Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Chuyên đề: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………
TRƯỜNG THPT NGUYỄN …………..

Chuyên đề:

THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI
NHẬN THỨC

Bô môn: Giáo dục công dân – Lớp 10.
Tác giả: ………………………….
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT ……………..

Tháng 12. 2018

1


KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Chuyên đề:
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
A. Mục tiêu của chuyên đề:
- Về kiến thức: HS hiểu thế nào là nhận thức, thế nào là thực tiễn, vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức.
- Về kĩ năng: Giải thích được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lấy được các ví
dụ trong thực tiễn để chứng minh.
- Về thái độ: Có ý thức khắc phục tình trạng chỉ học lí thuyết mà không biết thực
hành, luôn biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống để những kiến thức thu
nhận được trở nên có ích.
- Các năng lực hướng tới: Năng lực nhận thức, năng lực hợp tác, năng lực tự học, tự
giải quyết vấn đề, tư duy logic...


B. Nội dung tổng quát và phân phối tiết dạy của chuyên đề.
Tiết 1.
1. Thế nào là nhận thức?
a. Hai giai đoạn của quá trình nhận thức:
- Nhận thức cảm tính
- Nhận thức lý tính
b. Khái niệm nhận thức
Tiết 2.
2. Thực tiễn là gì?
a. Khái niệm
b. Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn.
3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
C. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP
I. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
2


Nội dung

Cấp độ nhận thức
Nhận biết
Nêu được
- Các quan
điểm về nhận
thức
- Khái niệm

nhận thức,
thực tiễn.
- Nêu được
các vai trò của
thực tiễn đối
với nhận thức

Thông hiểu

Vận dụng

- Phân biệt
được hai giai
đoạn của quá
trình nhận
thức.
- Hiểu được
nhận thức theo
quan điểm của
THDVBC là
đúng đắn.

- Vận dụng
kiến thức bài
học để giải
thích hiện
tượng lý luân
liên hệ với
thực tiễn trên
mọi lĩnh vực


- Hiểu được
hoạt động sản
xuất vật chất là
cơ banr nhất.

Vận dụng cao
- Biết sử dụng
kiến thức thu
nhận được để
áp dụng vào
cuộc sống.
- Chủ động
tham gia hoạt
động thực tiễn
cũng như nhận
thức để đáp
ứng nhu cầu
phát triển của
xã hội…

- Hiểu và phân
biệt được các
vai trò của thực
tiễn đối với
nhận thức
II. BIÊN SOẠN CÂU HỎI.
Câu 1. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với
sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của
chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?

A. Nhận thức lí tính.

B. Nhận thức cảm tính.

C. Nhận thức biện chứng.

D. Nhận thức siêu hình.

Câu 2. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con
người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là
A. nhận thức.

B. cảm giác.

C. tri thức.

D. thấu hiểu.

Câu 3. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm
A. hai giai đoạn.

B. ba giai đoạn.

C. bốn giai đoạn.

D. năm giai đoạn.

Câu 4. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc
A. trực tiếp với các sự vật, hiện tượng.
tượng.


B. gián tiếp với các sự vật, hiện

3


C. gần gũi với các sự vật, hiện tượng.
tượng.

D. trực diện với các sự vật, hiện

Câu 5. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là
A. lao động.

B. thực tiễn.

C. cải tạo.

D. nhận thức.

Câu 6. Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực
tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực
tiễn là
A. cơ sở của nhận thức.

B. mục đích của nhận thức.

C. động lực của nhận thức.


D. tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 7. Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. điều này
thể hiện, thực tiễn là
A. cơ sở của nhận thức.

B. mục đích của nhận thức.

C. động lực của nhận thức.

D. tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 8. Thực tiễn là động lực của nhận thức vì
A. luôn đặt ra những yêu cầu mới.
B. luôn cải tạo hiện thực khách quan.
C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.
D. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm.
Câu 9. Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm
nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?
A. Đặc điểm bên trong.

B. Đặc điểm bên ngoài.

C. Đặc điểm cơ bản.

D. Đặc điểm chủ yếu.

Câu 10. Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một
cách?
A. Cụ thể và sinh động.


B. Chủ quan và máy móc.

C. Khái quát và trừu tượng.

D. Cụ thể và máy móc.

Câu 11. Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây?
A. So sánh và tổng hợp.

B. Cảm tính và lí tính.

C. Cảm giác và tri giác.

D. So sánh và phân tích.

Câu 12. Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những
A. tài liệu cụ thể.

B. tài liệu cảm tính.

C. hình ảnh cụ thể.

D. hình ảnh cảm tính.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?
4


A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất.


B. Hoạt động chính trị xã hội.

C. Hoạt động thực nghiệm khoa học.

D. Trái Đất quay quanh mặt trời.

Câu 14. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?
A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần.
B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất.
C. Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động.
D. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan.
Câu 15. Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất?
A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi.

B. Nghiên cứu giống lúa mới.

C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà.

D. Quyên góp ủng hộ người nghèo.

Câu 16. Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội?
A. Ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.

B. Ủng hộ trẻ em khuyết tật.

C. Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.
trường.

D. Trồng rau xanh cung ứng ra thị


Câu 17. Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn
A. gắn lí thuyết với thực hành.

B. đọc nhiều sách.

C. đi thực tế nhiều.

D. phát huy kinh nghiệm bản thân.

Câu 18. Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động
chính trị - xã hội, chúng ta cần phải coi trọng
A. hoạt động thực tiễn.

B. nghiên cứu khoa học.

C. đào tạo nhân lực.

D. hoạt động sản xuất.

Câu 19. Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?
A. Cái khó ló cái khôn.

B. Con vua thì lại làm vua.

C. Con hơn cha là nhà có phúc.

D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Câu 20. Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”.

Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là
A. cơ sở của nhận thức.

B. động lực của nhận thức.

C. mục đích của nhận thức.

D. tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 21. Câu nào dưới đây không nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Học đi đôi với hành
khôn

B. Đi một ngày đàng, học một sàng

C. Trăm hay không bằng tay quen

D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết

5


Câu 22. Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng
mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức

B. Động lực của nhận thức

C. Cơ sở của nhận thức


D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 23. Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa
thực tiễn và nhận thức?
A. Làm kế hoạch nhỏ

B. Làm từ thiện

C. Học tài liệu sách giáo khoa

D. Tham quan du lịch

Câu 24. Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh.
Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Tiêu chuẩn của chân lí

B. Động lực của nhận thức

C. Cơ sở của nhận thức

D. Mục đích của nhận thức

Câu 25. Giai đoạn nhận thức nào sau đây cho ta biết cách làm thế nào để điều chế
được muối?
A. Nhận thức cảm tính.

B. Nhận thức lí tính.

C. Nhận thức khách quan.


C. Nhận thức trực tiếp.

Câu 26. Giai đoạn nhận thức nào sau đây cho ta biết các đặc điểm bên ngoài của sự
vật, hiện tượng?
A. Nhận thức cảm tính.

B. Nhận thức lí tính.

C. Nhận thức khách quan.

C. Nhận thức trực tiếp.

Câu27. Hoạt động thực tiễn được khái quát thành mấy hình thức cơ bản?
A. Hai.

B. Ba.

C. Bốn.

D. Năm.

Câu 28. Người xưa, nhờ có lần sét đánh cháy rừng nên đã khám phá ra rằng thức ăn
được nướng chín thì sẽ ngon hơn. Từ đó họ biết dùng lửa để nướng thức ăn. Điều này
phản ánh vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Là cơ sở

B. Là động lực

C. Là mục đích


C. Là tiêu chuẩn

Câu 29. Nói “Thực tiễn đưa ra đơn đặt hàng cho nhận thức” là cách mô tả vai trò nào
sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Là cơ sở

B. Là động lực

C. Là mục đích

D. Là tiêu chuẩn

Câu 30. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
6


A. Nhận thức là quá trình phức tạp, trải qua hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính.
B. Nhận thức là quá trình phức tạp, trải qua các giai đoạn: Cảm giác, tri giác và biểu
tượng để có hiểu biết về sự vật.
C. Nhận thức là sự nhận biết của con người về sự vật.
D. Nhận thức là do chúa tạo ra.
Câu 31. Trong giờ sinh hoạt cuối tháng, trước khi đọc kết quả hạnh kiểm tháng của
lớp, cô giáo nói: "Tháng này, các em đã rất cố gắng, lớp ta luôn dẫn đầu toàn trường
trong các tuần và các phong trào. Để ghi nhận thành tích đó của các em, tháng này cô
xếp loại cả lớp đều được hạnh kiểm tốt". Theo em, cô giáo đã vận dụng vai trò nào
của thực tiễn đối với nhận thức để đưa ra kết luận đó?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.


C. Thực tiễn là mục đích của thực tiễn.

D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

D. Thiết kế các hoạt động học
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
I. Mục tiêu bài học
- Về kiến thức: HS hiểu thế nào là nhận thức, thế nào là thực tiễn, vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức.
- Về kĩ năng: Giải thích được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lấy được các ví
dụ trong thực tiễn để chứng minh.
- Về thái độ: Có ý thức khắc phục tình trạng chỉ học lí thuyết mà không biết thực
hành, luôn biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống để những kiến thức thu
nhận được trở nên có ích.
- Các năng lực hướng tới: Năng lực nhận thức, năng lực hợp tác, năng lực tự học, tự
giải quyết vấn đề, tư duy logic...
II. Tổ chức các hoạt động học
Trong bài với các phương pháp cụ thể: trò chơi, thảo luận nhóm, thảo luận lớp, nêu
vấn đề... giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học thông qua: trải
nghiệm, làm việc nhóm, làm việc cá nhân…
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
- Học sinh bước đầu nhận thức qua trò chơi, từ đó định hướng được nội dung bài học:
tìm hiểu về nhận thức, về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Năng lực hướng tới: Trải nghiệm, làm việc cá nhân, năng động…
* Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, biên chế của 4 nhóm không thay
đổi trong suốt giờ học. Vẽ 4 ô vuông dùng ghi điểm cho 4 nhóm vào 1 góc bảng. Các
nhóm sẽ thi đua bằng cách tích điểm, cuối giờ, nhóm nào có nhiều điểm nhất nhóm đó
sẽ nhận phần thưởng.

7


Hoạt động khởi động được tiến hành thông qua trò chơi “Thử tài đoán vật”
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV phổ biến luật chơi:
Giáo viên chuẩn bị sẵn 4 hộp kín, trong đó có chứa các đồ vật. Mỗi nhóm cử 1 bạn lên
chơi, nhiệm vụ của người chơi là cho tay vào hộp, chọn 1 đồ vật và gọi tên đồ vật đó.
Mỗi người chơi có 1 phút để thực hiện. Chỉ người chơi được nói tên đồ vật. Mỗi câu
trả lời đúng được tính 1 điểm cho nhóm.
- Học sinh nghe phổ biến luật chơi, cử đại diện nhận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Từng học sinh thực hiện trò chơi, học sinh khác có thể khích lệ nhưng không nhắc
- GV giám sát người chơi đồng thời quan sát học sinh ngồi dưới tránh việc các em
nhắc cho nhau, nếu nhóm nào vi phạm luật chơi sẽ bị dừng chơi
Bước 3. Phát hiện vấn đề
- Sau khi 4 học sinh chơi hết lượt, giáo viên tổng kết, ghi điểm cho các nhóm. Sau đó
mời các em trả lời câu hỏi:
? Vì sao em biết đó là đồ vật gì?
? Vì sao có đồ vật em lại không đoán ra?
- GV nghe câu trả lời của học sinh sau đó dẫn dắt tới vấn đề cần giải quyết trong bài.
Việc các em biết về một thứ gì đó tưởng chừng là điều hiển nhiên nhưng không phải
vậy. Hiểu biết không có sẵn trong con người mà nó phải trải qua một quá trình. Quá
trình đó gọi là quá trình nhận thức. Nhận thức giúp con người biết về những thứ chưa
biết, và biết rõ hơn về những thứ đã biết. Vậy nhận thức là gì? Nhận thức bắt nguồn
từ đâu? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi đó.
* Sản phẩm mong đợi: Làm nảy sinh những thắc mắc trong học sinh, khiến học sinh
muốn được giải đáp đó là: hiểu biết của con người do đâu mà có? và có được bằng
cách nào…?
2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung 1. Thế nào là nhận thức?
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu những quan niệm về nhận thức.
* Mục tiêu:
- HS nêu được các quan điểm khác nhau về nhận thức, đánh giá được quan điểm
THDVBC là quan điểm khoa học nhất
* Cách tiến hành:
- Bước 1. GV cho HS quan sát 1 chiếc hộp đã bọc kín (trong đó có chứa những quả
cam)
+Yêu cầu HS trả lời: Các em cho cô biết trong hộp có cái gì?
+ Gọi từ 3 đến 5 HS trả lời (Học sinh đoán bừa, trả lời)
8


- Bước 2. GV từ từ mở hộp ra
+ HS nhìn thấy, nhận ra ngay và trả lời được đây là những quả chanh
- GV nêu các câu hỏi
1. Tại sao ở bước 1 các em lại không trả lời đúng?
2. Nêu các quan điểm khác nhau về nhận thức.Trong các quan điểm đó, quan điểm
nào là đúng đắn? Tại sao?
- HS trả lời câu hỏi
+ GV liệt kê các ý kiến( trừ trường hợp trùng lặp)
+ Phân loại các ý kiến, làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ
+ Tổng hợp ý kiến HS, hỏi xem HS có thắc mắc hay bổ sung gì không.
* Sản phẩm mong đợi
Học sinh hiểu được quan điểm THDVBC về nhận thức là đúng đắn .
Ghi nhớ:
- THDT: nhận thức là do bẩm sinh, hay thần linh
- THDV trước Mác: nhận thức là sự phản ánh đơn giản, máy móc thụ động về SVHT
- THDVBC:
+ Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn

+ Quá trình diễn ra phức tạp, gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính.
Hoạt động 1.2. Tìm hiểu giai đoạn nhận thức cảm tính
* Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được thế náo là nhận thức cảm tính.
- Năng lực hình thành: kỹ năng trải nghiệm bằng các giác quan, làm việc hợp tác…
* Cách tiến hành:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV để 1 đồ vật đã chuẩn bị lên bàn (quả cam, điax cam đã bổ sẵn). Nhiệm vụ của
hoc sinh là dùng tất cả các giác quan của mình để tìm hiểu về đồ vật. Một học sinh đại
diện cho nhóm giơ tay nhanh nhất sẽ được tham gia, 1 học sinh thuộc các nhóm còn
lại sẽ làm thư kí
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV tìm ra 1 bạn tham gia trải nghiệm, cử 1 thư kí để ghi kết quả.
- Gợi ý để hs tìm ra nhiều đặc điểm nhất của đồ vật.
- Khích lệ các học sinh còn lại nếu các em có ý kiến bổ sung
9


- Học sinh trải nghiệm có thể nhìn, ngửi, sờ, nếm...biết được điều gì sẽ đọc cho thư kí
ghi lên bảng.
- Các học sinh còn lại quan sát, lắng nghe và bổ sung sau khi các bạn ghi xong
Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét kết quả tìm hiểu của học sinh trải nghiệm và đặt câu hỏi cho cả lớp.
? Em quan sát những đặc điểm gì của quả cam?
? Đây là đặc điểm bên trong hay bên ngoài của qua cam?
? Vì sao em quan sát được những được điểm này?
? Giai đoạn nhận thức này gọi là gì?
? Nhận thức cảm tính là gì?
- Gv kết luận: Những điều các bạn đã tìm hiểu, được ghi trên bảng kia chính là những

nhận thức ban đầu của chúng ta về quả cam. Nhận thức ấy được mang lại nhờ các
giác quan (mắt, mũi, da, lưỡi...) Và người ta gọi đó là nhận thức cảm tính.
- GV ghi và tích điểm vào ô của các nhóm sau mỗi câu trả lời
* Sản phẩm mong đợi:
- Hs tự trả lời câu hỏi: Con người biết được về svht trước hết bằng cách nào?
- Hiểu được thế nào là nhận thức cảm tính
Hoạt động 1.3. Tìm hiểu giai đoạn nhận thức lí tính
* Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được thế nào làn nhận thức lý tính
- Năng lực hướng tới: năng lực động não, tư duy, làm việc hợp tác…
* Cách tiến hành:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi nêu vấn đề;
? Giai đoạn nhận thức cảm tính cho ta biết điều gì về svht?
? Muốn biết sâu hơn về svht (bản chất, quy luật, các yếu tố bên trong của nó) ta
phải làm gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát kết quả vừa ghi, thảo luận với bạn cùng bàn để trả lời câu hỏi
- HS có thể trả lời không chính xác về việc làm thế nào để khám phá được bản chất,
quy luật của svht
- GV nghe câu trả lời của học sinh, dẫn dắt tới giai đoạn nhận thức tiếp theo
- Giúp học sinh tìm hiểu về nhận thức lí tính bằng các câu hỏi gắn với sự vật học sinh
đã tìm hiểu ở trên.
VD:
10


- Làm thế nào để biết được quả cam có những chất dinh dưỡng gì? Tốt cho sức
khỏe như thế nào?
- Cam trồng ở vùng đất nào thì cho sản lượng cao, chất lượng tốt?...

- Khích lệ nếu học sinh trả lời chưa chính xác, đồng thời kết hợp giảng giải, giúp học
sinh từng bước rút ra được kết luận về nhận thức lí tính.
Bước 3. Kết luận thực hiện nhiệm vụ
- GV kết luận: Dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại, con người dùng
các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát...giúp tìm ra bản
chất, quy luật của svht. Quá trình đó được gọi là nhận thức lí tính.
Nhận thức là gì? (GV cùng hs kết luận)
- GV ghi điểm cho nhóm có hs trả lời đúng câu hỏi sau khi kết thúc hoạt động
* Sản phẩm mong đợi
HS từng bước khám phá và biết được giai đoạn tiếp theo trong quá trình nhận thức của
con người. Tự rút ra kết luận về nhận thức nói chung
Ghi nhớ:
* Nhận thức cảm tính (Trực quan sinh động)
- Được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với SVHT
- Đem lại những hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của SVHT
* Nhận thức lý tính (Tư duy trừu tượng)
- Là giai đoạn nhận thức tiếp theo
- Dựa trên những tài liệu (tri thức) của nhận thức cảm tính
- Nhờ các thao tác của tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp
- Tìm ra được quy luật, bản chất của SVHT
Nhận thức là quá trình phản ánh SVHT của thế giới khách quan vào bộ óc của
con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung thực tiễn là gì?
* Mục tiêu:
- HS hiểu được thực tiễn là gì, các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn
- Năng lực hướng tới: năng lực quan sát, làm việc nhóm, làm việc cá nhân
* Cách tiến hành:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV phổ biến: Sau đây các em sẽ được xem hình ảnh về một số hoạt động thực tiễn.
(Các hình ảnh được đánh số từ 1 đến hết) Yêu cầu các em:

Nhóm 1- Quan sát và tìm ra đặc điểm chung của các hoạt động đó.
Nhóm 2- Tìm và chỉ ra các hình ảnh liên quan đến hoạt động sx vật chất
11


Nhóm 3- Tìm và chỉ ra các hình ảnh liên quan đến hoạt động chính trị-xh
Nhóm 4- Tìm và chỉ ra các hình ảnh liên quan đến hoạt động thực nghiệm khoa học.
- Sau đó tất cả các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Trong các hoạt động cơ bản trên,
hoạt động nào có ý nghĩa quyết định nhất? Vì sao?
- HS nhận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV chiếu file chứa hình ảnh đã chuẩn bị sẵn cho học sinh quan sát
- Theo dõi phần làm việc của học sinh
- HS quan sát hình ảnh, có thể làm việc cá nhân bằng cách xếp luôn thứ tự hình ảnh
theo yêu cầu vào giấy nháp, sau đó đối chiếu với các bạn trong nhóm để có kết quả
đúng nhất.
- Cử đại diện trình bày
- Nhận xét, phản biện các nhóm khác nếu muốn.
Bước 3. Kết luận thực hiện nhiệm vụ
- GV nghe và nhận xét kết quả báo cáo của các nhóm
- Chốt vấn đề sau khi hs báo cáo, tranh luận (Thực tiễn là gì? Hoạt động thực tiễn bao
gồm những hình thức cơ bản nào? Hoạt động nào là quan trọng, quyết định nhất?)
- Ghi điểm cho các nhóm theo thứ tự từ cao xuống thấp dựa trên kết quả thực hiện
nhiệm vụ
* Sản phẩm mong đợi
- HS sắp xếp đúng hình ảnh đã cho vào các nhóm hoạt động thực tiễn
- Hiểu được thực tiễn bao gồm những hoạt động nào, lấy được ví dụ về hoạt động thực
tiễn diễn ra hàng ngày xung quanh các em
Ghi nhớ:
- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính

lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Các dạng cơ bản của hoạt động thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất vật chất
+ Hoạt động chính tri-xã hội
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học
Hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất.
Hoạt động 3. Tìm hiểu nội dung vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (HS tự
nghiên cứu sgk, trao đổi thảo luận nhóm, thuyết trình)
* Mục tiêu:

12


- HS hiểu được thực tiễn có vai trò là cơ sở, là động lực, là mục tiêu của nhận thức và
là tiêu chuẩn của chân lý.
- Năng lực hướng tới: Tự nghiên cứu, tự học, làm việc hợp tác, năng lực thuyết
trình…
* Cách tiến hành:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Lớp vẫn được chia 4 nhóm như ban đầu, GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm
- Nhóm 1- Tìm hiểu thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Nhóm 2- Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Nhóm 3- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Nhóm 4- thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Câu hỏi thảo luận của các nhóm được phát dưới dạng phiếu học tập hoặc chiếu trực
tiếp trên bảng chiếu.
- Mỗi nhóm có 1 tờ A2, 1 bút dạ, học sinh ghi kết quả và dùng kết quả đó để thuyết
trình.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS cùng nhau đọc sgk

- Trao đổi thống nhất cách hiểu.
- Trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
- Tìm các ví dụ minh họa
- GV quan sát hs thảo luận, hướng dẫn và giải đáp khi cần.
Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện nhóm thuyết trình dựa trên phiếu câu hỏi đã cho
- HS còn lại trong nhóm có thể bổ sung
- HS nhóm khác được nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi nếu chưa rõ.
-GV nhận xét sau đó kết luận cho từng nhóm.
-GV kết luận cho toàn bộ nội dung 3
-GV tiếp tục ghi điểm cho nhóm có kết quả tốt nhất (sau khi cả lớp bình chọn)
* Sản phẩm mong đợi
- Sản phẩm làm việc nhóm của học sinh.
- Các ví dụ tương đối chính xác mà học sinh tìm được.
- HS hiểu được vai trò quan trọng của thực tiễn đối với nhận thức và sự cần thiết của
việc phải vận dụng những kiến thức đã có vào thực tiễn.
Ghi nhớ:
13


- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
+Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn
+ Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng
nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
+ Chân lý là những tri thức phù hợp với sự vật, hiện tượng mà nó phản ánh.
+ Chỉ có thể đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh
giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng.

Kết quả mong đợi từ hoạt động hình thành kiến thức: Thông qua một chuỗi hoạt
động, GV giúp hs tự khám phá kiến thức mới của bài. Đó là những hiểu biết xung
quanh vấn đề nhận thức, thực tiễn và vai trò của thực tiễn. Đồng thời góp phần giúp hs
rèn luyện 1 số kĩ năng cơ bản như; tự học, làm việc hợp tác, thuyết trình, trải nghiệm...
3. Hoạt động luyện tập
* Mục đích: HS vận dụng kiến thức vừa học để trả lời 1 số câu hỏi, bài tập. GV kiểm
tra được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh. Học sinh củng cố, hoàn thiện thêm
kiến thức về quá trình nhận thức, về thực tiễn và vai trò quan trọng của thực tiễn đối
với nhận thức. Đồng thời rèn luyện khả năng ghi nhớ, vận dụng, tư duy logic...
* Cách tiến hành:
Yêu cầu 1. HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, với mỗi câu hỏi học sinh giơ tay
nhanh nhất sẽ được trả lời, học sinh đó thuộc nhóm nào, nhóm đó sẽ được ghi thêm
điểm.
Câu 1. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con
người để tạo nên những hiểu biết về chúng được gọi là
A. nhận thức.

B. thực tiễn.

C. nhận thức lí tính.

D. nhận thức cảm tính.

Câu 2. Giai đoạn nhận thức nào sau đây cho ta biết cách làm thế nào để điều chế được
muối?
A. Nhận thức cảm tính.

B. Nhận thức lí tính.

C. Nhận thức khách quan.


C. Nhận thức trực tiếp.

Câu 3. Giai đoạn nhận thức nào sau đây cho ta biết các đặc điểm bên ngoài của sự vật,
hiện tượng?
A. Nhận thức cảm tính.

B. Nhận thức lí tính.

C. Nhận thức khách quan.

C. Nhận thức trực tiếp.

Câu 4. Hoạt động thực tiễn được khái quát thành mấy hình thức cơ bản?
14


A. Hai.

B. Ba.

C. Bốn.

D. Năm.

Câu 5. Người xưa, nhờ có lần sét đánh cháy rừng nên đã khám phá ra rằng thức ăn
được nướng chín thì sẽ ngon hơn. Từ đó họ biết dùng lửa để nướng thức ăn. Điều này
phản ánh vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Là cơ sở


B. Là động lực

C. Là mục đích

C. Là tiêu chuẩn

Câu 6. Nói “Thực tiễn đưa ra đơn đặt hàng cho nhận thức” là cách mô tả vai trò nào
sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Là cơ sở

B. Là động lực

C. Là mục đích

D. Là tiêu chuẩn

Câu 7. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Nhận thức là quá trình phức tạp, trải qua hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính.
B. Nhận thức là quá trình phức tạp, trải qua các giai đoạn: Cảm giác, tri giác và biểu
tượng để có hiểu biết về sự vật.
C. Nhận thức là sự nhận biết của con người về sự vật.
D. Nhận thức là do chúa tạo ra.
Câu 8. Luận điểm "Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" nói đến
vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của thực tiễn.


D. thực tiễn là tiêu chuẩn

Câu 9. Trong giờ sinh hoạt cuối tháng, trước khi đọc kết quả hạnh kiểm tháng của lớp,
cô giáo nói: "Tháng này, các em đã rất cố gắng, lớp ta luôn dẫn đầu toàn trường trong
các tuần và các phong trào. Để ghi nhận thành tích đó của các em, tháng này cô xếp
loại cả lớp đều được hạnh kiểm tốt". Theo em, cô giáo đã vận dụng vai trò nào của
thực tiễn đối với nhận thức để đưa ra kết luận đó?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của thực tiễn.

D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Yêu cầu 2. Học sinh hoàn thiện bảng so sánh sau.( GV giao cho mỗi nhóm một tờ
giấy A2 có kẻ sẵn bảng)
SỰ KHÁC NHAU GIỮA HAI GIAI ĐOẠN NHẬN THỨC
Câu hỏi

Nhận thức cảm tính

Nhận thức lý tính

Hiểu biết về
svht bằng cách
nào?
Mức độ hiểu
biết về svht?

15


Hiểu biết đặc
điểm bên trong
hay bên ngoài
svht?
Là giai đoan
nhận thức cao
hay thấp?
* Sản phẩm mong đợi: HS trả lời được các yêu cầu.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
* Mục đích: HS vận dụng được kiến thức đã học để lí giải 1 số quan điểm trong đời
sống, biết áp dụng những gì đã học vào việc làm hàng ngày
* Cách tiến hành: Giao bài tập để học sinh hoàn thiện tại lớp kết hợp với bài tập về
nhà.
- Ở lớp yêu cầu hs làm bài tập 3, 4 trong sgk trang 44
- Về nhà hs đọc các thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sau đó lập luận tìm
ra mối liên hệ giữa thực tiễn và nhận thức, ghi ra giấy.
* Sản phẩm mong đợi: Các sản phẩm của học sinh theo yêu cầu
Kết thúc hoạt động giáo viên tổng kết điểm tích lũy của các nhóm, có phần thưởng
cho nhóm đạt nhiều điểm nhất, động viên, khích lệ các nhóm còn lại. Tạo không khí
thi đua trong các giờ học tiếp theo.

16


E. Phụ lục:
1. Hình ảnh về hoạt động thực tiễn.


Hình 1

h

Hình 2

17


Hình 3

Hình 4

18


Hình 5

Hình 6
19


Hình 7

Hình 8

20


Hình 9


Hình 10

21


Hình 11

Hình 12
22


2. Phiếu học tập.
Phiếu số 1.
Câu hỏi 1. Người xưa nhờ đâu có kiến thức về thiên văn, toán học, trồng trọt?
Câu hỏi 2. Vì sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức? Cho ví dụ minh họa?
Phiếu số 2.
Câu hỏi 1. Động lực nào giúp bác sỹ Đặng Văn Ngữ tìm ra thuốc kháng sinh?
Câu hỏi 2. Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức? Cho ví dụ minh họa?
Phiếu số 3.
Câu hỏi 1. Các phát minh khoa học được các nhà nghiên cứu khoa học phát minh ra
nhằm mục đích gì?
Câu hỏi 2. Em hãy giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Lý luận không liên
hệ với thực tiễn là lý luận suông”?
Câu hỏi 3. Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức? Cho ví dụ minh họa?
Phiếu số 4.
Câu hỏi 1. Taị sao phải đem tri thức thu nhận được kiểm nghiệm với thực tiễn?
Câu hỏi 2. Tại sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý? Cho ví dụ minh họa?
Câu hỏi 3. Em hãy giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Thực tiễn không lý
luận là thực tiễn mù quáng”?

3. Bảng so sánh hai giai đoạn của quá trình nhận thức.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA HAI GIAI ĐOẠN NHẬN THỨC
Câu hỏi

Nhận thức cảm tính

Nhận thức lý tính

Hiểu biết về Thông qua các cơ quan cảm giác Tiếp xúc gián tiếp với sự vật hiện
svht bằng cách tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng trên cơ sở những tài liệu do
nào?
tượng
nhận thức cảm tính cung cấp
Mức độ hiểu
biết về svht?

Thấy được sự vật, hiện tượng một Thấy được sự vật một cách khái
cách cụ thể, sinh động
quát, trừu tượng

Hiểu biết đặc Hiểu biết đặc điểm bề ngoài của Tìm ra bản chất, quy luật …của
điểm bên trong sự vật
sự vật, hiện tượng
hay bên ngoài
svht?
Là giai đoan
nhận thức cao
hay thấp?

Là giai đoạn thấp của quá trình Là giai đoạn phát triển cao của

nhận thức (giai đoạn đầu tiên)
quá trình nhận thức

4. Sơ đồ: Con đường biện chứng của tư duy
23


24



×