Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

“SO SÁNH sự KHÁC BIỆT của HUYẾT áp ĐỘNG MẠCH HUYẾT áp xâm lấn và HUYẾT áp ĐỘNG MẠCH KHÔNG xâm lấn ở BỆNH NHÂN sốc vào KHOA cấp cứu BỆNH VIỆN BẠCH MAI tại KHOA cấp cứu BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 31 trang )

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN BẠCH MAI
……….***……….

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
NĂM 2016-2017
TÊN ĐỀ TÀI:

“so s¸nh sù kh¸c biÖt cña huyÕt ¸p ®éng m¹ch
huyÕt ¸p x©m lÊn vµ huyÕt ¸p ®éng m¹ch kh«ng
x©m lÊn
ë bÖnh nh©n sèc vµo khoa cÊp cøu bÖnh viÖn
b¹ch mai"
t¹i khoa cÊp cøu bÖnh viÖn b¹ch mai

Chủ nhiệm đề tài:
CNĐD: NGUYỄN MẠNH CHUNG


HÀ NỘI THÁNG 10 NĂM 2017
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG NGHIÊN CỨU
BN
ĐD
HA
HA TB
HATT
HATTR
NIBP
PA


: Bệnh nhân
: Điều dưỡng
: Huyết áp
: Huyết áp trung bình
: Huyết áp tâm thu
: Huyết áp tâm trương
: Phương pháp đo huyết áp không xâm lấn
: Phương pháp đo huyết áp xâm lấn


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
II. TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1. Sốc........................................................................................................3
2.1.1. Định nghĩa về sốc..........................................................................3
2.1.2. Các dạng sốc..................................................................................3
2.1.3. Các biểu hiện của sốc.....................................................................4
2.1.4 Những điểm cần lưu ý.....................................................................4
2.1.5. Xử trí cơ bản sốc............................................................................4
3. TỔNG QUAN VỀ HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH........................................5
3.1. Định nghĩa............................................................................................5
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp................................................6
3.3. Những thay đổi bệnh lý của huyết áp..................................................7
3.4 Quy trình kỹ thuật đo huyết áp động mạch...........................................7
3.4.1. Nguyên lý.......................................................................................7
3.4.2 Quy định chung khi đo huyết áp.....................................................7
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................12
3.1.Đối tượng nghiên cứu:........................................................................12
3.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:....................................................................12
3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:......................................................................12

3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................12
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................13
4.1. Đặc điểm chung.................................................................................13
4.1.1. Tuổi và giới. ................................................................................13
4.1.2: Phân loại bệnh nhân theo tình trạng nhập viện............................14
4.2. Sự khác biệt của các thông số HA khi đo HA không xâm lấn và
xâm lấn......................................................................................................14


4.2.1. Sự khác biệt của huyết áp tâm thu...............................................14
4.2.2. Sự khác biệt của huyết áp tâm trương..........................................17
4.2.3. Sự khác biệt của huyết áp trung bình...........................................19
V: BÀN LUẬN................................................................................................22
5.1. Tỷ lệ sốc vào khoa cấp cứu gặp nhiều ở nam giới. ...........................22
5.2. Biến đổi huyết áp không xâm nhập và xâm nhập ở BN sốc..............22
5.2.1. Biến đổi của HATT......................................................................22
5.2.2. Biến đổi của HATTR..................................................................22
5.2.3. Biến đổi của HATB.....................................................................23
VI. KẾT LUẬN:..............................................................................................23
VII. KIẾN NGHỊ.............................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốc là nguyên nhân nhập viện chủ yếu ở các khoa hồi sức cấp cứu, đồng
thời cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các khoa này.
Diễn biến của sốc thường khá phức tạp, sốc có thể kéo dài, dễ tái sốc
nhiều lần.
Trong điều trị, theo dõi và chăm sóc diễn biến của tình trạng sốc các

DHST cần được theo dõi theo phút, theo giờ. Trong đó chỉ số huyết áp (HA)
cần được theo dõi một cách liên tục và chính xác.
Tuy nhiên giá trị huyết áp đo được thay đổi phụ thuộc vào các phương
pháp đo huyết áp động mạch khác nhau.
Chúng ta biết rằng phương pháp đo huyết áp động mạch không xâm lấn
bằng áp kế với ống nghe hay đo tự động HA không xâm nhập (NIBP) trên
máy monitroning. Chỉ chính xác khi bệnh nhân (BN) có huyết áp trong giới
hạn bình thường và không có rối loạn huyết động, không HA kẹt và không có
rối loạn chức năng tim mạch.
Nếu BN trong tình trạng sốc kèm rối loạn về huyết động như tụt huyết áp
(HAmax < 90mmHg), rối loạn nhịp, rối loạn vận mạch… thì phương pháp
này cho kết quả không chính xác.
Trong khi đó phương pháp đo HA động mạch xâm nhập nhờ vào catheter
động mạch quay cho biết chính xác giá trị HA của bệnh nhân tại thời điểm đo
và được xem là chuẩn vàng về tính chính xác nên rất có giá trị trong đánh giá
tình trạng huyết động của các bệnh nhân bị sốc.
Đồng thời cũng theo dõi liên tục được thông số huyết áp. Qua phương
pháp này chúng ta có thể có thông số và theo dõi HA liên tục.
Ngoài theo dõi được các chỉ số huyết áp liên tục. HA xâm lấn còn thuận
tiện trong việc lấy xét nghiệm khí máu động mạch phải làm nhiều lần.


2
Qua đó giảm được gách nặng công việc cho Điều Dưỡng (ĐD) và hiệu
quả theo dõi và chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“So sánh sự khác biệt của huyết áp động mạch huyết áp xâm lấn và
huyết áp động mạch không xâm lấn ở bệnh nhân sốc vào khoa cấp cứu
Bệnh viện Bạch Mai tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai.”
Với mục tiêu: “So sánh sự biến đổi của huyết áp giữa hai phương

pháp trên bệnh sốc”.


3
II. TỔNG QUAN
2.1. Sốc
2.1.1. Định nghĩa về sốc:
Sốc là sự rối loạn đột ngột của sự mất cân bằng cơ thể có thể đe dọa tính
mạng bệnh nhân một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân do cung cấp không đủ oxy mô.
Biểu hiện là mạch nhanh và huyết áp tụt.
2.1.2. Các dạng sốc:
- Sốc do tim:
Sốc do tim là một trong những nguyên nhân từ các nguyên nhân khác
nhau của suy tim.
Sốc do tim là sự giảm huyết áp (hypotension) kéo dài và sự giảm tưới
máu tới mô. Triệu chứng bao gồm: tiểu ít (Oliguria), kém trí nhớ (confusion),
lạnh chi (cool extremities), nhiễm toan (acidosis).
- Sốc do giảm thể tích
Hypovolemia sốc là nguyên nhân của sự mất một lượng lơn máu toàn phần
(whole blood), huyết tương (plasma, hay dịch ngoại bào (interstitial fluid).
* Mất máu toàn phần và huyết tương là nguyên nhân chính gây sốc
* Mất dịch kẽ chỉ à một nguyên nhân thứ yếu do dịch huyết tương trong
lòng mạch khuyếch tán ra khoang ngoại bào.
- Sốc quá mẫn
Sốc quá mẫn là phản ứng dị ứng quá mức (hypersensitivity reaction) của
cơ thể với kháng nguyên gây dị ứng (Ag - allergy) và có thể đe dọa tính mạng
bệnh nhân một cách nhanh chóng
- Sốc nhiễm khuẩn.
Sốc nhiễm khuẩn là một bệnh nguy hiểm, nó xuất hiện khi có sự nhiễm

khuẩn trầm trọng, đe dọa tính mạng bệnh nhân do huyết áp thấp.
Sốc nhiễm khuẩn là thể rất phức tạp, tiến triển nhanh nhất trong các thể
khác nhau của sốc.


4
2.1.3. Các biểu hiện của sốc:
- Mặt tái, tím đầu chi, trên da có những mảng tím ấn vào thì nhạt đi và
chậm trở lại như cũ.
- Da lạnh vã mồ hôi.
- Huyết áp (tâm thu < 90mmHg) kẹt, dao động có khi không còn mạch,
huyết áp.
Nhưng cũng có khi chỉ cần giảm >40mmHg so với trước thì cũng đã gọi
là sốc.
- Vô niệu: < 30ml nước tiểu/3 giờ.
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm thấp: sốc giảm thể tích máu, sốc phản vệ,
sốc nhiễm khuẩn.
- ALTMTT bình thường hay tăng: Sốc do tim (suy tim cấp, ép tim)
thường kèm theo tĩnh mạnh cổ nổi.
2.1.4 Những điểm cần lưu ý.
- Sốc có thể gây tử vong nhanh.
- Sốc kéo dài có thể dẫn đến hội chứng suy đa phủ tạng.
- Cần xử trí ngay tại chỗ và vận chuyển đến nơi hồi sức bằng ô tô có
trang bị
- Tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân, cơ địa, can thiệp sớm và có
hiệu quả.
- Trừ sốc tim, truyền dịch là biện pháp đầu tiên cần làm. Cần đảm bảo đủ thể
tích dịch trong lòng mạch mà huyết áp không lên mới dùng thuốc vận mạch.
2.1.5. Xử trí cơ bản sốc:
- Thở ôxy mũi (6 - 10l/phút)

- Đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm
(ALTMTT)
- Truyền dịch đẳng trương.
- Nếu HA vẫn không lên mà ALTMTT > 7 cmH2O. Cho truyền Dopamin
200mg hoặc Noradrenalin pha vào dịch glucos 5%. Liều Dopamin 5


5
- 20 g/kg điều chỉnh liều sao cho HA tăng lên đến 95-100 mmHg.
- Nếu vẫn không có kết quả cho thêm Dobutamin 5-20 g/kg/phút,
adrenalin 0,3-1 g/kg/phút.
- Đặt ống thông bàng quang theo dõi nước tiểu.
- Thông khí nhân tạo nếu có rối loạn hô hấp.
- Cho kháng sinh nếu là sốc nhiễn khuẩn.
- Truyền Natribicarbonate nếu pH < 7,2.
- Truyền máu: Nếu Ht < 0,3. Truyền Plasma tươi nếu Prothrombin < 50%
hoặc đông máu rải rác trong lòng mạch.
3. TỔNG QUAN VỀ HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH
3.1. Định nghĩa
Huyết áp động mạch là áp lực của máu trên thành động mạch, tạo thành
bởi các yếu tố:
- Sức co bóp của tim.
- Lưu lượng máu trong động mạch.
- Sức cản ngoại vi.
Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, gặp sức cản của các động mạch
càng ngày càng nhỏ dần, máu không chảy đi ngay mà tác động lên thành động
mạch làm căng giãn thành động mạch.
Ở thì tâm trương, không có sức đẩy của tim, nhưng nhờ có tính đàn hồi,
thành động mạch co lại gây áp lực đẩy máu đi; do vậy ở thì tâm trương máu
vẫn lưu thông và huyết áp vẫn tồn tại.

Quá trình di chuyển của máu trong lòng động mạch theo hình sóng nên
huyết áp động mạch có hai trị số.
+ Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa- HATT): là áp lực của máu trong
động mạch lên tới mức cao nhất khi tim co bóp.
+ Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu- HATTR): là áp lực của máu ở


6
điểm thấp nhất khi tim ở thì tâm trương.
+ Huyết áp trung bình (HATB): Là áp lực trung bình trong động mạch
trong một chu kỳ tim.
HA ĐM TB = HATT+1/3(HATT- HATTR).
- Đơn vị đo huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg).
- Huyết áp tâm thu ghi ở vị trí tử số.
- Huyết áp tâm trương ghi ở vị trí mẫu số.
- Giới hạn bình thường của huyết áp tâm thu ở người trung niên:
100 - 120mmHg.
- Giới hạn bình thường của huyết áp tâm trương ở người trung niên:
60 - 80mmHg.
- Chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương được gọi là
huyết áp hiệu số.
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
- Tuổi: huyết áp có xu hướng tăng theo lứa tuổi.
Trẻ em thường có số đo huyết áp thấp, huyết áp tăng dần ở người lớn,
huyết áp ở người già thường cao hơn người trẻ.
- Giới tính: ở cùng độ tuổi, nữ có huyết áp thấp hơn nam.
- Vận động, luyện tập: có thể làm tăng huyết áp tức thời. Khi tiếp xúc với
nhân viên y tế, HA tâm thu của bệnh nhân có thể tăng thêm 20 – 30mmHg,
HA tâm trương tăng thêm 5 – 10mmHg, được gọi là “tăng HA áo choàng
trắng“.

- Xúc động: lo lắng, sợ hãi, phấn chấn cũng có thể làm tăng HA.
- Thuốc điều trị:
+ Thuốc co mạch gây tăng HA.
+ Thuốc giãn mạch gây hạ HA.
+ Thuốc ngủ cũng gây hạ HA.
- Môi trường: ồn ào, phòng đông người, chật chội có thể làm tăng HA


7
tạm thời.
3.3. Những thay đổi bệnh lý của huyết áp
- Huyết áp thấp:
+ Áp lực máu động mạch thấp hơn bình thường (HA tâm thu < 90mmHg
và HA tâm trương < 60mmHg) gọi là HA thấp.
+ Một số người thường xuyên có HA thấp < 95/60mmHg nhưng không
có biểu hiện bệnh lý.
+ HA thấp kèm theo các dấu hiệu trụy mạch hoặc sốc (HA tâm thu ≤ 80
mmHg) là tình trạng nguy kịch phải điều trị và xử trí kịp thời nếu không sẽ
gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
+ HA thấp thường gặp trong một số bệnh: nhiễm khuẩn cấp tính, trạng
thái mất nước, chảy máu...
- Huyết áp kẹt:
Chênh lệch giữa trị số HA tâm thu và HA tâm trương (HA hiệu số) giảm
xuống ≤ 20mmHg thì gọi là HA kẹt.
3.4 Quy trình kỹ thuật đo huyết áp động mạch
3.4.1. Nguyên lý
Nguyên lý đo HA là bơm căng một băng tay bằng cao su, làm mất mạch
đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần, đồng thời ghi những phản
ứng của động mạch.
- HA tâm thu tương đương với thời điểm máu bắt đầu đi qua trong khi

sức ép ở băng cao su giảm.
- HA tâm trương tương ứng với thời điểm máu hoàn toàn tự do lưu thông
trong động mạch khi không còn sức ép của băng cao su.
3.4.2 Quy định chung khi đo huyết áp
- Bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất 15 phút. Nên đo vào cùng thời
gian trong ngày.
- Kiểm tra máy đo HA: van, bơm cao su, dải băng cuốn, áp lực kế đồng


8
hồ... dùng cùng một máy đo HA cho các lần đo.
- Vị trí đo: thường đo ở động mạch cánh tay; trường hợp cần thiết, có chỉ
định của bác sĩ đo ở động mạch khoeo chân và các vị trí khác; khi ghi kết quả
phải ghi cả vị trí đo.
- Định đo ở vị trí nào thì phải tìm động mạch ở đó trước.
- Không được dừng lại giữa chừng rồi lại bơm hơi tiếp, sẽ cho kết quả sai.
- Khi xả hơi phải xả liên tục đến khi kim hoặc cột thủy ngân hạ xuống số 0.
- Khi thấy trị số huyết áp không bình thường như cơn tăng HA kịch phát,
bệnh nhân có sốc, HA kẹt, truỵ mạch báo cáo ngay cho bác sĩ điều trị.


9
KỸ THUẬT TIẾN HÀNH ĐẶT CATHETER ĐỘNG MẠCH
1. Chuẩn bị dụng cụ.
- Một catheter động mạch
- Hệ thống ống dẫn một chiều
- Băng tạo áp lực cùng với dung dịch vô khuẩn để chống tắc cahtheter
- Bộ đo áp lực: dây dẫn, sensor,
- Máy theo dõi bao gồm dây nối từ bộ đo với máy và màn hình.
2. Vị Trí:

Động mạch quay là vị trí thường được lựa chọn để đặt catheter, tiếp theo
là động mạch đùi. Một số ít trường hợp có thể đặt catheter các động mạch
sau: mu bàn chân, động mạch cánh tay và nách. Mặc dù cả hai động mạch
quay và bẹn đều được sử dụng và biến chứng như nhau nhưng động mạch
quay thường được lựa chọn đầu tiên
3. QUY TRÌNH ĐẶT CATHETER ĐỘNG MẠCH QUAY
3.1 Thực hiện kỹ thuật làm test alen:
* Cách thực hiện test Allen:
- Người làm dùng tay ép đồng thời lên động mạch quay và động mạch
trụ và yêu cầu BN thực hiện gấp duỗi các ngón tay để dồn hết máu về.
- Sau đó bỏ ép động mạch trụ và đánh giá thời gian tưới máu bàn tay của
động mạch trụ (Bàn tay hồng trởlại).
+ Nếu bàn tay hồng trở lại sau dưới 15 giây là tốt (Test DAllen âm tính).
*Test Allen cũng có thể thực hiện bằng cách đặt cặp theo dõi SpO2 vào
ngón tay sau đó thực hiện như trên: khi ép cả 2 động mạch thì đường biểu
diễn SpO2 trên Monitor mất (Bàn tay không được tưới máu). Khi ta thả động
mạch trụ ra thì đường biểu diễn của SpO2 trở lại bình thường.


10

- B1: Dùng tay ấn động mạch quay và ĐM trụ cùng 1 lúc
- B2:Xòe bàn tay
- B3: Thả tay ấn ĐM trụ
3.2. Các bước:
B 1. Cổ tay Người bệnh được đặt trên một cuộn khăn hoặc một vật có
hình cong ngược để ngửa cổ tay từ 30 - 60 độ.
B 2. Tháo bỏ tất cả các đồ trên cổ tay và sát khuẩn cổ tay bằng các dung
dịch như Betadine
B 3. Để cổ tay Người bệnhvào săng vô khuẩn bằng kỹ thuật vô khuẩn

bao gồm săng vô khuẩn, găng, áo, khẩu trang (nguyên tắc là phải mặc áo,
khẩu trang và đi găng vô khuẩn khi làm thủ thuật để hạn chế nhiễm khuẩn)
B 4. Lấy hai ngón tay số 2 và 3 của tay không thuận để bắt mạch quay
của Người bệnh tại vị trí trên gan tay 3 - 4 cm.
B 5. Dùng ngón tay cái, cầm catheter như cầm bút chì giữa hai ngón tay
1 và 2
B 6. Khi sờ nhẹ động mạch quay, cắm kim catheter một góc 30 - 45 độ
so với mặt da để chọc động mạch quay. Ép mạnh quá có thể làm tắc động
mạch quay và luồn ống thông (canula) khó khăn.
B 7. Dễ dàng luồn catheter theo hướng động mạch cho đến khi có máu
trào qua đầu catheter.
B 8. Nếu dùng một catheter đơn giản dạng như kim luồn, đầu mũi kim
được luồn nhẹ nhàng vào động mạch để đảm bảo đầu catheter đã nằm trong
lòng mạch. (Lưu ý: nếu sử dụng loại có dây dẫn, sang bước 12)


11
B 9. Hạ kim và catheter sát mặt da (thay vì 30 - 45 độ). Trong khi đó
dùng ngón cái để cố định kim, nhẹ nhàng luồn catheter vào trong lòng động
mạch bằng chuyển động xoắn nhẹ.
B 10. Rút kim, catheter đúng vị trí được thể hiện bằng có dòng máu trào
ra theo nhịp tim(nếu dùng catheter không có dây dẫn chuyển sang bước 15)
B 11.Nếu sử dụng catheter có dây dẫn (guide wire), khi có dòng máu
trào ra, cố định catheter và kim và luồn nhẹ nhàng dây dẫn vào trong lòng
động mạch, gặp rất ít cản trở.
B 12. Đến đây catheter và dây dẫn đã vào trong lòng đông mạch
B 13.Rút dây dẫn và kim, máu trào ra theo nhịp tim khi catheter đúng vị trí.
B 14.Nối catheter với transducer và bô phận khuếch đại.
B 15.Cố định catheter vào da, thường khâu đính hoặc bằng các dụng cụ
dán cố định.

B 16. Sát khuẩn lại bằng các dung dịch như Betadine và che phủ bảo vệ
bằng băng dính vô khuẩn.


12
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
3.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
Gồm 100 bệnh nhân vào khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch mai với chẩn
đoán Sốc bao gồm các loại sốc: (sốc nhiểm khuẩn, Sốc giảm thể tích, sốc quá
mẫn, sốc tim) từ tháng 8 /2016 đến tháng 8/2017.
3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân không đồng ý làm.
+ Thực hiện test Alen – Dương tính
+ Những trường hợp bệnh nhân không thực hiện được kỹ thuật đặt
catheter HA động mạch.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Mỗi bệnh nhân có chẩn đoán sốc vào khoa cấp cứu sẽ được đo đồng
thời huyết áp động bằng 2 phương pháp: Đo huyết áp ĐM không xâm nhập và
đo HA động mạch xâm nhập.
- Đo HA động mạch không xâm nhập (NIBP) bặng máy Monitroning.
- Đo huyết áp xâm nhập (PA) cùng một thời điểm.Đo NIBP và PA được
tiến hành cùng lúc, cài chế độ in ra giấy tự động với các chỉ số HA: HA tâm
thu (HATT), HA tâm trương (HATTR), HA trung bình (HATB) tại các thời
điểm: vào viện, 10 phút, 20 phút.
- Quan sát mô tả, tiến cứu và can thiệp.
- Sử dụng phiếu nghiên cứu.
- Thống kê và sử lý số liệu bằng SPSS 17.0
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ tháng 8/2016- 8/2017 các bệnh
nhân đang điều trị tại khoa cấp cứu BV BM có đủ tiêu chuẩn để đưa vào

nghiên cứu.


13
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài được duyệt và bắt đầu nghiên cứu từ 9/2016 đến 8/2017. Tổng số
bệnh nhân là 100, các kết quả thu được như sau:
4.1. Đặc điểm chung.
4.1.1. Tuổi và giới. Giới: nam có 60 bệnh nhân (59,4%), nữ 41 bệnh nhân
(40,6%).

40.600%

Nam
59.400%

Nữ

Biểu đồ 1: Phân bố về giới tính
Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là
57±18 tuổi (min=20, max=90)- Nam bị bệnh nhiều hơn nữ.
14.9

15.8

20-40 tuổi
40-60 tuổi
60-80 tuổi
≥ 80 tuổi


30.7
38.6

Biểu đồ.2: Phân bố về độ tuổi
Nhận xét: - Tuổi mắc bệnh sốc chiếm đa số là 40- 80 tuổi. cao nhất là
40- 60 tuổi.
- Tuổi > 80 tuổi mắc ít nhất
4.1.2: Phân loại bệnh nhân theo tình trạng nhập viện.


14
22.777%

Sốc mất máu
Sốc nhiễm khuẩn
Sốc tim
Sốc phản vệ

.999% 4.995%

71.229%

Hình 3: Phân loại bệnh nhân theo tình trạng nhập viện
Nhận xét:
- Sốc nhiễm khuẩn chiếm phần lớn tình trạng sốc vào khoa cấp cứu.Tiếp
đến là sốc tim
- Sốc mất máu và sốc phản vệ chiếm phần nhỏ.
4.2. Sự khác biệt của các thông số HA khi đo HA không xâm lấn và
xâm lấn.
4.2.1. Sự khác biệt của huyết áp tâm thu.

HATT trung bình tại các thời điểm
Phương pháp đo
Đo HA không xâm
lấn (NIBP)
Đo HA xâm lấn (PA)

Vào viện

10 phút

20 phút

(T0)

(T1)

(T2)

87,6±17,1

102,7±10

103,3±9,7

0,0001

98,2±15,4

109,6±10,2


110,3±9,8

0,0001

<0,01

<0,01

p
<0,01
Thời điểm vào viện T0.

p


15

100

98.2

98
96
94
92
90
88

NIBP
Series 3


87.6

86
84
82

T0

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trỉ số huyết áp đo bởi 2
phương pháp NIBP và PA với P< 0,05.
Thời điểm vào viện T1.
109.6

110
108
106
104

NIBP
Series 3

102.7

102
100
98

T1


Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trỉ số huyết áp đo bởi 2
phương pháp NIBP và PA với P< 0,05.


16
Thời điểm vào viện T2.

112

110.3

110
108
106

NIBP
Series 3

103.3

104
102
100
98

T2

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trỉ số huyết áp đo bởi 2
phương pháp NIBP và PA với P< 0,05.
Thời điểm vào viện T0,T1,T2.

120
98.2
100

102.7

109.6

103.3

110.3

87.6

80

NIBP
Series 3

60
40
20
0

T0

T1

T2


NHẬN XÉT: chỉ số HA TT tại các thời điểm lúc bắt đầu đo, 10 phút, 20
phút đo bằng xâm lấn (PA) cao hơn so với đo bằng không xâm lấn (NIBP).
Có ý nghĩa thống kê với
P< 0.05. Độ chênh HATT theo 2 phương pháp đo tại 3 thời điểm nói trên
cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0.05.


17
4.2.2. Sự khác biệt của huyết áp tâm trương
Phương pháp đo
Đo HA không xâm
lấn (NIBP)
Đo HA xâm lấn
(PA)
p

HATTR trung bình tại các thời điểm
Vào viện
10phút
20 phút

p

(T0)

(T1)

(T2)

54,3±9,9


59,1±8,2

59±8,3

0,0013

62,7±10,2

64,7±9,1

65,2±9

0,1177

<0,01

<0,01

<0,01

Thời điểm vào viện T0.

64

62.7

62
60
58

56

NIBP
Series 3

54.3

54
52
50
T0

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trỉ số huyết áp đo bởi 2
phương pháp NIBP và PA với P< 0,05.


18
Thời điểm vào viện T1.
64.7

65
64
63
62
61
60

NIBP
Series 3


59.1

59
58
57
56

T1

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trỉ số huyết áp đo bởi 2
phương pháp NIBP và PA với P< 0,05.
Thời điểm vào viện T2.

66

65.2

64
62
60

NIBP
Series 3

59

58
56
54


T2

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trỉ số huyết áp đo bởi 2
phương pháp NIBP và PA với P< 0,05.


19
Thời điểm vào viện T0,T1,T2.
70
60

62.7

65.2

64.7
59.1

59

54.3

50
40

NIBP
Series 3

30
20

10
0

T0

T1

T2

NHẬN XÉT: chỉ số HA TTR tại các thời điểm lúc bắt đầu đo, 10 phút,
20 phút đo bằng xâm lấn (PA) cao hơn so với đo bằng không xâm lấn (NIBP).
Có ý nghĩa thống kê với
P< 0.05. Độ chênh HATTR theo 2 phương pháp đo tại 3 thời điểm nói
trên cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0.05.
4.2.3. Sự khác biệt của huyết áp trung bình

Phương pháp đo
Đo HA không xâm lấn
Đo HA xâm lấn
p

HATB trung bình tại các thời điểm
Vào viện
10 phút
20 phút
(T0)
65,4±11,6
74,5±10,2
<0,01


(T1)
73,7±7,3
79,6±8,3
<0,01

(T2)
73,8±7,2
79,7±9,4
<0,01

p
0,0001
0,0001


20
Thời điểm vào viện T0.

76
74
72
70
NIBP
Series 3

68
66
64
62
60


T0

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trỉ số huyết áp đo bởi 2
phương pháp NIBP và PA với P< 0,05.
Thời điểm vào viện T1.

79.6

80
79
78
77
76
75
74

NIBP
Series 3

73.7

73
72
71
70
T1

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trỉ số huyết áp đo bởi 2
phương pháp NIBP và PA với P< 0,05.



21
Thời điểm vào viện T2.
79.7

80
79
78
77
76
75
74
73
72
71
70

NIBP
Series 3

73.8

T2

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trỉ số huyết áp đo bởi 2
phương pháp NIBP và PA với P< 0,05.
Thời điểm vào viện T0,T1,T2.
79.7


79.6
74.5

80
70

73.7

73.8

65.4

60
50
NIBP
Series 3

40
30
20
10
0
T0

T1

T2

NHẬN XÉT: chỉ số HA TTR tại các thời điểm lúc bắt đầu đo, 10 phút ,
20 phút đo bằng xâm lấn (PA) cao hơn so với đo bằng không xâm lấn

(NIBP). Có ý nghĩa thống kê với
P< 0.05. Độ chênh HATTR theo 2 phương pháp đo tại 3 thời điểm nói
trên cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0.05.


×