộng hòa Séc: Có thể nói, mối quan
tâm nhất của trường phái này là vấn đề chuẩn hóa các ngôn ngữ và chuẩn hóa
thuật ngữ như việc miêu tả cấu trúc và chức năng, trong đó họ cho rằng thuật
ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trƣờng phái nghiên cứu thuật ngữ của Xô Viết: Tiếp thu những
quan điểm từ hai trường phái trên, trường phái này cũng tập trung nghiên cứu
về vấn đề chuẩn hóa.
Nói tóm lại, khi nói tới hướng nghiên cứu thuật ngữ theo sự điều chỉnh
phù hợp với hệ thống ngôn ngữ, người ta không thể không nhắc tới ba trường
phái và cũng là ba cái nôi nghiên cứu thuật ngữ tiêu biểu và lớn nhất trên thế
giới nói trên.
3


1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Việc nghiên cứu thuật ngữ khoa học tiếng Việt ở Việt Nam được hình
thành từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX. Mặc dù thuật ngữ nói chung đã được
các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng, đạt được nhiều thành tựu lớn,
bằng chứng là hàng loạt cuốn từ điển thuật ngữ đối chiếu các ngôn ngữ nước ngoài
và tiếng Việt đã được xuất bản. Tuy nhiên, các công trình khảo cứu riêng về hệ
thống thuật ngữ của một chuyên ngành khoa học nhất định chưa nhiều. Để có thể
chuẩn hóa thuật ngữ toàn diện, cần có nhiều hơn nữa những công trình nghiên cứu
chuyên sâu về các chuyên ngành riêng biệt, nhằm tìm ra các đặc điểm bản chất của
mỗi tiểu hệ thuật ngữ, góp phần tạo nên những cơ sở khách quan cho việc chuẩn
hóa, thống nhất hệ thuật ngữ của từng chuyên ngành.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ngân hàng ở Anh và Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ngân hàng ở Anh

Thế kỷ 20 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Tiếng Anh chuyên
ngành. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, vào những năm 1950 cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ, tiếng Anh chuyên ngành phát triển mạnh và
việc sử dụng tiếng Anh tăng nhanh với tư cách như ngôn ngữ khoa học quốc tế.
Sau đà phát triển đó, Viện nghiên cứu thuật ngữ quốc tế (IITF) được
thành lập năm 1989 với trên 100 thành viên của khoảng hơn 10 quốc gia, trong
đó, Anh là một trong những thành viên hoạt động tích cực nhất nhằm thúc đẩy
công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo trong lĩnh vực thuật ngữ.
Đến thế kỷ 21, với sự tiến bộ nhanh như vũ bão của khoa học, kĩ thuật
đặt ra thức thách mới cho các thuật ngữ, chính điều này là động lực để hàng
ngàn cuốn từ điển chuyên ngành, giáo trình giảng dạy, các tạp chí, chuyên luận
đã được xuất bản, các thuật ngữ khoa học đã bắt đầu được xem xét nghiên cứu
theo từng chuyên môn nhất định. Holmstrom, J đã có công lớn trong việc phổ
biến thuật ngữ trên quy mô thế giới.
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ngân hàng ở Việt Nam
Kinh tế đóng một vai trò chủ chốt trong sự sống còn đối với bất kỳ
quốc gia nào, trong mối quan hệ liên ngành, ngân hàng đóng vai trò chủ chốt
hơn cả. Có nhiều luận văn, luận án và từ điển liên quan đến lĩnh vực kinh tế ra
đời. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ ngân hàng mới chỉ dừng
lại ở khảo quát, đánh giá tổng quát về lĩnh vực kinh tế nói chung, việc nghiên
cứu chuyên sâu và có quy mô lớn vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được các nhà khoa học,
các chuyên gia ngân hàng quan tâm.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Những vấn đề về thuật ngữ
1.2.1.1. Khái niệm thuật ngữ
Từ khi ra đời, thuật ngữ đã và luôn là vấn đề gây tranh cãi, có vô vàn
định nghĩa khác nhau gắn liền với các quan điểm khác nhau như:
4



Định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm
Với quan điểm định nghĩa thuật ngữ gắn liền với khái niệm, trước hết
phải kể đến các giả Xô Viết, Đanilenco (1977) cho rằng, “Thuật ngữ dù là từ
(ghép hoặc đơn) hay cụm từ đều là một kí hiệu mà một khái niệm tương ứng
với nó”, Tương tự, Đ.X Lôttê cũng chỉ ra hai mặt của một thuật ngữ: tổ hợp âm
thanh hoặc thành phần âm thanh và ý nghĩa gắn liền với tổ hợp âm thanh trong
phạm vi một hệ thống khái niệm. Theo đó “Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc
biệt của ngôn ngữ.”, điều này có nghĩa là thuật ngữ đều liên quan đến từ và cụm
từ cố định nhằm gọi tên chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng
thuộc các lĩnh vực chuyên môn chính xác.
Định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng
Đại diện cho trường phái định nghĩa này là G.O. Vinôkur quan điểm
rằng “Thuật ngữ không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc
biệt”. Ngoài ra, X.M. Burđin cũng đồng tình và nhấn mạnh tư tưởng trên của
Vinôgrađôp với nhận định “Thuật ngữ là đối tượng của định nghĩa, còn từ thông
thường là không phải vậy”.
Định nghĩa thuật ngữ trong sự phân biệt với các “từ ngữ phi thuật ngữ”
Khác với hai quan điểm trên về thuật ngữ, các nhà ngôn ngữ gắn liền với
quan niệm này cho rằng: khi định nghĩa thuật ngữ, điều quan trọng nhất là chỉ ra
được những điểm đặc trưng nhất thuộc bản thể của nó, nêu lên sự khác biệt với các
từ ngữ không phải là thuật ngữ.
Như vậy, theo các quan điểm trên, dù có nhiều cách tiếp cận khái niệm
thuật ngữ nhưng từ hướng tiếp cận nào, các tác giả trên đều đề cập tới hai vấn
đề quan trọng, chủ chốt là:
- Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ
- Biểu thị khái niệm, thuộc tính, đối tượng, sự vật, hiện tượng thuộc
lĩnh vực chuyên môn nhất định.
Đó cũng chính là cách hiểu của chúng tôi về khái niệm thuật ngữ và lấy đó
làm cơ sở để nghiên cứu trong luận án này.
1.2.1.2. Các tiêu chuẩn khi xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều tiêu chuẩn cho thuật ngữ, nhưng
có thể khái quát chúng lại thành các tiêu chuẩn như sau: tính khoa học, tính
quốc tế và tính dân tộc.
Tính khoa học
Tính khoa học được hiểu bao gồm tính chính xác, tính hệ thống và tính ngắn gọn
- Tính chính xác
Tính chính xác được tất cả các nhà khoa học trong và ngoài nước từ
trước đến nay thừa nhận là một yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với thuật ngữ.
- Tính hệ thống
5


Đây cũng là một đặc tính, phẩm chất cần thiết đối với thuật ngữ. Bất cứ
ngành khoa học nào cũng đều cần hệ thống các khái niệm gắn liền với thuật
ngữ, bất cứ thuật ngữ nào cũng là yếu tố cần thiết và quan trọng của hệ thống
thuật ngữ.

-

Tính ngắn gọn

Từ tính ngắn gọn, các nhà nghiên cứu mới đưa ra được tiêu chuẩn cụ thể
về số lượng yếu tố cấu tạo thuật ngữ.
Tính quốc tế
Trong thời đại toàn cầu hóa và quốc tế hóa hiện nay, tính quốc tế là một
yêu cầu tất yếu và vô cùng cần thiết, xét một cách tổng thể, thuật ngữ chính là
những từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học của trí tuệ, tri thức của nhân loại
nói chung.
Tính dân tộc
Nói đến tính dân tộc chính là nói đến hình thức của thuật ngữ, tính dân

tộc bao gồm nhiều khía cạnh: từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và chữ viết: Tất cả
các đặc điểm này đều phải phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ viết và đọc của
chính dân tộc đó.
1.2.1.3. Khái niệm về thuật ngữ ngân hàng
Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ ngân hàng, trong
luận án này chúng tôi sử dụng định nghĩa TNNH là “Những từ và cụm từ cố
định gọi tên chính xác các khái niệm và các đối tượng thuộc lĩnh vực ngân
hàng, gồm có các thuật ngữ chỉ chủ thể hoạt động ngân hàng, sản phẩm ngân
hàng, thuật ngữ chỉ các hoạt động ngân hàng và thuật ngữ chỉ các chứng từ bảo
đảm thanh toán” vì định nghĩa không chỉ bao quát toàn bộ nhiệm vụ và chức
năng của ngành ngân hàng, mà còn phù hợp với hướng phân tích và thuận lợi
khi xác định các phạm trù định danh của TNNH trong tiếng Anh và tiếng Việt.
1.2.2. Lí thuyết định danh với vấn đề xây dựng thuật ngữ
Các nhà ngôn ngữ học đã đề cập khá nhiều về mối liên hệ giữa thuật ngữ
và sự định danh. Việc đặt tên cho một sự vật, hiện tượng nào đó chính là quá trình
định danh. Hành vi định danh bao giờ cũng gắn với việc phân loại, và quá trình
định danh một sự vật, tính chất hay quá trình gồm hai bước, đó là quy loại khái
niệm và chọn đặc trưng khu biệt. Khi định danh, trong số rất nhiều đặc trưng của
một sự vật, hiện tượng, tính chất hay quá trình, người ta chỉ chọn đặc trưng tiêu
biểu nhất định của sự vật… khu biệt được với sự vật khác.
1.2.3 Lí thuyết dịch và tương đương dịch thuật
1.2.3.1 Khái niệm về dịch thuật
Từ khi ra đời, dịch thuật luôn đóng một vai trò quan trọng, dịch mang
lại cho con người tri thức mới. Tương đương (equivalence) là một khái niệm
chỉ trạng thái hoặc tính chất có giá trị ngang nhau, tức là ngang bằng về giá trị,
số lượng, ý nghĩa và tầm quan trọng. Khái niệm tương đương dịch thuật gắn
6


liền với lí thuyết dịch. Các quan điểm về tương đương dịch thuật hết sức đa dạng

và là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, đánh giá thảo luận theo nhiều khía cạnh
khác nhau và khó có thể đi đến một quan điểm hoàn toàn thống nhất trong lí thuyết
dịch. Chính vì vậy, để bảo đảm việc tương đương trong dịch thuật thì cần phải xây
dựng được những quan niệm rõ ràng về các kiểu tương đương trong dịch thuật.
1.2.3.2 Quan niệm về tương đương dịch thuật và các tiêu chí đảm bảo tương
đương của sản phẩm dịch thuật
Dựa vào định nghĩa dịch thuật và các tiêu chí đảm bảo dịch thuật nói
trên, chúng tôi sử dụng định nghĩa và tiêu chí của Nida, E. làm cơ sở lý thuyết
khi nghiên cứu: Dịch thuật chính là việc tiếp nhận ngôn ngữ theo cách tương
đương giữa văn bản nguồn và văn bản đích, tương đương dịch thuật phải đảm
bảo được các tiêu chí nhất định như; có nghĩa, hình thức diễn đạt dễ dàng, có
nguyên tắc và phản ứng tương tự.
Tiểu kết chƣơng 1
Qua việc tổng quan lại các nghiên cứu về thuật ngữ ngân hàng trong
tiếng Anh và tương đương của chúng trong tiếng Việt, có thể nhận thấy vấn đề
thuật ngữ nói chung và thuật ngữ ngân hàng nói riêng đã được các nhà nghiên
cứu trên thế giới nghiên cứu công phu, kỹ lượng. Tuy nhiên, tại Việt Nam,
nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ ngân hàng còn tương đối khiêm tốn. Hơn
nữa, qua tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể khẳng định, chưa có nghiên
cứu nào đề cập đến cấu tạo, đặc điểm hay các phạm trù định danh về THNH
trong tiếng Anh và tương đương trong tiếng Việt. Do vậy, có thể khẳng định đề
tài “Thuật ngữ ngân hàng trong tiếng Anh và các tương đương của chúng trong
tiếng Việt” là một đề tài mới, có ý nghĩa quan trọng cho công tác giảng dạy,
góp phần chuẩn hóa TNNH tiếng Việt.
Chƣơng 2
CẤU TẠO THUẬT NGỮ NGÂN HÀNG TRONG TIẾNG ANH VÀ
TƢƠNG ĐƢƠNG CỦA CHÚNG TRONG TIẾNG VIỆT
2.1. Cấu tạo của TNNH tiếng Anh và tƣơng đƣơng của chúng trong
tiếng việt.
2.1.1. Xác định hệ thuật ngữ ngân hàng

Hệ TNNH trong luận án này được xác định dựa trên quan điểm:
“TNNH là những từ và cụm từ cố định gọi tên chính xác các khái niệm và các
đối tượng thuộc lĩnh vực ngân hàng, gồm có các thuật ngữ chỉ chủ thể hoạt
động ngân hàng, thuật ngữ chỉ các hoạt động ngân hàng và thuật ngữ chỉ các
chứng từ bảo đảm thanh toán”.
7


2.1.2. Thành tố cấu thành thuật ngữ ngân hàng - ngữ tố
Theo cách tiếp cận của Nguyễn Thị Bích Hà (2000), chúng tôi cũng sử
dụng thuật ngữ “ngữ tố” (là yếu tố cấu tạo thuật ngữ) được coi là thành tố cấu
tạo trực tiếp cuối cùng của một thuật ngữ. Mỗi ngữ tố đều biểu hiện một khái
niệm thuật ngữ định danh trong một lĩnh vực nhất định. Do đó, mỗi ngữ tố đều
có nghĩa.
2.1.3 Các phương diện khảo sát
Trong chương này, chúng tôi sẽ dựa trên chính bản chất của yếu tố cấu tạo
TNNH để từ đó trả lời cho các câu hỏi: TNNH tiếng Anh được cấu tạo như thê
nào? Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ xem xét đặc điểm cấu tạo TNNH tiếng
Anh theo các nhóm thuật ngữ.
2.2. Số lượng ngữ tố cấu tạo thuật ngữ ngân hàng trong tiếng Anh và tiếng Việt
Chúng tôi đã tiến hành phân tích ngữ tố, phân loại thuật ngữ theo ngữ
tố cấu tạo và thu được số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.1: TNNH tiếng Việt và tiếng Anh xét theo số lƣợng ngữ tố
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Số ngữ tố
trong TNNH Số thuật ngữ
Tỉ lệ %
Số thuật ngữ
Tỉ lệ %

1 ngữ tố

590

21,77

201

7,2

2 ngữ tố
3 ngữ tố
4 ngữ tố
5 ngữ tố
Tổng

1138
852
120
10
2710

42,14
31,4
4,4
0,36
100%

1108
850

480
151
2790

39,73
30,47
17,2
5,64
100%

2.3. Phân tích đặc điểm cấu tạo và từ loại của thuật ngữ ngân hàng tiếng
Anh và tiếng Việt
2.3.1. Thuật ngữ có một ngữ tố
2.3.1.1. Thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh
a. Thuật ngữ ngân hàng là từ đơn.
Đây là nhóm thuật ngữ bao gồm một hình vị chính tố, chúng có thể là danh
từ, động từ hay tính từ.
b. Thuật ngữ ngân hàng là từ phái sinh
Từ phái sinh là từ được cấu tạo bằng phương thức kết hợp một số căn tố
(root) với phụ tố. Thành phần phụ tố có thể là tiền tố hoặc hậu tố.
c. Thuật ngữ ngân hàng là từ ghép
Đây là phương thức cấu tạo từ phổ biến của bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế
giới.

8


Bảng 2.2: Thống kê từ loại của TNNH tiếng Anh là từ
Thuật ngữ
Từ loại

Số lƣợng
Tỉ lệ %
Danh từ
376
13,8
Động từ
23
0,8
Từ đơn
Tính từ
16
0,59
Danh từ & Động từ
5
0,18
Tiền tố
40
1,47
Từ phái sinh
Hậu tố
84
3,09
Hậu tố và tiền tố
9
0,33
Từ ghép
38
1,4
Tổng
590/2710

21,67%
2.3.1.2. Thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt
Qua phân tích, có thể tổng hợp số liệu thống kê trên thành bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3: Thống kê cấu tạo và từ loại của TNNH tiếng Việt 1 ngữ tố
Thuật ngữ

Từ loại
Danh từ
Động từ
Tính từ
Danh từ
Động từ
Tính từ
Danh từ
Động từ
Tính từ

Số lƣợng
Tỉ lệ %
5
0,17
0
0
Từ đơn
0
0
15
1,45
10
0,36

Từ ghép đẳng
lập
0
0
135
0,53
33
1,18
Từ ghép
chính phụ
2
0,07
Tổng
201
7,2
2.3.2 Thuật ngữ ngân hàng có hai ngữ tố
2.3.2.1. Thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh
Có thể tổng hợp các TNNH Tiếng Anh hai ngữ tố bằng bảng sau:
Bảng 2.4: Thống kê cấu tạo và từ loại của TNNH tiếng Anh 2 ngữ tố
Thuật
Từ loại
Số lƣợng
Tỉ lệ %
ngữ
Danh từ + Danh từ
538
19,8
Tính từ+ Danh từ
13
5,1

Cụm
Phân từ quá khứ + Danh từ
230
8,2
danh từ
Phân từ hiện tại + Danh từ
148
5,4
Động từ + Danh từ
7
0,25
Danh từ + Phân từ hiện tại
36
1,29
Tính từ + Phân từ hiện tại
21
0,77
9


Thuật
ngữ

Từ loại

Số lƣợng

Tỉ lệ %

Động từ + phân từ hiện tại

3
0,1
Phân từ hiện tại + động từ
2
0,07
Danh từ sở hữu cách+ Danh từ 10
0,36
Danh từ sở hữu cách và tính từ 1
0,03
Liên từ và phân từ quá khứ
1
0,03
Cụm
Phân từ hiện tại + Tính từ
2
0,07
tính từ
Số từ + danh từ
1
0,03
Tổng
1138/2710
41,9%
2.3.2.2. Thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt
Bảng 2.5: Thống kê từ loại của TNNH tiếng Việt 2 ngữ tố
Thuật ngữ
Từ loại
Số lƣợng
Tỉ lệ %
Từ

ghép Danh từ
203
228
7,2
chính phụ
Động từ
20
1,71
Tính từ
5
0,17
Cụm
từ Danh từ
473
880
16,9
chính phụ
Động từ
251
8,9
Tính từ
156
5,5
40%
Tổng
1108/2790
2.3.3 Thuật ngữ có ba ngữ tố
2.3.3.1 Thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh
Trong số ba ngữ tố cấu tạo nên thuật ngữ, ngữ tố đứng sau cùng bao giờ
cũng đóng vai trò trung tâm mang ý nghĩa chính. Hai ngữ tố đứng trước mang ý

nghĩa bổ sung làm rõ ý nghĩa và phân loại thuật ngữ.
2.3.3.2 Thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt
Tất cả thuật ngữ này đều là cụm từ chính phụ, chiếm 100%, trong đó tất
cả thuật ngữ có cấu tạo là cụm danh từ.
2.3.4. Thuật ngữ có bốn ngữ tố
2.3.4.1 Thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh
Tất cả nhóm thuật ngữ này đều là cụm danh từ
2.3.4.2 Thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt
Tất cả nhóm thuật ngữ này đều có cấu tạo cụm từ ghép theo quan hệ
chính phụ. Trong đó, tất cả thuật ngữ đều là cụm danh từ, chiếm 17,2%.
2.3.5. Thuật ngữ có năm ngữ tố
2.3.5.1 Thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh
Số lượng TTNH tiếng Anh có cấu tạo 5 ngữ tố rất ít, toàn bộ đều là cụm từ
chính phụ.
2.3.5.2 Thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt
10


Tất cả thuật ngữ này có cấu tạo đều là cụm từ ghép chính phụ. Trong
đó, toàn bộ thuật ngữ là cụm danh từ.
2.4. Mô hình cấu tạo của thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh và tiếng Việt
Chúng tôi ký hiệu N là ngữ tố cấu tạo thuật ngữ; N1 là ngữ tố cấu tạo
thứ nhất, N2 là ngữ tố cấu tạo thứ hai.
2.4.1. Mô hình cấu tạo thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh
2.4.1.1 Mô hình cấu tạo 1
Đây là nhóm thuật ngữ có hai yếu tố ghép lại với nhau. Theo nguyên tắc
này, thành phần phụ làm định ngữ đứng trước, danh từ chính của định ngữ đứng
sau, do vậy các ngữ tố đứng ở vị trí thứ hai là: capture, payments, conduit đóng
vai trò là thành phần chính, cơ bản, chỉ khái niệm loại.
2.4.1.2 Mô hình cấu tạo 2

Các thuật ngữ thuộc nhóm này gồm có ba ngữ tố. Trật tự thành phần
chính phụ ngược lại với trật tự thành phần của các ngữ tố trong TNNH tương
đương của tiếng Việt. Các ngữ tố đứng ở vị trí thứ hai kết hợp với các ngữ tố ở
vị trí đầu tạo thành cụm từ chính phụ,
2.4.1.3 Mô hình cấu tạo 3
Các thuật ngữ này đều do ba ngữ tố cấu tạo nên. Ngữ tố đứng thứ ba luôn
là ngữ tố chính, mang nghĩa khái quát chỉ khái niệm loại, các ngữ tố thứ nhất
và ngữ tố thứ hai phụ nghĩa cho ngữ tố thứ ba. Kết hợp của các ngữ tố thứ hai
và các ngữ tố thứ nhất được thêm vào trước ngữ tố thứ ba, biểu hiện được lựa
chọn làm cơ sở để định danh khái niệm mà thuật ngữ biểu hiện.
2.4.1.4 Mô hình cấu tạo
Mô hình này có 4 ngữ tố, các ngữ tố đứng trước ngữ tố thứ tư nhằm cụ thể
hóa và làm rõ nghĩa cho ngữ tố thứ tư.
2.4.1.5 Mô hình cấu tạo 5
Nhóm thuật ngữ này có bốn ngữ tố cấu tạo nên. Tổ hợp gồm các ngữ tố thứ
nhất và ngữ tố thứ hai cụ thể hóa đặc điểm, tính chất, thuộc tính cho khái niệm
hoặc đối tượng mà tổ hợp ngữ tố thứ ba và thứ tư biểu đạt.
2.4.1.6 Mô hình cấu tạo 6
Các thuật ngữ này gồm năm ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố trực tiếp và gián tiếp kết hợp với nhau.
2.4.1.7 Mô hình cấu tạo 7
Các thuật ngữ trên gồm sáu ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố hỗ trợ nhau.
2.4.1.8 Mô hình cấu tạo 8
Các thuật ngữ trên gồm tám ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau.
Từ số liệu trên, cho thấy rằng TNNH tiếng Anh có cấu tạo ngắn gọn và
kết cấu chặt chẽ và ngắn gọn.
11



2.4.2 Mô hình cấu tạo của thuật ngữ ngân hàng trong tiếng việt
2.4.2.1 Mô hình cấu tạo 1
Đây là mô hình cấu tạo gồm 2 ngữ tố. Mô hình này có hai dạng sau đây:
a. Đây là nhóm thuật ngữ gồm hai ngữ tố kết hợp với nhau. Các ngữ tố thứ hai
này cụ thể hóa ý nghĩa các ngữ tố thứ nhất.
b. Đây là nhóm thuật ngữ gồm hai ngữ tố kết hợp với nhau. Tỉ lệ này chiếm rất
ít trong các thuật ngữ được khảo sát. Vai trò của 2 ngữ tố ngang hàng nhau, có
thể tách để tạo ra từ khác.
2.4.2.2 Mô hình cấu tạo 2
Đây là mô hình cấu tạo gồm 3 ngữ tố. Mô hình này có các dạng sau đây:
a. Tổ hợp các ngữ tố thứ hai và ba này nêu đặc trưng bản chất được chọn làm cơ sở
định danh khái niệm mà thuật ngữ biểu hiện.
b. Tổ hợp các ngữ tố thứ hai và ba này nêu đặc trưng bản chất được chọn làm
cơ sở định danh khái niệm mà thuật ngữ biểu hiện. Trong các TNNH gồm ba
ngữ tố được cấu thành theo mô hình 2, ngữ tố đầu tiên luôn là ngữ tố chính,
mang tính khái quát. Các ngữ tố thứ hai và thứ ba kết hợp với nhau theo quan
hệ chính phụ hoặc đẳng lập để định ngữ cho ngữ tố thứ nhất.
2.4.2.3 Mô hình cấu tạo 3
Đây là mô hình cấu tạo gồm 4 ngữ tố. Mô hình này có các dạng sau đây:
a. Các ngữ tố tạo thành tổ hợp chính phụ để xác định và cụ thể hóa về ý nghĩa
cho cả tổ hợp gồm ngữ tố thứ nhất kết hợp với ngữ tố thứ hai.
b. Các ngữ tố thứ hai, thứ ba, thứ tư được kết hợp với nhau theo trật tự chính
phụ như đã nêu để xác định về ý nghĩa cho ngữ tố thứ nhất của thuật ngữ.
c. Các ngữ tố tạo thành các thành tố phụ định ngữ, cụ thể hóa đặc điểm, tính chất
cho cả tổ hợp gồm ngữ tố thứ ba kết hợp với ngữ tố thứ nhất và ngữ tố thứ hai.
2.4.2.4 Mô hình cấu tạo 4
Đây là mô hình cấu tạo gồm 5 ngữ tố. Mô hình này có các dạng sau đây:
a. Các thuật ngữ trên gồm năm ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau.

b Các thuật ngữ trên gồm năm ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau.
c. Các thuật ngữ trên gồm năm ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau.
2.4.2.5 Mô hình cấu tạo 5
Đây là mô hình cấu tạo gồm 6 ngữ tố. Mô hình này có các dạng sau đây:
a. Các thuật ngữ trên gồm sáu ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau.
b. Các thuật ngữ trên gồm sáu ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau.
12


c Các thuật ngữ trên gồm sáu ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau.
d. Các thuật ngữ trên gồm sáu ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau.
e.Các thuật ngữ trên gồm sáu ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra thành
hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau
2.4.2.6 Mô hình cấu tạo 6
Đây là mô hình cấu tạo gồm 7 ngữ tố. Mô hình này có các dạng sau đây:
a. Các thuật ngữ trên gồm bảy ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau
b. Các thuật ngữ trên gồm bảy ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra
thành hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau.
2.4.2.7 Mô hình cấu tạo 7
Các thuật ngữ trên gồm 9 ngữ tố kết hợp với nhau, có thể được phân ra thành
hai thành tố trực tiếp hỗ trợ nhau. Chúng tôi tổng hợp số lượng mô hình cấu tạo
thuật ngữ ngân hàng thành bảng sau:
Bảng 2.6: Thống kê mô hình cấu tạoTNNH trong tiếng Anh và tiếng Việt

Tiếng Anh
Tiếng Việt
TT
Mô hình
Số lƣợng
Tỉ lệ %
Số lƣợng
Tỉ lệ %
1 ngữ tố
420
15,5%
TNNH là từ
2 ngữ tố
132
4,63%
3 ngữ tố
38
1,4%
1
TNNH có từ 2 ngữ tố trở lên
2
Mô hình 1
1222
45
1145
41,03
Mô hình 2
393
14,5
745

26,7
Mô hình 3
247
9,1
474
16,9
Mô hình 4
200
7,3
398
14,2
Mô hình 5
42
1,54
23
1,07
Mô hình 6
10
0,36
4
0,14
Mô hình 7
6
0,22
1
0,036
Tổng cộng: (1)+(2)
2710
100%
2790

100%
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, luận án đã phân tích cấu tạo thuật ngữ ngân hàng
trong tiếng Anh và tương đương của chúng trong tiếng Việt trên cả 4 phương
diện: thành tố cấu tạo, số lượng ngữ tố, đặc điểm từ loại và mô hình cấu tạo.
Trên cơ sở kết quả phân tích, luận án đã đối chiếu các TNNH tiếng Anh và
tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt.

13


Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH THUẬT CỦA NGỮ NGÂN HÀNG TIẾNG
ANH VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT
3.1. Những con đƣờng tạo nên thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh và tiếng Việt
Nhìn một cách tổng quát, dựa trên kết quả khảo sát, căn cứ vào phương thức
xây dựng thuật ngữ như các nhà ngôn ngữ đã nêu trên, chúng tôi thấy rằng cũng
như các ngôn ngữ khác, TNNH tiếng Anh và tiếng Việt được hình thành theo hai
phương thức cơ bản sau:
3.1.1 Con đường hình thành thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh
3.1.1.1 Thuật ngữ hóa từ toàn dân
Trong thuật ngữ nói chung và TNNH tiếng Anh nói riêng, có rất nhiều từ, cụm
từ mà các nhà khoa học đã cố ý đưa ra định nghĩa rõ ràng, nhưng có một nhóm từ vẫn
hay bị người ngoài ngành hiểu sai, đó là những nhóm TNNH tiếng Anh đã được tạo
ra bằng cách dùng những từ thông thường trong đời sống hằng ngày.
1.2.3.2 Tạo thuật ngữ ngân hàng trên ngữ liệu vốn có
Bên cạnh thuật ngữ hóa từ ngữ toàn dân, sử dụng thuật ngữ sẵn có để
cấu tạo các thuật ngữ mới cũng là cách rất phổ biến để mở rộng vốn từ. Có ba
cách hình thành thuật ngữ mới trên cơ sở ngữ liệu vốn có như sau: Phương thức
thêm phụ gia, Phương thức ghép (kết hợp các từ hiện có thành từ mới) và

Phương thức chuyển từ loại: Chính là phương thức thay đổi chức năng ngữ
pháp, từ loại
1.2.3.3 Vay mượn thuật ngữ nước ngoài
Bên cạnh hai con đường trên, trong thời đại toàn cầu hóa, vay mượn thuật
ngữ nước ngoài là xu thế tất yếu đối với sự phát triển của bất cứ thuật ngữ
nào, TNNH cũng nằm trong quy luật đó. Thuật ngữ ngân hàng vay mượn
dựa trên ba con đường sau: Thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh có nguồn gốc
Latinh. Thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và
vay mượn từ tiếng Pháp
3.1.2. Con đường hình thành thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt
Cũng giống như TNNH tiếng Anh, TNNH tiếng Việt cũng được hình
thành từ những con đường sau:
3.1.2.1 Thuật ngữ hóa từ toàn dân
“Con đường thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường (hay từ toàn dân) là
con đường biến đổi và phát triển nghĩa của từ để tạo ra một nghĩa mới (nghĩa
thuật ngữ). Thực chất, nghĩa thuật ngữ đó là một nghĩa phái sinh trên cơ sở
nghĩa ban đầu của từ ngữ thông thường hoặc trên cơ sở một hay một vài nét
nghĩa cơ bản trong cấu trúc biểu niệm của từ.”
3.1.2.2 Những cách tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài trong TNNH tiếng Việt
14


Cũng giống như TNNH tiếng Anh, TNNH tiếng Việt trong bối cảnh toàn
cầu hóa cũng vay mượn từ các thuật ngữ nước ngoài nhằm mở rộng vốn từ của
mình, cụ thể bằng các cách sau: Phiên âm, sao phỏng ngữ nghĩa và giữ nguyên
dạng
3.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ ngân hàng
Khi nghiên cứu đặc điểm định của TNNH, chúng tôi đi sâu vào 2 yếu tố:
đó là kiểu ngữ nghĩa và cách thức biểu thị.
3.2.1. Đặc điểm định danh của thuật ngữ ngân hàng xét theo kiểu ngữ nghĩa

của thuật ngữ
TNNH được chia ra làm hai loại là tên gọi trực tiếp của khái niệm và tên
gọi gián tiếp (kết quả của quá trình thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường), hay tên
gọi rộng và tên gọi hẹp. Số lượng thuật ngữ ngân hàng là tên gọi trực tiếp
chiếm số lượng lớn trong cả hai ngôn ngữ.
3.2.2 Đặc điểm định danh của thuật ngữ ngân hàng xét theo cách thức biểu
thị của thuật ngữ
1. Luận án xác định hệ TNNH tiêu biểu gồm các phạm trù tổng quát sau;
2. Thuật ngữ chỉ các chủ thể tiến hành hoạt động ngân hàng.
3. Thuật ngữ chỉ chứng từ bảo đảm, thanh toán ngân hàng.
4. Thuật ngữ chỉ hoạt động ngân hàng.
3.3. Phạm trù định danh thuật ngữ ngân hàng
3.3.1. Phạm trù định danh thuật ngữ chỉ các chủ thể tiến hành hoạt động
ngân hàng
3.3.1.1 Thuật ngữ chỉ khách hàng; phạm trù này chỉ có các đặc trưng sau: đặc
điểm khách hàng, xuất xứ khách hàng, kiểu loại khách hàng
3.3.1.2 Thuật ngữ chỉ nhân viên ngân hàng; phạm trù này chỉ có 1 định danh
duy nhất là: Chức năng nhiệm vụ của nhân viên
3.3.1.3 Thuật ngữ chỉ cá nhân quản lý giao dịch trong ngân hàng: phạm trù này
chỉ có ba định danh theo các đặc trưng sau: Bộ phận công việc được phụ trách
và nhóm người phụ trách và ngành nghề kinh doanh.
3.3.1.4 Thuật ngữ chỉ tổ chức tham gia giao dịch ngân hàng: phạm trù này chỉ
có hai định danh theo các đặc trưng sau: Lĩnh vực hoạt động và phạm vi, quy
mô, tổ chức hoạt động ngân hàng:
3.3.1.5 Thuật ngữ chỉ các cá nhân, tổ chức hoạt động trung gian: phạm trù này
có ba đặc trưng sau: Theo chức năng của các cá nhân, tổ chức, lĩnh vực hoạt
động, hỗ trợ.
3.3.1.6 Thuật ngữ chỉ các kiểu ngân hàng: phạm trù này có ba đặc trưng sau:
Phạm vi - quy mô tổ chức, chức năng - phương thức hoạt động và địa điểm, vị
trí tọa lạc:

3.3.1.7 Thuật ngữ chỉ tổ chức, cá nhân đại diên trong ngân hàng: phạm trù này có
các đặc trưng sau: Đơn vị kinh doanh ngân hàng hoặc cá nhân ủy quyền đại diện:
15


3.3.1.8 Thuật ngữ chỉ đại lý ngân hàng: Phạm trù này có một đặc trưng cơ bản
nhất là: Dạng hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Bảng 3.1. Phạm trù định danh thuật ngữ chỉ chủ thể ngân hàng trong tiếng
Anh và tiếng Việt
TT Mô hình
Đặc trƣng định danh
Tiếng Anh
Tiếng Việt

1

Khách
hàng

2

Nhân viên
ngân hàng

3

Cá nhân
quản lý
ngân hàng


4

6

7

8

Đặc điểm khách hàng
Xuất xứ khách hàng
Kiểu loại khách hàng
Tổng
Chức năng, nhiệm vụ
của nhân viên
Tổng
Bộ phận công việc
được phụ trách
Nhóm người phụ trách
Ngành nghề kinh doanh
Tổng
Lĩnh vực hoạt động.

Cá nhân,
tổ chức
tham gia
kinh doanh Tổng
ngân hàng
Ngân hàng Phạm vi, quy mô tổ
chức
Địa điểm hoạt động

phương thức hoạt động
Tổng
Tổ chức cá Đơn vị kinh doanh
nhân đại
ngân hàng, cá nhân ủy
diện trong quyền đại diện
ngân hàng Tổng
Đại lý
Hoạt động kinh doanh
ngân
Tổng
hàng
16

Số
Thuật
Ngữ
32
12
07
51
75

Tỉ
lệ %
1,14
0,43
0,25
1,72
2,68


Số
Thuật
Ngữ
35
14
09
58
96

Tỉ
lệ %
1,2
0.03
0,03
1,26
3,29

75
32

2,68
1,15

96
25

3,29
0,85


20
43
95
95

0,71
1,54
3,40
3,4

25
55
105
105

0,85
1,89
3,59
3,6

95

3,4

105

3,6

32


1,15

33

1,09

132
29
742
7

4,9
1,03
7,08
0,25

142
42
892
9

4,8
1,44
7,33
0,3

7
15
22


0,25
0,53
0,78

9
17
26

0,3
0,58
0,88


3.3.2 Phạm trù chỉ các chứng từ bảo đảm, thanh toán ngân hàng trong tiếng
Anh và tiếng Việt
3.3.2.1. Thuật ngữ chỉ bảo hiểm phạm trù này có các đặc trưng cơ bản là đối
tượng được bảo hiểm.
3.3.2.2. Thuật ngữ chỉ các loại thẻ phạm trù này có các đặc trưng cơ bản là
mục đích sử dụng, thời gian và chức năng.
3.3.2.3. Thuật ngữ chỉ các loại phí phạm trù này có các đặc trưng cơ bản là
đặc điểm giá.
3.3.2.4. Thuật ngữ chỉ các loại séc phạm trù này có các đặc trưng cơ bản là
chức năng.
3.3.2.5. Thuật ngữ chỉ các loại các loại chứng chỉ, giấy tờ: phạm trù này có các
đặc trưng cơ bản sau như loại giấy tờ, thông báo và cấp phép.
3.3.2.6. Thuật ngữ chỉ các loại tài khoản: phạm trù này có một đặc trưngduy
nhất là đặc điểm.
3.3.2.7. Thuật ngữ chỉ các loại tiền; phạm trù này có các đặc trưng sau: loại,
chất liệu, sức mạnh, đặc điểm.
3.3.2.8. Thuật ngữ chỉ các loại điều khoản; phạm trù này có một đặc trưng duy

nhất là đặc điểm.
Bảng 3.2: Phạm trù chỉ các chứng từ bảo đảm, thanh toán ngân hàng trong
tiếng Anh và tiếng Việt
T
T

1

Mô hình

2

Thuật ngữ chỉ bảo
hiểm
Thẻ

3

Phí

4

Séc

Đặc trưng định
danh

Đối tượng
Tổng
Mục đích

Thời gian
Chức năng
Tổng
Đặc điểm giá
Tổng
Chức năng
Tổng
17

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Số
Thuật
Ngữ
45
45
25
5
15
45
36
36
29
29

Số
Thuật
Ngữ

47
47
29
6
17
5,1
47
47
31
31

Tỉ
lệ %
1,66
1,66
0,92
0,18
0,55
1,65
1,32
1,32
0,036
0,036

Tỉ
lệ %
1,61
1,61
0,99
0,22

0,58
2,12
1,61
1,61
1,06
1,06


5

6
7

8

Chứng chỉ, giấy tờ Chứng nhận
Thông báo
Cấp phép
Tổng
Tài khoản
Đặc điểm
Tổng
Tiền
Loại
Chất liệu
Sức mạnh
Đặc điểm
Tổng
Điều khoản
Đặc điểm

Tổng

31
23
123
177
47
47
67
53
5
35
160
41
41

1,14
0,84
4,5
6.48
1,73
1,73
2,47
1,9
0,18
1,29
5.84
1,51
1,51


35
25
131
191
48
48
68
58
35
37
198
42
42

1,2
0,85
4,5
6.55
1,64
1,64
2,3
1,99
1,29
1,27
6.85
1,44
1,44

3.3.3. Phạm trù định danh của từng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng
3.3.3.1 Thuật ngữ chỉ hoạt động quản lý trong ngân hàng; phạm trù này có một

đặc trưng cơ bản nhất là đặc điểm.
3.3.3.2 Thuật ngữ chỉ hoạt động huy động vốn; phạm trù này có một đặc trưng
cơ bản nhất là: đặc điểm:
3.3.3.3Thuật ngữ chỉ hoạt động tín dụng; phạm trù này có một đặc trưng cơ bản
nhất là chức năng:
3.3.3.4 Thuật ngữ chỉ hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài; phạm trù này chỉ
có một chức năng duy nhất là chức năng của hoạt động.
Bảng 3.3: Phạm trù định danh thuật ngữ chỉ hoạt động cụ thể trong lĩnh
vực ngân hàng của TNNH trong tiếng Anh và tiếng Việt
Đặc trƣng Tiếng Anh
Tiếng Việt
định danh
Số
Tỉ
Số
Tỉ lệ %
Thuật lệ %
Thuật
Ngữ
Ngữ
1
Hoạt động quản lí
Đặc điểm 35
1,29
38
1,30
2
Huy động vốn
Đặc điểm 17
0,62

25
0,85
3
Hoạt động tín dụng Chức năng 47
1,73
49
1,68
4
Hoạt động chuyển Chức năng 43
1,58
45
1,54
tiền ra nước ngoài
Tổng
142
5,2% 157
5,37%
3.4 Các kiểu tƣơng đƣơng trong TNNH tiếng Anh và tiếng Việt
3.4.1 Phân tích tương đương dịch thuật thuật ngữ ngân hàng theo loại đơn vị
cấu tạo thuật ngữ
18
TT

Mô hình


Căn cứ vào định nghĩa tương đương dịch thuật, qua ngữ liệu khảo sát,
chúng tôi thấy thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh và tiếng Việt có các kiểu tương
đương chính sau:
3.4.1.1. Tương đương 1//1

Tƣơng đƣơng từ - từ
Tương đương từ - từ được hiểu là một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh
là từ có một TNNH tiếng Việt tương đương cũng là từ.
Tƣơng đƣơng từ - ngữ
Tương đương từ - ngữ được hiểu là một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh
là từ có một thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt tương đương là ngữ.
Tƣơng đƣơng ngữ - từ
Tương đương ngữ - từ được hiểu là một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh
là ngữ có một thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt tương đương là từ.
Tƣơng đƣơng ngữ - ngữ
Tương đương ngữ - ngữ được hiểu là một thuật ngữ ngân hàng tiếng
Anh là ngữ có một thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt tương đương là ngữ.
Bảng 3.4: Kiểu tƣơng đƣơng 1//1 của thuật ngữ TANH
tiếng Anh và tiếng Việt
Tiếng Việt
Từ
Ngữ
Tiếng Anh
Từ
Ngữ

195

123

135

1080

3.4.1.2. Tương đương 1 // >1

Tƣơng đƣơng từ - từ
Tương đương từ - từ được hiểu là một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh là từ
có nhiều hơn một thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt tương đương là từ.
Tƣơng đƣơng từ - ngữ
Tương đương ngữ - ngữ được hiểu là một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh là
từ có nhiều hơn một thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt tương đương là ngữ.
Tƣơng đƣơng ngữ - từ
Tương đương ngữ - ngữ được hiểu là một thuật ngữ ngân hàng tiếng
Anh là ngữ có nhiều hơn một thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt là từ
19


Tƣơng đƣơng ngữ - ngữ
Tương đương ngữ - ngữ được hiểu là một thuật ngữ ngân hàng tiếng
Anh là ngữ có nhiều hơn một thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt là ngữ.
Bảng 3.5: Kiểu tƣơng đƣơng 1// > 1 của thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh và
tiếng Việt
Tiếng Việt
Từ
Ngữ
Tiếng Anh
815
213
Từ
23
219
Ngữ
3.4.2. Phân tích tương đương dịch thuật thuật ngữ ngân hàng theo số lượng
đơn vị
Qua số liệu khảo sát thuật ngữ, chúng tôi thấy có 7 mức tương đương

trong khi dịch thuật ngữ ngân hàng từ tiếng Anh sang tiếng Việt; Sau đây là
những miêu tả cụ thể:
Tỉ lệ tƣơng đƣơng 1:1
Một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh có một thuật ngữ ngân hàng tiếng
Việt tương đương:
Tỉ lệ tƣơng đƣơng 1:2
Một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh có hai thuật ngữ ngân hàng tiếng
Việt tương đương:
Tỉ lệ tƣơng đƣơng 1:3
Một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh có ba thuật ngữ ngân hàng tiếng
Việt tương đương:
Tƣơng đƣơng 1:4
Một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh có bốn thuật ngữ ngân hàng tiếng
Việt tương đương:
Tƣơng đƣơng 1:5
Một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh có năm thuật ngữ ngân hàng tiếng
Việt tương đương:
Tƣơng đƣơng 1:6
Một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh có sáu thuật ngữ ngân hàng tiếng
Việt tương đương:
Tƣơng đƣơng 1:7
Một thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh có bảy thuật ngữ ngân hàng tiếng
Việt tương đương:
20


Bảng 3.6: Tỉ lệ tƣơng đƣơng theo số lƣợng đơn vị của thuật ngữ
ngân hàng tiếng Anh và tiếng Việt
Số thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh
có tƣơng đƣơng

1
Anh 1:1 Việt
421
2.
Anh 1:2 Việt
833
3
Anh 1:3 Việt
757
4
Anh 1:4 Việt
474
5
Anh 1:5 Việt
98
6
Anh 1:6 Việt
77
7
Anh 1:7 Việt
50
TỔNG
2710
3.5.Tiêu chí chuẩn hóa và chỉnh lí hệ thuật ngữ
3.5.1 Định nghĩa chuẩn và chuẩn hóa
Theo cách hiểu của chúng tôi: chuẩn hóa chính là quá trình tạo ra những quy
định rõ ràng khi sử dụng đúng một đơn vị ngôn ngữ trong từng hoàn cảnh giao tiếp
nhất định. Những quy định tiêu chuẩn này sẽ giúp chúng tôi giải quyết các vấn đề về
chuẩn hóa TNNH tiếng Việt.
3.5.2 Các tiêu chí khi chỉnh lí hệ thuật ngữ

Khi chỉnh lí hệ thuật ngữ, chúng tôi theo quan điểm của Reformatxki và
Sager: cần chú ý tới khái niệm về các sự vật, hiện tượng mà nó gọi tên, phải lôi
kéo được sự tham gia của cộng đồng và các nhà chuyên môn có liên quan, và
phải có sự hợp tác của cả các cơ quan hữu quan và của chính phủ
3.6 Thực trạng TNNH tiếng Việt trong quá trình dịch và đề xuất chuẩn hóa.
3.6.1 Thực trạng TNNH tiếng Việt trong quá trình chuyển dịch
Trong quá trình chuyển dịch TNNH, qua khảo sát chúng tôi thấy có những vấn
đề phổ biến sau:
- Một thuật ngữ thường có nhiều nghĩa hay nhiều thuật ngữ đồng nghĩa.
- Dùng khẩu ngữ, từ địa phương trong quá trình dịch.
- Sử dụng hư từ thừa.
- Từ ngữ dịch dài dòng, nặng về miêu tả.
3.6.2. Một số ý kiến đề xuất về xây dựng và chuẩn hoá hệ thống thuật ngữ
ngân hàng tiếng Việt trên phương diện ý nghĩa và phương thức định danh.
Dựa trên số liệu về kiểu tương đương và những nguyên tắc nhất định khi
xây dựng và chỉnh lý hệ thuật ngữ, chúng tôi có những kiến nghị sau đối với
việc xây dựng TNNH tiếng Việt:
- Thuật ngữ đồng nghĩa.
Các thuật ngữ này cùng một khái niệm trong thuật ngữ gốc nhưng có
quá nhiều cách dịch khác nhau, có thuật ngữ lên đến 7 hay 8 thuật ngữ đồng
STT

Tỉ lệ tƣơng đƣơng

21


nghĩa cho 1 khái niệm gốc. Sau đây là một số đề xuất với nhóm thuật ngữ đồng
nghĩa.
- Thuật ngữ dùng từ địa phƣơng

Khi dịch thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh, chúng tôi thấy có những
trường hợp dùng từ địa phương, hay chính là cách dùng từ ngữ chuyển khẩu
ngữ, cách dùng này làm mất đi tính khoa học của thuật ngữ nên cần phải chỉnh
lí, các thuật ngữ địa phương phổ biến là: gởi, dở, trễ …nên chỉnh lí và thay thế
bằng từ ngữ toàn dân tương ứng để đảm bảo tính khoa học của thuật ngữ.
- Thuật ngữ chƣa gọi tên chính xác khái niệm,
Đối với các thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh được dịch không chính xác sang
tiếng Việt. Để có được tên gọi chính xác cho khái niệm của thuật ngữ gôc, nên có sự
trao đổi với các chuyên gia ngân hàng, tìm ra được nghĩa xá thực, chuẩn nhất.
- Thuật ngữ dài dòng, cồng kềnh mang nặng tính miêu tả do dùng
hƣ từ
Khi dịch thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh sang tiếng Việt, nhiều thuật
ngữ được dịch bằng cách miêu tả, do đó hình thức dài, làm mất tính hệ thống về
thuật ngữ . Để đảm bảo tính ngắn gọn, định danh của thuật ngữ, nên bỏ các kết
từ và các từ không cần thiết như: có, các, và, là, những, của, cho, trong..
Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những con đường hình thành,
đặc điểm định danh cũng như các kiểu tương đương của hệ TNNH tiếng Anh
và tương đương của chúng tiếng Việt. Từ thực trạng vềTNNH chưa đạt chuẩn,
chúng tôi có đưa ra những giải pháp khi chuyển dịch cho nhóm thuật ngữ này.
KẾT LUẬN
Trong luận án này, chúng tôi đã chọn hệ thống thuật ngữ TNNH tiếng
Anh làm đối tượng để khảo sát, nghiên cứu và đánh giá cách chuyển dịch thuật
ngữ của chúng sang tiếng Việt; từ đó đưa ra giải pháp hữu ích cho việc đánh giá
quá trình dịch chuyển này với mục đích nhằm xây dựng và chuẩn hóa TNNH
tiếng Việt ở Việt Nam. Trên cơ sở các nội dung đã nghiên cứu, chúng tôi có thể
nêu lên những kết luận sau đây:
Trên cơ sở những vấn đề lí luận chung nhất về thuật ngữ cuả các nhà ngôn
ngữ học trên thế giới cũng như trong nước, luận án đã xác định được định nghĩa
TNNH và tập trung nghiên cứu các vấn đề:

+ Đặc điểm cấu tạo (ngữ tố cấu tạo+ mô hình cấu tạo) và đặc điểm định
danh của TNNH
+ Đánh giá về các khả năng tương đương của TNNH từ tiếng Anh sang
tiếng Việt.
22


Qua ngữ liệu nghiên cứu 2710 TNNH tiếng Anh và 2790 TNNH tiếng Việt
cho thấy
+ Xét về cấu tạo: Các thuật ngữ của hệ TNNH tiếng Anh và tiếng Việt
có tỉ lệ mỗi từ loại xấp xỉ như nhau, chủ yếu là danh từ và cụm danh từ. Số
TNNH là động từ và cụm động từ chiếm tỉ lệ ít. Số thuật ngữ là tính từ hay cụm
tính từ ít nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp tỉ lệ thực tế của các từ loại thực từ
trong mỗi ngôn ngữ. Danh từ luôn luôn chiếm số lượng nhiều nhất, sau đó đến
động từ và ít nhất là tính từ. Ngoài ra, đa số các TNNH tiếng Anh và tiếng Việt
có cấu tạo từ 1 đến 5 ngữ tố. Phổ biến nhất ở cả hai ngôn ngữ là dạng thuật ngữ
được cấu tạo từ 2 đến 3 ngữ tố Trong khi đó, số thuật ngữ có từ 4 thành tố trở
lên giảm tương đối đối với TNNH tiếng Anh. Ở cả hai ngôn ngữ, thuật ngữ hai
ngữ tố chiếm tỉ lệ cao nhất; số thuật ngữ bốn ngữ tố đứng thứ hai; số thuật ngữ
ba ngữ tố đứng thứ ba; số thuật ngữ một ngữ tố đứng thứ tư; số thuật ngữ năm
ngữ tố đứng ở vị trí thứ năm. Điều đáng chú ý là số thuật ngữ sáu và bảy ngữ tố
không tồn tại ở cả hai ngôn ngữ.
+ Xét về mô hình cấu tạo: Qua phân tích ngữ liệu, luận án đã tiến hành
phân tích và miêu tả 9 mô hình cấu tạo của TNNH tiếng Anh và TNNH tiếng
Việt. Sở dĩ số lượng mô hình ở hai hệ thuật ngữ này có số lượng lớn là do sự
khác nhau về đặc điểm ngữ pháp và phương thức cấu tạo từ ở hai ngôn ngữ.
Những mô hình cấu tạo TNNH ở mỗi ngôn ngữ gợi ý cho chúng ta những định
hướng trong việc khảo sát, đánh giá về tương đương dịch thuật ngữ ở hai dạng
ngôn ngữ này còn đang ở trong tình trạng chưa thống nhất.
+ Xét về đặc điểm định danh: Luận án đã phân loại TNNH tiếng Anh

và tiếng Việt thành 3 phạm trù nội dung ngữ nghĩa và 12 đặc trưng khác nhau
với những miêu tả, thống kê so sánh cần thiết ở mỗi loại phạm trù, mô hình. Kết
quả phân loại TNNH tiếng Anh và tiếng Việt đã cho thấy sự phong phú cũng như
tính hệ thống cao của hai hệ thuật ngữ này. Đồng thời qua sự phân tích trên, thuật
ngữ TNNH không chỉ là những từ, ngữ chuyên môn của riêng ngành ngân hàng mà
còn là tri thức, là hệ thống các khái niệm phản ánh trình độ phát triển và tính đặc
thù của ngành này.
Luận án đã đánh giá thực trạng tương đương dịch thuật của TNNH tiếng Anh
và tương đương sang tiếng Việt. Cụ thể là:
+ Xác định khái niệm về tương đương và tương đương dịch thuật, tạo nền móng
phân tích những vấn đề tương đương của TNNH tiếng Việt.
+ Thông qua ngữ liệu, dựa vào lí thuyết tương đương dịch thuật ngữ, luận án đã xác
định và giới hạn được hai kiểu tương đương chính được sử dụng cho hệ TNNH,
phân loại TNNH tiếng Anh và tiếng Việt theo cấp độ tổ chức là từ- ngữ và phân
loại tương đương TNNH tiếng Anh và tiếng Việt theo số lượng thuật ngữ tương
đương.
23


×