Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.42 KB, 18 trang )

1 2


Pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ
nội dung số ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 /
Nguyễn Thị Tố Lan ; Nghd. : PGS.TS. Nguyễn Như Phát

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ
NỘI DUNG SỐ VÀ PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ
NỘI DUNG SỐ
6
1.1. Thương mại điện tử 6
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử 6
1.1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử 10
1.2. Dịch vụ nội dung số 12
1.3. Thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 18
1.3.1. Đặc điểm của việc thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội
dung số
18
1.3.2. Phân loại thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 21
1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của công nghiệp nội dung số trong nền kinh tế
của quốc gia và kinh tế toàn cầu
23
1.4. Các vấn đề pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử cung
cấp dịch vụ nội dung số
25


Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG
LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CUNG
CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM
32
2.1. Pháp luật về quảng cáo/chào bán dịch vụ nội dung số và trách
nhiệm của người bán hàng đối với dịch vụ nội dung số đăng
tải trên mạng
32
2.2. Pháp luật về Hợp đồng điện tử và giao kết hợp đồng điện tử
cung cấp dịch vụ nội dung số
36
2.2.1. Hợp đồng điện tử 37
2.2.2. Giao kết hợp đồng điện tử 48
2.2.3. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử 59
2.3. Các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng điện tử
cung cấp dịch vụ nội dung số
64
2.3.1. Thanh toán điện tử 64
2.3.2. Vấn đề thuế 70
2.3.3. Vấn đề hải quan 74
2.4. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ
nội dung số
77
3 4

2.5. Đảm bảo bí mật và bảo vệ người tiêu dùng 82
2.6. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 85
Chương 3: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CUNG CẤP

DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ TẠI VIỆT NAM
90
3.1. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực vực thương mại
điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số
90
3.2. Dự báo về sự phát triển công nghiệp nội dung số tại Việt
Nam
94
3.2.1.
Dự báo về sự phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và
các sản phẩm/ dịch vụ
94
3.2.2. Dự báo về sự thay đổi của thị trường nội dung số 95
3.2.3. Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng 96
3.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam
97
3.3.1.
Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý cho lĩnh
vực thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số
97
3.2.2. Nhóm các giải pháp khác 104
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
5 6

MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Thế kỷ hai mươi, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển và bùng nổ của công nghệ
thông tin. Từ các phương thức giao dịch điện tử thô sơ và hạn chế như điện tín (telex),

các công nghệ và dịch vụ thông tin hiện đại ra đời như máy fax, điện thoại cố định,
điện thoại di động, máy tính cá nhân, e-mail, mạng LAN, mạng WAN và đặc biệt là
Internet - mạng kết nối toàn cầu. Công nghệ thông tin đã đóng góp to lớn vào sự phát
triển của nền kinh tế toàn cầu đến tư duy thương mại và các phương thức giao kết
thương mại. Thương mại điện tử ra đời.
Thế kỷ hai mươi mốt, chúng ta đã và đang chứng kiến những thành quả mới mà tin
học và công nghệ thông tin đem lại - sự ra đời và phát triển của công nghiệp nội dung
số (digital content industry - DCI). Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản
xuất kinh doanh của con người như phim ảnh, âm nhạc, sách, báo, truyện, phần mềm
máy tính, các chương trình tin học đã hội tụ với công nghệ số (digital technology) để
tạo nên một loại sản phẩm mới của thời đại - sản phẩm/dịch vụ nội dung số. Giờ đây,
chúng ta có thể bắt gặp nội dung số ở khắp nơi: mở báo là thấy các trò chơi SMS, bật
tivi cũng thấy pop-up quảng cáo game SMS; nghe nhạc, radio, xem phim, tải phim
online, viết blog, chia sẻ ảnh, video…; người dùng di động có thể xem truyền hình kỹ
thuật số, tải game, phim, nhạc, duyệt web…; tra cứu thư viện số, sách số... Thị trường
công nghiệp nội dung số được coi là một trong các ngành kinh tế mới mẻ và hứa hẹn
nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Các sản phẩm/ dịch vụ nội dung số đem đến những cơ hội mới cũng như các thách
thức mới trong kinh doanh và pháp luật. Người ta có thể tự do giao dịch các dịch vụ
nội dung số trên môi trường Internet mà không cần quan tâm đến yếu tố địa lý, biên
giới quốc gia, đến thuế và hải quan. Bởi lẽ, đặc điểm rất lớn và khác biệt của thương
mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số với các loại hình thương mại điện tử hàng
hóa khác là ở chỗ: dịch vụ nội dung số đó là loại hàng hóa ảo, phi vật thể và giao dịch
thương mại điện tử loại hình sản phẩm và dịch vụ đặc biệt này được thực hiện toàn
trình trên mạng điện tử và có thể thực hiện ngay lập tức. Từ đặc tính nhạy cảm của
thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số đã đặt ra vấn đề là làm thế nào để
quản lý các hoạt động thương mại điện tử trong lĩnh vực này vừa để khuyến khích
phát triển vừa đảm bảo được các lợi ích của những người tham gia giao dịch thương
mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số cũng như của toàn xã hội... Điều này đòi hỏi
mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một khung pháp lý đầy đủ, tiến tiến, phù hợp

với thực tiễn thương mại quốc tế và phù hợp với khả năng dự báo các vấn đề sẽ nảy
sinh trong kinh doanh trên một môi trường ảo. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết đặt ra đối
với Việt Nam.
Trong một vài năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã tích cực xây dựng khung pháp
lý cho các giao dịch thương mại điện tử và đã bước đầu xây dựng khung pháp lý cho
nội dung số. Cụ thể là: Luật Giao dịch điện tử được ban hành ngày 19 tháng 11 năm
2005, Nghị định 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử ngày 09 tháng
6 năm 2006, Luật Công nghệ thông tin ngày 29/06/2006 và Nghị định số 71/2007/NĐ-
CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số
điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin... Tuy nhiên, các
văn bản pháp luật này chưa chú trọng đầy đủ đến các khía cạnh đặc biệt của việc cung
cấp dịch vụ nội dung số trực tuyến. Một trong các lý do chính là nội dung số còn quá
7 8

mới mẻ đối với Việt Nam và Việt Nam cũng đang ở giai đoạn đầu tiên của phát triển
thương mại điện tử. Do đó, các chế định pháp lý của Nhà nước về vấn đề này còn hạn
chế và còn cần phải tiếp tục hoàn thiện. Trong kế hoạch phát triển thương mại điện tử và
công nghiệp thông tin của nước ta trong giai đoạn 2006-2020, Nhà nước ta đã đưa ra
mục tiêu là tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử và nội dung
số để đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống. Việc hiểu rõ được các quy định pháp luật
về thương mại điện tử và nội dung số cũng như dự báo xu hướng vận động của các
quy định pháp luật đó sẽ tạo ra một cơ sở để thúc đẩy thương mại điện tử và công nghiệp
nội dung số của nước ta phát triển. Chính vì vậy, đề tài "Pháp luật về thương mại
điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam" được lựa chọn nghiên cứu
và làm luận văn tốt nghiệp bậc học thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thương mại điện tử và công nghiệp nội dung số là một trong các lĩnh vực mới mẻ
tại Việt Nam. Các lĩnh vực này mới phát triển ở một mức độ sơ khai và đang dần được
hoàn thiện. Đa phần các đề tài nghiên cứu đều xem xét các vấn đề về thương mại điện
tử độc lập với công nghiệp nội dung số và chưa có bất kỳ đề tài nghiên cứu nào đề cập

đến tính chất đặc biệt của các giao dịch thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung
số. Các đề tài nghiên cứu về thương mại điện tử mới tiếp cận nhiều dưới góc độ kinh
tế và chỉ một số ít đề tài, bài báo tiếp cận vấn đề dưới giác độ pháp luật về thương mại
điện tử. Lĩnh vực nội dung số cũng chỉ mới được nghiên cứu trong phạm vi hẹp ở mức
độ ngành tại các hội thảo chuyên đề hoặc các bài báo đăng trên tạp chí của ngành
thông tin và truyền thông. Do đó, việc tiếp tục tìm hiểu dịch vụ nội dung số từ đó đề
xuất mô hình vận động cho pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử phù hợp với
xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế, phù hợp với sự vận động không ngừng của
các quan hệ xã hội trong môi trường kinh doanh mạng, cũng như đáp ứng được sự
thay đổi không ngừng của công nghệ thông tin và viễn thông là một vấn đề cần thiết
và có ý nghĩa to lớn.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

* Mục đích
- Phân tích các quy định pháp luật hiện tại của pháp luật về thương mại điện tử và
dịch vụ nội dung số ở Việt Nam.
- Dự báo xu hướng vận động của các quy định pháp luật về thương mại điện tử cung
cấp nội dung số ở Việt Nam. Nhận định được xu hướng vận động của công nghiệp nội
dung số tác động đến phát triển và biến đổi của pháp luật về thương mại điện tử.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện cho
thương mại điện tử cung cấp nội dung số tại Việt Nam phát triển ổn định và lành mạnh.
* Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nêu trên,4. Phạm vi nghiên cứu
luận văn có phạm vi nghiên cứu như sau: các vấn đề thương mại điện tử và nội
dung số, các quy định của pháp luật về thương mại điện tử, nội dung số, dân sự... ở
Việt Nam và các quy định pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này.
54. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp so sánh,
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích. Đặc biệt, phương pháp so sánh có ý
nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài này. Xuất phát từ thực tiễn điều chỉnh

9 10

thương mại điện tử bằng pháp luật tại nước ta là khá mới mẻ nên việc so sánh các
chế định pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài trong
lĩnh vực này góp phần tạo ra cái nhìn bao quát và tổng thể, từ đó giúp cho việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử và nội dung số tại Việt Nam phù
hợp với các quy định hiện hành của pháp luật quốc tế và thông lệ thương mại quốc
tế, giảm thiểu các vấn đề bất cập chưa hợp lý. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích
và tổng hợp cũng tạo nên một góc nhìn tổng thể và chi tiết trong quá trình nghiên
cứu đề tài.
65. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về dịch vụ nội dung số và pháp luật về thương
mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số.
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong lĩnh vực thương mại điện tử
trong cung cấp dịch vụ nội dung số.
Chương 3: Đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển thương mại điện tử trong cung
cấp dịch vụ nội dung số.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ
VÀ PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ
NỘI DUNG SỐ
1.1. Thương mại điện tử
Cuộc cách mạng về viễn thông và công nghệ thông tin cùng với việc xuất hiện
của các phương tiện thông tin điện tử và đặc biệt là Internet đã làm thay đổi cuộc
sống của con người cũng như làm thay đổi cách thức tiến hành các hoạt động kinh
doanh, thương mại. Các doanh nghiệp, thương nhân có thể sử dụng Internet như một
công cụ đắc lực cho các hoạt động kinh doanh của mình hoặc có thể bắt đầu hoạt

động kinh doanh mới một cách dễ dàng hơn thông qua mạng Internet để vươn tới các
bạn hàng và người tiêu dùng trên toàn cầu; các giao dịch thương mại mà đối tượng là
các phần mềm máy tính, các sản phẩm giải trí, dịch vụ thông tin, tư vấn chuyên
ngành, dịch vụ tài chính, giáo dục, khám chữa bệnh, quảng cáo tiếp thị... đang gia
tăng một cách nhanh chóng thông qua Internet do giảm được chi phí và hỗ trợ được
các giao dịch thương mại mới.
Trước khi Internet ra đời, máy tính cũng đã bắt đầu được sử dụng cho các mục
đích thương mại. Ứng dụng thương mại đầu tiên của máy tính xuất hiện vào những
năm 1960 với máy ghi và thanh toán điện tử
1
. Trong những năm 1970 và 1980, các
doanh nghiệp, công ty đã mở rộng ứng dụng tin học trong hoạt động sản xuất kinh
doanh bằng cách gửi, nhận các đơn đặt hàng, hoá đơn và thông báo vận chuyển bằng
phương thức điện tử qua dịch vụ trao đổi tệp dữ liệu điện tử (EDI). Việc tiến hành
các hoạt động thương mại thông qua các phương tiện điện tử đã được các doanh
nghiệp chú trọng phát triển, đặc biệt là thông các các mạng máy tính nội bộ. Sau khi
Internet ra đời, Thương mại trên Internet bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đầu những
năm 1990 và có những bước đột biến vào các năm 1996, 1997, 1998 nhờ các lợi ích
Formatted: Bullets and Numbering
11 12

mà nó mang đến. Theo một số dự báo, thương mại thông qua mạng Internet sẽ đạt tới
con số 300 tỷ đô la Mỹ khi bước sang thế kỷ 21. Loại hình thương mại mới mẻ này -
thương mại điện tử - đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu của thương mại thế giới
bởi lẽ nó mang lại nhiều tiện ích cho các quốc gia, các doanh nghiệp và các cá nhân.
Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử, tùy theo mục
tiêu nghiên cứu mà người ta hiểu thương mại điện tử theo những góc độ khác nhau.
Thương mại điện tử có thể được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các giao dịch mang
tính thương mại được các bên tham gia thực hiện thông qua các phương tiện điện tử
từ điện thoại, telex, facimile, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử… tới các

máy tính kết nối với nhau trong một mạng lưới kín hay một mạng lưới mở như
Internet.
Còn hiểu theo nghĩa hẹp nhất, hay nói một cách chặt chẽ hơn cả thì thương mại
điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở
Internet.
1.2. Dịch vụ nội dung số
- Nội dung số là một khái niệm hết sức mới mẻ nên tại các nước khác nhau, người
ta định nghĩa về khái niệm này khác nhau. Tuy nhiên, đặc trưng cơ bản nhất của thuật
ngữ "nội dung số" là luôn luôn bao hàm hai khía cạnh: thông tin và truyền tải, phân
phối thông tin đó bằng phương tiện điện tử.
- Dịch vụ nội dung thông tin số là dịch vụ được cung cấp trên môi trường mạng
hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo
hành, bảo trì sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác liên quan
đến nội dung thông tin số.
Các dịch vụ nội dung thông tin số bao gồm: dịch vụ phân
phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số; dịch vụ nhập, cập nhật, tìm kiếm, lưu
trữ và xử lý dữ liệu số; dịch vụ quản trị, duy trì, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm
nội dung thông tin số; dịch vụ chỉnh sửa, bổ sung tính năng, bản địa hóa các sản phẩm
nội dung thông tin số; dịch vụ đào tạo từ xa; dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa; trò chơi
điện tử (games), phát triển nội dung cho Internet, phát triển nội dung cho mạng điện
thoại di động, dịch vụ tin nhắn đa phương tiện, dịch vụ tin nhắn cung cấp nội dung,
phim số và dịch vụ đa phương tiện số….
- Dịch vụ nội dung số là một trong hai chu trình của c
1.2.1 Khái niệm công nghiệp nội dung số và dịch vụ nội dung số
ông nghiệp nội dung số là: (1) sản xuất và số hóa ra các sản phẩm nội dung số; và (2)
cung cấp, phân phối thương mại các sản phẩm nội dung số đó.
1.3. Thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số
1.2.2 Các loại hình sản phẩm / dịch vụ nội dung số cơ bản
Như phần trên đã phân tích do công nghiệp nội dung số là một ngành khá mới mẻ
và phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của công nghệ thông tin và trình độ phát triển của

mỗi quốc gia mà khái niệm "nội dung số" ở mỗi quốc gia có mỗi cách hiểu khác nhau
và mỗi quốc gia có các loại hình nội dung số cũng khác nhau.
Ở Nhật Bản, ngành nội dung số được xác định bao gồm: nội dung video (video
content), nội dung nhạc (music content), nội dung trò chơi (games content), nội dung
sách (book content) và nội dung truyền thông số (digital broascasting).
Ở Hàn Quốc, ngành công nghiệp nội dung số được xác định bao gồm: giải pháp
13 14

(solution), trò chơi (games), hình ảnh số (digital image), thông tin web (web
information), giáo dục điện tử (e-learning) và phân phối điện tử (distribution).
Ở Đài Loan, ngành công nghiệp nội dung số được xác định gồm: hoạt hình
computer (computer animation), trò chơi (games), giáo dục điện tử (e-learning), dịch
vụ và ứng dụng di động (mobile application and services), truyền tải dữ liệu và họp số
(data streaming and video conferencing), truyền hình tương tác (interative TV), kho
dữ liệu số (digital archiving), xuất bản số (digital publishing), truyền thông số (digital
broascating), nhạc số (digital music) và sản phẩm, dịch vụ phần mềm đa phương tiện
(multimedia sofwares and services).
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp nội dung số được xác định bao gồm hoạt động sản
xuất sản phẩm nội dung thông tin số và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ nội
dung thông tin số.
Sản phẩm nội dung thông tin số bao gồm các sản phẩm sau: giáo trình, bài giảng,
tài liệu học tập dưới dạng điện tử; sách, báo, tài liệu dưới dạng số; các loại trò chơi
điện tử bao gồm trò chơi trên máy tính đơn, trò chơi trực tuyến, trò chơi trên điện thoại
di động; trò chơi tương tác qua truyền hình; sản phẩm giải trí trên mạng viễn thông di
động và cố định; thư viện số, kho dữ liệu số, từ điển điện tử; phim số, ảnh số, nhạc số,
quảng cáo số; các sản phẩm nội dung thông tin số khác.
Các dịch vụ nội dung thông tin số bao gồm: dịch vụ phân phối, phát hành sản
phẩm nội dung thông tin số; dịch vụ nhập, cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ và xử lý dữ liệu
số; dịch vụ quản trị, duy trì, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm nội dung thông tin số;
dịch vụ chỉnh sửa, bổ sung tính năng, bản địa hóa các sản phẩm nội dung thông tin số;

dịch vụ đào tạo từ xa; dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa; dịch vụ truyền thông được cung
cấp trên môi trường mạng; các dịch vụ nội dung thông tin số khác. Có thể chia dịch vụ
nội dung thông tin số thành các nhóm như sau:
- Giáo dục điện tử (e-learning), gồm:
+ cung cấp bài giảng, tài liệu học tập trực tuyến.
+ luyện thi đại học, ngoại ngữ, tin học…
+ từ điển điện tử, tra cứu thông tin về giáo dục.
+ các chương trình vừa học vừa chơi của học sinh tiểu học.
+ Các thí nghiệm ảo về vật lý, hoá học, sinh học phổ thông…
- Trò chơi điện tử (games), gồm:
+ trò chơi trên máy tính.
+ trò chơi trực tuyến.
+ trò chơi tương tác qua truyền hình.
+ trò chơi trên điện thoại di động.
- Phát triển nội dung cho Internet, gồm:
+ website, cổng thông tin diện tử.
+ báo chí điện tử.
+ thiết kế, tiếp thị và quảng cáo trên Internet.
+ dịch vụ mua bán hàng qua mạng Internet.
- Phát triển nội dung cho mạng điện thoại di động, gồm:

×