Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

AMIN AMINOAXIT (10 2) 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.19 KB, 2 trang )

Nguyễn Ngọc Nghĩa (2019)
BÀI TẬP AMIN – AMINOAXIT - PROTEIN (Số 3)

Thừa Thiên Huế

10

Câu 1: Alanin có thể phản ứng được với bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây:
Ba(OH)2 ; CH3OH ; H2N–CH2–COOH; HCl, Cu, CH3NH2, C2H5OH, Na2SO4, H2SO4.
A. 4
B.5
C.6
D.7
Câu 2: Cho 2,6 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với dd HCl loảng dư. Sau
phản ứng cô cạn dd thu được 4,425 gam muối. CTPT của 2 amin là:
A. CH3NH2 và C2H5NH2 B. C2H5NH2 và C3H7NH2
C. C3H7NH2 và C4H9NH2 D. C4H9NH2 và C5H11NH2
Câu 3: Để chứng minh tính lưỡng tính của H2N–CH2–COOH (X), ta cho X tác dụng với
A. HCl, NaOH.
B. Na2CO3, HCl.
C. HNO3, CH3COOH.
D. NaOH, NH3.
Câu 4: Phát biểu khôngđúng là
A. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO–.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
C. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
D. Hợp chất H2N–CH2–COOH3N–CH3 là este của glyxin.
Câu 5: Methionin dùng làm gì:
A. Tơ nilon
B. Xà phòng
C. Trị đau dạ dày.


D. Thuốc bổ gan
Câu 6: Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C 6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng
làm mất màu nước brom là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 7: Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt
cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là
A. etylmetylamin
B. butylamin.
C. etylamin
D. propylamin
Câu 8: Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là
A. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.
B. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH.
C. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.
D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.
Câu 9: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là
A. metyl amino axetat.
B. axit β–amino propionic.
C. axit α–amino propionic.
D. amoni acrylat.
Câu 10: Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là
A. anilin.
B. etylamin.
C. metylamin.
D. đimetylamin.
Câu 11: Hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml
hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua

dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 350 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức
phân tử của hai hiđrocacbon là
A. C3H8 và C4H10
B. C2H4 và C3H6
C. C3H6 và C4H8
D. C2H6 và C3H8
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 g amin đơn chức B bằng một lượng không khí vừa đủ. Rồi cho các sản phẩm
cháy đi qua các bình đựng Ca(OH)2 lấy dư thì thu được 6 gam kết tủa, và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát
ra khỏi bình. Công thức phân tử của Y là:
A. C3H7N
B. C6H7N
C. C3H9N
D.C5H7N
Câu 13: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch NaCl.
C. Cu(OH)2 trong mt OH-. D. dung dịch HCl.
Câu 14: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch
NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu
tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOCH3.
B. HCOOH 3NCH=CH2.
C. H2NCH2CH2COOH.
D.CH 2=CHCOONH4
Câu 15: Cho các nhận định sau:
(1). Alanin làm quỳ tím hóa xanh.
(2). Axit Glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.
(3). Lysin làm quỳ tím hóa xanh. (4). Axit ε – amino caproic là nguyên liệu để sản xuất nilon – 6.
Số nhận định đúng là:
A. 1

B. 2
C.3
D.4

(Thầy Nghĩa: 0915.601.146)

-1-


Nguyễn Ngọc Nghĩa (2019)
Thừa Thiên Huế
Câu 16: Cho 1 đipeptit phản ứng với NaOH đặc đun nóng.
H2N–CH2–CO–NH–CH2–COOH + 2NaOH
Y+ H2O . Y là hợp chất hữu cơ gì?
A. Natri aminoaxetat
B. Natri axetat
C. Metylamin
D. Amoniac
Câu 17: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các
phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-. B. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-. D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
Câu 18: Phát biểu đúng là:
A. Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ.
B. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-aminoaxit.
C. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH) 2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.
D. Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ.
Câu 19: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600
ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối
khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là

A. 66,00.
B. 44,48.
C. 54,30.
D. 51,72.
α
Câu 20: 1 mol –aminoaxit X tác dụng vứa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. CTCT của X là
A. CH3 – CH(NH2) – COOH.
B. H2N – CH2 – CH2 –COOH.
C. H2N – CH2 – COOH.
D. H2N – CH2 – CH(NH2) –COOH
Câu 21: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 22: Hợp chất hữu cơ A có M = 89 chứa C, H, O, N. Hợp chất A vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với
HCl, có tham gia phản ứng trùng ngưng. A có trong tự nhiên. Công thức cấu tạo thu gọn của A là:
A. H2NCH2CH2COOH
B. CH3CH(NH2)COOH
C. C3H7NHCOOH
D. HCOO H3NCH3
Câu 23: Cho lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi. Hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.
B. xuất hiện dung dịch màu tím.
C. lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.
D. xuất hiện dung dịch màu xanh lam.
Câu 24: Tỉ lệ thể tích CO2: H2O (hơi) sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng (X) của glixin là 6:7 (phản
ứng cháy sinh ra khí N2). (X) tác dụng với glixin cho sản phẩm là một đipeptit (X) là:
A. H2N – CH2 – CH2 – COOH (1)
B. C2H5 – CH(NH2) – COOH (3)

C. CH3 – CH(NH2) – COOH(2)
D. (1) và (2) đúng
Câu 25: Khi trùng ngưng m g axit ε–aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit còn dư người ta thu
được p gam polime và 1,44g nước. Giá trị m là
A. 10,48g.
B. 9,04g.
C. 11,02g.
D. 13,1g.
Câu 26: Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 15,65
B. 26,05
C. 34,6
D. 35,5
Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val, 1 mol
Tyr. Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn thi thu được sản phẩn có chứa Gly-Val, Val-Gly. Số công thức
cấu tạo phù hợp của X là.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 6
Câu 28: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.
B. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.
D. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no, trong đó tỉ lệ mN : mO = 7 : 20. Để tác dụng vừa đủ với 3,42 gam
hỗn hợp X cần 25 ml dung dịch NaOH 2M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X cần 1,904 lít O 2
(đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước 300 ml dung dịch nước vôi trong có nồng độ 0,5M thu được m
gam kết tủa. Vậy khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

A. 6 gam.
B. 3 gam.
C. 9 gam.
D. 15 gam
Câu 30: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32
gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 111,74.
B. 81,54.
C. 66,44.
D. 90,6

10

(Thầy Nghĩa: 0915.601.146)

-2-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×