Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Pháp luật về thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀI ANH

PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng nghiên cứu)

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Trung Kiên

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá
nhân tôi dựa trên sự kế thừa, phát triển các luận điểm khoa học liên quan đến đề tài
pháp luật về thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải. Các số liệu, nhận
định được viện dẫn trong luận văn đều có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, trung thực
đúng theo quy định. Các đề xuất, kiến nghị đảm bảo tính mới, có độ tin cậy và các


kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hoài Anh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em được gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô
giáo của Trường Đại học Luật Hà Nội đã giảng dạy đầy nhiệt huyết mang đem lại
cho em nhiều kiến thức và kỹ năng trong suốt quá trình học tập từ bậc cử nhân đến
cao học.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Pháp luật
Kinh tế, khoa Đào tạo sau đại học đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp
tài liệu để em được hoàn thành quá trình học tập và chuẩn bị tốt luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin dành lời tri ân sâu sắc nhất đến Thầy giáo -Tiến sỹ Đoàn
Trung Kiên, Thầy đã tận tình hướng dẫn, bổ sung kiến thức chuyên ngành và những
kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của bậc học này.
Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè, những người đã luôn bên cạnh động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2018
HỌC VIÊN

Nguyễn Hoài Anh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KDDVVT

GTGT

Kinh doanh dịch vụ vận tải
Giá trị gia tăng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH
TMĐT

Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại điện tử

UBND
VBQPPL

Ủy ban nhân dân
Văn bản quy phạm pháp luật

VNĐ

Việt Nam đồng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG

KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ PHÁP LUẬT VỀ

THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI ........ 7
1.1. Những vấn đề chung về thƣơng mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ
vận tải ......................................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải ..........7
1.1.2. Khái lược về sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử trong
kinh doanh dịch vụ vận tải trên thế giới và tại Việt Nam ................................10
1.1.3. Những lợi ích của thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải
tại Việt Nam .......................................................................................................14
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thương mại điện tử trong kinh doanh
dịch vụ vận tải tại Việt Nam ..............................................................................16
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật thƣơng mại điện tử trong kinh
doanh dịch vụ vận tải ..........................................................................................18
1.2.1. Khái niệm pháp luật thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận
tải ........................................................................................................................18
1.2.1.1. Định nghĩa pháp luật thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ
vận tải .................................................................................................................18
1.2.1.2. Đặc điểm của pháp luật thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ
vận tải .................................................................................................................19
1.2.2. Quy định pháp luật thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận
tải tại Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới ....................................20
1.2.3. Những nội dung cơ bản của pháp luật thương mại điện tử trong kinh
doanh dịch vụ vận tải ........................................................................................33

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 36
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI .................................................... 37


2.1. Quy định về trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về hoạt động thƣơng mại
điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải ..........................................................37
2.2. Quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải thƣơng mại điện tử .......40
2.3. Quy định về phƣơng án quy hoạch phƣơng tiện vận tải thƣơng mại điện
tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải...................................................................42
2.4. Quy định về chính sách quản lý thuế đối với hoạt động thƣơng mại điện
tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải...................................................................44
2.4.1. Về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập...............................................45
2.4.2. Về công tác thanh tra thuế ......................................................................51
2.5. Quy định các hoạt động cạnh tranh trong thị trƣờng kinh doanh dịch vụ
vận tải ....................................................................................................................52
2.5.1. Về thực hiện dịch vụ quảng cáo và hoạt động khuyến mại ..................52
2.5.2. Về nguy cơ độc quyền thị trường ............................................................55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 61
CHƢƠNG 3 YÊU CẦU, ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI............................................. 62
3.1. Yêu cầu, định hƣớng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
Việt Nam về thƣơng mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải ...............62
3.1.1. Những yêu cầu cơ bản đối với pháp luật Việt Nam về pháp luật thương
mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải ..................................................62
3.1.2. Những định hướng đối với pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử
trong kinh doanh dịch vụ vận tải ......................................................................64
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thƣơng mại điện tử trong kinh
doanh dịch vụ vận tải ..........................................................................................68

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý
Nhà nước về định danh mô hình kinh doanh của thương mại điện tử trong
kinh doanh dịch vụ vận tải ................................................................................68
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh thương mại điện tử
trong kinh doanh dịch vụ vận tải ......................................................................70
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về chính sách quản lý thuế đối với thương
mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải ..................................................72
3.2.4. Hoàn thiện các quy định về cạnh tranh trên thị trường kinh doanh
dịch vụ vận tải thương mại điện tử ...................................................................74


3.2.5. Giải pháp về quy hoạch số lượng phương tiện vận tải thương mại điện
tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải .................................................................75
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thƣơng mại
điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải ..........................................................77
3.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật về thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ
vận tải .................................................................................................................77
3.3.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, hiểu biết pháp luật
để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thương mại điện tử trong kinh
doanh dịch vụ vận tải ........................................................................................78
3.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra của các lực lượng chức năng để nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật về thương mại điện tử trong kinh doanh dịch
vụ vận tải ............................................................................................................80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 81
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 83


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến tác động to lớn của công nghệ
thông tin không chỉ tạo nên những bước nhảy vọt về kinh tế mà còn thay đổi cả
những thói quen truyền thống trong đời sống xã hội. Giai đoạn này là thời đại mà
công nghệ thông tin đang phát triển nhanh chóng và hiện diện xung quanh khắp mọi
mặt của đời sống xã hội, được thể hiện dưới mọi hình thức khác nhau như: điện
thoại di động, máy tính để bàn, cho đến mạng Internet trở nên phổ biến và gần như
phổ rộng ở hầu hết các khu vực trên thế giới, song song với đó là sự phát triển của
mạng viễn thông không dây như 3G, 4G… đã đem lại những lợi ích lớn lao cho con
người của thời kỳ hiện đại. Như một lẽ tất yếu, công nghệ thông tin cũng được ứng
dụng để phát triển kinh tế - mọi quốc gia trên thế giới đang cùng nhau chung tay
hướng đến việc khởi tạo một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một nền kinh tế mà
ở đó công nghệ sản xuất được nâng cao nhờ xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ
liệu, bao gồm các hệ thống không thực (hệ thống ảo), internet vạn vật, điện toán
đám mây, điện toán nhận thức… Chính nhờ những cuộc cách mạng công nghệ này
sẽ rút ngắn khoảng cách giữa các tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ và
người tiêu dùng để hình thành một thị trường kinh doanh thương mại điện tử
(TMĐT) hết sức tiện lợi cho các bên tham gia. TMĐT được đưa vào ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong đó có dịch vụ vận tải.
Dịch vụ vận tải là một loại hình dịch vụ thương mại phổ biến của nền kinh tế
mỗi quốc gia. Khi xã hội phát triển từng ngày, nhu cầu “đi lại” và chuyển dịch cũng
ngày càng nhiều hơn, đòi hỏi ngành dịch vụ này không ngừng đổi mới và sáng tạo
để thỏa mãn tốt, đáp ứng đầy đủ tương ứng với nhu cầu đó. Từ những tiện ích rõ
ràng của TMĐT việc các đơn vị KDDVVT quyết định ứng dụng khoa học công
nghệ vào hoạt động của mình là tất yếu. Đây chính là một cuộc cải cách thực sự mà
ở đó, lợi ích của người tiêu dùng và của chính những đơn vị KDDVVT được đặt
ngang hàng với nhau, song song với nhau, tận dụng ưu thế công nghệ để cả hai bên
đều có lợi ích tương đương. Hoạt động TMĐT trong lĩnh vực KDDVVT cũng theo
đó ngày càng phổ biến và được mọi người đón nhận, ủng hộ ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, sự phát triển đa dạng và phức tạp trong thời gian ngắn của hoạt
động TMĐT trong KDDVVT này cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với các cơ
quan quản lý Nhà nước khi cần phải có những quy định pháp luật để thống nhất
điều chỉnh phù hợp với hoạt động này được thực hiện. Vai trò của các cơ quan này


2
phải thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thương
mại thuận lợi trên cơ sở quy chuẩn với xu thế hội nhập quốc tế nhưng vẫn đảm bảo
quyền lợi của người dân, doanh nghiệp và đặc biệt là lợi ích quốc gia. Việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật quy định về hoạt động TMĐT trong KDDVVT trở thành
áp lực không nhỏ đối với các nhà làm luật, khi phải liên tục cập nhật và thay đổi các
chính sách pháp luật của quốc gia dựa trên quá trình vận hành thực tế và những tác
động của lĩnh vực này đến kinh tế xã hội và đời sống người dân để giải quyết những
mâu thuẫn và bất cập tồn tại lâu nay. Bởi hiện nay, pháp luật về lĩnh vực này còn
“khá mỏng”, các quy định chỉ được chứa đựng trong các VBQPPL dưới luật mà
chưa có văn bản mang tính khái quát, tổng thể có giá trị pháp lý cao. Điều này dẫn
đến tình trạng mâu thuẫn thông tin trong điều hành quản lý lĩnh vực, sự tùy tiện của
những cá nhân kinh doanh KDDVVT, không có cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền lợi
cho khách hàng những người sử dụng dịch vụ, thậm chí thất thoát nguồn thu ngân
sách từ hoạt động này và không đem lại hiệu quả cần có cho nền kinh tế... là những
tồn tại đang diễn ra. Trước yêu cầu này, việc đánh giá thực trạng pháp luật về
TMĐT trong KDDVVT để chỉ ra hạn chế và tìm được nguyên nhân nhằm hoàn
thiện một hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi điều chỉnh hữu hiệu hoạt động này
trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ tình hình nêu trên, tác giả lựa
chọn đề tài “Pháp luật về thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải”
làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Hy vọng với kết quả nghiên
cứu sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hơn nữa chất lượng của
hoạt động này trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về TMĐT trong KDDVVT là vấn đề khoa học mới, phức tạp trong
hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung,
hoàn thiện pháp luật về TMĐT trong KDDVVT nói riêng luôn là vấn đề đặc biệt,
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các học giả. Đặc
biệt, trong những năm gần đây khi Việt Nam đang tham gia ngày một nhiều hơn
vào công cuộc xây dựng nền kinh tế thế giới theo định hướng cách mạng công
nghiệp 4.0 thì nhu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật không chỉ phù hợp
với khung pháp luật quốc tế mà còn phải thích nghi hợp lý với điều kiện kinh tế-xã
hội của Việt Nam. Liên quan đến nội dung đề tài này đã có một số công trình
nghiên cứu, sách tham khảo, bài viết được đề cập dưới các góc độ khác nhau như:
Đối với nghiên cứu chung về hoạt động TMĐT, có thể kể đến luận án Tiến sĩ


3
luật học “Pháp luật TMĐT ở Việt Nam hiện nay” của Lê Văn Thiệp (2016); các
luận văn Thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển TMĐT ở nước ta”
của Nguyễn Phụng Dương (2014); “Pháp luật về hợp đồng TMĐT ở Việt Nam” của
Hà Vy (2015); “Pháp luật về TMĐT ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế” của
Nguyễn Thị Ngọc Anh (2016); “Pháp luật về TMĐT và thực tiễn thi hành tại thành
phố Hà Nội” của Nguyễn Khánh Vân (2017); … và sách tham khảo “Hoàn thiện
pháp luật về TMĐT ở Việt Nam hiện nay” của Tào Thị Quyên, Lương Tuấn Nghĩa,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội 2016.
Đối với nghiên cứu chung về lĩnh vực KDDVVT, phải kể đến luận văn Thạc
sĩ luật học“Điều kiện KDDVVT hành khách bằng xe taxi theo pháp luật Việt Nam từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của Đặng Minh Trường Em (2017) và luận văn
Thạc sĩ Chính sách công “Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ vận tải hành khách hỗ
trợ bởi ứng dụng công nghệ” của Nguyễn Đỗ Phương (2017), trong chương trình
giảng dạy kinh tế Fulbright.
Rõ ràng, cho đến nay các công trình nghiên cứu kể trên hầu hết chỉ đề cập
đến một số khía cạnh nhất định liên quan đến đề tài như tình hình hoạt động

KDDVVT hành khách thông thường theo hình thức thương mại truyền thống, đối
thủ của loại hình vận tải hành khách theo hình thức TMĐT. Hoặc chỉ nghiên cứu
chủ yếu về pháp luật liên quan tới Uber trên thế giới và tại Việt Nam. Do vậy, luận
văn “Pháp luật về thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải” nghiên
cứu vấn đề này một cách có hệ thống, chuyên sâu mang tính học thuật trên cơ sở
phát triển có kế thừa một cách tổng quát các công trình của các tác giả trước đây.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về TMĐT trong KDDVVT
được ban hành và áp dụng tại Việt Nam.
Kinh doanh dịch vụ vận tải là một lĩnh vực rất rộng lớn với nhiều ngành
nghề và nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Có nhiều tiêu chí để phân loại hoạt
động này như:
- Dựa trên mục đích vận tải, có thể chia ra dịch vụ vận tải hàng hóa và dịch
vụ vận tải hành khách;
- Dựa trên tuyến đường hoạt động vận tải, có thể chia thành dịch vụ vận tải
đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường bộ…
Mỗi nhóm dịch vụ vận tải như nêu trên đều có một hệ thống các quy định
pháp luật điều chỉnh rất phức tạp, với sự tham gia của nhiều cơ quan Nhà nước có


4
thẩm quyền ở nhiều lĩnh vực khác nhau…
Vì vậy, trong phạm vi của một luận văn cấp Thạc sĩ, tác giả chỉ nghiên cứu
giới hạn về các quy định pháp luật của Việt Nam và thực trạng áp dụng pháp luật
trên toàn quốc đối với hoạt động TMĐT trong lĩnh vực KDDVVT hành khách bằng
đường bộ, kể từ khi hoạt động này xuất hiện tại Việt Nam (thông qua những đơn vị
như Uber, Grab…) năm 2014 đến nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận
về TMĐT nói chung và trong KDDVVT nói riêng, nghiên cứu các quy định của

pháp luật về các vấn đề liên quan đến dịch vụ vận tải hành khách bằng công nghệ,
luận văn góp phần làm rõ hai vấn đề sau:
- Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về TMĐT trong
KDDVVT.
- Xác định những hạn chế, tồn tại, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế
đó và những bài học kinh nghiệm về xây dựng khung pháp lý phù hợp cho loại hình
vận tải ở một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này để tạo cơ chế pháp lý phù hợp, đảm bảo cân
bằng lợi ích giữa các bên và duy trì tính cạnh tranh trên thị trường KDDVVT.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải
quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, phân tích và làm rõ những cơ sở lý luận về TMĐT, TMĐT trong
KDDVVT và pháp luật về TMĐT trong KDDVVT.
Hai là, phân tích, đánh giá những quy định pháp luật hiện hành của Việt
Nam và một số quốc gia trên thế giới về TMĐT trong KDDVVT có so sánh với quy
định về vận tải truyền thống. Phát hiện hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề cần
phải giải quyết của quy định về loại hình “vận tải công nghệ” này.
Ba là, khẳng định yêu cầu, định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp
luật về TMĐT trong KDDVVT để tạo cơ chế pháp lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật về TMĐT trong KDDVVT.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận nghiên cứu, hình thành dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Tư tưởng
Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và
pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng, hoàn thiện


5
hệ thống pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp để làm

luận văn như: Phương pháp phân tích, tổng hợp được hệ thống xuyên suốt trong quá
trình thực hiện đề tài, nhằm đánh giá, nhận xét các quy định pháp luật cũng như
những xung đột, vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn. Còn phương pháp so
sánh, thống kê, phương pháp lịch sử, phương pháp quy nạp, diễn dịch cùng phương
pháp điều tra xã hội học…được sử dụng kết hợp nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên
cứu của đề tài.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính toàn diện và hệ thống trên cơ sở
đánh giá pháp luật TMĐT trong KDDVVT ở Việt Nam và một quốc gia điển hình.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, luận văn có những điểm mới cơ
bản sau :
- Phân tích làm sáng tỏ khái niệm và xây dựng khái niệm TMĐT và TMĐT
trong KDDVVT, chỉ ra đặc điểm của pháp luật TMĐT và TMĐT trong KDDVVT
làm cơ sở cho việc nhận diện đối tượng của hoạt động này.
- Xác định những điểm chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam trong quy định
về KDDVVT hành khách dưới hình thức TMĐT, dẫn đến mâu thuẫn với các đơn vị
KDDVVT truyền thống. Làm rõ việc định danh loại hình hoạt động đối với các đơn
vị cung cấp ứng dụng phần mềm kết nối, việc truy thu thuế, việc thực hiện các hoạt
động cạnh tranh không lành mạnh… để tiếp tục khẳng định những lợi ích và chỉ ra
các yếu tố ảnh hưởng đến TMĐT trong KDDVVT trong thời đại hiện nay
- Đánh giá được thực trạng pháp luật về những quy định liên quan đến
TMĐT trong lĩnh vực KDDVVT vốn nằm rải rác trong các VBQPPL của hệ thống
pháp luật Việt Nam cho thấy tổng thể khung pháp lý hiện nay để phát hiện, chỉ ra
nguyên nhân của hạn chế tồn tại làm sâu sắc sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật
và nâng cao chất lượng hoạt động này trong thời gian tới nhằm đảm bảo lợi ích của
các bên: Nhà nước, đơn vị KDDVVT truyền thống và đơn vị KDDVVT ứng dụng
TMĐT để cùng nhau phát triển, góp phần đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh,
bền vững, hòa nhập với kinh tế thế giới.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là công trình khoa học có giá trị về mặt

lý luận và thực tiễn góp phần tích cực vào việc nghiên cứu hoạt động TMĐT và
TMĐT trong KDDVVT để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam về


6
lĩnh vực này.
Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo để giúp các cơ quan quản lý Nhà
nước xem xét, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách, điều kiện kinh doanh của
hoạt động TMĐT trong KDDVVT trên phạm vi cả nước, vận dụng vào thực tiễn
nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận tải hành khách bằng công nghệ tại các thành
phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Đồng thời, đóng góp của luận văn hy
vọng giúp các doanh nghiệp trong tương lai có ý định tham gia vào thị trường này
có sự học hỏi kinh nghiệm tránh gặp phải những sai lầm khi không tuân thủ nghiêm
chỉnh quy định của pháp luật. Ngoài ra, công trình này có thể được sử dụng vào
công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập đối với các cơ sở đào tạo về luật học và
quản lí nhà nước.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận văn có 3 chương, bao gồm:
Chương 1. Những vấn đề chung về thương mại điện tử trong kinh doanh dịch
vụ vận tải và pháp luật về thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về thương mại điện tử trong kinh doanh dịch
vụ vận tải.
Chương 3. Yêu cầu, định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải.


7
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG

KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI
1.1. Những vấn đề chung về thƣơng mại điện tử trong kinh doanh dịch
vụ vận tải
1.1.1. Khái niệm thƣơng mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải
1.1.1.1. Định nghĩa thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải
Thương mại điện tử (TMĐT) đã xuất hiện tại thế giới từ lâu, và cũng bắt đầu
xuất hiện tại Việt Nam ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ XX. Nhiều công
trình nghiên cứu khoa học (luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, sách và các bài báo tạp
chí…) của các tác giả tại Việt Nam đã đề cập tới hoạt động này, phân tích rõ định
nghĩa và đặc điểm của hoạt động này cũng như những tác động tích cực của nó tới
đời sống xã hội. Tổng hòa từ những công trình nghiên cứu khoa học đó, tác giả đưa
ra một định nghĩa sơ bộ cho TMĐT là “hoạt động kinh doanh qua các phương tiện
điện tử truyền đi với kết nối Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở
khác liên quan tới các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ mua bán
và thanh toán giữa các đối tượng với nhau”.
Hoạt động TMĐT có thể nhận diện qua những đặc điểm cơ bản sau :
- Tính gián tiếp : Các bên tham gia hoạt động TMĐT không cần tiếp xúc trực
tiếp với nhau để tiến hành giao dịch.
- Môi trường “không biên giới” : các bên tham gia hoạt động TMĐT có thể
tìm kiếm đối tác trên toàn cầu, mở rộng phạm vi giao dịch, xây dựng mạng lưới
phân phối và tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ của mình dễ dàng mà không bị
giới hạn trong khuôn khổ quốc gia, vùng miền nào.
- Mạng lưới thông tin ảo : Hoạt động TMĐT sử dụng mạng lưới thông tin
như một thị trường hỗ trợ, một phương tiện thuần túy để các bên tham gia hoạt động
có thể trao đổi dữ liệu dễ dàng.
- Chủ thể thứ ba : Hoạt động TMĐT ngoài sự tham gia của hai chủ thể chính
theo thương mại truyền thống, còn có một chủ thể khác là nhà cung cấp dịch vụ
mạng / ứng dụng điện tử.
- Đa dạng về loại hình giao dịch : Hoạt động TMĐT được tiến hành dưới 5

dạng giao dịch chính là B2B (Business to Business), B2C (Business to Customer),


8

B2G (Business to Government), C2C (Customer to Customer), G2C (Government
to Citizen). Ngoài ra ngày nay còn tồn tại loại hình chia sẻ trực tiếp giữa người
dùng mạng Internet với nhau (peer-to-peer).
- Tính rủi ro cao : Hoạt động TMĐT tồn tại rủi ro ở nhiều mặt khác nhau như
đối với an ninh mạng, đối với thủ tục quy trình giao dịch của tổ chức, đối với các
tiêu chuẩn công nghiệp…
Xuất phát từ cách hiểu như vậy, phạm vi thực hiện hoat động này có thể áp
dụng với nhiều loại hành vi trong nhiều nhóm ngành thương mại khác nhau, trong
đó có hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại. Một trong các nhóm ngành dịch vụ
hiện nay đang được quan tâm trên toàn thế giới, đặc biệt trong bối cảnh dân số
không ngừng gia tăng và các cơ sở hạ tầng giao thông đang được xây dựng ngày
càng nhiều đó là ngành dịch vụ vận tải mà cụ thể hơn là dịch vụ vận tải hành khách.
Theo những nghiên cứu đầu tiên về ngành vận tải trên toàn thế giới trong
Báo cáo Chuyển dịch toàn cầu năm 2017 việc đạt được một nền “chuyển dịch vận
tải bền vững” ngày nay là vô cùng khó khăn, khi ngành vận tải “đóng góp” tới 23%
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có liên quan tới năng lượng trên toàn cầu
(chiếm 18% tổng lượng khí thải mà con người tạo ra) trong khi giao thông công
cộng và những hình thức bảo đảm môi trường như đạp xe lại không có nhiều sự tiến
triển.1 Trong thời đại công nghiệp 4.0 với sự phát triển nhanh vượt bậc của mạng
Internet không dây, thế giới đã bắt đầu hướng đến một phương thức khác trong
KDDVVT để giảm dần tình trạng GTVT đang gặp không ít khó khăn đó là các mô
hình “Kinh tế chia sẻ” (sharing economy). Theo Từ điển Oxford định nghĩa “Kinh
tế chia sẻ là một phương thức dịch chuyển trong đó một hành khách di chuyển trên
một phương tiện giao thông cá nhân được lái bởi chủ của nó, có thể có phí hoặc
miễn phí, thông qua giao dịch trên một trang web hoặc một ứng dụng”2. Mô hình

“kinh tế chia sẻ” là một hệ thống kinh tế mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ,
dùng chung giữa các cá nhân với tính chất điển hình là thông qua các công cụ
Internet, nhằm tăng hiệu suất sử dụng của tài sản để tạo ra tiền và giảm khoảng thời
gian không dùng đến. Đây là một phương thức kết nối mới giữa khách hàng (sử
dụng dịch vụ) và người cung cấp trong một hoạt động kinh tế.3 Cốt lõi của mô hình

1

/> />3
Hà Chính (2018), “Kinh tế chia sẻ lên bàn nghị sự của Chính phủ”, ngày 08/02/2018.
2


9
này là sự trao đổi giữa người dùng mạng với nhau một cách “ngang hàng” (peer-topeer), cho phép các cá nhân hoặc nhóm người có thể kiếm thêm thu nhập từ tài sản
mà họ không sử dụng tới, như: trong ngành vận tải, các ứng dụng mới của Internet
ngày nay cho phép người thuê xe hơi có thể kết nối trực tiếp với những người có xe
hơi nhưng đang không có nhu cầu sử dụng tại một số thời điểm, từ đó đáp ứng được
yêu cầu của cả hai bên (bên thuê xe có xe để sử dụng, bên có xe không sử dụng
cũng kiếm được tiền từ việc cho thuê xe dù giữa hai bên do không có trung gian mà
liên hệ trực tiếp nên khó kiểm soát được các rủi ro có thể gặp phải). Theo thông tin
được cung cấp bởi Viện Nghiên cứu Brookings (Mỹ)4, các phương tiện giao thông
cá nhân có thời gian không được sử dụng tới chiếm tới 95% vòng đời của chúng.
Điều này làm phát sinh nhu cầu của những người sở hữu xe nhưng không dùng tới
thường xuyên, và nhu cầu của những người không có xe muốn thuê xe để sử dụng.
Ngoài ra, mô hình “kinh tế chia sẻ” cũng cho phép tương tác giữa những người
dùng mạng để một bên có thể cung cấp các dịch vụ cho bên còn lại gọi là hình thức
“đi xe chung” (ride-sharing).
Bên cạnh đó, ngày nay các nhà cung cấp ứng dụng công nghệ lớn nhất trong
lĩnh vực dịch vụ vận tải có thể kể đến các “công ty mạng lưới vận tải”

(transportation network company – TNC theo cách gọi của Ủy ban Giám sát Tiện
ích Công cộng California năm 2013) như Uber, Grab, Lyft…5 trở thành bên thứ ba
trong giao dịch TMĐT, phát triển và đưa vào hoạt động, vận hành các ứng dụng di
động nhằm cung cấp dịch vụ kết nối, giao kết hợp đồng điện tử (đôi khi là cả thanh
toán trực tuyến) giữa “bên cung cấp dịch vụ vận tải” (có thể là cá nhân, hoặc đơn vị
KDDVVT) và “bên sử dụng dịch vụ vận tải”. Các ứng dụng công nghệ này có thể
hoạt động trên cả hai nền tảng chủ yếu hiện nay của điện thoại thông minh là iOS và
Android, cho phép người cần sử dụng dịch vụ gửi một yêu cầu đến bên cung cấp
ứng dụng (bên thứ ba), từ đó bên cung cấp ứng dụng sẽ chuyển thông tin tới một
hoặc nhiều tài xế đang di chuyển bằng xe riêng của họ (bên cung cấp dịch vụ) để
những xe đang di chuyển trên cùng một cung đường có thể kết nối, nhận yêu cầu từ
bên sử dụng dịch vụ.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra cách hiểu thống nhất về hoạt động này
như sau “TMĐT trong KDDVVT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ các bước
4

/> />5


10
của hoạt động thương mại (kết nối chủ thể, giao kết hợp đồng, thanh toán giao
dịch...) trong KDDVVT bằng phương thức thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu,
được truyền đi thông qua các ứng dụng công nghệ có kết nối Internet, mạng viễn
thông di động hoặc các mạng mở khác”.
1.1.1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải
Với cách hiểu nêu trên bên cạnh những đặc điểm chung của TMĐT, TMĐT
trong KDDVVT có một số đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, về chủ thể của TMĐT trong KDDVVT
Hoạt động này mang đặc điểm chung của TMĐT khi tồn tại ba chủ thể tham
gia trong quan hệ bao gồm: hai chủ thể chính trong hoạt động này là bên cung cấp

dịch vụ vận tải (có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã KDDVVT hành khách, hoặc chủ
sở hữu phương tiện, người được chủ sở hữu phương tiện giao quyền quản lý và sử
dụng phương tiện cho hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải) và bên khách hàng (là
người sử dụng ứng dụng công nghệ để tìm kiếm bên cung cấp dịch vụ phù hợp với
yêu cầu một cách miễn phí, chỉ phải thanh toán cước vận chuyển). Cùng với bên thứ
ba là các công ty TNC, sở hữu và cung cấp ứng dụng công nghệ có chức năng đặt
lệnh, nhận lệnh và điều phối xe đối tác, cung cấp hệ thống dữ liệu, nền tảng cơ sở
hạ tầng phục vụ cho hoạt động của mình.
Thứ hai, về nền tảng hoạt động của TMĐT trong KDDVVT
Quan hệ này bắt buộc cần một nền tảng công nghệ Internet và mạng viễn
thông không dây để hỗ trợ cho các ứng dụng hoạt động và giúp khách hàng cũng
như các tài xế đối tác có thể kết nối được ở mọi lúc mọi nơi, đáp ứng ưu thế về sự
tiện ích của loại hình hoạt động đặc thù. Đây là đặc điểm đòi hỏi một hệ thống cơ sở
hạ tầng công nghệ tốt do Nhà nước thiết lập để tạo điều kiện cho loại hình hoạt
động KDDVVT này phát triển đúng theo quỹ đạo của nó.
1.1.2. Khái lƣợc về sự hình thành và phát triển của thƣơng mại điện tử
trong kinh doanh dịch vụ vận tải trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.2.1. Khái lược về sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử
trong kinh doanh dịch vụ vận tải trên thế giới
Mô hình “đi xe chung” là hoạt động được xuất hiện bắt đầu từ thế kỷ XX
nhằm khắc phục khó khăn trong thời kỳ chiến tranh, cũng như khủng hoảng dầu mỏ
và giá xăng dầu tăng nhanh, buộc xã hội phải có phương án giao thông tiết kiệm
hơn. Ở thời kỳ này, việc “đi xe chung” được thực hiện khá thủ công nên những
người có chung nhu cầu đi lại hẹn nhau tại một địa điểm và thời gian nhất định. Còn


11
ngày nay, với sự phát triển của mạng Internet, của điện thoại thông minh và thanh
toán điện tử, việc “đi xe chung” được thực hiện thông qua các ứng dụng công nghệ
TMĐT được phát minh bởi các công ty ứng dụng phần mềm đã mang lại sự tiện lợi

về thời gian và địa điểm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Các ứng dụng này
hoạt động trên nền tảng TMĐT di động (m-commerce) và thanh toán di động (mpayment), được vận hành qua mạng Internet và mạng viễn thông không dây 3G, 4G,
kết hợp với GPS để định vị tài xế và khách hàng trên ứng dụng cũng như lộ trình
đường đi.6
Đặc biệt, sự bùng nổ của cuộc “cách mạng công nghệ vận tải” chỉ thực sự
xuất hiện vào năm 2009, khi một công ty tên là UberCab tại thung lũng Silicon phát
triển dịch vụ đặt xe qua điện thoại thông minh. Ứng dụng này nhanh chóng nhận
được những khoản tiền đầu tư khổng lồ để xuất phát từ San Francisco, New York,
Paris trong năm 2011, mở rộng sang Ấn Độ và châu Phi năm 2013, đặt chân tới thị
trường Trung Quốc tháng 7/2014. Song song với những khoản tiền đầu tư, Uber
cũng không ngừng nâng cao chất lượng ứng dụng của mình khi ra mắt các dịch vụ
khác nhau như Uber X (với giá rẻ hơn 35% so với dịch vụ UberBlack trước đó),
UberRUSH, UberChopper (di chuyển bằng trực thăng), UberPool (cho phép ngắt
chuyến và chia tiền phí giữa các khách hàng có cùng lộ trình), UberCARGO (dịch
vụ vận chuyển hàng hóa), UberEATS (vận chuyển đồ ăn theo yêu cầu)…7 Ở Mỹ là
quê hương của mình, Uber có ưu thế vượt trội so với ở các thị trường khác như
Trung Quốc (gặp sự cạnh tranh của Didi Chuxing), Ấn Độ (Ola Cabs), châu Âu
(chịu áp lực từ phía cơ quan chức năng các thành phố châu Âu ban hành lệnh cấm
hoạt động)… Tới nay, Uber vẫn là thương hiệu gây ra nhiều tranh luận về tính hợp
pháp của nó (đặc biệt trong năm 2017), nhưng không phủ nhận đây là một trong
những “start-up” thành công nhất khi sự hiện diện của hãng công nghệ này đã góp
phần “thao túng” thị trường dịch vụ vận tải tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại thị trường Mỹ, đối thủ lớn nhất của Uber là Lyft – ứng dụng ra đời năm
2012 tại San Francisco, có cách thức hoạt động gần giống Uber, nhưng có ưu điểm
hơn là việc cho phép tài xế và hành khách có thể “quen biết” về nhau. Hiện Lyft

6

Khưu Minh Đạt (2016) – Đại học Tài chính Marketing, “Mô hình đặt xe thông minh Grab – Uber”,
, ngày 09/12/2016.

7
Kim Tuyến (2017), “Hành trình phủ sóng khắp thế giới của Uber”, ngày 03/04/2017.


12
đang hoạt động ở 54 thành phố của Mỹ8 (đã mở rộng sang Canada vào tháng
12/2017 và tiếp tục làm đối thủ cạnh tranh của Uber tại quốc gia này) khi họ có hơn
1 triệu lượt xe mỗi ngày9, với giá trị công ty ước tính vào khoảng 11.5 tỷ USD
(tháng 12/2017), được đầu tư 4.11 tỷ USD10. Mặc dù cả hai ứng dụng công nghệ
nêu trên đều thành công trên thị trường quốc tế, nhưng tại thị trường Đông Nam Á,
cả Uber và Lyft đều gặp khó khăn khi đối đầu với Grab. Grab (với tên ban đầu là
GrabTaxi) là hãng công nghệ được thành lập năm 2012 tại Malaysia nhưng có trụ
sở chính tại Singapore. Sau 2 năm xuất hiện tại Malaysia, GrabTaxi dần mở rộng thị
phần ra toàn Đông Nam Á tiếp cận được 7 thị trường tại đây trong khoảng chưa đầy
5 năm. Grab cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như GrabTaxi (loại hình
thông dụng taxi, kết nối với các tài xế của đơn vị KDDVVT với mức cước phí rẻ
hơn dịch vụ thông thường), GrabBike (dịch vụ di chuyển bằng xe máy), GrabCar
(sử dụng xe riêng cho hành khách mong muốn có chuyến đi riêng tư hơn),
GrabExpress (dịch vụ giao hàng an toàn đáng tin cậy)… Grab khẳng định thương
hiệu của mình đối với khách hàng bằng dịch vụ giá “mềm” và phủ sóng mạnh mẽ
khi liên tục có các “chương trình hỗ trợ” đối với tài xế là “đối tác” của Grab. Tới
nay, Grab đã kết nối được hơn 10 triệu hành khách với 185.000 tài xế trong khắp
khu vực Đông Nam Á.11
1.1.2.2. Khái lược về sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử
trong KDDVVT tại Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, cả Grab và Uber đều xuất hiện. Grab (tên gọi
GrabTaxi) là hãng đầu tiên đầu tư vào Việt Nam vào tháng 02/2014. Còn Uber cũng
chỉ xuất hiện sau 4 tháng ở nước ta sau là tháng 06/2014.
Với tiềm lực và danh tiếng lâu năm trên thị trường quốc tế, Uber nhanh
chóng tiếp cận được đông đảo đối tượng khách hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong

thời gian đầu hoạt động, Uber chỉ chấp nhận thanh toán trực tuyến qua thẻ
MasterCard và thẻ tín dụng quốc tế còn sau này họ lại chuyển từ thanh toán trực
tuyến quay về thanh toán bằng tiền mặt. Nên thời gian đầu đã không phù hợp với
thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người sử dụng dịch vụ ở nước ta. Còn Grab
họ vẫn ưu tiên việc thanh toán bằng tiền mặt ngay từ đầu, sau này mới phát triển

8

/> />10
/>11
/>9


13
thêm hệ thống thanh toán trực tuyến GrabPay để tăng sự tiện lợi cho khách hàng.
Tiếp đến không chỉ các hãng TMĐT trong KDDVVT của nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam như Uber, Grab mà ngay chính sự xuất hiện của các ứng dụng
công nghệ do chính người Việt Nam phát minh mang thương hiệu của “made in
Vietnam” đó là: (i) Hãng taxi Ba Sao vào cuối năm 2016 đã phát triển thành công
ứng dụng di động có thể hỗ trợ cài đặt trên cả hai hệ điều hành Android và iOS,
giúp người dùng không chỉ lựa chọn được nhiều loại hình phương tiện hay dịch vụ
mà còn quản lý được lịch trình và lịch sử sử dụng taxi tốt hơn. Việc phát triển ứng
dụng này giúp khách hàng thuận tiện hơn và đơn vị kinh doanh tiết kiệm đáng kể
chi phí vận hành. (ii) Hãng taxi Vinasun cũng đã xây dựng ứng dụng V-Car để phục
vụ khách hàng đặt xe tốt nhất. Cơ chế này chủ yếu là kết nối tài xế với hành khách,
hỗ trợ việc đón trả hành khách, theo dõi tình hình giao thông và lượng xe tại các
điểm đón. Bên cạnh đó, Hãng cũng đưa ra tính năng ước lượng giá cước và gợi ý lộ
trình sắp đi giúp khách hàng cảm thấy “thỏa mãn” nhu cầu được chủ động biết trước
và đảm bảo tính minh bạch trong dịch vụ. Cùng với tính năng chọn xe, khách hàng
cũng biết được loại xe, mật độ xe tại điểm đón và dễ dàng chọn được loại xe mong

muốn, với những thông tin về xe như mã số, biển số, thời gian dự kiến đón… được
cung cấp một cách đầy đủ. Điều đáng ghi nhận là Vinasun đã hoàn thiện ứng dụng
của mình với phương thức đặt xe qua Facebook Messenger, khách hàng sẽ gửi lệnh
đặt xe đến hệ thống tổng đài để điều xe đến đón trong thời gian sớm nhất, theo lời
ông Tạ Long Hỷ - Giám đốc công ty Vinasun “Việc ứng dụng công nghệ giúp giảm
thời gian hành khách chờ xe đến đón là dưới 3 phút, hệ số sử dụng quãng đường
đạt 62.3%”12.(iii) Công ty Phương Trang đã cho xuất hiện thời gian gần đây là ứng
dụng VATO (với tiền thân ban đầu là ứng dụng FaceCar, sau đó đổi tên sang ViVu)
vừa ra mắt vào tháng 4/2018. VATO áp dụng mức chiết khấu với tài xế đối tác là
20%, đồng thời tuyên bố đảm bảo mức hỗ trợ cho tài xế là 35.000 VNĐ/ chuyến và
hỗ trợ thêm 20% doanh thu vào giờ cao điểm. (iv) Cùng với sự phát triển của các
hãng xe công nghệ còn có T.net của Đại học FPT và VietGo của Công ty VietGo
cũng đầu tư vào KDDVVT.
Bên cạnh thị trường TMĐT trong KDDVV bằng ô tô, thì thị trường vận tải

12

“Sơ kết công tác 9 tháng thí điểm triển khai ứng dụng KHCN hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải
hành khách theo hợp đồng”, ngày 14/10/2016.


14
bằng xe máy cũng được quan tâm. Hãng taxi Mai Linh hiện đã bắt đầu tăng tốc
bằng việc ra mắt dịch vụ xe ôm công nghệ Mai Linh Bike từ ngày 20/11/2017. Mai
Linh Bike vẫn áp dụng mức chiết khấu 17% cho tài xế, miễn chiết khấu 2 tháng đầu
tiên cho những người gia nhập mới.13
1.1.3. Những lợi ích của thƣơng mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ
vận tải tại Việt Nam
1.1.3.1. Đối với khách hàng
Thứ nhất, khách hàng tiện lợi trong việc tìm và kết nối với xe. Với dich vụ

này, khách hàng có thể gọi xe ở bất cứ ở đâu bằng ứng dụng được cài đặt trên điện
thoại thông minh với kết nối mạng di động không dây thường bao gồm cả tính năng
GPS nên sẽ giúp khách hàng có thể nhận được thông tin chính xác về cung đường
sẽ đi, thời gian đi dự kiến, biết trước về cước phí của hành trình và có nhiều sự lựa
chọn dịch vụ bằng các phương tiện khác nhau như xe ô tô cá nhân thông thường
hoặc xe taxi, xe máy…
Thứ hai, khách hàng có sự tương tác với tài xế chặt chẽ hơn. Ngay khi đơn vị
KDDVVT nhận được yêu cầu của khách hàng, họ gửi tới các tài xế ở gần vị trí đón
khách để tài xế xác nhận chuyến đi thì hãng cung cấp dịch vụ sẽ gửi thông tin của
tài xế tới cho khách hàng bao gồm ảnh nhận diện, số điện thoại, biển số xe và loại
xe của tài xế giúp khách hàng không bị nhầm lẫn khi tài xế đến địa điểm đón. Ngay
sau khi được kết nối từ hãng, tài xế cũng thường chủ động gọi điện thoại để liên hệ
với khách hàng để vừa thuận lợi cho khách hàng, vừa thể hiện sự tôn trọng của tài
xế đối với khách hàng. Bên cạnh đó, hãng còn cung cấp tính năng hiển thị vị trí của
tài xế, vị trí này được cập nhật liên tục tại mọi thời điểm, lộ trình tài xế đến địa
điểm đón đều được khách hàng nắm rõ, từ đó ước tính khoảng cách còn lại và thời
gian tài xế có thể đến nơi điểm đón để có phương án chủ động. Ngoài ra, một ưu
điểm rất lớn nữa đó là khách hàng có thể chấm điểm đánh giá tài xế qua ứng dụng
về về thái độ làm việc, về năng lực chuyên môn lái xe của tài xế nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ phù hợp với yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng là yếu tố
quan trọng trong ngành cung ứng dịch vụ vận tải.
Thứ ba, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến một cách tiện lợi. Với các
ứng dụng này khách hàng có quyền lựa chọn phương thức thanh toán cho tài xế
13

Hiếu Công (2018), “Uber tháo chạy, nhiều hãng xe công nghệ tăng tốc quyết đấu với Grab”,
/>ngày 02/04/2018.


15

như: thanh toán bằng tiền mặt, bằng thẻ thanh toán quốc tế (thẻ VISA, thẻ
MasterCard…). Ngoài ra, khách hàng còn có thể lựa chọn xuất hóa đơn thanh toán
cho chuyến đi thông qua e-mail một cách tiện dụng khi có nhu cầu.
1.1.3.2. Đối với tài xế
Thông qua các ứng dụng của TMĐT trong KDDVVT tài xế cũng được
hưởng lợi ích tương đương với mô hình P2P (peer-to-peer như đề cập ở trên), đó là:
Thứ nhất, sự tự do và linh hoạt trong việc quản lý thời gian làm việc. Một tài
xế hoạt động dưới hình thức ứng dụng công nghệ TMĐT mặc dù vẫn chịu sự quản
lý của đơn vị KDDVVT họ có thể nắm quyền chủ động trong công việc, giảm được
áp lực căng thẳng hơn khi bị giám sát trực tiếp. Quyền chủ động này thể hiện rõ
nhất trong việc họ có thể tự thiết kế “thời gian biểu làm việc”, như chọn lọc thời
gian phù hợp, tuyến đường của khách hàng tiện lợi cho mình… được quy chuẩn
bằng việc đăng nhập, đăng xuất vào tài khoản trong hệ thống để từ đó, phát huy tối
đa hiệu quả làm việc.
Thứ hai, tài xế an toàn hơn khi khách hàng thanh toán trực tuyến. Hình thức
thanh toán này giúp tài xế hạn chế giao dịch bằng tiền mặt, hoặc tránh được tình
trạng khách hàng không trả tiền, không trả đủ tiền cũng như giảm nguy cơ bị cướp.
Thứ ba, tài xế cũng có quyền chủ động đánh giá chất lượng khách hàng. Với
tính năng này, không những tài xế có sự đóng góp cho hệ thống quản lý của đơn vị
KDDVVT khi nêu ra nhận xét về một số hành khách có thái độ không phù hợp,
không hợp tác… thậm chí có quyền khiếu nại nếu khách hàng có hành vi nào làm
tổn hại đến lợi ích của tài xế trong khi sử dụng dịch vụ.
Thứ tư, tài xế có thêm cơ hội trải nghiệm những điều mới mẻ khi sử dụng
ứng dụng công nghệ này. Với số lượng khách hàng sử dụng ứng dụng dịch vụ công
nghệ này ở khắp nơi, với mọi lứa tuổi, ngành nghề… khả năng tương tác xã hội của
tài xế cũng được nâng cao, tích lũy được kinh nghiệm sống đa dạng và phong phú.
1.1.3.3. Đối với xã hội
Khi đưa hoạt động TMĐT trong KDDVVT áp dụng tại Việt Nam ngoài việc
đem lại lợi ích cho khách hàng, tài xế và hãng cung cấp công nghệ còn mang lại lợi
ích cho cộng đồng và xã hội đó là:

Thứ nhất, tạo thêm việc cho người lao động, giảm bớt tình trạng thất nghiệp
ở nước ta. Xuất phát từ tính năng của TMĐT trong KDDVVT các nhà đầu tư lĩnh


16
vực này có thể tận dụng một nguồn lao động không hề nhỏ đang thất nghiệp14 để
đào tạo để họ trở thành các “tài xế công nghệ” phục vụ cho đơn vị kinh doanh.
Ngoài ra, dịch vụ này còn góp phần cung cấp thêm nghề nghiệp ổn định cho những
người muốn tìm kiếm thêm việc làm và thu nhập.
Thứ hai, góp phần giảm ùn tắc giao thông và giảm tình trạng ô nhiễm môi
trường. Khi TMĐT trong KDDVVT phát triển sẽ có nhiều người có nhu cầu di
chuyển cùng một tuyến đường chọn dịch vụ “đi xe chung”, làm giảm số lượng xe
tham gia giao thông. Đây là cách mà “xe công nghệ” cùng xe công cộng (xe bus)
góp phần tích cực giảm ùn tắc giao thông và giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Thứ ba, thúc đẩy sự phát triển các hình thức KDDVVT. Sự xuất hiện của “xe
công nghệ” sẽ tạo ra sự cạnh tranh để dịch vụ KDDVVT truyền thống không ngừng
cải tiến về tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và làm cho thị
trường này trở nên linh hoạt và chất lượng hiệu quả hơn rất nhiều.
1.1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng mại điện tử trong kinh
doanh dịch vụ vận tải tại Việt Nam
Để có thể khai thác hết được những lợi ích mà hình thức KDDVVT dựa trên
các ứng dụng công nghệ TMĐT cũng cần nhận thức rõ các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động này để Nhà nước và xã hội chung tay tạo diều kiện, đó là:
Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng công nghệ
Các ứng dụng TMĐT trên điện thoại đòi hỏi cơ sở hạ tầng công nghệ đầy đủ,
tiên tiến, hiện đại, đảm bảo phổ cập về kinh tế với chi phí phù hợp để mọi người
dân đều có thể tiếp cận được, trong đó không thể thiếu mạng Internet, mạng viễn
thông không dây, vì đó là nền tảng liên kết giữa hai bên chủ thể trong giao dịch mà
không cần trực tiếp giao kết một “hợp đồng”. Đặc biệt trong ngành KDDVVT, để
đáp ứng được lợi ích về không gian tiện lợi mọi lúc mọi nơi thì các ứng dụng công

nghệ càng cần có một phạm vi phủ sóng mạng rộng lớn như hiện nay đó là dịch vụ
mạng viễn thông 3G, 4G. Dịch vụ mạng viễn thông này sẽ giúp tài xế sử dụng ứng
dụng công nghệ để kết nối khách hàng, sử dụng ứng dụng chỉ đường, bản đồ số một
cách hiệu quả nhưng duy một kết nối mạng viễn thông ổn định từ phía các công ty
như Viettel, Vinaphone, Mobiphone… là hết sức cần thiết15.

14

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục thống kê tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước tính đến quý 1 năm
2018 là 2.2%, trong đó khu vực thành thị (nơi mà điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất khá phát triển) là 3.13%.
15
Nguyễn Việt Thành (2017) – tài xế Uber trả lời phỏng vấn “Quan trọng nhất của người lái xe Uber là
mạng phải căng đét mọi lúc, mọi nơi, trong lúc đang di chuyển để “bắt”được khách. Dùng 4G mạng ổn định


17

Thứ hai, về nguồn nhân lực
Phát triển TMĐT trong KDDVVT đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào, chuyên
nghiệp cả về chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng sử dụng công nghệ một cách hiệu
quả. Đây là một hoạt động liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có lái
xe và khách hàng là hai bên thực hiện giao dịch chính và cả bên thứ ba là bên cung
cấp dịch vụ. Mọi chủ thể tham gia hình thức này đều cần phải có những hiểu biết
nhất định về công nghệ. Đối với các tài xế làm việc theo hợp đồng với đơn vị cung
ứng dịch vụ vận tải cần được đào tạo về cách thức làm việc, về thái độ cư xử với
khách hàng một cách chuyên nghiệp, lịch sự, để nhận được thiện cảm từ phía khách
hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đối với bên cung cấp ứng dụng công nghệ,
phải có những đội ngũ chuyên gia về nhiều lĩnh vực như phát triển nội dung ứng
dụng, đáp ứng yêu cầu pháp lý, sửa chữa kỹ thuật mạng, hỗ trợ thanh toán trực
tuyến… đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo vận hành bộ máy công

nghệ cao một cách thuận lợi, tránh trường hợp để xảy ra sự cố kỹ thuật ảnh hưởng
đến toàn bộ hệ thống hoạt động.
Thứ ba, về hệ thống thanh toán
Để TMĐT phát triển bền vững không thể thiếu việc xây dựng hệ thống tài
chính và thanh toán điện tử chất lượng, đảm bảo bảo mật về thông tin cá nhân người
dùng. Hoạt động thanh toán điện tử hiện nay có thể được thực hiện dưới nhiều hình
thức như: sử dụng thẻ ATM, thanh toán qua ứng dụng trên điện thoại, telephone
banking… thông qua các phương tiện như thẻ tín dụng quốc tế (MasterCard), thẻ
ghi nợ (CreditCard)… Điều này đòi hỏi hệ thống ngân hàng, các đơn vị cung ứng
dịch vụ thanh toán trực tuyến phải hoạt động thường xuyên, nhanh chóng, tiện lợi
để đảm bảo giao dịch cho khách hàng nhưng phải tránh rủi ro tiềm ẩn đối với thông
tin của khách hàng khi thực hiện hình thức giao dịch này. Vì vậy, việc nâng cao tính
bảo mật của tài khoản thanh toán trực tuyến cũng như chính ý thức về việc bảo mật
thông tin của người sử dụng là vô cùng quan trọng.
Thứ tư, về khung pháp lý
Bất cứ một hoạt động kinh tế nào trong đó có KDDVVT đều chịu sự điều
chỉnh của pháp luật. Bởi pháp luật chi phối yêu cầu về năng lực, điều kiện kinh
doanh, phương thức thanh toán… Đặc biệt, hoạt động này còn mới ở Việt Nam nên
hơn khiến cho việc xác nhận đón khách nhanh hơn, thu nhập của tôi từ đó cũng tăng lên đáng kể.” />ngày
26/06/2017.


18
rất cần thiết phải xây dựng khung pháp lý đầy đủ và hoàn thiện cho hoạt động này.
Khung pháp lý phải bảo đảm sự thống nhất và phù hợp với các quy định pháp luật
hiện có về kinh tế - thương mại, phải tương thích với pháp luật quốc tế để tạo môi
trường khuyến khích phát triển lâu dài cho TMĐT trong KDDVVT thời gian tới.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật thƣơng mại điện tử trong
kinh doanh dịch vụ vận tải
1.2.1. Khái niệm pháp luật thƣơng mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ

vận tải
1.2.1.1. Định nghĩa pháp luật thương mại điện tử trong kinh doanh dịch
vụ vận tải
Để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân khi tham gia hoạt động TMĐT, nhất là sự an toàn, tránh khỏi tổn hại,
rủi ro trong môi trường mạng thì quy định pháp luật phải xây dựng, ban hành
VBQPPL thống nhất để điều chỉnh nhóm quan hệ này. Liên quan đến TMĐT, Luật
Giao dịch Điện tử Việt Nam năm 2005, Điều 4, khoản 6 quy định “Giao dịch điện
tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử”; còn khoản 10 điều này
khẳng định “phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện
tử, kỹ thuật số, từ tính truyền dẫn không dây; quang học, điện tử hoặc công nghệ
tương tự”. Đây là cách hiểu rất rộng, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống mà
không chỉ lĩnh vực thương mại. Cụ thể hơn, theo quy định của Nghị định
52/2013/NĐ-CP về TMĐT đã định nghĩa “Hoạt động TMĐT là việc tiến hành một
phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có
kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”. Rõ
ràng, về bản chất TMĐT là việc ứng dụng các phương tiện điện tử công nghệ vào
hoạt động kinh doanh, thương mại. Chủ thể tham gia vào hoạt động này ngoài việc
phải tuân thủ các quy định trực tiếp về hoạt động thương mại, còn phải đảm bảo
tuân thủ các nhóm quy định khác có liên quan của pháp luật như đầu tư kinh doanh,
dân sự, công nghệ thông tin… Vì vậy, pháp luật mà Nhà nước đặt ra để áp dụng,
quản lý, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong TMĐT chủ yếu nhằm bổ sung cho
những vấn đề mà hệ thống pháp luật kinh doanh thương mại truyền thống chưa điều
chỉnh, hoặc không thể điều chỉnh, vì những đặc thù riêng của quan hệ thương mại
trong môi trường điện tử, nhất là quan hệ thương mại điện tử trong KDDVVT.
Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa sơ lược “Pháp luật TMĐT trong KDDVVT là
tổng hợp các quy phạm, quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và



×