Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Giáo án môn Âm nhạc lớp 7 cả năm học 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.61 KB, 71 trang )

Ngày soạn :
Ngày giảng :

Tiết 1 - Bài 1:
Học hát:

/ /2019
/ /2019

MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
(Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng)

I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ

1. Mục tiêu
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát "Mái trường mến yêu".
- Luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh
xướng.
- Qua nội dung bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến mái trường, thầy
cô giáo và rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.
- Bảng phụ bài hát.
- Đàn và hát thuần thục bài hát "Mái trường mến yêu".
- Sưu tầm một số bài hát viết về Thầy cô và mái trường: Chiều thu nhớ trường,
Ngày đầu tiên đi học...
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy kể tên những bài hát đã học trong chương trình âm nhạc lớp 6.


8 bài hát: Tiếng chuông ngọn cờ, Vui bước trên đường xa, Hành khúc tới
trường, Đi cấy, Niềm vui của em, Ngày đầu tiên đi học, Tia nắng - Hạt mưa, Hô la hê
- Hô la hô.
3. Vào bài mới
Hoạt động của giáo viên
Học hát: Mái trường mến yêu

Hoạt động của học sinh

a) Giới thiệu bài hát.
- GV thuyết trình.
HS lắng nghe.
? Em hãy kể tên những bài hát viết về 1 - 2 HS trả lời.
chủ đề thầy cô và mái trường mà em
biết?
- Gv giới thiệu về nhạc sỹ Lê Quốc HS lắng nghe.
Thắng và bài hát Mái trường mến yêu.
b) Hát mẫu.
- GV đệm đàn, hát mẫu.
HS lắng nghe.
?Qua nghe bài hát, em hãy nhận xét về 1 - 2 lượt HS nhận xét.
tính chất giai điệu bài hát?
c) Tìm hiểu bài hát.
? Bài hát được chia thành mấy đoạn?
HS trả lời.
? Mỗi đoạn gồm bao nhiêu câu hát?
- GV nhận xét.
- GV điều khiển,
HS tìm hiểu các ký hiệu được sử dụng
1



- GV đệm đàn mẫu âm.

trong bản nhạc
d) Khởi động giọng.
HS khởi động giọng 1 - 2 phút.
e) Học từng câu.
HS học hát.

- GV đàn giai điệu từng câu, hát mẫu.
Hướng dẫn dạy hát theo lối móc xích,
kết hợp sửa sai.
Lưu ý: Những chỗ hát luyến, dấu lặng HS ghi nhớ.
đen, lặng đơn và ngân dài.
f) Hoàn chỉnh bài.
- GV bắt nhịp.
HS hát tập thể bài hát.
- GV điều khiển.
Một nửa lớp hát đoạn a, nửa còn lại hát
đoạn a'. Cả lớp hát hoà giọng đoạn b.
- GV nhấn mạnh sắc thái cần được thể HS ghi nhớ.
hiện: Hát với tình cảm tha thiết, sâu lắng
- GV hướng dẫn.
HS hát kết hợp gõ phách nhịp 4/4.
g) Củng cố - Kiểm tra.
- GV đệm đàn.
HS hát tập thể bài hát.
- GV chỉ định.
1 HS hát lĩnh xướng đoạn a, 1 HS hát

lĩnh xướng đoạn a', cả lớp hát đoạn b.
Lần 2 HS hát tập thể.
- GV điều khiển.
HS hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
- GV nhận xét.
HS lắng nghe.
Bài đọc thêm: Nhạc sỹ Bùi Đình Thảo
và bài hát Đi học
- GV thuyết trình.
- GV chỉ định.
- GV khái quát nội dung chính của bài.
- GV bắt nhịp.

HS lắng nghe.
1 HS đọc bài.
HS theo dõi.
HS trình bày tập thể bài hát Đi học.

4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học.
- HS trình bày tập thể bài hát "Mái trường mến yêu".
5. Dặn dò
- HS về nhà học thuộc bài hát.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học mới.
III/- RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................


2


Ngày soạn :
Ngày giảng :

/ /2019
/ /2019

Tiết 2 - Bài 1:
- Ôn tập bài hát: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
- Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 1
- Bài đọc thêm: CÂY ĐÀN BẦU
I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ

1. Mục tiêu
- HS ôn tập, hát thuần thục bài hát "Mái trường mến yêu" và trình bày bài hát ở
mức độ hoàn chỉnh.
- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời ca bài TĐN Ca ngợi Tổ quốc.
- Luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.
- Bảng phụ bài TĐN Ca ngợi Tổ quốc.
- Đàn và trình bày thuần thục bài hát "Mái trường mến yêu" và bài TĐN số 1.
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Hai lượt HS lên bảng trình bày bài hát Mái trường mến yêu.
GV nhận xét, chấm điểm.

3. Vào bài mới
Hoạt động của giáo viên
Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
- GV hát lại bài hát.
- GV hướng dẫn.
- GV đệm đàn.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS sửa
những chỗ hát chưa đạt.
- GV hướng dẫn.
- GV điều khiển.

Hoạt động của học sinh
HS lắng nghe.
HS luyện thanh.
HS hát tập thể.
HS sửa sai.
HS hát kết hợp 1 vài động tác phụ hoạ.
HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ, cá
nhân với hình thức hát đối đáp, hát hoà
giọng, hát lĩnh xướng.

Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Ca ngợi Tổ quốc
a) Giới thiệu bài TĐN.
- GV giới thiệu 1 vài nét về nhạc sỹ HS lắng nghe.
Hoàng Vân và bài hát Ca ngợi Tổ quốc.
b) Tìm hiểu bài TĐN.
? Bài TĐN được viết ở nhịp mấy?
HS trả lời.
- Bài TĐN viết ở giọng Đô trưởng.
HS ghi bài.

Chia thành 4 tiết nhạc ngắn, mỗi tiết
nhạc gồm 2 ô nhịp. Tiết 1 và tiết 3 giống
nhau về giai điệu và lời ca.
3


? Trong bài có sử dụng những cao độ HS trả lời.
nào? Sử dụng những hình nốt gì?
c) Luyện tập tiết tấu.
- GV yêu cầu.
HS luyện đọc âm hình tiết tấu, kết hợp
gõ phách nhịp 2/4.
- GV đàn.
- GV chỉ định.
- GV hướng dẫn.

d) Luyện đọc cao độ.
HS đọc gam Đô trưởng.
2 lượt HS đọc tên nốt nhạc.
HS đọc cao độ các nốt nhạc có trong bài.
e) Luyện đọc từng câu.
HS tập đọc nhạc.

- GV đàn giai điệu mỗi câu từ 2 - 3 lần.
Hướng dẫn đọc nhạc theo lối móc xích,
kết hợp sửa sai.
f) Tập đọc cả bài và ghép lời ca.
HS đọc nhạc tập thể.
- GV bắt nhịp.
HS đọc nhạc kết hợp gõ phách nhịp 2/4.

- GV yêu cầu.
Lần lượt 1 nhóm đọc nhạc, 1 nhóm hát
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
lời ca.
g) Hoàn thiện bài.
HS đọc nhạc, hát lời ca tập thể.
- GV đệm đàn.
HS trình bày theo nhóm, tổ, cá nhân.
- GV điều khiển.
Bài đọc thêm: Cây đàn bầu
- GV thuyết trình.
- GV treo tranh Đàn bầu, giới thiệu.
- GV mở 1 đoạn nhạc Độc tấu đàn bầu.

HS lắng nghe.
HS nghe va quan sát.
HS nghe âm thanh tiếng đàn bầu.

4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học.
- HS trình bày tập thể bài TĐN số 1 - Ca ngợi Tổ quốc.
5. Dặn dò
- HS về nhà học thuộc bài hát, tập đọc nhạc và hát lời thành thạo bài TĐN.
- Đọc trước phần Âm nhạc thường thức.
III/- RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................


4


Ngày soạn :
Ngày giảng :

/ /2019
/ /2019

Tiết 3 - Bài 1:
- Ôn tập bài hát: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
- Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 1
- Âm nhạc thường thức:
NHẠC SỸ HOÀNG VIỆT VÀ BÀI HÁT NHẠC RỪNG
I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ

1. Mục tiêu
- HS ôn tập để hát thuần thục bài hát "Mái trường mến yêu" và đọc nhạc chính
xác bài TĐN Ca ngợi Tổ quốc.
- HS có thêm hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam qua phần giới thiệu về nhạc
sỹ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng.
- Giáo dục HS có thái độ trân trọng những nhạc sỹ có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp âm nhạc của đất nước.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.
- Đàn và trình bày thuần thục bài hát "Mái trường mến yêu" và bài TĐN số 1.
- Ảnh chân dung nhạc sỹ Hoàng Việt.
- Sưu tầm đoạn trích một số bài hát: Lên ngàn, Tình ca...
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Một nhóm HS lên bảng đọc nhạc và hát lời ca bài TĐN số 1.
GV nhận xét.
3. Vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
- GV hướng dẫn.
- GV đệm đàn.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS sửa
những chỗ hát chưa đạt.
- GV điều khiển.

Hoạt động của học sinh
HS luyện thanh.
HS hát tập thể.
HS sửa sai.
HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ, cá
nhân kết hợp vận động.

- GV nhận xét.
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Ca ngợi Tổ quốc
- GV yêu cầu.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- GV đệm đàn.
- GV điều khiển.
- GV gợi ý, hướng dẫn.

HS đọc gam Đô trưởng
Lần lượt 1 nhóm đọc nhạc, 1 nhóm hát

lời ca.
HS đọc nhạc, hát lời tập thể.
HS trình bày theo nhóm, tổ, cá nhân.
HS tập viết lời ca mới.
5


Âm nhạc thường thức: Nhạc sỹ Hoàng
Việt và bài hát Nhạc rừng
a) Nhạc sỹ Hoàng Việt.
- GV trình bày một đoạn bài hát "Lên HS lắng nghe.
ngàn" của nhạc sỹ Hoàng Việt.
- GV treo ảnh chân dung nhạc sỹ Hoàng HS nghe và quan sát.
Việt, thuyết trình.
- GV chỉ định.
2 lượt HS đọc bài.
? Nhạc sỹ Hoàng Việt tên thật là gì? HS trả lời.
Ông sinh năm bao nhiêu?
? Em hãy kể tên 1 số ca khúc nổi tiếng
của ông?
? Bản giao hưởng nhiều chương đầu tiên
của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại có
tên là gì?
b) Bài hát Nhạc rừng.
- GV giới thiệu về hoàn cảnh ra đời và HS lắng nghe.
khái quát đặc điểm âm nhạc chính của
bài hát.
- GV trình bày bài hát Nhạc rừng.
HS lắng nghe.
? Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi 2 - 3 lượt HS trả lời.

nghe bài hát?
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học.
- HS trình bày tập thể bài hát Mái trường mến yêu.
5. Dặn dò
- HS về nhà học thuộc bài hát, tập đọc nhạc và hát lời thành thạo bài TĐN.
- Học thuộc phần Âm nhạc thường thức.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học mới.
III/- RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

6


Ngày soạn :
Ngày giảng :

Tiết 4 - Bài 2:
Học hát:

/ /2019
/ /2019

LÝ CÂY ĐA
(Dân ca quan họ Bắc Ninh)

I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ


1. Mục tiêu
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát "Lý cây đa".
- HS trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.
- Qua nội dung bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến các làn điệu dân
ca và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những làn điệu đó.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.
- Bảng phụ bài hát.
- Đàn và hát thuần thục bài hát "Lý cây đa".
- Sưu tầm một số dân ca quan họ Bắc Ninh: Ra ngõ mà trông, Cây trúc xinh,
Còn duyên, Hoa thơm bướm lượn ...
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV chỉ định, một số HS lên trước lớp trình bày lời ca mới bài TĐN số 1 đã
chuẩn bị ở nhà.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Học hát: Lý cây đa

Hoạt động của học sinh

a) Giới thiệu bài hát.
- GV trình bày bài dân ca Cây trúc xinh. HS lắng nghe.
? Em hãy kể tên 1 số bài dân ca quan họ 1- 2 HS trả lời.
Bắc Ninh mà em biết?
- GV thuyết trình.

HS lắng nghe.
b) Hát mẫu.
- GV đệm đàn, hát mẫu.
HS lắng nghe.
?Qua nghe bài hát, em hãy nhận xét về 1 - 2 lượt HS nhận xét.
tính chất giai điệu bài hát?
c) Tìm hiểu bài hát.
- BH có thể chia thành 4 câu có độ dài HS theo dõi
không bằng nhau. Lời ca của câu 2 và
câu 4 đều là: "Rằng tôi lý ơi a cây đa,
rằng tôi lới ơi a cây đa".
d) Khởi động giọng.
- GV đệm đàn mẫu âm.
HS khởi động giọng 1 - 2 phút.
e) Học từng câu.
- GV đàn giai điệu từng câu, hát mẫu.
HS học hát.
7


Hướng dẫn dạy hát theo lối móc xích,
kết hợp sửa sai.
Lưu ý: Những chỗ hát luyến 3 nốt nhạc, HS ghi nhớ.
dấu lặng, nốt nhạc cuối ngân dài 3
phách.
f) Hoàn chỉnh bài.
- GV bắt nhịp.
HS hát tập thể bài hát.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
Lần lượt từng nhóm hát.

- GV nhấn mạnh sắc thái cần được thể HS ghi nhớ.
hiện: Hát với tính chất vui tươi, dí dỏm
và mềm mại.
- GV hướng dẫn.
HS hát kết hợp gõ phách nhịp 2/4.
g) Củng cố - kiểm tra.
- GV đệm đàn.
HS hát tập thể bài hát.
- GV chỉ định.
2 lượt HS trình bày cá nhân.
- GV yêu cầu.
HS dưới lớp nhận xét.
- GV điều khiển.
HS trình bày theo nhóm, tổ.
- GV nhận xét.
HS lắng nghe.
Bài đọc thêm: Hội Lim
- GV chỉ định.
1 - 2 lượt HS đọc bài.
- GV khái quát những nội dung chính
HS lắng nghe.
trong bài.
- GV trình bày 1 số bài dân ca quan họ
HS lắng nghe.
Bắc Ninh quen thuộc.
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học.
- HS trình bày tập thể bài hát "Lý cây đa".
5. Dặn dò
- HS về nhà học thuộc bài hát.

- Chuẩn bị trước nội dung bài học mới.
III/- RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

8


Ngày soạn :
Ngày giảng :

/ /2019
/ /2019

Tiết 5 - Bài 2:
- Ôn tập bài hát: LÝ CÂY ĐA
- Nhạc lý : NHỊP 4/4
- Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 2
I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ

1. Mục tiêu
- HS ôn tập, hát thuần thục bài hát "Lý cây đa" và trình bày bài hát thêm mềm
mại, tự nhiên.
- Cung cấp cho HS những kiến thức âm nhạc cần thiết về nhịp 4/4.
- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời ca bài TĐN số 2 - Ánh trăng.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.
- Bảng phụ bài TĐN Ánh trăng.

- Đàn và trình bày thuần thục bài hát "Lý cây đa" và bài TĐN số 2
- Tập đánh nhịp 4/4 cho thuần thục.
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Hai lượt HS lên bảng trình bày bài hát Lý cây đa.
GV nhận xét, chấm điểm.
3. Vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn tập bài hát: Lý cây đa.
- GV hát lại bài hát.
HS lắng nghe.
- GV hướng dẫn.
HS luyện thanh.
- GV đệm đàn.
HS hát tập thể.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS sửa HS sửa sai.
những chỗ hát chưa đạt.
- GV hướng dẫn.
HS hát kết hợp 1 vài động tác phụ hoạ.
- GV điều khiển.
HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ, cá
nhân với hình thức hát đối đáp, hát hoà
giọng, hát lĩnh xướng.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
Từng nhóm HS tập viết lời ca mới cho
bài hát.
Nhạc lý: Nhịp 4/4.

- GV thuyết trình.
HS lắng nghe.
? Số chỉ nhịp cho biết điều gì?
HS trả lời.
? Số chỉ nhịp 2/4, 3/4 cho biết điều gì?
- GV nhận xét, khái quát.
HS ghi nhớ.
? Vậy số chỉ nhịp 4/4 cho biết điều gì?
1 - 2 HS phát biểu.
- GV nêu khái niệm nhịp 4/4, giải thích. HS theo dõi.
- GV lấy ví dụ (Trang 16/SGK).
HS quan sát.
9


- GV hướng dẫn.
Tập đọc nhạc: TĐN số 2 Ánh trăng.
- GV giới thiệu về tác giả và bài TĐN.

HS tập gõ phách và đánh nhịp 4/4.
a) Giới thiệu bài TĐN.
HS lắng nghe.
b) Tìm hiểu bài TĐN.
HS trả lời.
HS ghi bài.

? Bài TĐN được viết ở nhịp mấy?
- Bài TĐN viết ở giọng Đô trưởng.
Chia thành 4 câu nhạc. Câu 1 và câu 2
giống nhau về giai điệu.

? Trong bài có sử dụng những cao độ HS trả lời.
nào? Sử dụng những hình nốt gì?
c) Luyện tập tiết tấu.
- GV yêu cầu.
HS luyện đọc âm hình tiết tấu, kết hợp
gõ phách nhịp 4/4.
d) Luyện đọc cao độ.
- GV đàn.
HS đọc gam Đô trưởng.
- GV chỉ định.
2 lượt HS đọc tên nốt nhạc.
- GV hướng dẫn.
HS đọc cao độ các nốt nhạc có trong
bài.
e) Luyện đọc từng câu.
- GV đàn giai điệu mỗi câu từ 2 - 3 lần. HS tập đọc nhạc.
Hướng dẫn đọc nhạc theo lối móc xích,
kết hợp sửa sai.
Lưu ý: Nốt nhạc cuối mỗi câu nhạc đều HS ghi nhớ.
ngân dài 4 phách.
f) Tập đọc cả bài và ghép lời ca.
- GV bắt nhịp.
HS đọc nhạc tập thể.
- GV yêu cầu.
HS đọc nhạc kết hợp gõ phách nhịp 4/4.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
Lần lượt 1 nhóm đọc nhạc, 1 nhóm hát
lời ca.
g) Hoàn thiện bài.
- GV đệm đàn.

HS đọc nhạc, hát lời ca tập thể.
- GV chia lớp thành 4 tổ.
Lần lượt từng tổ trình bày.
- GV nhận xét.
- GV điều khiển.
HS trình bày theo nhóm, cá nhân.
4. Củng cố.
- GV khái quát nội dung bài học.
- HS trình bày tập thể bài TĐN số 2.
5. Dặn dò.
- HS về nhà học thuộc bài hát, đọc nhạc và hát lời thành thạo bài TĐN số 2.
- Đọc trước phần Âm nhạc thường thức.
III/- RÚT KINH NGHIỆM.

10


Ngày soạn :
Ngày giảng :

Tiết 6 - Bài 2:

/ /2019
/ /2019

- Nhạc lý : NHỊP LẤY ĐÀ
- Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 3
- Âm nhạc thường thức:
SƠ LƯỢC MỘT VÀI NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY
I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ


1. Mục tiêu
- Cung cấp cho HS một kiến thức âm nhạc cần thiết và hay gặp, đó là nhịp lấy đà.
- HS đọc đúng nhạc và hát đúng lời ca bài TĐN số 3 - Đất nước tươi đẹp sao.
- HS hiểu biết về một số nhạc cụ phổ biến rộng rãi trên thế giới.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.
- Bảng phụ bài TĐN số 3.
- Đàn và trình bày thuần thục bài TĐN số 3
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh và đĩa nhạc giới thiệu về các nhạc cụ phương Tây
được phổ biến rộng rãi.
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Từng nhóm HS đại diện 1 người lên trình bày phần lời ca mới bài hát Lý cây
đa đã chuẩn bị từ nội dung tiết học trước.
GV nhận xét, chấm điểm.
3. Vào bài mới
Hoạt động của giáo viên
Nhạc lý: Nhịp lấy đà
- GVnêu khái niệm.
? Trong ví dụ 1 (SGK), ô nhịp đầu tiên
thiếu mấy phách?
? Trong ví dụ 2 (SGK), ô nhịp đầu tiên
thiếu mấy phách?
- GV thuyết trình.
? Em hãy nhắc lại thế nào là nhịp lấy đà?

Hoạt động của học sinh

HS nghe.
3 phách.
Nửa phách.
HS nghe.
1- 2 HS nhắc lại.

Tập đọc nhạc: TĐN số 3 Đất nước tươi đẹp sao
a) Giới thiệu bài TĐN.
- GV giới thiệu về nhạc sỹ Vũ Trọng HS lắng nghe.
Tường và bài TĐN số 3.
b) Tìm hiểu bài TĐN.
? Bài TĐN được viết ở nhịp mấy?
HS theo dõi bản nhạc và trả lời.
? Bài TĐN có thể chia thành mấy câu?
11


? Trong bài có sử dụng những cao độ
nào? Sử dụng những hình nốt gì?
Trong bài có sử dụng đảo phách và HS ghi nhớ.
khung thay đổi.
c) Luyện tập tiết tấu.
- GV yêu cầu.
HS luyện đọc âm hình tiết tấu, kết hợp
gõ phách nhịp 4/4.
d) Luyện đọc cao độ.
HS đọc gam Đô trưởng.
- GV đàn.
2 lượt HS đọc tên nốt nhạc.
- GV chỉ định.

HS đọc cao độ các nốt nhạc có trong
- GV hướng dẫn.
bài.
e) Luyện đọc từng câu.
- GV đàn giai điệu mỗi câu từ 2 - 3 lần. HS tập đọc nhạc.
Hướng dẫn đọc nhạc theo lối móc xích,
kết hợp sửa sai.
Lưu ý: Ngân đủ trường độ nốt đen chấm HS ghi nhớ.
dôi, nốt trắng chấm dôi, dấu lặng đen.
f) Tập đọc cả bài và ghép lời ca.
- GV bắt nhịp.
HS đọc nhạc tập thể.
- GV yêu cầu.
HS đọc nhạc kết hợp gõ phách nhịp 4/4.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
Lần lượt 1 nhóm đọc nhạc, 1 nhóm hát
lời ca.
g) Hoàn thiện bài.
- GV đệm đàn.
HS đọc nhạc, hát lời ca tập thể.
- GV chia lớp thành 4 tổ.
Lần lượt từng tổ trình bày.
- GV nhận xét.
- GV điều khiển.
HS trình bày theo nhóm, cá nhân.
Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một
vài nhạc cụ phương Tây.
- GV thuyết trình.
- GV treo tranh ảnh giới thiệu về các
nhạc cụ như: Pi-a-nô, Vi-ô-lông, Ghi-ta,

Ac-cooc-đê-ông.
? Hãy lên bảng chỉ vào một nhạc cụ và
giới thiệu điều em biết về nhạc cụ đó
cho các bạn nghe?
- GV nhấn mạnh lại đặc điểm của các
loại nhạc cụ đó.
- GV mở một số đĩa nhạc giới thiệu về âm
sắc của một trong số các loại nhạc cụ này.
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học.
12

HS nghe.
HS theo dõi.
3 - 4 lượt HS lên bảng giới thiệu.
HS ghi nhớ.
HS nghe và cảm nhận.


- HS trình bày tập thể bài TĐN số 3 - Đất nước tươi đẹp sao.
5. Dặn dò
- HS về nhà học thuộc bài.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học mới.
III/- RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

KIỂM TRA CHÉO GIÁO ÁN THÁNG 8 + 9


…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

13



…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn :
/ /2019
Ngày giảng : / /2019

Tiết 7:

ÔN TẬP
I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ

1. Mục tiêu
- Học sinh thuộc lời ca và trình bày 2 bài hát: Mùa thu ngày khai trường và Lý
dĩa bò ở mức độ hoàn chỉnh, biết vận dụng các hình thức biểu diễn vào bài hát.
- Ghi nhớ cách thể hiện và đọc nhạc thành thạo bài TĐN số 1, số 2 và số 3.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.
- Đàn và hát thuần thục 2 bài hát: Mái trường mến yêu và Lý cây đa.
- Đọc nhạc và hát lời ca chính xác bài TĐN số 1, số 2 và số 3.
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong nội dung ôn tập).
3. Vào bài mới
Hoạt động của giáo viên
1. Ôn 2 bài hát:
Mái trường mến yêu.
Lý cây đa.
- GV đàn, bắt nhịp.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.


Hoạt động của học sinh

- HS hát lại cả 2 bài hát.
- Lần lượt từng nhóm biểu diễn theo ý
tưởng đã chuẩn bị.

- GV nhận xét, đánh giá từng nhóm thể
hiện.
2. Ôn TĐN:
TĐN số 1, TĐN số 2 và TĐN số 3.
- GV cho HS nhẩm và nhớ lại bài TĐN - Vừa đọc bài, vừa gõ phách theo từng
đàn, bắt nhịp.
bàn 1 và ghép lời.
- GV chỉ định.
- Một vài lượt HS đứng tại chỗ trình bày
cá nhân.
- GV yêu cầu.
HS dưới lớp nhận xét.
4. Củng cố
- GV nhấn mạnh nội dung chính trong 2 bài học.
- Nhận xét chung qua kết quả ôn tập.
5. Dặn dò
- HS về nhà tiếp tục ôn tập nội dung kiến thức 2 bài học.
III/- RÚT KINH NGHIỆM

14


…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn :
/ /2019
…………………………………………………………………………………………………………
Ngày giảng : / /2019

Tiết 8:

KIỂM TRA MỘT TIẾT
I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ

1. Mục tiêu
- Học sinh thuộc lời ca và trình bày 2 bài hát: Mái trường mến yêu và Lý cây
đa ở mức độ hoàn chỉnh, biết vận dụng các hình thức biểu diễn vào bài hát.
- Ghi nhớ cách thể hiện và đọc nhạc thành thạo bài TĐN số 1, só 2 và số 3.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.
- Đàn và hát thuần thục 2 bài hát: Mái trường mến yêu và Lý cây đa.
- Đọc nhạc và hát lời ca chính xác bài TĐN số 1, số 2 và số 3.
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong nội dung kiểm tra).
3. Vào bài mới
Hoạt động của giáo viên
- GV nhấn mạnh và khái quát những nội
dung chính trong 2 bài học.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, chuẩn bị 4
đề kiểm tra (Theo hình thức thực hành).
- GV yêu cầu.

Đề 1: Trình bày BH "Mái trường mến
yêu" - TĐN số 2.
Đề 2: Trình bày BH "Lý cây đa" - TĐN
số 1, số 3.
Đề 3: Trình bày BH "Mái trường mến
yêu" - TĐN số 1, số 3.
Đề 4: Trình bày BH "Lý cây đa" - TĐN
số 2.
- GV giành thời gian 10 phút.
- GV yêu cầu.
- Sau mỗi tổ kiểm tra, GV nhận xét,
đánh giá theo bảng điểm sau:
STT
1
2

Lời giới
thiệu
1

Hoạt động của học sinh
HS thực hiện.
4 tổ trưởng đại diện lên bốc thăm đề.

HS chuẩn bị.
Lần lượt từng tổ lên bảng trình bày nội
dung kiểm tra của tổ mình.

Hát đúng Phong cách Sáng tạo
4


2

2

ý thức

Tổng điểm

1

10

15


3
4

16


4. Củng cố
- GV nhấn mạnh nội dung chính trong 2 bài học.
- Nhận xét chung qua kết quả kiểm tra.
5. Dặn dò
- HS về nhà tiếp tục ôn tập nội dung kiến thức trong 2 bài học.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học mới.
III/- RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

17


Tiết 9 - Bài 3:
Học hát:

Ngày soạn :
Ngày giảng :

/ /2019
/ /2019

CHÚNG EM CẦN HOÀ BÌNH.
(Nhạc và lời: Hoàng Long - Hoàng Lân)

I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ

1. Mục tiêu
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát "Chúng em cần hoà bình".
- Tích hợp nội dung "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
- HS trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh
xướng.
- Qua nội dung bài hát, hướng các em có thái độ thân ái với mọi người, biết
yêu quý và bảo vệ nền hoà bình trên trái đất.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.

- Bảng phụ bài hát.
- Đàn và hát thuần thục bài hát "Chúng em cần hoà bình".
- Sưu tầm một số bài hát viết về chủ đề hoà bình, hữu nghị trên trái đất: Tiếng
chuông và ngọn cờ, Ngôi nhà của chúng ta...
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh hát tập thể bài hát Lý cây đa.
3. Vào bài mới
Hoạt động của giáo viên
Học hát: Chúng em cần hoà bình.

Hoạt động của học sinh

a) Giới thiệu bài hát.
- GV thuyết trình.
HS lắng nghe.
- GV đệm đàn
HS trình bày bài hát Tiếng chuông và
ngọn cờ.
- GV giới thiệu bài hát và giới thiệu 2 HS lắng nghe.
nhạc sỹ Hoàng Long - Hoàng Lân.
Tích hợp nội dung "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" qua 2
bài hát: Từ rừng xanh cháu về thăm
lăng Bác và Bác Hồ - Người cho em tất
cả.
b) Hát mẫu.
HS lắng nghe.
- GV đệm đàn, hát mẫu.

1 - 2 lượt HS nhận xét.
? Qua nghe bài hát, em hãy nhận xét về
tính chất giai điệu bài hát?
c) Tìm hiểu bài hát.
HS trả lời.
? Bài hát được chia thành mấy đoạn?
? Mỗi đoạn gồm bao nhiêu câu hát?
HS theo dõi.
- GV nhận xét.
HS tìm hiểu các ký hiệu được sử dụng
18


- GV điều khiển.
- GV đệm đàn mẫu âm.

trong bản nhạc
d) Khởi động giọng.
HS khởi động giọng 1 - 2 phút.
e) Học từng câu.
HS học hát.

- GV đàn giai điệu từng câu, hát mẫu.
Hướng dẫn dạy hát theo lối móc xích,
kết hợp sửa sai.
HS ghi nhớ.
Lưu ý: Đảo phách ở câu hát cuối bài,
dấu lặng và ngân dài giữa các câu.
f) Hoàn chỉnh bài.
HS hát tập thể bài hát.

- GV bắt nhịp.
Một nửa lớp hát câu 1 đoạn a, nửa còn
- GV điều khiển.
lại hát câu 2 đoạn a. Cả lớp hát hoà
giọng đoạn b.
HS ghi nhớ.
- GV nhấn mạnh sắc thái cần được thể
hiện: trong sáng, vui tươi.
HS hát kết hợp gõ phách nhịp 2/4.
- GV hướng dẫn.
g) Củng cố - Kiểm tra.
HS hát tập thể bài hát.
- GV đệm đàn.
Lần 1, một HS hát lĩnh xướng đoạn a, ,
- GV chỉ định.
cả lớp cùng hát đoạn b. Lần 2, hát tập
thể.
HS hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
- GV điều khiển.
HS lắng nghe.
- GV nhận xét.
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học.
- HS trình bày tập thể bài hát "Chúng em cần hoà bình".
5. Dặn dò
- HS về nhà học thuộc bài hát.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học mới.
III/- RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

19


Ngày soạn :
Ngày giảng :

Tiết 10 - Bài 3:
- Ôn tập bài hát: CHÚNG EM CẦN HOÀ BÌNH.
- Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 4.
- Bài đọc thêm: HỘI XUÂN "SẮC BÙA".

/ /2019
/ /2019

I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ

1. Mục tiêu
- HS ôn tập, hát thuần thục bài hát "Chúng em cần hoà bình" và trình bày bài
hát ở mức độ hoàn chỉnh.
- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời ca bài TĐN Mùa xuân về.
- Luyện tập kỹ năng hát tập thể, hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát đối đáp.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.
- Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu, loa.
- Đàn và trình bày thuần thục bài hát "Chúng em cần hoà bình" và bài TĐN số
4 - Mùa xuân về.
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Một nhóm HS (4 - 5 HS) lên bảng trình bày bài hát Chúng em cần hoà bình.
GV nhận xét, chấm điểm.
3. Vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn tập bài hát:
Chúng em cần hoà bình.
- GV hát lại bài hát.
HS lắng nghe.
- GV hướng dẫn.
HS luyện thanh.
- GV đệm đàn.
HS hát tập thể.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS sửa HS sửa sai.
những chỗ hát chưa đạt.
- GV hướng dẫn.
HS hát kết hợp 1 vài động tác phụ hoạ.
- GV điều khiển.
HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ, cá
nhân với hình thức hát đối đáp, hát hoà
giọng, hát lĩnh xướng.
Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Mùa xuân về.
a) Giới thiệu bài TĐN.
- GV giới thiệu 1 vài nét về nhạc sỹ HS lắng nghe.
Phan Trần Bảng và bài TĐN số 4.
b) Tìm hiểu bài TĐN.
? Bài TĐN được viết ở nhịp mấy?
HS trả lời.

- Bài TĐN viết ở giọng Đô trưởng.
HS ghi bài.
20


Chia thành 5 tiết nhạc ngắn
? Trong bài có sử dụng những cao độ HS trả lời.
nào? Sử dụng những hình nốt gì?
? Ô nhịp đầu tiên là nhịp gì?
c) Luyện tập tiết tấu.
- GV yêu cầu.
HS luyện đọc âm hình tiết tấu, kết hợp
gõ phách nhịp 4/4.
d) Luyện đọc cao độ.
- GV đàn.
HS đọc gam Đô trưởng.
- GV chỉ định.
2 lượt HS đọc tên nốt nhạc.
- GV hướng dẫn.
HS đọc cao độ các nốt nhạc có trong
bài.
e) Luyện đọc từng câu.
- GV đàn giai điệu mỗi câu từ 2 - 3 lần. HS tập đọc nhạc.
Hướng dẫn đọc nhạc theo lối móc xích,
kết hợp sửa sai.
f) Tập đọc cả bài và ghép lời ca.
- GV bắt nhịp.
HS đọc nhạc tập thể.
- GV yêu cầu.
HS đọc nhạc kết hợp gõ phách nhịp 4/4.

- GV chia lớp thành 2 nhóm.
Lần lượt 1 nhóm đọc nhạc, 1 nhóm hát
lời ca.
g) Hoàn thiện bài.
- GV đệm đàn.
HS đọc nhạc, hát lời ca tập thể.
- GV điều khiển.
HS trình bày theo nhóm, tổ, cá nhân.
Bài đọc thêm: Hội xuân"Sắc bùa".
- GV thuyết trình.
HS lắng nghe.
- GV mở clip Hội xuân "Sắc bùa", giới HS theo dõi.
thiệu.
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học.
- HS trình bày tập thể bài TĐN số 4 - Mùa xuân về.
5. Dặn dò
- HS về nhà học thuộc bài hát, tập đọc nhạc và hát lời thành thạo bài TĐN.
- Đọc trước phần Âm nhạc thường thức.
III/- RÚT KINH NGHIỆM.
....................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

21


Ngày soạn :
Ngày giảng :


/ /2019
/ /2019

Tiết 11 - Bài 3:
- Ôn tập bài hát: CHÚNG EM CẦN HOÀ BÌNH
- Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 4
- Âm nhạc thường thức:
NHẠC SỸ ĐỖ NHUẬN VÀ BÀI HÁT HÀNH QUÂN XA
I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ

1. Mục tiêu
- HS ôn tập để hát thuần thục bài hát "Chúng em cần hoà bình" và đọc nhạc
chính xác bài TĐN Mùa xuân về.
- HS có thêm hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam qua phần giới thiệu về nhạc
sỹ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa.
- Giáo dục HS có thái độ trân trọng những nhạc sỹ có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp âm nhạc của đất nước.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.
- Đàn và trình bày thuần thục bài hát "Chúng em cần hoà bình" và bài
TĐN số 4.
- Ảnh chân dung nhạc sỹ Đỗ Nhuận.
- Sưu tầm đoạn trích một số bài hát: Áo mùa đông, Việt Nam quê hương tôi...
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Hai lượt HS lên bảng đọc nhạc va hát lời ca bài TĐN số 4.
- GV nhận xét, chấm điểm.

3. Vào bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn tập bài hát:
Chúng em cần hoà bình
- GV hướng dẫn.
HS luyện thanh.
- GV đệm đàn.
HS hát tập thể.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS sửa HS sửa sai.
những chỗ hát chưa đạt.
- GV điều khiển.
HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ, cá
nhân kết hợp vận động.
- GV nhận xét.
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Mùa xuân về
- GV yêu cầu.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- GV đệm đàn.

22

HS đọc gam Đô trưởng
Lần lượt 1 nhóm đọc nhạc, 1 nhóm hát
lời ca.
HS đọc nhạc, hát lời tập thể.


- GV điều khiển.
- GV gợi ý, hướng dẫn.


HS trình bày theo nhóm, tổ, cá nhân.
HS tập viết lời ca mới.

Âm nhạc thường thức: Nhạc sỹ Đỗ
Nhuận và bài hát Hành quân xa
a) Nhạc sỹ Đỗ Nhuận.
- GV trình bày một đoạn bài hát "Việt HS lắng nghe.
Nam quê hương tôi".
? Em hãy cho biết bài hát cô vừa trình 1 - 2 lượt HS trả lời.
bày có tên là gì?
- GV treo ảnh chân dung nhạc sỹ Đỗ HS nghe và quan sát.
Nhuận, thuyết trình.
_ GV chỉ định.
2 lượt HS đọc bài.
? Nhạc sỹ Đỗ Nhuận sinh năm nào, ông HS trả lời.
sinh ra và lớn lên ở đâu?
? Em hãy kể tên 1 số ca khúc nổi tiếng
của ông?
? Vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm
nhạc Việt Nam hiện đại có tên là gì?
- GV trình bày bài hát áo mùa đông.
HS lắng nghe.
b) Bài hát Hành quân xa.
- GV giới thiệu về hoàn cảnh ra đời và HS lắng nghe.
khái quát đặc điểm âm nhạc chính của
bài hát.
- GV trình bày bài hát Hành quân xa.
HS lắng nghe.
? Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi 2 - 3 lượt HS trả lời.

nghe bài hát?
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học.
- HS trình bày tập thể bài hát Chúng em cần hoà bình.
5. Dặn dò
- HS về nhà học thuộc bài hát, tập đọc nhạc và hát lời thành thạo bài TĐN.
- Học thuộc phần Âm nhạc thường thức.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học mới.
III/- RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

23


KIỂM TRA CHÉO GIÁO ÁN THÁNG 10

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………

24


Ngày soạn :
Ngày giảng :

Tiết 12 - Bài 4:
Học hát:

/ /2019

/ /2019

KHÚC HÁT CHIM SƠN CA
(Nhạc và lời: Đỗ Hoà An)

I/- MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ

1. Mục tiêu
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát "Khúc hát chim Sơn Ca".
- Luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh
xướng.
- Qua nội dung bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến thiên nhiên và
tình yêu quê hương đất nước.
2. Giáo viên chuẩn bị
- Đàn oorgan.
- Bảng phụ bài hát.
- Đàn và hát thuần thục bài hát "Khúc hát chim Sơn Ca".
II/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV chỉ định những nhóm HS có lời mới bài TĐN số 4 đại diện lên trước lớp
trình bày.
GV nhận xét, chấm điểm những nhóm HS có lời viết hay và phù hợp.
3. Vào bài mới
Hoạt động của giáo viên
Học hát: Khúc hát chim Sơn Ca.

Hoạt động của học sinh


a) Giới thiệu bài hát.
- GV giới thiệu về đặc điểm âm nhạc và HS lắng nghe.
nội dung bài hát. Giới thiệu 1 vài thông .
tin về nhạc sỹ Đỗ Hoà An.
b) Hát mẫu.
- GV đệm đàn, hát mẫu.
HS lắng nghe.
?Qua nghe bài hát, em hãy nhận xét về 1 - 2 lượt HS nhận xét.
tính chất giai điệu bài hát?
c) Tìm hiểu bài hát.
? Bài hát được chia thành mấy đoạn?
HS trả lời.
? Mỗi đoạn gồm bao nhiêu câu hát?
- GV nhận xét.
HS theo dõi.
- GV điều khiển.
HS tìm hiểu các ký hiệu được sử dụng
trong bản nhạc
d) Khởi động giọng.
- GV đệm đàn mẫu âm.
HS khởi động giọng 1 - 2 phút.
e) Học từng câu.
- GV đàn giai điệu từng câu, hát mẫu.
HS học hát.
Hướng dẫn dạy hát theo lối móc xích,
25


×