Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÀI THẢO LUẬN AN TOÀN vệ SINH LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.27 KB, 22 trang )

I. Lý luận chung về An toàn vệ sinh lao động:
1.Các khái niệm:
- An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình
lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
- Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc
trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao
động.
- Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ
chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi
trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều
kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sảnxuất.
- Bảo hộ lao động là nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa: tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy
nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe và an toàn tính mạng
người lao động.
- Văn hóa an toàn là văn hoá trong đó Nhà nước, những người sử dụng lao động và
người lao động phải tham gia tích cực vào việc bảo đảm một môi trường làm việc
an toàn và vệ sinh thông qua một hệ thống với các quyền, trách nhiệm và bổn phận
được xác định là văn hoá trong đó nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu
tiên hàng đầu hay chính là văn hoá phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2. Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng:
- Mục đích :
+ Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.

1


+ Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề
nghiệp.
+ Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.
- Ý nghĩa:


+ Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn
được bảo vệ và phát triển.
+ Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội.
Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sông, hạnh phúc của người lao động là góp
phần vào công cuộc xây dựng xã hội,
+ Lợi ích về kinh tế : thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ
rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt
hại do tai nạn lao động.v.v…
Như vậy thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về sản
xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả
cao.
3. Nội dung của công tác an toàn vệ sinh lao động:
3.1. Nội dung khoa học kỹ thuật AT-VSLĐ: Bao gồm 5 ngành khoa học cơ bản
:
- Khoa học về y học lao động: để đánh giá các tác động ảnh hưởng của môi
trường, điều kiện làm việc tới sức khoẻ NLĐ và đề xuất các biện pháp phòng tránh.

2


- Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh: là khoa học nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật nhằm loại bỏ, phòng tránh và hạn chế các tác hại của môi trường và điều
kiện lao động tới NLĐ và dân cư xung quanh.
- Kỹ thuật an toàn: là môn khoa khọc nghiên cứu các biện pháp phòng tránh, hạn
chế các nguy cơ rủi ro tác động tới NLĐ do các nguyên nhân khách quan và chủ
quan, do máy móc thiết bị, công nghệ và phương thức sản xuất không hợp lý gây
ra.
- Khoa học về các phương tiện bảo vệ: nghiên cứu, đề xuất phương thức và các
chế tạo các PTBVCN như: quần áo, mũ, khẩu trang, mặt nạ, kính, găng tay, giày

ủng... nhằm bảo vệ NLĐ trước những nguy cơ tác động có hại của MT& ĐKLV.
- Khoa học Ecgonomie: là môn khoa học nghiên cứu cách thức làm việc, môi
trường và ĐKLV, không gian làm việc… một cách hợp lý nhằm bảo vệ sức khoẻ
NLĐ và nâng cao năng suất lao động.
3.2. Nội dung xây dựng và thực hiện các văn bản luật pháp về AT-VSLĐ và
tăng cường quản lý nhà nước về AT-VSLĐ:
- Nhà nước chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng và cho ban hành các văn bản luật
pháp, chế độ chính sách, hướng dẫn qui định về AT-VSLĐ.
- Với sự tham gia của các ngành, các cấp và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam,
nhà nước chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình quốc gia về BHLĐ định
kỳ 5 năm và hàng năm và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách
nhà nước.
- Thông qua các hệ thống thanh tra lao động, nhà nước tiến hành các hoạt động
thanh tra, xem xét khen thưởng và xử lý các vi phạm về AT-VSLĐ.

3


3.3. Nội dung giáo dục huấn luyện về AT-VSLĐ và tổ chức vận động quần
chúng làm tốt công tác AT-VSLĐ:
- Phải bằng mọi hình thức, tuyên truyền giáo dục cho NLĐ nhận thức được sự cần
thiết khi bảo đảm an toàn trong sản xuất, phải phổ biến và huấn luyện cho họ có
những hiểu biết về AT-VSLĐ để họ biết tự bảo vệ mình...
- Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật, bảo đảm các nguyên tắc an toàn, thực hiện
nghiêm chỉnh tiêu chuẩn, qui định, nội qui an toàn, chống làm bừa, làm ẩu.
- Tổ chức tốt hoạt động tự kiểm tra AT-VSLĐ tại chỗ làm việc, tại từng cơ sở sản
xuất, đơn vị công tác.
II. Thực trạng tình hình An toàn vệ sinh lao động của ngành xây dựng Việt
Nam hiện nay:
Những năm gần đây, ngành xây dựng không chỉ là một trong những ngành tạo

ra nhiều việc làm (với hơn 3,3 triệu người lao động) mà còn là lĩnh vực để xảy
ra các nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ) và các vụ tai nạn lao động (TNLĐ)
chết người nhiều nhất. Vì thế, thay đổi hành vi của người sử dụng lao động
trong công tác ATVSLĐ tại các công trình xây dựng và doanh nghiệp xây dựng
sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
2.1.Hàng trăm sai phạm về ATLĐ trong các công trình:
Trong một đợt kiểm tra liên ngành đột suất tại một số nhà thầu tại Hà Nội về
việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATLĐ, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã
hội tại 16 nhà thầu đang thi công các công trình xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội
vào năm 2016 đã phát hiện thấy các nhà thầu có nhiều sai phạm trong việc chấp
hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực này:

4


- Cụ thể, đoàn thanh tra đã phát hiện 147 sai phạm tại các DN. Trong đó:
+ 9 doanh nghiệp chưa thực hiện Báo cáo định kỳ 6 tháng và hằng năm về tình
hình TNLĐ với cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương.
+ 7 DN chưa xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo quy định.
+ 4 DN chưa xây dựng kế hoạch ATVSLĐ và cải thiện điều kiện lao động hằng
năm.
+ 10 DN chưa đo, kiểm tra môi trường lao động tại nơi làm việc theo quy định.
+ 5 DN chưa đậy kín những giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên
các sàn tầng hoặc rào ngăn chắc chắn; chưa phân công cụ thể người ra tín hiệu cẩu
tháp...
- Ngoài ra, Đoàn Thanh tra cũng phát hiện 6 DN chậm nộp tiền BHXH bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp, BHYT đối với cơ quan bảo hiểm xã hội; Đoàn thanh tra đã
lập 3 biên bản vi phạm hành chính về lao động đối với 3 DN, tham mưu trình
Chánh thanh tra ban hành 3 Quyết định Xử phạt hành chính về lao động với tổng
số tiền 44 triệu đồng.

Căn cứ Báo cáo Kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra và Biên bản Thanh tra tại các
công trình, Chánh Thanh tra Bộ LĐTBXH đã ban hành kết luận thanh tra đối với
các DN được thanh tra.Theo đó, Chánh Thanh tra yêu cầu Tổng Giám đốc/Giám
đốc của 16 doanh nghiệp và các nhà thầu phụ khắc phục 147 sai phạm đã được
phát hiện qua thanh tra, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị về Thanh tra
Bộ LĐTBXH và Thanh tra Sở LĐTBXH TP Hà Nội.
- Chiến dịch này sẽ tập trung thanh tra nhiềuđơn vị trên toàn quốc với các nội dung
thanh tra trọng điểm bao gồm: Thời giờ làm việc, làm thêm giờ; tiền lương; xây
5


dựng nội quy và đào tạo về an toàn vệ sinh lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân;
tổ chức mặt bằng; sử dụng xe, máy, giàn giáo, giá đỡ, điện và thiết bị điện; công
tác cốp pha, cốt thép và bê tông...
2.2.Tăng cường nhận thức cho chủ sử dụng lao động:
- Theo các chuyên gia lao động phân tích, nguyên nhân của tình trạng mất ATLĐ
trong ngành xây dựng nói riêng và trong các lĩnh vực khác nói chung phần lớn do:
+ Chủ sử dụng lao động là các doanh nghiệp, nhà thầu chưa thực sự nhận thức
đúng và quan tâm đến công tác giám sát, huấn luyện, trang bị kiến thức về ATLĐ
cho người lao động.
+ Phần lớn lao động trong ngành xây dựng là lao động phổ thông, trình độ văn hóa
thấp, ý thức kỷ luật lao động kém và ít được đào tạo bài bản, không được trang bị
kiến thức cũng như những kỹ năng cơ bản khi làm việc trong môi trường nguy
hiểm.
+ Công tác quản lý Nhà nước về an toàn lao động tại các công trình còn nhiều hạn
chế, thiếu sót.
+ Vai trò giám sát công trình, trong đó có giám sát về công tác ATLĐ của tư vấn
giám sát, nhà thầu lại chưa làm hết trách nhiệm của mình nhằm đảm bảo an toàn
cho bản thân NLĐ và chính DN.
- Thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) về nguyên nhân số vụ TNLĐ

chết người năm qua cho thấy, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm tới
52,8%, do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc
an toàn chiếm 25,2% tổng số vụ; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm
14,3% tổng số vụ; người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho
người lao động chiếm 9,7% tổng số vụ và do tổ chức lao động và điều kiện lao
6


động chiếm 2,6% tổng số vụ, do người sử dụng lao động không trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 1%...
- Ngoài việc tổ chức thanh tra tại các doanh nghiệp xây dựng, trong năm 2016 này,
cơ quan chức năng cũng sẽ triển khai luật An toàn vệ sinh lao động đến với các
doanh nghiệp và cương quyết xử lý nghiêm các vi phạm ATVSLĐ gây TNLĐ
nghiêm trọng.Cùng với đó, ngành LĐTBXH cũng tiến hành xây dựng và triển khai
các mô hình quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh. Đảm bảo tại các doanh nghiệp có người có chuyên môn phù hợp hoặc
được bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động.
III. Thực trạng tình hình An toàn vệ sinh lao động tại Tổng công ty Xây dựng
Thăng Long (TLG):
1. Tổng quan về Tổng công ty xây dựng Thăng Long (TLG):
1.1. Quá trình xây dựng và phát triển:
Với kinh nghiệm hơn 40 năm xây dựng, có tiềm năng hùng hậu về thiết bị thi
công tiên tiến, có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và công nhân lành nghề... sẵn sàng
thi công mọi công trình cầu, đường, bến cảng... trên mọi nẻo đường của đất nước,
Tổng công ty Thăng Long - CTCP là một doanh nghiệp được thành lập ngày
06/07/1973 với tên gọi là Xí nghiệp Liên hiệp cầu Thăng Long, là đơn vị xây
dựng cầu đường hàng đầu của Việt Nam.
Ngày 19/12/1984, Xí nghiệp Liên hiệp cầu Thăng Long đổi tên thành “Liên
hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long”. Bước vào thời kỳ đổi mới nền
kinh tế, để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ chế mới, Liên hiệp

các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long đổi tên thành “Tổng công ty xây dựng
cầu Thăng Long” vào ngày 11/3/1992.
Ngày 22/4/1998, Mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong ngành giao
thông, thủy lợi, dân dụng và công nghiệp, Tổng công ty xây dựng cầu Thăng
Long đổi tên lại thành “Tổng công ty xây dựng Thăng Long”.
7


Công trình đầu tiên là xây dựng cầu Thăng Long (1973-1985) - cây cầu lớn
nhất thời bấy giờ, với quy mô 2 tầng: tầng dưới là đường sắt và đường bộ, tầng
trên là đường ô tô rộng 23m với tổng chiều dài toàn cầu trên 10km, là niềm tự
hào của người dân Việt Nam.
Sau 43 năm hoạt động Tổng công ty đã xây dựng hàng trăm cây cầu lớn,
hàng nghìn công trình dân dụng, công trình giao thông, bến cảng, sân bay.... như:
cầu Kiền, cầu Sông Gianh, Cầu Phù Đổng, cầu Vĩnh Tuy, cầu Hoàng Long, cầu
đường sắt, cầu Pá Uôn, Đường cao tốc Sài gòn-Trung Lương, Đường cao tốc
Pháp Vân-Cầu Giẽ, Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên– Quốc lộ 3, các nút
giao cầu vượt thép tại Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh... Tất cả các
dự án trên dù ở bất kỳ điều kiện địa hình, địa chất phức tạp đều được triển khai
thi công tuyêt đối an toàn, đảm bảo tiến độ, chất lượng, mỹ thuật, được các chủ
đầu tư, tư vấn đánh giá cao. Hàng loạt các công nghệ hiện đại và các thiết bị đặc
chủng đã làm nên thương hiệu Thăng Long như: Móng cọc khoan nhồi đường
kính lớn trên cạn và trên mặt nước, Cầu dây văng, Cầu đúc hẫng, cầu dầm ống
thép nhồi bê tông, vận chuyển và lao lắp các cấu kiện dầm bê tông tải triêu
trường, siêu trọng, sản xuất lắp đặt các kết cấu thép, xử lý nền đất yếu…
Cùng với việc khẳng định thương hiệu của một đơn vị dẫn đầu ngành xây
dựng cơ sở hạ tầng, Thăng Long đã thể hiện hiệu quả vai trò nhà đầu tư thông qua
các dự án tiêu biểu như: Dự án BOT Cầu Yên Lệnh, Dự án BOT Đường 188…
Hiện nay, Tổng công ty mới khởi động dự án đầu tư: Tuyến đường Yên Lệnh –
Vực vòng…; đồng thời, nghiên cứu các dự án mang lại hiệu quả cao để mở rộng

quy mô phát triển.
Ngày 7/5/2014, Tổng công ty Thăng long đã tổ chức thành công Đại hội
đồng cổ đông lần thứ nhất và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình
Tổng công ty Cổ phần. Thăng Long tiếp tục khẳng định lấy chất lượng vừa là
mục tiêu và động lực để tồn tại và phát triển. Tổng công ty Thăng Long cam kết
liên tục sản xuất và cung cấp những sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Chúng tôi
sẽ không ngừng phấn đấu, sáng tạo, đổi mới để trở thành niềm tin số 1 của khách
hàng, vững bước hội nhập khu vực và thế giới.


TỔNG CÔNG TY THĂNG LONG-CTCP
Địa chỉ: Số 72 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
VP giao dịch: Tầng 20, Tòa nhà Handico Tower, Mễ Trì Hạ, Phạm Hùng,
8


Nam Từ Liêm, Hà nội
Website: -
Email:
1.2. Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng các công trình giao thông, công trình công nghiệp, công trình dân
dụng, công trình thủy lợi,…
- Sản xuất cung ứng bê tông thương phẩm.
- Mua bán vật tư thiết bị giao thông vận tải, sắt thép, vật liệu xây dựng.
- Tư vấn đầu tư, lập dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, giám sát xây dựng,…
- Kinh doanh nhà, khách sạn, văn phòng.
- Vận tải hành khách, hàng hóa, cho thuê phương tiện vận tải.
- Kinh doanh bất động sản, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng và kiến trúc các
cụm dân cư đô thị mới.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức:

- Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Thăng Long:
+ Công ty cầu 1 Thăng Long
+ Công ty xây dựng và phát triển công nghệ Thăng Long
+ Công ty tư vấn xây dựng Thăng Long
+ Trung tâm quản lý dự án…
- Công ty con: gồm các công ty cổ phần chi phối trên 50% vốn điều lệ như:
+ Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long
+ Công ty cổ phần cầu 5 Thăng Long
+ Công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long
+ Công ty Cổ phần thí nghiệm và XD Thăng Long…
9


Bên cạnh đó còn có trên 10 Công ty cổ phần, liên doanh góp vốn dưới 50% vốn
điều lệ.
2. Tình hình thực tế về công tác an toàn vệ sinh tại công ty xây dựng Thăng
Long
2.1. Điều kiện lao động:
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã
hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều
kiện lao động thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao
động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo
nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất.
Trong quá trình lao động, hàng ngày người lao động phải thường xuyên tiếp xúc
với hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, môi trường làm việc, nhiệt độ,
ánh sáng, tiếng ồn, bụi, hóa chất,….Tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe của người
lao động.
2.1.1. Công tác tổ chức mặt bằng
Nhìn chung mặt bằng nhà xưởng của công ty tương đối thoáng mát và sạch sẽ,
được xây dựng kiên cố khung sắt mái tôn để hở, mặt sàn vững chắc, được láng xi

măng đảm bảo an toàn. Tuy nhiên với diện tích nhỏ 86.490 m2 diện tích của toàn
công ty lại bao gồm văn phòng làm việc, ngoài ra còn phân một nhà ăn, ba sân bãi
để nguyên vật liệu, nà xe,… Vì vậy mà việc bố trí sắp xếp các thiết bị máy móc
gặp nhiều khó khăn, đường đi lại, ranh giới lưu thông không thuận tiện, các xưởng
của tổ sản xuất phải bố trí gần nhau khiến người lao động tại các phân xưởng phải
chịu ảnh hưởng môi trường của nhau.
2.1.1. Địa bàn hoạt động
Trụ sở chính của công ty trên địa bàn khu dân cư Bắc Thăng Long thuộc xã Hải
Bối, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Với dân cư hoạt động đông đúc chủ yếu là dân
tỉnh lẻ chuyển tới để làm ăn, do đó tình an ninh trật tự rất phức tạp. Vị trí gần cầu
Thăng Long tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa vật tư
nhưng trỏ ngại là khi đi vào đến khu dân cư đường xá chật hẹp nên quá trình vận
chuyển khá khó khăn. Công ty phải vận chuyển nguyên liệu vào ban đêm để tránh
thiệt hại về tính mạng và tài sản.
10


2.1.3. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc kỹ thuật
Hàng năm công ty đều có kế hoạch mua sắm trang thiết bị với tổng kinh phí lên tới
hàng chục tỷ đồng.
- Tại văn phòng làm việc của công ty: 100% các phòng ban đều được trang bị tủ,
bàn, bình nước, quạt, điều hòa và máy vi tính. Hiện công ty có 25 bộ dàn vi tính
được nối mạng nội bộ, một số máy được lập trình nhằm phục vụ tốt nhất cho cán
bộ phòng ban.
- Công ty luôn cung cấp đầy đủ các thiết bị văn phòng phẩm, khu làm việc hành
chính rộng rãi, thoáng mát khang trang.
- Tại các xưởng sản xuất: Khắc phục hạn chế về diện tích, công ty đẫ có những
biện pháp nhằm tận dụng tiện ích đảm bảo cho sản xuất được liện tục và đồng bộ.
Toàn bộ công nhân đều có quần áo bảo hộ lao động.
2.1.4. Điều kiện lao động đặc trưng tại công ty

* Các yếu tố vi khí hậu:
- Về nhiệt độ: Một số vị trí có nhiệt độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép( vị trí công
nhân đứng tại lò đèn đốt…)
- Về độ ẩm: Theo tiêu chuẩn cho phép là =< 80%. Ở công ty thì các vị trí có độ ẩm
đạt yêu cầu 70%.
* Yếu tố vật lý:
-Tiếng ồn: một số vị trí do tính chất công việc nên độ ồn vượt quá mức cho phép,
điều này ảnh hưởng đến khả năng nghe của người lao động
* Các yếu tố về bụi các loại:
Do tính chất của công việc mà bụi là điều không thể tránh khỏi. Công ty không
thể nào khắc phục hoàn toàn mà chỉ bằng biện pháp bảo hộ để giảm tối thiểu sự
nguy hại của những điều kiện bất lợi này. Phía bên công ty cũng đã có trang bị
khẩu trang, kính và quần áo để chống lại nồng độ bụi.
Công ty xây dựng Thăng Long có điều kiện lao động không thuận lợi và nguy
hiểm từ đó đã có những biện pháp hạn chế.
11


2.2.Tổ chức bộ máy an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp:
NSDLĐ

Công đoàn cơ sở

Hội đồng
ATVSLĐ

Khối trực tiếp sản
xuất
Quản đốc phân xưởng
Tổ trưởng

Công đoàn bộ
phận (tổ công
đoàn)

An toàn vệ sinh viên
Người lao động

Khối phòng, ban
Sơ đồ bộ máy an toàn- vệ sinh lao động










 Hội đồng công tác an toàn – vệ sinh lao động
Hội đồng là tổ chức phối hợp và tư vấn hoạt động và hội đồng này do công ty
hay người sử dụng lao động thành lập nên.
Thành viên của hội đồng là cán bộ y tế và cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp
Chủ tịch hội đồng ( phó giám đốc công ty phụ trách)
Phó chủ tịch hội đồng ( CT công đoàn công ty phụ trách)
Uỷ viên thường trực kiêm thư ký hội đồng
Uỷ viên
Hội đồng này được lâp ra nhằm:
12



 Phối hợp để đảm bảo các quyền than gia, kiểm tra, giám sát về an toàn – vệ sinh

lao động của tổ chức công đoàn tại công ty.
 Tham gia tư vấn cho người sử dụng lao động trong các hoạt động xây dựng quy
chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động, biện
pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao
động.
Tuy nhiên công ty xây dựng Thăng Long vẫn còn bất cập,hợp đồng lao động mà
công ty đã ký kết với người lao động chưa thỏa thuận cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ
của người sử dụng lao động và người lao động. Bên cạnh đó, công ty chưa thống
kê đầy đủ số lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động theo quy định.
Kết luận thanh tra cũng cho thấy, việc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
cho người lao động làm việc theo loại hợp đồng lao động dưới 3 tháng chưa được
công ty đảm bảo theo quy định. Thậm chí công ty tự tổ chức huấn luyện an toàn
lao động, vệ sinh lao động. Ngay cả cán bộ an toàn của công ty cũng chưa được
cấp giấy chứng nhận giảng viên đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
theo quy định.
2.3.Các yếu tố nguy hiểm tại doanh nghiệp:
a. Các yếu tố nguy hiểm:
 Tai nạn do ngã
Ngã từ trên cao chiếm 1/3 tổng số các ca tử vong trên công trường xây dựng. Dàn
giáo lắp không chính xác, vách tường hở, lỗ hổng trên sàn nhà, thang không có bảo
hiểm và các thanh thép không được bảo vệ (có thể đâm hoặc xiên vào người) là
những rủi ro phổ biến nhất. Theo quy định của luật pháp thì việc lắp ráp dàn giáo
phải do người có trách nhiệm trên công trường giám sát và kiểm tra. Nhưng trong
thực tế thì việc làm này rất ít khi được quan tâm.
 Vật rơi


13


Tất cả các công cụ và thiết bị nặng có thể rơi từ trên cao và mũ bảo hộ cứng không
phải lúc nào cũng phát huy tác dụng bảo vệ người lao động. Nếu một khu vực xây
dựng không được rào chắn hoặc vật nào đó rơi từ cần cẩu ra khỏi khu vực mặt
bằng xây dựng thì người qua đường có thể bị những vật thể này rơi trúng gây
thương tích.
 Tai nạn do hào, rãnh
Sập hầm, hào có thể và đã xảy ra. Nếu vật liệu được đào và đắp lên quá gần với
miệng hào thì vật liệu đó có thể rơi trở lại và gây thương tích nghiêm trọng. Rủi ro
gây chết người đối với công nhân xây dựng làm việc trên các công trường có hào
và rãnh được cho là cao hơn 112% so với các khu vực khác.
 Giật điện
Phơi nhiễm với đường dây cao thế trên cao hoặc đặt ngầm dưới đất có thể dễ gây
ra tử vong. Dụng cụ sử dụng điện hoặc dây dẫn hỏng cũng có thể gây ra trấn
thương do điện giật giống như do phơi nhiễm với đường dây không sử dụng nhưng
vẫn có điện.
 Chấn thương do ráng sức
Các chấn thương ở lưng do nâng nhấc vật nặng hoặc không đúng tư thế là những
nguyên nhân chủ yếu gây ra loại chấn thương này. Loại chấn thương phổ biến nhất
là chấn thương RSI (chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại).
 Thiết bị nặng
Chấn thương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ thiết bị nặng. Máy
móc có thể bị trục trặc, hỏng hóc hoặc bị đổ. Sự bất cẩn khi vận hành cần trục có
thể gây ra nhiều loại chấn thương. Xe nâng hoặc máy xúc cũng là một trong số các
thiết bị phổ biến hay gây tai nạn.
14



b, Nguyên nhân:
- Tai nạn do ngã: Do dàn giáo lắp đặt không an toàn, vững chắc, người lao động
làm việc trong điều kiện thiếu bảo hộ.
- Vật rơi: Người lao động chủ quan, không chú ý trong quá trình làm việc.
- Tai nạn do hào, rãnh: Do các hàng hào, rãnh đắp quá gần vơí vật liệu xây dựng.
- Giật điện: Làm việc ở trên cao, gần đường dây cao thế.
- Chấn thương do ráng sức: Do bê vật liệu không đúng cách gây mất sức và trấn
thương.
- Thiết bị nặng: Do bê vác xi măng, gạch nặng, vận chuyển đồ quá sức.
c, Biện pháp:
- Sử dụng máy móc để hỗ trợ mang vác, vận chuyển đúng cách
- Sử dụng các thiết bị bảo hộ gắn vật rơi vào người, Công nhân cần chú ý hơn
trong quá trình lao động.
- Khi làm việc cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ, làm việc tránh xa dây điện
cao thế.
- Hạn chế bê vác đồ vật nặng, khi nâng nhấc vật nặng cần dung lực đúng cách.
- Lắp đặt các giàn giáo đúng quy định, trang bị cho ngừoi lao động các thiết bị bảo
hộ cần thiết.
- Lắp đặt phù hợp, cách các vật liệu xây dựng một khoảng cách an toàn.
2.4.Các yếu tố có hại tại doanh nghiệp:
a. Các yếu tố có hại:
15


Yếu tố có hại là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt qua
giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao
động, gây bệnh nghề nghiệp. Trong quá trình lao động và sản xuất trong doanh
nghiệp, người lao động dễ dàng gặp phải các yếu tố có hại luôn tồn tại xung quanh
môi trường làm việc của họ.
 Vi khí hậu xấu

Là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm
việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ (cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép); độ
ẩm (cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của các vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do
bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi); các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao
hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sưc khỏe, gây bệnh
tật và giảm khả năng lao động của con người.
 Tiếng ồn
Tiếng ồn là âm thanh gây khó chijucho con người, phát sinh do sự chuyển động
của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm.
Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn dễ gây các bệnh nghề nghiệp như điếc, viêm
thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao
động dễ dẫn đến tai nạn lao động.
 Rung
Rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay gây ra chứng
bợt tay, mất cảm giác, ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp
xương,cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương,
hệ tuần hoàn nội tiết.
Rung toàn thân làm co hệ thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim.
 Bức xạ
Nguồn bức xạ: mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại; hồ quang, hàn cắt kim
loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại. Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực
16


do bức xạ hồng ngoại; đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng do bức xạ tử ngoại
và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Chiếu sáng không hợp lý (chói quá hoặc tối quá)
Chiếu sáng không đảm baỏ làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động, dễ gây
tai nạn lao động. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.

 Bụi
Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí; nguy
hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 – 5 micromet; khi hít phải loại bụi bé này sẽ
có 70 – 80 % lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc bây bệnh bụi
phổi.
 Các hóa chất độc hại
Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây
dựng cơ bản như: Asen, crum, benzen, rượu, các khí bụi, các dung dịch axit, bazơ,
kiềm, muối, các phế liệu, khí, bụi ... tùy theo điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng tới người lao động dưới dạng nhiễm độc
cấp tính, nhiễm độc mãn tính.
Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu
hóa, hô hấp hoặc qua da.
 Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu
trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và
nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động.
Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao
động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời
gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao
động đơn điệu. Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình
thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn đến
những biến đổi ức chế thần kinh, gây bệnh tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần
kinh, đau mỏi cơ xương, có khi dẫn đến tai nạn lao động.
b. Nguyên nhân
17


- Vi khí hậu xấu: công trình dưới hầm là những công trinh nhỏ, có không gian hẹp
gây ngạt khí.
- Tiếng ồn: công trường sử dụng nhiều máy như máy xúc, máy cẩu, máy trộn bê

tông, máy nâng... Các loại máy này phải hoạt động thường xuyên tạo ra nhiều tiếng
ồn.
- Rung: máy đầm sử dụng để đầm dùi, đầm mặt, đầm cạnh. Người dử dụng máy
đầm nhiều sẽ bị rung toàn thân nhiều gây mất cảm giác.
- Bức xạ: nhiều công trình phải thi công ngoài trời, không có vật che chắn, người
lao động có thể bị say nắng, giảm thị lực.
- Chiếu sáng không hợp lý: ngày hè khi làm việc ngoài trời dễ bị chói quá bởi ánh
nắng. Công trình dưới hầm thiếu ánh sáng ảnh hưởng tới thị lực của người lao
động.
- Bụi: do cát, xi măng, quá trình thi công công trình,…
- Các hóa chất độc hại: hít phải bụi xi măng có thể gây bệnh về đường hô hấp. Xi
măng gây dị ứng, là tình trạng viêm da tiếp xúc do yếu tố gây kích ứng là Crom
hóa trị 6 có trong xi măng.
- Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động: người lao động phải khiêng
vác vật nặng với thời gian lâu. Một số công trình không đúng tiến độ sẽ bị hối thúc
về mặt thời gian, gây áp lực cho người lao động phải làm việc nhanh với cường độ
cao.
c. Biện pháp
- Luôn nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động.
- Xây dựng bộ hồ sơ mẫu về an toàn lao động cho mỗi công trình.
- Tăng cường quản lý một cách giám sát trong lĩnh vực an toàn lao động ở tất cả
các công đoạn trong công trình.
- Luôn luôn đào tạo nâng cao kiến thức cho đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh
lao động.
- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, bảo hộ lao động.
- Tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao hiểu biết của người lao động về cách nhận
biết và các biện pháp để phòng tránh.
IV. Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác An toàn vệ sinh
tại Tổng công ty Xây dựng Thăng Long:
18



*Về phía các cơ quan quản lí nhà nước:
- Thanh tra Lao Đông tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà
nước về an toàn vệ sinh lao độn ở tất cả các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế.
- Tăng cường thanh tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các lĩnh vực:xây
dựng,lắp đặt,sửa chữa và sử dụng điện,khai thác khoáng sản và khai thác đá,sử
dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về toàn lao động.
- Kiên quyết xử lí nghiêm minh và kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật
lao động theo quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/04/2004 của
Chính phủ.
- Các Bộ,ngành,Tập đoàn,Tổng công ty tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị
thuộc quyền quản lý của mình thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an
toàn vệ sinh lao động và các chế độ bảo hộ lao động.
- Tổ chức huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động Theo Quy định tại
Thông Tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao Động Thương
Binh và Xã hội.
- Tổ chức hội nghị đánh giá đúng mức nguyên nhân gây ra tai nạn lao động để phổ
biến rút kinh nghiệm trong toàn ngành,tập đoàn,tổng công ty,đồng thời đề ra các
biện pháp cần thiết để ngăn chặn và đẩy lùi tai nạn lao động.
- Kiểm điểm,xử lí nghiêm khắc các cá nhân,tổ chức để xảy ra tai nạn lao động.
*Về phía doanh nghiệp:
- Tăng cường huấn luyện an toàn cho người lao động giúp giảm thiểu rủi ro,chi
phí và đảm bảo an toàn cho sản xuất.

19


- Các khóa huấn luyện phải được phải được thiết kế một cách về nội dung kiến
thức,thời gian phải phù hợp với yêu cầu thực tế của từng đơn vị.

- Mỗi năm mọi người làm việc trong đơn vị phải được huán luyện về an toàn vệ
sinh lao động ít nhất một lần.
- Khi tuyển lao động trước khi giao việc phải huấn luyện đầy đủ cho người lao
động các nội dung về kiến thức an toàn theo quy định tại khoản 1 mục II thông tư
08/LĐTBXH-TT.
- Khi có sự cố về an toàn lao động nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên
quan có trách nhiệm tổ chức xử lí và báo cáo cơ quan quản lí Nhà nước về an toàn
lao động theo quy địnhcủa pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi
thường những tiệt hại do nhà thầu không đảm bảo an toàn lao động gây ra.
- Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công
trình trên công trường xây dựng.Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến
nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
- Các biện pháp an toàn,nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công
trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành.
- Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn ,cảnh báo
đề phòng tai nạn.
- Nhà thầu thi công xây dựng,chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường
xuyên kiểm tra giám sát công tác an toanflao động trên công trường.Khi phát có vi
phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng.Người để xảy ra vi
phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lí của mình phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật.

20


- Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo hướng dẫn phổ biên các quy định về
an toàn lao động.Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động Nghiêm
cấm sử dụng nguời lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an
toàn lao động.

- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị
bảo hộ lao động,an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng
lao động trên công trường.
- Người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra máy móc,thiết bị,cái thiện
điều kiện làm việc để đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường
an toàn.Đặc biệt chú ý đến những người lao động làm công việc nặng nhọc,nguy
hiểm ,độc hại hoặc tiếp xúc với những đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động,vệ sinh lao động.
- Xây dựng đầy đủ các quy trình,biện pháp làm việc an toàn,vệ sinh lao động theo
hướng dẫn tại các Tiêu chuẩn ,Quy phạm kỹ thuật an toàn và hướng dẫn cho người
lao động trước khi làm việc.
- Chấn chỉnh công tác thống kê,báo cáo tai nạn lao động toàn quốc:Thanh tra kiểm
tra chuyên đề về công tác báo cáo cũng như kiên quyết áp dụng các chế tài đối với
cơ sở không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo về tai nạn lao động.
- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra kịp thời,chính xác
các vụ tai nạn lao động chết người trong các thành phần kinh tế.
- Xử lí nghiêm những cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm ,vi phạm các quy định an
toàn,vệ sinh lao động và kiên quyết đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự các cá
nhân.
21


-Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn,vệ sinh lao động nhằm
nâng cao trách nhiệm đối với các đơn vị ,cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao
động để mọi người đều có ý thức cảnh giác phòng ngừa tai nạn lao động.

22




×